Tranh chấp biển đảo: Tư lệnh Mỹ tố cáo chiến lược « ăn cả » của Trung Quốc
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương
REUTERS
Nhân một diễn đàn về an ninh châu Á mở ra hôm nay, 23/05/2014
tại Manila, Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đã nhấn mạnh nhu
cầu thỏa hiệp và đối thoại giữa các bên có tranh chấp lãnh thổ tại các
vùng biển Châu Á. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đang căng thẳng
giữa Trung Quốc với các láng giềng Việt Nam, Philippines và Nhật Bản tại
Biển Đông và Hoa Đông, Đô đốc Samuel Locklear đã lên tiếng cảnh báo
chống lại chiến lược được ông gọi là « ăn cả (winner-take-all) » hay là
độc chiếm mà nhiều nước cho là Bắc Kinh đang sử dụng.
Là diễn giả trong phiên họp về chủ đề an ninh châu Á trong
khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Đông Á, tổ chức ở Manila,
chỉ huy trưởng Hạm đội Mỹ vùng Thái Bình Dương đã thẩm định rằng châu Á
đang biến thành một khu vực bị « quân sự hóa mạnh nhất » trên thế giới
hiện nay, đồng thời là vùng có tăng trưởng kinh tế rất nhanh. Tình hình
đó nêu bật tầm quan trọng của đối thoại để đảm bảo sao cho tranh chấp
không dẫn đến xung đột vũ trang.
Sau khi cho rằng : « Điều quan trọng nhất là ý chí tôn trọng các quy
định của luật pháp, tham gia các diễn đàn quốc tế để giải quyết các vấn
đề và giải quyết tranh chấp… », Đô đốc Locklear kết luận : « Ta không
thể có một thái độ người thắng ăn cả. (Giải pháp cho tranh chấp) sẽ đòi
hỏi sự thỏa hiệp, sẽ đòi hỏi đối thoại ».
Trong phát biểu của mình, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình
Dương đã nói đến một loạt những tranh chấp chủ quyền khác nhau ở Biển
Đông và Biển Hoa Đông, tồn tại từ hàng chục năm nay, nhưng đã căng thẳng
hẳn lên trong thời gian gần đây trước các hành động bị đánh giá là ngày
càng quyết đoán của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả tại các
vùng biển cách xa đất liền Trung Quốc cả ngàn cây số và nằm sát bờ biển
của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Sau những chỉ trích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đô đốc
Locklear dĩ nhiên đã lên tiếng bảo vệ nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng
các liên minh an ninh ở châu Á, kể cả với các nước có tranh chấp lãnh
thổ với Trung Quốc. Đối với vị Tư lệnh Mỹ, các liên minh, đó, mà một số
có từ cuối Đệ nhị Thế chiến, đã bảo đảm cho an ninh toàn khu vực, và góp
phần giúp khu vực cường thịnh về kinh tế. Theo ông chính Trung Quốc
cũng được hưởng lợi nhờ tình hình an ninh đó, chứ không riêng gì Hoa Kỳ.
Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đông?
Ảnh
tư liệu: Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George
Washington, phía sau là tàu USS Cowpens ở Biển Ðông, tháng 9, 2010.
CỠ CHỮ
20.05.2014
WASHINGTON — Viên tướng hàng đầu của Hải
quân Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân Mỹ tại
khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang mang lại kết quả và có thể xoay
chuyển cục diện, nhưng ông cũng thừa nhận rằng đó sẽ là một nỗ lực lâu
dài. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô
đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, nói rằng ông hy vọng
Hải quân Mỹ có thể mở rộng hợp tác với Ấn Ðộ một khi chính phủ mới ở
New Delhi được thành lập.
Phát biểu hôm thứ Hai tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, Đô đốc Greenert nói rằng cuộc đối thoại giữa quân đội Mỹ với quân đội Trung Quốc đang mang lại kết quả, nhất là tại Biển Đông, nơi các mối căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang leo thang.
