Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 6 June 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 467

Saturday, May 6, 2017

NGUYỄN THIÊN - THỤ * VIỆT NAM PHÊ PHÁN TRUNG QUỐC


VIỆT NAM PHÊ PHÁN TRUNG QUỐC
 NGUYỄN THIÊN - THỤ


Người Việt Nam rất mến yêu Trung Quôc với những bậc triết nhân có tư tưởng nhân ái như Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Trang từ. . . Nhưng bên cạnh những bậc thánh hiền kể trên, Trung Quốc còn có những con người gian ác như Kiệt, Trụ, Lã Bất Vi, Tần Thủy hoàng, Hốt Tất Liệt đã gieo đau thương cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại, đặc biệt là nhân dân Việt Nam.
Một số người Việt Nam trước  và sau 1945 đã có những cái nhìn khác nhau về đất nước và con người Trung Quốc .

A. TRUNG QUỐC TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN TRƯỚC ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
I . TRẦN HƯNG ĐẠO, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC VÀ KHINH MẠN

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 興道大王陳國峻 (1232? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần, hai lần kháng chiến chống Nguyên . Ngài là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ngài còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.Thời kháng Nguyên, Trần Hưng Đạo đã viết Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), trong bản văn này, Ngài thuật tả những hành động ngạo mạn, hống hách và sách nhiễu tài vật của sứ thần nhà Nguyên đối với triều đình ta trước khi chúng xâm lược. Người Trung Quốc ở đây bản chất dã man và hiếu chiến của Mông Cổ, cậy mậnh hiếp yếu. Họ có hai nét đặc biệt là tham và ác:

. . . 偽使往來道途旁午
掉 鴞烏之寸舌而陵辱朝廷
委犬羊之尺軀而倨傲宰祔

托忽必列之令而索玉帛以事無已 之誅求
假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也 哉

. . . ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng khố.
Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?
những ngụy-sứ đi lại rầm-rập ngoài đường,
uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình,
đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ,
lại cậy thế Hốt tất Liệt
忽 必 烈 mà đòi ngọc-lụa,
ỷ thế Vân-nam-vương để vét bạc vàng;
của kho có hạn, lòng tham không cùng,
khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,
giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau!
(Bản dịch của Trần Trọng Kim)

Lời lẽ của Hưng Đạo vương rất thống thiết, mô tả rất rõ ràng hành động lang sói của sứ thần và tướng tá nhà Nguyên.
Trần Hưng Đạo biết người Trung Quốc luôn muốn xâm chiếm Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Ngài đã để lại di chúc:
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

II. NGUYỄN TRÃI, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC


Nguyễn Trãi 阮廌 (1380–1442 ) hiệu là Ức Trai 抑齋 là đại thần nhà Hậu Lê, đã có công giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Trong Bình Ngô đại cáo 平吳大誥, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của Trung Quốc tại Việt Nam. Đây là một bức tranh về con người và hành động của quân Nguyên tại Việt Nam:
頃 因 胡 政 之 煩 苛 。
至 使 人 心 之 怨 叛 。
狂 明 伺 隙, 因 以 毒 我 民;
黨 懷 奸, 竟 以 賣我 國 。
焮 蒼 生 於 虐 焰,
陷 赤 子 於 禍 坑 。
欺 天 罔 民, 詭 計 蓋 千 萬狀;
連 兵 結 釁 稔 惡 殆二 十 年 。
敗 義 傷 仁 ,乾 坤 幾 乎 欲 息;
重 科厚 歛, 山 澤 靡 有 孑 遺。
開 金 場 塞 冒 嵐 瘴 而斧 山 淘 沙,
採 明 珠 則觸 蛟 龍 而 緪 腰 汆 海 。
擾 民 設 玄 鹿 之 陷 阱 ,
殄 物 織 翠 禽 之 網 羅 。
昆 虫 草 木 皆 不 得 以 遂其 生,
鰥 寡 顛 連 俱 不獲 以 安 其 所 。
浚 生 靈之 血 以 潤 桀 黠 之 吻 牙;
極 土 木 之 功 以 崇 公私 之 廨 宇 。
州 里 之 征徭 重 困,
閭 閻 之 杼 柚皆 空 。
決 東 海 之 水 不足 以 濯 其 污,
罄 南 山之 竹 不 足 以 書 其 惡 。
神 民 之 所 共 憤,
天 地之 所 不 容 。

Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà,
Trí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Sau chiến thắng, Nguyễn Trãi tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ sống trong hòa bình vì người Việt Nam đã tha chết cho họ, và quân Trung Quốc đã sợ Việt Nam bạt vía kinh hồn:
社 稷 以 之 奠安,
山 川 以 之 改 觀 。
乾 坤 既 否 而 復 泰,
日月 既 晦 而 復 明 。
于 以開 萬 世 太 平 之 基,
于以 雪 天 地 無 窮 之 恥
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

III.NGUYỄN DU
, TRUNG QUỐC HUYỀN THOAI VÀ THỰC TẾ

Nguyễn Du ( 1766–1820) là một cựu thần triều Lê, sau ra làm quan triều Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:
Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820.
Trong triều nhà Nguyễn có rất nhiều người Minh hương cũng như người Việt Nam tài giỏi nhưng vua Gia Long cử Nguyễn Du làm chánh sứ là do hai mục đích:
+Đối nội, vua Gia Long muốn thu phục nhân tâm Bắc Hà nên dùng Nguyễn Du là cựu thần nhà Lê.
+Đối ngoại, vua Gia Long muốn chứng tỏ nhà Nguyễn cũng chỉ là nhà Lê nối dài, tiếp tục nền tảng ngoại giao thân thiện với Trung Quốc, khác với Tây Sơn.
Vì đi sứ Trung Quốc, ông viết Bắc Hành Tạp Lục Tập viết về những điều tai nghe mắt thấy ở Trung Quốc. Ở đây Nguyễn Du thất vọng về nước Trung Hoa văn minh, giàu đẹp. Bắc Hành thi tập cho ta thấy mâu thuẫn giữa huyền thoại và thực tế của nước Trung Hoa ở thế kỷ 19.

1. GIAO THÔNG BẤT TIỆN:

Sự giao thông trong một quốc gia, một địa phương cho ta biết sự nghèo đói hay thịnh vượng của nước đó, vùng đó. Từ xưa, thông thường chỉ nơi thành thị là nhà cửa cao đẹp, đường sá rộng rãi, còn nơi thôn quê, nhất là nơi núi rừng thì giao thông rất khó khăn, nguy hiểm. Nếu viết như vậy và hiểu như vậy thì không thành vấn đề. Thế mà các văn nhân, thi nhân Trung Quốc mô tả xứ họ là thần tiên, đường sá bằng phẳng,đất nước thanh bình.
Khi đọc sách hoặc nghe người kể chuyện, Nguyễn Du cũng tưởng Trung Quốc là vĩ đại, nhưng đi vào thực tế, ông thấy khác xa. Không phải chỉ có "Thục đạo nan" mà hầu hết đường sá Trung Quốc rất hiểm trở và bất tiện cho việc giao thông. Nguyễn Du đã nói yêu tinh, ma quỷ trên đường đi. Phải chăng là bọn cướp ngày, cướp đêm?
共 道中華路坦平
中華道中夫如是
(寧明江舟行)
Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình
Trung Hoa đạo trung phù như thị
(Ninh Minh giang chu hành )
Ai cũng nói Trung Hoa đường sá bằng phẳng
Không ngờ đường sá Trung Hoa lại như thế!
(Đi thuyền trên sông Ninh Minh)
山 麓 積 泥 深 沒 馬
谿 泉 伏 怪 老 成 精

(幕府即 事)
Sơn lộc tích nê thâm một mã
Khê tuyền phục quái lão thành tinh
(Mạc phủ tức sự)
Đường núi bùn ngập mình ngựa,
Khe suối ma quỷ thành tinh.
(Trạm nghỉ chân tức sự)

