Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 6 June 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 465

Saturday, April 22, 2017



HỒ CHÍ PHÈO * CUỘC CHIẾN GIAI CẤP

Cuộc chiến giai cấp

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam vui mừng xem là ngày cách mạng vô sản cho toàn cõi Việt Nam. Một cuộc cách mạng dối trá, lếu láo vì nó đưa Việt Nam vào tay những kẻ độc tài, tham nhũng, tạo nên sự bất công, mất lòng tin giữa hai giai cấp thống trị và bị trị đến mức độ tồi tệ chưa bao giờ có trong lịch sử. Sau ngày tháng tư đen ấy, cuộc chiến trên đất nước vẫn chưa kết thúc, nó xẩy ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau cùng sự chia rẽ giai cấp ngày càng tăng, càng cách biệt lớn trong xã hội. Lý thuyết căn bản của cộng sản: "Nơi nào có bất công, không còn lòng tin, nơi đó sẽ có đấu tranh, sẽ có cách mạng". Phải chăng người dân Hà Tĩnh, Đồng Tâm đang chứng minh cho mọi người lý thuyết đó, không phải chỉ là cây gậy đập ngược lại vào lưng mà trở thành những cái tát đang vỗ bốp bốp vào cái mặt trân tráo của các ông quan lại cộng sản?

*

Đấu tranh giai cấp, theo Wikipedia, hay còn gọi là mâu thuẫn giai cấp, là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau. Karl Marx, lý thuyết gia cộng sản cho rằng đấu tranh giai cấp để phát triển xã hội tiến lên thiên đường cộng sản, một nơi không còn giai cấp, mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. 
Nhưng đấu tranh giai cấp như thế nào? Lenin kêu gào cách mạng vô sản, chủ trương giai cấp công nhân tiến hành lật đổ giai cấp tư bản bằng vũ lực, thiết lập chính quyền chuyên chính vô sản đầu tiên ở Liên Xô. Hàng triệu triệu người đã bị giết, bị tù đày chỉ vì họ là ông chủ tư bản hoặc thương gia nhờ buôn bán giỏi trở thành giàu có. 
Kết quả của cách mạng vô sản? Trong các nước xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên xô, hai giai cấp xã hội mới hình thành do kết quả của hệ thống độc tài, quan liêu của đảng cộng sản cầm quyền. Hai giai cấp mới này tiếp tục đối kháng với nhau. Một giai cấp thống trị gồm những kẻ trong đảng có đủ mọi quyền hành, bổng lộc. Một giai cấp bị trị gồm những người không trong đảng, không quyền lợi, là giai cấp dân đen hay chính là… giai cấp vô sản, vô quyền. Nhiều người đã mỉa mai gọi XHCN kiểu Liên Xô này là chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa xã hội nhà nước, sự quan liêu tập thể. 
Số phận nhà nước XHCN kiểu Liên Xô? Sự dối trá trong việc xây dựng xã hội hoang tưởng ở Đông Âu đã chấm dứt. Trong cuộc cách mạng của thế kỷ, cuộc cách mạng 1989, diễn tiến hoà bình, it́ có máu đổ, người dân Đông Âu đã đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản, một chế độ độc tài, đảng trị đã tồn tại trên đất nước họ bao nhiêu năm để quay sang chế độ dân chủ, tự do. Các đảng cộng sản trên phần còn lại của thế giới phải thay hình đổi dạng mong có cơ may được tồn tại. 
Việc đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam? Đảng CSVN dùng khẩu hiệu “Kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa", đã biến đổi đảng “Mác Lê” trở thành đảng “Mắt Lé”. kinh tế thì theo tư bản nhưng mắt cứ lé nhìn qua chủ nghĩa Mác Lê. Trong đất nước XHCNVN đã hình thành rõ rệt hai giai cấp. Giai cấp thống trị ngày càng giàu bao gồm những đảng viên có chức vụ, “tư bản đỏ”, "nhóm lợi ích". Bọn giai cấp này sử dụng luật đảng, luật mafia để phân chia quyền lợi, tiền bạc. Giai cấp thứ hai có thể gọi là giai cấp bị trị gồm những người vô sản. Họ là dân đen, không quyền thế, luôn bị chèn ép, bị bỏ tù…. khi đấu tranh cho quyền lợi của mình. Mỉa mai thay chính họ đã là lực lượng nòng cốt trong cách mạng vô sản mà đảng cộng sản bằng sự bịp bợm đã lợi dụng trong các cuộc chiến với giai cấp tư bản. 
Khoảng cách giàu nghèo giữa hai giai cấp ngày càng tăng. Giai cấp thống trị có tài sản khủng, thoải mái khoe khoang mình có nhà cửa nguy nga, đồ sộ, con cái gửi đi du học các nước tư bản, tiền bạc ký thác ngân hàng nước ngoài, cuộc sống gia đình từ xa hoa đến xa đọa... Giai cấp bị trị chật vật lo kiếm sống hàng ngày, người nghèo xơ xác, người có người thân chết phải bó chiếu chở về nhà bằng xe gắn máy…
Tại sao, tại sao??? Trong một xã hội dân chủ tự do, người dân được quyền chọn lựa một chính phủ hoạt động hữu hiệu. Một chính phủ không độc tài, không tham nhũng... được cung cấp tài chánh hoạt động do chính tiền đóng thuế của người dân. Theo luật pháp rất minh bạch, người lợi tức càng nhiều, đóng thuế càng cao, chính phủ có tiền trợ giúp người có lợi tức thấp. Trong xã hội cộng sản VN, đảng trên tất cả, đảng nắm quyền, đảng nắm tiền, đảng nắm tài nguyên... Đảng viên trong chính quyền, giai cấp thống trị, không sống bằng tiền thuế của người dân, họ sống bằng bổng lộc, bằng nguồn tiền tham nhũng được núp dưới nhiều hình thức. Họ coi thường người dân là điều dễ hiểu, mặc dù họ vẫn trân tráo rêu rao họ là “đầy tớ của nhân dân”. Một số người dân có lợi tức trung bình, sinh kế không bị xáo trộn nhiều do chính sách nhà nước, không có thái độ đấu tranh, mặc kệ bất công, áp bức trong xã hội: "Ồ, tụi nó đâu sống bằng tiền thuế của mình đâu mà mình đòi này, đòi nọ. Nếu mình có lên tiếng đòi hỏi, nó chèn ép, làm khó dễ, ngay việc bắt mình vào tù. Phải sống với cái xấu để được tồn tại?”. Lâu ngày thái độ này trở thành thói quen, quán tính, họ thấy bất công trong xã hội, bất công giữa giai cấp thống trị và bị trị, là “chuyện bình thường”! Thái độ “bỏ qua” này khiến giai cấp thống trị được thế làm giàu thêm lên với nhiều luồn lách ngày càng tinh vi. Bất công tăng đến một lúc giai cấp bị trị không thể cḥiu đựng, không thể tiếp tục yên lặng, họ đã đứng lên. 
Cuộc chiến giai cấp? Giai cấp thống trị hưởng tiền, hưởng lợi trên khai thác, mua bán tài nguyên đất đai, khoáng sản chung của đất nước. Giai cấp dân đen đang sinh nhai trên mãnh đất đang sống nay phải bị dời đi nơi khác vì đất bị cướp hay tài nguyên đã bị hũy hoại. Chia rẽ giữa hai giai cấp xẩy ra ngay trong quân đội, công an. Sau 30/4/1975 cấp cao tướng tá trong quân đội và công an đã phù phép biến những mãnh đất công ở những địa điểm ngon lành nhất trong thành phố thành của riêng, tài sản riêng cho gia đình. Cấp cao công an còn kiếm bao nhiêu vàng bạc trong các cuộc tổ chức vượt biên, bắt vượt biên lấy tiền chuộc. Bọn chúng gia nhập hàng ngũ quan to giàu có của giai cấp thống trị. Còn công an giao thông tép riu kiếm bạc cắc, chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo,... họ có bao giờ suy nghĩ đến sự bất công giai cấp ấy trong xã hội?
Thảm họa do Formosa gây ra ở biển miền trung qua hơn một năm vẫn còn để lại nhiều hậu quả bi thương cho người dân đen. Lượng cá đánh bắt được it́ hẳn đi, và cá đánh được ở vùng này đem bán ít ai dám mua. Du lịch, nhà hàng ăn bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Nhiều người dân đã và đang tìm cách đi kiếm sống ở các vùng khác. Trong khi đó giai cấp thống trị cười thỏa mãn. 500 triệu đô bồi thường của Formosa dễ dầu không chui vào cái túi tham lam không đáy của giai cấp thống trị. Số tiền bồi thường này có đưa người dân Hà Tỉnh về cuộc sống như xưa? Người dân Hà Tĩnh đã hiểu, đã đứng lên biểu tình, không thể để Formosa tiếp tục huỷ hoại môi trường sống, chọn thái độ không sợ sệt trước bạo quyền, trực tiếp đối đầu với giai cấp thống trị. 
Mọi người dân trong nước đang quan tâm cuộc đối đầu can đảm của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức với chính quyền thành phố Hà Nội, một bộ phận của giai cấp thống trị hiện nay. Cuộc chiến sẽ như thế nào? Giai cấp thống trị sẽ nhượng bộ phần nào để xoa dịu sự phẫn nộ? Sau đó còn hơn 1000 đơn thưa kiện của dân oan liên quan đến tranh chấp tài nguyên đất đai giữa hai giai cấp trong xã hội sẽ giải quyết ra sao? Người nắm lý luận cao cấp nhất trong đảng, TBT còn mãi lo rượt đưổi con ruồi Trịnh xuân Thanh, đâu còn thì giờ giải quyết đấu tranh giai cấp?
Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam vui mừng xem là ngày cách mạng vô sản cho toàn cõi Việt Nam. Một cuộc cách mạng dối trá, lếu láo vì nó đưa Việt Nam vào tay những kẻ độc tài, tham nhũng, tạo nên sự bất công, mất lòng tin giữa hai giai cấp thống trị và bị trị đến mức độ tồi tệ chưa bao giờ có trong lịch sử. Sau ngày tháng tư đen ấy, cuộc chiến trên đất nước vẫn chưa kết thúc, nó xẩy ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau cùng sự chia rẽ giai cấp ngày càng tăng, càng cách biệt lớn trong xã hội. Lý thuyết căn bản của cộng sản: "Nơi nào có bất công, không còn lòng tin, nơi đó sẽ có đấu tranh, sẽ có cách mạng". Phải chăng người dân Hà Tĩnh, Đồng Tâm đang chứng minh cho mọi người lý thuyết đó, không phải chỉ là cây gậy đập ngược lại vào lưng mà trở thành những cái tát đang vỗ bốp bốp vào cái mặt trân tráo của các ông quan lại cộng sản?
22/4/2017

VIETTUSAIGON * CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Cảnh sát cơ động bị lợi dụng như thế nào?


Trong một status trên facebook của một cảnh sát cơ động có dòng “sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…” với giọng điệu hí hửng, như thể gà chuẩn bị vào sới đá với đầy đủ độ hăng của nó.  Nhưng đây là status viết trước khi đến Mỹ Đức của một cảnh sát cơ động, điều này gây nên bão phẫn nộ. Và đương nhiên nhiều lời nguyền rủa ném lên chủ nhân của status này. Riêng tôi, tôi xin nói lời cảm thông và kêu gọi bà con nhân dân hãy cảm thông, hãy thương lấy con em mình để cùng tìm ra căn để của sự việc. Bởi lẽ, những cảnh sát cơ động (113) đều là nạn nhân thảm hại của chế độ. Và nếu có sự thông cảm giữa nhân dân với họ, cũng như có sự phản tỉnh của các cảnh sát cơ động, tôi tin là cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn!
Vì sao tôi dám tin rằng cảnh sát cơ động có thể thay đổi? Vì hai lý do: Cảnh sát cơ động chỉ là con gà chọi để nhà cầm quyền mang đi đá độ và trong một số tình huống, họ bị đối xử tệ hơn cả chó nghiệp vụ; Vì họ mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan, cần có người giúp đỡ.
Ở khía cạnh thứ nhất, cảnh sát cơ động bị lợi dụng, bị xem như gà chọi hay thậm chí bị đối xử tệ hơn cả chó nghiệp vụ, điều này rất dễ thấy. Bởi ai cũng biết, lính 113, hay còn gọi là cảnh sát cơ động không có ai thuộc biên chế nhà nước cả. Họ cũng chỉ là một anh bộ đội đi làm nghĩa vụ quân sự và bị thuyên chuyển sang ngành cảnh sát cơ động. Nghĩa là họ chưa qua trường lớp an ninh, họ chỉ đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự và được tuyển chọn thêm lần 2 ở quân trường, quá trình tuyển chọn này có 2 yêu cầu chính là lý lịch không dính đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa và học lực từ lớp 12 trở lên, gọi là đã xóa mù chữ. Chấm hết, không còn tiêu chuẩn nào khác.
Khi qua ngành cơ động, họ cũng chỉ là những anh lính, được trả thù lao bằng với thù lao đi bộ đội và không có lương bổng gì cả. Nhưng lại chịu áp lực và kỉ luật sắt của quân đội, nghĩa là sai đánh đó, nếu cãi lệnh thì chịu mọi kỉ luật “quân pháp”. Chỉ khác chăng là lính 113 có thêm niềm hi vọng sau khi mãn hạn nghĩa vụ quân sự, họ có thể được đưa đi học trường an ninh để trở thành một công an viên. Trường hợp nếu không được đi học trường an ninh thì sau khi mãn hạn nghĩa vụ quân sự, lại về nhà đi học nghề hoặc tiếp tục thi vào một trường nào đó để học. Nhìn chung, nếu có quyền lợi hơn so với bộ đội thì lính cảnh sát cơ động chỉ có được cái quyền hi vọng vừa nói. Nhưng cái khổ thì họ khổ hơn nhiều bởi rất có thể, họ phải nghe lệnh cấp trên để tấn công vào ngay trong làng của họ.
Và tất cả lính cảnh sát cơ động đều không thuộc biên chế quân đội hay biên chế công an. Nhưng ra trận thì họ phải đưa thân ra trước, chịu đòn trước, mọi thứ đều trước, chỉ có nhận thù lao thì sau cùng và kém nhất. Và chắc chắn một điều là cảnh sát cơ động không được quyền chọn hay không chọn làm lính loại này. Bởi đây là hình thức đi nghĩa vụ, cấp trên phân bổ đâu thì đi đó. Và họ cũng bị nhồi sọ, cũng bị dùng thuốc kích thích (thường khi vào quân đội, ở tuần đầu ra quân trường, mỗi người lính bị tiêm một mũi thuốc để “chịu nắng chịu mưa và ăn tốt”, sau đó họ rất hăng máu, và chuyện này không ngoại trừ bất kỳ người lính nào, cảnh sát cơ động cũng vậy, họ cũng bị tiêm thuốc). Và nói cho cùng thì họ bị biến thành một loại gà đá của chế độ, thậm chí bị đối xử còn tệ hơn chó nghiệp vụ. Bởi chó nghiệp vụ được hưởng lương, có chức vụ, quân hàm và được chăm sóc theo chế độ sĩ quan, còn những người lính cảnh sát cơ động thì tiêu chuẩn chẳng có gì, cùng lắm thì tiền thù lao cả tuần của họ chỉ bằng một bữa ăn sang của chó nghiệp vụ! Đó là sự thật!
Hiện tại, chỉ có các sĩ quan cảnh sát cơ động là thuộc biên chế nhà nước. Nói chính xác hơn là có chừng chưa tới 20% cảnh sát cơ động được hưởng chế độ lương bổng, được đặc quyền đặc lợi, 80% còn lại là lính lác sai đâu đánh đó, khổ hơn cả bộ đội nhưng được “cái oai” là thường xuyên ra đường để phô trương lực lượng và vẻ men của họ, cộng thêm chút nữa là hi vọng cấp chỉ huy chiếu cố để mãn hạn nghĩa vụ quân sự được cho vào trường an ninh để học. Nhưng họ quên mất là hiện nay, lực lượng công an đã dư thừa, vấn đề đầu ra ở các trường an ninh đang là vấn đề nhức nhối của chính phủ. Sự thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp an ninh sau này bị xem là ung nhột lớn nhất cho xã hội nếu họ chọn hướng rẽ xã hội đen.
Chính vì những nỗi khổ của một người trẻ bị chế độ lợi dụng, vắt kiệt sức của các cảnh sát cơ động (mà họ không còn lựa chọn nào khác là nhắm mắt nhắm mũi mà vụt dùi cui, tôi lại nghĩ đến status khoe vũ khí của một cảnh sát cơ động. Cũng nên xem lại đây có phải là hành vi hí hứng, khát máu hay là cách bắn tiếng về cơ số vũ khí sắp dùng để bà con nắm tình hình…?!). Và hơn ai hết, những người lính cảnh sát cơ động cần sự chia sẻ, thông cảm của chúng ta. Để cho họ cơ hội quay đầu. Rất có thể, sẽ còn nhiều comment “khát máu” hơn nữa trong những cuộc đàn áp sau này để người dân còn biết mà lo liệu…
Và tôi nhớ không lầm thì các video tôi theo dõi, số người đến bắt các cảnh sát cơ động không nhiều, nhưng họ chỉ cố thủ và phản ứng yếu ớt, thậm chí ngồi im đưa khiên ra đỡ trong khi các loại vũ khí và dùi cui của họ có thể giúp họ mở đường máu để tháo chạy. Điều này khiến tôi nghĩ đến vấn đề phản tĩnh của rất nhiều bạn trẻ đang trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự. Họ chấp nhận như một cổ máy của chế độ và nếu có cơ hội, họ sẵn sàng chọn giải pháp đầu hàng trước nhân dân (?). Bởi họ đang rtong thế tiền thoái lưỡng nan!
Nếu thực sự họ như vậy, và nếu thực sự có sự cảm thông, tạo ra mối tương cảm giữa những cảnh sát cơ động từng bị tiêm thuốc kích thích, từng bị biến thành chó nghiệp vụ cấp thấp của chế độ và từng đôi lần phản tĩnh mà không thể nói ra đươc… Không chừng, cục diện lịch sử, chính trị sẽ khác đi rất nhiều! Hi vọng là vậy!