Ông nói rằng Trung Quốc nằm trong số các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương đã cùng với Hoa Kỳ hồi tháng trước chấp nhận Bộ quy tắc về những vụ chạm trán ngoài kế hoạch trên biển, gọi tắt là CUES, tại một hội nghị ở Thanh Đảo, Trung Quốc.
"Đã có những tình huống mà Hải quân Trung Quốc can thiệp giúp chúng tôi, khi một trong những chiếc tàu của chúng tôi bị một chiếc tàu không phải là của hải quân Trung Quốc cản đường và quấy nhiễu, thì viên chỉ huy của chiếc tàu chiến Trung Quốc nói “tôi đã nói với viên chỉ huy của tàu Mỹ và chiếc tàu đó đang đi thẳng và tăng tốc độ, các ông phải tránh ra”, và rồi viên chỉ huy của hải quân Trung Quốc lái tàu của ông ấy vào khoảng giữa của tàu Trung Quốc và chiến hạm của Mỹ. Nhiều trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra. Chúng tôi đang bắt đầu nắm vị thế lèo lái cho cuộc diện. Theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần có khả năng như vậy giữa lúc có những căng thẳng ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông. Chúng tôi không rời khỏi vùng đó. Họ biết rõ như vậy. Họ sẽ là những người lãnh đạo hải quân Trung Quốc. Chúng tôi tin là chúng tôi phải có cách giải quyết những vấn đề này."
Phát biểu hôm thứ Hai tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, Đô đốc Greenert nói rằng cuộc đối thoại giữa quân đội Mỹ với quân đội Trung Quốc đang mang lại kết quả, nhất là tại Biển Đông, nơi các mối căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang leo thang.
Ông nói rằng Trung Quốc nằm trong số các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương đã cùng với Hoa Kỳ hồi tháng trước chấp nhận Bộ quy tắc về những vụ chạm trán ngoài kế hoạch trên biển, gọi tắt là CUES, tại một hội nghị ở Thanh Đảo, Trung Quốc.
"Đã có những tình huống mà Hải quân Trung Quốc can thiệp giúp chúng tôi, khi một trong những chiếc tàu của chúng tôi bị một chiếc tàu không phải là của hải quân Trung Quốc cản đường và quấy nhiễu, thì viên chỉ huy của chiếc tàu chiến Trung Quốc nói “tôi đã nói với viên chỉ huy của tàu Mỹ và chiếc tàu đó đang đi thẳng và tăng tốc độ, các ông phải tránh ra”, và rồi viên chỉ huy của hải quân Trung Quốc lái tàu của ông ấy vào khoảng giữa của tàu Trung Quốc và chiến hạm của Mỹ. Nhiều trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra. Chúng tôi đang bắt đầu nắm vị thế lèo lái cho cuộc diện. Theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần có khả năng như vậy giữa lúc có những căng thẳng ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông. Chúng tôi không rời khỏi vùng đó. Họ biết rõ như vậy. Họ sẽ là những người lãnh đạo hải quân Trung Quốc. Chúng tôi tin là chúng tôi phải có cách giải quyết những vấn đề này."
Philippines và Việt Nam nằm trong số các nước tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.
Đô đốc Greenert nói rằng việc phối hợp hoạt động hải quân với Philippines ngày nay là rất tốt, nhưng hai nước sẽ phát triển khả năng phối hợp đó như thế nào là vấn đề cần phải thảo luận và có thể phải áp dụng một hiệp định thuộc loại hiệp định về qui chế của các lực lượng SOFA. Hải quân Hoa Kỳ cũng đề nghị ghé cảng Việt Nam nhiều hơn và cũng muốn thấy sự hợp tác nhiều hơn từ phía Hà Nội “một cách tích cực hơn.”
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đô đốc Greenert cũng bày tỏ hy vọng là Hoa Kỳ có thể thiết lập lại quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Ðộ, mối quan hệ mà ông nói là hai nước đã từng có trước đây.