2. TRUNG HOA NGHÈO ĐÓI

Ở đâu thì cũng có ngưòi giàu kẻ nghèo. Việt Nam là một nước nghèo thế mà Nguyễn Du lại thấy Trung Hoa còn nghèo hơn Việt Nam. Nguyễn Du là con nhà quan, là tài tử, đã gặp nhiều ca kỹ, già có, trẻ có, có người hát xướng ở cung điện, có kẻ hát rong ngoài đường, nhưng người hát rong ở Trung Quốc lại khổ hơn những người hát xẩm tại Việt Nam. Ông viết bài Thái Bình mại ca giả để nói về nỗi khổ cực của dân Trung Quốc:
只 道 中 華 盡 溫 飽
中 華 亦 有 如 此 人
(太 平 賣歌者)
Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bảo
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân
(Thái Bình mại ca giả)
Người ta ca tụng Trung Quốc giàu mạnh,
Thế mà có người nghèo khổ đến thế sao?
(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Nước Việt Nam nhỏ bé, nghèo, đường sang Trung Quốc xa xôi nhưng phái đoàn sống đây đủ, dù đi bộ hay đi thuyền, lương thực vẫn thừa mứa. Ông viết trong bài thơ trên:
君 不 見使船朝來供頓例
一船一船盈肉米
行 人飽食便棄餘
殘 肴泠飯沉江底
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ
Hành nhân bão thực tiện khí dư
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.
(Phản Chiêu hồn)
Ngươi không thấy sứ thần từ xa lại,
Hai ba thuyền gạo thịt chứa đầy.
Cả đoàn ăn uống no say,
Ăn không hết thì đổ đầy trường giang.
(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Đa số nhân dân Trung Quốc không có đủ lương thực, phải ăn cơm trộn cám:
民食半枇糠
(信陽即事 )
Dân thực bán tỳ khang
(Tín Dương tức sự)
Dân ăn cơm trộn cám
(Viết ở Tín Dương)
Nguyễn Du còn đi sâu vào xã hội Trung Quốc. Ông đã nghe, đã thấy bọn quan lại Trung Quốc gian ác, bóc lột nhân dân khiến nhân dân vô cùng đói khổ. Trong bài "Phản Chiêu hồn", Nguyễn Du viết:
出 者驅車入踞坐
坐 談立議皆皋夔
不露爪牙與角毒
咬嚼人肉甘如飴
君不 見湖南 數百州
只有瘦瘠無充肥
(反招 魂)
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quì.
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di!
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
Chỉ hữu sấu tích, vô sung phì.
Lên xe xuống ngựa uy nghiêm,
Luận bàn ra vẻ thánh hiền đời xưa.
Giấu nanh vuốt, che mưu cơ,
Nhai xương, nuốt thịt thể như bánh quà
Hồ Nam mấy trăm nóc nhà,
Nhân dân đói rách xương da phơi bày.
(Chống bài Chiêu hồn )
Bài Sở Kiến hành tả cành nghèo đói của Trung Quốc. Nhân vật chính là một bà mẹ với ba đứa con quá đói phải đi khất thực.
一人竭傭力
不充四 口糧
沿街日乞食
此計安可長
眼下委溝壑
血肉飼 豺狼
母死不足恤
撫兒增斷腸
奇痛在心頭
天 日 皆為黃
陰風飄然至
行人亦悽惶
昨宵西河驛
供具何 張黃
鹿筋雜魚翅
滿棹陳豬羊
長官不下箸
小 們只略嘗
撥棄無顧惜
鄰狗厭膏粱
不知官道上
(所見 行)
Nhất nhân kiệt dung lực
Bất sung tứ khẩu lương
Duyên nhai nhật khất thực
Thử kế an khả trường
Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
Tạc tiêu Tây Hà dịch
Cung cụ hà trương hoàng
Lộc cân tạp ngư xí
Mãn trác trần trư dương
Trưởng quan bất hạ trợ
Tiểu môn chỉ lược thường
Bát khí vô cố tích
Lân cẩu yếm cao lương
(Kiến sở hành)
Một ngưòi làm tích cực
Không nuôi được bốn người
Ngày phải đi khất thực
Nhưng không thể mãi được
Có thể chết nơi sông ngòi..

Làm mồi cho hùm sói.
Bỏ con thì ai nuôi?

Thân mẹ chết đã đành
Ôm con, buốt tâm can.
Mặt trời cũng uá vàng
Gió lạnh bỗng thổi tới.

Khách qua đường xót thương
Ðêm qua trạm Tây Hà
Họ mở tiệc xa hoa
Đầy dê, lợn, vi cá
Đại quan không đụng đũa
Thuộc hạ chỉ nếm qua.
Ăn không hết thì đổ
Chó mèo cũng chê thịt cá
(Những điều trông thấy)


3. TRUNG HOA KHÔNG LỄ NGHĨA
Khổng tử dạy lễ nghĩa và người Trung Quốc ai cũng nói lễ nghĩa nhưng thực tế không phải vậy.
Ông Cù Các Bộ trung thần nhà Minh chết thế mà dân Trung Quốc bỏ miếu hoang tàn:
共 道中 華尚節義
如 何香火太凄涼
(桂林瞿閣部)
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa,
Như hà hương hỏa thái thê lương.
(Quế Lâm Cù Các Bộ)
Ai cũng nói Trung Quốc trọng tiết nghĩa
Sao để nơi này hoang lạnh thế ư?
(Ông Cù Các Bộ ở Quế Lâm)

4. BANG GIAO HOA VIỆT

Tâm trạng của Nguyễn Du khác với tâm trạng Nguyễn Trãi. Sau khi bình Ngô, đất nước hòa bình, Nguyễn Trãi lạc quan, ông hy vọng từ nay về sau, Trung Quốc không dám xâm chiếm nước ta. Trong bài thơ Quá Thần phù hải khẩu, ông viết khi đất nước sạch bóng quân Minh:


(
口)Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
Tứ minh tòng thử tức kình ba
(Quá Thần phù hải khẩu)
Hồ Việt một nhà nay được thấy,
Bốn bể từ nay sạch bóng kình.
(Qua cửa bể Thần Phù)
Còn Nguyễn Du thì khác, khi tiếp xúc với nhà Thanh, Nguyễn Du cảm thấy mùi tanh hôi nồng nặc của beo, cọp và ông lo nghĩ mối bang giao Hoa Việt không được tốt đẹp và bền vững. Ông viết:
針芥易相感,
越 胡難似 親。
(題 韋盧集後)
Châm giới dị tương cảm,
Việt Hồ nan tự thân.
(Đề Vi, Lư tập hậu)
Kim cải dễ đồng cảm,
Việt Hồ khó thân yêu!
(Đề sau tập thơ của hai ông Vi, Lư)
Nguyễn Du là sứ thần mà cũng là môt nhà thơ có khí tiết, biết nhận xét khách quan, không tỏ ra nịnh bợ Trung Quốc như những người khác.Và những nhận xét của ông rất sâu sắc.

B. TRUNG QUỐC  CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI

I .TRẦN TRỌNG KIM, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC
 
Trần Trọng Kim 陳仲金 (1883 – 1953), là nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Sau 1945, ông sống lưu vong ở Trung Quốc, Cao Miên rồi trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi. Ông là một học giả, đã biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị. Sau đây là một vài tác phẩm chính:
Việt Nam sử lược (1919)
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
Nho giáo (1930),
Phật Lục (1940)
Một cơn gió bụi (1949)

Sau khi giải tán chính phủ, ông ra Hà Nội sống với gia đình trong khi bên ngoài nhiều biến cố xảy ra. Việt Minh lên, quân Anh Pháp đổ bộ tước vũ khí quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn từ đấy trở ra, quân Tưởng Giới Thạch phụ trách. Một Cơn Gió Bụi là một thiên hồi ký, viết về cuộc đời ông là lịch sử Việt Nam trong khoảng 1945. Trong đó có đoạn ông viết về người Trung Quốc tại Việt Nam và người Trung Quốc tại Trung Quốc.


