Giàn khoan xâm nhập Biển Đông, Việt Nam phải ''dứt khoát'' với Trung Quốc
Vào ngày 02/05/2014, tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông.
REUTERS/Vietnam Marine Guard/Handout via Reuters
Trước mối đe dọa chưa từng có nói trên, 20 hiệp hội dân sự Việt Nam cùng ký tên vào lời kêu gọi biểu tình ngày Chủ nhật 11/05/2014.
RFI có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên Diễn đàn
Xã hội Dân sự, một trong 20 tổ chức dân sự ra lời kêu gọi trên.
RFI : Ông nhận định như thế nào về thái độ của chính quyền Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông ?
TS Nguyễn Quang A :
Thái độ của chính quyền Việt Nam trong trường hợp cụ thể này đã có một
bước dứt khoát hơn. Chính quyền đã cử cảnh sát biển và lực lượng kiểm
ngư ra làm nhiệm vụ ngăn chặn việc làm sai trái của Trung Quốc. Và khi
sự kiện xẩy ra, thì chính quyền - tuy rằng hơi muộn – đã có tổ chức một
cuộc họp báo, đã có một cuộc điện đàm giữa ông Phó thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao với phía Trung Quốc. Có thể nói ứng xử của Việt Nam lần này
có phần dứt khoát hơn.
Tuy nhiên, có lẽ chính phủ Việt Nam cần phải dứt khoát hơn nữa, dùng tất cả các biện pháp có thể, như đại diện chính phủ trong cuộc họp báo đã nói, về phương diện ngoại giao và phương diện pháp lý, để ngăn chặn việc làm sai trái này của Trung Quốc.
Lực lượng của Việt Nam đã rất kiềm chế, và tôi nghĩ rằng việc tự kiềm chế như thế là rất cần thiết, rất tốt, và sẽ chỉ sử dụng đến sức mạnh vũ lực trong trường hợp cuối cùng mà thôi. Tức là tránh đụng độ vũ trang, nhưng tất cả các biện pháp về ngoại giao, pháp lý cần phải xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa.
RFI : Xin ông cho biết thêm các biện pháp mạnh hơn là gì ?
RFI : Ông nhận định như thế nào về thái độ của chính quyền Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông ?
Tuy nhiên, có lẽ chính phủ Việt Nam cần phải dứt khoát hơn nữa, dùng tất cả các biện pháp có thể, như đại diện chính phủ trong cuộc họp báo đã nói, về phương diện ngoại giao và phương diện pháp lý, để ngăn chặn việc làm sai trái này của Trung Quốc.
Lực lượng của Việt Nam đã rất kiềm chế, và tôi nghĩ rằng việc tự kiềm chế như thế là rất cần thiết, rất tốt, và sẽ chỉ sử dụng đến sức mạnh vũ lực trong trường hợp cuối cùng mà thôi. Tức là tránh đụng độ vũ trang, nhưng tất cả các biện pháp về ngoại giao, pháp lý cần phải xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa.
RFI : Xin ông cho biết thêm các biện pháp mạnh hơn là gì ?
TS Nguyễn Quang A : Thí dụ là, tại sao Việt Nam
không kiện vụ đưa giàn khoan này vào. Vì việc này vi phạm tất cả các quy
định của luật quốc tế. Bây giờ Việt Nam coi mấy lô đó, mấy khu đó thuộc
khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và Việt Nam có quyền bảo vệ
khai thác ở đó, Trung Quốc họ nói là của họ. Như thế, chí ít chỗ đó đang
là vùng tranh chấp. Mà như thế là việc anh đưa vào như thế, khoan như
thế, mà không có sự thỏa thuận giữa hai bên, thì đấy là sự vi phạm luật
quốc tế. Anh lại dùng tàu của anh để tấn công tàu của Việt Nam.