"Các mối quan hệ quân sự ổn định đang có sẵn với Ấn Ðộ. Chúng ta cần phải cải thiện liên lạc và phối hợp hoạt động với Ấn Ðộ. Hiện tại chúng ta có thao dượt chung với hải quân Ấn Ðộ. Có nhiều hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, và y tế. Nhưng mục tiêu của tôi là sẽ trở lại như thời kỳ quan hệ vào giữa thập niên 2000. Chúng tôi đã có nhiều hoạt động sâu rộng trong cuộc thao dượt được đặt tên là Malabar, là cuộc thao dượt chung hàng năm với hải quân Ấn Ðộ. Chúng tôi đã thao dượt hành quân chung bằng tàu sân bay với nhau rất tinh vi, và phối hợp trên không. Tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích nếu hai nước trở lại với mức độ hợp tác đó."
Đô đốc Greenert nói giới lãnh đạo mới sắp lên cầm quyền tại Ấn Ðộ có lẽ sẽ muốn có sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở tây Thái Bình Dương. Ông nói Hoa Kỳ sẽ phải chờ xem các xu hướng chính trị như thế nào, và họ mong muốn đi theo hướng nào.
Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng sang Á châu. Ngày nay, 51 chiếc hạm trong tổng số 289 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ đang có mặt trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và con số này sẽ tăng lên thành 58 chiếc trong năm tới và 67 chiếc trước năm 2020.
Ông Greenert nói rằng 23 quốc gia tham gia cuộc tập trận chung mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngoài khơi biển Hawaii, bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 cho đến ngày 1 tháng 8, sẽ có hàng trăm máy bay, 40 chiến hạm, và 25.000 quân nhân, và có sự tham gia lần đầu tiên của lục quân và hải quân Trung Quốc.
Thời điểm để lãnh đạo VN thay đổi tư duy?
Cơ hội cho Việt Nam?
Sự kiện giàn khoan Trung Quốc chiếm lĩnh vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam từ ngày 2 tháng Năm là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn
trên mặt trận ngoại giao, đồng thời cũng là cơ hội để giới lãnh đạo thay
đổi cái não trạng, cái tư duy về nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt này.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan,
nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành
viên của tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, khẳng định như vậy trong
cuộc trao đổi với phóng viên Thanh Trúc. Ông cho biết thêm:
TS Đinh Hoàng Thắng: Rõ ràng từ một tuần nay, trên mặt trận ngoại giao, không riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng thế.
Đầu tiên là đại sứ Trung Quốc lên CNN để xuyên tạc và bôi nhọ Việt
Nam như thế nào thì tin tức quốc tế đã đưa rồi. Phó đại sứ Trung Quốc ở
Indonesia cũng lên truyền thông viết bài đã kích Việt Nam như thế nào.
Cái mà Trung Quốc tập trung trên mặt trận dư luận trong tuần qua là biến
mình từ một tác nhân gây chuyện thành một nạn nhân, đặc biệt lấy cớ là
có những vụ biểu tình đập phá để biến mình thành nạn nhân.
Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Việt Nam thì nhân chuyện thủ tướng đi sang Philippines ông đã có bài
phát biểu rất cương quyết rất thẳng thắn và đã lên án Trung Quốc khá
nặng. Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên bởi vì ở ASEAN thì ông cũng
đã nói nhưng mà ở Philippines thì cường độ nặng hơn và rõ ràng hơn. Thế
rồi ngoại trưởng Việt Nam cũng vừa điện đàm với ngoại trưởng Mỹ và nội
dung điện đàm được hai bên công khai là phía Việt Nam hưởng ứng yêu cầu
của phía Mỹ muốn tăng cường những cuộc thăm của các hạm đội hải quân Mỹ ở
các cảng biển của Việt Nam.