1.NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM


Các tướng tá của Tưởng Giới Thạch cũng lợi dụng tình hình tại Việt Nam mà làm tiền phe cộng sản. Ông viết:


Theo ý tôi hiểu, thì mưu mô do bọn tướng Tàu muốn làm tiền, một mặt làm ra bộ có ý ép ông Hồ Chí Minh phải lui đi để ông Bảo Ðại ra lập chính phủ, một mặt xui bọn Quốc Dân Ðảng không chịu nhượng bộ, để Việt Minh muốn im chuyện thì phải bỏ tiền ra. Ðến khi bọn tướng Tàu được tiền đút lót mới đứng ra dàn xếp cho xuôi chuyện. Ðó là một việc rất bí ẩn, khó lòng biết đích xác được, chẳng qua chỉ là sự xét đoán theo tình trạng hiện ra bên ngoài mà thôi. Và tôi thấy những người biết qua việc ấy đều đồng ý kiến như thế cả. (Chương 6)

Tuy Quốc Dân đảng ghét cộng sản nhưng không ghét tiền . Tổ sư hối lộ là ông Hồ Chí Minh. Hồ đã kêu gọi Tuần Lễ Vàng không phải để xây dựng nước mà là để hối lộ quân Tưởng. Hồ Chí Minh muốn đuổi ông Bảo Đại cho khuất mắt nên nhờ các tướng Trung Quốc mời Bảo Đại qua Trùng Khánh . Tưởng Giới Thạch đón tiếp khá tử tế nhưng rồi bọn họ cũng như cộng sản là một lũ "xỏ lá kềnh".
Trần Trọng Kim viết:
Sang đến Trùng Khánh, chủ tịch Tưởng Giới Thạch có tiếp ông tử tế. Song mấy người Việt Minh và Quốc dân đảng bỏ ông ở bên ấy không để tiền nong gì cho ông, ông phải vay mà tiêu. Còn hoàng hậu và mấy người con, ông Hồ có hứa rồi sẽ cho sang sau, nhưng rồi cũng không cho sang. Lúc ấy chính phủ Trung Hoa đang dọn về Nam Kinh, có mời ông về đấy, nhưng ông từ chối rồi về ở Hương Cảng. Sau chính phủ Việt Minh gửi thư sang bảo ông cứ ở bên Tàu đừng về nữa. Xem thế cũng rõ cái ý chính phủ Việt Minh là muốn đưa ông Bảo Ðại ra ngoài để họ dễ làm việc và khỏi lo ngại về việc có thể xảy ra được. (Chương 7)

2.NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC

(1). Trung Quốc và Việt Nam
Tình thế Việt Nam lúc này hỗn loạn mà Trung Hoa Dân Quốc cũng vậy.
Hôm sau tôi gặp ông Bảo Ðại, lời đầu tiên ông nói: "Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn". Tôi đem tình thực trình bày rằng:
„Ngài không về ở Nam Kinh là phải lắm, vì xem tình thế nước Tàu đang có nạn cộng sản, chính phủ Tàu còn gỡ không ra, họ làm thế nào mà giúp chúng ta. Tuy bề ngoài thì họ đối đãi tử tế và nói những chuyện giúp đỡ nọ kia, nhưng sự thực thì họ không thể giúp ta được việc gì ra trò đâu. Vậy chúng ta cứ đứng ở ngoài chờ xem tình thế biến đổi ra sao sẽ liệu“, ông Bảo Ðại cũng đồng ý như vậy.
Ông lại nói thêm: "Chưa biết chừng bọn Tưởng Giới Thạch cũng phải cuốn gói chạy ngày nào đấy".
Ấy là câu chuyện nói đầu tháng 8 năm 1946 mà sau hóa ra đúng thật.
Qua đoạn này, ta thấy:
+Quân Trung Quốc thường hay cướp phá biên giới.
+Vua Bảo Đại và các nhà cách mạng Việt Nam đã bị người Trung Quốc lừa dối hoăc hứa hẹn hão huyền.
+Trung Hoa Quốc gia sẽ phải tháo chạy vì Mỹ bỏ rơi!

(2). THÀNH PHỐ QUẢNG CHÂU
Quảng Châu là một thành thị lớn lao vào hạng nhì hạng ba ở nước Tàu, dân cư trù mật, buôn bán phồn thịnh. Phố xá có nơi đường phố sạch sẽ, nhà cửa rộng lớn, nhưng có nhiều nơi đường xá còn giữ nguyên vẻ cũ. Giữa đường cứ cách độ trăm thước tây lại có một khải hoàn môn bằng đá đục chạm theo kiểu cổ, đề những khoa thi tiến sĩ đời xưa, chắc là để mừng những người thi đỗ về vinh quy. Còn có những đường, những ngõ lát đá tảng, hai bên có cống rãnh bẩn thỉu, nhà cửa lụp sụp và không được sạch sẽ lắm.
. . . Phía dưới, giáp bờ sông có một khu đất gọi là Sa Diện, chung quanh có con sông nhỏ bao bọc, ở trong là những lãnh sự quán, nhà ngân hàng và nhà buôn bán của ngoại quốc. Ðường xá khu ấy sạch sẽ và không cho xe cộ đi lại.
Ngoài thành thị có thể gọi là Phiên Ngung, tức là nơi Triệu Ðà đóng đô ngày xưa, nay thấy có mấy cái đồi và mấy cái nhà làm theo kiểu mới. Người ta nói đó là nơi Tôn Dật Tiên đóng trụ sở hồi Quốc dân đảng mới khởi lên. Ði xa một đoạn nữa là Hoàng Hoa Cương nơi chôn 72 liệt sĩ trong đảng cách mệnh nổi lên đánh nhà Thanh vào khoảng hơn 40 năm về trước. Nay hàng năm đến ngày 29 tháng ba dương lịch có lễ kỷ niệm những liệt sĩ ấy ở đó.

Bên cạnh Hoàng Hoa Cương, bên kia con đường có cái ngôi mộ một người Việt Nam tên Phạm Hồng Thái. Ngày 19 tháng sáu năm 1925 lấy danh hiệu một phóng viên nhà báo, đến ném tạc đạn vào đám tiệc của người Pháp đãi viên Ðông Dương toàn quyền Merlin, khi viên ấy sang Sa Diện. Phạm Hồng Thái ném xong chạy trốn, nhảy xuống sông, chết đuối. Người Tàu đem chôn ở chỗ bây giờ, có dựng cái bia do Hồ Hán Dân viết. đấy đi xuôi một quãng xa, thì đến khu trường đại học làm trên những ngọn đồi, cây cối sầm uất, đường xá mát mẻ.
(Chương 9)

(3). NHÀ CỬA Ở QUẢNG CHÂU
Trần Trọng Kim cho biết là cấu trúc nhà cửa của dân chúng có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm. Có nhiều nét khác Việt Nam. Rõ nét nhất là tối tăm, chật hẹp và bẩn thỉu:
Nước Tàu thì ai cũng biết là một nước rộng lớn và có rất nhiều người, nhưng có đi qua các nơi mới thấy rõ sự rộng lớn của nước ấy và sự trù mật của dân nước ấy. Xe chở hành khách chạy trung bình 25 cây số một giờ mà phải chạy năm sáu giờ mới hết địa hạt một huyện, và có nhiều làng rất trù mật. Những làng bên Tàu không như bên ta có lũy tre bao bọc chung quanh. Nhà cửa ở các làng làm thành dẫy ở hai bên đường như ở các thành thị, chen chúc giáp mái nhau. Những nhà mái lợp ngói, tường xây bằng gạch sống xếp chồng lên không có vôi hồ, rồi quét ngoài vôi trắng. Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại thấy tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu.
Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn thành mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và khoáng đãng. Tôi gặp những người đã sang ở bên ta, nói ta làm nhà để buồng là phí đất. Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu cái hình tượng của nước Tàu. Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng nhiều ngõ, và có những kiểu trang sức rậm rạp.

(4). THÔN QUÊ TRUNG QUỐC:
Những người ở thôn quê thì làm ruộng làm vườn rất chăm chỉ. Ði qua thấy ở chỗ đồng áng có người làm ruộng tát nước như ở bên ta, nhưng họ không tát nước bằng gầu, mà chỉ tát bằng thứ guồng nhỏ đạp bằng chân. Những người ấy trông có vẻ đói rách khổ sở. Ðó cũng có lẽ là vì sự chiến tranh và nổi loạn trong mấy chục năm mà gây ra cái hoàn cảnh thê thảm ấy.