NS. TUẤN KHANH * BÍ MẬT CỦA BIỂN

Bí mật của biển

Ảnh của tuankhanh

Mới đây, có một bản tin nhỏ của Úc phát đi, mà có lẽ ít ai lưu tâm, đó là chuyện Bộ Tư lệnh Biên giới Hàng hải của Úc (Maritime Border Command – MBC) cho biết họ đã tăng cường gắt gao trên toàn bộ các vùng biển của Úc, liên tục tuần tra suốt 24g/ngày để chống lại nạn xâm nhập vùng biển (Australian Fishing Zone) của họ và đánh cá lậu. Thủ phạm chính gây lo ngại, là ngư dân Việt Nam.
Từ giữa năm ngoái đến nay, những chiếc tàu cá tội nghiệp từ Việt Nam đi thật xa và đến tận Úc để đánh bắt như vậy ngày càng nhiều hơn. Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (Australian Fisheries Management Authority – AFMA) nói rằng họ sửng sốt vì số lượng ngư dân Việt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có đến 13 vụ xâm nhập bị phát hiện trong 11 tháng, 161 người bị bắt, còn bao nhiêu thoát được thì chưa biết. Những cuộc bắt giữ và thẩm tra đều có một kết quả chung: các thủy thủ phần lớn là mù chữ và nghèo khó. Lý do đi tận đến Úc để đánh cá, theo lời khai của họ vì bởi khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát và không còn an toàn để ra khơi nữa.  
Người Úc cũng buộc phải lạnh lùng như người Trung Quốc. Họ đã làm mọi điều để chặn các ngư thuyền Việt Nam đến Úc. Hầu hết các ngư dân đều phải chịu án tù, phạt tiền, bị chứng kiến toàn bộ tài sản của mình là thuyền và ngư cụ bị phá hủy. Bộ Ngoại giao Úc đã bay sang Việt Nam và nhờ đưa ra những thông báo nghiêm ngặt về việc léo hánh đến vùng biển của Úc.
Ấy vậy mà, điều đó vẫn không giảm. Dự kiến con số ngư dân bị tù và bị bắt vẫn sẽ tăng lên trong năm 2017 này. Bởi một hiện thực đắng cay là ngư dân Việt phải chạy xa khỏi ngư trường của mình, lênh đênh tìm một lối thoát khác ít hiểm nguy hơn và có thể mưu sinh được.
Biển Việt Nam được học trong sách giáo khoa là tài nguyên, là sinh lực của quốc gia. Nhưng hôm nay, mọi bài học đều đã bị phản bội bởi hiện thực trên đất nước xã hội chủ nghĩa kèn trống. Từ tháng 4/2016 đến nay, sau khi Formosa xả chất độc ra biển, không chỉ hơn 200km biển chết dần, mà khắp nơi cũng ngập ngụa cá chết, ô nhiễm và sự bất lực chủ ý và hiển nhiên của nhà cầm quyền.
Đã vậy, không cần đi quá 12 hải lý thuộc chủ quyền của mình, ngư dân Việt vẫn có thể chết, có thể bị hủy hoại tài sản hoặc mất tích với những lý do mơ hồ như đang sống trong một đất nước vô chủ.
Ngày 8/4, chiếc tàu QNA 09191 bị một tàu vỏ sắt lao tới, cố ý đâm chìm. Điều đáng kinh ngạc là nơi tài Việt Nam bị đâm chìm, chỉ cách bờ 1 cây số, rất gần khu vực cảng Tiên Sa, Đà Nẳng. Ngư dân sống sót phải bơi trong đêm vào bờ.
Trước đó, vào tháng 3, tàu QNg 96677 TS ở Lý Sơn lại bị một tàu vỏ gỗ nổ súng tấn công bất ngờ trong đêm, một ngư dân trúng đạn tử thương. Tàu “lạ” bắn xối xả nhưng không rượt đuổi, không áp sát tấn công. Mục đích là khủng bố. Nhưng khi về đến đất liền, thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười cùng 12 ngư dân khác được mớm cung là “cướp biển” để điền nhanh vào biên bản.
Bất ngờ hơn nữa, vào ngày 12/4, tàu cá  PY 95003 TS đang neo đậu ở vùng biển Phú Yên, Việt Nam, đột nhiên bị một tàu “lạ” ập đến bắt cả tàu và toàn bộ thủy thủ mang đi mất tích trong sự tê liệt của lực lượng biên phòng. Không chỉ ở khu vực miền Trung, tháng 1 năm nay, cũng đã có tàu “lạ” xông vào tận vùng biển Vũng Tàu và cố ý đâm chìm hoàn toàn tàu cá Việt Nam mang số hiệu BV 7804 TS.
Biển chết, ngư dân chết. Vậy người Việt Nam còn lại gì? Ắt hẳn chỉ còn lực lượng hải quân anh hùng và các chính sách ngoại giao hãnh tiến với những lời hữu nghị.
Biển ôm trong lòng nó vô vàn điều bí ẩn. Anh Phê-rô Lành, một ngư dân ở Nghệ An ra biển, kể rằng anh nhìn thấy tàu Trung Quốc bủa vây khắp nơi và tập bắn mỗi ngày trên biển. Hầu hết tàu cá Việt Nam đều hoảng hốt và né tránh, dạt đi nhiều nơi khác để toàn mạng sinh sống.
Và trong mọi câu chuyện kể, người ta vẫn hỏi vậy tàu kiểm ngư, hải cảnh, hải giám… của Việt Nam ở đâu?
Tháng 3/2017, trong một ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson tại Trường Hải Chiến Mỹ (US Naval War College), ông nhận thấy có một sự bất thường về việc phát hiện qua vệ tinh, rất nhiều tàu đánh cá của Việt Nam xuất hiện ở bãi Scarborough – một ngư trường tự do của nhiều nước như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan… dựa theo phán quyết của tòa La Haye hồi tháng 7/2016 (đoạn 807). Dĩ nhiên, ngư dân Việt không tự mình liều lĩnh đi đến vùng đánh bắt hết sức xa xôi này, và lại đầy hiểm nguy giữa sự tranh chấp của Philippines và Trung Quốc. Từ bất thường đó, nhà phân tích Euan Graham (Viện nghiên cứu Lowy – Úc) phát hiện ra rằng Hà Nội đã có một chiến thuật mới là chiêu dụ và đưa ngư dân đến vùng biển này để duy trì giá trị phủ nhận đường 9 đoạn của Trung Quốc của tòa án Hà Lan, La Haye, như một phương thức sống còn để bám lại, trong lúc đang mất dần biển.
Cũng lại là ngư dân. Mưu sinh tự thân hay mưu sinh phất cờ cho chính phủ thì rủi ro và bạc phận vẫn thuộc về nhân dân, trên bàn cờ chính trị nào đó. Nhiều năm trước, truyền hình và báo chí Nhà nước từng tung hô ngư dân Mai Phụng Lưu với biệt hiệu “sói biển”, bởi ông liều mình ra Hoàng Sa đánh bắt, với 4 lần bị Trung Quốc phá tàu, bắt giam và đánh đập. Ngay cả con sói biển ấy giờ cũng mệt mỏi. Cũng như hàng ngàn người Việt đang vật vã mưu sinh trên biển lúc này, giờ thì chắc anh Lưu cũng đã nhận ra rằng tổ quốc – lòng yêu nước thật sự thì ở trong tim mình, chứ không phải là trong những lá cờ mới may được tặng để đi biển hay những lời vinh danh của những kẻ đeo cà vạt luôn bám bờ.
Trong một bài phân tích về việc Trung Quốc đang thôn tính biển Đông, ông Gregory Poling, giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á Châu (Asia Maritime Transparency Initiative) có viết một bài phân tích rằng “Liệu chúng ta có mất biển Đông chưa?” (Have we already lost the South China Sea?), ông nói rằng việc nói thẳng và tố cáo những âm mưu của Trung Quốc lúc này hết sức quan trọng để làm chậm lại những hành động điên cuồng sắp tới, và quan trọng là để cho cả thế giới cùng nhìn thấy.
Hãy quay trở lại với Việt Nam. Hãy đặt câu hỏi đó, rõ hơn “Chúng ta đã mất biển – hay mất nước chưa?”. Nếu những điều đen tối vẫn đang ở thì tương lai, thì điều quan trọng là lúc này, người Việt cũng cần thấy nhà cầm quyền của mình cũng cần tập biết nói thẳng và tố cáo những âm mưu của Trung Quốc trên biển và đảo và đối với sinh mạng ngư dân Việt Nam.
Không có một chính quyền nào đủ sức biện bạch rằng vì việc lớn nên phải chấp nhận hy sinh biển, đảo, đất nước hay tính mạng công dân của mình. Như mọi triều đại cam tâm hiến tế con người hay sản vật để bảo vệ cho quyền lợi riêng, sự sụp đổ sẽ đến là điều hiển nhiên cho mọi hình thái tà quyền như vậy.
Lúc này, biển Việt Nam đang ôm giữ biết bao nhiêu bí mật về vận mệnh của đất nước và con người. Những bí mật của thời đại rồi cũng có lúc phải mở ra, cho thấy một chính quyền có cơ may tồn tại vững mạnh hơn cùng với nhân dân, hoặc cũng có thể là lý do khiến nhân dân mình đứng lên và từ chối mãi mãi.

Tham khảo thêm:
http://www.baomoi.com/tau-la-no-sung-xoi-xa-vao-tau-ca-viet-nam-1-ngu-dan-thiet-mang/c/21936390.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tau-bi-dam-chim-lao-ngu-boi-1km-trong-dem-den-vao-bo-1138375.tpo
http://m.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tau-ca-phu-yen-bi-tau-la-bat-va-dan-giai-3333235/
https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/what-vietnam-s-fishing-flotilla-doing-scarborough-shoal
https://amti.csis.org/already-lost-south-china-sea/

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIÊN


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Số Báo Cuối Cùng


Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.
Diễn Đàn Thế Kỷ (ngày 2 tháng 4 năm 1917)



Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh (“Wall of Shame) sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau:
Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa –  và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do.
Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là “tiền chào mừng”, khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình: Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.
Câu xin lỗi vừa ghi khiến tôi lại nhớ (và cũng chỉ nhớ mang máng thôi) đến lời than thở của học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một tác phẩm nào đó của ông: Thưở nhiễu nhương và loạn lạc  thì ngay đến sách báo cũng phải chịu cảnh phong trần, lưu lạc!
Thời gian “lưu lạc” kéo dài gần ba mươi năm của một cuốn sách kể cũng khá dài nhưng so với số phận long đong của một tờ báo (tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng – 426 – phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) thì xem ra vẫn còn hơi ngắn, theo như “tin mừng” vừa được nhà văn Phạm Xuân Đài (chủ bút trang Diễn Đàn Thế Kỷ) hân hoan loan báo:
“Trong công cuộc sưu tầm những tài liệu cũ của miền Nam trước 1975, lâu nay chúng tôi đã hết sức cố gắng tìm kiếm bộ tạp chí Bách Khoa, một tờ báo đã đi gần suốt chiều dài 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Và xin báo tin mừng với quý độc giả và bè bạn gần xa: cách đây mới hai ngày thôi, chúng tôi đã có được số Bách Khoa cuối cùng còn thiếu, đó là số phát hành 20 tháng 4 năm 1975. Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.
Việc số báo Bách Khoa cuối cùng đến với chúng tôi vào những ngày cuối tháng Ba năm 2017 vừa rồi đã gây cho chúng tôi một xúc động mãnh liệt, vì đó chính là một trong những hình ảnh còn sót lại một cách cụ thể của một miền Nam đang hấp hối, cách đây 42 năm.”