Tất cả những biểu hiện ấy cho thấy trên mặt trận ngoại giao từ thủ
tướng đến phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng đã có những hoạt động rất tích
cực để không chỉ tố cáo và xiển dương chính nghĩa mà với Hoa Kỳ cũng đã
có sự phối hợp hành động.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, có phải ông muốn
nói sự kiện giàn khoan Trung Quốc, nay ở ngay trong vùng biển Việt Nam,
buộc giới lãnh đạo phải thay đổi cách nghĩ và phải tìm ra chính sách
đối phó hữu hiệu hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi muốn nói cái mọi người có thể thấy rõ
nhất là những biểu hiện công khai. Lần lượt tất cả những vị đứng đầu
đảng, nhà nước, quốc hội đều có tuyên bố rõ ràng về vấn đề lên án và phê
phán Trung Quốc. Kể cả ông chủ tịch nước lẫn ông thủ tướng đều lần đầu
tiên khẳng định Việt Nam có thể tính đến khả năng đưa Trung Quốc ra
trước tòa án quốc tế. Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một
chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày
càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc mà không có thay đổi gì
cả.
Còn gọi thế nào là đủ thì cái này cũng khó. Chúng ta thật ra cũng
chưa biết ý đồ sâu xa của Trung Quốc là còn dấn lên tới đâu nữa.
Được đằng chân, lân đằng đầu
Thanh Trúc: Nhiều người nghĩ Trung Quốc được đằng chân sẽ lân đằng đầu, ngoài mặt trận ngoại giao như ông nói thì Việt Nam còn có thể làm gì hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta không nên nhìn việc hạ đặt giàn
khoan 981 như một hiện tượng đơn lẻ mà phải nhìn nó trong một chuỗi các
hành động, một bước trong hàng loạt các chính sách mà mục tiêu cao nhất
là để Trung Quốc xóa nhòa trước dư luận thế giới về việc Trung Quốc vi
phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam, biến mình từ một kẻ đi gây sự thành một nạn nhân. Đó
là đường lối rất nhất quán của Trung Quốc và phải nói họ có nhiều việc
làm để hỗ trợ cho cái đó.
Như vậy về phía Việt Nam vũ khí ở đây là gì? Trước mắt cho đến nay mà
nói hành động quân sự là chưa thể tính đến. Mặc dầu có những người
trách nhiệm trong chính quyền cũng nói rằng Việt Nam sẽ tận dụng mọi
phương tiện mọi biện pháp để giải quyết vấn đề này, chứ còn vấn đề độc
lập dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề biển đảo là không thể đem
ra đổi chác, không thể có một nhân nhượng nào hết. Tôi thấy như vậy là
quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam rất cao.
Thanh Trúc: Xin ông đừng quên là trước giờ nhà nước Việt
Nam không cho phép người dân biểu tình chống Trung Quốc. Mặt khác, ông
thấy những cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ngày 13 và 14 liệu có gây
khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam không?
Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Việc gây bạo loạn thì cái đó cho tới bây
giờ mọi người Việt Nam, tôi nghĩ người Việt Nam bên ngoài người ta cũng
biết, rằng đây không phải là những người trong hàng ngũ biểu tình, lại
càng không phải là những người Việt Nam yêu nước. Là vì những vụ biểu
tình vừa rồi tôi cũng có tham gia thì tôi biết người ta đi rất có trật
tự rất có ý thức chứ không ai lại đi đập phá để riot (bạo loạn) như vậy
cả. Đây chắc chắn là có những hành động mờ ám, có những bàn tay tổ chức.
Ai thì chắc chắn cơ quan an ninh của Việt Nam biết, vấn đề là người ra
có đưa ra xử hay không thì tôi không biết. Tôi chắc chắn những người này
không phải là những người yêu nước và như vậy họ đang tiếp tay cho
Trung Quốc. Từ việc hạ đặt giàn khoan, từ việc có những hành động bạo
loạn trong nước dẫn đến chuyện Trung Quốc rút người rồi rút công ty về,
thì cái này họ muốn gây một hình ảnh xấu trước quốc tế về Việt Nam là
một đất nước không ổn định, một đất nước thích bạo lực, thích đập phá.
Như vậy, về mặt âm mưu của Trung Quốc thì không thể kể xiết được.
