Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 6 June 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 468

NGUYỄN LỘC YÊN * TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Tình hình nước Việt đang cực kỳ gay go

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Những tin tức dồn dập gần đây, chẳng những gây cho dư luận cả trong và ngoài nước Việt Nam xôn xao mà còn khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) phải nghiền ngẫm đắn đo để giải quyết một lực lượng đông đảo đang đối kháng với chế độ CSVN?! Dù rằng, lực lượng đối kháng này không phải là công an hay quân đội có sẵn sàng vũ khí để chống trả lại đảng CSVN nhưng đấy là trên 90 triệu người dân trong nước đã đang đóng thuế nuôi chế độ phi nhân và trên 4 triệu người Việt Quốc gia đang sinh sống tại hải ngoại mà đảng CSVN đã nguyền rủa là “Bọn ôm chân đế quốc” sau đấy lại ve vuốt bằng “Khúc ruột nghìn dặm”?!. 
Đảng CSVN không nghiền ngẫm và đắn đo sao được, vì nhà chiến lược Nguyễn Trãi đã từng nói: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Vậy tình huống gay go nào đã gây cho đảng CSVN phải hoảng hốt, phải nghiền ngẫm, phải đắn đo để đối phó?! Xin thưa, đấy là 3 tử huyệt của CSVN cực kỳ hung hiểm cho sự tồn vong của chế độ: 
1- Vụ án Formosa: Đảng CSVN đã cấu kết, bao che cho công ty Formosa xả độc. Thế nên, toàn dân phản đối mạnh mẽ, đảng CSVN phải tìm mọi cách để đánh tháo vụ án này, bằng cách đánh lạc hướng dư luận, dù từ đấy CSVN phải bị tai tiếng là ổ tham nhũng; vì mong muốn bàn dân thiên hạ bớt hay quên công kích vụ án Formosa?! Điển hình là đưa ra vụ Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013 là cội nguồn thua lỗ một đại công ty tới 3,300 tỷ đồng, vào khoảng 150 triệu USD, đã lẩn trốn ra nước ngoài, làm ồn ào là có lệnh truy nã quốc tế.
Ông Vũ Huy Hoàng nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, thời gian từ năm 2011 đến 2016 đã buông lỏng lãnh đạo, thiếu trách nhiệm... Đảng CSVN lại cách chức một người mà không còn tại chức, đã về hưu nên cũng gây ầm ĩ không kém?!!! 
2- Vấn đề Dân oan: Vào ngày 15-4-2017, nhà cầm quyền CSVN quyết định giải tỏa khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (ở phía cực nam của thành phố Hà Nội), để bàn giao cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Dân chúng phản đối, nhà cầm quyền đưa lực lượng công an, cảnh sát cơ động đến cưỡng chế khu đất này. Người dân kiên quyết phản đối việc tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Bạo động bùng phát, người dân dùng gạch đá chống trả và bắt giữ trên 30 người của lực lượng cưỡng chế. Điều ấy, rõ ràng CSVN là phi nhân đã gây ra phong trào Dân oan trên khắp nước. Đến nay, người dân đã bị đè nén cùng cực nên phải đáp trả lại hành vi phi nhân của nhà cầm quyền vậy. Tinh thần đấu tranh của đồng bào Đồng Tâm đã khẳng định toàn dân không còn sợ sệt chế độ độc đảng, độc tài nữa???! 
3- CSVN sẽ sụp đổ bởi Internet: Trước sự sụp đổ hàng loạt các nước Cộng sản trên thế giới và Liên Xô bị tan rã ngày 26-12-1991. Thế mà, bản hiến pháp của CSVN vào năm 1992 còn cố ghi rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam (độc đảng) vững bền song song với chính sách kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Điều 4 của Hiến pháp còn ghi: “Đảng là đại biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM”. 

Thế nhưng, để cứu vãn chế độ CSVN đang lung lay tận gốc, buộc phải “Mở cửa, đổi mới” mới cứu nguy được chế độ đang kiệt quệ kinh tế sẽ đưa đến sụp đổ chính trị. Từ đấy, Internet bắt đầu tràn vào Việt Nam như sao đêm lấp lánh khắp bầu trời. Internet tràn vào Việt Nam tạo ra 2 mặt tương phản, đấy là CSVN tạo được sự tương quan kinh tế, chính trị với sự phát triển của toàn cầu. Ngược lại, Internet cũng nhanh chóng tạo ra mối lo ngại cho chế độ. Vì sao, vì trong năm 2016, có tới 30% trong số 95 triệu người Việt Nam theo dõi tin tức cập nhật trong nước và trên khắp thế giới qua các báo đài lề dân, xã hội dân sự, nổi bật hơn là các nhân vật: Huỳnh Quốc Huy (1), Tiểu Mã Linh... là diễn giả bộc phát qua LiveStream, Facebook, YouTube, đã gây cho chế độ CSVN rất hoảng hốt, lo âu. Ngoài ra, ngày nay điện thoại cầm tay (cell phone) dùng liên lạc, chụp hình nhanh nhẹn cũng gây cho chế độ CSVN bị điên đảo. Đúng vậy:

Tổ quốc lâm nguy, gẫm đọa đày?!
Biểu tình mạnh mẽ, kể từ nay
Thông tin nhanh nhẹn, dùng vi tính 
Liên lạc lẹ làng, điện thoại tay 
Trong 3 tử huyệt ghi trên, nếu toàn dân đồng lòng, đồng loạt đấu tranh thì chế độ CSVN không thể tồn tại?! Thế nên, CSVN bị lúng túng trong thế bao vây của toàn dân, liền thay đổi sách lược để đối phó với người Việt yêu nước, bằng cách ngấm ngầm hình thành đạo âm binh, đấy rõ ràng là CSVN quá tối tăm đã/đang tự tạo ra đạo âm binh là tự bôi mặt chế độ và hại chính mình?! Đạo âm binh do CSVN tạo ra bởi những kẻ thiếu khôn ngoan?!. Tiêu biểu gồm có:

a- Hành hung cô Lê Mỹ Hạnh: Phan Sơn Hùng và đồng bọn (do công an tiếp tay) đã đột nhập vào nhà cô Lê Mỹ Hạnh đánh đập cô và bạn của cô rất dã man. Đây là mưu mô quỷ quyệt của CSVN muốn dựng lên “người dân tự phát yểm trợ chế độ CSVN”. Thế nhưng, chế độ tối tăm CSVN không thể dùng vải thưa che mắt đồng bào, đồng bào đã nhìn tường tận mưu mô quỷ quyệt này nên phản đối quyết liệt. Công an Quận 2 Sài Gòn nhận thấy âm mưu hèn hạ và thâm độc của mình không che mắt được ai, liền vội vã tỏ ra “vào cuộc điều tra vụ việc”, hòng để che lấp tội ác của mình và đồng bọn. Dù vậy, chỉ khi nào đưa tên côn đồ Phan Sơn Hùng và đồng bọn ra tòa về tội phạm pháp đã tự ý xâm nhập gia cư bất hợp pháp và đánh đập người dân vô tội bị thương tích trầm trọng, xử án một cách nghiêm minh thì đồng bào mới yêm tâm là người dân đang sống dưới chế độ có luật pháp?!
b- Giết hại Nguyễn Hữu Tấn ở tỉnh Vĩnh Long: Cơ quan An ninh điều tra và Công an tỉnh Vĩnh Long vào ngày 2-5-2017, đã ra lệnh “bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Hữu Tấn để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước” theo Điều 88 của BLHS. 
Đến sáng ngày 3-5-2017, thì cán bộ điều tra lại lắt léo ghi rằng: “Anh Nguyễn Hữu Tấn xin một điếu thuốc để hút và sau đó xin nước để uống. Khi cán bộ điều tra ra khỏi phòng để gọi người mang nước đến thì Tấn lấy con dao rọc giấy ở bên trong chiếc cặp của cán bộ điều tra đặt bên cạnh ghế làm việc, tự cắt vào mạch máu 2 bên cổ để tự sát”?! Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Giáo hội Trung ương Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy đã thấy rõ bộ mặt thật của công an nên nói với đài VOA rằng theo ông, công an đã dàn dựng cái chết của anh Tấn: “Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy chúng tôi rất đau lòng khi nhận được tin Nguyễn Hữu Tấn đã mất. Cháu Tấn là một người hết sức hiền từ, nhân hậu, chỉ biết lo làm ăn. Nhưng công an tỉnh Vĩnh Long đã ép cung, tra tấn cho đến chết. Cuối cùng họ giàn dựng lên một hiện trường giả để cho là Tấn đã tự sát chết để chạy tội”. 
Hội trưởng Giáo hội Trung ương Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy còn xót xa cho dân tộc Việt Nam bị cai trị bởi kẻ cùng nòi giống lại giết người ác độc hơn hổ báo: “Tính đến nay trên cả nước có bao nhiêu trường hợp tự tử trong đồn công an, và cuối cùng mọi chuyện cũng đâu vào đó, những người bức cung vẫn an nhiên tự tại, và nạn nhân vẫn mãi mãi ôm mối hận ngàn thu???!”(2). 
Vì sao có hiện tượng đau lòng này lại xảy ra trên khắp nước Việt Nam, vì cán bộ cao cấp CSVN chẳng những là người Tàu nằm vùng trong nhà cầm quyền tiêu biểu như: Hoàng Trung Hải, Uông Chu Lưu (3)... và một số cán bộ cao cấp người Việt còn làm Việt gian, mọi sự quan trọng của đất nước đều do thiên triều Bắc Kinh quyết định và chỉ thị?! Đau đớn thay: 

Hỡi ôi! Nguyễn Hữu Tấn ơi!
Ai đành giết hại, đất trời thấy không?!
Nghẹn ngào, đau đớn nhìn trông! 
Đồng bào cùng bọc, ai lòng sói lang?! 
Bao người chết bởi công an??? 
Nghiêng mình thắp nén tâm nhang ngậm ngùi! 
Nếu còn chế độ hại đời
Nước nhà nguy ngập, giống nòi tóc tang!!! 
Thực thi công lý rõ ràng
Sát nhân đền tội, Việt gian phải trừ???!
c- CSVN đàn áp tôn giáo: Học thuyết của Cộng sản do Marx và Engels cho ra đời vào năm 1847, Cộng sản coi đây là “Bản Tuyên Ngôn Cộng sản Quốc Tế”. Bản chất của bản tuyên ngôn này chủ trương dùng bạo lực để tiêu diệt quyền tư hữu của cá nhân, đấy là tà thuyết Tam vô: “Vô Tổ quốc, vô Gia đình, vô Tôn giáo” để giữ vững nhà cầm quyền chuyên chế vô sản. 
Từ ngày 30-4-1975 đến nay, CSVN tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt tôn giáo chính thống và thành lập tôn giáo quốc doanh để chia rẽ các tôn giáo chính thống ở Việt Nam.
Chùa Liên Trì tại phường An Khánh, quận 2 Sài Gòn. Chùa Liên Trì do công đức Hòa thượng Thích Không Tánh làm trụ trì, đã gầy dựng gắn bó với đời sống tâm linh của phật tử và cư dân Thủ Thiêm, chùa ở vị trí đắc địa đã lọt vào tầm ngắm của các nhóm lợi ích. Ngày 8-9-2016, chúng (CSVN) đã đánh cướp được cả khu đất chùa Liên Trì?!. 
Từ đấy, chúng nghĩ rằng “Học thuyết của Cộng sản do Marx và Engels tạo ra” là vô địch là đàn áp là đánh cướp được tất cả. Thế nên, hiện nay Hệ thống báo đài của nhà cầm quyền CSVN nói chung, cán bộ Nghệ An nói riêng đang mở chiến dịch tấn công kịch liệt Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, và Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, của Giáo phận Vinh. Hai vị Linh mục hướng dẫn tinh thần cùng với các nạn nhân, phần lớn là người Công Giáo sống với nghề đi biển, đã hướng dẫn các nạn nhân đi kiện vụ án Formosa đã xả chất độc ra biển miền Trung.
CSVN thấy vậy, lại lươn lẹo bằng cách kẻ bất nhân toan tính hãm hại người nhân đức, theo baonghean.com, cuộc biểu tình có đến hơn 2.000 người dân xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, bao gồm phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… tham gia, để tẩy chay Lm. Đặng Hữu Nam đã rao giảng (sự thật) với giáo dân rằng: “Ngày 30 Tháng Tư là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do; ngày mà người dân Việt Nam không có quyền làm người; ngày đã làm cho đất nước tang thương; ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói; ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển; ngày đã tạo nên những bất công trên mọi miền đất nước; ngày mà đánh dấu dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước vào vòng nô lệ cho ngoại bang; 30 Tháng Tư là ngày đen tối nhất của dân tộc Việt Nam”(4). 
Mưu mô biểu tình phản đối cha Nam đã được RFA ghi nhận: “Nói thẳng ra là đấu tố và tìm mọi cách để bắt cha Nam. Nhìn vào các cựu chiến binh rồi hội phụ nữ, các bà già và trẻ con tụ tập đông như thế thì nguồn tin từ facebooker Hoàng Bình và một số anh em mà em được biết thì những người đó đi biểu tình dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu. Họ cấp phát tiền cho những người đi biểu tình người 200.000, người 30.000 người 50.000 tùy theo, chứ còn không có bất kỳ một giáo dân nào trong đó cả" (5).
Than ôi, CSVN gian có thừa nhưng khôn chưa đủ?! Chúng đang “Cưỡi trên lưng cọp” nên tiến thoái lưỡng nan, vì đụng phải sức mạnh của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam. Đảng viên cộng sản hiện nay ước tính trên 4 triệu người tương đương với trên 4 triệu người Việt (đa số là người Việt Quốc gia) hải ngoại, CSVN đã một lần bạo mồm gọi “Bọn ôm chân đế quốc” rồi lại ấm ức gọi là “Khúc ruột nghìn dặm”?!. Nay lại, chống cả khối Cộng đồng Công giáo, trong năm 2016 đã ghi nhận Công giáo tại Việt Nam có trên 6 triệu tín hữu, với 3.100 Linh mục, 14.400 Tu sĩ và 1.249 Đại Chủng sinh. Ngoài ra, “Rút dây động rừng”, nếu nhà cầm quyền CSVN đàn áp trắng trợn đạo Công giáo tại Việt Nam sẽ đụng chạm đến 2 tỷ giáo dân trên khắp thế giới trong đấy có các quan chức tại Hoa Kỳ (như Dân biểu...), Pháp, Anh... và nói sao với Tòa thánh Vatican?! Rõ ràng, đặc tính của tín hữu Công giáo đã ảnh hưởng văn hóa phóng khoáng của Tây phương nên không thể ràng buộc cứng ngắt trong giáo điều của chế độ Cộng sản. Vì thế, tín đồ Công giáo đã/đang can đảm lấy lại thế đứng của mình. Thế nên, Công giáo sẽ trở thành lực lượng đối đầu mạnh mẽ và kiên quyết nhất đối với nhà cầm quyền CSVN. 
Nói đến tinh thần lo đạo yêu đời của người Công giáo, xin trân trọng kể đến Linh mục Nguyễn Văn Lý đã kiên cường đấu tranh bất bạo động cho Tự do Tôn giáo và Nhân quyền cho Việt Nam. Khi Linh mục yêu nước đứng trước mặt quan tòa bán nước đã khẳng khái đọc thơ tất cả 5 lần, bị công an bịt miệng Linh mục đúng 5 lần; lần bịt miệng thứ 6 là lần Linh mục hô to: “Ô nhục, phiên tòa ô nhục!” Từ năm 1977, Linh mục đã bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 4 lần, tổng cộng 53 năm tù giam; Linh mục lo ngại nước Việt Nam sẽ bị Trung cộng xâm lược như Tây Tạng nên đã nghẹn ngào khi tâm tình với đồng bào, mời xem link ở tham chiếu số (6).
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công 
an bịt miệng tại tòa án của CSVN.
Muốn đất nước Việt Nam khỏi bị diệt vong, người Việt phải nấu nung, suy gẫm và đấu tranh như “Mùa xuân Ai Cập” và “Cách mạng Hoa Lài”. Đấy là, vào ngày 18-12-2010, Mohamed Bouazizi tự thiêu, từ đấy biến thành cuộc cách mạng “Mùa xuân Ai Cập”, dân biểu tình chống chế độ Tổng thống độc tài Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ. “Cách mạng Hoa Lài” đã lật đổ Tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia. Từ kinh nghiệm đấy, mong mỏi đồng bào suy gẫm sự tồn vong của quê hương và giống nòi Việt Nam:
Cộng sản, tham tàn quá hãi hùng?!
Buôn dân bán nước, kẻ thù chung
Nhìn gương Ai Cập, nên suy gẫm 
Thấy đuốc Tunisia, nhớ nấu nung
Lo lắng nhân quyền, lo thiết thực
Giữ gìn non nước, giữ kiên trung
Tự do khao khát, trông mòn mỏi
Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!
Ngày 12-5-2017
_____________________________________
Tài liệu tham chiếu:


NGUYỄN TRỌNG DÂN * TÌNH BÁO TRUNG CỘNG

Bàn về hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Việt Nam

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Mọi chế độ tràn ngập tham nhũng chính là dấu hiệu của cả một quốc gia đang dần dần trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của một quốc gia khác. Mọi xã hội có chế độ độc tài thì xã hội đó bị suy yếu và mất sức đề kháng. Việt Nam đã không còn sức để kháng Trung Cộng được nữa và sẽ trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của Trung Cộng. Niềm hy vọng duy nhất cho sức để kháng Trung Cộng của Việt Nam bây giờ chính là tinh thần dân tộc dân quyền của công dân Việt Nam Cộng Hòa ở trong nước lan ra tới hải ngoại. Ngày nào còn chê bai, dị biệt, xa lánh tình thần Việt Nam Cộng Hòa là ngày đó, Việt Nam vẫn còn là nạn nhân của Trung Cộng trên mọi lãnh vực từ kinh tế chính trị đến an sinh xã hội, là nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" do Bắc Kinh tiến hành. 