Những cái như thế Việt Nam hoàn toàn có thể kiện Trung Quốc ra trước
Tòa án của Liên Hiệp Quốc, hoặc Trọng tài Liên Hiệp Quốc, rồi có thể đưa
việc này lên Hội đồng Bảo an, yêu cầu Hội đồng Bảo an có cuộc họp khẩn
cấp, bởi vì việc này có thể leo thang, vượt khỏi tầm kiểm soát, rất là
nguy hiểm, không chỉ là cho Việt Nam, mà cho tất cả các nước trong khu
vực, và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Và đấy là những công cụ, biện
pháp kiên quyết và cứng rắn mà Việt Nam có thể làm ngay được.
RFI : Diễn đàn Xã hội Dân sự cùng tham gia vào nhóm 20 tổ
chức dân sự ký tên kêu gọi biểu tình. Xin ông cho biết trong lời kêu
gọi này, các tổ chức dân sự Việt Nam muốn đưa ra những yêu cầu gì và hy
vọng đạt được mục tiêu gì ?
TS Nguyễn Quang A : Thực sự là, với một sự kiện rất
là nghiêm trọng như thế này, như là kinh nghiệm của những năm trước,
đằng nào người dân cũng sẽ phải lên tiếng. Mà 20 tổ chức xã hội dân sự
Việt Nam có lời kêu gọi như thế là cũng góp phần vào tiếng nói chung của
người dân.
Thứ nhất là phản đối, lên án hành động ngang trái của chính quyền Trung Quốc, rất là nguy hiểm này.
Thứ hai là yêu cầu chính quyền Việt Nam có những biện pháp dứt khoát, cứng rắn, kiểu như tôi nêu vừa rồi.
Và một điểm nữa, là những người bị chính quyền bắt giữ trong thời
gian vừa qua, nhất là đối với anh Nguyễn Hữu Vinh, xẩy ra ngay sau sự
kiện vừa rồi. Đây là những người đấu tranh rất mạnh mẽ trong những lần
lên tiếng phản đối hành động ngang ngược hành động của nhà cầm quyền
Trung Quốc. Đối với những người bị giam giữ như thế, phải có một cử chỉ
là thả họ ra. Chưa nói đến chuyện dân quyền rộng lớn hơn, cái đó đã có
những kiến nghị, những lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự từ trước
rồi.
RFI : Trong dư luận có một số lo ngại là, việc các tổ
chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra kêu gọi trong đó ngoài chuyện phản
đối chính quyền Trung Quốc, còn có thêm các yêu sách trả tự do cho những
người bị giam giữ, với những nội dung rộng hơn như nông dân chống cướp
đất hay dân oan đòi công lý…, thì các lực lượng trong chính quyền có thể
lấy cớ này để đàn áp biểu tình. Ông nghĩ thế nào về điều này ?
TS Nguyễn Quang A : Nếu quý vị đọc kỹ yêu cầu thứ ba
của bản tuyên bố đó, thì đó không phải là rộng như tôi đã nói. Tức là
chuyện về dân oan, về nhân quyền rộng hoặc về vấn đề tù nhân chính trị
nói chung, thì điều này các tổ chức xã hội dân sự đã có lên tiếng trước
kia rồi, hoặc ở những nơi khác. Trong trường hợp này là những tên người
cụ thể, những người đã bị bắt, đang ở trong tù (những người bị bắt giam
vì các hoạt động phản đối Trung Quốc được ghi trong lời kêu gọi là các
công dân Việt Nam : Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh
Nguyên Kha - ndr).
Đây là những người đã tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối hành
động ngang trái của Trung Quốc. Như thế, những yêu sách này đều rất
nhất quán với hành động gây hấn của Trung Quốc, chứ không phải lan quá
rộng ra những chuyện khác, như mọi người có thể tưởng. Và tôi nghĩ nếu
chính quyền Việt Nam thực sự có những lo lắng về chuyện này, thì cũng
không phải ngại ai lợi dụng việc này để làm việc khác cả.
RFI : Còn về các phản ứng của xã hội Việt Nam, xã hội dân sự Việt Nam nói chung, xin ông cho biết nhận định.
TS Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, xã hội nói chung.