Bìa Giai Phẩm Bách Khoa Số Cuối Cùng. Nguồn ảnh: Diễn Đàn Thế Kỷ
Chúng ta đang sống trong một thế thẳng băng, cùng với những phương tiện giao thông và truyền thông tân kỳ chưa từng thấy trong lịch sử. Cớ sao một số báo Bách Khoa (BK) lại phải “phong trần lưu lạc” đến gần nửa thế kỷ vậy cà?
Đây không phải là một câu hỏi khó nhưng cũng không dễ trả lời ngắn gọn nên tôi xin phép được thưa thêm năm điều/ba chuyện cho nó ngọn ngành:
Từ BK số 1 đến số 425, chắc chắn, đều được gửi đi và lưu giữ trong những thư viện ở Âu Mỹ nên việc sưu tập chả khó khăn gì. Nhưng với số báo cuối cùng, 426, phát hành 10 ngày trước khi miền Nam thất thủ thì số phận của nó lại hoàn toàn khác. Toà soạn BK – vào thời điểm này – chắc chẳng có ai còn lòng dạ nào để lo lắng đến chuyện phát hành, hay gửi báo đến cho độc giả (dài hạn) qua bưu điện nữa.
Giữa lúc “xẩy đàn tan nghé” thì tai họa chả bỏ sót ai, và cũng chả chừa một thứ gì ráo trọi:
“Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn. Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế...
Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày 30 tháng tư được coi là đồi trụy. Nhiều người tiếc rẻ đem bán kilô. Các gói xôi bán buổi sáng, nay có tên Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền. Vừa ăn, vừa đọc kể cũng vui. Nhiều chỗ mang sách vở cũ ra đốt… Đứa may trốn thoát...  Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít.  Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi. Các cháu ngoan bác Hồ.  Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng. Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở.” (Nguyễn Văn Lục, “Sách cũ Miền Nam 1954 – 1975”).
Sách cũ Miền Nam 1954 – 1975”).


Phần thư. Nguồn ảnh: thbl6869
Trong khi đám trẻ con quàng khăn đỏ hét hò đốt sách thì qúi vị trí thức, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo cũng cần mẫn ghi chép và hoàn thành những “công trình biên khảo” để đưa bọn cầm bút (thuộc bên bại cuộc) ra ... trước toà án dư luận:
  • Nọc độc văn hóa nô dịch, Trần Trọng Đăng Đàn, gồm 2 cuốn:
        a.  Nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ,  NXB TPHCM 1983
        b.  Lại bàn về nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ,  NXB TPHCM 1987
  •  Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy  (2 tập) nhiều tác giả, NXB Văn Hóa 1977
  •  Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa/ tư tưởng (2 tập) Nhiều tác giả, NXB Thông tin lý luận 1980
  • Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới, Hà Xuân Trường, NXB Sự Thật 1979
  •  Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy, Lê Đình Kỵ, NXB TPHCM 1987
  •  Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam VN, Lữ Phương, NXB Văn Hoá 1985 
Đó là một “thời nông nỗi” đã qua chăng ? Không đâu, làm gì có chuyện đó! Cuộc “Cách Mạng Văn Hoá” chưa bao giờ ngưng nghỉ cả. Chủ trương “bài trừ văn hóa nô dịch, lai căng” là chính sách triệt để, xuyên suốt và nhất quán của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua mà.
Ngày 20 tháng 3 năm 2017 vừa qua, T.T (đương nhiệm) Nguyễn Xuân Phúc lại vừa ký Nghị Định 28/2017/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.”

Vậy bằng cách nào mà  cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017 vừa qua? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.

NGUYỄN VĂN NGOAN * TRẠI YÊN BÁI

Trại Yên Bái (5/1977-10/1977)

In PDF.

......

1.

Đoàn xe Molotova  rời ga tiếp tục lăn về Yên-Bái .Tù nhân đứng bám vào thành xe, cây cối bên đường vùn vụt qua,tưởng như đang trên đường hành quân,vào một vùng xa lạ, nón cối  súng trận  cầm tay. Một thời ngang dọc hào hùng, thân trai bốn bể làm nhà. Mong ngày thống nhất Nam Bắc . Chí cả không thành . Thua trận thành tù nhân bị đày ra phương Bắc. Như phượng hoàng gẫy cánh. Như Hổ " Nhớ Rừng " của Thế Lữ . Một bài thơ thời trung học tôi rất thích , nhưng không ngờ bài thơ  ứng vào đời tù cải tạo :

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, 
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. 
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, 
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
........."

Như  Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò" : Trong chuyến  xe lửa bí mật chở tử tù Nguyễn Thái Học cùng các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng vào tháng  sáu năm 1930 từ Hỏa Lò tới Yên Bái .Tới ngày 17-6-1930 , Nguyễn thái Học cùng  mười hai liệt sĩ VNQDĐ bị hành quyết bằng máy chém đồng hô to "Việt Nam Vạn Tuế "Liệt sĩ Nguyễn Thái Học đã để lại cho hậu thế: "Không thành công cũng thành nhân".Xác những vị anh hùng  chôn gần ga xe lửa Yên Bái khoảng một cây số .
Để tưởng niệm các vị anh hùng .Tác giả Thiên Kim trong bài thơ "Tưởng Niệm Những Anh Hùng Yên Bái "với bốn câu thơ đầu :

Ngày mười bẩy tháng sáu năm ba mươi 
Một sáng tinh sương trời đất ngậm ngùi
Đoàn thanh niên tay xiềng chân xích
Tiến lên pháp trường bình tĩnh mỉm cười  
....
hay

"Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm một đầu rơi rụng
Việt Nam muôn năm người kế tiếp tiến lên "
(Ngày tang Yên Bái-Sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ )
 
Lịch sử lại tái diễn , bốn mươi bảy năm sau , người lính thua trận bị dụ vào tù được Cộng Sản áp giải từ Long Khánh đến Sài Gòn rồi tới Yên Bái dài gần 2000Km .Từ nước uống tới  đồ ăn , vệ sinh quá tồi tệ....Rồi  đây họ được đối  xử như thế nào ? Vẫn chưa có câu trả lời. Đem vào rừng thủ tiêu hay có được cái chết rõ ràng , oanh liệt như các vị anh hùng Yên Bái 17-6-1930.Hay không thể  giết hàng loạt mà để họ chết dần chết mòn trong rừng sâu nước độc Yên Bái .....

2.

Đầu óc tôi  miên man về "Nhớ Rừng" về  các vị anh hùng Yên Bái, về thân phận của người tù.Làng mạc phố xá đìu hiu vụt lướt qua theo tiếng động cơ .bụi bay vào mắt, đưa tay lên dụi . Bổng nghe  tiếng kèn inh ỏi phía sau. Một đoàn xe chở tù khác đòi qua mặt, từ xe, từ xe một lướt qua, đưa mắt cố nhìn không thấy người quen nào cả. Thế rồi một chiếc xe chạy ngang xe tôi .Tôi reo mừng gọi to : Vũ trọng Khảo , Nguyễn Đỗ Tiến. ....Trên  xe bên kia Khảo và Tiến đưa mắt nhìn chưa kịp nhận dạng nhau , xe đã chạy qua rồi. Tôi chợt vui  bởi lẽ hơn bốn năm qua mới thấy mặt bạn . Biết  bạn mình còn sống , ở tù như mình .

Khoảng trưa , xe chạy cặp theo một dòng sông nước lờ đờ màu đỏ , không biết có phải là sông Hồng Hà hay một phụ lưu của sông Hồng. Lòng sông  không có ghe như miền Nam mà thấy xa xa như cái thúng lềnh bềnh trên mặt sông . Đoàn xe dừng lại  lần lượt qua bên kia sông . Nhìn mái nhà dân hai bên sông.Tôi nghĩ đến gia đình , đến  những người vợ tù , đến con tù  giờ này sinh sống ra sao? Cuộc sống mỏng manh ví như những cái thúng lênh đênh trên sông lỡ gặp cuồng lưu .Tôi chợt nhớ "Anh Phải Sống "trong tập chuyện ngắn của Khái Hưng-Nhất Linh : Chuyện tả một gia đình đông con quá nghèo vớt củi trên sông kiếm sống , xảy ra trên đê Yên Phụ vào môt buổi chiểu trên dòng  sông  nước chảy mạnh, mặt nước  mang theo rất nhiều củi, gỗ trên rừng . Hai vợ chồng đắn đo vì nguy hiểm, nhà thì  hết  gạo, cần củi thì mới vay được gạo...Chồng gạt  bảo vợ về trông con ...Một mình chồng chèo thuyền ra vớt củi .Vợ về nhà nghĩ ngợi quay trở lại năn nỉ xin đi cùng chồng . Có mệnh hệ nào thì cũng biết  bơi..

Chồng lái vợ bơi, ra tới giữa dòng sông đang chảy xiết , vớt nhiều củi bỏ lên thuyền, mừng rỡ, chưa kịp quay thuyền về, chiều bỗng đổ cơn mưa, nước mưa làm nặng thuyền, rồi lật. Vợ nói với chồng em đủ sức bơi. Được một lúc, sức khỏe vợ yếu. Nên chồng một tay xốc vợ, một tay bơi. Đến một lúc, chồng kiệt sức,kêu vơ bám lấy chồng . Chồng nguyện cùng  chết theo vợ . Âu yếm nhìn nhau...Vợ khẽ bảo :"  các con đang chờ . Anh Phải Sống "rồi  buông tay chìm xuống đáy sông,  để chồng đủ sức bơi vào bờ ...

Chồng đi tù cải tạo, không bản án, biết bao giờ trở về. Vợ ở nhà , chịu nhục nhằn , trăm nghìn cay đắng nuôi con . Vì con, vì chồng, vợ ráng mà sống nhen vợ ! Anh cũng thế. Phải sống mong ngày đoàn tụ. Dạy con biết phân biệt đúng sai, hòa nhịp cùng bước tiến của nhân loại  . Mong một ngày nhìn thấy chế độ độc đảng  không còn tồn tại. Mong một ngày dân Việt nhìn thấy sự bịp bợm, dối trá, lường gạt của Cộng Sản sau bao thập niên qua . Bừng con mắt dậy thấy bị đàn áp, bịt mắt , bịt tai , bịt miệng mất tự do , nghèo đói bịnh tật. Còn  người lính bị Cộng Sản bắt đi tù cải tạo . Dẫn ra một trang sử đắng cay , bi hùng . Một trong hai người nếu không chống đỡ nổi sự trù dập của Cộng Sản. Buông tay ... bởi:
 
"Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!" ( Câu nói sau năm 1975 của Nguyễn Hộ một Cộng Sản gộc nằm vùng.)
Hay chủ trương của Lê DuẩnTrong cuốn sách "365 ngày ở Việt nam " của nhóm công tác Liên Sô chỉ đạo  trang 83:

"Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị…”.
 
Tôi nghe cay đắng , xót xa trong lòng .

Qua sông đoàn xe chở tù tiến về dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đường lên dốc mỗi lúc một quanh co. Những cánh rừng hiện ra hai bên đường, những vách núi , đồi  được  xẻ , phá ra làm đường trải nhựa có lẽ có từ thời Pháp thuộc vừa đủ cho chiếc xe . Đoàn tù đi qua rừng qua núi , những khẩu AK luôn  chỉa vào phía họ, nhất cử nhất động đều bị theo dõi. Dạy núi Hoàng Liên Sơn học trong giờ Địa lý chập chùng hiện ra xa xa . Ngọn Phan-xi-Păng  cao 3.143m không biết chỗ nào. Đoàn xe tù vẫn chạy, Tôi không biết thuộc địa phận nào ở tỉnh Yên Bái. Có người nói ở Yên Chấn , có người nói Nghĩa Lộ . Tất cả với tôi đều xa lạ chỉ có chữ Yên Bái là quen thuộc.Tôi cũng chẳng quan tâm đến , vì nếu có nghe rồi cũng quên. Biết ra sao ngày  sau.

Xe qua vài buông làng có lẽ của dân tộc Thái trắng. Ánh nắng chiều dịu xuống , xuyên qua nhành cây kẽ lá xanh tươi, gió thổi làm lay nhẹ lá rừng. Vài chiếc lá rơi là đà trên đất . Một vài con chim bị động vỗ cánh bay đi.Xe dừng lại ở giữa rừng. Suốt cả cuộc hành trình 2000Km khoảng 1200 người tù sao mà hiền hòa đến vậy .

Được lệnh xuống xe. Xếp hàng theo từng đội. Bạn tù lặng lẽ mang cái gia tài tù tội của mình xuống xe. Khuôn mặt mệt mỏi, dáng đi uể oải, nặng nề. Bốn năm ngày di chuyển trong điều kiện ăn uống yếu kém, thất thường. Giờ không biết chúng đưa mình đi chỗ nào, mà thả xuống giữa rừng.Thế rồi, từng đội theo cán bộ rẽ trái vào con đường mòn rộng chừng hai tới ba mét. Lôi thôi lếch thếch kéo nhau đi . Những cặp mắt tù mệt mỏi nhìn nhau. Có những người bạn quá yếu, đi không nổi . Phải nhờ bạn tù dìu đi. Bên cạnh tiếng hô hoán , dục dã, đôi khi mắng nhiếc làm náo động cả khu rừng. Không biết đi dược bao lâu , trước mặt tôi chắc là một trại tù. Có các lớp hàng rào cao khỏi đầu bằng vầu hay nứa. Cũng khó mà nhìn được vào trong .

Tranh Trần Thanh Châu

Đội tù của tôi vòng theo hàng rào đi tiếp vào sâu trong rừng núi .Tôi cảm thấy rợn người, tiếng cán bộ la ôi ối, thúc đám tù  đi cho nhanh. Ánh mặt trời sẽ dần tắt. Đời tôi cũng tắt theo hay sao. Chân tay , thể xác tôi đã mỏi  rời , trí óc tôi đặc sệt lại chỉ còn  làm theo lệnh bản năng . Bảo đi thì đi, bảo đứng thời  đứng....
 
Ngó nhau như bầy ma
Tâm sự nào cay đắng
Tâm tư nào thiết tha ?
Xin cho tôi -Tạ Tỵ (suối máu 1976 )

Xa xa, hiện ra một dãy nhà mờ mờ trong màn sương, tàng lá bóng cây, Gió lạnh, đời tù tội, đang rẽ theo một khúc quanh mới .

"Ở đây những núi cùng rừng
Trời nghiêng lũng thấp, nửa rừng mây che
Núi cao ngăn bước nẻo về
Rằng mê khép kín cơn mê cuối đời
Xa vắng quá bạn bè ơi !
Màu xanh khỏa lấp chân trời nhớ thương
Lỡ tay đánh mất thiên đường
Xác chìm Địa Ngục còn vương dáng hồng
Xin đừng đợi cũng đừng mong
Hận thù khép kín một vòng thời gian
Đầm đìa lệ, nến tuôn tràn
Đêm đêm hồn nhỏ băng ngàn về suôi ./."
Núi Rừng -Tạ Tỵ ( Yên Bái 1977)

3.

Đoàn tù lần lượt đi vào trại, xếp thành hàng đầy đủ đồ cá nhân , trước căn nhà bằng vầu nứa. Cán bộ đội nói :" Nhờ chính sách khoan hồng độ lượng của cách mạng tha tội chết cho các anh và tạo điều kiện cho các anh ra Bắc học tập cải tạo tiến bộ để sớm trở về với gia đình......và dặn dò , khộng được rời bỏ phòng giam đi linh tinh ....."