*

A. Lời mở:
Giới phân tích về tinh hình Việt Nam hết sức ngạc nhiên khi vào ngày 30 tháng Chín năm 2015, ông Hà Huy Hoàng, một phóng viên làm việc cho tờ báo Thế Giới do bộ Ngoại Giao của Việt Cộng làm chủ quản, đã bị kết án sáu năm tù về tội làm gián điệp cho Trung Cộng (1)
Việt Cộng đã lật đật gỡ xuống hết các bài báo trên mạng về vụ việc ông Hà Huy Hoàng nhưng theo tường trình của các hãng thông tấn gần xa bên ngoài Việt Nam có thể dò tìm trên mạng nhờ vượt tường lửa hay liên kết link ((2) & (3)), chúng ta biết ông Hoàng được cho là có dan díu với một nữ phóng viên làm việc cho ban tuyên giáo của Trung Cộng có tên là Nhạc Xuân. Ông Hoàng quen biết được Nhạc Xuân cũng nhờ sự giới thiệu thông qua một phóng viên Trung Cộng khác làm việc tại Việt Nam có tên là Tôn Vân Quế. Ông Hoàng cũng bị cáo buộc đã sáu lần sang Nam Ninh Trung Cộng từ năm 2009 đến năm 2011, gặp gỡ "cảm tình" với Nhạc Xuân để rồi từ đó, nhiều tin tức bí mật được tiết lộ. Ba điểm mấu chốt của các tin tức mà ông Hoàng tiết lộ cho Trung Cộng có thể tóm tắt như sau:
Điểm một: Kế hoạch của Việt Cộng đối với các cảng biển quan trọng của Việt Nam vào năm 2020. 
Điểm hai: Tin tức ai giật dây bạo động mạnh chống người Trung Quốc tại Bình Dương. 
Điểm ba: Thông tin đời tư của giới chóp bu Việt Công.
Nghiên cứu kỹ tầm quan trọng của ba điểm trên, mọi người dễ dàng thấy rõ như sau:
Về điểm một - vấn đề tiết lộ kế hoạch các cảng biển quan trọng chiến lược của Việt Nam vào năm 2020:
Rõ ràng thông tin này cho thấy Việt Cộng đang giấu kín tối đa chủ trương quốc phòng của mình đối với cảng Cam Ranh. Cam Ranh chính là ẩn số mà Trung Cộng muốn dò tìm từ lâu. Năm 2012, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Panetta khẳng định điểm mấu chốt của sự tiến triển quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ là quyền sử dụng cảng Cam Ranh dành cho Hải Quân Hoa Kỳ. "Và tương lai này sẽ không xa", ông Pannetta còn khẳng định thêm ((4),(5)). Từ đó đến nay và sau này, tổng thống Hoa Kỳ có thể khác nhưng chung cuộc, xác suất Hoa Kỳ sẽ vào đóng quân tại Cam Ranh như ông bộ trưởng Panetta tuyên bố là rất lớn, có khác chăng là Hoa Kỳ vào Cam Ranh như thế nào, điều kiện tiền bạc trao đổi thuê mướn như thế nào. Dường như Hoa Kỳ rất kiên nhẫn, đang chờ đợi nền kinh tế định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam vỡ nợ hoàn toàn thì mới đưa ra bản hợp đồng thuê mướn Cam Ranh để thuê được rẻ hơn và khi đó, Việt Cộng cũng hết đường lựa chọn.
Về điểm hai-biểu tình đập phá bạo động chống người Trung Quốc tại Bình Dương:
Một cuộc biểu tình bạo động chống Trung Cộng, dù mức độ nguy hại có cao nhưng nếu không do người ở trong Cộng đảng giật dây tổ chức thì việc gì Việt Cộng phải lo sợ giấu nhẹm? 
Xin được nhắc lại là cuộc biểu tình bạo động tại Bình Dương xảy ra vào tháng Năm năm 2014 (6). Đây là một cuộc biểu tình chống Trung Cộng độc nhất vô nhị tại Việt Nam trước giờ, với một lực lượng thanh niên trai tráng đông đảo hùng mạnh, có tổ chức, đập phá và kích động có bài bản, chuyên nghiệp, có vũ khí, không có tâm lý sợ hay lo lắng công an chính quyền can thiệp gì cả, ngang nhiên chủ động tinh hình tại nơi biểu tình, biến mất rất lẹ khi cần thiết. Rõ ràng lực lượng của cuộc biểu tình ở Bình Dương không phải xuất thân từ phía người dân lành rất dễ đàn áp như đã thấy qua bao nhiêu cuộc biểu tình trước giờ, kể cả cuộc tổng biểu tình ngày 5 tháng 3 mới đây. Rõ ràng lực lượng biểu tình bạo động có tổ chức tại Bình Dương là lực lượng phải từ quân đội hay lực lực lượng an ninh cải trang làm dân thường tiến hành biểu tình kích động gây đập phá. 
Kẻ quyền uy nào ở trong Cộng đảng giật dây cuộc biểu tình ở Bình Dương vào năm 2014 phải là kẻ có khả năng đảo chánh Việt Cộng bất cứ lúc nào cũng được. Cho nên, tiết lộ thân phận kẻ quyền uy này dính líu đến cuộc biểu tình là điều tuyệt đối không thể nào chấp nhận được. 
Về điểm thứ ba-thông tin về đời tư của giới chóp bu Việt Cộng:
Đương nhiên, giới chóp bu trong chế độ Cộng đảng lừa dối độc tài phải coi đây là tin tức rất nhạy cảm, nhất là các tin tức liên quan đến các tài khoản của thân nhân em út giới chóp bu Cộng đảng. Cho nên tiết lộ các tin tức này là điều không thể. Nếu ông Hoàng bị bắt vì tiết lộ những thông tin này thì không có gì là lạ. 
Thế nhưng, một nhân vật tép riu như ông Hoàng mà có thể biết được chi tiết những tin tức tối mật liên quan đến cảng Cam Ranh, thân thế quyền hành kẻ bí mật giật dây biểu tình chống Trung Cộng tại Bình Dương cũng như chi tiết đời tư giới chóp bu để rồi tiết lộ cho Trung Cộng là một điều không thể nào! Cho nên, việc Việt Cộng xử án thẳng tay sáu năm ông Hoàng về tội gián điệp cho Trung Cộng là một hành động có tính dằn mặt về mặt chính trị bên trong nội bộ Việt Cộng, cũng như dằn mặt về mặt ngoại giao giữa "tình đồng chí Cộng Sản Việt Nam Trung Hoa" hơn là phòng chống hoạt động gián điệp của Trung Cộng tại Việt Nam. 
Ông Hoàng cùng lắm cũng chỉ là một người đưa tin cho một nhân vật cao cấp nào đó trong giới chóp bu Việt Cộng đang ngã về phía Trung Cộng hay có lập trường thân Trung mà thôi. Nội gián Trung Cộng cài vào nội bộ Việt Cộng không thể nào chỉ ở cấp phóng viên chạy lăng xăng như ông Hoàng mà thực chất, nội gián của Trung Cộng phải nằm ở ngay cấp chóp bu trung ương của Việt Cộng.
Trước đây, các "đồng chí" của Lê Khả Phiêu cũng tung tin ra ngoài là Lê Khả Phiêu vướng phải ái tình với Trương Mỹ Vân do Trung Cộng cài đặt sanh ra đứa con gái, để rồi từ đó bị Trung Cộng khống chế hết đường cựa quậy mà phải dâng toàn bộ vịnh Bắc Bộ cho Trung Cộng. Chuyện ăn ngủ gái ghiếc riêng tư của Lê Khả Phiêu, người dân làm sao mà biết được vì đảng bưng bít mọi bề nên tin tức này phải là từ nội bộ của Cộng đảng xì tin tức ra ngoài.
Tuy nhiên, hai mảng tin về Hà Huy Hoàng cùng Lê Khả Phiêu, một có thật, một đồn đại, cũng cho thấy là nội bộ chóp bu của Việt Cộng chính thức thừa nhận sự khống chế của Trung Cộng về mặt tình báo lên Việt Nam cũng như Trung Cộng sẽ tìm mọi cách khống chế và để đẩy mạnh hoạt động tình báo tại Việt Nam. Lời thú nhận của tướng Công an Trương Giang Long (7) về hiện tình Cộng đảng đang bị Trung Cộng "khống chế tình báo" không hiểu vì sao được phát tán ầm ĩ trên mạng gần đây càng khẳng định thêm sự thật này.
B. Quan niệm "khống chế tình báo" của Trung Cộng: 
Dựa trên sự phân tích hàng loạt các phản ứng, các chính sách ở mọi mặt của Trung Cộng, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy mục tiêu của Trung Cộng là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ảnh hưởng chính trị, quân sự của mình lên mọi nơi cũng như bành trướng địa dư, và tìm đủ cách bảo vệ an toàn con đường chở dầu hỏa về cung phụng nền kinh tế của Trung Cộng. Từ đó, Trung Cộng cần một đối sách chiến lược tình báo để tăng cường sức ảnh hưởng của mình lên nhiều quốc gia, nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh chính trị cho Trung Cộng. Chiến lược tình báo này tạm gọi là chiến lược "khống chế tình báo.” 
Do đó, có thể hiểu định nghĩa của “khống chế tình báo" là khả năng mà ngành tình báo có thể khống chế hay lèo lái quyết định của giới cầm quyền của một quốc gia, của một tổ chức, một phe nhóm hay của một công ty, vân vân, về mặt nhân sự, về mặt kinh tế đầu tư, về mặt quốc phòng, thông tin và an ninh sao cho có lợi cho mình. 
Ngành tình báo của Trung Cộng vạch rõ mục tiêu hay ngành nghề cụ thể cần phải "khống chế tình báo" cho từng quốc gia khác nhau. Do đó, hoạt động và mục tiêu tình báo của Trung Cộng ở mọi quốc gia cũng khác nhau. Đặc biệt, trong nỗ lực bành trướng ảnh hưởng chính trị và kinh tế ra toàn cầu, tình báo của Trung Cộng bỏ dần chủ trương hỗ trợ khủng bố của ba thập niên từ 1960 đến 1990 mà từ từ tập trung đi theo khái niệm "khống chế tình báo" để gia tăng quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị của mình lên các nước. 
Tập Cận Bình là người chủ trương đẩy mạnh khái niệm tình báo này. Nhờ lèo lái khôn khéo ngành tình báo tay chân của mình theo khái niệm này, họ Tập đã có thể loại bỏ được vây cánh Trùng Khánh đông như kiến của Bạc Hy Lai mà đảng Cộng Sản không bị đổ vỡ, lại có thể buộc trùm an ninh tình báo Trung Cộng là Chu Vĩnh Khang buông tay đầu hàng không phản kháng. Đó là chưa kể khiến phe Thượng Hải của họ Giang phải tan hàng dù biết vây cánh mình đủ sức giết họ Tập bất cứ lúc nào mình muốn. Họ Tập cũng dùng phương thức "khống chế tình báo" để buộc những kẻ bị mình thanh trừng không thể động binh phản pháo mà phải tự tử hoặc chịu đòn tù tội trong im lặng dù binh lực nắm cả vạn người trong tay, lúc nào cũng sẵn sàng. 
Mức độ và khả năng "khống chế tình báo" của Trung Cộng dưới thời họ Tập phát triển ngày một tinh vi, giúp cho họ Tập nắm toàn quyền tuyệt đối trong nội bộ, bành trướng mạnh hoạt động tài chánh và đầu tư của Trung Cộng ra ngoài hải ngoại, lèo lái âm thầm để những lập trường chính trị bài xích hàng hóa Trung Cộng ở từng quốc gia bị suy yếu đi. 
Đối sách "khống chế tình báo" mà Trung Cộng đang sử dụng lên các nước ASEAN khiến ASEAN như bãi cát rời, khiến Mỹ thì chập chừng thiếu quyết đoán, khiến Úc thì nghi ngại để rồi mọi quyết định cần thiết của cộng đồng quốc tế để ngăn cản và chấm dứt sự xây lấn tái phép biển đảo của Trung Cộng tại biển Đông không thể thực hiện được.
Quan niệm "khống chế tình báo" khác hẳn với hành động khống chế theo kiểu "black mail" thường nghĩ ở một chổ, quyết định của nạn nhân bị "black mail" hầu hết là cưỡng ép trong khi hầu hết quyết định của những nạn nhân bị "khống chế tình báo" lại là tự nguyện do suy tính phản ứng trước tình huống sao cho có lợi nhất về mình. Nghĩa là, nạn nhân bị "khống chế tình báo" có thể là một tổ chức, một công ty, một đảng phái hay một quốc gia, hay một nhân vật quan trọng, đưa ra quyết định sao cho có lợi nhất cho mình, cho gia đình mình trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng sự suy tính đã bị chi phối bởi những ảnh hưởng bí mật do ngành tình báo cài đặt từ xa, qua nhiều bước cài đặt tinh vi chồng chất. Nạn nhân có toàn quyền quyết định khác đi nếu muốn, nhưng ngay cả khi quyết định khác đi, sự quyết định này của nạn nhân cũng có lợi cho thế lực đang có phương tiện "khống chế tình báo.”
Thí dụ như tình hình Việt Nam. Việt Nam hiện nay đang dần dần trên đà là nạn nhân của phương thức "khống chế tình báo" của Trung Cộng. Nghĩa là trong cả hai trường hợp, Việt Cộng quyết định chống ảnh hưởng Trung Cộng hay Việt Cộng quyết định quy thuận Trung Cộng thì đều có lợi cho Trung Cộng. 
Nếu bàn thảo chống hay đánh Trung Cộng để tự vệ thì ngành tình báo của Trung Cộng mọc rễ sâu rộng trong giới chóp bu của Việt Cộng dư sức làm cho bộ Chính Trị của Việt Cộng bị rối loạn tự tan rã trong chớp mắt khiến Việt Nam lại thuận thảo Trung Cộng hay bị Trung Cộng chiếm đóng. 
Còn trong trường hợp Việt Cộng quy thuận Trung Cộng ngay từ đầu thì Việt Cộng cũng không thể tồn tại trên quyền lực vì mọi quyết định của Việt Cộng đều phải nằm trong một khung sườn chính trị ngoại giao do Bắc Kinh để ra rất cụ thể và chi tiết. Nền tài chánh Việt Nam bị Trung Cộng kiểm soát. Lúc đó, mặt nhân sự của Cộng đảng bị bóp méo mất tự chủ và toàn bộ nền kinh tế quốc phòng của Việt Nam là do Trung Cộng chi phối đều khiến. Đó là chưa kể Bắc Kinh có thể sẽ cử người trực tiếp tiếp quản Việt Cộng theo phương thức bí thư hay cố vấn từ Bắc Kinh, ban thường trực là người địa phương, khiến Việt Cộng hoàn toàn bị mất quyền lợi ngoại giao, quyền lợi kinh tế. Trung Cộng cũng có thể sẽ chia Việt Nam ra thành nhiều quận hạt với nhiều hình thức bù nhìn khác nhau khiến Việt Cộng không còn khả năng phản kháng. 
Đương nhiên, Việt Cộng còn giải pháp ngã về phía Hoa Kỳ mong Hoa Kỳ "rộng thương cỏ nội hoa hèn" mà giúp nhưng do bị “khống chế tình báo” bởi Trung Cộng sâu rộng bên trong, làm gì mà nội bộ Việt Cộng có thể đủ sức đi đến quyết định làm đồng minh của Mỹ?
Tuy nhiên, xin được lưu ý là nếu Việt Cộng bị lật đổ trong bất ngờ để thể chế dân chủ dân quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập thì mọi nỗ lực "không chế tình báo" của Trung Cộng trước giờ lên Cộng đảng bị hóa giải hoàn toàn- khiến Trung Cộng muốn có được tình huống "không chế tình báo" trở lại thì phải cần thời giờ gầy dựng lại từ đầu rất khó và rất lâu.
C. Các phương thức "khống chế tình báo" của Trung Cộng:
Đi tìm nguồn gốc của sách lược "khống chế tình báo" mà Trung Cộng áp dụng để coi ai là cha đẻ của sách lược này, đến giờ phút này vẫn chưa có sự khẳng định rõ ràng, chỉ biết là phương thức "khống chế tình báo" của Trung Cộng là một chương hay một phần trong “sách lược sức mạnh mềm" được Hoa Kỳ đẩy mạnh vào thời các tổng thống Clinton, Bush con và Obama. 
Đối với Việt Nam, "sách lược sức mạnh mềm" đã được Hoa Kỳ áp dung vào năm 1992 và thỉnh thoảng bị hé lộ úp úp mở mở trên các hãng thông tấn, trên các bài bình luận của các chiến lược gia Hoa Kỳ với tiếng lóng là "flirting policy", tạm dịch là "đối sách dụ khỉ". Dường như Trung Cộng bỏ hết các chương mục khác của toàn bộ đề nghị "sách lược sức mạnh mềm" mà chỉ lấy chương "khống chế tình báo" trong sách lược này để sử dụng với nhiều cách thức tàn nhẫn, tốn kém và gấp rút hầu mong đạt được kết quả nhanh hơn dự tính trong mọi lãnh vực từ thanh trừng chính trị đến khống chế kinh tế, chính trị ở nhiều quốc gia.
Thông qua hàng ngàn tin tức thu thập bấy lâu về kinh tế chính trị trên thế giới, chúng ta có thể thấy Trung Cộng sử dụng các phương thức chủ yếu sau đây để đạt được mục tiêu "khống chế tình báo" của mình:
1, Lũng đoạn tài chánh
2. Mua chuộc nhân sự
3. Thâu tóm thị trường
4. Khống chế thông tin
5. Liên kết quyền lợi.
Như vậy, khi Việt Cộng là nạn nhân "khống chế tình báo" của Trung Cộng thì:
1. Nền tài chánh do Việt Cộng chủ quản sẽ bị Trung Cộng lũng đoạn tối đa. 
2. Nhân sự hàng ngũ Cộng đảng cũng bị Trung Cộng mua chuộc tối đa ở mọi cấp, kể cả ở quận huyện, ở khối doanh nghiệp, ở các ban ngành. 
3. Thị trường hàng hóa tại Việt Nam phải là thị trường hàng hóa của Trung Cộng. 
4. Mọi thông tin trên mạng từ mọi cơ sở chính quyền, từ mọi tổ chức tại Việt Nam, kể cả email đều bị Trung Cộng thu thập, phân tích và khống chế. Tất cả các internet server (hay gọi nôm na là ổ chứa vi tính) hiện nay tại Việt Nam đều sẽ phải có các phần mềm dò xét (spyware) của Trung Cộng cài đặt hay phải kết nối hoặc bị khống chế bởi các server của Trung Cộng trong mục tiêu kiểm soát khống chế thông tin. 
5. Quyền lợi đem đến nhờ độc tài đảng trị đã là dã tâm làm mờ mắt các đảng viên và tạo ra sức hút quá mạnh buộc Việt Cộng phải liên kết với Trung Cộng để chống đa đảng, đa nguyên và đòi hỏi tiến bộ dân quyền trước sức ép của mạng internet và của Hoa Kỳ trong sách lược “sức mạnh mềm.” Do đó, hợp tác giữa Việt Cộng và Trung Cộng về an ninh chính trị cần phải có, để rồi vòng xoáy dã tâm tham vọng quyền lực khiến Việt Cộng từ từ hoàn toàn trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của Trung Cộng hết cách cứu vãn, đẩy toàn bộ xã hội Việt Nam vào tình trạng lệ thuộc Trung Cộng về mọi mặt.
Khi đã biết được năm phương thức chủ yếu mà ngành tình báo của Trung Cộng tiến hành để biến Việt Nam thành nạn nhân của "khống chế tình báo" thì sẽ hiểu được hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Việt Nam sẽ phải như thế nào, sâu rộng ra làm sao.
D. Hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Việt Nam:
Hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Việt Nam từ đó, như đã trình bày phần trên, sẽ phải dàn trải sâu rộng vào mọi ngã ngách của xã hội Việt Nam, vào mọi ngành nghề của Việt Nam, vào mọi tập đoàn kinh tế của Việt Cộng do chủ quản, ở mọi địa phương, ở mọi cấp bậc trong chính quyền, trong Cộng đảng, mọi máy vi tính, mọi ổ chứa server, thậm chí lan rộng luôn vào bộ phận tình báo lẫn bộ quốc phòng của Việt Cộng. Nói một cách khác, Trung Cộng biết chi tiết mọi tình huống xảy ra ở Việt Nam trong mỗi phút trước cả thông tin được tải đăng trên báo chí.
Khi tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, ông ghé vào quán bún bình dân nhỏ bé ở góc phố bình thường như mọi góc phố dơ bẩn ồn ào khác ở ngoài Hà Nội (8), ông muốn gởi một thông điệp cảnh cáo đến giới chóp bu Cộng đảng ở Hà Nội là một quán bún nhỏ ở ngỏ ngách Lê Văn Hưu mà Tổng thống nước Mỹ cũng biết thì những gì Cộng đảng đang toan tính, những mưu mô lợi dụng nước Mỹ, đương nhiên tổng thống Mỹ cũng biết. Thế nhưng đồng thời, tổng thống Obama cũng muốn gởi thông điệp đến Bắc Kinh, đang dòm ngó nội tình Việt Nam hết sức kỹ lưỡng không xót một viên gạch, là mọi hoạt động tình báo sâu rộng mà Trung Cộng đang tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam được thì người Mỹ cũng làm được. 
Điều này cho thấy rõ Việt Nam hiện tại vẫn là chiến trường của hai siêu cường Trung Cộng và Hoa Kỳ, một loại chiến trường kiểu mới không tiếng súng, khiến người dân bình thường không nghĩ đến, không biết, không thấy có bom đạn đổ máu, nhưng kẻ thắng trong chiến trường này sẽ kiểm soát được quốc gia Việt Nam sau này. Đó là chiến trận chiến tình báo tại Việt Nam.
Cũng giống như năm 1963, Hoa Kỳ phải vào tham chiến miền Nam để ngăn cản sức tấn công tàn khốc của Cộng Sản Bắc Việt lên Việt Nam Cộng Hòa, kể từ năm 1992 thì Hoa Kỳ đã phải nhảy vào tạo ra trận chiến mặt trận tình báo, nhằm cứu vãn trong âm thầm cho Việt Nam thoát khỏi sự tấn công tình báo từ phía Trung Cộng, để quá trình Việt Nam trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của Trung Cộng trở nên khó khăn hơn. 
Tuy nhiên, cũng giống như trận chiến ngăn chống sự tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trước năm 1975, sự can dự phòng thủ mặt trận tình báo của Hoa Kỳ cho Việt Nam ngày nay có mức độ và giới hạn. Và Trung Cộng cũng sẽ đi đường vòng ra phía sau hậu trường nước Mỹ để vận động cho một sự thoái lui trên mặt trận tình báo của Mỹ, giống như trước năm 1975 nước Mỹ thoái lui về quân sự do hậu trường chính trị thay đổi để Việt Nam hoàn toàn bị Trung Cộng lũng đoạn.
Việt Cộng không cách gì có thể đủ sức phòng thủ nổi trong lãnh vực tình báo trước Trung Cộng do giới chóp bu của Việt Cộng và hầu hết các đảng viên đang bị mờ mắt trước quyền lợi tiền tài từ Trung Cộng đem lại cũng như từ sự độc tài toàn trị đem lại và sẽ đẩy Việt Nam hoàn toàn trở thành nạn nhân của chiến lược "khống chế tình báo" của Trung Cộng. 
Lý do Trung Cộng còn để Việt Cộng tồn tại trong một thời gian nữa là vì khả năng của Việt Cộng làm tiêu tan sức mạnh đối kháng của dân tộc Việt giúp giùm cho Trung Cộng. Ngày nào khả năng này của Việt Cộng không còn cần thiết nữa thì Trung Cộng sẽ ra tay bóp nát Việt Cộng trong nháy mắt. 
E. Lời kết:
Mọi chế độ tràn ngập tham nhũng chính là dấu hiệu của cả một quốc gia đang dần dần trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của một quốc gia khác. Mọi xã hội có chế độ độc tài thì xã hội đó bị suy yếu và mất sức đề kháng. Việt Nam đã không còn sức để kháng Trung Cộng được nữa và sẽ trở thành nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" của Trung Cộng. 
Niềm hy vọng duy nhất cho sức để kháng Trung Cộng của Việt Nam bây giờ chính là tinh thần dân tộc dân quyền của công dân Việt Nam Cộng Hòa ở trong nước lan ra tới hải ngoại. Ngày nào còn chê bai, dị biệt, xa lánh tình thần Việt Nam Cộng Hòa là ngày đó, Việt Nam vẫn còn là nạn nhân của Trung Cộng trên mọi lãnh vực từ kinh tế chính trị đến an sinh xã hội, là nạn nhân của sách lược "khống chế tình báo" do Bắc Kinh tiến hành. 
13/5/2017
________________________________________
Ghi chú:
(4). Nguyên văn lời ông Panetta phát biểu như sau: “Access for U.S. naval ships into this facility is a key component of this relationship and we see a tremendous potential here,