Nếu anh đi khắp nơi, ít ra ở Hà Nội, hoặc vùng lân cận Hà Nội như tôi
được biết, hoặc trên mạng, có thể nói người dân Việt Nam rất là phẫn nộ,
lên án hành động vừa rồi của Trung Quốc. Tôi nghĩ là, nếu Nhà nước Việt
Nam để yên cho người dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình, chính kiến
của mình, thì xã hội nói chung và các tổ chức xã hội dân sự khác cũng
đều lên tiếng rất mạnh mẽ.
Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam rất rộng. Nhiều loại tổ chức, có
những tổ chức khác, làm những vấn đề dịch vụ, như dịch vụ nhân đạo, y
tế, giúp những người HIV… Các tổ chức xã hội dân sự như vậy hoạt động
khắp đất nước này. Đối với hành động gây hấn của Trung Quốc, tất cả mọi
người Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự đều rất phẫn nộ và đều lên án,
tùy theo hoàn cảnh của mỗi người.
RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Biển Đông : Trung Quốc cáo buộc Mỹ « đổ dầu vào lửa »
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
Hôm nay, 09/05/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hoa Xuân Oánh kêu gọi Hoa Kỳ « nên có hành động và phát biểu thận trọng,
ngưng đưa ra những lời tuyên bố vô trách nhiệm ». Đây là phản ứng của
Bắc Kinh sau khi Washington chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan
khổng lồ HD-981 vào khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam, xem đây là một hành động « gây hấn ».
Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng trong những ngày qua, chính các tàu
Việt Nam đã đụng các tàu của Trung Quốc ít nhất là 180 lần và phía Bắc
Kinh có bằng chứng hẳn hoi.
Tối hôm qua, trong một cuộc họp báo, một nhà ngoại giao cao cấp của
Trung Quốc cũng đã đổ trách nhiệm hoàn toàn cho Việt Nam về vụ tàu Trung
Quốc và tàu Việt Nam va chạm tại khu vực chung quanh giàn khoan HD-981
trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 07/05/2014, Phó
tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu
tố cáo tàu của Trung Quốc đã đâm rách tàu của cảnh sát biển Việt Nam và
dùng vòi rồng phun vào tàu kiểm ngư của Việt Nam, khi các tàu này đang
tìm cách ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn khoan HD-981 trên Biển
Đông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140509-bien-dong-trung-quoc-cao-buoc-my-%C2%AB-do-dau-vao-lua-%C2%BB
Giàn khoan dầu của Trung Quốc là phép thử với cam kết của Hoa Kỳ tại châu Á.
Nghe bài này
Sự kiện Trung Quốc đưa gian khoan dầu ra khu vực trang chấp với
Việt Nam trên biển Đông gần đây một lần nữa cho thấy một thách thức
không nhỏ với không chỉ các nước đang có tranh chấp trực tiếp với Trung
Quốc mà còn với cả cam kết chuyển trục chiến lược của Hoa Kỳ về châu Á.
Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.
Thử thách Mỹ
Giàn khoan dầu khổng lồ của Trung quốc gần quần đảo Hoàng Sa trên
biển Đông là hành động gần đây nhất của nước này nhằm khẳng định chủ
quyền của mình trên vùng nước đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Ngay lập tức sau khi Trung quốc chuyển giàn khoan ra vùng nước tranh
chấp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối và gọi đây là hành động
gây hấn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki, hôm 7 tháng 5 ra
thông cáo gọi hành động này của Trung Quốc là khiêu khích và tạo thêm
căng thẳng. Thông báo lên án hành động đơn phương này là một phần trong
chuỗi hành động tương tự để lấn tới chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp
theo cách phá họa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Trung quốc thừơng có chính sách dài hạn rồi ông tính dần dần, rồi ông mềm nắn, rắn buông. Và ông rất cơ hội chủ nghĩa. Khi Hoa kỳ bị kẹt ở Trung Đông thì ông dấn lên. Rồi bất cứ lúc nào có thời cơ thì ông làm...Bây giờ Hoa Kỳ đến ký hiệp ước với Philippines, thì ông bực mình thì ông phải thử thách
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Phản ứng của Hoa Kỳ là điều dễ hiểu vì trong những trường hợp tương
tự xảy ra trước kia trên vùng biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng
giềng, Hoa Kỳ cũng đều lên tiếng kêu gọi các bên phải kiềm chế và làm
rõ các đòi hỏi chủ quyền của mình theo luật quốc tế. Mặt khác, Hoa Kỳ
cũng đã nhiều lần khẳng định lợi ích chiến lược của mình tại khu vực
này.
Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc
tế thuộc trường đại học George Mason, hành động mới của Trung Quốc cho
thấy nước này đang tìm cách thử thách cam kết của Hoa Kỳ với châu Á.
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: ông Trung quốc thừơng có chính sách
dài hạn rồi ông tính dần dần, rồi ông mềm nắn, rắn buông. Và ông rất cơ
hội chủ nghĩa. Khi Hoa kỳ bị kẹt ở Trung Đông thì ông dấn lên. Rồi bất
cứ lúc nào có thời cơ thì ông làm. Nhất là trong thời điểm quan trọng
thì phải thử. Bây giờ Hoa Kỳ đến ký hiệp ước với Philippines, thì ông
bực mình thì ông phải thử thách.
Hành động mới của Trung Quốc diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến công du
quan trọng của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới châu Á vào trung tuần
tháng 4 vừa qua. Chuyến đi nhằm một lần nữa khẳng định cam kết chuyển
trục chiến lược của Hoa Kỳ về khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng hành động mới của Trung Quốc là một
hành động lấn lướt dần dần với các nước láng giềng yếu thế trừ khi Hoa
Kỳ có hành động can thiệp.
GS. Carl Thayer: Lần này Trung quốc đã đặt một giàn khoan
khổng lồ có nghĩa là họ đã đầu tư uy tín của họ vào khu vực này và giàn
khoan này sẽ phải được bảo vệ. Điều này có nghĩa là gì? Sự có mặt kéo
dài của Trung Quốc và ví dụ khác về sự lấn lướt… nó nói với các nước
trong khu vực rằng, về lâu về dài, nếu Hoa Kỳ không bảo vệ họ và tham
gia một cách mạnh mẽ hơn, Trung Quốc sẽ lấy dần dần và cuối cùng đòi chủ
quyền của mình. Và họ không gặp phải sự đáp trả bởi không một lực lượng
bán quân sự nào có thể tương đương với lực lượng tuần duyên của họ.
Hành động của Mỹ
Sự lớn mạnh của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự trong
những năm gần đây đã được Mỹ nhìn nhận như một mối đe dọa với an ninh
khu vực và vị thế của Hoa Kỳ tại khu vực. Điều này đã dẫn đến quyết định
chuyển trục chiến lược của Hoa Kỳ về khu vực châu Á Thái Bình Dương vào
năm 2011.
Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại về căng thẳng tại
biển Đông. Trong bài phát biểu tại buổi họp báo đầu năm nay ở
Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình Dương, ông
Daniel Russel đã nói:Trung quốc đã đặt một giàn khoan khổng lồ có nghĩa là họ đã đầu tư uy tín của họ vào khu vực này và giàn khoan này sẽ phải được bảo vệ. Điều này có nghĩa là gì? Sự có mặt kéo dài của Trung Quốc và ví dụ khác về sự lấn lướt…
GS. Carl Thayer
Daniel Russel: Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn
tiến tại biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt là những hành động đơn
phương có tính khiêu khích đòi chủ quyền theo các cách không theo luật
pháp và phi ngoại giao.