(5). KHÁCH SẠN TRUNG QUỐC.
Những nơi thành thị lớn gần mé biển, như Thượng Hải hay Quảng châu, thì sự sinh hoạt rất náo nhiệt nhưng xét kỹ ra thì còn kém về đường tổ chức. Còn ở nội địa như ở Nam Kinh cũng có nhà máy điện song những đèn không sáng hơn ngọn đèn dầu của ta ngày trước. Những cột đèn thì thường làm bằng cây tre nhỏ, tưởng có gió to thì đổ hết cả. Dân ở đấy thì dùng nước sông đầy bùn. Tôi còn nhớ ở khách sạn Nam Kinh, sáng dậy người ta cho một chậu nước rửa mặt, để một lát thì bùn đọng ở đáy chậu một lớp khá dầy. Trời nực ai muốn tắm mất độ 300 bạc quốc tệ, mà người ta chỉ cho vào cái thùng gỗ độ chừng hai ba thau nước. Người Tàu gọi tắm là lấy khăn dúng vào nước rồi lau mình, chứ không phải là dúng mình vào nước hay là lấy nước dội lên mình.
Một hôm tôi mới đến Nam Kinh, trời nóng mấy người rủ nhau đi đến nhà tắm công cộng, mỗi người phải trả 450 quốc tệ. Người ta đưa cho mỗi người một cái khăn tắm, giống như cái khăn lau bát của mình. Ðến lúc vào đến buồng tắm, trời ơi, thấy một cái bể tắm nước đục như nước rửa bát mà có đến năm sau người đầy những mụn nhọt, ghẻ lở, đang hì hụp trong cái bể ấy. Trông thấy mà rùng mình rồi, còn ai dám tắm nữa. Song người Tàu quen như thế rồi, không cho là ghê tởm, dơ bẩn nữa.(Chương 9)

(6). NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
Tính người Tàu rất cẩu thả, không có làm việc gì cho đúng hẹn. Xe hàng hẹn đúng 6 giờ sáng chạy, thì ít ra cũng phải đợi đến 8, 9 giờ mới bắt đầu đi. Khi có việc cần kíp đánh điện tín đi chỗ nào, tưởng chừng năm ba ngày là chậm, thế mà phải đợi hàng tháng mới tới nơi, có khi lại không bao giờ tới. Lúc đầu tôi mới đến Quảng Châu, liền nhờ một người bạn của Vũ Kim Thành, trong chi bộ Quốc dân đảng, đưa đến sở bưu điện đánh cái điện tín lên Nam Kinh hỏi một việc, chờ đến mấy ngày không thấy có tin trả lời. Sau tôi đã lên đến Nam Kinh được hơn hai tuần lễ cái điện ấy mới đến nơi. Xem thế thì mới biết công việc làm ăn ở sở bưu điện của Tàu hỗn độn và cẩu thả chừng nào.
Thượng Hải, tôi thấy một người làm trong sở quan thuế nói rằng những tiền thu vào được mười phần thì chính phủ chỉ được có ba phần là cùng, còn thì các công chức trong sở ấy chia nhau mất cả. Một chính phủ mà công chức làm việc như thế, thì làm gì mà không đổ nát.
Việc cá nhân đối với nhau cũng vậy, trừ khi nào người ta có những việc quan hệ tới quyền lợi hay tiền bạc, còn thì ít khi người ta giữ đúng lời hẹn. Trước ta thường nghe người Pháp gọi sự hàm hồ cẩu thả của người Tàu là "Chinoiserie", thật có sang bên Tàu mới hiểu rõ cái tiếng chế nhạo ấy.
Xưa ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù sao cũng còn giữ được cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa trí xảo, lừa dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào cuộc sống vật chất hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn bắt chước sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng.
Cái cảnh bề ngoài nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu đời trong cái đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết được. Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói trong sách cổ, thì thật là một cái cảm tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo. (Chương 9)
Trong khoảng 1940-1945, nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã sang Trung Quốc nhưng không ai viết về Trung Quốc và có những nhận xét sâu sắc như Trần Trọng Kim. Trần Trọng Kim viết khá đầy đủ rất tiếc là ông không nói đến việc quân Lư Hán đến Việt Nam năm 1945 để giải giới quân đội Nhật.
II . HỒ DZẾNH, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC

 
Hồ Dzếnh (1916- 1991) quán làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang Việt Nam lập nghiệp, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt. Ông học trung học rồi sống bằng nghề dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội. Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp tục viết báo, làm thơ. Vì ông viết bài ca tụng tướng Nguyễn Sơn nên bị trù dập, phải sống tủi nhục, nhưng ông vẫn viết văn thơ tuyên truyền. Năm 1993, tác phẩm của ông được đưa ra ngoại quốc. Ông lên tiếng chỉ trích chế độ cộng sản tàn ác. Trong Quyển Truyện Không Tên (Thanh Văn, Hoa Kỳ, 1993, dày 103 trang), tác giả đã nói rất nhiều. Ông đã viết thay cho con trai ông trong Quyển Truyện Không Tên:
'' Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.''.
Ông cũng như Chế Lan Viên có hai khuôn mặt của Thúy Kiều ở chốn thanh lâu. Có khi bướm lả ong lơi, cười đùa cùng nhân thế; còn khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, lại đau đớn xót xa. Ông mượn lời con trai ông viết về cuộc đời ông ở dưới ngọn cờ máu. Ông viết về chiến tranh, về những người lãnh đạo chiến tranh tại miền Bắc, cùng các chính sách vườn không nhà trống, phá cầu đào đường, cải tạo tư tưởng và cải cách ruộng đất tại miền Bắc là nơi ông đã tìm về nương náu, ngược với dòng chảy của dân tộc:
"Tôi sinh ra giữa một kỷ nguyên khác lạ, kỷ nguyên của những con đường thênh thang bị phá vỡ, cầu bị sập, nhà cửa tiêu tan, xe cộ bịt lối. Người đô thị tản mạn lên rừng xanh, những cô gái xinh tươi của cuộc đời nhung lụa biến thành những cô hàng nước, những bèo bọt phong trần. Cuộc đời đó thật là vĩ đại và kinh khủng, lay chuyển hết mọi tầng lớp, giai cấp, san phăng hết mọi chênh lệch sang giàu. Nếu chỉ có một trạng thái biến đổi đó thì chưa đến nổi gay gắt. Đằng này, buồn thế hệ gậm nhắm vào từng lòng người, cái phẫn uất, cay chua nhào thành một loại cảm giác kỳ dị, gán lên cuộc sống một hình thức sượng sần khó tả. Cái gì dở, trái, đều được văn chương mới mệnh danh bằng những tiếng kêu ròn: tiểu tư sản, phong kiến. Muốn vào trong cái thế giới vừa tân tạo hôm qua, con người bắt buộc phải qua một lượt lột xác, hay ít nhất, cũng phải có ý thức lột xác (19). .
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội. Tháng 2-2007, cộng sản phát giải thưởng cho một số nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm để vỗ về họ như Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, và Lê Đạt. Hồ Dzếnh và Vũ Bằng cũng dự phần.
Truyện ngắn của ông trước 1945 rất đặc sắc, nhất là tác phẩm Chân Trời Cũ. Đó là những thiên hồi ký về quảng đời niên thiếu của ông, những kỷ niệm của gia đình ông, liên hệ đến những người thân thích bên Trung Quốc. Truyện ngắn của ông cho chúng ta biết một vài điều về nước Trung Quốc.
Nhìn toàn bộ, Chân Trời Cũ là một bản nhạc buồn, một bức tranh màu xám. Theo cái nhìn của Hồ Dzếnh, người Trung quốc một số xấu xa về diện mạo cũng như tâm hồn, bần tiện, nghiện thuốc phiện và chỉ biết đồng tiền như ông chú của Hồ Dzếnh. Người chú này ở Trung Quốc nghe tin anh làm ăn khá ở Việt Nam bèn sang bòn rút. Vẫn biết Trung Quốc có nhiều người mặt đẹp và tâm hồn đẹp, nhưng những nhân vật mà Hồ Dzếnh kể ra lại là những người Trung Quốc xấu xí.