NS. TUẤN KHANH * BÀI HÁT CỦA THỨC

Một bài hát của Thức

Ảnh của tuankhanh
Một ngày cuối tháng 4, tôi nhận được cú điện thoại từ gia đình của anh Trần Huỳnh Duy Thức, kể tình hình của anh Thức trong trại giam lúc này. Câu chuyện kèm theo một món quà bất ngờ: một bài hát mà anh Thức sáng tác nhân ngày của mẹ, vào tháng 5/2017.
Nhiều ngày, tôi không có lòng nào mà nghe nổi bài hát, bởi chỉ loay hoay nghĩ về tình trạng của anh Thức trong nhà tù số 6, một nơi nằm sâu ở phía tây Nghệ An. Từ tháng 8/2016, trong phòng giam nóng bức và tăm tối cả ngày lẫn đêm, những người quản lý trại tù số 6 đã quyết định cắt điện phòng giam của anh Thức. Mọi sinh hoạt của anh đều phải diễn ra trong một khung cảnh nhờ nhờ, suốt trong nhiều tháng, đã khiến thị lực của anh bị sút giảm trầm trọng.
Anh Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của anh Thức kể lại sau chuyến đi thăm nuôi vào tháng 4 vừa rồi, rằng anh Thức đang bị tình trạng mắt nhìn không còn rõ, lại có nhiều biểu hiện như ruồi bay trước mắt. Lúc này, anh đọc hay nhìn rất tệ. Khi gia đình xin trại giam mở điện phòng vào ban ngày, hoặc nếu không thì xin được gửi vào cho anh Thức chiếc đèn pin nhỏ bằng nhựa để anh có thể nhìn rõ hơn, thì phía nhà tù đã từ chối, nói rằng đèn pin thuộc vào thiết bị điện tử, nên không được sử dụng.
Khó tả làm sao, khi nhà chính quyền không mang lại ánh sáng cho con người, việc chọn cách tự thắp lên một tia sáng để bước đi, con người cũng không được phép.
Anh Tân nói lần thăm nuôi đó là một lần thật căng thẳng. Vì lần đó gia đình đã có những phản ứng dữ dội nhất về hoàn cảnh chịu lao tù của anh Thức. Sự căng thẳng không phải bởi chỉ chuyện ánh sáng phòng giam, mà điều kiện y tế nói chung cũng tồi tệ đến mức gia đình giật mình khi nhận được yêu cầu từ anh Thức, rằng sớm gửi vào cho anh sách vở nói về các kiểu bệnh của răng, để anh đọc và tìm cách tự chữa chứ không thể trông cậy gì vào việc nhờ cậy y tế nhà tù.
Tôi không dám hỏi thêm về các triệu chứng mắt của anh Thức – có thể đó là tình trạng vẩn đục dịch kính hay tăng nhãn áp chẳng hạn – do tôi nhìn thấy gia đình anh cũng đã đủ căng thẳng. Tôi lại thấy mình loay hoay, nghĩ vẩn vơ khi nhìn ra ngoài trời mùa hè ở Sài Gòn đang rực nắng, và nghĩ tới đâu đó âm u trong căn phòng giam nhốt một người luôn cất lên những lời yêu nước thiết tha.
Cuối cùng, tôi cũng mở bài hát của anh Thức để nghe anh viết gì. Nếu không kể bài hát về Mẹ vào năm ngoái, mà anh viết lời, Trần Vũ Anh Bình viết nhạc, thì đây là bài đầu tiên anh tự mình viết tất cả.
Tôi mở bài hát, nghe đi nghe lại nhiều lần. Có lúc, tôi bước vội ra cửa sổ nhìn trời, trong khi tai vẫn còn vang lên giai điệu của bài hát. Thật khó tin những gì tôi đang thấy ngoài đời là những lời anh viết, anh mô tả từ phòng giam tăm tối đó. Ánh nắng, mây trắng, làn gió và những mầm xanh đang phất phơ trong một ngày thiên nhiên tràn ngập sự sống, có đủ trong bài hát. Phải yêu cuộc đời này lắm, thì ca từ của anh Thức mới có đầy ắp sự rạo rực của hy vọng và khát khao như vậy. Bài hát của anh nói về mẹ, về cha, nhưng nghe như lời hát về tổ quốc mình. Nghe mà thao thức, mà loay hoay.
Tôi chỉ biết gửi đến các anh chị, các bạn, bài hát mới của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi xin để lại mọi thứ trong cảm nhận riêng của từng người về bài hát này, hơn là diễn giải một cách dài dòng. Nhưng tôi tin khi lắng nghe và chia sẻ đủ, các bạn và các anh chị sẽ có cùng một cảm giác như tôi: rằng một người như có suy nghĩ đầy ánh sáng như Trần Huỳnh Duy Thức, ắt sẽ sớm thoát khỏi bóng tối của căn phòng giam oi bức đó, để còn dựng lên những mầm xanh, những con đường Việt Nam, như anh đã ôm ấp, viết lên trong bài.
TB: Anh Thức nói tôi đặt tựa giùm cho bài hát này, để gửi tặng cho tất cả những ai yêu mẹ, yêu đất nước mình. Tôi có tạm đặt một cái tên cho bài hát này, nhưng có lẽ đúng nhất, chính người nghe và chia sẻ với Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tự mình thầm gọi tên nó, theo những suy nghĩ riêng. Chắc anh Thức sẽ vui vì điều đó.
--------------------
Nghe bài hát ở địa chỉ:
https://youtu.be/I-Y4zrzaAVQ

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn

Ảnh của tuongnangtien

Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu
Trong tác phẩm Đèn Cù, tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh:  “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”
Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để ...  biến thù thành bạn!
Tuy có “sự hợp tác toàn diện” của “láng giềng hữu hảo” nhưng Việt Nam – tiếc thay – đã không hề  tìm được chút “ổn định lâu dài” nào để “hướng tới tương lai” cả. Thù trong, giặc ngoài. Tương lai, cũng như hiện tại, của Đảng CSVN đều rất bấp bênh. Nỗi lo sợ và ám ảnh của ông Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) vẫn còn nguyên vẹn:
  • Ngày 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị lực lượng an ninh tỉnh Vĩnh Long đến lục nhà bắt giữ vì tình nghi có lưu giữ cờ Vàng. Qua ngày sau, cơ quan công quyền đã chở xác nạn nhân về trao trả lại cho gia đình cùng lời giải thích là đương sự “đã dùng dao cắt liên tiếp vào cổ để tự sát” tại đồn công an.
  • Cũng trong 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam khác, bà Lê Mỹ Hạnh đã bị “đánh dã man” tại nhà vì thuộc thành phần “phản động” và là “thành viên cờ vàng ba sọc đỏ.”
Trước sự kiện này, dư luận có nhiều phản ánh hơi (bị) bất thường:
 Ngô Nhật Đăng:  “Tôi xin ủng hộ một số tiền cho bất kỳ ai ra tay trừng trị tên Hùng người đã hành hung phụ nữ và đang thách thức xã hội, vì tôi không thấy bóng dáng công lý trong vụ này ... ”
 Song Tran: “Nếu pháp luật không nghiêm chúng tôi sẵn sàng ủng hộ tiền bằng mọi giá thuê mướn sát thủ để tiêu diệt những kẻ hung tàn này.”
Phạm Văn Thành cũng cho hay rằng ông nhận được rất nhiều lời gợi ý của mọi giới người, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng đóng góp tài chính (và “sức lực”) vào việc “lấy đầu” kẻ đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh.
May mắn là cùng lúc cũng có những đề nghị ôn hoà và ... “hợp pháp” hơn:
- Trương Huy San:
“Chị Lê Mỹ Hạnh đã chính thức trình báo công an. Báo chí nhà nước không thể bỏ qua sự kiện này. Đừng đợi tới ngày bọn côn đồ xông vào nhà các bạn. Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.
- Lê Công Định:
“Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện một công việc cần thiết nhằm ngăn chặn sự leo thang của tội ác và, quan trọng hơn, để chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội có luật pháp.
Chúng ta hãy chờ xem nhà chức trách sẽ hành xử ra sao.
Trân trọng,”
Chưa biết “nhà chức trách sẽ hành xử ra sao” nhưng cách nhận định vấn đề của họ thì đã rõ:
-  Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham Mưu, Công An TP.HCM, cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân.
- Trung Tướng Lê Đông Phong, Giám Đốc Công An TP HCM, cho biết : “Đây chỉ là một vụ tố giác tội phạm. Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, TP HCM, thời điểm lúc đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em.”
Tôi không coi thường cấp bực cũng như chức vụ (khiêm tốn) của ông Nguyễn Sỹ Quan. Tôi cũng đã nghe quen tai nên không phiền hà gì lắm về những lời lẽ (“đầu đường xó chợ") của ông  Lê Đông Phong. Tuy thế, vì vấn đề không chỉ giới hạn ở một địa phương nên những giòng chữ còn lại (của trang sổ tay hôm nay) xin được dành cho ông Thượng Tướng Tô Lâm, Tiến Sỹ Luật Khoa, đương kim Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam.
Hơn ai hết ông Lâm biết rất rõ rằng đã có hằng trăm vụ “tự sát trong đồn công an” và hằng trăm vụ “côn đồ” ném gạch đá, mắm tôm, cứt đái, rác rưởi vào nhà những người bất đồng chính kiến (hay hoạt động xã hội dân sự) mà không hề có bất cứ một cuộc điều tra minh bạch nào của nhà nước Việt Nam. Những người lãnh đạo chính phủ hiện nay, rõ ràng, đang chủ trương xử dụng, bảo trợ, và bao che cho những hành vi bạo lực và phi pháp!
Bọn côn đồ, vì thế, mỗi lúc một tiến thêm xa. Cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì chúng đi hơi xa quá. Hôm đó, bà Trần Thị Nga đã bị những kẻ bịt dùng cây sắt đánh vỡ xương.
Mặc dù hung thủ đã bị nhận diện, và bà Nga cũng đã gửi đơn trình báo đến văn phòng công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhưng chung cuộc thì người vào tù chính là nạn nhân thay vì thủ phạm!
Sự kiện này lý giải được nỗi hoang mang của nhà báo Huy Đức (“Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền”) về sự lộng hành của Phan Hùng và đồng bọn - những kẻ đã ngang nhiên vào nhà bà Lê Mỹ Hạnh vừa đánh đâp nạn nhân, vừa thản nhiên thu hình rồi cho phổ biến trên mạng, cùng những lời lẽ thách thức hỗn xược khiến nhiều người công phẫn.

Nguồn tranh biếm họa: phairzios.blogspot
Thách thức công luận là một cách hành sử rất thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, nhất là trong hoản cảnh (“thập tử nhất sinh”) hiện nay của nhà nước CSVN. Về tuổi đời, học vấn, cũng như địa vị xã hội thì ông Tô Lâm đều vượt xa ông Phan Hùng. Hy vọng tầm nhìn của ông Thượng Tướng cũng sẽ cao hơn (và xa hơn) của một tên côn đồ vô học.
Luật sư Lê Công Định bầy tỏ sự quan ngại rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. ” Tôi thì có mối quan ngại khác: “Ngày mai sẽ đến lượt các ông là nạn nhân nếu hôm nay các ông im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”
Mà cái “ngày mai” này (xem ra) cũng không còn xa lắm - theo lời cảnh báo của nhà văn Phạm Thành, từ Hà Nội:
“Các chú an ninh hãy biết rằng, 90 triệu người Việt Nam đã căm thù cộng sản cầm quyền đến ngút trời ngập đất; ngân khố nhà nước rỗng không, nợ nước ngoài ngập đầu, tới 410 tỷ đô la, bằng 210 % GDP thì chế độ cộng sản cầm quyền sụp đổ, thời gian chỉ còn tính trên đầu ngón tay ... Các chú an ninh, khôn hồn thì hãy tỉnh ngộ. .. muộn còn hơn không. ”
Cũng có thể vẫn còn “vài chú an ninh” chưa “tỉnh ngộ” nhưng ông Bộ Trưởng Công An thì chắc chắn là không đến nỗi ngù ngờ như thế. Cũng hơn ai hết, ông biết rõ rằng mối lo sợ của Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) không không phải là hoàn toàn vô cớ.
Muốn hay không muốn, sớm hay muộn, đất nước rồi sẽ phải trải qua một giai đoạn giao thời với ít nhiều xáo trộn thôi. Tuy nhiên, dù ở tình thế nào, dưới lá cờ nào chăng nữa thì an ninh và trật tự quốc gia vẫn phải được duy trì và bảo đảm bởi luật pháp.
Không riêng chi cá nhân tôi mà mọi người đang cổ súy (hay đấu tranh) cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ, chắc chắn, sẽ phản đối đến cùng - nếu mai hậu có kẻ nào ngang nhiên xâm phạm gia cư, bắt bớ, đánh đập, sát hại tha nhân chỉ vì họ lưu giữ những lá cờ đỏ sao vàng của chế độ hiện hành. Tương tự, chúng tôi cũng sẽ cương quyết không để cho bất cứ ai bị sách nhiễu chỉ vì họ (hay thân nhân) đã từng là công an, cảnh sát, hay viên chức ... của chính phủ hiện nay. Mọi người dân Việt Nam - bất kể tuổi tác, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, hay quá khứ - đều bình đẳng trước pháp luật, và luật pháp không phải là công cụ dùng cho mục đích oán thù.
Cách hành sử của Thượng Tướng Tô Lâm hôm nay, trước vụ án Nguyễn Hữu Tấn và Lê Mỹ Hạnh, sẽ có ảnh hưởng không ít đến sự an toàn của chính ông và thân nhân (cùng vô số thuộc cấp) trong tương lai rất gần. Như tất cả những người dân yêu chuộng hoà bình và công lý khác, tôi hy vọng ông Bộ Trưởng Công An cũng nhận thức được như thế để đất nước mai sau có thể tránh được những đổ vỡ, hay đổ máu, không cần thiết. Việt Nam đã tang thương, và tan hoang, đến tận cùng rồi!

Saturday, May 13, 2017

SƠN TRUNG * HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM





HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

SƠN TRUNG



A. DUY TÂM

Con người trong cuộc đời xông xáo hành động vì động cơ thiện hay ác. Chính họ và người cho rằng những vị anh hùng hay đạo tặc, trung hay nịnh đều do họ mà ra. Nhưng có người lại nghĩ con người chẳng qua là một con robbot đã được lên dây cót, được đặt những con chip từ lâu đến ngày giờ là tự động hoạt động hoặc được bấm nút từ xa. Tôn Ngộ Không là tiêu biểu cho con người chúng ta. Ta tự hào có tài đằng văn giá võ, coi thiên hạ bằng nửa con mắt nhưng đâu có biết múa may, bay nhảy, Tôn Ngộ Không vẫn nằm trong lòng bàn tay Quan Âm Bồ Tát!
Việc này cũng đặt ra một vấn đề cho triết học và tôn giáo. Thượng Đế có anh minh không sao lại sinh ra những sản phẩm xấu như Satan, con rắn, Quỷ vương, A tu la, chiến tranh xâm lược, đạo tặc, tham nhũng..? Người phát minh phải chịu trách nhiệm về những bất toàn và tác hại của vật họ phát minh và sản xuất. Trong ý hướng này, Nguyễn Gia Thiều coi Tạo Hóa (Thượng Đế)là đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách. Cậu bé bắt con cào cào cột nó lại cho bay. Chơi chán cậu ngắt cánh, bẻ chân rồi vất đi. Cậu chơi trò chiến tranh, câu và lũ trẻ chăn trâu chia ra hai phe đánh nhau u đầu chảy máu để vui cười!

"Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi"!

Tạo hóa nắm quyền sinh sát, không cho con người chút tự do:
Cái quay búng sẵn trên trời,
Mơ mờ nhân ảnh như người đi đêm"!


Luận Ngữ 論語: "Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên" 死生有命, 富貴在天 ...

Tất cả đều do thiên định. Ngay cả việc nhỏ nhặt như ăn uống cũng do tiền định (Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định). Cung oán có câu:

Vẻ chi ăn uống sự thường,
Cũng còn tiền định khá thương lọ là."


Việt Nam chúng ta là những con cờ mà các tiên ông đang bày ra trên tảng đá dưới cội tòng. Đối với các tiên ông, một con xe, một con pháo không có nghĩa lý gì nhưng với chúng ta một người cha, một người con, hàng ngàn người bị giết là nỗi đau khôn nguôi của dân tộc và lịch sử.

Có những người hiện rõ nét thiên định và có những người biết rõ định mạng một số người. Số mạng vua Bảo Đại và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được thánh thần báo trước.

I. TIÊN TRI

1. CƠ BÚT LIỄU HẠNH

Chúng ta có ba bản cơ bút của Liễu Hạnh công chúa. Các bản này đã được in trong Khoa Học Huyền Bí khoảng 1960. Ba bản này khác nhau vài chữ. Một thuyết nói

-Năm 1905 Đức vua Thành Thái ra khánh thành cầu Long Biên (Doumer) Hà nội . Ngài dừng tại đền Song Sơn (Thanh Hóa) sửa lễ cầu Chúa Liễu, hỏi về vận độ thịnh suy của nước nhà. (Tài liệu TRẠNG TRÌNH TRƯỜNG THIÊN SẤM của Hoàng Hoa Lệ Đông Nam Á)

- Tài liệu Phụ lục TRẠNG TRÌNH TRƯỜNG THIÊN SẤM của Hoàng Hoa Lệ Đông Nam Á Chúa Liễu giáng bút năm 1936.
- Năm 1938 tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội, nhà giáo Dương Bá Trạc, với sự chứng kiến của linh mục Lê Quang Óanh, đã cầu cơ để xin Bề Trên chỉ dạy về tương lai Việt Nam. Công Chúa Liễu Hạnh đã về cơ cho bài thi tiên tri về vận nước Việt Nam
Sự khác biệt có lẽ do nhiều lần cầu cơ khác nhau hoặc do kiểm duyệt cắt xén. Cũng có thể do ký ức lầm lẫn.Tuy nhiên các bản có những câu giống nhau:

Cơ bút Liễu Hạnh

_Ngọn cờ lấp ló đầu non
7_Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về
8_Dặm trường lai láng máu dê
9_Cái quay ngã trắng ba que cuộc tàn
10_Cõi nam lại dựng đế vương
11_Chân nhân đâu phải là phường thày tăng
  

Sơn trung chú
Thạch Thành:Một huyện ở phía bắc Thanh Hóa. Thạch Thành chỉ Bảo Đại vì nhà Nguyễn gốc ở Thanh Hóa. Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, nhưng đến năm 1947, Bảo Đại lập chính phủ liên hiệp. Mèo (hiền lành), chỉ Bảo Đại trở về lập chính phủ. Các thần linh dùng cáo chỉ Hồ Chí Minh gian ác, Mèo chỉ Bảo Đại hiền lành, không làm hai ai, không có nợ máu với nhân dân.
(5). Dê: Tây dương: chỉ người Pháp. Pháp bị thương tổn, thất trận Điện Biên Phủ năm 1954.
(6).  Ba que chỉ cờ tam tài của Pháp,  Pháp thất trận rút khỏi Việt Nam.
(7). Ngô Đình Diệm lập vương triều mới nhưng ông không phải là người yêu nước chân chính, ông là tay sai của các thế lực Âu Mỹ (Thầy tăng là thằng tây )
1.Thiên cơ chẳng dám nói ra
Có duyên đã gặp thì ta đãi lòng
Ba mầu đến độ suy vong
Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
5.Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
Nhân gian mấy độ hợp ly
10.Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
Cỏ cây non nước điêu tàn
Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
15. Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
Kể từ đôi ngũ nằm chờ
Thầy Tu mở nước bấy giờ mới hay
Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
20.Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa ...