Sau khi tan hàng , đội chia  thành từng tổ theo thứ tự mà xếp chỗ nằm .Chỗ nằm bằng sàn nứa hai bên, chừa lối đi ở giữa. May mắn trong tổ của tôi có bạn TrầnThanh Châu  và Nguyễn Hữu Huế. Chúng tôi nằm liền nhau. Tôi ở giữa,hai bạn tôi hai bên. Vách nhà bằng nứa. Căn nhà dài năm gian thì phải (dài khoảng 20 m) Mái lợp cũng bằng nứa..Đòn tay bằng vầu cột có khi bằng vầu hay gỗ rừng. Căn nhà chưa được làm xong cần phải tu bổ.  Nằm sát bìa rừng phía sau là  nhà cầu bên cạnh đồi độ dốc khoảng 45 độ. Trong hàng rào còn vài cây nứa chưa đốn dài lêu khêu trong màn đêm . .Ăn xong phần bo bo. Tù lăn ra ngủ.

Sáng thức dậy theo tiếng kẻng. Lớp sương mờ giăng khắp rừng cây kẽ lá lúc tinh mơ, Hàng rào cạnh con dường mòn, bên trong là dòng suối trước cổng trại đã lô nhố tù cải tạo, xúc miệng chà răng bằng muối hay than, rửa mặt, tay chân, sau bao ngày không tắm giặt. Nước thật lạnh cùng tiếng chào hỏi , gặp nhau , tay bắt  mặt mừng. Vì bạn tù được "biên chế " toàn những tù nhân xa lạ từ những đội khác, trại khác .

Trại nằm thoai thoải cạnh con lạch dưới lòng thung lũng hai bên là rừng đồi cao. Con lạch này chạy tới trại tù ở bên ngoài. Ngoài hàng rào  có vài ruộng rau muống  nhà ở của cán bộ. Từ cổng trại  nhìn vào khoảng trống làm sân trại. Bên trái một nhà bếp và hai dãy nhà cho tù ở. Tôi  ở dãy sau cùng sát hàng rào chân đồi. .Bên phải chừng bốn dãy nhà . Đồn canh trước sau .
Buổi sáng ngày đầu tiên, trước lúc đi lao động . Cán bộ nhắc lại nội quy của trại . Lưu ý các trại viên :

-Nước suối rất lạnh ,trong, có thể độc hại. không được tắm lâu , nhiều có thể bị bịnh như sốt rét ....
-Khi vào rừng có nhiều rắn độc .Có một loại ong làm tổ dưới đất, Nếu đạp trúng  thì bị ong đốt mà chết.
-Vùng này có nhiều Quế . Nếu thấy sẽ không được lấy và không được chặt cây Bạch Đàn .

Ngày ngày tôi lên rừng đốn vầu (loại cây như cây Lồ Ô {Tre } ở miền Nam nhưng vỏ dày hơn , lóng dài cả thước cao từ mười lăm tới hai mươi mét, đường kính  từ một tấc tới  một tấc rưỡi ), đốn nứa ( Cây lứa giống cây vầu nhưng lóng dài hơn ,vỏ mỏng ) chặt dang (Loại cây như cây le ờ miền Nam  dùng chẻ lạt làm dây cột rất là dẻo , bền , tốt ), có bạn  lấy măng . Nhiều bạn tù chưa bao giờ biết cách chặt cây vầu, cây nứa, cây dang. Nên rất là cực nhọc, Có  khi bị  vàu , nứa đâm vào người. Chặt xong một cây vầu hay nứa một mình một cây vác cũng không muốn nổi. Đa số tìm khoảng trống tuông cây vầu từ chỗ chặt xuống chân đồi. Cây vầu lao xuống dốc rất nhanh . Vô phước bạn nào làm việc phía dưới trúng phài . Bị vầu đâm thì chỉ có chết .

Có bạn tù lấy ống nứa làm thành đồ đựng thức ăn hay trữ nước để sáng rửa mặt .

Hết thi đua này tới thi đua nọ , chỉ tiêu mỗi ngày một gia tăng, nước thỉ độc , ăn uống thì thiếu thốn. Sống cách biệt hẳn thế giới bên ngoài. Cơ thể tôi đã yếu giờ càng yếu thêm . Bệnh đường ruột chưa lành hẳn nay lại  tái phát . Tôi phải vào rừng tìm bất cứ loại lá cây có vị chát mà nhai. Bệnh phù thủng , bàn chân, đầu gối, mặt xưng ,ngón tay nhấn vào thịt lún sâu .Một tháng sưng phù hai lần . Lỗ tai có mủ ở tai trong,, đàm xanh...không thuốc thang gì cả. Những ngày mưa , nếu mưa lớn được nghỉ thì đỡ khổ , còn mưa nhỏ thì vẫn phải vào rừng làm việc. Nơi đây rừng núi âm u.  U tối như người tù cải tạo . Tôi nghĩ đến câu thơ người lính thú đời xưa khi còn học trung học :

...Chém (đốn ) tre, đẵn( chặt) gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những dang (8) cùng nứa, lấy ai bạn cùng
..........
Và người tù cải tạo hôm nay :  

"Nào những buổi, lên rừng chém nứa,
Đẵn gỗ về cất lán ,làm sàn.
Làm phênh, đập nứa ta đan,
Cắt tranh về lợp trang hoàng nhà ta."
Rời Rừng-Nguyễn Đình Lang (Giáng sinh 1977)

Lâu lâu, có được ngày nghỉ chủ nhật. Tôi mang quần áo rách ra vá . Kim làm bằng  dây đồng, chỉ bằng bao cát dành dụm từ Long Giao . Lẳng lặng từng mũi  kim sơi chỉ, đầu óc như gởi về phương trời xa xôi , nơi có cha mẹ, anh em , có bạn bè, có gia đình ...Mờ nhạt , mờ dần trong tận cùng của đớn  đau , trong tận  cùng uất  ức của  người thua cuộc. Mũi kim sợi chỉ có thể vá lại mảnh đời rách nát của riêng tôi .Nhưng với mệnh hệ của cả nước thì xa rồi vuột khỏi, vuột khỏi, mà bị áp đặt sẵn  những bàn tay lông lá ngoại bang..Tôi đi  giặt đồ, tôi đi tắm , tôi ngủ vùi.  Tôi đi tới đi lui, đói xanh cả mặt. Đói rụng rời cả tay chân. Đói không buồn nói  không còn cười , đói mờ con mắt , đói mờ lương tri...chờ rã ruột, chờ non tô bánh canh làm bằng bột mì . Hy vọng hão huyền với lòng khoan dung đô lượng của người thắng cuộc .
Rồi những đêm trăng thao thức không ngủ . Những đêm trời tối đen như mực , rừng núi  âm u. Tiếng côn trùng nỉ non ru canh thâu. Nhớ vợ thương con :

Trăng rừng lạnh lẽo cô đơn
Sương khuya mờ ảo, gió luồn khe song
Nhớ con thương vợ não lòng
Chợ đời bạc bẽo long đong một mình.
Trăng đêm trên đất bắc XHCN-Đtá Nguyễn Huy Hùng (Yên bái 1976)

Hay những đêm nghe tiếng gió rít, cây rừng xao động. Mưa gió bão bùng, tiếng sấm  sét  nổ vang trời, âm ầm, phá tan màn đêm u tối, phá tan núi rừng Tây-Bắc , phá tan ...phá tan những u minh trói thúc đời tù tội, phá tan bầy quỉ đội lốt người....Thiếp đi ...mơ hồ về một buồi sáng bình minh, nghe tiếng chim kêu thanh thót, tiếng cười đùa, nhộn nhịp phố chợ đông vui .
Hay những buổi chiều Yên Bái, nắng nhạt nhòa , gió rừng nhè nhẹ, đâu đây tiếng chim kêu lạc bầy, khô khốc....Làm xao động nỗi lòng người tù cô đơn , bên dòng suối lờ đờ chảy, bật lên bài thương ca dĩ vãng một thời ;

"....Mưa rơi như rơi trong lòng ta, chiều thương nhớ quê xa
Người ơi từ nơi phương trời ấy, còn nhớ gì đến ta
Trong hòang hôn Yên Bái, bên dòng suối cô đơn
Ngồi đây ta đếm lại, bao kỷ niệm yệu thương.
Chiều Yên Bái- nhạc sĩ Phạm  Ni Tấn

Ngày  lại  ngày , tháng lại tháng. Tôi ở phương trời này nhớ  phương trời kia. U, ,u , mịch mịch như kẻ không hồn. Vòng xoáy ngục tù cuốn phăng tôi đi, làm rơi dần niềm hy vọng. Ngày ngày cuốc đất , xẻ núi  ban nền nhà. Đêm đêm ngồi  nghe kiểm thảo phê bình, bao chuyện xấu : nhỏ như hạt  bụi được phơi bày , tạo thành tích dâng cho đảng . Những giọt mồ hôi, nước mắt quyện vào nhau, rỉ thấm, bàn  tay phồng lên rồi chai đi làm thiêu rụi tất cả niềm ước mơ.

Ước mơ nào tôi đang mơ vào sáng nay. Khi Trần Thanh Châu cuốc vào đá non , đá bể ra , một thứ màu giống như màu chocolate.. Châu chỉ vào và nói : "Giờ mà có thỏi chocolate thì tuyệt quá" Tôi mỉm cười mà nước miếng tuôn ra ...thèm . Châu ít nói, nó cứ im ĩm suốt ngày, tuy nhỏ con mà sức bền. Có những ngày hai đứa phải khiêng vầu từ trong trại theo chỉ tiêu ra ngoài đường chất đống . Nghe đâu mang đi làm giấy. Những ngày trời  mưa đường rừng trơn trợt. Hai đứa khiêng vầu. Tôi cao nhồng đi phía trước Châu thấp người đi phía sau. Những khi leo dốc tôi lảo đảo, khi xuống dốc đường trơn  như xe không  trớn kéo Châu theo . Châu la làng .Vác  vầu chung với Châu tôi mới thấy Châu khỏe, bền thật chưa bao giờ thấy Châu than van...

Nhớ những ngày Nguyễn Hữu Huế bị ốm, mà còn phải đi lao động, về tới nhà là nó  nằm dài  ra .Thuốc men thì không. Anh em nghĩ rằng Huế bị cảm do chướng khí của núi rừng, cũng bắt gió đủ thứ mà vẫn không thuyên giảm. Người Huế cao và ốm  bây giờ lại càng ốm hơn. Tôi và Châu chỉ còn cách thay phiên nhau đấm bóp cho Huế để khơi lại mạch sống , tiềm năng còn lại trong cơ thể, vững tinh thần chống chọi bịnh tật mà vượt qua...Rối Huế cũng vượt qua cơn bịnh ngặt nghèo.

Trong người tôi mang nhiều mầm  bịnh , nên mỗi buổi sáng tôi ra ngoài trời tập lắc tay, hít thở không  khí trong lành, chào đón một ngày mới trong tù. Chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Nghe nói mùa đông lạnh lắm, không biết có đủ sức vượt qua hay không. Thế mà chiều nay,  trước đôi , cán bộ tập họp nói: " Có một số anh  luyện tập võ nghệ chờ cơ hội trốn trại". Tôi ngẫm ngĩỉ thấy có ai tập gì đâu ? sao vậy.? Ngày sau tôi ngưng tập chờ nguội đi rồi lại tập tiếp .

Những bữa cơm, bọn tôi ngồi xếp bằng trên sàn, trịnh trọng nhai từng miếng bánh canh, múc từng muỗng nước canh vào miệng, ôi sao ngon ngọt quá...Tôi có một cái tô lủng lỗ nhặt từ sông măng (tên con sông làm ranh giới Viêt nam và Cambodge vùng Bù Đốp ) Tới Long Giao lấy nhôm tán  kín lại , một cái chén do một người bạn gò cho có hàng trăm vết đập . Ấy thế mà nó theo tôi suốt cuộc đời tù tội .
Đời tù, quen dần với tiếng kẻng sáng tối, quen dần với những bữa ăn. Quen dần  với những đêm kiểm thảo, quen dần với những giờ "lên lớp". quen dần với những ngày lao động. Nhưng có một thứ làm cho người tù ghê tởm, đáng sơ: "Antena "

Ở tù thời nào mà không có. Đó là hạng người vì lợi ích của riêng mình. Báo cáo  hành vi  của bạn tù cho cai tù. Nhưng hành vi báo cáo này rất là kín đáo khó mà  kiểm chứng .Chỉ cần một hai người có hành vi này thì trong đội đó vô cùng khốn khổ vì ban ngày phải lao động cực khổ đêm phải ngồi cả hai tiếng đồng hồ  để nghe, từ ngày này qua ngày khác .Thật mệt với bọn này. Cuối cùng tù vẫn là tù.

Thế rồi một đêm trong tháng mười 1977. Trại tù chìm đắm trong màn sương, núi rừng  rền rã tiếng côn trùng .Ánh trăng bàng bạc soi ngàn cây ngọn cỏ . Từng cơn gió lạnh thổi vể  xuyên qua vách nứa, nghe đến rợn người. Trong láng có người ngủ say, có người thao thức nhớ vợ thương con. Bỗng tiếng  kẻng đâp dồn dập . Bộ đội ập tới đầy phòng ra  lịnh : Mang tất cả đồ dùng ra khám xét. Mọi người bừng dậy xếp mùng, mền, mang tất cả đồ dùng cá nhân ra sân, dưới ánh trăng mờ ảo. Với những đọn đèn pin sáng trưng của Bộ Đội.. Đồ đạc cá nhân được bầy ra trước mặt theo thứ tự từng hàng. Những gì cần dấu trong cuộc khám xét phải nghĩ ra cách dấu. Sau khi khám xét xong .Từng đội xếp hàng , nghe đọc tới tên mình thì ra  một hàng khác. Khi biên chế vừa xong  thì đoàn người di chuyển trong đêm, dưới họng súng dưới ngọn đèn pin theo đường rừng để ra con lộ chính .
Đời tù cải tạo, không bản án nào có ngày mai !

 

Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu !
Kim Vân Kiều -Nguyễn Du

Nguyễn văn Ngoan
 ngày 27-9-2016

BẢO CHÂU * CUỘC HÀNH QUYẾT

Buổi Chào Cờ Không Có Lá Quốc Kỳ Trước Một Cuộc Hành Quyết

12 Tháng Tư 20177:52 SA(Xem: 219)


Vào những năm đầu sau khi Việt cộng mới cướp miền Nam VN xong, các sĩ quan và công nhân viên chức từng phục vụ cho chính phủ VNCH đều bị đưa vào trại tập trung để bắt đi “học tập cải tạo” nhưng thực chất là đi tù lao động khổ sai. Một trong những trại tù là trại Hàm Tân ở tỉnh Bình Thuận. Trại này từng là căn cứ quân sự của lực lượng Quân Lực VNCH và ở giữa sân có cột cờ để mỗi khi trước lúc ra trận thì các chú lính chào quốc kỳ.