Nghệ thuật tả người của Hồ Dzếnh rất đặc sắc như đoạn tả thím Củ:
Thím Củ ngày nay so với thím Củ cách đây mười năm đã hoàn toàn khác.Khác vì cái vẻ e lệ mảnh mai đã biến đi, nhường cho một thứ già đau khổ, thứ già ''viễn xứ''. Thím Củ thường nghe nhiều người nói: đàn bà Tàu lúc về già thì răng chìa ra, mắt sâu hoắm vào, gò má nhô lên, nước da se đét lại. Cách ăn mặc của người đó làm xung quanh. thấy lợm lên một cái gì keo cú, độc ác.
Thím Củ ngày nay đã già và xấu đi nhiều.Áo thím mặc đã từ màu chàm đổi sang màu bồ hóng,mà thím chỉ thay mỗI tháng độ vài lần. Bồ hôi thấm khắp áo, rồi bồ hôi lại khô đi. Áo thím chạy một hàng cúc bọc vải thô, lâu ngày bóng ghét vì mấy đầu ngón tay luôn luôn cài mở. Chân thím Củ to ra, đôi chân trước kia đã có thời bị bó nhỏ biến lại. Da thím sần sùi, dáng đi nặng nề, lệch bệch. Ủã thế mắt thím lại kèm nhèm do cái khăn lau độc nhất là đôi ống tay áo đưa lên quệt dử, đã dày cộm (117)
Đọc Chân Trời Cũ, ta hiểu thêm về nước Trung Hoa. Cha Hồ Dzếnh trả lời con khi Hồ Dzếnh hỏi:
-Ba hả, tại sao người Tàu không ở bên Tàu lại cứ sang bên nước Nam?
-Tại vì người Tàu thích đi ra ngoài.. Tại vì người Tàu nghèo, dân nhiều gạo it.Tại vì ở bên Tàu lắm cướp. Cướp nó ở rừng, cướp ở đâu cũng có ăn, vì nó ăn cướp(48).
Thật vậy, trước 1945, Trung Hoa và Ấn Độ là quốc gia nghèo đói. Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói nhờ cuộc cách mạng xanh. Đúng là dân Trung Quốc đói nên sinh ra các đảng cướp như đám cướp của Minh Thành Tổ Chu nguyên Chương, Lương Sơn Bạc. Mao Trạch Đông cũng là đảng cướp chỉ khác các đảng cướp khác là mang dấu hiệu sao đỏ và búa liềm. Hồ Dzếnh yêu Việt Nam và cũng yêu Trung Quốc nhưng ông là nhà văn tả chân cho nên rất tôn trọng sự thực dù đó là sự thực đau lòng.



 III. VỀ QUÂN CỜ ĐEN

Quân Cờ Đen (黑旗軍 Hắc Kỳ quân) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865, được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với lực lượng Pháp theo như thỏa hiệp với cả triều đình Việt Nam và Trung Quốc. Đội quân này mang tên Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra lệnh dùng cờ hiệu màu đen
Ở bên Trung Quốc, thời Đạo Quang (1782-1850) ,Hàm Phong (1831-1861) bên ngoài các cường quốc xâm chiếm, bên trong loạn lạc nổi lên. Hồng Tú Toàn (1812-1864) là một trong những đám phản loạn thời ấy. Hồng Tú Toàn gốc nông dân, quê ở thôn Phúc Nguyên Thuỷ, huyện Hoa, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông học hành thông minh nhưng đi thi nhiều lần không đỗ. Ông theo đạo Thiên Chúa, gọi chúa Giê su là anh, lập ra phái Bái thượng đế, và lập đảng chống triều đình Mãn Thanh, lưc lưọng quân sĩ khởi lên ở Quảng Tây, chiếm được nhiều nới, cải quốc hiệu là Thái Bình Thiên Quốc, tự xưng là Thiên vương, năm 1853, chiếm Nam kinh, đặt làm thủ đô và gọi là Thiên kinh. Đến năm 1864 thì bị Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương dẹp tan, ông tự tử. Đời Tự Đức, dư đảng của Hồng Tú Toàn là bọn Ngô Côn, Lưu Vĩnh Phúc chạy sang nước ta, trước xin hàng, rồi sau đem tàn quân cướp phá các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Năm (1868) Ngô Côn chiếm Cao Bằng. Triều dình sai quan tổng đốc Phạm Chi Hương viết thư sang cho nhà Thanh đem quân sang tiểu trừ. Nhà Thanh sai phó tuớng Tạ Kế Qui, đem quân sang cùng với Tiểu phủ Ông Ích Khiêm và đề đốc Nguyễn Viết Thành đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất Khê. Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân ta đánh thua ở Lạng Sơn, tham tán Nguyễn Lệ, phó đề đốc Nguyễn Viết Thành tử trận, thống đốc Phạm
(Lưu Vĩnh Phúc)
 Chi Hương bị bắt. Cuối năm 1870 Ngô Côn đem quân vây đánh tỉnh thành Bắc Ninh, quân của Tiễu phủ Ông Ích Khiêm thắng trận giết đuợc Ngô Côn. Nhờ cách dụng binh khéo léo. Sáng quay lưng về huớng Ðông, chiều quay lưng về huớng Tây. Quân Tàu thuờng thức khuya hút thuốc phiện, sáng thức dậy chưa tỉnh con say, mắt nhắm, mắt mở, lại bị mặt trời chiếu thẳng vào mặt làm quáng mắt. Quân đội của Ông Ích Khiêm bố trí trận đứng quay lưng về huớng có ánh nắng mặt trời buổi sáng.

Quân Tàu hướng về phía mặt trời không thấy bị Quân ta chém giết vô số Ngô Côn bị giết trong trận nầy.Ngô Côn bị tử trận nhưng còn những đồ đảng là Hoàng Sùng Anh hiệu cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ den, Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên bị vây, trung quân đô thống Ðoàn Thọ đưa quân lên đóng ở Lạng Sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành Ðoàn Thọ bị tử trận, Võ Trọng Bình thì vuợt thành chạy thoát.
Khi Pháp xâm lược miền Bắc, Ông Ích Khiêm đuợc thăng chức Tham Tri, Ông đuợc lệnh ra Bắc hợp với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc để chống Pháp. Năm 1874, tại Ô Cầu Giấy, Lưu Vĩnh Phúc đã giết Francis Garnier. Cậy có công chống Pháp, quân Tàu đòi hỏi quá nhiều lương thực, áp bức dân ta tàn ác, dân chúng oán than khắp nơi ...
Khi còn Sông Tô Lịch đây là nơi sầm uất vì buôn bán các thổ sản từ trên rừng xuôi về. Riêng đoạn Hàng Mã thì chuyên làm các đồ vàng mã tùy táng hay để hóa trong tín ngưỡng với người âm, sau này mới chuyển về khu vực Phố Hàng Mã gần Chợ Đồng Xuân như bây giờ.Và năm 1882 quân Cờ Đen đã đồn trú tại đây trong khi bao vây quân Pháp đồn trú tai khu nhượng địa Đồn Thủy. Nhưng với người dân ta, quân Cờ Đen cũng là nỗi kinh hoàng vì những hành vi cướp bóc, hà hiếp không khác đám thổ phỉ.
Sau Pháp chiếm Bắc Việt, bắt triều đình đoạn giao với Trung Quốc. Sau Lưu Vĩnh Phúc chết nhưng hình ảnh quân Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng của bọn giặc cướp Trung Quốc còn ghi mãi trong lòng dân miền Bắc.