 (Tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1938.)
 

Sơn Trung chú:

(3-4). Ba màu:Pháp thất trân trong đệ nhị thế chiến nên suy yếu. Năm ất dậu (1945), Việt Minh (vừng hồng-cờ đỏ sao vàng). Cũng có thể nghĩ rằng quân Nhật chiếm Việt Nam (cờ mặt trời của Nhật).
(7-8).Mèo chỉ Bảo Đại hiền lành so với Hồ Chí Minh gian ác , lưu manh (Hồ, Cáo): Bảo Đại thoái vị nhường ngai vàng cho Hồ Chí Minh.
(9-10). Nội chiến xảy ra khắp nơi.
(11-19). Quỷ: Pháp, Ma: cộng sản . Pháp đầu hàng cộng sản, Việt Nam chia đôi.. Mỹ lập Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại. ỹ. Thầy Tu : đúng ra phải đọc là thầy tăng là thằng Tây.  Thằng Tây, quỷ Tây, giống quỷ Tây chỉ  Ngô Đình Diệm là người của các thế lực Âu Mỹ.


2. CƠ BÚT TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Giáo sư Ngô Trọng Anh cho biết bài Kim Ô của Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Ghi chú về tâm lý giới chức Pháp Việt ở miền Bắc trong bối cảnh lịch sử 1944:
Một số quan chức Pháp Việt ở miền Bắc lo ngại quân Nhật lật đổ Toàn Quyền Đông Dương trong nay mai nên đi cấu cơ giáng bút ở Đền Thượng Cửa Ông Quảng Yên.. Sự lo ngại rất đúng theo đoạn trích bài 9 MARS 1945: LES JAPONAIS S'EMPARENT DE L'INDOCHINE của Philippe Millour. L'Indochine reste le seul territoire français où perdure l'administration de Vichy. Mais le risque croissant d'une intervention japonaise ou alliée nécessite des mesures plus importantes. Le 29 février 1944, le général De Gaulle contacte en secret le général Mordant, commandant des troupes françaises en Indochine, et reprend le contrôle de l'Indochine sans en informer l'amiral Decoux. Les forces françaises entrent désormais plus activement dans la résistance. http://philippe.millour.free.fr/Indochine/cadre_Hanoi_le_09_03_1945.htm . Nhờ vậy Bản văn Bài Giáng bút còn lưu lại ngày nay vì họ nghiệm Bài 1 đúng như đã xãy ngày 9 tháng 3 năm 1945 .

Bản văn Bài Giáng bút của Kỷ sư J. Monnet, một trong Giáng bút. Tài liệu nầy hiện đang được cất giử bởi Bác sĩ Jean Pierre Monnet, con của kỹ sư J.Monnet, tại Paris .
Bài Giáng bút nầy cũng còn được lưu giữ tại thư viện gia đình De Milleville, do vị Công sứ Miền Bắc thời trước. (1)
Cũng như bài Bài Giáng bút Thiên cơ, Bài Giáng bút Kim Ô nầy cũng được phổ biến và bàn luận trên báo Tia Sáng và báo Giang Sơn ở Hà Nội, trước năm 1954.

Bài 1.

金 烏 落 地 Kim ô lạc địa - Quạ vàng xuống đất
星 到 青 青 Tinh đáo thanh thanh -  Sao đến xanh xanh
赤 赤 金 星 Xích xích kim tinh - Đỏ Đỏ sao vàng
帝 系 五 世 Đế hệ ngũ thế-  Đế Hệ thứ năm

 Sơn Trung chú:

Kim ô=Mặt trời = cờ Nhật Bổn hạ xuống, cờ Hoa kỳ xuất hiện.
Quạ vàng xuống đất: Quạ là kim ô, mặt trời chỉ quân Nhật đầu hàng năm 1945.
Xich xich kim tinh: Cở Đỏ Sao Vàng Việt cộng xuất hiện.
Đế hệ thứ 5 của vua Minh Mạng tức Vĩnh Thụy là nhân vật làm vua cuối cùng (vua Bảo Đại). (Miên, Hường, Ưng, Bữu, Vĩnh . . .) lần lượt là công dân một nước độc lập, Cố vấn Chính Phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa (1945-46), bị Cộng Sản bịp, Hoàng Đế lưu vong (1947-1948), Quốc Trưởng Quốc Gia VN từ 1 tháng 7 năm 1949 cho đến ngày 7-7-1954, Hoàng đế lưu vong (1954- mất 31 tháng 7 năm1977.

Bài 2

二 鬼 爭 鋒 Nhị quỉ tranh phong-  Hai quỉ giao chiến
木 馬 從 慵 Mộc mã thung dung - Ngựa gỗ tự do
皇 徿 已 斬 Hoàng long dĩ trảm - Rồng vàng bị chém
猴 悟 青 羊 Hầu ngộ thanh dương - Khỉ gặp dê xanh

Sơn Trung chú:

Nhị quỷ:Pháp, Việt Minh.
Mộc mã: tich con ngựa gỗ thành Troia, ý nói Trung Cộng đem thung dung đem mấy chục ngàn quân đánh Điện Biên Phủ dưới lớp quân phục Việt Cộng để lừa Pháp.
Hoàng long nhị trảm: Rồng vàng bị cắt đôi: Hiệp định Genève 1953 chia đôi Việt Nam.
Hầu ngộ thanh dương:Khỉ (Cộng sản thường nói Khỉ sinh ra loài người ) gặp Dê xanh: Cộng sản giao chiến với Mỹ (Dê: dương, chỉ Tây dương là Âu Mỹ)


Bài 3

黑 黑 鐵 圍 Hắc hắc thiết vi -  Đen Đen lưới sắt vây
佰 性 南 歸 Bách tính nam qui- Trăm họ về Nam
儸 剎 入 地 La sát nhập địa -  Quỉ La Sát vào đất
六 竹 高 丕 Lục trúc cao phi- Sáu Trúc cao to.

Sơn Trung chú:

Cộng sản lập hàng rào sắt giam hãm nhân dân nhưng khoảng một triệu dân Bắc di cư vào Nam.



Quân Liên Xô vào Việt Nam (La Sát: Nga).Người Trung Quốc  hay gọi người Nga là La Sát hay gọi nước Nga là Nga La Sát. Những năm đầu thời nhà Thanh, trong nhiều văn bản sử dụng tên gọi "La Sát" (羅剎), song khi xưng hô giữa quốc gia với nhau thì phần nhiều dịch là Ngạc La Tư (鄂羅斯) hoặc Nga La Tư (俄羅斯). Vào những năm Càn Long thời Thanh, khi soạn "Tứ khố toàn thư" thì chính thức cải thành Nga La Tư (俄羅斯, éluósì)..Vi Tiểu Bảo đã  đi sứ La Sát (Lộc Đỉnh Ký  hồi 213-233)
Lục Trúc cao phi: Sáu cây trúc cao to chỉ Ngô Đình Diệm thịnh trị vì quốc huy của Ngô Đình Diệm là cây trúc (6 cây trúc) lấy nghĩa "tiết trực tâm hư".


Bài 5

雞 犬 遇 蛇 Kê khuyển ngộ xà-  Gà Chó gặp rắn
地 臟 誅 魔 Địa Tạng tru ma-  Địa Tạng giết ma
佰 性 尊 服 Bách tính tôn phục-  Trăm họ tôn phục
四 方 歸 家 Tứ phương qui gia -  Bốn phương về nhà

Sau này một Địa Tạng vương sẽ tiêu diệt cộng sản, được mọi người ngưỡng mộ và di dân tị nạn sẽ vui vẻ trở về quê hương.
http://groups.yahoo.com/neo/groups/diendanquocgia/conversations/topics/25226

3. NGUYỄN VĂN THỚI (1866-1925) VÀ KIM CỔ KỲ QUAN

Ông Ba biết trước việc Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại đưa về làm thủ tướng ( thượng sư) nhưng các anh hùng bất tùng phục Ngô Đình Diệm nổi binh chống cự hoặc lập căn cứ kháng chiến nên bị họ Ngô giết hoậc bắt giam. Ngô Đình Diệm phản chủ , mang tội khi quân, phản quốc, làm cho nhân dân miền Nam (Nam kỳ Lục tỉnh) đau khổ. Ông Ba cũng nói rõ việc Ngô Đình Diệm tiêu diệt Phật giáo vì chút quyền lợi cá nhân:

Đa phi ngôn chỉ xử anh hùng,
Xưng vi tự chủ bất tùng thượng sư.
Kiển huê liếng đau dạ ưu tư,
Non bồng chớm chở thượng sư cầm quyền.
Căm hờn thay phản chúa vong tiền,
Tán gia bại sản chùa chiền phiêu lưu.
Tội khi quân hà hữu vô ưu,
Sát tha Lục tỉnh oán vu Nam Kỳ
( Kim Cổ 1957, tr,28, câu 749- 756)
Sơn Trung chú
Anh hùng bất tùng thượng sư : Các giáo phái và đảng phái chống đối Thủ tướng Ngô Đình Diệm (Thượng sư).Thượng sư cầm quyền: NGô Đình Diệm là Tổng Thống. Chùa chiền, Phật giáo bị hại. Ông Ba kết tội Ngô Đình Diệm phản chủa ,khi quân (phản vua Bảo Đại) làm cho dân Nam Kỳ oán hận.
Tuy Ngô Đình Diệm tàn ác, phi dân chủ, vẫn khá hơn bọn cộng sản. Cộng sản kết tội Mỹ và chính phủ miền Nam nhưng sự thực Mỹ và các chính phủ miền Nam rất quang minh chánh đại (minh chánh) hơn là cộng sản. Ông Ba đã nói rằng một số dân chúng có cảm tình với Mỹ Diệm:

Vi nhựt tế tân nhơn dân Mỹ Diệm
Xuất trình chiêm nghiệm Mỹ Diệm tỏ phân vi nhân minh chánh

(Cáo thị, 434-435)

Dân chúng thích Mỹ và chính phủ Quốc gia hơn cộng sản. Họ luôn luôn ca ngợi, nhắc nhở (niệm) đến người Mỹ và thời kỳ tương đối tốt đẹp của Ngô Đình Diệm:
Nhơn tình Mỹ Diệm niệm thơm tho
(Cáo thị ,1824)

Chúng ta phải công nhận ông Ba đã dùng đúng ngôn từ " Mỹ Diệm" của Cộng sản trong thập niên 60.


II. NHỮNG ĐIỀM BÁO

Có những sự kiện xảy ra đột xuất, không báo trước, nhưng thường là có điềm báo trước.
Đó là tương quan của phạm trù nội dung-hình thức:
"Trông mặt mà bắt hình dung,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon" .

Trong thời tiết có những câu:

"Thâm đông,hồng tây, dựng may,
Ai ơi, ở lại vài ngày hãy đi".


Như trong thời tiết, kinh nghiệm bao đời cho biết:
-Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”
-“Mống cao gió táp, mống áp mưa rào”.


Mống là cầu vồng. Khi ở trên cao thì có gió, khi áp gần mặt đất thì có mưa rào.


Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng”.

Kinh Dịch quẻ Thuần Khôn, Hào Từ, Chu Công viết nói:
Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến.
Lý sương, kiên băng chí.履霜,堅冰至


Trong đời vua Bảo Đại và Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điềm báo trước:


(1). Trong quyển "Le Dragon d'Annam", vua Bảo Đại kể rằng sáng ngày mồng một năm ất dậu (1945), vua mặc triều phục để đi tế Tông miếu, đang ngồi thì một cái xà nhà rớt xuống trước mặt vua.

(2).Trong khoảng 1955-1956, tôi học Quốc Học Huế, được các bạn rủ nhau đi xem ngôi mộ Ngô Đình Khả bị sét đánh. Chúng tôi thấy ngôi mộ ở gần thành phố Huế rất cao, lớn, màu trắng bị nứt dài, to bằng ngón tay. Ngôi mộ này do công binh hay nhà thầu giỏi xây, đâu phải xây cẩu thả vài ngày thì nứt như nhà cửa, đường sá XHCN sau này! Người ta bảo là mộ cha ông Diệm bị trời đánh vì họ Ngô ác quá! Lúc bấy giờ tôi nghe dân Huế ta thán họ Ngô về các vụ cướp bóc, giết người như vụ giết nhà thầu Nguyễn Đắc Phương, cướp nhà Morin của Nguyễn Văn Yến, và sự lộng hành của các linh mục ép Phật tử theo Thiên chúa giáo. Ông Đỗ Mậu chỉ chép lại sự thật và phản ứng của nhân dân. Không đọc mấy Hồi Ký của Nguyễn Chánh Thi, Đỗ Mậu, dân Huế cũng rõ bộ mặt tham tàn của họ Ngô!

(3).Ngô Đình Diệm đã thề trước vua Bảo Đại nhưng lại phản bội.Ông tin Chúa nhưng lại không coi trọng lời thề nên bị trừng phạt.

Vua Bảo Đại đã kể lại việc ông trao việc nước cho Ngô Đình Điệm như sau:
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng Sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề. “ ( Bảo Đại. “Con Rồng Việt Nam”, Nguyễn Phước Tộc, California 1990., tr.517.)

(4). Ông Ngô Đình Diệm trước khi chết vài ngày đã kêu gọi ngày 2.11.1963:
Tôi tiến, hãy theo tôi; tôi lùi, hãy bắn tôi; tôi chết, hãy trả thù cho tôi.

Theo HƯƠNG BÌNH CAO VĂN CHIỂU, câu này vốn là câu nói của một nhân vật Pháp na ná như thế:
“Si j’avance, suivez moi. Si je recule, tuez moi. Si je meurrs, vengez moi!”
http://ngodinhdiem.net/01111963/MinhXac1CauNoiLichSu.html

Ông Diệm là một tín đồ thuần thành của Thiên Chúa giáo lấy nhân ái làm đầu, bỏ oán thù mới phải. Sau khi ông mất, GM Ngô Đình Thục cũng nói về sự bao dung của Chúa:

Là người Công Giáo đích thực, các em tôi đã tha thứ cho kẻ thù của họ vì những kẻ ấy không hiểu việc mình làm.
Với tư cách một người Công Giáo và một Giám Mục Việt Nam tôi nhớ đến tất cả mọi người Viêt Nam đã nằm xuống trong trận chiến huynh đệ này.
Tôi nguyện xin Thiên Chúa cho họ được an nghỉ muôn đời và cho tổ quốc rất yêu dấu của chúng tôi, nước Việt Nam, được hòa bình trong tự do và tình anh em”.

(T.G.M. Ngô Đình Thục trả lời báo chí ngày 4-11-1963 tại Nice, nước Pháp. (DHNĐƯMCĐ, tr. 565)

Vì tinh thần bao dung quên hận thù, người viết không tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói như thế và đồng bào Thiên Chúa giáo cũng tuân theo lời chúa không hận thù, không oán trời trách đất .

Lê Xuân Nhuận bình luận và phân tich như sau:
Lời "trối-trăng" liên-hệ đã được Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói ra, chỉ một lần (chỉ một lần mà đã là gở miệng, thần khẩu buộc xác phàm) vào dịp Quốc-Khánh 26-10-1963.
Thế mà ngày nay người ta bảo là tại "nhiều nơi", "mỗi khi thuận tiện", cố TT họ Ngô "đều nhắn nhủ" như thế – mà lại là Di Huấn phịa mới là chuyện ngược đời.
Tôi thử dò lại một số tài-liệu thỉ được biết Sự Thật. Sự Thật, câu nói đó là:

TÔI CHẾT, THÌ TRẢ THÙ CHO TÔI!

A. NGUỒN GỐC VIỆT-NAM:
Theo Tiến-Sĩ HOÀNG NGỌC THÀNH:

“... Tổng thống Diệm thường đi Đàlạt nghỉ cuối tuần, nhất là sau khi ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc quyên sinh ngày 7-7-1963, tức ngày kỹ niệm 9 năm cầm quyền của ông Diệm. Một số người nhận thấy rằng tổng thống Diệm đã cảm thấy có cái gì bất ổn trong tình thế. Trong ngày Quốc khánh cuối cùng 26-10-1963, khi tiếp các đoàn thể, mặt tổng thống Diệm “thoáng buồn”, bằng một giọng ai oán, ông nói mấy lời mà nhiều người cho là gở:
 “Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài, nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn... Tôi tiến thì theo Tôi, Tôi lùi thì bắn tôi, Tôi chết thì trả thù cho Tôi... ”
(Trích từ cuốn sách “Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức, do Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, ở San Jose, USA, xuất bản, năm 1994, trang 441)
(Trích từ cuốn sách "Những Ngày Chưa Quên" của Đoàn Thêm, do Xuân Thu, ở Los Alamitos, USA, xuất bản, năm 1989, trang 205)

TUẦN BÁO ĐỜI

... Vào giai đoạn này, Tổng Thống Diệm hình như có linh cảm về một cái gì không lành. Hôm lễ Quốc Khánh 26-10-1963, khi nói với các đoàn thể về chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ông có nói câu "Tôi tiến thì theo tôi, tôi lùi thì bắn tôi, còn tôi chết thì trả thù cho tôi"...

Tác Giả: Phan Viết Phùng
Trích Tuần Báo ĐỜI (Số 25 )
Năm Thứ Nhất Ngày 17-24/10/2003 - Trang 8 & 9

Theo Ký-Giả PHẠM PHONG DINH:
Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM, Kẻ Sĩ Cuối Cùng
(2.11.1963 – 2.11.2006)


Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.


Theo Ký-Giả LE TRAN:
RE: [GoiDan] Đốt nén hương lòng kính dâng Ngô Tổng Thống,
Thursday, October 28, 2010 4:44 PM
From: "Le Tran"
To: goidan@yahoogroups.com

"TÔI CHẾT XIN ĐỒNG BÀO HÃY TRẢ THÙ CHO TÔI!"

Đó là lời cuối của bài Hiệu Triệu TT N Đ D đọc sáng ngày 26-10-1963
TT Ngô Đình Diệm nói: "Tôi tiến, đồng bào tiến theo tôi; tôi lùi, đồng bào hãy giết tôi; tôi chết, xin đồng bào trả thù cho tôi" (bài hiệu triệu cuối cùng đọc ngày Quốc Khánh 26-10-1963).


B. NGUỒN GỐC ANH-MỸ:

http://www.famousquotesandauthors.com/authors/ngo_dinh_diem_quotes.html
Ngo Dinh Diem Quotes and Quotations
Follow me, if I advance; kill me if I retreat; revenge me if I die!
Ngo Dinh Diem | Leaders and Leadership Quotes
http://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/ngo_dinh_diem.html

Ngo Dinh Diem Quotes
Follow me if I advance! Kill me if I retreat! Revenge me if I die!
Ngo Dinh Diem

Follow me if I advance! Kill me if I retreat! Revenge me if I die!
Ngo Dinh Diem quotes
About: Ngo Dinh Diem quotes
http://www.searchquotes.com/quotes/author/Ngo_Dinh_Diem/


C. Ý-KIẾN:

Kẻ nào, dù với lý-do hay mục-đích gì, mà sửa-đổi lời nói của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, thì:

Về mặt pháp-lý: kẻ ấy đã phạm tội man-khai, một tội hình-sự mà bất-cứ quốc-gia nào cũng kết án.
Về mặt giáo-lý: kẻ ấy đã phạm tội làm chứng dối, phạm Điều Răn thứ 9 trong “10 Điều Răn của Chúa Trời” (Xuất-Hành 20:3-17; Phục-Truyền 5:7-21), thêm điều đặt chuyện là bởi Lòng Tà mà ra (Ma-Thi-Ơ 5:37): sẽ bị đày xuống “hỏa-ngục”.

Về mặt chính-trị: kẻ ấy cho rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói sai [nên phải “chỉnh” lại], tức là đã phạm tội khinh-mạn, xúc-phạm, bôi nhọ, lăng-mạ... không chỉ một mình cố Tổng-Thống Diệm mà cả chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hòa lẫn mọi phần-tử hoài-Ngô (trong đó có cả bản-thân các đương-nhân).