Mới đây nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới
Philippines vào tháng 4 vừa qua, hai nước cũng đã ký thỏa thuận cho phép
gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines. Giáo sư Renato
Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle, Philippines, cho rằng
đây là một bước nhằm giúp gia tăng khả năng phòng vệ của Philippines
trước sự lấn lướt của Trung Quốc:
Renato Cruz de Castro: Thứ nhất là quân đội Mỹ sẽ được
triển khai đến đây và sẽ được huấn luyện cùng quân đội Philippines và nó
sẽ giúp quân đội Philippines chuyển dịch từ tập trung an ninh nội địa
sang phòng vệ lãnh thổ vì từ 2001 đến nay mối tập trung chủ yếu của quân
đội Philippines là để đối phó với những vụ nổi dậy trong nước. Từ năm
2011 đã có quyết định phải thay đổi từ vấn đề nội địa sang bảo vệ lãnh
thổ nhưng quân đội Phi cần được huấn luyện. Cho nên một phần trong thỏa
thuận là quân Mỹ sẽ được triển khai tạm thời ở đây để huấn luyện quân
đội Philippines. Các yếu tố còn lại là về cứu trợ nhân đạo…Và cuối cùng
là mục đích ngăn chặn Trung quốc, vì cho dù chính phủ Phi có chi bao
nhiêu để hiện đại hóa quân đội thì quân đội Phi cũng không thể đánh trực
tiếp được với quân đội Trung Quốc . Cho nên sự có mặt tạm thời của quân
đội Mỹ ở đây có thể ngăn chặn được ý định lấn lướt của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm châu Á vào cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry cũng cho biết Mỹ cam kết cung cấp thêm khoảng 32 triệu đô la giúp
các nước Việt nam, và Philippines bảo vệ lãnh hải và bảo đảm tự do hàng
hải. Trong số đó, Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu đô la, bao gồm 5 tàu
tuần tra cao tốc do Mỹ chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối năm ngoái cũng cho biết trợ
giúp về an ninh hàng hải cho khu vực Đông Nam Á trong 2 năm tới sẽ tăng
lên hơn 156 triệu đô la.
Mặc dù nhiều lần khẳng định quyền lợi chiến lược lâu dài tại biển
Đông trong vấn đề tự do hàng hải, Hoa Kỳ từ lâu vẫn duy trì lập trường
trung lập, không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở
biển Đông.
Trung quốc biết giới hạn phải dừng ở đâu nên Trung Quốc luôn chủ động thách thức nhưng không đạt tới mức đỉnh điểm mà chỉ ở mức nào đó rồi dừng lại để không lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu về quân sự, mà chỉ dừng lại ở mức là có các hành động căng thẳng thôi
Thạc sĩ luật Hoàng Việt
Trong khi lên án hành động của Trung Quốc trong việc chuyển giàn
khoan ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoa Kỳ cũng một lần nữa nhấn mạnh
lập trường trung lập. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á
Thái Bình Dương, Daniel Russel, có mặt tại Hà Nội hôm 8 tháng 5 đã lên
tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp hòa bình và nói rằng cả Việt
nam và Trung Quốc đều có quyền đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Hoa Kỳ không thể nói đòi hỏi bên nào mạnh hơn. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc
tế chỉ có thể kêu gọi các bên giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.
Đây có thể coi là một thách thức về sự can thiệp sâu của Hoa Kỳ vào
khu vực. Thạc sĩ luật Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam,
nhận xét các phản ứng của Hoa Kỳ từ trước tới nay trước các động thái
của Trung Quốc ở biển Đông là không đủ mạnh, và khó có khả năng Hoa Kỳ
sẽ can dự bằng biện pháp quân sự:
Hoàng Việt: Hoa kỳ sẽ không sử dụng biện pháp quân sự để
quay trở lại. Nhưng với những điều từ năm 2009 đến giờ Trung Quốc luôn
có các hành động thăm dò để xem Hoa Kỳ sẽ can dự thế nào. Có lẽ một số
nhà nghiên cứu nhận xét là Trung quốc biết giới hạn phải dừng ở đâu nên
Trung Quốc luôn chủ động thách thức nhưng không đạt tới mức đỉnh điểm mà
chỉ ở mức nào đó rồi dừng lại để không lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc
phiêu lưu về quân sự, mà chỉ dừng lại ở mức là có các hành động căng
thẳng thôi.
Trung Quốc hôm 8 tháng 5 cũng đã lên tiếng nói rằng không có xung đột
xảy ra xung quanh vụ giàn khoan dầu và kêu gọi Việt Nam đàm phán hòa
bình.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế : Kinh tế Nga đang rơi vào suy thoái
Theo IMF, trong năm 2014 tăng trưởng của Nga xuống còn 0,2% so với mức 1,3% dự trù trước đây - REUTERS /Maxim Shemetov
Phát biểu với một số nhà báo, ông Antonio Spilimbergo cho rằng
nguyên nhân chính đẩy nước Nga vào vòng suy thoái là hiện tượng đầu tư
sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ông giải thích : «
Nếu định nghĩa của suy thoái là hai quý liên tiếp tăng trưởng âm, thì
kinh tế Nga đang trải qua một cuộc suy thoái ».