Việt Nam đã là nạn nhân nhiều năm trước đây, hàng ngày ngư dân Việt Nam
vẫn bị đập phá bị chèn ép bị hăm dọa ở trên biển. Cho nên cũng không
ngạc nhiên khi nghe tin Trung Quốc tập trung quân ở biên giới.
Thế còn có gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam không thì đương nhiên.
Về mặt phát triển kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Việt Nam quá phụ
thuộc vào Trung Quốc. Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái
để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều
biến số khác.
Thanh Trúc: Ông cho rằng trong cái rủi có cái may, xin ông nói rõ hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo tôi việc Trung Quốc đặt giàn khoan
có nhiều vấn đề mới. Đây là lúc các nhà lãnh đạo các nhà quản lý của
Việt Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để mình sau này có cân đối cân bằng
trong phát triển. Còn đúng là nếu cứ theo cái đà này thì Trung Quốc bất
cứ lúc nào cũng có thể gây khó khăn.
Đối với Việt Nam không phải chỉ vấn đề biểu tình như chị nói đâu, nó
đặt ra vấn đề quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ nay phải được nhìn nhận
dưới một góc độ khác. Nó sẽ ít tính cách tuyên truyền mà tiếng Anh gọi
là “get to the point” là nó phải đi vào cái nội dung của nó, đi vào cái
thực chất của nó. Tôi cho đây là một cái tốt bởi vì cách đây mấy năm khi
Trung Quốc hăm dọa, đe dọa tàu thuyền của ngư dân ngoài biển thì báo
chí Việt Nam chỉ được đưa rằng đây là tàu lạ, nước lạ. Nhưng ngược lại
bây giờ thì báo chí lại nói công khai là âm mưu bành trướng, âm mưu xâm
lược, âm mưu độc chiếm biển Đông. Tôi nói trong cái rủi có cái may là vì
Trung Quốc làm thế tự nhiên nó được giải phóng, ở một mặt nào đó người
Việt cái chuyển cái nhận thức.
Một vấn đề nữa là ngay trong nhận thức sâu xa của người dân, trong
nhận thức sâu xa của lãnh đạo, người ta phải thấy rằng không thể quét
cái đống rác vào dưới cái tấm thảm mãi được mà đến lúc phải gọi sự việc
đúng tên của nó. Đây là thời điểm, đây là bước ngoặt để từ người dân đến
nhà lãnh đạo thay đổi cái não trạng, thay đổi cái tư duy.
Thế còn biểu tình thì nó là chuyện tự nhiên trong một xã hội dân sự,
tất nhiên Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn là một xã hội dân sự nhưng mà
nó phải tiến đến đó sớm hay muộn. Chính những hành động của Trung Quốc
vừa rồi mở ra nhiều khả năng, mở ra nhiều giải pháp, mở ra nhiều cái tư
duy để cho con người được suy nghĩ được hành động một cách khác nhau vì
mục đích cao cả nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/brainstorm-4-peo-leas-amid-cn-expans-sea-tt-05232014132039.html
Dàn khoan TQ là tai họa hay phúc lành?
Cập nhật: 09:25 GMT - thứ sáu, 23 tháng 5, 2014
Trong khi nền kinh tế
đang còn suy thoái, đời sống nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn,
nhiều tiếng nói chỉ trích chế độ thì đất nước lại chịu thêm mối họa đến
từ Trung Quốc.
Đây là thời đoạn bất ổn có tính bước ngoặt, cùng
một lúc chính quyền phải đối mặt với nhiều rắc rối. Việc giải quyết thế
nào sẽ là thách thức ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ và toàn vẹn lãnh
thổ đất nước.Để từ đó đi đến nhận định rằng thay vì cứ mãi đương đầu thì hãy kết hợp lại để tập trung nguồn năng lượng cho đất nước phát triển.
Về phía Đảng
Một điều rõ ràng là Đảng lãnh đạo toàn diện phải chịu trách nhiệm toàn bộ về sự hưng thịnh và suy vong của đất nước.Những vấn đề nghiêm trọng mà Đảng đang gặp phải như tham nhũng, lãng phí, đạo đức suy đồi, bế tắc trong đường lối phát triển, chia rẽ nội bộ... là do Đảng nắm quá nhiều quyền chứ không hề do thiếu quyền giải quyết.