Thời gian này rất là khó khăn và những người tù chính trị vừa phải lao động rất cực nhọc và ăn khoai mỳ lát bữa đói thì nhiều và no thì hiếm hoi. Đời sống rất là khó khăn và khổ sở. Có nhiều người đã trốn tù và hình phạt khi bị bắt lại rất nặng là bị biệt giam và hai tay và hai chân bị cùm lại và sau đó là bị xử bắn để răn đe. Một trong những người tù từng trốn trại là một vị trung úy bộ binh mà tác giả kể lại cho tôi không nhớ tên. Vị trung úy bộ binh này vượt ngục và ông đã bị bắt lại. Sau khi đã bị biệt giam với tay chân bị cùm lại. Ông đã bị đưa ra nơi cột cờ để chuẩn bị xử bắn. Trong lúc này thì tất cả các tù nhân chính trị còn lại bị ra lệnh ở lại trong láng của mình vì bọn cai tù cộng sản sợ những người tù sẽ nổi loạn. Vị trung úy đang bị gông cùm và bắt quỳ gối chuẩn bị xử bắn thì bất ngờ ông la lớn lên rằng “Đừng có giết tôi. Để cho tôi hát chào lá quốc kỳ của tôi cái đã!” Và thế là ông vẫn đang trong tư thế quỳ gối dưới cột cờ không có lá quốc kỳ và hát vang bài hát quốc ca VNCH thật lớn cho anh em trong láng cùng nghe. Sau khi hát xong, ông nói “Tôi vĩnh việt lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của đất nước tôi… tôi xin vĩnh biệt!” và bọn cai tù đã bắn ba phát súng kết liễu cuộc đời của ông.

nguoilinhvietnamconghoacamcovietnamconghoatrongngaytraotratubinh1973-7
Ảnh minh họa

Những người bạn tù của ông nằm trong láng ai cũng khóc và không bao giờ quên những giây phút đó. Một trong những nhân chứng là Dì Bê Thiên Nga với tên thật là Nguyễn Thị Bê hiện đang cư ngụ tại thành phố Boston, Massachusetts. Dì Nguyễn Thị Bê Biệt Đội Thiên Nga, 80 tuổi, phục vụ dưới quyền của Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đô nằm trên đường Trần Hưng Đạo trước năm 1975. Dì từng đi tù cộng sản ở trại tù Phan Đăng Lưu và dì đã bị biệt giam 6 tháng. Trại tù cuối cùng dì bị giải đến là trại Hàm Tân Z30D và dì đã ở tù cộng sản với tư cách tù nhân chính trị với tổng cộng là 13 năm tù. Dì từng ở tù chung với Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy Biệt Đội Thiên Nga phục vụ ở Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia dưới quyền của Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình có văn phòng trên đường Võ Tánh
trước năm 1975. Dì cũng từng ở tù chung với Bà Trung Tá Không Quân Nguyễn Thị Hạnh Nhân và Bà Nhân hiện đang là Hội Trưởng Hội HO và Thương Phế Binh VNCH cư ngụ tại CA. Ngày 1 tháng 1 năm 1988, dì Nguyễn Thị Bê đã được chính phủ Mỹ can thiệp mới được ra khỏi tù đày của cộng sản. Ngày 14 tháng 8 năm 1992, dì Bê cùng gia đình đã đến phi trường Logan Airport thuộc thành phố Boston và dì đã định cư từ đó đến nay. Trong suốt 24 năm qua, Dì Bê mà mọi người dân đều yêu mến dì và thường gọi dì là “Dì Bê” hay “Dì Bê Thiên Nga” bởi vì dì đã từng bị cộng sản VN tra tấn để khai thác thông tin tới mức gãy cổ và trong một thời gian dài khi qua Mỹ bà đã phải mang niềng cổ để điều trị. Dì Bê đã từng phải gánh mỗi ngày cả 200 đôi nước tưới cây trong tù vì vậy sức khỏe của dì không được tốt và thường xuyên đau nhức. Tuy vậy, từ khi bước chân đến Mỹ cho đến nay, dì Bê đã không bao giờ ngừng nghỉ trong bất cứ công tác chống Cộng nào cho dù xa xôi hay thức qua đêm để đồng hành cùng cộng đồng và các tổ chức đấu tranh chính trị.

Sở dĩ tôi nói hơi nhiều về Dì Bê Thiên Nga bởi vì tôi muốn quý độc giả có nhiều thông tin để kiểm chứng những gì tôi viết ra đây để mọi người cùng hiểu và chia xẻ. Cũng vì đã quá lâu nên Dì Bê không nhớ tên vị trung úy bộ binh đã hy sinh và chính dì là người đã kể lại với tôi câu chuyện này trong nước mắt. Cả hai dì cháu chúng tôi cùng khóc. Chúng tôi khóc vì chúng tôi đồng cảm về ý nghĩa bảo vệ danh dự của lá cờ vàng và nhất là trong tình hình hiện nay với những màn hạ nhục cờ vàng hết trận này tới trận khác và hiện tại là vấn đề liên quan tới tên Việt cộng cái Mai Khôi tại Washington DC. Tuy tôi chưa bao giờ được vinh dự phục vụ dưới chế độ VNCH nhưng tôi có thể nhìn thấy được tất cả những gì Dì Bê kể cho tôi nghe và cảm nhận được cảm xúc của viên trung úy bộ binh với lòng yêu tha thiết lá cờ chính nghĩa của quốc gia VNCH. Ông đã hát vang như ông đã từng hát chào quốc kỳ trước khi xông pha trận mạc và lần hát này ông biết mình sẽ ra đi mãi mãi. Nhưng ông đã mãn nguyện vì được hát bài hát quốc ca tuy không có lá cờ vàng trên cột cờ… nhưng trong tâm khảm ông lúc nào cũng có lá cờ của quốc gia, của dân tộc. Ông đã mang lại niềm hy vọng và hạnh phúc trong lòng anh em, đồng đội của mình bằng cách hát lớn để mọi người cùng được nghe lại bài quốc ca của mình.

Sau hơn 24 năm ở Mỹ, nhưng Dì Bê vẫn không quên đồng đội của mình và những hình ảnh, lời nói kia vẫn cứ vang vọng trong tâm khảm của dì. Giờ đây những hình ảnh và lời nói kia lại truyền đạt đến tôi và tôi muốn chuyển tiếp đến tất cả quý độc giả có duyên đọc bài này. Để làm chi? Tôi có mơ ước rằng rồi ai ai cũng sẽ hiểu rõ ý nghĩa của lá cờ vàng thiêng liêng như thế nào đối với vận mệnh của quốc gia, của dân tộc Việt và nếu mất nước thì chúng ta sẽ mất tất cả. Chúng ta còn lá cờ vàng là chúng ta còn niềm hy vọng và niềm tin vào một dân tộc Việt sống trong độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc thật sự. Tôi mơ ước rằng ai ai khi nhìn thấy là cờ vàng cũng nhìn thấy sự hiện diện của hơn 250,000 anh hùng tử sĩ VNCH đã hy sinh cho quốc gia. Qua đó, họ sẽ tự giác thấy mình phải có tránh nhiệm ghé vai vào gánh vác giang sơn và đơn giản nhất là bảo vệ danh dự cho những người đã hy sinh cho chúng ta được sống. Tôi cũng hy vọng rằng sẽ có những người cũng cảm nhận được những gì tôi cảm nhận được và những hình ảnh, cảm xúc này sẽ chính là ngọn lửa trong lòng của mỗi người nung đốt lòng yêu tha nhân, yêu quê hương, yêu dân tộc thật sự để họ dám đứng lên, dám làm điều phải, dám hy sinh một chút gì đó hay là hy sinh tất cả để những người đi trước được yên tâm an nghỉ.

Chỉ có ngọn lửa lòng của mỗi con người chúng ta mới có thể cháy sáng lên làm ngọn đuốc dẫn đường cho mỗi chúng ta đi đến những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong mọi tình huống, trường hợp. Tôi mong rằng ai ai cũng mang lá cờ vàng thân yêu trong tâm khảm của mình như viên trung úy bộ binh kia.

Tôi mong rằng ai ai cũng biết đặt lá cờ của quốc gia, của dân tộc ở vị trí trang trọng nhất và không bao giờ dời đổi nó đi bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.

New Hampshire, Thursday, January 12, 2017
Bảo Châu Kelley

KHUẤT ĐẨU * NHỮNG ĐỨA TRẺ THÁNG TƯ

NHỮNG ĐỨA TRẺ THÁNG TƯ
 
Thủa ấy, thế hệ chúng tôi thường ca cẩm đầu thai nhầm thế kỷ! Cái thế kỷ mà chúng tôi ngán ngẩm là thế kỷ hai mươi, với thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, rồi chiến tranh lạnh, chiến tranh qui ước và cuộc nội chiến lê thê suốt hai mươi năm dài.
Kêu trong chán nản, trong hờn dỗi nhưng không tuyệt vọng. Vì còn kêu được kia mà. Chỉ có một chút tấm tức, sao không được sinh ra trong những thế kỷ yên bình. Có nghĩa rằng, dù thế nào chăng nữa, thì được sinh ra làm người vẫn hơn là không được sinh ra.

Khác hẳn với những đứa trẻ sinh ra trong tháng tư, bảy lăm, sau chúng tôi một thế hệ. Chúng không kêu mà hỏi: sinh chúng tôi ra làm gì?
Đó là những đứa trẻ mẹ mang đầy bụng, mẹ không thở ra hơi mà vẫn phải bết bát chạy.
Chạy từ cầu Ái Tử qua cầu Tràng Tiền. Rồi từ cầu Tràng Tiền lê lết trèo qua đèo Hải Vân. Rồi từ đèo Hải Vân qua đèo Mẹ Bồng Con. Sau cùng đến giữa trái tim thủ đô Sài Gòn, vẫn phải giẫm đạp lên nhau để xuống bến Bạch Đằng, hay chen lấn nhau đến nghẹt thở để chui vào phi cảng Tân Sơn Nhất. Một cuộc chạy Marathon dài nhất trong lịch sử.
Và rồi mẹ sinh. Không phải trong nhà thương Từ Dũ với sự giúp sức của các bác sĩ và cô đỡ mát tay để mẹ tròn con vuông.
Mà sinh, có thể là lúc đang chạy trối chết, con rớt trong quần mà mẹ không hay.
Cũng có thể là lúc mẹ mệt quá cái đôi chân này đang ngồi tựa lưng vào một bức tường lỗ chỗ dấu đạn. Rồi con lặng lẽ chui ra mà mẹ không cần phải rặn, đúng hơn là không còn hơi sức đâu mà rặn.
Có thể trong thùng xe chất cứng người, suýt nữa con bị người ta đạp cho nát bét.
Có thể trên con tàu mấp mé sắp chìm, người ta đang ném những xác chết và những người sắp chết xuống biển cho nhẹ bớt. (Cũng may họ không ném những người đàn bà chửa)
Có thể trong khoang trực thăng mà viên phi công bị đạn dưới đất bắn lên, xuyên qua ghế ngồi khiến anh ta đầm đìa máu, vẫn cố sức giữ cho máy bay khỏi rơi.
Có thể mọi lúc, mọi nơi, mọi giờ, mọi phút.
Ngay cả phút cuối cùng của giờ thứ hai mươi lăm, khi tông tông Dương Văn Minh vừa nói xong mấy tiếng “đầu hàng không điều kiện”.
Mẹ sinh, không có cha bên cạnh.
Có thể cha đã chết trong chiến hào, có thể đang chiến đấu mà súng bị gãy, có thể bị thương, bị bắt, cũng có thể cởi bỏ quân phục lẫn lộn giữa đám thường dân đói khát trên quốc lộ số 1
Người ta đi biển có đôi
Còn tôi đi biển mồ côi một mình.
Mẹ sinh con ra chỉ mình ên, quạnh hiu lắm con ơi!
Mẹ sinh con ra, chính mẹ, cũng không biết để làm gì!
Không biết để làm gì nhưng vẫn muốn con được sống.
Giữa chốn đông người, mẹ vẫn cứ vạch áo ra cho con bú. Tuy chỉ uống nước lã cầm hơi, mẹ cũng hãy còn một ít máu. Những giọt máu hiếm hoi màu đỏ khi chảy qua miệng con vẫn thành màu trắng thơm tho.
Và kỳ diệu làm sao, con vẫn sống được.
Nghĩa là con vẫn thở trong khi khắp nơi đậm đặc mùi xác chết thối rữa, mùi khói, mùi xăng, mùi nhà cháy. Và con vẫn khóc được trong tiếng đại bác ì ầm, tiếng A.K cọc cọc, tiếng xe tăng rít trên mặt đường.
Con sống, nhưng sau cái phút cuối cùng của giờ thứ hai mươi lăm, mẹ ngơ ngác không biết đang ở đâu, rồi sẽ đi về đâu giữa rừng cờ nửa xanh nửa đỏ.
Sau cùng, mẹ cũng hiểu ra rằng lịch sử đã sang trang. Không chỉ riêng mình mẹ mà nửa nước đều thấy xa lạ với chính thành phố, xóm làng của mình. Ngay cả con phố, căn nhà, mảnh vườn cũng không còn là của mình nữa.
Mẹ bị đuổi về quê làm xã viên hợp tác xã. Mẹ lội xuống ruộng, mặc dù rất sợ đỉa, để cấy, gặt. Đôi lúc mẹ trần vai để kéo cày thay trâu. Mẹ làm ra lúa ra khoai đầy kho đụn, nhưng mẹ và những người đội nón lá chỉ làm cho nón cối hưởng, nên con vẫn đói khát, bủng beo.
Mẹ bị hốt trong đêm quẳng lên rừng thiêng nước độc, gọi là kinh tế mới. Mẹ phải sống chung với rắn rít và cả cọp beo, khi ấy hãy còn nhiều lắm. Mẹ bẻ măng rừng, hái nấm ăn cho đỡ đói. Nhiều lần ăn phải nấm độc suýt chết. Cả con và mẹ đều bị sốt rét rừng, bụng ỏng da vàng khè.
Chịu hết xiết, mẹ cõng con trốn về thành phố. Mẹ vay mượn chút ít chạy chợ trên, lộn chợ dưới. Bị mắng là con buôn, bị quản lý thị trường rượt đuổi còn hơn mã tà. Một đôi lần bị cướp sạch cả vốn. Đến nổi, nói ra thật xấu hổ, chỉ còn cái vốn trời cho. Để làm lại cuộc đời mẹ đã thử theo bè bạn đi đứng đường. Nhưng mẹ gầy yếu teo tốp quá, chẳng ai thèm rớ tới.
Cũng may, lúc ấy cha con chẳng phải chết, chỉ bị bắt đi cải tạo, vừa được thả ra. Cha con còn thảm não hơn cả mẹ. Nhưng nhờ cái gọi là tình chồng nghĩa vợ, mẹ cha cũng gắng gượng mà sống để nuôi con. Cha đạp xe thồ, bán cà rem, mẹ lượm lon nhặt giấy vụn trong bãi rác.
Con được (hay bị) dạy thành cháu ngoan Bác Hồ.
Rồi con cũng học đến lớp 12.
Nhưng tới đó thì thôi, cánh cửa đại học đã đóng sầm trước mặt con.
Con bị ném vào đời không nghề nghiệp, không vốn liếng.
Con sống lây lất cho đến hôm nay.
Hôm nay, những đứa trẻ tháng tư năm ấy đã bốn mươi tuổi, cái tuổi tứ thập nhi bất hoặc. Còn bi đát tội nghiệp hơn cả cha mẹ, chúng không có quá khứ để tiếc thương, không có tương lai để hướng tới, chỉ có cái hiện tại không sắc màu, không mùi vị, như một con số không chẳng biết để làm gì.
Trong gia đình, nhìn thấy mẹ cha co rúm, mòn cùn, tuy không nói ra, nhưng chúng thừa biết họ là những kẻ hèn. Ngoài xã hội, chúng chỉ đứng bên lề, nếu không muốn nói là đứng dưới đáy. Trong khi những đứa cùng năm sinh, tháng sinh nhưng ở nửa nước bên kia hay dưới cái dù lý lịch màu đỏ phía bên này đang được cơ cấu vào những chức vụ ngon ăn, sắp sửa đi làm đầy tớ cho những ông chủ kém may mắn nói trên.
Thế nên, đến chết vẫn còn nguyên câu hỏi: Sinh ra trong chết chóc, lớn lên trong đói khổ và suốt đời sống trong ô nhục, vậy sinh chúng tôi ra làm gì?!
Khuất Đẩu