Cho năm 2014 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng GDP của Nga xuống còn vỏn vẹn 0,2% so với mức 1,3% dự trù trước đây. Qua năm 2015, cũng theo FMI, tăng trưởng của Nga cũng chỉ còn là 1% so với mức 2,3% dự trù trước đó.
Đây là lần thứ hai trong không đầy một tháng mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế giảm dự báo tăng trưởng của Nga. Chỉ mới đầu tháng Tư vừa qua, định chế tài chánh quốc tế này đã giảm dự báo về Nga năm 2014 từ 1,5% xuống 1,3%, do cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên lần này tỷ lệ giảm đã dữ dội hơn rất nhiều.
Giải thích về quyết định của FMI, ông Spilimbergo cho biết : « Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo để tính tới tính chất phức tạp của tình hình và tình hình bấp bênh đáng kể liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và các biện pháp trừng phạt ». Theo ông Spilimbergo : « Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng rất tiêu cực đến không khí đầu tư ».
Các nước phương Tây đã áp dụng biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao thân cận với Điện Kremly cũng như lãnh đạo một số đại tập đoàn Nhà nước Nga chẳng hạn như ông Igor Sechin, chủ nhân tạp đoàn dầu hỏa Rosneft, nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Hoa Kỳ đã cảnh cáo rằng trong trường hợp Nga leo thang hơn nữa, Washington sẽ tấn công vào những mảng lớn của nền kinh tế Nga. Trước mắt, Mỹ đã bắt đầu nhắm vào một số tập đoàn do các doanh nhân thân Putin kiểm soát, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty dầu khí.
Đối với ông Spilimbergo : « Nỗi lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả hơn bản thân các biện pháp trừng phạt ». Lý do là vì đối với giới đầu tư, chính cảm giác bấp bênh mới là điều đáng sợ nhất.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140501-quy-tien-te-quoc-te-tham-dinh-kinh-te-nga-dang-roi-vao-suy-thoaiCho năm 2014 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng GDP của Nga xuống còn vỏn vẹn 0,2% so với mức 1,3% dự trù trước đây. Qua năm 2015, cũng theo FMI, tăng trưởng của Nga cũng chỉ còn là 1% so với mức 2,3% dự trù trước đó.
Đây là lần thứ hai trong không đầy một tháng mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế giảm dự báo tăng trưởng của Nga. Chỉ mới đầu tháng Tư vừa qua, định chế tài chánh quốc tế này đã giảm dự báo về Nga năm 2014 từ 1,5% xuống 1,3%, do cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên lần này tỷ lệ giảm đã dữ dội hơn rất nhiều.
Giải thích về quyết định của FMI, ông Spilimbergo cho biết : « Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo để tính tới tính chất phức tạp của tình hình và tình hình bấp bênh đáng kể liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và các biện pháp trừng phạt ». Theo ông Spilimbergo : « Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng rất tiêu cực đến không khí đầu tư ».
Các nước phương Tây đã áp dụng biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao thân cận với Điện Kremly cũng như lãnh đạo một số đại tập đoàn Nhà nước Nga chẳng hạn như ông Igor Sechin, chủ nhân tạp đoàn dầu hỏa Rosneft, nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Hoa Kỳ đã cảnh cáo rằng trong trường hợp Nga leo thang hơn nữa, Washington sẽ tấn công vào những mảng lớn của nền kinh tế Nga. Trước mắt, Mỹ đã bắt đầu nhắm vào một số tập đoàn do các doanh nhân thân Putin kiểm soát, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty dầu khí.
Đối với ông Spilimbergo : « Nỗi lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả hơn bản thân các biện pháp trừng phạt ». Lý do là vì đối với giới đầu tư, chính cảm giác bấp bênh mới là điều đáng sợ nhất.
No comments:
Post a Comment