Thực tế chính trị cho thấy một đảng giữ vai trò lãnh đạo, dù cho có vững mạnh đến mấy thì cũng không có gì đảm bảo là đất nước sẽ phát triển.
Ở góc đội đối ngoại, thực tế cho thấy có những cái dù khát vọng và nỗ lực không ngừng cũng không đủ để đạt đến, ví dụ như hòa bình.
Để đất nước phát triển và hòa bình, cần tích hợp năng lực trí tuệ của tập thể lãnh đạo với những nguyên lý khoa học trong lĩnh vực chính trị về tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước đã được đúc kết qua túi khôn nhân loại.
Khi đó những mâu thuẫn ngay trong nước có cơ chế giải quyết trong hòa bình.
Điểm mấu chốt thực ra cũng rất rõ ràng nhưng không biết Đảng có chịu?
Đó là cần san sẻ quyền lãnh đạo đất nước với các thành phần khác ngoài Đảng cộng sản.
Liệu Đảng có đồng ý với nhận định rằng: Đã đến lúc thay vì nắm quyền tuyệt đối toàn diện đời sống chính trị đất nước, Đảng cần thu gọn lại và vẫn giữ vai trò chi phối nhưng mở rộng và chia sẻ thẩm quyền cũng là gánh nặng trách nhiệm quốc gia với những người khác?
"Giải pháp là thu gọn từ đảng toàn trị thành đảng cầm quyền và chia sẻ quyền lực"
LS Ngô Ngọc Trai
Giải pháp từng bước cũng không khó gì, đầu tiên Đảng có thể dành 100 hoặc 50 ghế đại biểu Quốc hội cho những người đấu tranh cho dân chủ.
Những người này bao gồm những cá nhân có tên tuổi, nổi trội thông qua những hoạt động xã hội, họ có thể có quan điểm khác hoặc hoàn toàn đối lập với Đảng cộng sản.
Quốc hội có tới 500 người, Đảng vẫn giữ đa số ghế lớn hơn, do vậy vẫn giữ quyền chi phối đường lối chính sách phát triển đất nước.
Chống cộng khác dân chủ
Vì tương lai đất nước và khả năng thành công của giải pháp đề xuất nên cần thẳng thắng nhìn nhận vài điều.Không được coi những người chống cộng mặc nhiên là người đấu tranh cho dân chủ.
Có những người thực sự mong muốn dân chủ cho rằng cần loại bỏ cộng sản thì mới có được dân chủ, quan điểm này là dân chủ cực đoan.
Ngược lại có nhiều người chỉ dân chủ trên lời nói, họ luôn coi chế độ cộng sản là đối tượng cần loại bỏ. Không bao giờ họ có thể nghĩ đến coi đó là một đối tác, một thành phần của giải pháp.
Còn lại là những người đấu tranh cho dân chủ có kiến thức hiểu biết, am hiểu tình hình đất nước và đặc biệt họ cũng đại diện cho nguyện vọng của không ít người. Do vậy họ xứng đáng được lắng nghe.
Cũng cần phân biệt giữa quan điểm chính trị và cương lĩnh chính trị, phân biệt làm rõ giữa sự bế tắc trong đường lối và những sách lược có khả năng thực thi.
Lâu nay nhiều người chỉ bày tỏ quan điểm chính trị mà không đưa ra được sách lược chính trị. Họ chẳng hề quan tâm đến thực tế, trong họ chỉ có ước muốn hão huyền.
Họ muốn dẹp bỏ cộng sản để thiết lập mọi thứ từ đầu, giống như xóa ván cờ đi để sắp xếp từng quân cờ theo hình thế mới.
Với suy nghĩ như thế trả trách bao nhiêu năm qua thực tế chính trị Việt Nam chẳng có gì thay đổi, Đảng cộng sản vẫn nắm quyền tuyệt đối.