Trần Huy Liệu viết  về quân Cờ Đen, có đoạn : Chúng ta một mặt khẳng định thành tích to lớn trong cuộc đánh Pháp của quân Cờ Đen, thì một mặt khác, chúng ta cũng không được chối cãi những hành vi lưu manh của quân Cờ Đen đã xâm phạm đến tính mạng và tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhiều bạn đã dồn cả những chuyện tội ác ấy là do thực dân Pháp bịa ra để bôi nhọ đạo quân chiến thắng Cờ Đen và hòng phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung – Việt. Nhưng có phải tất cả những chuyện có ghi trên sử sách và truyền tụng trong dân gian đều là do kẻ thù của chúng ta “nặn” ra cả hay không? Ngày nay chúng ta bàn đến vấn đề này thì sự việc diễn ra đã cách với chúng ta đến gần tám, chín mươi năm, nhưng những ấn tượng rùng rợn, những chuyện khủng khiếp còn lưu hành trong dân gian, do các cố lão kể lại, đi đến đâu cũng có thể nghe thấy được. Chúng ta có thể không tin hết thảy đều là sự thật cả, nhưng nhất định không thể nói là “hư cấu” cả.(Trich Ngô Văn Hòa)

Ông Nguyễn Việt, bút danh Nguyễn Văn Nhân, cán bộ nghiên cứu Ban Lịch sử Cận đại Việt Nam, Viện Sử học, đã chứng minh cho những luận điểm của Trần Huy Liệu bằng cách cung cấp thêm những bằng chứng cụ thể và xác thực trong bài viết: “Cuộc điều tra về hành động của quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc tại một số làng thuộc ngoại thành Hà Nội” (2), đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1962, số 42, từ trang 9 đến trang 26. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính của bài viết này:Cụ tôi, nguyên là một võ sinh, lúc quân Cờ Đen về vùng này. Cụ tôi thường kể lại rằng quân Cờ Đen đánh rất táo bạo, nhưng phải cái hay tàn sát hãm hiếp nhân dân… Ở làng Nghĩa Đô, xóm Giếng có rào tre kín dân xóm không chạy. Khi quân Cờ Đen đến họ phá được cổng xóm vào cho nên xóm Giếng bị phá nhiều nhất, đàn ông bị giết và đàn bà sau khi bị hiếp, cũng bị giết chết… Ở nơi nào dân không chống cự, thì đàn ông bị bắt đi tải đồ, đàn bà bị hiếp, của cải bị cướp đi. Ai chống cự lại lập tức bị chém đầu. Cụ Đặng Nghị 72 tuổi, ở xóm An Phú (Nghĩa Đô) nói: “Thường đàn ông bị bắt đi khuân vác. Vào làng nào là vơ vét gà, vịt và bổ đi bắt lợn. Gặp đàn bà thì dù già trẻ cũng đều bị hiếp và họ thay phiên nhau để hiếp. Theo các cụ kể lại như vậy là tuy Cờ Đen có thắng được Tây nhiều trận, nhưng vì quá tàn ác cho nên đã mất lòng dân, ở xã tôi và các xã xung quanh, hiện còn có tục là hễ nhà nào có chó dữ hoặc gà sống hay đạp mái, thì gọi con chó hoặc con gà đó là con “Cờ Đen”.
Cụ Lại Phú Be thuật lại: Sau khi thắng Pháp ở Cầu Giấy, quân Cờ Đen đi cướp bóc, giết, hiếp nhiều lắm làm cho dân xã chúng tôi căm phẫn. Cụ xã đoàn coi chùa Quan Âm có mở một tiệc rượu thết mấy tên tướng Cờ Đen rồi sau chuốc cho chúng say, giết luôn cả bọn. Sau đó cụ phải trốn khỏi chùa trong 5, 6 tháng. Chùa bị Cờ Đen phá sập, mãi về sau mới được dân dựng lại.
Làng Hồ Khẩu ở Bưởi cũng là một làng bị Cờ Đen tàn phá rất nhiều. Người đi đã khổ, người ở lại làng thì càng khổ hơn nữa. Một số trai tráng ở lại tổ chức bảo vệ xóm làng, mặc áo giấy bản bồi, phần lớn đều bị giết. Người chỉ huy là cụ Bát cũng bị giết. Vợ cụ Bát có mang gần ngày đẻ bị Cờ Đen bắt hiếp trụy thai… Cụ tôi có nói rằng tuy Cờ Đen thắng Tây nhưng dân làng rất oán ghét vì ngoài việc bắn giết hiếp tróc, bọn chúng còn vơ vét của cải từ nồi niêu, bát đĩa đến lợn, gà, vịt… Khi dân làng trở về thì gần như trắng tay, chỉ còn một số giấy vất vào bể nước là nguyên vẹn… Đến lúc Cờ Đen rút đi, dân làng, vì làm nghề giấy là chính, có rất ít ruộng đất, cho nên hàng năm sau vẫn chưa phục hồi lại được.
Bà cụ thân sinh ra chúng tôi nói chuyện lại là có những bà mẹ, thấy con gái còn bé bị hiếp, kêu van xin chịu thay con, liền bị chém băng đầu… Trước Cách mạng tháng Tám, vào trung tuần tháng Tư, gần như hầu hết các gia đình thôn tôi, đều có giỗ cụ, giỗ ông bà, giỗ bô…, tức là giỗ những người chết vì Cờ Đen”.(Trich Ngô Văn Hòa.
Một cách nhìn của Trần Huy Liệu về quân Cờ Đen. Tạp chí Xưa & Nay. Số 399, tháng 3/2012)


IV.  VỀ QUÂN TƯỞNG GIỚI THẠCH
 
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam. Quân Tưởng chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hà hiếp nhân dân, cướp bóc khắp nơi.[ Quân Tưởng đổi tiền với tỷ giá vô lý, gây nhiều bất bình cho người dân.
Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc chia nhau kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội. Tại một số nơi các lực lượng này xung đột vũ trang với Việt Minh để giành quyền kiểm soát.
Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh, đòi Hồ Chí Minh phải "báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam", đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên" của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc.
.Người Bắc Việt nhất là người Hà Nội khó quên hỉnh ảnh gần hai trăm ngàn quân Tầu của tướng Lư Hán sang giải giới quân Nhật. Người ta kể rằng quân đội Nhật giao súng ống cho quân Tưởng nhưng quân Tàu sợ Nhật, không dám lại gần. . .
(Tướng Lư Hán)

Hình ảnh quân đội Lư Hán là một hình ảnh đoàn quân ô hợp và đói rách trên thế giới chưa từng có. Họ mang theo cả gia đình gồm đàn bà trẻ con, phu khuân vác, nồi niêu xoong chảo, gồng gánh. Họ ăn bận lôi thôi, hiện rõ nét đói rách , khốn khổ. bệnh tật, và vô kỷ luật, gây ra nhiều vụ cướp phá khắp nơi. Họ uống rựơu, ăn thịt chó, hút thuốc phiên công khai.. Người ta kể rằng quân Tàu đi đâu thì mang theo cả bao bố tiền quan kim của Trung quốc, một thứ tiền vô giá trị chẳng khác gì tờ giấy loại. Lính Tàu vào quán phở làm một hơi năm sáu tô phở rồi lăn ra chết.
Đó là hình hình khó quên tại miền Bắc nước ta, đến nỗi trẻ con khắp nước đã ca vang:
"Đoàn quân Tàu ô đi sao mà đói thế!".
Trên kia, Trần Trọng Kim đưa ra giả thuyết là tướng Tàu và cộng sản Việt nam rất gian manh. Tôi nghĩ rằng Lư Hán lúc này có lẽ đã ngầm theo Mao và thi hành các âm mưu của Mao trợ giúp cho cộng sản Việt Nam.
Rất nhiều tác giả viết về việc này mà hầu hết đều khinh bỉ quân Tàu Ô!.

1. Nguyễn Tường Bách
 
Quân Anh tới Sài Gòn rất nhanh, nhưng quân Trung Hoa ở ngay bên cạnh lại rất chậm
chạp... người ta không hiểu. Giữa những tay quân phiệt Trung quốc thường có nhiều âm
mưu qủy kế. Tưởng Giới Thạch muốn nhân cơ hội này điệu quân Vân Nam sang Việt nam
rồi sau đó điệu đi Đông Bắc chống quân Trung Cộng, quân đội Nam Kinh thừa cơ khống
chế Vân Nam. Song, nghe nói Long Vân làm phản, nên trước hết phải giải quyết Long
Vân. Vì thế, mãi tới gần tháng 10, quân Lư Hán mới qua đường Lào Cai, Hà Giang nhập
Việt, đồng thời quân của Trương Phát Khuê từ Đệ Tứ chiến khu Quảng Tây tiến tới Lạng
Sơn.