Về mặt tâm-lý: kẻ ấy hiểu thấu tâm can của người chết thảm, đã quyết thực-thi “di-huấn” trả thù, song lại vụng-về ― đáng lẽ phịa ra một câu nói khác, thì lại dùng chính câu nói đã thành “bất-tử” mà bịa-đặt hai tiếng “nối chí” thay cho hai tiếng ác-ôn kia ― tưởng là tô son, hóa ra để lộ tim đen của chính mình.
LÊ XUÂN NHUẬN
http://lexuannhuan.tripod.com/TraThu.html

Lời ông nói đã thành điềm báo tử. Ông bắt tay với Cộng sản là ông đã quay lui với chính nghĩa dân tộc nên đã bị giết năm 1963.Đúng là thề thì mắc.

(5). Nhà Ngô toàn thứ dữ, lại cộng thêm con dâu Trần Lệ Xuân lại càng tăng bất hạnh.Bà Ngô Đình Nhu tiếng nói the thé, mắt lộ hung quang, đã thế lại to tiếng hay quát thét ( Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Ch.VII) là tướng phá bại gia tộc. Việt Nam ta có câu: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng. “ Tướng pháp đã được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động. Ngôn ngữ của bà Nhu là ngôn ngữ của ác phụ, kiêu hãnh, ngạo mạn, coi khinh trời đất.

Bà Trần Lệ Xuân có tâm ác và vô lễ khi phát biểu về việc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức: "Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay". "Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập."

Trần Lệ Xuân còn phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một buổi trình diễn thịt nướng nhà sư khác" và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư (tự thiêu) thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới".

Khi biết chuyện người Mỹ ép được ông Diệm đi gặp các lãnh tụ Phật giáo và ông đã đưa ra một thông cáo hoà giải chung, bà Xuân đã chê ông Diệm là hèn nhát và yếu mềm như “con sứa”. Đêm 21 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu ra lệnh cho hàng trăm lính dùng súng, lựu đạn và lựu đạn cay tấn công chùa Xá Lợi, hơn 100 nhà sư đã bị bắt và đem giam ở một nơi khác. Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm sau, ký giả Halberstam mô tả bà Xuân “đang ở trong trạng thái hớn hở, nói liến thoắng như một nữ sinh sau buổi nhảy đầm”. Bà tuyên bố rằng chính quyền đã nghiền nát nhóm “Phật tử Cộng sản” và cho biết đây là “ngày vui nhất trong đời tôi kể từ ngày chúng tôi đánh tan quân Bình Xuyên năm 1955.”

Bà Nhu ngoại tình với tướng Trần Văn Đôn và nhiều người khác nữa . Ngô Đình Cẩn nói”:"Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: “Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi.”http://www.wikiwand.com/vi/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu%C3%A2n

B. TÂM LÝ NHÂN VẬT

I. NGÔ ĐÌNH DIỆM THAM DANH

Vua Bảo Đại và Tổng thống Ngô Đình Diệm có hai khuôn mặt khác nhau.Mặt vua Bảo Đại nở nang, sáng sủa và phúc hậu. Còn mặt ông Diệm là mặt sắt, đa sát.

Vua Bảo Đại thừa hưởng cơ nghiệp tổ tông, còn Ngô Đình Diệm từ khi thất chức, chạy đôn chạy đáo để cầu danh lợi.Ông Diệm cũng như ông Hồ một đời chạy theo lợi danh.Bài ca Ngô Tổng thống đã nói đúng cuộc đời ông Ngô Đình Diệm :"Ai bao năm từng lê gót nơi quê người!" Ông đã đi với người Nhật, có người nhìn thấy, ông chối phắt. Thời kỳ 1942-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội, dựa Nhật chống Pháp với thành phần nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và vây bắt Ngô Đình Diệm ở tại phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn và về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật.(Wikipedia)

Không hiểu tại sao năm 1945, vua Bảo Đại tìm Ngô Đình Diệm mà Nhật lại làm lơ!

Trong một khoảng thời gian ngắn đầu năm 1945, có vẻ như mưu kế dùng người Nhật của Ngô Đình Diệm sẽ thành công. Vào cuối năm 1944, giới tướng lãnh Nhật quyết định rằng đã đến lúc phải hạ bệ chế độ thuộc địa Pháp ở Ðông Dương. Khi họ đang chuẩn bị một vụ lật đổ, các sĩ quan “có lý tưởng” người Nhật đề nghị đưa Cường Ðể lên ngôi và đặt Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của chính phủ mới. Không may cho Cường Ðể, nhà chỉ huy tối cao Nhật tại Ðông Dương không đồng ý với lập luận của phe “có lý tưởng”, và ông ta đã phá huỷ kế hoạch trao trả “độc lập” cho người Việt. Kết quả là, khi vụ lật đổ xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, vị hoàng tử già vẫn ở lại Nhật và Hoàng đế Bảo Ðại đương vị vẫn được tiếp tục giữ vương miện. Bảo Ðại có thể biết rằng trước đó Ngô Đình Diệm đã liên minh với Cường Ðể; nhưng ông vẫn coi Ngô Đình Diệm là ứng cử viên số một để lãnh đạo chính phủ Việt Nam mới thay thế cho chế độ thực dân, và vì vậy ông đã triệu Ngô Ðình Diệm từ Sài Gòn về Huế. Ngô Đình Diệm phạm phải một tính toán sai lầm trầm trọng là đã từ chối đề nghị của Hoàng đế. Gần như ngay lập tức sau đó, ông hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược tình thế, nhưng quá muộn: Bảo Ðại đã mời học giả và nhà phê bình văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng thế chỗ Ngô Đình Diệm. - ( Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền.
http://nghiencuuquocte.org/2015/09/03/con-duong-nam-quyen-ngo-dinh-diem-p1/#sthash.Ye3SQoS6.dpuf

Ông Diệm cũng khôn ngoan, tìm cách vận động Hồng Y Spellman, nên đã sang Mỹ mấy năm, ở trong các dòng tu. Wikipedia viết:"Ngô Đình Diệm tìm kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông cũng như thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi Việt Nam dựa trên nền công nghệ Mỹ.[...]. Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đình Diệm vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học. (Wikipedia)

Chân tay ông Diệm bảo ông Diệm học tu nhưng những điều trên cho thấy ông Diệm chỉ lo công danh.

L.m. An-tôn Trần văn Kiệm đã sang Mỹ gặp Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm. Ông Diệm đã cho LM biết nhiều tin tức. Nhiều người muốn biết: hơn hai năm sống chung với các linh mục Maryknoll, ông Diệm đã làm những gì? Không đi học, không đi tu thì ông làm gì? {...]. Mục tiêu số một ông nhằm là tìm nhân tài trong số các sinh viên du học tại Mĩ và Canada: Mục tiêu số hai là ông nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa Kỳ. Trong số các chính khách Mĩ ông gặp gỡ nhiều lần, có các ông Senator Manfield, Justice Douglas, và…J.F. Kennedy lúc ấy mới bước chân vào thượng nghị viện.[...].Tại sao hoàng đế Bảo đại kêu gọi chí sĩ Diệm sớm sủa như thế này? Được hỏi Cụ trả lời rất dứt khoát: “ Được Mĩ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ.
- son-trung.blogspot.com/.../nguyen-thien-thu-ve-hoi-ky-cua-cuu-h...
-LM Antôn Trần văn Kiệm: Nhà văn hóa, bạn vong niên của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
http://www.vietcatholic.net/News/Html/98497.htm


Đoạn sau linh mục viết :
Sự thực Bạch cung không trao cho ông Diệm một công văn gì, không uỷ cho ông Diệm một nhiệm vụ gì, không bố thí cho ông Diệm một đồng Mĩ kim nào. L.m. An-tôn Trần văn Kiệm: Nhà văn hóa, bạn vong niên của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm http://www.vietcatholic.net/News/Html/98497.htm

Đoạn trên, linh mục viết đúng nhưng đoạn dưới hơi ngớ ngẩn .Hơn nữa, hai đoạn mâu thuẫn, phần trên nói nhờ Mỹ, phần sau lại nói chẳng nhờ gì Mỹ! Mỹ chỉ cần gây áp lực bắt Bảo Đại chấp thuận Ngô Đình Diệm là đủ. Không lẽ Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đưa ông Diệm về làm vua Việt Nam? Còn tiền bạc thì để ở ngân hàng, không ai ở Âu Mỹ cầm tiền đi ngoài đường như Việt Nam. Lại nữa, ông Diệm không đơn độc, bên ông có Trần Văn Chương vốn là bộ trưởng ngoại giao trong chánh phủ Trần Trọng Kim, còn bà Chương là là quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc.

Có nhiều ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm từ chối lời mời của Bảo Đại năm 1953, trong đó có Huỳnh Văn Lang.và nhiều người giống Huỳnh Văn Lang song cũng có nhiều ý kiến trái lại.
a. Trong Con Rồng Việt Nam, cựu hoàng cho biết lý do Ngài chọn ông Diệm: vì sự giao hảo giữa Ngô Đình Diệm và Mỹ.(539)

b. Wikipedia.
Spellman helped Diệm to garner support among right-wing and Catholic circles [...].With the backing of the Eisenhower administration, Bảo Đại named Diệm as the Prime Minister.
c. Tài liệu mật của Ngũ Giác đài.
Diem appointed Premier of South Vietnam
Urged by America and France, Emperor Bao Dai named Ngo Dinh Diem premier of South (Free) Vietnam. Bao Dai remained legal, constitutionally recognized Chief of State.(The Pentagon PapersGravel Edition Volume 1, Chapter 4, "U.S. and France in Indochina, 1950-56"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 1, pp. 179-214- https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent9.htm


Cũng trong bài báo trên, Phạm Hồng Diễm viết: Không một tên dân quèn nào có quan tâm đến thời cuộc mà lại cho rằng “Hoa Kỳ không liên quan trực tiếp đến chuyện bổ nhiệm này”. Dĩ nhiên cũng tùy theo hiểu “trực tiếp” là gì. Nhưng ngay trên, chính ông Lang nói “quốc trưởng Bảo Đại có hội kiến với bộ ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa” thì thừa ngụ ý ai cầm trịch rồi. Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam ngay từ 1945, khi Hồ Chí Minh nắm chính quyền. Do đó mới để
Pháp trở lại và viện trợ cho Pháp chống cộng. Pháp chống không nổi, 1954 Mỹ phải nhảy vào.


Cuộc đời ông Diệm chạy vất vã theo lợi danh lẽ nào mồi ngon đến miệng mà lại quay lưng!Khi Bảo Đại đi đánh bài, Ngô Đình Nhu lẽo đẽo theo sau chờ vua ký giấy bổ nhiệm Ngô Đình Diệm. Rồi trước đó cả phái đoàn gồm Ngô Đình Thục, và các cha cố sang vận động Mỹ cho Ngô Đình Diệm, thế mà bảo ông Diệm "em chả! Em chả!".

Vài người cho rằng Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng rồi Tổng Thống là không do Mỹ . Chuyện trăm năm, ngàn năm trước không ai biết, người ta có thể nói ngược nói xuôi, nhưng việc trước mắt ai cũng hiểu Mỹ là cha đỡ đầu cho Diệm. Nhiều tài liệu cho biết chính Mỹ đã đưa Ngô Đinh Diệm về Việt Nam và ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm. Chuyện rõ như ban ngày mà các ông cứ lấy thúng úp voi.

Theo Vũ Ngự Chiêu, Lê trọng Quát còn ca tụng Diệm một cách ngây ngô và ngụy tạo rằng thể theo lời yêu cầu khẩn khỏan của Quốc trưởng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm về nước đảm nhận chức vụ Thủ Tướng (tr. 632) trong khi thật ra Diệm qùy gối trước mặt vợ chồng Quốc trưởng Bảo Đại và Hòang hậu Nam Phương, “thề trên thập tự giá’’ rằng sẽ trung thành với Bảo Đại và duy trì cơ nghiệp nhà Nguyễn (xem buổi thảo luận giữa Bảo Đại và nhân viên ngọai giao Mỹ ngày 29/4/55, Chính Đạo, VNNB, I-C:1955-1963, tr. 54-55).

Các ông Nguyễn Nam Sơn, Tôn Thất Thiện, Hoàng Ngọc Thành, Huỳnh Văn Lang... cũng nói như vậy vì các ông ấy căm thù Mỹ đã giết anh em ông Diệm nên họ phủ nhận công lao của Mỹ trong việc ủng hộ Diệm.Họ cho rằng do Pháp và Bảo Đại. Đó là nguyên do bên ngoài mà nguyên do chính đàng sau là Mỹ, Mỹ ép Bảo Đại, còn Pháp đã rút lui khỏi Việt Nam không còn quyền lực gì nữa. Họ ép Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm để cho có danh chính ngôn thuận, để từ Diệm, Mỹ sẽ thẳng tay đẩy Pháp và Bảo Đại xuống đất! Nếu cần, Mỹ sẽ đảo chánh nhưng làm thế không đẹp!

Nhiều tài liệu xác nhận công lao Mỹ:

(1). Cựu hoàng

Trong HỒi Ký, Ngài đã nói rõ việc Ngài đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng là vì sự giao hảo giữa Ngô Đình Diệm và Mỹ.(CRVN, 539).

( 2).Linh mục Cao Văn Luận
Linh mục cho biết chính cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ ( Bên Giòng Lịch Sử, 22).

(3). Wikipedia.

Spellman helped Diệm to garner support among right-wing and Catholic circles [...].With the backing of the Eisenhower administration, Bảo Đại named Diệm as the Prime Minister.

(4). Tài liệu mật của Ngũ Giác đài.

Diem appointed Premier of South Vietnam
Urged by America and France, Emperor Bao Dai named Ngo Dinh Diem premier of South (Free) Vietnam. Bao Dai remained legal, constitutionally recognized Chief of State.(The Pentagon PapersGravel Edition Volume 1, Chapter 4, "U.S. and France in Indochina, 1950-56"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 1, pp. 179-214- https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent9.htm

(5). Avro Manhattan.
Ông viết rằng Mỹ và Vatican là đôi bạn chiến đấu trong chiến tranh châu Âu và Việt Nam.

Pope Pius XII (1939-58) was a brilliant diplomat, a cunning politician and a religious crusader. These characteristics made him one of the paramount personalities of our times. He transformed the Catholic Church into a global political instrument. He, more than anybody else outside Germany, helped Hitler to power. His pet obsession was communism and he became the main instigator of the Cold War. He was the religious pivot upon which the Catholic crusade against communism revolved. Cardinal Spellman, as his spokesman in the U.S., greatly influenced American politicians and public opinion giving an almost mystical interpretation to the anti-Russian policies of Secretary of State John Foster Dulles. Through Spellman, Pius XII attempted to steer the U.S. military power against communism in Korea and Vietnam and kept wholly "silent" when, in 1954, the U.S. military planned to use atomic weapons at the beginning of the Vietnam War. (The Shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War By Avro Manhattan. Chapter-3,
http://www.reformation.org/chapter3.html\

One of the first moves was the selection of a man fit for the task. This was ready at hand. His name Ngo Dinh Diem. Diem had been carefully groomed by the Catholic establishment, was an ardently religious person, a fanatical anti-Communist, and a ruthless religious and political dogmatist. He had been watched for some time, both by the Vatican and certain individuals in the U.S. When the moment for the choice came, the decision was taken, mostly by American Catholics, the best known of these being Cardinal Spellman, Joe Kennedy and his son the future President John F. Kennedy, and last but not least, by John Foster Dulles and Allen Dulles, and their secret entourage
http://www.reformation.org/chapter7.html


+When the Geneva conference took place in 1954, the United States delegation proposed Diem's name as the new ruler of South Vietnam. The French argued against this claiming that Diem was "not only incapable but mad". However, eventually it was decided that Diem presented the best opportunity to keep South Vietnam from falling under the control of communism.( Ngo Dinh Diem- http://spartacus-educational.com/VNngo.htm


(6). NGUYỄN VĂN TRẦN

Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam để giữ Việt Nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà.
( Ông Ngô Đinh Diệm : CHÍ SĨ và TỔNG THỐNG - Nguyễn Văn Trần.
http://todinhtudamhaingoai.org/vn/?15659=5&596=15&759=4054&59615=4


(7). Nguyễn Hiến Lê
Ngay trước khi ký hiệp đinh Genève Mỹ đã ép Pháp và Bảo Đại phải thay thế Bửu Lộc mà dùng Ngô Đinh Diệm làm thủ tướng (Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, Ch.XXI)

(8). Tiến-sĩ PHẠM VĂN LƯU:
“Sau khi thảo luận với Ông Foster Dulles (Ngoại-Trưởng Hoa Kỳ), để ông ta biết ý định ấy, tôi (Bảo Đại) cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: ... Ông cần phải lãnh đạo Chính Phủ... (trích hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại).

“Đến ngày 24 và 25 tháng 5 (năm 1954), theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đến gặp Ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ Thủ Tướng....” (trước khi ông Diệm về nước vào khoảng 25-6-1954 và nhậm-chức vào ngày 7-7-1954)

(Trích từ cuốn sách “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963” của Phạm Văn Lưu, do "Centre for Vietnamese Studies" ở Melbourne, Bang Victoria, Australia, xuất-bản năm 1994 (trang 57)

(9). Thomas L. Ahern, Jr.

( Ông là tác-giả “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” do CIA xuất-bản):CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm (Trích từ "CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963" [Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô] của Thomas L. Ahern, Jr. do Center for the Study of Intelligence (CIA) ấn hành, Nguyễn Kỳ Phong lược dịch).


(10). Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc ông Diệm trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt NamHồng y Spellman. John Cooney (1985) đã viết

"Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng."(Wikipedia)

(11) .Đỗ Mậu

Cuối năm 1950, ông (Ngô Đình Diệm) xuất ngoại mãi cho đến năm 1954, nhờ thế lực của Tòa Thánh La Mã, của Hồng Y Spellman, của phong trào Cộng Hòa Bình Dân Thiên Chúa giáo Pháp (MRP), và đặc biệt là nhờ Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp cùng Bảo Đại, và cũng nhờ vận động ngầm của Nam Phương Hoàng Hậu, cuối cùng ông Diệm đã được Quốc trưởng chỉ định làm Thủ tướng.
( VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI, Ch.VI)


(12). Ngô Tôn Long


Bên lề hội nghị Genève, Phái đoàn Mỹ và đặc sứ của Bảo Đại là Ngô Đình Luyện ra sức đề cao Ngô Đình Diệm như một lãnh tụ chống Pháp, Nhật và cộng sản. Người Mỹ bèn áp lực Pháp nhận chí sĩ Ngô Đình Diệm làm thủ tướng cho Quốc trưởng Bảo Đại, chuẩn bị cái Việt Nam Cộng Hòa, tổng thống Ngô Đinh Diệm cho cuộc chiến tranh chống cộng của họ. ( Ngô Tôn Long, Tuyển Tập Một Đời, Traffor, USA-Canda, 2014, 17- )


(13). HOÀNG VĂN CHÍ

...ông Ngô Đình Diệm, nhờ áp lực của Mỹ mà cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1963
(Từ Thực dân đến Cộng Sản, .Ch.III)


(14). NGÔ ĐÌNH CHÂU

Tại Hoa Kỳ, ông Diệm được gặp Đức Hồng Y Francis Spellman, Tổng Giám Mục Nữu Ước, vì Đức Hồng Y Francis Spellman là bạn thân của Giám mục Ngô Đình Thục từ lúc 2 người cùng học tại La Mã. Ông còn giao tiếp với một số nhân vật trong chính giới Mỹ như các ông Mike Mansfield, Clement J. Zablock, J. McCormack, Dân biểu Walter Judd, William Douglas...
Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, đã đưa ông Diệm đi ăn trưa với TNS Kennedy. Trong khi Đức Hồng Y Spellman cũng quen biết với đại sứ Joseph Kennedy (đại sứ Mỹ tại Anh Quốc).

Theo ông Robert Amory (phó giám đốc CIA) cho biết, ông đã từng nghe đến tên tuổi ông Diệm, qua thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas trong một buổi tiệc.

Trong buổi họp tiếp theo, ông Robert Amory đem chuyện ông Diệm ra nói với giám đốc Allen Dulles và phó giám đốc Frank Wisner. Sau đó, ông Diệm được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông về Việt Nam làm Thủ Tướng trong chính phủ Bảo Đại, sau Hiệp định Genève, rồi làm Tổng thống Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam.

Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng Y Francis Spellman. Tác gỉa John Cooney (1985) đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, nhưng chính Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị, của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong một người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng đến cùng." [Tiểu Sử Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM. http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm )

(15). HOÀNG XUÂN HÃN

Tây muốn lập một nội các ở trong Nam với tính cách hòa hoãn, hòa nhã, hòa bình với ngoài Bắc: không có thể làm được. Hồi ấy, họ có ý định là ông Trần Văn Hữu sẽ làm thủ tướng trong Nam, thay Bửu Lộc, vì Bửu Lộc từ chức rồi. Ông Bảo Đại chắc cũng thế. Nhưng Pháp bị Mỹ kè bên cạnh, với Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Nhu. Nhất là Ngô Đình Luyện ở bên này, chắc là nó cho tiền nhiều lắm, với lại nó xui ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Diệm có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương nghĩa là lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy. Cái thư ấy tôi có được đọc. Rồi lúc đưa Ngô Đình Diệm lên thì tự nhiên Bảo Đại không về được nữa. Bị chặn ở đây. (Thụy Khuê . Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
http://thuykhue.free.fr/hxh/lichsu.html



II. GIA ĐÌNH NGÔ ĐÌNH DIỆM GIAN ÁC


Ông Diệm và gia đình ông là một những người tham lam, gian ác.


1.BẢO ĐẠI

Về Ngô Đình Diệm , cựu hoàng bày tỏ sự thất vọng về sự độc tài của Ngô Đình Diệm . Ngài cảnh giác dân chúng Việt Nam phải đề phòng con người có thể đưa họ tới một tương lai đen tối của tàn phá, đói khổ và chiến tranh (539).


Ngài viết về hậu quả của họ Ngô diệt các giáo phái “ Việc tiêu diệt giáo phái đã giao cho Việt Minh từng vùng rộng lớn và phì nhiêu ở nông thôn vốn còn có những phần tử Việt Minh đóng tại chỗ trái lại các điều khoản hội nghị Genève (540).


Ngài cũng viết rẳng chính Mỹ thúc Diệm diệt Bình Xuyên, và chính MAAG tự tay diệt Bình Xuyên (533)


2. Đỗ Mậu 

Trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mâu tố cáo toàn gia họ Ngô tham tàn bội phản. Ông viết"Đỗ Mậu đã viết: Mỗi lần hễ quyền lợi cá nhân của họ không được thoả mãn là họ có chủ trương phản bội ngay dù kẻ bị phản bội là một vị Giáo Hoàng. Họ đã phản bội nhà Nguyễn, cựu hoàng Bảo Đại, người Pháp, sau này họ phản bội người Mỹ, phản bội quân dân miền Nam, và cả ân nhân, bằng hữu, đồng chí, thuộc cấp đã từng ủng hộ hoặc phục vụ cho họ. Thời kỳ hành đạo ở Tây ban nha, Ngô Đình Thục đã hai lần "phản loạn" để tranh chức Giáo Hoàng, bị Toà thánh trừng phạt nặng nề càng cho thấy bản chất phản bội vốn đã nằm sâu thẳm trong tâm, can, tì, phế của anh em nhà Ngô rồi (XIII-417)
Đỗ Mậu viết:
Ngô Đình Diệm là một kẻ tráo trở và tàn ác. Nguyễn Bảo Toàn bèn từ chức Chủ tịch Hội đồng để phản đối ông Diệm. Bị hăm doạ, ông lui vào bóng tối trong lúc Phó chủ tịch Hồ Hán Sơn trồn về Tây Ninh và bị giết một cách bí mật. Dư luận lúc bấy giờ cho rằng ông Nhu đã mua chuộc được tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương để ông này cho đàn em hạ sát Hồ Hán Sơn. (Sau này Nguyễn Thành Phương cũng bị Ngô Đình Diệm mua chuộc để phản lại giáo chủ Phạm Công Tắc mà rồi cuối cùng Nguyễn Thành Phương cũng bị Ngô Đình Nhu phản bội). Còn Tổng thư ký Nhị Lang, người đã từng cầm súng doạ bắn tướng Nguyễn Văn Vỹ để cứu ông Diệm, bị công an của tướng Nguyễn Ngọc Lễ và Bộ thông tin của Trần Chánh Thành đòi hỏi bắt bớ và làm khó dễ.(VI) ….Cái chết của Tạ Chí Diệp cũng như cái chết của Nguyễn Tấn Quê, Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Toàn v.v... và hàng trăm ngàn người dân vô tội ở thôn quê nằm trong chính sách tiêu diệt người quốc gia đối lập của chế độ Diệm. Ai cũng biết rằng cái chết oan khiên của hàng trăm ngàn người dân quê nhiều khi là do hành động lạm quyền của các cán bộ Cần lao công giáo còn việc sát hại những nhân vật chính trị tên tuổi tại Sài gòn là phải có lệnh của các ông Diệm, Nhu, Cẩn. Thế mà sau khi chế độ Diệm bị lật đổ, trước Toà án Cách mạng, đại tá Nguyễn Văn Y dám khai rằng ông ta đã ra lệnh giết những nhân vật quốc gia kia chỉ vì "nghe không rõ lệnh của Tổng thống". Đó là một lời khai gian xảo tuy có ý bênh vực Tổng thống Diệm nhưng đồng thời cũng tố cáo Tổng thống Diệm đã liên hệ vào các vụ giết người.

Dù sao thì một chế độ chủ trương sát hại, thủ tiêu những người quốc gia đối lập đã là một chế độ tàn bạo kiểu Nazi Đức Quốc Xã. Còn một chế độ mà ông Tổng giám đốc cầm đầu ngành Công an, Cảnh sát vì "nghe không rõ lệnh của ông Tổng thống" mà đem những nhân vật quốc gia chân chính đi trấn nước cho chết như trấn nước một con chó dại thì chế độ đó là chế độ gì? Đừng trách thống nhà văn Hiếu Chân, Chu Tử, Tư Chung buộc tội chế độ Diệm là thứ "Chế độ cầm phi thú”(XII,34)

Không những Đỗ Mâu mà nhiều người khác trong đó có nhà báo và chính trị gia Mỹ cũng kết án Diệm Nhu Thục tham tàn.

3. Cao Thế Dung
 Trong cuốn sử “Việt Nam 30 năm máu lửa” , và 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, Cao Thế Dung đã phê bình Tổng Thống Diệm như sau:
Ông Diệm dung dưỡng gián điệp Việt Cộng nhưng lại triệt hạ lực lượng chống Cộng

“Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất 3 tiềm lực chống cộng vô giá: —Ở miền Trung Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm súng chống chính quyền. —Ở miền Nam Cao Đài một phần bất hợp tác- Chính quyền có thể loại Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những sai lầm nghiêm trọng mà còn là một trọng tội đối với lịch sử. Đây là chủ trương của Nguyễn Ngọc Thơ và Dương Văn Minh (+), hai người vốn không ưa Ba Cụt và Hòa Hảo, đồng thời cũng do sự cố chấp của ông Diệm—Mất lực lượng Trình Minh Thế là một thiệt haị to lớn. Với trên 2500 (quân), năm 1952 lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp miền Đông và lan tới miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công. Lúc nghe tin Trung Tướng Trình Minh Thế bị bắn chết tại trận,(4)[...].Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.[...].Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.

4. Dennis Bloodworth (1970) nhận xét rằng

"Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Ông ta và gia đình mình đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực."(Wikipedia )

Ngô Đình Diệm tàn ác giết hại Cao Đài, Hòa Hảo, Quốc Dân đảng và dân lành. Đó cũng là sai lầm của Mỹ giúp Diệm, đẩy dân vào tay Cộng sản.Đại tá Lansdale cũng như phần đông tướng lãnh muốn đánh mạnh, giết nhiều quân, chiếm nhiều thành trì để lập công. Họ chỉ biết công thành mà không nghĩ đến công tâm. Pháp rút lui, còn lương thực, vũ khí, tiền bạc đâu mà chống. Từ từ họ sẽ rút lui, cần gì phải gấp! Hơn nữa thiếu gì giải pháp hòa bình mà phải chọn giải pháp tàn sát, phản nhân tâm! Trong cuộc chiến này, Bảo Đại cũng tỏ ra mềm dẽo, biết đường tiến thoái nên đã triệu Nguyễn Văn Hinh, Phan Văn Giáo sang Pháp.


III. NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ PHẬT GIÁO

Trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu phân tìch rằng cuộc tranh đấu Phật giáo nổ ra là do ba nguyên nhân xa. Nguyên nhân sâu thẳm là ngã chấp, là cuồng tín trong lòng các bậc chăn chiên. Sử liệu đã cho ta vô số sự kiện nói về bệnh chấp ngã của Toà thánh La mã. Ở đây, ta hãy nghe một lời dẫn chứng của học giả Merle Sever trong bài The World of Luther: Toà thánh La mã đòi hỏi một sự phục tùng bất khả tư nghị. "Tôi sẽ phải tin rằng vật màu trắng mà tôi thấy là màu đen, nếu Giáo hội quyết định đó là màu đen”. Ông Ignatius Loyala, sáng lập dòng Jesuite đã nói như thế. Giáo hoàng Paul IV cũng xác định rằng: “Ngay nếu cả cha ruột tôi là người phản đạo tôi cũng sẽ đi lượm củi để đốt ông ta”.(XV, 48)

Sau đó là dụ số 10 và chủ trương lấy Thiên chúa giáo làm quốc giáo. Họ Ngô bắt chước cộng sản lập Thiên Chúa giáo trị. Ngô Đình Diệm quyết tâm thi hành Đạo dụ số 10 của thực dân để ngăn cản Phật giáo phát triển. Chánh sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ đã - ở một mặt nào đó - được gia đình ông Diệm tráo trở hợp pháp qua đạo dụ số 10 năm 1950 của thực dân để lại. Thật vậy, trong khi tình trạng của Thiên chúa giáo dưới thời ông Diệm là một tình trạng thả lỏng, nghĩa là không bị ràng buộc bởi một văn kiện nào thì Phật giáo và các tôn giáo khác lại có cái văn bản pháp lý của đạo dụ số 10 chi phối. Phải nói cho đúng rằng đạo dụ số 10 là sản phẩm độc ác và thâm hiểm nhất của thực dân Pháp trong chính sách tiêu diệt các tôn giáo tại Việt nam, vì một mặt chúng nhằm làm tê liệt các sinh hoạt tín ngưỡng của quần chúng Việt nam, mặt khác chúng giành độc quyền hành đạo. Điều 1 của đạo dụ liệt mọi tôn giáo (trừ Thiên chúa giáo) vào loại hiệp hội thường như đua ngựa, đánh banh... điều 7 cho phép chính quyền từ chối không cấp giấy phép hoạt động hoặc cấp rồi mà vẫn có thể rút lại không cần phải nói lý do, điều 10 và điều 12 cho phép bất cứ nhân viên hành pháp hay tư pháp nào cũng có quyền kiểm soát các hiệp hội tôn giáo, điều 14 và 28 có giới hạn tài sản của một tôn giáo ở mức nào đó mà thôi, và dĩ nhiên điều số 14 dành một chế độ đặc biệt sẽ quy định sau (nhưng rồi chẳng bao giờ quy định) cho các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo. (XIV, 43)

Đỗ Mậu tố cáo họ Ngô có chính sách tiêu diệt Phật giáo rất thâm độc. Với những biện pháp hành chính quỷ quyệt, những thủ đoạn chính trị tàn ác và các chủ trương văn hoá gian hiểm, trong chín năm trời, chế độ Diệm đã tìm mọi phương cách để tiêu diệt dần dần lực lượng và ảnh hưởng Phật giáo Việt nam theo kế hoạch tằm ăn dâu. Đến những năm 1962, 1963, chế độ Diệm lại có thêm chương trình ấp chiến lược mà họ thêm tin tưởng vừa có thể chiến thắng được Cộng sản, lại vừa có thể Công giáo hoá toàn dân nông thôn. Chiếm được nông thôn là chiếm được địa bàn căn bản và lâu đời nhất của Phật giáo Việt nam, họ sẽ bao vây Phật giáo, cô lập Phật giáo trong các chùa chiền, các đô thị và Phật giáo sẽ như cá trong ao khô hồ cạn, không còn nước nữa để bơi lội vẫy vùng. (XV, 48)… Tôi cần phải nói rõ và nói lớn ở đây rằng cuộc đấu tranh của Phật giáo tuy phát động từ sự kiện treo cờ nhưng nguyên uỷ thật sự, động cơ sâu sắc của nó thật ra đã xuất hiện từ lâu, từ khi anh em ông Diệm tiến hành chính sách tiêu diệt các tôn giáo khác cho Thiên chúa giáo được ngôi vị độc tôn trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt.(XV,49) …

Lý do gần là lòng tham của Ngô Đình Thục và bọn tay sai muốn đưa Ngô Đình Thục làm Hồng Y rồi giáo hoàng. Họ báo cáo láo rằng tại Việt Nam 70% dân chúng theo Thiên Chúa giáo. Ngày 6-5-1963, Ngô Đình Thục ra Huế, thấy ngày Phật đản khắp nơi cờ bay thì nổi giận, y ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo. Biến động từ đó mà ra. (XV,48). Ông phê phán anh em họ Ngô ấu trĩ:” Vấn đề đặt ra là tại sao một người đã làm đến Tổng giám mục như Ngô Đình Thục, tại sao một người đã làm đến Thượng thư Bộ Lại rồi làm đến Tổng thống như Ngô Đình Diệm mà lại sai lầm một cách tuy ấu trĩ nhưng lại trầm trọng đến thế? (XV,49)

Cũng như Nguyễn Chánh Thi, ông tố cáo các linh mục lạm quyền, ra mặt cướp bóc nhân dân: Không cần nói thì ai cũng biết dưới hai chế độ Diệm và Thiệu, linh mục và giám mục tại nhiều địa phương còn quyền thế hơn các viên chức chính quyền. Chẳng những thế nhiều chức quyền địa phương như Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Trưởng ty chỉ là kẻ thừa hành ngoan ngoãn của các vị linh mục oai quyền có liên hệ tôn giáo và quyền lợi với vị nguyên thủ quốc gia mà thôi (những sự kiện này rất nhiều sách báo Mỹ đã nói rõ (XIX-785) Ngoài ra bọn Cần Lao đã áp dụng chính sách kỳ thị tôn giáo, cưỡng bức Phật tử theo đạo. Họ phạm tự do tín ngưỡng của quốc tế và đức bác ái của Thương Đế : Tôi được nghe nói bọn Cần lao bắt buộc dân chúng bỏ đạo ông Bà để theo đạo Thiên Chúa, những cán bộ, công chức cấp thấp không theo đạo thì sẽ bị thuyên chuyển đến những vùng xa xôi. Có lẽ vì biết tôi có đặc quyền trình thẳng với ông Diệm, có tư cách của một nhân viên an ninh cao cấp, lại là một người theo đạo Phật nên bà con, thân hữu kể cho nghe vô số tội ác của Ngô Đình Cẩn và bọn Cần lao. Dân chúng chỉ biết nghiến răng ngậm miệng chịu đựng vì kêu trời nào có thấu. Ngay cả Phật giáo bị chính phủ Sài gòn bãi bỏ ngày nghỉ lễ Phật Đản trong chương trình nghỉ lễ hàng năm để quân nhân công chức không thể đi chùa, đã kêu ca với không biết bao nhiêu đơn từ mà vẫn không được hồi âm huống gì dân đen yếu thế cô (VIII-229)...

Trong Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn cho biết tâm tư, tư tưởng của ông về việc này khi ông đến chùa thăm hoà thượng Thích Tịnh Khiết: Ngày 22 tháng 8, tôi đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:


- Tại sao lại đánh chúng tôi?
Nghe hỏi tôi xót xa quá, nhưng không biết trả lời sao!
Vì thiết quân luật, chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo, người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em ông Diệm.

Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành” (168 - 179.)

Trong cuốn “Thập giá và lưỡi gươm”, Linh mục Trần Tam Tỉnh nhận xét[109]:
“Từ năm 1955 đến năm 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là người ngoài Công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ “Chính phủ Công giáo”. Khắp nơi, ở thành phố cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế

... (Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Đảng Cần lao, được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong trào Cách mạng quốc gia... Hệ tư tưởng của Đảng này và của phong trào là “thuyết vị nhân”. Chỉ có một trường đào tạo duy nhất là “Trung tâm đào tạo nhân vị”, do một người anh của Tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là người Công giáo hay không, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo, về các tội ác của Cộng sản… Cuộc “tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có triết học kinh viện Tây Âu và “đã tiếp thụ tại Roma các khái niệm về Phật giáo do các cố cựu Thừa sai dạy cho”

Chính sách thiên vị tôn giáo của Ngô Đình Diệm đã tạo ra hiềm khích tôn giáo gay gắt trong xã hội và nó đã phát tác thành xung đột lớn sau đó vài năm, dẫn đến cuộc Khủng hoảng Phật giáo 1963. Cuộc khủng hoảng này đã góp phần làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm[109].

Huỳnh Văn lang kết tội Phật giáo nhưng ông cũng nói Phật giáo biểu tình là chống âm mưu Mỹ biến Việt Nam thành Thiên chúa giáo:

Những người thực dân mới (Mỹ) đang muu đồ hy sinh văn hóa Khổng Phật Lão của một vùng để bảo tồn văn hóa Thiên chúa giáo ở Âu châu. Tranh đấu vì đạo của các thầy đã đi đến chỗ đó cũng có nghĩa là Mỹ không thành công trong cái mưu đồ Thiên chúa giáo nói trên.(Nhân Chứng Một Chế Độ III, 155)

Như vậy là ông công nhận Phật giáo tranh đấu là chống kỳ thi tôn giáo, cuộc tranh đấu Phật giáo rất có ý nghĩa và chánh nghĩa.

IV. NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MỸ

Đề nghị Mỹ nên đưa quân vào Việt Nam

Từ đầu, Tổng thống Kennedy thay vì gửi quan lính đánh bộ như chiến tranh quy ước đòi hỏi, tổng thống ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng tăng cường kế hoạch chống du kích bằng cách gửi một số lớn cố vấn dân sự đến Việt Nam đảm trách công việc huấn luyện quân đội miền Nam để cho họ tự bảo vệ miền Nam. Vấn đề - trang bị về truyền thông cũng như vấn đề tiếp liệu về quân - trang, quân cụ và vũ khí kể cả phi cơ trực thăng sẽ được gửi đến cho chính quyền Diệm, nhưng không có bộ đội Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm này (đầu vào năm 1961), chính quyền Mỹ cũng dự trù nếu cần thì sẽ gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam.

Ngô Đình Diệm 21.- Ông Diệm đã mau lẹ phản ứng những quyết định của Tổng Thống Kennedy về chính quyền của ông ta và khăng khằng cho rằng quân đội Hoa Kỳ chiến đấu là cần thiết để đánh bại Cộng Sản. Ông Diệm cũng thỉnh cầu Đai Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting điện về Washington báo cáo rằng ông Diệm đang cứu xét việc thỉnh cầu chính quyền Trung Hoa Quốc Gia Đài Loan gửi một sư đoàn đến chiến đấu ở Việt Nam. Khi ông Diệm bị Hoa Kỳ phiền giận và mất thiện cảm, thì ông ta bắt đầu đẩy mạnh các chiến dịch đàn áp những thành phần đối lập và chống đối. Trong khi đó thì Tổng Thống Kennedy điều nghiên bản báo cáo của Phái Đoàn Taylor và cuối cùng ông quyết định chọn giải pháp trung dung do cả hai ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Rusk và Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara đề nghị. Hoa Kỳ sẽ không để cho miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhưng tạm thời vào lúc đó, sẽ không gửi quân đến Việt Nam . Ông Diệm phải thực thi cải tổ chính quyền một cách sâu rộng.
22.- Mặc dù có những mục tiêu cao cả, cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành một bài học lịch sử. Vào Nam 1962, đã có 11 ngàn quân Mỹ trú đóng ở miền Nam Việt Nam để vừa cố vấn vừa hỗ trợ cho các đơn vị quân đội miền Nam. Phi công Hoa Kỳ đảm nhiệm các phi vụ và trực tiếp đối đầu với địch quân. Cho đến thời điểm này, con số thương vong quân đội Mỹ đã lên đến 109 người. Cũng trong năm này, Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara nói rằng đã có tiến bộ rất nhiều trong cuộc chiến và đề nghị rút quân về nước.

23.- Tháng 10 năm 1963, có tới hơn 16.000 quân đội Mỹ đồn trú tại Việt Nam, và con số thương vong đã lên đến hàng trăm. ( Peter Kross. Vụ ám sát Ngô Đình Diệm.
http://www.sachhiem.net/SACHNGOAI/Q/QuocViet02.php

Có những thông tin khác nhau về việc Ngô Đình Diệm muốn Hoa Kỳ (và cả Trung Hoa Dân Quốc) đưa quân vào tham chiến trực tiếp tại Việt Nam hay không.