Tuesday, April 25, 2017


CHÁNH MINH * BIỂN TRONG THƠ TRẦN HỒNG CHÂU

Biển trong thơ Trần Hồng Châu

Chánh Minh


Nói đến thi sĩ Trần Hồng Châu, có lẽ chỉ một số ít người đã từng đọc thơ ông mới biết ông là ai, nhưng khi nói đến Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, nguyên Khoa trưởng trường Đại học Văn khoa Sàigòn (1965-1969), chắc chắn không ít người biết đến ông, nhất là những sinh viên ở các Đại học Sàigòn, Huế, Đà Lạt và Học viện Quốc gia Hành chánh trước năm 1975. Nhà thơ Trần Hồng Châu chính là Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch đã từng giảng dạy các môn Văn chương Pháp, Văn chương Việt Nam và Luật Quốc tế tại các Đại học trên. Ngoài ra ông còn là Giáo sư thỉnh giảng về Văn chương, Văn hóa Việt Nam và Văn chương Pháp tại Southern Illinois University (Illinois, Hoa Kỳ) từ 1970 đến 1974.
Tôi tình cờ đọc được thơ ông trong Tuyển tập Trần Hồng Châu gồm thơ, tùy bút và tiểu luận về Văn học Nghệ thuật do Viện Việt-Học ấn hành năm 2004 tại Hoa Kỳ và đây cũng là lần đầu tôi đọc thơ của Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch hay thi sĩ Trần Hồng Châu. Thơ ông đủ các đề tài từ tình yêu thăng hoa, quê hương, đến triết lý về vũ trụ và cuộc đời rất sâu sắc, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là thơ ông đã nói đến biển khá nhiều. Trong 116 bài thơ đăng trên Tuyển tập, có đến 16 bài nói về biển hay liên quan đến biển, tôi có cảm tưởng như ông là một người đi biển nhiều và yêu biển, bởi chính tôi đã từng chọn nghiệp biển và cũng yêu biển. Cho nên khi đọc được những bài thơ có dính dáng đến biển, tôi như bị cuốn hút bởi những lời thơ thật đẹp, lãng mạng và đầy tình người của ông. Từ sự đam mê đó tôi muốn tìm hiểu biển trong thơ Trần Hồng Châu, ngoài ra tôi không có ý phê bình thơ ông bởi vì đã có một số quý vị viết rồi như Giáo sư Trần Ngọc Ninh, Viện trưởng Viện Việt Học và nhà phê bình thơ văn Nguyễn Mạnh Trinh.
Trước hết chúng ta hãy nghe ông tự giới thiệu mình là con người yêu biển một cách khéo léo:
Lúc này đây anh biết em vẫn nhìn anh
xem có đúng con người trong tác phẩm hay không
con người yêu biển lớn
biển đa tình
……………..
(Biển Yêu Mê - Trần Hồng Châu)
 
Và rồi nhớ lại những vùng biển ông đã từng đến:
 
Copenhagen chìm trong mờ sương Bắc Hải
Copenhagen thủy nữ tuyệt vọng trong chờ mong
Tôi đi lang thang
Mắt hoàng tử hiên ngang
Đăm chiêu đời đen bạc
……………………….
Chiều hôm nay tôi lại bâng khuâng
Trở về hiện sinh Địa Trung Hải
Mùi cá biển bủa vây những khuôn mặt thuyền trưởng phiêu lãng
Và áo sương gió khoác lên mình bướm đêm
…………………………
Lòng Phi Châu nóng bỏng
Bến Hồng Hải biển xanh
Aden, đen trong nắng xế
Suez, mấy thuở ê chề!
……………………...
 
Tôi nương theo hướng mặt trời mọc
Về thăm Hương Cảng một chiều xưa
……………………………………..
Tôi nhớ
Nhớ ơi là nhớ
Núi đồi mông lung
Núi đồi chập chùng
Ôm ấp lòng bến cảng
Như một lẵng hoa bẩy màu ân ái
………………………………………
(Ở Biển Về Ngòi - Trần Hồng Châu)
 
Tôi đã ghé bến Hương Cảng một lần lâu lắm rồi, những câu thơ trên đã gợi nhớ trong tôi hình ảnh Hương Cảng thật rõ ràng như mới ngày nào. Nếu ông không thăm biển nhiều lần và yêu biển, thì làm sao có những lời thơ say đắm như:
 
…………………………….
Tôi ghì ôm biển vào lòng
Quên cả huyền diệu đêm trăng
Quên cả vàng úa thủy triều âm
Chào tái ngộ Phi Châu kỳ bí!
……………………………..
(Ở Biển Về Ngòi - Trần Hồng Châu)
 
…………………….
Tôi mở rộng vòng tay
Ghì ôm biển vào lòng
Ngủ ngon đi nhé biển tuyệt vời!
Ngủ say giữa lòng vũ trụ
Trăng sao vằng vặc mịt mùng trăng sao
………………………………………………
(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời - Trần Hồng Châu)
 
Theo bà quả phụ Nguyễn Khắc Hoạch, nhà thơ đã viếng thăm nhiều nơi thời còn là sinh viên du học tại Pháp (Đại học Sorbonne, Paris, Đại học Nancy, Nancy) và các nơi mà ông bà đã từng sánh vai đi qua đã để lại trong ông biết bao kỷ niệm:
 
…………………………
Ta nhặt từng sợi rong biển
Tóc thề trong chất lỏng xanh
Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
…………………………………….
(Xuân Và Biển Thiếu Quê Hương - Trần Hồng Châu)
 
Dưới mắt nhà thơ Trần Hồng Châu, biển và sóng là một, không thể tách rời ra được. Do vậy nhà thơ đã nói đến sóng rất nhiều cũng như biển với cát trắng luôn luôn gắn bó mặn mà. Phải chăng đó cũng là tâm sự tác giả, cho nên mới “Ngàn năm xin vẹn giữ lời thề”?
 
Từ muôn kiếp sóng vẫn dạt dào tâm sự
Từ muôn kiếp sóng vẫn bạc đầu nhấp nhô
Cánh hải âu chập chờn có phân vân
Vầng trăng xưa có gọi hải triều âm?
Biển vẫn đêm đêm hò hẹn mình cát trắng
Nước tràn trề vào lòng cát đê mê
Mặn mà tình đôi lứa
Ngàn năm xin vẹn giữ lời thề!
……………………………..
(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời - Trần Hồng Châu)
 
Khi nhà thơ một mình cô đơn nhớ đến người yêu ở cách xa gần nửa vòng trái đất đã có ý tưởng thật ngộ nghĩnh, lãng mạng là làm một cuộc hải hành xuyên qua các đại dương như một nhà hàng hải để cùng người thương hưởng những phút yêu đương nồng cháy:
 
Anh vươn mình băng qua lớp lớp đại dương bạc đầu để cuối đường hải hành cánh tay mở rộng ôm quanh vòng lưng trái đất , dìu thân em màu bạch ngọc vào lòng nồng cháy yêu đương
……………………………
(Một Mình . Một Mình - Trần Hồng Châu)
 
Có ai như thi sĩ Trần Hồng Châu nhớ con tàu đến nỗi phải đi xe qua cảng Nhà Rồng ở Khánh Hội để nhìn những con tàu, để nhớ thương những đại dương và bờ bến mà ông đã trải qua những phút giây hạnh phúc như ở chốn thiên đường:
 
Mùa mưa về nước dâng trên kênh Khánh Hội
Xe dẫn tôi qua cảng Nhà Rồng
Để nhìn những con tàu trôi lênh đênh
Để nhớ thương mãi
Những đại dương và thiên đường ngọt lịm
……………………………………………
(Xe Đi Ngang Dọc Mấy Mùa - Trần Hồng Châu)
 
Thật đúng và cũng thật thi vị khi nhà thơ xem mình là con tầu lênh đênh nay đây mai đó “về những chân trờ lộng gió…” hay con tầu cũng chính là hình ảnh cuộc đời mình “nhấp nhô, nổi trôi theo định mệnh…”:
 
Tôi là con tầu lênh đênh sóng vỗ
Lắc lư say theo nhịp hải hành
Về những thương cảng buồm thuyền như bướm lượn
Về những chân trời lộng gió biển mù khơi
Hay con tầu là tôi ngoài biển đời nhấp nhô
Nổi trôi theo định mệnh sợi chỉ bàn tay
………………………………………..
(Ở Biển Về Ngòi - Trần Hồng Châu)
 
Cái định mệnh nghiệt ngã đã đưa nhà thơ phải bị tù đày ở chính quê hương mình, chẳng khác chi “thân tầu chết đứng trong vũng nước tù…”:
 
Đêm nay chợt tỉnh giấc
Thế giới nào đây?
Thân tầu chết đứng
Trong vũng nước tù
Xiềng xích
Cửa đóng kín!
Mệt lả
Mình lở lói
Rêu xanh
…………
(Ở Biển Về Ngòi - Trần Hồng Châu)
 
Sau khi đọc thơ Trần Hồng Châu, tôi mới biết thêm ông đã bị đày đọa bởi cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa, “đỉnh cao trí tuệ của loài người” (?) sau năm 1975, mặc dầu tiểu sử ông trong Tuyển Tập không hề ghi lại thời kỳ này (không biết đây là vô tình hay cố ý của Viện Việt Học khi cho in Tuyển Tập năm 2004, sau khi nhà thơ đã qua đời?). Chính lúc này ông càng khát khao yêu biển, yêu Tự do và hối hận đã “về ngòi” hay về lại Việt Nam sau những năm giảng dạy tại Southern Illinois University, Hoa Kỳ từ 1970 đến 1974:
 
Biển là mây gió
Biển là Tự do không bờ bến
Ôi đau xót từ biển về ngòi
Ôi ta có tội gì kiếp trước
Để hôm nay đánh mất cả thiên đường!
………………………………………
Ta ghì ôm biển vào lòng
Biển người tình bé bỏng
Ôi đau xót từ biển về ngòi
Ôi đau xót những thiên đường lỡ hẹn!
………………………………………
(Ở Biển Về Ngòi - Trần Hồng Châu)
 
Làm sao không đau xót được khi nhà thơ đã từng giang hồ khắp bốn biển, biển là tượng trưng của Tự do, là thiên đường, nhưng lại đi vào cõi chết chỉ vì thuơng bố và yêu quê hương. Ông nghèo đến nỗi không có tiền mua cho bố mình một chén rượu nhạt khi bố còn sống, bây giờ thì bố đã ra người thiên cổ. Thế nhưng ông vẫn tự an ủi mình một cách mỉa mai chua xót “…hậu vận bố con mình chẳng ra gì!”:
 
Bố nằm xuống đất rồi, càng thương bố
đời loạn lạc
hậu vận bố con mình chẳng ra gì!
Bố thèm chén rượu nhạt
(một đôi khi thôi, đâu có nghiện ngập gì)
con cũng chẳng có tiền mua
túi sạch sành sanh
sau mấy chuyến đi chui chẳng thành công
…………………………………………..
Trông bố ăn
rất ngon lành
củ khoai lang buổi sáng
con muốn khóc quá trời!
Đời loạn lạc
chó nhảy bàn độc
hậu vận bố con mình chẳng ra gì!
………………………………….
(Bố Nằm Xuống - Trần Hồng Châu)
 
Tình yêu quê hương của ông không bao giờ phai nhạt, càng nhìn biển ông càng nhớ thương quê hương.
…………
Nơi xa đó
Diện đối diện nửa vòng xích đạo
Có phải quê hương ta?
Bãi trước Bãi sau
Ngôi nhà tranh xiêu vẹo
Em bé thiếu dinh dưỡng
Người mỏng như sợi chỉ bàn tay
       
Vẫn biển một khối liền
Vẫn một gầm trời chung
Vẫn một em mây hồng lãng đãng
Mây cho ta nhắn gửi
Lời về thăm cố lý
…………………
(Xuân Và Biển Thiếu Quê Hương - Trần Hồng Châu)
 
Dù ở đâu, biển vẫn là một, vẫn là biển quê hương, bởi vì biển chỉ là “nối dài muôn trùng sóng”. Lòng đất mẹ luôn luôn là “ngọn lửa tiếp sức” cho kẻ xa quê hương mỗi khi ông nghĩ đến:
 
Biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hò khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ…
…………………………………….
(Biển Oan Khiên - Trần Hồng Châu)
 
Như khi nhớ đến biển Đông, làm sao quên được hàng vạn thuyền nhân đã bị chôn vùi dưới lòng biển sâu khi vượt biên bằng thuyền, ông đành khóc cho biển, cho vạn linh hồn oan khiên :
 
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm đi tối về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển Đông!
……………………….
dưới sâu vẫn vô vàn cánh tay
dằn dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiếp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc?
……………………..
(Biển Oan Khiên - Trần Hồng Châu)
 
Ông dùng những từ ngữ thật tài tình để cho ta có thể hình dung một con sóng lớn kinh khủng, khi dâng lên cao như đỉnh Hy Mã Lạp Sơn và khi đập xuống sâu đến chín tầng địa ngục A Tỳ so với chiếc thuyền nhỏ bé mong manh của những người vượt biên chẳng khác gì một hạt cát trong sa mạc hay một giọt nước trong đại dương. Có lẽ những người đã từng đi biển mới cảm nhận được hết hình ảnh so sánh này:
 
…………..
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy Mã
sóng thành vực A Tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
……………………………………….
(Biển Oan Khiên - Trần Hồng Châu)
 
Có ai nghĩ đến người thiếu nữ sống sót ngồi một mình với biển đêm trên đảo san hô, với bao nỗi sợ hãi nhưng vẫn phấn đấu để sống? Ông cho rằng người thiếu nữ đó thật can đảm và đáng được ông dựng tượng giữa muôn trùng sóng. Nhà thơ cảm thấy chúng ta có bổn phận phải “nói lên niềm đau dân tộc” và cho thế giới thấy quê hương chúng ta vẫn ngạo nghễ dầu dưới sự cai trị của một chủ nghĩa tàn bạo và phi nhân:
 
………………………………
người thiếu nữ trên đảo san hô
ta sẽ dựng tượng em
giữa muôn trùng sóng
hãy nói lên niềm đau dân tộc
hãy vẽ lên dáng đứng quê hương!
…………………………………
(Biển Oan Khiên - Trần Hồng Châu)
 
Ông cầu mong sóng biển sẽ vỗ về và đưa oan hồn những người chết trên đường vượt biên, và cả những ván thuyền bị sóng đánh vỡ tan trôi giạt về cố hương:
 
Sóng hãy vỗ về
Mấy hồn người lạc lõng
Mấy ván thuyền đau buốt
Trôi giạt về bến xưa
……………………
(Xuân Và Biển Thiếu Quê Hương - Trần Hồng Châu)
 
Biển oan khiên, nhưng biển cũng tình tứ và thơ mộng. Em là biển và biển là em, anh với em như “hai cánh hoa thần thoại” bất diệt giữa lòng biển và giữa lòng người:
 
Em là biển trải rộng hiến dâng
Và cũng âm u mịt mùng với quá nhiều tuyến phòng ngự đa đoan
Biển là em, vui đấy rồi buồn đấy
Dịu dàng óng ả rồi phút chốc nổi cuồng phong
Sóng phập phòng như bé nhỏ trái tim em
Mắt em mộng mơ ngàn trùng biếc
Như chất biển lỏng đi về mù khơi
………………………………….
Đâu đây ánh thủy cung
Lung linh cành rong biển
Chúng ta vươn mình say
Hai cánh hoa thần thoại
Giữa lòng biển
Giữa lòng người mãi không già…
…………………………………….
(Buổi Chiều Đi Vào Lòng Biển - Trần Hồng Châu)
 
Màu xanh của biển là màu mắt em, hay màu xanh từ bầu trời cao phản chiếu vào mắt em?
 