 Thú thực, ấn tượng của tôi đối với quân đội Trung Hoa không lấy gì làm tốt đẹp lắm. Ngẫu
nhiên, trên con đường Gambetta, tôi gặp một đạo quân Hoa từ ga Hàng Cỏ tiến tới. Tuy
cũng khá đông, song không kèn không trống, đội ngũ kém chỉnh tề, kém oai phong, quần
áo xốc xếch. Vũ khí mang theo chỉ có súng trường và ít súng máy. Không có xe cơ giới
lớn nào. Chỉ có mấy xe Jeep của mấy ông tướng. Sau rốt, là bộ phận cấp dưỡng với gồng
gánh, nồi niêu trông càng luộm thuộm. Người Việt đứng xem với con mắt hoài nghi. Song,
nhiều khi sẽ lầm nếu chỉ nhìn bề ngoài. Có những đội quân đánh du kích, tác chiến rất
cừ. Như tại mấy tháng sau, khi có vụ chạm trán với quân Pháp tại Hà Nội, đội quân Cảnh
Bị đã lanh lẹn chiếm những vị trí cần thiết trên mái nhà, sau gốc cây, và uy hiếp quân
Pháp có xe thiết giáp trợ lực phải rút lui có trật tự.(
Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua ,96)
2. Bùi Diễm
 
« Trông họ thật là thê thảm, một đạo quân bệnh hoạn đói rách. Quân đội Nhật bản gọn gàng kỷ luật bao nhiêu thì quân đội Trung Hoa hổn tạp và vô kỷ luật bấy nhiêu, thèm khát đủ mọi thứ, quả đúng như mọi người e ngại, ào ào như một đoàn châu chấu, vớ được cái gì là lấy cái nấy[...].« Suốt dọc đường, hàng ngàn lính Tàu đi thành hàng qua quốc lộ số 1, lếch thếch mang trên lưng nào gà nào vịt rồi những nồi niêu và vật dụng lỉnh kỉnh khác. Người ta có cảm tưởng như toán quân này mang theo về Tàu tất cả những gì mà họ có thể vơ vét được ở Việt Nam » ».
(Gọng Kềm Lịch Sử » NXB …Tr 67,78-79)

3. Nguyễn Thanh Trừng

Rất nhiều giai thoại về họ mà chúng tôi nghe kể lại rất khôi hài, gần như là truyện tiếu lâm: khi mặt trời đã khuất dạng, bóng đêm đã dần dần tỏa ra, thi đèn đường bật sáng: các chú lính của Lữ Hán nhìn trân trân vào các bóng điên đang treo lơ lửng trên các cột béton, như họ nhìn một «dĩa bay» vừa mới xuất hiện... Dường như đó là lần đầu tiên họ thấy đèn điện. Họ không biết đi xe đạp: các chú lính Tàu thuê xe đạp để đi, họ bị té lăn cù; có lẽ cũng là lần đầu tiên họ thấy xe đạp. Thấy người ta ta cởi xe đạp đi thoăn thoắt, các chú tưởng dễ, đâu có biết phải tập trước một thời gian. Sau đó, chúng lại thấy hai ba chàng cùng nhau tập đi xe đạp. Như vậy cũng dã có tiến bộ rồi.

Không hiểu trong trại bịnh họ được nuôi dưỡng ra sao mà chúng tôi thấy họ lê gót ngoài đường như những tên đói cơm. Môt gia đình người Hoa tại phố Hội, thương tình, gọi một chú lính Tàu và kêu gánh phở để đải họ. Chú lính ăn rất ngon lành, ba bốn tô, no quá đến nổi phải lăn đùng ra chết. Một số lính khác, được một số gia đình Hoa mời vô nhà, đải ăn uống. Họ tỏ ra rất sung sướng và một số trong bọn họ xin ở lại trong gia đình để làm thuê làm mướn. Chính tận mắt tôi thấy một anh lính Tàu xin ở lại nhà chú Bảy Lài, hàng xóm với chúng tôi, nhà ở bên kia đường. Sau này chú đào ngũ, chú Bảy Lài nuôi để đánh bột mì vì chú Bảy có một lò bánh mì.

Nhiều người thắc mắc, tại sao các chú lính của Đạo quân của Lữ Hán tại Hội An lại không có một khái niệm tối thiểu về quân sự: như cách đi diễn hành, cách vác súng trên vai? Tại sao họ quê mùa đến nổi nhìn sửng sốt một bóng đèn điện? Và sau đây là lời giải thích: bên Trung Hoa, mỗi Tướng đều là lãnh chúa một vùng, như Lữ Hán là lãnh chúa vùng Vân Nam. Khi họ báo cáo với Trung Ương số quân mà họ có dưới trướng, thường thường con số này được thổi phồng lên; tiền cấp dưỡng các lính ma này sẽ vào túi các vị chỉ huy, chính phủ Trung Ương không tài nào kiểm soát được.

Khi Tướng Lữ Hán được lệnh của Thống chế Tưởng Giới Thạch phải đem 130.000 quân lính chính quy qua Việt Nam để giải giới 33.000 quân đội Nhựt. Số quân ấy tìm đâu ra cho đủ? Vì thế ông ra lệnh càn quét các thanh niên vùng quê hẻo lánh, xa ánh sáng văn minh của nước Trung Hoa, cho ăn bân quân phục và sung vào đạo quân đưa qua Việt Nam. Tướng Lữ Hán cũng có lý phần nào: qua Việt Nam, nhứt là ở Hội An, có đánh giặc đâu mà cần phải được đào tạo về quân sự.

Tôi nghe kể lại một giai thoại khác về buổi lễ được cử hành trong khuôn khổ giải giới quân của Thiên Hoàng: một bên là quân đội Nhựt, cầm vũ khí, một bên là quân của Lữ Hán, sẳn sàng tiếp nhận vũ khí của một đạo quân đã thua trận. Viên sĩ quan Nhựt hô một tiếng rất dũng mãnh và quân của ông đồng hô lên một tiếng trước khi trao vũ khí của họ cho quân Lữ Hán. Vì tiếng hô quá lớn, và dáng điệu của họ cũng tỏ ra rất oai phong lẩm liệt, nên các chú lính Tàu đều hốt hoảng, tan hàng bỏ chạy,
tưởng chừng lính Nhựt bất thình lình trở cờ, tấn công họ.

Tụi con nít nhỏ ở Hội An thường hát các câu sau đây, nhái điệu của một bài nhac của Văn Cao, nay đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:

Đoàn quân Tàu Ô đi
Sao mà ốm thế
Dắt giống nòi mi qua đây làm chi?
Cờ ro líp rét mướt theo chiều gió;
Mousqueton mitrailette đi đường sau.


Lúc đó tại Hôi An cũng như tại toàn nước Việt Nam, chính phủ Việt Minh tổ chức tuần lễ Vàng, sau đó tuần lễ Bạc để vơ vét tiền của của nhân dân. Nghe đâu, có lẽ nhờ số vàng lấy của nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có tặng Tướng Lữ Hán môt bộ lư bằng Vàng . Một hình thức hối lộ để vị Tướng này rút quân ra khỏi Việt Nam. Theo các sử gia, đó cũng là cách mua chuộc Lữ Hán chấm dứt hậu thuẩn cho các phe Quốc Dân Đảng mà Việt Minh, dựa vào sự hoà hoản tạm thời với Pháp qua Thỏa Ước 6/3/46, để dần dần khai trừ và thủ tiêu các lãnh tụ và một số đông đảng viên của phe đối lập.