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Ngô Đình Diệm nhờ Linh mụcRaymond de Jaegher, người Bỉ quốc tịch Mỹ, xin với Đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow cho Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Sài gòn với lý do bảo vệ công dân Mỹ và kiểm soát phi trường Tân Sơn Nhất. Ngày 20 tháng 10 năm 1961, tướng Mỹ Maxwell D. Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần đầu tiên, Ngô Đình Diệm đề nghị một hiệp ước hỗ trợ quân sự, gia tăng quân số Việt Nam Cộng Hòa và yểm trợ không quân của Mỹ. Ngày 27 tháng 10 năm 1961, Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần thứ hai và đề nghị đưa bộ binh Mỹ vào miền Nam Việt Nam với nhiệm vụ chính thức là cứu lụt, Diệm rất tán thành. Tư liệu trong kho Cambodge-Laos-Vietnam ghi nhận Ngô Đình Diệm "không những muốn đón nhận quân chiến đấu Mỹ và các nước đồng minh, mà còn tuyên bố đại đa số dân miền Nam chào đón (welcome) việc này."

Trong buổi họp ngày 13 tháng 10 năm 1961, Bộ trưởngBộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòaNguyễn Đình Thuần đã đề nghị Mỹ hãy duyệt gấp những yêu cầu của Tổng thống Diệm, trong đó đó đề nghị Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gửi quân đến Việt Nam, cụ thể[112]:
Gửi thêm các phi đoàn khu trục cơ AD-6 và các phi công dân sự Mỹ để điều khiển máy bay.
Gửi quân Mỹ tác chiến hoặc quân Mỹ “cố vấn tác chiến” cho quân Việt Nam Cộng Hòa. Một phần quân số này sẽ đóng gần vĩ tuyến 17 để Việt Nam Cộng Hòa rảnh tay chống quân du kích dân tộc thiểu số ở Tây nguyên.
Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Dân Quốc gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam

Còn theo lời Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm:

"... Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được... Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn sẽ thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam... Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 1964 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hòa... Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác... .(Wikipedia)
Theo Ngô Đắc Triết, “Hồ sơ Mật của Ngũ Giác Đài” (“The Pentagon Papers”, Ed. Bantam Books Inc., 1971) lại cho thấy chính ông Diệm đã có ý đồ... xin thêm quân tác chiến Mỹ và Tàu vào VN, từ năm 1961!
“Điện văn của Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn gửi bộ Ngoại Giao ngày 13 tháng 10, 1961 về những yêu cầu của ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc Phòng của Nam VN...
Trong buổi họp ngày 13/10/1961 Thuần đã yêu cầu :
1. Gửi thêm các phi đoàn khu trục AD6...
2. Gửi phi công dân sự Mỹ...
3. Gửi quân Mỹ tác chiến hoặc quân Mỹ “cố vấn tác chiến” cho quân VNCH. Một phần quân số này sẽ đóng gần vĩ tuyến 17 để quân VNCH được rảnh tay chống quân du kích ở miền cao nguyên ...
4. Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Quốc gia gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam ....
(Bộ trưởng Thuần) nói ông Diệm, dựa trên tình hình Lào, sự xâm nhập (của quân đội Bắc Việt) và sự lưu tâm của TT Kennedy khi gửi Tướng Taylor qua thăm VN, đã yêu cầu Mỹ hãy duyệt gấp những yêu cầu trên.” [Tr. 40]
Tất cả những tài liệu trên đây đã tự nó nói lên hai sự thật đơn giản :
▪ 1. Tổng thống Diệm không thể “chống Mỹ đổ thêm quân”, vì cho đến ngày lịch sử 1/11/1963 chính quyền Mỹ không có ý đổ thêm quân vào VN mà ngược lại còn dự tính - và tuyên bố công khai - sẽ rút quân kể từ cuối năm 1963.
▪ 2. Từ năm 1961, Tổng thống Diệm đã cầu viện quân ngoại bang (Mỹ và Tàu) vào VN.
Nguyên nhân của một biến cố lịch sử làm sụp đổ một chế độ dài 9 năm phải đến từ nhiều yếu tố. Không thể lý luận một cách ngu muội là tất cả đều do Mỹ và những người chống ông Diệm (từ Nhất Linh đến Thích Trí Quang) đều bị CIA mua chuộc. Qua những chứng liệu rõ rệt trên đây, một độc giả thông minh tối thiểu và không cuồng tín vì tôn giáo sẽ thấy nguyên nhân của ngày 1/11/1963 đến từ cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài VN. Với một người có tinh thần dân tộc thì sẽ nhận ra ngay yếu tố VN mới là tối quan trọng, yếu tố lòng dân Việt Nam mới là chủ yếu. Với loại người được truyền giáo để trở thành phi dân tộc và vọng ngoại thì dĩ nhiên chỉ có thể thấy được yếu tố ngoại bang.
Nếu những người này đã có can đảm đọc đến đây và đã được “mặc khải” thì xin hãy chôn đi cái huyền thoại TT Diệm “chết vì chống Mỹ” sau khi đọc điều số 4. “Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Quốc gia gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam...”.
 (Ngô Đắc Triết . Tổng thống Diệm và quân đội Mỹ
Đến cuối, vì bắt tay với Việt Cộng, Ngô Đình Diệm đã từ chối việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam.
 Tài liệu Chánh Đạo cho biết sự kiện rất phúc tạp. Trước tiên, cần phân biệt hai sự kiện khác nhau:
1.- Ông Diệm chống lại việc Mỹ can thiệp vào nội bộ chính quyền miền Nam, nhưng
2.- Ông Diệm liên tục yêu cầu Mỹ gửi quân để huấn luyện, hoặc để cứu nguy cho ông trong việc chống cộng (nói cách khác, muốn làm nguyên soái của lính đánh thuê).
Theo dõi những việc từng ngày trong sách “Việt Nam Niên Biểu” (1939-1975) Tập I-C: 1955-1963,  của Chính Đạo chúng ta thấy rõ hai sự kiện "Mỹ can thiệp" và Diệm đòi "Mỹ gửi quân đội kể cả thêm quân viện" là hai chuyện khác nhau.
Sau đây là tóm tắt một vài trang nói về các cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa ông Diệm và các viên chức Mỹ ở Sài gòn. Việc chống lại sự can thiệp của Mỹ đa số là để che giấu những chuyện bất chính của chế độ và đảng Cần Lao, đi ngược lại dân chủ, và cuối cùng không đáp ứng được ý muốn của Mỹ ở chính quyền mà họ dựng lên.
- trang 133: 10/10/1958 (Durbrow nói về việc kinh tài của Đảng Cần Lao)
- trang 156 (can thiệp nội bộ: hoạt động bất chính của đảng CL),
- trang 172: Durbrow than phiền sự lộng hành của CL
- trang 175 (can thiệp nội bộ: tăng áp lực để thay đổi chính sách),
- trang 207 (Durbrow than phiền không thuyết phục Diệm thay đổi chính sách)
- trang 223 (không đồng ý cải cách)
Còn đây là tóm tắt vài trang dẫn chứng chính phủ Ngô Đình Diệm xin viện trợ, gồm cả quân viện:
- 7/8/1958 (Diệm gặp Durbrow xin tăng viện trợ cho tài khóa 1959)
- 11/11/1958 (Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu yêu cầu Mỹ giúp đỡ vì CS đe dọa an ninh)
- 22/2/1960- Durbrow tán đồng đề nghị tăng cường huấn luyện viên cho lính Bảo An (trang 168)
- 9/3/1960 - Diệm xin viện trợ quân sự, trực thăng tải thương, L-19, phi cơ vận tải C-47, khu trục AD -4, máy truyền tin,...
- 4/9/1960 - Mỹ: tăng quân số lên 170 ngàn (từ 9.8 ngàn) trong đó có 5 ngàn biệt động, 10 ngàn chính qui, 5 ngàn yểm trợ (FRUS, 1958-1960)
- 12/5/1961 - SG: Johnson gặp Diệm. Diệm chỉ muốn cố vấn huấn luyện (báo cáo ngày 23/5/1961 của Johnson, US-VN Relations, 1945-1967, Bk11:159-66)
- 9/6/1961 Diệm viết thư cho TT Kennedy xin tăng 100, 000 quân (từ 170 ngàn lên 270 ngàn), và xin quân viện 175 triệu Mỹ kim trong 2 năm rưỡi. Thư này do Nguyễn Đình Thuần trao cho Kennedy ở Washington DC ngày 14/6/1961
- 29/6/1961 Washington DC - Taylor đề nghị nghiên cứu tăng thêm 30.000 quân nhân cho Nam VN
- 13/10/1961 - Sài gòn: Nguyễn Đình Thuần xin Mỹ can thiệp để Đài Loan gửi 1 Sư đoàn qua VN tham chiến.
- 24/10/1961- Diệm tán thành việc tướng Taylor đề nghị đưa bộ binh Mỹ vào VN dưới danh nghĩa “cứu lụt” (trang 231)
- 26/10/1961- Diệm gặp Pháp (Lalouette), kêu gọi sự giúp đỡ của các cường quốc thân hữu. Việc quân đội Mỹ đến VN sẽ được dân VN nồng nhiệt tiếp đón.
- 7/11/1961: Diệm gặp Lalouette. Tuyên bố đa số dân miền Nam ủng hộ quân chiến đấu Đồng Minh tham chiến (trang 232)
- 24/11/1961- Đại sứ Nolting gặp Diệm: chỉ muốn Mỹ yểm trợ, không chịu cải cách chính trị. (trang 234)
- 8/2/1962 MAAG nâng cấp thành MACV (Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự của Mỹ VN). Tức mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở VN.
- 9/1/1962 - Quân số Mỹ tăng hơn 100%. Từ 948 người cuối tháng 11/1961 lên 2.646 người ngày 9/1/1962, và dự trù lên tới 5.576 vào cuối tháng 6/1962 (trang 238).
- 31/3/1962 - Diệm viết thư cho De Gaulle yêu cầu Pháp can thiệp chống Bắc Việt xâm lăng. (trang 251)
- 23/7/1962 - Hội Nghị Honolulu: Tướng Harkins lạc quan chiến thắng, hy vọng hoạt động VC sẽ giảm. Sau hội nghị, McNamara tuyên bố kế hoạch triệt thoái khỏi VN vào năm 1965.
- 24/2/1963 - Mansfield báo cáo v/đ VN: lo ngại về tình hình ở VN, nếu tiếp tục, Mỹ phải rút viện trợ vì đã chi quá lớn trong 7 năm qua (2 tỉ USD, trợ cấp khổng lồ, và sự động viên toàn dân miền Nam)
- 25/2/1963 – TNS Mansfield không muốn dính líu vào DNA. Nhu lo ngại Mỹ sẽ triệt thoái khỏi VN -(trang 269)
- 1/3/1963 - Diệm tức giận về báo cáo của Mansfield.
- 7/3/1963 - Chester A. Bowles, đại diện Kennedy: Chúng ta đang bảo đảm sự tồn tại của một chế độ tai tiếng, không gốc rễ trong đám đông,...

 http://www.sachhiem.net/SACHNGOAI/Q/QuocViet02.php



Các ông Bùi Kiến Thành và Huỳnh Văn Lang cùng gia đình họ Ngô đã ăn mày Mỹ ấy thế mà còn lên giọng yêu nước chống Mỹ! Việc này cũng như những tên cướp Lương Sơn Bạc và đồng nghiệp của Thúy Kiều ở lầu xanh đeo tràng hạt, niệm Nam mô! Các ông xoay chiều vì bị Mỹ chỉ trich tham ô, bất lực, vi phạm nhân quyền và đòi dẹp bỏ Ngô Đình Thục và vợ chồng Nhu nên các ông túng thế phải đầu hàng cộng sản ,rồi lên giọng yêu nước thương dân.  Các ông tôi tớ họ Ngô cũng gỉỏi tài thổi ống đu đủ như cộng sản, nào là Ngô Đình Diệm đuổi Pháp và tiếp theo là "chống Mỹ cưu nước".Đó là giọng giả dối mượn danh ái quốc để che đậy hành động phản quốc hại dân của họ Ngô. Bùi Kiến Thành biết hay giả mù và điếc khi ông cho rằng Bắc Việt ngăn quân Trung Cộng chiếm Việt Nam?Cuộc chiến tranh Việt Nam xảy ra do Cộng sản muốn "giải phóng" thế giới và Trung Cộng muốn dùng đội quân Lê dương Việt Nam để Nam tiến hầu làm bá chủ thế giới. Bên kia là Nga, Trung Cộng, phiá này không có Pháp Mỹ thì cộng sản đã thâu tóm Đông Dương sau 1945. Các ông Cần Lao lúc này lại có ngôn ngữ chống Mỹ Ngụy một cách tich cực ! Các ông đã theo Mỹ từ đầu bây giờ lại tráo trở, buồn cười quá!

Khác với Nga và Trung Cộng, Mỹ từ trước đến nay không chiếm đất di dân. Mỹ gây chiến tranh là do chiến lược chiến thuật trong một giai đoạn. Trung Cộng mượn danh giải phóng để thúc Việt Cộng gây chiến tranh tại Việt Nam để diệt Việt Nam rồi mượn đường Nam tiến. Lê Duẩn đã công nhận thân phận nô lệ của Việt Nam, các ông họ Cần Lao có biết không?


V. NGÔ ĐINH DIỆM VÀ CỘNG SẢN



Đỗ Mậu đã viết: Mỗi lần hễ quyền lợi cá nhân của họ không được thoả mãn là họ có chủ trương phản bội ngay dù kẻ bị phản bội là một vị Giáo Hoàng. Họ đã phản bội nhà Nguyễn, cựu hoàng Bảo Đại, người Pháp, sau này họ phản bội người Mỹ, phản bội quân dân miền Nam, và cả ân nhân, bằng hữu, đồng chí, thuộc cấp đã từng ủng hộ hoặc phục vụ cho họ. Thời kỳ hành đạo ở Tây ban nha, Ngô Đình Thục đã hai lần "phản loạn" để tranh chức Giáo Hoàng, bị Toà thánh trừng phạt nặng nề càng cho thấy bản chất phản bội vốn đã nằm sâu thẳm trong tâm, can, tì, phế của anh em nhà Ngô rồi (XIII-417)


(2).Trong năm đầu tiên cầm quyền, chính quyền chống Cộng mà Mỹ tin tưởng đã bắt tay với Cộng sản. Đó là vụ buôn lậu hàng ngàn tấn gạo ra Bắc Việt do chính hai người em của Tổng thống là bà Cả Lễ và ông Ngô Đình Cẩn chủ trương mà tòa đại sứ Mỹ biết được (XIII, 405-406).


(3).Trong thời chiến tranh cao điểm , Việt Cộng chiếm núi rừng, Ngô Đình Thục và vợ chồng Ngô Đình Nhu đã bắt tay với Cộng sản để vào rừng Long Khánh khai thác gỗ (XIII, 407-410-411). Việc này Nguyễn Chánh Thi đã tố cáo.


(4). Năm 1963, anh em ông lại âm mưu bắt tay với ông Hồ Chí Minh, và nhờ cậy De Gaulle để bán đứng miền Nam cho Cộng sản Hà Nội, hành động mà một linh mục người Bỉ bạn thân với gia đình ông gọi là chủ trương “sau ta là cơn Hồng thủy”(XVII, 566) . Đỗ Mậu cũng nói đến cành đào Hồ chí Minh gửi cho Ngô Đình Diệm: Đầu năm Quý Mão (tháng 2-1963), nhân buổi tiếp tân đầu Xuân tại dinh Gia Long, Tổng Thống Diệm chỉ một cành đào được chưng bày trong đại sảnh rồi nói với quan khách rằng : Đó là cành đào do đồng bào Bắc Việt gởi tặng. Mọi người im lặng nhưng đều có vẻ suy tư (XVI,596-598).

Đỗ Mậu cũng nói đến việc Nhu đi đêm với Việt Cộng, Nhu bí mật gặp Phạm Hùng qua nhiều trang và nhiều tài liêu (XVII, 659; XVI, 528-603; XIX, 820). Ông cũng nói rõ lý do chính mà Mỹ phải hạ thủ Diệm Nhu là vỉ hai ông thỏa hiệp với Việt cộng ( XVI, 537)


Trần Văn Đôn đã nói rõ việc Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng như sau đây : "Đầu tháng 2 năm 1963, Trung Tá Bường, lúc ấy đang làm Tỉnh Trưởng Bình Tuy, dùng xe dodge 4 x 4, chở Ông Ngô Đình Nhu và Ông C đi săn. Trời đã trơ lạnh và có mưa, mà ông Cố Vấn đi săn! Nhưng, có ai biết được, đó chỉ là lối ngụy trang. Sư thật các ông ấy không đi săn, mà đi thẳng tới một căn nhà lá trong rừng thuộc địa hạt quận Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy...Trung Tá Bường lái xe đưa ông Ngô Đình Nhu đến chỗ hẹn. Đến nơi, Trung Tá Bường và ông C chờ ngoài xe, lo an ninh. Chỉ có ông Nhu vô. Hai người ngồi ngoài lắng tai nghe những lời đối thoại ở bên trong lúc nhỏ lúc to. Người đang nói chuyện với ông Nhu là Phạm Hùng, có hai người nữa ngồi bên cạnh... Ông Nhu hứa với Phạm Hùng khi nối xong đường xe lửa thì Bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe thống nhưt đầu tiên ra Hà Nội... (183-184)


Người Mỹ chia hai phe, một phe bênh vực ông Diệm, còn Tổng thống Kennedy muốn loại trừ ông Diệm vì ông Diệm bắt tay với cộng sản. Ông cũng nói đến việc Hồ Chí Minh tặng ông Diệm cành đào (597).[1]


Một số người cho rằng hai ông Diệm Nhu không bắt tay với cộng sản. Hai ông chỉ làm eo làm xách với Mỹ thôi! Ông Đỗ Mậu nói rằng ông Nhu sai lầm khi ông suy luận rằng Mỹ chống Cộng nên sẽ không bỏ rơi miền Nam. Ông Diệm Nhu chống Cộng thì Mỹ ủng hộ nhưng khi tình báo Mỹ đã khám phá ra âm mưu của Nhu muốn thoả hiệp với Cộng sản thì mọi sự sẽ khác. Nhu không thấy rằng Mỹ giúp miền Nam chống Cộng chứ không phải chỉ giúp riêng một gia đình họ Ngô chống Cộng, cho nên cứ đinh ninh là có thể làm "chantage" Mỹ được. Nhu cứ tưởng rằng đối với Mỹ thì trong 15 triệu dân miền Nam, chỉ có gia đình họ Ngô là có quyết tâm và có khả năng chống Cộng mà thôi nên muốn yêu sách gì cũng được. Và Mỹ đã không giải kết khỏi miền Nam trong năm 1963 đó, nhưng đã bỏ rơi gia đình họ Ngô (XVI).

[1] Ông Cao Xuân Vỹ đã tháp tùng ông Nhu đi Bình Tuy, sau này ông kể lại việc này cho Minh Võ và nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012). Ông Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng Phủ tổng thống đã xác nhận việc cành đào trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, đăng nhiều báo ở Mỹ.
Huỳnh Văn Lang , Bùi Kiến Thành , Nguyễn Văn Châu đều xác nhận việc họ Ngô bắt tay Việt Cộng.
Theo Bùi Kiến Thành, Ngô Đình Diệm muốn thương thuyết với Cộng sản để chấm dứt chiến tranh
Bùi Kiến Thành nói khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.

Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.


Bùi Kiến Thành nói huyênh hoang quá. Ông nói toàn giọng ìm bịp. Về báo Tự Do, ông viết:

Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày
.(https://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/
Ai cũng biết báo Tự Do là của nhóm anh em Bắc Kỳ di cư.Nhóm chủ trương tờ Tự Do mới đầu gồm có: Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Đinh Hùng và Vũ Khắc Khoan. Ông Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, ông Mặc Thu làm quản lý và ông Như Phong làm thư ký tòa soạn. Báo nổi danh nên bọn Huỳnh Văn Lang muốn đem về Tổng Thống phủ nhưng mua không được, sau Huỳnh văn Lang ra Bách Khoa. Cuối cùng nhóm Tự Do bị tù, họ Ngô chiếm đoạt, Phạm Việt Tuyền làm chủ bút.