Cũng trả trách bao nhiêu năm qua chẳng có lấy một nhân vật nổi bật nào đưa ra được đường lối có khả năng thành công và tập hợp được quần chúng.
Làm sao có thể đấu tranh thành công khi mà bỏ qua thực tế chính trị?
Làm sao có thể thành công khi nhận định sai về mình và người khác?
Muốn gì thì muốn Đảng cộng sản và toàn bộ hệ thống các thiết chế chính trị hiện tồn luôn luôn là những tham số to đùng không thể không tính đến trong việc giải bài toán dân chủ.
Xử lý như thế nào những tham số đó sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại hoặc gây ra những tổn hại vô ích như húc đầu vào đá.
Cuộc chơi sòng phẳng
Những người đấu tranh cho dân chủ cần nhận thấy khả năng giới hạn của mình.Nên nhớ là dù cho những người này tự đánh giá thế nào đi nữa thì họ cũng chỉ đại diện cho một số lượng người nhất định, bên cạnh đó vẫn còn những đám đông người khác có những mong muốn khác và có những đại diện khác.
Dân chủ là tất cả đều được coi trọng và đều có đại diện tiếng nói.
Chẳng thể nào có việc ông dân chủ nào cũng đòi làm Tổng thống hay Thủ tướng cả.
Những người đấu tranh cho dân chủ phải nhận ra điều đó, và đó cũng là điểm chung khả dĩ nhất giao thoa với véc tơ phát triển của Đảng cộng sản đang nắm quyền.
Bằng cách đó Đảng cộng sản có thể san sẻ quyền tham gia điều hành quốc gia với người khác.
Ngược lại, những người kia cũng được thỏa mãn ham muốn hoạt động chính trị và thực sự thì họ cũng có cơ hội công bằng đại diện và bảo vệ cho những người mà họ đại diện.
Đó chung cuộc là đấu tranh nghị trường. Đấu tranh bằng lý lẽ và phiếu biểu quyết thay vì bắt bớ, nhà tù hay súng đạn.
Khi tham gia nghị trường, mọi người có trách nhiệm rõ ràng trong việc đưa ra những đề xuất chính sách hợp lý dựa trên những nguồn lực hạn chế và thực tế chính trị phức tạp, để toàn thể đánh giá bác bỏ hay chấp nhận.
Điều này khó làm hơn nhiều là chỉ bày tỏ quan điểm chính trị với những khẩu ngữ mà ai cũng biết như cho thành lập đa đảng, tự do bầu cử…
Tương lai tốt đẹp
Cái dàn khoan của Trung Quốc xem ra cũng có chút hữu ích.Có lẽ chính quyền hiện thời đã khiêm tốn hơn, nhận ra những giới hạn của bản thân, thay vì những hành xử rất hạn chế trong phạm vi quốc nội.
Những người đấu tranh cho dân chủ cũng nên có thái độ giống như chính quyền hiện thời trong vụ dàn khoan.
Sự việc dàn khoan giúp cho những người đấu tranh cho dân chủ thấy được vấn đề lớn hơn là giữ gìn toàn vẹn đất nước.
"Sự việc dàn khoan giúp cho những người đấu tranh cho dân chủ thấy được vấn đề lớn hơn là giữ gìn toàn vẹn đất nước"
Nếu Đảng cộng sản và những người đấu tranh cho dân chủ mỗi người tiến lùi một chút thì tất cả sẽ có chỗ đứng và hòa bình.
Đất nước sẽ có thêm nguồn lực cho dành cho đầu tư phát triển thay vì để duy trì bộ máy an ninh mật vụ khổng lồ tiêu hao mà không hề sinh lợi.
Mặt khác những tiếng nói bất đồng gay gắt sẽ được uốn nắn thành những lời chỉ trích mang hàm lượng kiến thức, giúp khai minh trí tuệ, soi rọi chính sách.
Ở phương Tây người ta có định nghĩa rằng: chính trị là sự thỏa hiệp.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai hiện hành nghề ở Nam Định và Hà Nội.
No comments:
Post a Comment