Biển là mắt em xanh
Mắt em từ đỉnh trời cao xuống
Hay từ lòng biển dấy lên?
…………………………….
Làm sao có thể nhìn đáy mắt em
Trong võng mạc biển sâu màu trừu tượng
……………………………………………
(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời – Trần Hồng Châu)
 
Nhưng rốt cuộc, trời và biển gom lại không đầy mắt em, có phải vì mắt em là cả vũ trụ trong đó?
………………………….
Tỉnh say anh lại thêm say
lênh đênh trời biển không đầy mắt em
………………………………………
(Sầu Đông Lá Úa - Trần Hồng Châu)
 
Chúng ta hãy nghe thi sĩ Trần Hồng Châu định nghĩa biển như thế nào?
 
Từ muôn kiếp sóng vẫn dạt dào tâm sự
Từ muôn kiếp sóng vẫn bạc đầu nhấp nhô
Biển là huynh đệ lòng người
Biển cũng có những bát ngát tư duy
Những ớn lạnh bắc cực và sôi nổi cuồng phong
Những vực thẳm tiềm thức
Những băng sơn và trầm thạch quanh co
Những lửng lơ hờn giận
Những lắng dịu ân cần
Như sớm chiều mưa nắng của tình yêu
Biển vươn lên mãi thủy triều dâng
Biển dâng cao nữa những sóng thần Hy Mã
Biển là hủy diệt và thể hiện triền miên
Biển nhập vũ hội trần gian
Nghiêng nghiêng chuyển mạch nước tràn gió mây
................................................................................
(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời – Trần Hồng Châu)
 
Nói tóm lại, dưới cái nhìn thoải mái đầy lãng mạn nhưng thật sâu sắc của nhà thơ Trần Hồng Châu, không bị ràng buộc bởi những điều kiện nội tại hay ngoại tại, biển là tất cả: biển là tình huynh đệ, là bát ngát tư duy, là sôi nổi cuồng phong, biển là em vui đấy rồi buồn đấy, khi hờn giận khi ân cần v.v…, biển là sự hiện hữu vô cùng nhưng cũng thể hiện sự hủy diệt triền miên như nước và sóng vậy. Phải chăng đó là những cái làm cho nhà thơ yêu biển hơn cả những người đã một thời đi biển?
 
Tôi mở rộng vòng tay
Ghì ôm biển vào lòng
Ngủ ngon đi nhé biển tuyệt vời!
(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời – Trần Hồng Châu)

 
CHÁNH MINH
Orange, CA 18-09-2009



TS.PHAN VĂN SONG * SO SÁNH VIỆT NAM VỚI ĐỨC, NHẬT





Luận về tháng 4 Đen :
 Sau 42 Năm Phục Hồi Hậu Chiến, Thử So Sánh

Việt Nam Với Đức, Với Nhựt, Với Nam Hàn.
Phan Văn Song
Trong không khí phản đối, đấu tranh của người dân trong nước một ngày một lên cao. Dân chúng Việt Nam trong nước ngày nay không còn sợ nhà cầm quyền Cộng Sản nữa ! Những cuộc biểu tình liên tục hàng tuần đang nổi ra khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn ! Lá Cờ Vàng Ba Sọc thân yêu của chúng ta đã được Trở Về Cố Quốc và « Ra Mắt « ! Nay, là biểu tượng của Chánh Nghĩa được tung bay phất phới ! Ngày hôm nay, biểu tượng nầy của Tự Do, biểu tượng nầy của Công Bằng, Công Lý được dân chúng Kỳ Anh, Hà Tĩnh dùng để nói lên sự căm hờn của người dân với Formosa, cái điển hình của tham nhũng, sai lầm của Đảng Cộng Sản. Và Ngày mai, Lá Cờ Vàng sẽ trở về mang theo nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ … giải thoát Việt Nam khỏi ách Cộng Sản, giải thoát dân Đại Việt khỏi ách Đại Hán !
Và sự nổi dậy của dân chúng Đồng Tâm đã chứng minh sự bắt đầu của Ngày Tàn của Chế Độ Cộng Sản Hà nội ! Bắt giữ Cán bộ, Cờ Vàng phất phới !
Một Đồng Tâm, sẽ Hai Đồng Tâm, rồi Ba Đồng Tâm…. Một Kỳ Anh, rồi Hai Kỳ Anh, Ba Kỳ Anh … Rồi Cả Nước Việt Nam sẽ đứng lên, Cờ Vàng Phất Phới… Bắt giữ bọn Cán Bộ, Đuổi Đảng cầm quyền Cộng Sản Hà nội về Tàu… Lấy lại Quyền Tự Quyết, Quyền Làm Chủ Đất Nước… Một Nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị sẽ đuổi tất cả Bọn Hán Thương Cộng Sản gian thương đang cấu kết với đương quyền Cộng Sản Hà nội tham nhũng đang xâm chiếm đất nước giang sơn tài sản dân chúng Đại Việt !
Đất Nước Tài Sản, Giang Sơn Đại Việt của người Đại Việt ! Hãy trả về cho Dân Đại Việt !
Ngày mai Toàn Dân Đại Việt Trong Nước Và Hải Ngoại SẼ Xây Dựng lại Một Đất Nước Phồn Thịnh, theo những Gương Sáng Sau Đây :   
 1/ Những Gương Sáng Xứ Người, sau 42 Năm Hòa Bình :
Thử nhìn lại, tổng kê tình hình Việt Nam, kết quả xây dựng của 42 năm hậu chiến.
Để làm việc ấy, đầu tiên chúng ta thử nghiên cứu hai bài học với ba gương sáng :
Bài học thứ nhứthai quốc gia bại trận sau Thế chiến 2 : Đức và Nhựt :
Cả hai, sau năm 1945 hoàn toàn kiệt quệ. Nhựt Bổn lãnh hai quả bom nguyên tử tàn phá tan tành hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Đức thì cả nước đổ nát, Berlin thủ đô, Dresden, Hambourg, … những thành phố hoàn toàn bị thiêu rụi.
Bài học thứ hai, Nam Hàn, Đại Hàn Dân Quốc : Một quốc gia có một quá trình lịch sử tương tự Nam Việt Nam, Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Đất nước Triều Tiên hay Hàn Quốc, cũng là một bán đảo, cũng hình chữ S, cũng bị chia hai, một bên chiếu theo vĩ tuyến 38, một bên thì vĩ tuyến 17. Cũng hai miền Nam Bắc, cũng hai chế độ hoàn toàn tương phản nhau. Hai Miền Bắc, Bắc Việt với Bắc Hàn, độc tài Cộng sản gia đình Con Ông Cháu Cha Đảng Trị và Kinh tế chỉ huy. Đối lại, hai miền Nam, Nam Hàn và Nam Việt, chế độ Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ Pháp Trị Hiến Định với nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, thị trường Tự Do. Cả hai Nam Hàn và Nam Việt đều bị hai Miền Bắc Cộng sản xua quân cưởng chiếm, cả hai đều toàn dân nổi dậy tự vệ chiến đấu.
Nam Hàn may mắn hơn được cả Liên Hiệp Quốc ký Nghị Quyết ủng hộ. Nam Việt ta vô phước hơn, chỉ Huê kỳ và vài đồng minh chịu giúp đở mà thôi.
Nam Hàn có phước, Trung Cộng còn yếu ớt, chưa phải địch thủ của Huê Kỳ. Nam Việt ta vô phước, Trung Cộng đã được Huê Kỳ đi đêm tạo thế để chống Liên Sô, cho vào Liên Hiệp Quốc bằng cách hất cẳng Trung Hoa Tự Do Đài Loan ra. Nam Việt ta càng vô phước hơn, khi Huê kỳ đi đêm với Trung Cộng, trước để xé cặp bài trùng Liên Sô Trung Cộng, sau để biệt lập Liên Sô hầu đem đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá linh vào năm 1989, nhưng phản phé đồng minh Nam Việt trong chiến thuật be bờ, báo hại cả tới gần 4 triệu dân Nam Việt phải đành ly hương tỵ nạn. Nam Việt Nam làm con vật hy sanh trên bàn phé quốc tế.
  