Gặp lại Như Phong tại Mỹ, Tạ Quang Khôi mới được biết sự thật:
Năm 1996, ông Như Phong sang Mỹ theo diện HO, lên Virginia chơi và ghé thăm tôi. Trong dịp này, tôi hỏi ông về chuyện lủng củng nội bộ của báo Tự Do. Ông cho biết thực sự không có chuyện lủng củng nội bộ. Sở dĩ Tự Do bị đình bản vì lý do chính trị. Phủ Tổng thống thấy báo Tự Do được dân Bắc di cư ủng hộ thì không vui, vì nhóm chủ trương và nhân viên tòa soạn không ai có đạo Thiên chúa, lại không có ai là người Trung. Thế rồi báo đình bản được ít lâu lại được xuất bản với chủ nhiệm và quản lý mới. Đó là hai ông Phạm Việt Tuyền và Kiều Văn Lân. Hai ông không những theo đạo Thiên chúa mà còn là nhân viên phủ Tổng thống. (TQK ,ibid)
(Sơn Trung. Nhật báo Tự Do. http://son-trung.blogspot.ca/2016/01/blog-post.html)


Còn việc Ngô Đình Diệm từ chối Mỹ đem quân vào Việt Nam cũng là lý luận trẻ con. Cả nhà Ngô Đình Diệm lăn lóc Mỹ, Pháp để xin cho Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Họ ăn dầm nằm dề bên Mỹ, ăn mày Hồng y Spellman mà lại chống Mỹ ư? Kiều đã vào lầu xanh mà còn khoe trinh bạch ư? Nghe tức cười! Không có quân Mỹ ai dẹp quân Bình Xuyên cho ông Diệm và bọn Bùi Kiến Thành ông lượm bạc? Khi Pháp rút lui, Việt Nam vô lực, ai đem binh lính, vũ khí, tiền bạc cho ông Diệm? Sao lại vô ơn như thế? Đến khi Mỹ phê phán Diệm, vợ chồng Nhu và Ngô Đình Thục, đòi đuổi vợ chồng Nhu và Thục thì ông Diệm mới trở mặt, bắt tay với cộng sản thì mới đoạn tuyệt với Mỹ! Với chính nghĩa quốc gia và luật giang hồ, trò phản bội khó được dung tha. Hai ông Diệm Nhu được tha lần thứ nhất năm 1960, nhưng phúc bất trùng lai! Ông cũng như Huỳnh Văn Lang công nhận Nhu Diệm bắt tay với cộng sản, đó là điều can đảm trong khi nhiều người giấu diếm quanh co. Ông cũng như Diệm Nhu, Huỳnh Văn Lang tin rằng các ông có thể thương thuyết với cộng sản ư? Bùi Kiến Thành ông nói "Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam. "RFA phỏng vấn Bùi Kiến Thành . https://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/


Các ông ấy ngụy biện. Thất thế phải đầu hàng để xin chút ơn thừa nhưng phần lớn kẻ đầu hàng phải chịu chết như Từ Hải dưới bàn tay Hồ Tôn Hiến! Các ông cũng kiêu căng quá. Trên bàn cờ thế, khi các ông bị Mỹ chiếu tướng, phải quay sang thương thuyết cộng sản là các ông đã bị hạ phong, Cộng sản họ cười vào mặt quân đèn cù của các ông. Các ông có gì để thương thuyết? Cộng sản thường chơi trò đả đả đàm đàm, khi Mỹ bỏ rơi, các ông có gì mà đấu với Cộng sản? Lúc đó, các ông chỉ bị họ cho vào xiếc. Hơn nữa, lẽ nào các ông không biết trong dinh Độc lập có cả đống cộng sản nắm quyền thế và quyền thế cha cố. Giặc đã nhập nội mà còn còn mở của thành thì sự thất bại, chết chóc là đương nhiên! Ngu dại, kiêu căng, không biết thân, hai ông Bùi và Huỳnh còn lớn tiếng hỗn hào với các tướng lãnh quốc gia! Các tướng lãnh Cộng Hòa là tinh hoa của nhân dân Việt Nam. Phỉ báng các tướng lãnh là mang tội hỗn láo với nhân dân Việt Nam yêu nước chống cộng. Các ông khinh miệt các tướng lãnh lật đổ họ Ngô vì họ đã diệt nguoồn lợi lộc của các ông. Các ông ỷ mình có tiền bạc khinh miệt các tướng lãnh hữu dũng vô mưu, nghe theo Mỹ mà giết anh em nhà Ngô và đập phá cái địa vị tôi tớ của các ông. Các ông quên đấy thôi. Các ông ỷ tiền khinh người thì người dù nghèo hèn cũng miệt thị cái bọn"trọc phú ", bọn  "vi phú bất nhân", và chạy theo danh lợi dù phải bán rẻ danh dự. Nhân dân Việt Nam chống cộng lại càng uất hận khi biết họ Ngô từ lâu bắt tay với cộng sản như vụ ông Cẩn buôn gạo Miền Trung, vụ ông Thục kinh doanh gỗ và đưa Việt Cộng vào dinh Độc Lập, cùng hành động làm tiền trắng trợn như vụ kim khánh . Phải chăng đó là hành động của họ Ngô mưu cầu hòa bình? Sao hai ông không chửi Mỹ mà lại sang Mỹ làm ăn và bắt tay với cộng sản? Bắt tay với cộng sản là nối chí Ngô TổngThống ư? Nguyễn Văn Châu ca tụng giải pháp hòa bình của Ngô Tổng Thống và thực hiện di chuc Ngô Tổng Thống, sang Pháp bợ đỡ Cộng sản nhưng bị họ quay lưng cười nhạo!


Cùng với việc chống Cộng không đạt được kết quả và không xoa dịu được cuộc đấu tranh của Phật giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm trước các lực lượng chính trị hợp pháp khác tại miền Nam và trước chính quyền Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới hành động đảo chính của một nhóm tướng lĩnh vốn bất mãn với cách điều hành đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính phủ Mỹ đề nghị Ngô Đình Diệm bớt đàn áp tàn bạo đối với Phật giáo và sinh viên để lấy lại hình ảnh dân chủ hơn của chính quyền, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo. Đứng trước tình thế đó, chính phủ Kennedy buộc phải gây sức ép đối với chính quyền của Ngô Đình Diệm.[144] Căng thẳng với người Mỹ ngày càng tăng, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo vì ông vẫn tự tin cho rằng người Mỹ không thể tìm ra người thay thế tốt hơn mình ở vị trí Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vì thế chính phủ Mỹ cuối cùng quyết định bỏ rơi ông.

Theo Thomas Ahern Jr., bắt đầu từ tháng 10 năm 1960 CIA bắt đầu nhận thấy mầm mống nổi loạn chống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng tăng, CIA tập hợp thông tin về thành phần bất mãn trong quân đội đồng thời cố gắng khai thác tướng Trần Văn Minh và các nguồn khác nhằm liên lạc với thành phần tham gia đảo chính. Nhân viên CIA Miller được lệnh của Trạm CIA tránh can dự "cố vấn" cho phe đảo chính mà chỉ việc lặng lẽ theo dõi diễn biến rồi báo cáo về Trạm.[146]

Theo lời Bùi Kiến Thành, một người thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm thì "Qua sự trung gian của đại sứẤn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp… qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẻ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và họ đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu "bán nước cho cộng sản", vì vậy các anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản...Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để "cứu đất nước khỏi họa cộng sản"[113]".

Henry Cabot Lodge, Jr. đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa sau khi biết về âm mưu đảo chính được lên kế hoạch bởi các tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã báo cáo cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy xin ý kiến. Biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 10 năm 1963 giữa Kennedy và các cố vấn cho thấy Kennedy sau khi họp với 15 cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia không đưa ra được ý kiến thống nhất về vấn đề này mà để cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, Jr. tùy cơ ứng biến[150][151]. Tại Washington, ngoại trưởng Dean Rusk truyền đạt quyết định đến Đại sứ Lodge ở Sài Gòn. Lodge báo tin cho nhân viên CIA Lucien Conein.[152]

Lucien Conein, đặc vụ của CIA, trở thành đầu mối liên lạc giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với các tướng lĩnh đảo chính, do Trần Văn Đôn đứng đầu.[153] Ngày 3 tháng 10 năm 1963, Conein gặp tướng Minh là người nói cho ông biết ý định đảo chính và yêu cầu người Mỹ hỗ trợ nếu nó thành công.[154] Trong phim tài liệu Việt Nam: Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclear, nhân viên CIA Lucien Conein kể lại rằng khi được thông báo về ý định đảo chính ông ta nói: "Lệnh mà tôi nhận là thế này: Tôi phải cho Tướng Minh biết rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cản trở cuộc đảo chính của họ, và tôi đã truyền đạt điều này.".[152] Sau đó Conein bí mật gặp tướng Trần Văn Đôn để nói với ông này rằng Hoa Kỳ phản đối bất cứ hành động ám sát nào.[155] Tướng Trần Văn Đôn trả lời "Được rồi, nếu anh không thích điều đó chúng ta sẽ không nói về nó nữa.".[155] Theo một nguồn khác, Conein cung cấp cho nhóm tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa một số tiền mặt lên tới 40.000 USD để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.[156]

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông này gọi đó là "Hoàng hôn của các thần linh". Trong bức mật thư này có đoạn:

"Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính".[157]

Tướng Dương Văn Minh và các đồng mưu lên kế hoạch lật đổ chính phủ của Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 bằng một cuộc đảo chính nhanh gọn chóng vánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đưa quân đội tới chiếm đóng tất cả các vị trí trọng yếu ở Sài Gòn, chặn mọi cửa ngõ ra vào nội đô. Tại dinh tổng thống, chỉ có một lực lượng nhỏ trung thành bảo vệ cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, các tướng lĩnh đảo chính kêu gọi Ngô Đình Diệm đầu hàng và Ngô Đình Diệm sẽ được ra nước ngoài sống lưu vong nếu đầu hàng. Tuy nhiên tối hôm đó, Ngô Đình Diệm và đoàn tùy tùng đã trốn thoát khỏi dinh tổng thống bằng một đường hầm tới Chợ Lớn, về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lực lượng đảo chính bắt, cuộc đảo chính tới đây là kết thúc, phe đảo chính chỉ còn việc thành lập chính phủ mới. (Wikipedia)

VIII. Ngô Đình Diệm cố chấp và ngu tín

Cái quan trọng nhất là sự khôn ngoan trong đời. Cổ nhân nói: "Răng cứng thì gãy, lưỡi mềm thì còn". Khi Việt Minh nổi lên, Bảo Đại liền thoái vị. Quân Nhật đề nghị đem quân đến bảo vệ, Ngài từ khước và quyết định thoái vị. Đó là một hành động khôn ngoan trong tình thế ấy:

-Không có quân đội
-Không có tiền bạc
-Quân Nhật sắp đầu hàng, sao có thể nhờ cậy?Nếu dùng Nhật chống người Việt là một điều mà lương tâm Ngài không cho phép.
-Không thể chống lại Cộng sản , nếu chống thì bị Cộng sản giết sạch.
 Khi quân Bình Xuyên và các giáo mphái chống cự Ngô Đình Diệm, Bảo đại đạ gọi tướng Nguyễn Văn Hinh, Phan Văn Giáo sang Pháp chứ không muốn liều mạng như Ngô Đình Diệm.

Trong khi đó, Ngô đình Diệm và gia đình cứ xông tới đằng trước hố sâu. . Khi bị Mỹ cảnh cáo,Diệm Nhu không lui bước lại còn tìm cách bắt tay với cộng sản. Đó là một nước liều. Thương thuyết với Cộng sản là một hình thức đầu hàng. Tại sao Diệm Nhu lại khoe khoang cành đào của Bắc Việt? Các ông Nhu, Diệm Thục và Cần Lao tin tưởng ở cái gì mà làm trò trẻ con như vậy?Không lẽ các ông tin trước cửa đã có quân Trung Cộng hay Việt Cộng?


Có người biện hộ cho họ Ngô bảo rằng vụ cành đào chỉ là để làm "chantage"  Mỹ,  nhưng đó là trò đàn bà và trẻ con. Việc họ Ngô đi đêm với cộng sản, Mỹ đã biết ngọn nguồn từ lâu nhưng họ để yên đến phút chót mới điều binh tận diệt họ Ngô đề phòng quân họ Ngô cầu cứu cộng sản! Làm sao họ Ngô tin rằng làm eo làm xách là Mỹ xuống nuớc quỳ lạy và dâng hàng tỷ đô la cho họ Ngô?Phải chăng Nguyễn Văn Thiệu rút binh miền Trung cũng theo sách đó để làm hù dọa Mỹ phải viện trợ cho đủ tiền chống cộng? Lẽ nào ông trí tuệ đệ nhất họ Ngô sau mấy phút du dương với ả phù dung đã có nẩy sinh sáng kiến thần kỳ như vậy?

Theo nhiều người, ông Diệm nặng gánh gia đình và luôn tuân lệnh đức Cha Ngô Đình Thục. Ông không rời quyền lợi họ Ngô, cố bám lấy địa vị của gia đình và tập đoàn của ông mà chết. Cự hoàng nhận định rất đúng cái gánh nặng và oan nghiệt của Ngô Đình Diệm và Ngô gia.
Cựu hoàng từ nhỏ cho đến già luôn sống trong cảnh vong quốc. Trước 1945, ông sống trong cảnh bán vong quốc, sau 1945 ông sống toàn cảnh vong quốc. Cái đặc điểm của ông là nhu trong khi Ngô Đình Diệm thì cương. Thời Pháp thuộc, ông biết thân ông cá chậu chim lồng nên ông cam phận bù nhìn. Tuy vậy ông có lòng yêu nước thương dân, nhiều lần tranh đấu cho Việt Nam độc lập. Thành quả to lớn là ông đã giành được độc lập và lập Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim. Rất tiếc, số mệnh ông là một chuỗi thất bại trong khi phút vinh quang quá ngắn ngủi. Dẫu sao, ông cũng là người đầu tiên giành độc lập cho Việt Nam, mà Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm chỉ là kẻ đến sau.


Dù Ngài có ăn chơi nhưng Ngài không giết hại dân, cướp tài sản nhân dân và quốc gia, lừa dối nhân dân và quốc tế như bao kẻ cầm quyền tại Việt Nam từ 1945 cho đến nay.

Ngài đã tranh đấu ôn hòa cho độc lập và thống nhất của Việt Nam nhưng từ 1945, người quốc gia cân chính đã bị gạt ra bên lề lịch sử.

Cuối cùng Ngài sống thọ nhưng lâm vào cảnh vong gia thất thổ. Còn ông Ngô Đình Diệm thì đầu óc  cố chấp, lại nặng gánh gia đình và tập đoàn cho nên bị xiềng xích vào xe tăng để rồi ông cùng gia đình lâm thảm tử.Cựu hoàng nhận xét rất đúng:Toàn gia ấy đã làm hỏng việc của Diệm (547 )



Để kết luận, người viết có vài ý kiến:


1. Cựu hoàng viết rằng các hiền nhân Đông phương cho rẳng cở bạc với bậc hiền nhân quân tử là bài học trường đời, xét nghiệm tâm lý hữu hiệu (46). Chúng ta chưa hề thấy bậc triết nhân nào ca tụng cuộc đỏ đen. Nhân dân ta nói:


"Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm".


Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

”Khôn nghề cờ bạc là khôn dại”


Quy luật này không trừ riêng ai. Hơn nữa, Đức Trần Hưng Đạo trong "Hịch tướng sĩ" có nói về cờ bạc: "Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. [..].có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh."


Vẫn biết sống trong cảnh vong quốc và bị phản bội, Ngài cũng như chúng ta đã sống cho nên tâm chúng ta không an bình , thân thể ta lâm bệnh họan. Trong đau khổ có kẻ đã dùng rượu hay bài bạc để tìm quên, nhưng người quân tử phải nên tránh những thứ đó nếu không muốn nằm đầu đường xó chợ, bị vợ con, bạn bè xa lánh.

2.Thảm họa của thế giới thời trung cổ là các cuộc thánh chiến. Các tôn giáo thờ Thượng Đế một số muốn chiếm địa vị độc tôn, lấy danh nghĩa là mở rộng nước Chúa, tăng dân số nước Chúa, tiêu diệt bọn phản chúa mà gây chiến tranh mấy thế kỷ. Thiết nghĩ ngày nay các tôn giáo phải tôn trọng nhau, tránh chiến tranh, tránh phỉ báng mạ lỵ nhau, tránh phá hoại nơi thờ tự của nhau. Phải thực thi tự do tín ngưỡng, đừng dùng sức mạnh, tiền tài, địa vị để cưỡng ép hay dụ dỗ ngưòi các tôn giáo khác. Nước Pháp tiến bộ đã tách thần quyền khỏi thế quyền. Nay tàn tich thánh chiến dã man còn sót lại ở một số Hồi giáo quá khich. Họ giết người Phật giáo, phá huỷ tượng Phật và chùa chiền. Họ còn hăm dọa làm cỏ châu Mỹ , châu Âu. Họ quyết làm cho Obama là tổng thống cuối cùng của Mỹ và giáo hoàng hiện tại là giáo hoàng cuối cùng của Vatican.
-Quốc gia là của chung của mọi người, không phải của riêng một đảng phái hay tôn giáo hay cá nhân nào.
-Nhiều người ngu tín, nhắm mắt tin vào các ông thầy tu . Cộng sản lợi dụng việc các tín đồ tin các bậc chăn chiên nên họ đã ninh hót cha cố đề diều khiển cha cố làm tay sai cho chúng. Rõ rệt là qua hai đời tổng thống, dinh Độc lập đã thành cơ sở cộng sản. Bản thân các lãnh đạo tôn giáo  cũng là trung tâm tội ác. Ngô Đình Thục không vì Chúa, không vì Giáo hội Vatican mà vì bản thân ông. Giáo hội Vatican chỉ là mục tiêu quyền lực của ông, nếu không được như ý, ông phản bội ngay. Chuyện rõ như ban ngày.

Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 với cái chết của các em ruột, Giám mục Thục sống lưu vong ở ngoại quốc. Ông được Tòa Thánh chỉ định Tổng Giám mục hiệu tòa Bulla Regia từ năm 1968.
Đương lúc tại Công đồng Vatican II, Giám mục Thục đã bắt đầu bộc lộ nhiều lập trường khác lạ và đi quá xa với truyền thống giáo huấn của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông cũng đã lớn tiếng than phiền giáo hội không mời nhiều lãnh đạo tôn giáo khác tham dự Công đồng, mà theo ông là đáng lẽ nên mời. Sau này, ông đã được biết là họ đã được Công đồng mời.
Những cải tổ Giáo hội theo Công Đồng Vatican II đã đưa đến sự chống đối của những Giám mục phái "bảo thủ", như Giám mục Lefèvre thuộc dòng Phanxicô ở Rochester New York, chống lại Giáo hội Công giáo từ thời Giáo hoàng Phaolô VI, bị Tòa thánh phạt "vạ tuyệt thông", Lefèvre đã ly khai Giáo hội La Mã. Giám mục Ngô Đình Thục đã theo Giám mục Lefèvre từ năm 1976, lập phong trào "Giáo hội La Mã Chính thống" (Orthodox Roman catholic movement, gọi tắt là ORCM) qui tụ Giám mục ly khai Lefèvre và các Giám mục được ông phong chức bất hợp pháp. Tổng giám mục Thục và nhóm ORCM chống Tòa thánh Roma mãnh liệt, Tòa thánh phải ra "vạ tuyệt thông" nhiều lần.[2]
Ngày 1 tháng 1 năm 1976, Giám mục Thục tự tấn phong cho Dominguez Gomez và bốn người khác thuộc nhóm li giáo ở Palmar de Troya (Tây Ban Nha) làm Giám mục mà không có chuẩn y của Giáo hoàng cũng như không có đầy đủ các thủ tục cần thiết trước đó. Tòa thánh lập tức rút phép thông công ông và những người tham gia vào các cuộc tấn phong bất hợp thức trên. Vào tháng 5 và tháng 10 năm 1981, ông tiếp tục tự ý tấn phong Giám mục cho ba người nữa. Một số nguồn cho rằng ngoài ra ông còn tấn phong Giám mục bất hợp thức một vài lần khác nữa.
Như thế, ngoài các Giám mục hợp thức tại Việt Nam mà ông đã tấn phong theo sự chuẩn nhận của Tòa thánh, Giám mục Thục là người tấn phong chính (chủ phong) bất hợp thức cho ít nhất 8 người: năm người trong nhóm Palmariana và ba người theo "thuyết trống ngôi" (sedevacantism), ông cũng đã tấn phong có điều kiện (sub conditione - giả thiết các lần tấn phong trước không thành sự) cho ba giáo sĩ khác. Các Giám mục do Giám mục Thục tấn phong kể trên lại đi tấn phong cho những người khác làm Giám mục.
Trong suốt thời gian khủng hoảng, ông đã nhiều lần hối lỗi, được tha vạ tuyệt thông rồi lại tiếp tục tái phạm và bị dứt phép thông công. Cuối cùng, ông đã quay trở lại với giáo hội và qua đời trong tình trạng hiệp thông với giáo hội.(Wikipedia)

Chúng ta cầu mong thế giới hòa bình, loài người thực thi lời dạy từ bi, bác ái của Thượng Đế và Phật.

No comments:

Post a Comment