Nhựt bị chiếm đóng bởi Quân đội Mỹ, mặc dù Nhựt Hoàng vẫn được duy trì. Nhục nhã thay ! Các samourai oai phong, hào hùng ngày nào, nay làm công làm thợ cho ngoại nhơn. Các thiếu phụ, nữ nhơn đài các Nhựt phải làm Geisha để khách Mỹ mua vui !
Đức tình trạng còn bi thảm hơn, bị xé làm bốn mảnh do bốn cường quốc phe thắng trận chiếm đóng. Ngay cả thủ đô Berlin, cũng bị chia làm bốn khu vực. Nhục nào cho bằng ! Hận nào cho bằng ! Dòng giống Aryen, các hiệp sĩ Teutons, các anh hùng Walkyries hào hùng từ nay phải chăm chỉ phục vụ các thứ dân loại hạng hai, dòng giống lai căng kém văn hóa !
Việt Nam năm 1975, trái lại, phe miền Bắc, phe Công sản quốc tế thắng phe Tự do Tư bản Chủ Nghĩa. Trên đất Việt, theo lý thuyết và nguyên tắc chánh trị không còn bóng ngoại quốc, chỉ có người Việt cai quản người Việt. Thế nhưng … !
Tại Âu Châu, ngay sau Thế chiến vừa chấm dứt, lập tức một bức màn sắt rủ xuống phủ kín phía Đông Âu, trùm kín các quốc gia do Liên Sô Cộng sản và Hồng quân giải phóng với lý thuyết quản trị và cai trị kiểu Cộng sản độc tài, kinh tế chỉ huy tem phiếu Đảng trị. Phía Tây Âu trái lại vẫn tiếp tục giữ nền sanh hoạt Tư bản Tự do, tư nhơn tư hữu, kinh thương, công nghiệp tự do, tự do đi lại, tự do ngôn luận, hàng hóa thông thương dư giả, giá cả theo nhịp cung cầu. Về mặt chánh trị, chế độ dân chủ hiến định pháp trị, bầu cử tự do mỗi người một lá phiếu, luật pháp phân minh, tam quyền phân lập…Nói tóm lại hoàn toàn dân chủ, công minh, rõ ràng, đa nguyên, đa đảng, quyền công dân, quyền con người được tôn trọng.
Tại Á châu, Nhựt hoàn toàn bị quân đội Mỹ chiếm hẳn, Đại Hàn, phần đất Nhựt thuộc, bị chia làm hai theo vĩ tuyến 38. Phần Bắc do quân đội Liên Sô giải giới và chiếm đóng. Phần Nam thì nằm dưới chế độ do quân đội Mỹ quân quản. Chiến tranh lạnh ở Á Đông nhanh chóng thành Chiến tranh nóng. Quân Công sản Bắc Hàn cùng với quân Trung Cộng âm mưu xâm lược miền Nam Đại Hàn. Ba năm (25/06/1950 – 27/07/1953) : Nam Hàn được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, Mỹ và đồng minh phải đưa trên 1 triệu quân tham chiến.
2/ 42 năm sau :
42 năm sau, 1993, tuy không Thống Nhứt được nhưng Nam Hàn hay Đại Hàn Dân Quốc- DaeHan Minguh đã là một con Rồng lớn về Công nghệ. Với diện tích 99 ngàn cây số vuông, với 49 triệu dân, Nam Hàn là quốc gia phồn thịnh đứng hàng thứ 12 trên thế giới.Tổng số thu hoạch đầu người là 26 ngàn Mỹ kim (so sánh Việt Nam 2 ngàn Mỹ kim). Chúng ta ai ai cũng biết một vài thương hiệu nổi tiếng như Samsung, như Huyndai, … hai đại công nghiệp Đại Hàn : Tin học và Xe Hơi…Chưa kể ngành đóng tàu của Đại Hàn, năm 2014, đứng hàng đầu quốc tế, Hyundai dẫn đầu về đóng tàu.
Gương sáng ấy đáng để Việt Nam suy nghĩ và học theo không ?
Cũng tại Á Châu, Nhựt Bổn ngày nay là một cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Huê Kỳ và Trung Cộng. Nhựt Bổn, sau khi bị hai quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố lớn, phải đầu hàng đồng minh do Huê kỳ lãnh đạo. Chỉ năm năm đầu khó khăn, quét dọn tổ chức, chấp nhận sự tủi nhục của quân quản ngoại nhơn. Nhưng qua năm thứ sáu, từ năm 1950 đến 1960 trong vòng 10 năm, nền kinh tế Nhựt vực dậy như một phép lạ. Chỉ 19 năm sau, năm 1964, Nhựt đã đủ sức để tổ chức Thế Vận Hội Thể Thao quốc tế. Thành công ấy vỏn vẹn tất cả chỉ chưa đầy 20 năm ! Chưa đầy 20 năm, các hãng xưởng chẳng những đã phục hồi sản xuất, mà còn biến thành những thương hiệu số một, số hai quốc tế, Fujitsu, Toyota, Mitsubishi, Honda, SeiKo, …sản xuất xe hơi, sản xuất máy móc, sản xuất tin học, máy chụp hình, TV, radio, hoá học, Y tế, …Tuy nước Nhựt đất hẹp người đông, nhưng nông nghiệp được chánh phủ tài trợ để cố gắng độc lập lương thực (40% tự túc lương thực) … Nước Nhựt là Đảo, là Biển ! Vì vậy cần phải có tàu để đánh cá tìm lương thực ! Giàn tàu đánh cá Nhựt lớn nhứt thế giới. Lo lương thực nhưng cũng phải lo làm ăn ! Giàn tàu thương nghiệp cũng đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hy lạp thôi ! Muốn có tàu thuyền, muốn có ngành hành hải lớn,  phải có xưởng đóng tàu ! Nhựt lúc ấy đã đứng hàng đầu về ngành đóng tàu.
Tóm lại, 1945, nước Nhựt là một đống tro tàn, đất Nhựt bị quân đội Huê Kỳ chiếm đóng ! 42 năm sau, 1987, Nhựt là cường quốc kinh tế số một ở Á Châu, cường quốc kinh tế số hai sau Huê Kỳ. Gương sáng cho Việt Nam !
Đức, trường hợp còn đặc biệt hơn nữa. Nếu Nam Hàn ngày nay vẫn chỉ là phân nửa của bán đảo Triều Tiên. Người dân Triều Tiên thì vẫn còn bị chia cắt. Đức sau 45 năm chia cắt đã thống nhứt lại được và sau một thời gian hy sanh khó khăn gian khổ, đã chiếm lại vị thế số một cường quốc kinh tế Âu châu.
Đức, sau khi thất trận đã bị xé làm bốn mảnh : bốn quốc gia thắng trân chiếm đóng bốn vùng. Nhưng vừa sau khi thắng trận xong, căn nhà Đức chưa yên ổn, thì nước Đức lại bị chia làm hai. Chiến tranh lạnh Đông Tây. Chiến tranh lạnh giữa hai chế độ, hai ý thức hệ, hai phương pháp quản trị nước, hai quan niệm kinh tế khác nhau, thậm chí tuy cùng ngôn ngữ, cùng gốc văn hóa, nhưng hai vùng Đông Đức – Tây Đức lại đã biến thành hai nền văn minh, hai văn hóa khác nhau với hai suy nghĩ khác nhau. Ba vùng, Pháp Anh Mỹ, cùng chế độ quản trị chánh trị kinh tế, nên sau hai năm hoàn toàn phối hợp thành một. Nhờ chương trình Marshall, tên của vị Tướng Huê kỳ tạo một sức mạnh kinh tế để tái kiến trúc Âu châu, chẳng những để phục hồi nước Đức và dân Đức mà còn giúp đở cả các quốc gia Âu châu từng bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau Thế chiến 2, vai trò Huê kỳ ảnh hưởng mạnh đến những thành tựu về mặt sức mạnh kinh tế, chánh trị và quân đội của Tây Âu. Thế chiến vừa xong, Âu Châu lại bị chia thành hai khối Đông Tây. Một bức Màn Sắt trừu tượng phủ khắp bầu trời các quốc gia Đông Âu, đại diện bởi Bức tường thực thể xây bằng gạch và giây kẻm gai cùng mìn và vọng gát chạy dài trên cả ngàn cây số để chỉ chia rẻ người dân Đức. Ngay từ năm 1948, ba năm sau hòa bình, dân chúng Đức đã phải sống trong chia rẻ. Phía Tây, Tây Đức, thành lập một quốc gia Liên bang Đức, Tự do, Hiến Định, Pháp trị, Đa nguyên Đa Đảng. 42 năm sau, 1987, Tây Đức là cường quốc số một Âu Châu. Chúng tôi nói dông dài về Đức để thông cảm và hiểu rõ cái khác biệt của những dân tộc bị lịch sử chia cắt và không cùng sống chung một nền tảng chế độ quản trị và suy nghĩ.
Cũng như Việt Nam, cũng như Triều Tiên, Đức sau khi bị chia cắt, hai miền sống riêng biệt nhau, tạo ra hai nhơn tố con người khác nhau. Không chỉ riêng về quan niệm quản trị kinh tế : bên tự do tạo con người phóng khoáng, sáng tạo, đầy nhơn bản tánh, biết đùm bọc, biết thương yêu nhau, biết tạo một xã hôi liên đới hổ tương nhau. Trái với phía dân chúng sống dưới chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chế độ Cộng sản được đặt tên là Cộng, mặc dù có tên gọi là Xã hội, như tất cả đều rất vị kỷ. Sống sanh hoạt tập thể, nhà tập thể, ăn tập thể, nhưng con người cứ phải co rúm trong cái vị kỷ sanh tồn của bản thân. Giành nhau sắp hàng, để lo mua miếng ăn, miếng uống, tem phiếu, chia phần giành giựt. Càng cố gắng chia phần đồng đều, lại càng canh chừng, dòm ngó, xem ai hơn ai. Ăn gian, mánh mung, nói láo, tố cáo, rình rập… Chế độ cộng sản tạo ra những con người hoàn toàn ích kỷ vì phải sống còn. Đó chỉ là nói về con người ! Còn về phần cơ cấu tổ chức, vì tất cả là của chung, con chung không ai khóc, nên nhà nước vẫn xìu xìu ển ển … Thời điểm ấy, Huê Kỳ là số một về kinh tế, về quân sự.
Và hai quốc gia bại trận Nhựt và Đức lại là số 2 và số 3 thế giới !
Năm 1989, bức tường Bá linh sập, nước Đức thống nhứt. Tây Đức ôm gánh nặng phục hồi Đông Đức. Tất cả bao khó khăn, dân Tây Đức đều gánh chịu. Chỉ sau vài năm, ngày nay Đức phục hồi vị trí số một Âu Châu. Tổng Sản lượng ngày nay là 3,500 Tỷ Mỹ kim, đứng hàng thứ tư thế giới ;
Thử làm Bảng sắp hạng.
Năm 2013 : Tổng sản lượng
1/ USA 13, 340 Tỷ Mỹ Kim, 2/ Trung Cộng 9, 300 Tỷ MK, 3/ Nhựt Bổn 5,000 Tỷ MK, 4/ Đức 3,500 Tỷ MK, 5/ Pháp 2,700 Tỷ MK, 6/ Vương Quốc Anh 2,400 Tỷ…
So sánh Việt Nam 57/ 170 Tỷ MK
Và Tổng sản lượng đầu người – thứ hạng thế giới
9/ USA 53 ngàn MK, 16/ Đức 45 ngàn MK, 24/ Nhựt 38,500 MK, 20/ Pháp 44 ngàn MK… 81/ Trung Cộng 7 ngàn MK và Việt Nam 1,900 MK đứng hàng thứ 134.
Tất cả có 184 quốc gia được sắp hạng.
Như vậy, năm 2017, tuy Tàu đứng hàng thứ hai thế giới về Tồng Sản Lượng, đất nước giàu có nhưng dân Tàu vẫn nghèo với 7000 dollars bình quân mỗi người/mỗi năm !
Thử chia cho 12 tháng, lượng tháng sản xuất khoảng 503 dollars tháng. Các bạn nghĩ thế nào ? Với con số ấy ? Còn riêng về Việt Nam miễn bàn nếu lấy 1900 MK chia làm 12 = 158 MK tháng. Mỗi đầu người Việt Nam bình quân tạo chưa đầy 160 MK cho đất nước.
Do đâu có sự cách biệt giữa Việt Nam với Đức, Nhựt Bổn, Đại Hàn như vậy ?
Con người ?
Tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia chính là con người.
Người Việt Nam, gốc văn hoá khác chi Nhựt và Đại Hàn. Cùng Văn hóa gốc Hán, Tam giáo, Khổng, Lão và Phật.
Cùng bị hoạn nạn. Nhựt tiêu tùng sau hai quả Bom nguyên tử, bị Mỹ quân quản. Nhục nào cho bằng !
Đại Hàn bị chia cắt, chiến tranh Quốc Cộng, gia đình phân chia hai miền. Khổ đau nào cho bằng !
Người Nhựt, người Hàn đều là người Á đông như người Việt Nam ! Họ biết làm lụng cam khổ, họ biết nương tựa gia đình, nương tựa xóm làng, láng giềng, bà con ! Nước Nhựt ngày nay là con Rồng Kinh tế đệ nhứt Á Châu ! Nam Hàn ngày nay là Con Hổ Kinh tế một trong những con Hổ Kinh tế Á châu với Hong Kong, Đài Loan, Singapore ! Hãy nhìn xem và lấy đó làm gương, các con Hổ Kinh tế ấy lẫn cả Con Rồng Kinh tế vẫn là những quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Toàn là đất hẹp người đông, chen chúc nhau mà sống. Tài nguyên của họ là CON NGƯỜI.
Cả nước Đức cũng vậy, Thiên Chúa giáo, gốc Tin lành Cơ Đốc Luther, sở dĩ phát triển mạnh hơn các dân tộc láng giềng là nhờ vào những đức tánh cần cù, chịu khó, và đặc biệt kỹ luật, biết vâng lời chấp hành kỹ luật lệnh trên.
Dân tộc Nhựt và dân tộc Hàn cũng vậy. Nhẫn nại, kỹ luật, kỹ thuật, tổ chức, ngăn nắp, sạch sẽ.
Còn người Việt Nam chúng ta thì sao ? Người Việt Nam có đầy đủ đức tánh của một dân tộc nếu được đặt trong một môi trường tốt thì sẽ phát triển tốt. Bằng chứng, chỉ trong vòng 40 năm có mặt ở Hải ngoại, các con em hậu duệ Việt Nam đã  hội nhập dễ dàng vào xã hôi của quê hương thứ hai.
Chỉ cần hai thế hệ, con người Việt Nam đã biến thành những công dân tốt cho xứ sở thứ hai.
Thế thì tại sao ở quê nhà, trong tình trạng đất nước hiện nay, người Việt Nam quốc nội đã không phục hồi lại được xứ sở ? Hỏi là trả lời. Phải chăng, người Việt Nam bị những « rào cản » chận đứng mọi sáng kiến, mọi ý chí, mọi con đường để phát triển, xây dựng cá nhơn, xây dựng xóm làng, xây dựng xứ sở đất nước. Rào cản nào ? Trả lời Đảng : Đảng Cộng Sản Việt Nam !
Chế độ Chánh trị :
Với một chế độ chánh trị chỉ biết kềm kẹp, đàn áp con người. Một chế độ chánh trị chỉ biết dạy con người biến thành những con vật, chỉ biết tuân lệnh. Cầm quyền bằng nói láo, cầm quyền bằng hăm dọa, cầm quyền bằng bao tử, bằng tem phiếu, xin cho thử hỏi làm sao người dân Việt có thể phát triển nổi ?
Một đất nước mà lòng tự hào được đo lường bởi sự hy sanh. Một đất nước mà tự hào đỉnh cao trí tuệ là do dám giết giặc. Một đất nước mà gương sáng là một câu chuyện « bịa đặt láo khoét » rằng một thằng bé tự tẩm xăng đốt. Không biết tôn trọng mạng sống của mình là không biết quý trọng cái ơn của cha mẹ đã dày công dạy dổ nuôi nấng mình thành người. Không biết trọng mạng sống của mình, cả mạng sống của tha nhơn, sẳn sàng bắn vào đầu, đập vào óc người, sẳn sàng chôn sống 5000 thường dân vô tội ở Huế. Ai ra lệnh thảm sát 5000 thường dân Huế ? Không ai cả, chế độ Cộng Sản dạy quân đội Việt Cộng giết người. Lúc hoang mang, hỗn quân hỗn quan, sợ quá giết người thôi là chuyện dỉ nhiên. Giết vì sợ, giết vì lo cho ngày mai, giết vì mất hy vọng, sợ rằng, e rằng. Việt Cộng đâu có chánh sách chiêu hồi đãi ngộ, « kêu cánh chim tìm về tổ ấm » như chế độ Miền Nam Việt Nam, đã đãi ngộ người trở về.
42 năm cầm quyền ! 42 năm vẫn còn người buôn gánh bán bưng, vẫn còn cu li – cửu vạn vác vay, vác mướn, vẫn còn hàng quán ngồi xệp bên vỉa hè, vệ đường.
Các cán bộ Nhà nước Cộng sản khi xuất ngoại du lịch hay công tác có nhìn xem các đời sống các quốc gia như Đức như Nhựt không ? Có so sánh với nước ta không ?  Có thẹn với lòng không ? Có mắc cở với gia đình, với con tim mình, với bà con cô bác, rằng mình đã đi lầm đường không ? Có bao nhiêu cán bộ biết ngồi khóc bên hè phố Sài gòn như Dương Thu Hương ? Bao nhiêu cán bộ bỏ Đảng bỏ xứ, bỏ chức, bỏ phận, vứt lon, vứt lá, huy chương quân hàm để sống đời tỵ nạn trong một căn nhà nhỏ tại một ngoại ô Paris như Bùi Tín ? Bao nhiêu ? Đếm chưa đầy bàn tay, ít quá ! Đó là thảm trạng của Việt Nam. Không tiến được, không mở mắt được. Bịt miệng, bịt mắt, bịt tai, Cả nước Việt Nam ! Ba con khỉ bịt mắt, bịt tai bịt miệng để sống qua ngày ! Mãi mãi người Việt Nô Lệ.
Kết Luận :
42 năm, rồi sẽ 50 năm, rồi sao nữa ?
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, 42 năm nô lệ giặc Cộng. Gia tài của mẹ một lũ khù khờ, bịt mắt, bịt miệng, bịt tai. Không Thấy, Không Nghe, Không Nói !
Ngó gương người, 42 năm người Đức Nhựt dựng lại Nước.
Nhìn lại ta, 42 năm Đảng Việt Cộng chỉ biết Trị dân và Bán Nước.    
Chừng nào còn Đảng Việt Cộng, thì người Việt vẫn còn nô lệ. Muốn phát triển, muốn có Tự do, có Độc lập, có Dân chủ phải Thoát Cộng.
Tất cả những vấn nạn hiện tại hay tương lai, như Hán Hóa, như mất hải đảo, mất Biển Đông đều do Đảng Công sản cầm quyền tạo thành.
Thoát Cộng sẽ giải quyết tất cả. Môt chế độ dựng lên bằng kiểu cướp chánh quyền, bằng tuyên truyền láo khoét, bằng giáo dục dỏm, bằng bằng cấp mua, bằng ngoại giao xin cho, thì phải dẹp bỏ. Dẹp bỏ xong cái chế độ ấy, người Việt Nam mới tìm thấy lại những sự thật.  
42 năm quá dài ! Đủ rồi ! Mong rằng tất cả người dân Việt thấy được sự thật để mà vứt bỏ mầm nguy hại nầy !
Mong lắm !
Hồi nhơn Sơn, Tháng Tư đen thứ 43.
 

No comments:

Post a Comment