Cuộc rút quân này rất chậm chạp, để có nhiều thời gian vơ vét tiền của dân Việt miền Bắc. Tên quân cuối cùng của Lữ Hán rời khỏi Việt Nam ngày 18 tháng 9 năm 1946.
Thật ra Lữ Hán cũng không thể nào chiếm đóng nước Việt Nam, vì đạo binh viễn chinh của Pháp đã đến Hải Phòng đầu tháng 10 năm 1945. Trước đó, Pháp đã điều đình với Trung Hoa. Theo Hiệp ước ký ngày 29/2/1946, tại Trùng Khánh giữa Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch, nước Trung Hoa nhìn nhận sư hiện diện của Pháp tại Đông Dương. Bù lại, Pháp phải trả laị Trung Hoa những tô giới (Quảng Châu Loan, Hàn Khẩu, Thượng Hải) mà khi xưa vì thế yếu Trung Hoa buộc phải trao cho Pháp như một nhượng địa.
(Nguyễn Thanh Trừng. Sự hiện diện của quân đội Lữ Hán tại phố Hội.


4. DUYÊN ANH

Quân Tầu đã từ Nam Định tràn sang tước khí giới của quân Nhật. Thị xã rợp cờ sao trắng chen lẫn cờ sao vàng. Ở phố chính, bọn Tầu treo những lá cờ sao trắng to tướng. Nhiều khẩu hiệu viết bằng chữ nho giăng ngang đường. Bọn nhãi Tầu mặt mũi vênh váo, một tay cầm cờ sao vàng, một tay cầm cờ sao trắng phất lia lịa. Ngày Tây chưa bị Nhật đuổi, một tay cầm cờ tam tài, một tay cầm cờ sao trắng. Tây bị Nhật đuổi rồi, một tay cầm cờ mặt trời, tay cầm cờ sao trắng. Và, bây giờ, tay cầm cờ sao vàng, tay cầm cờ sao trắng. Đó là bọn Tầu sinh sống trên đất Việt Nam. Vũ rất ghét bọn nhãi Tầu. Lúc này nó càng ghét hơn. Vũ không tin quân Tầu đánh bại nổi quân Nhật. Chỉ có bọn nhãi Tầu tin thôi. Mà bọn nhãi Tầu thì Vũ coi như mỡ tép.

Hôm đón quân Tầu ở ngã tư Vũ Tiên, Vũ phải hô Tưởng Giới Thạch muôn năm, nó ức ghê quá. Tưởng Giới Thạch hạng bét vì quân Tầu lôi thôi, lếch thếch, từ sĩ quan đến lính. Thằng nào thằng ấy mặt mũi hốc hác, tóc mọc lởm chởm, thân thể gầy còm và mắt trũng sâu như dân tháng ba đói. Đoàn quân chiến thắng Nhật lùn phục sức mới khiếp chứ ! Chỉ sĩ quan là có mũ đội, giầy đi. Còn lính đầu trần, chân bó cói. Thằng mặc quần áo bó sát người, thằng bơi trong bộ quần áo rộng thùng thình.
Quân Tầu vô trật tự, vừa tiến bước vừa khạc nhổ. Có thằng bóc bánh chưng ăn vội vàng. Có thằng ngoạm dưa chuột sột soạt. Lính Tầu bước chậm chạp. Như thể chân chúng đeo đá. Mấy hôm sau, Vũ và bạn bè của nó mới hay lính Tầu bị bệnh phù thũng. Quân Tầu sang Thái Bình, bị xã sặc mùi sâu quảng và đường phố nhầy nhụa đờm rãi. Thế mà dân thị xã phải đón rước đoàn quân ô hợp này. Thế mà đoàn quân ô hợp này đã chiến thắng Nhật lùn và qua Việt Nam tước khí giới của Nhật lùn !
Không khí cách mạng bỗng hôi mùi Tầu phù. Bài hát Tiến quân ca, bài hát thiêng liêng của cách mạng tháng tám, bị đổi lời để mỉa mai quân của tướng Lư Hán. Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam. Cờ sao trắng phất phới như giẻ váy. Thằng nào sang không ốm cùng phù chân... Dân thị xã nhỏ to trách móc chính phủ tại sao lại nước Tầu phù sang. Tầu phù đúng là bọn ăn hại. Chính phủ Việt Nam nuôi báo cô chúng. Quân Tầu hưởng đầy đủ tiện nghi như quân Nhật hồi chưa đầu hàng đồng minh. Sĩ quan Tầu chiếm câu lạc bộ và đuổi sĩ quan Nhật ra ngoài. Nhật lùn căng lều vải quang sân vận động. Ban đêm họ mới ngủ trong lều. Ban ngày họ lang thang ngoài phố, chơi với trẻ con.
Nhật không còn một tí khí giới nào. Tự nhiên, họ hiền lành, dễ thương. Dân thị xã bắt đầu tội nghiệp lính Nhật, tội nghiệp những kẻ đã từng treo dốc cổ người Việt Nam, chặt tay chân người Việt Nam chỉ vì dám ăn cắp một đấu thóc muôi ngựa Nhật; tội nghiệp những kẻ đã tra tấn người Việt Nam dã man, đã bắt người Việt Nam uống hàng lít nước mắm, hàng chậu nước xà phòng vì dám yêu nước Việt Nam; tội nghiệp những kẻ đã bị kết tội làm ngót hai triệu dân Việt Nam chết đói... Vũ hết muốn "dắt tay đồng tâm trừ giống giặc lùn" rồi. Nó thích tham dự các cuộc mít tinh, biểu tình đả đảo Tầu phù nhưng không hề có các cuộc biểu tình căm thù Lư Hán. Tầu phù sang Thái Bình đông gấp hai mươi lần Nhật lùn. Chúng đóng quân tại trường Monguillot cùng với khí giới tịch thu của Nhật.
Tầu phù hèn nhát. Những hôm mới sang đây, chúng không dám bước ra ngoài doanh trại. Ở cổng trường Monguillot, một bên năm thằng lính Tầu bồng súng trường, lưng mỗi thằng đeo thêm hai khẩu "pạc hoọc", co ro, sợ hãi; một bên trần xì chú Nhật lùn, tay cầm khúc gỗ ngắn, đi đi lại lại cười nói với nhô con. Vũ đã thấy ba thằng sĩ quan Tầu đeo kiếm tước của Nhật nghênh ngang giữa đường. Lính Nhật gặp, hét lớn, đứng nghiêm giơ tay chào. Ba thằng sĩ quan Tầu phù hoảng quá bỏ chạy. Chạy một lát, chúng hoàn hồn quay lại : Lính Nhật vẫn đứng nghiêm. Ba thằng Tầu phù bèn giận dữ tiến tới. Một thằng vung tay tát tên lính Nhật. Một thằng đá đít. Thằng thứ ba "tỉu nà ma" ầm ỹ. Rồi cút nhanh. Tên Nhật lùn đưa bàn tay sờ má, mỉm cười. Vũ khoái tên Nhật lùn và khinh bỉ Tầu phù cậy đông bắt nạt. Những cảnh Nhật lùn trêu Tầu phù để Tầu phù thị uy không diễn ra lâu. Nhật lùn rút khỏi Thái Bình. Chẳng biết đi đâu. Thị xã chỉ còn Tầu phù lổn ngổn. Tầu phù la cà khắp nơi ăn quỵt, cướp giật. Chúng lần mò xuống cả Vũ Tiên chọc ghẹo cô đầu. Dường như, Tầu phù không thích trở về nước.
Tước khí giới Nhật xong xuôi và lính Nhật cũng đã cuốn gói, tại sao Tầu phù chưa cút ? Dân thị xã bàn tán tối ngày. Mọi người coi Tầu phù là một tai họa. Người ta mải đề phòng Tầu phù quên cả chuyện Nam Bộ kháng chiến, quên cả chuyện đón rước Hồ chủ tịch. Từ hôm Tầu phù xuất hiện, thị xã mất hẳn sự sôi động. Thác lũ cách mạng ngừng cuốn chảy. Mầu xám đã phết kín tỉnh lỵ. Nỗi buồn dâng lên cùng với niềm lo ngại. Không có một cuộc mít tinh tuần hành nào. Tất cả đều héo hắt. Thị xã im tiếng hát ngoài câu hát nhạo báng : Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam. Cờ sao trắng phất phới như giẻ váy. Thằng nào sang không ốm cũng phù chân... Ở những xóm đèn đỏ Vũ Tiên, bọn cô đầu ngồi đầy cửa, chờ Tầu phù đi qua, đùa giỡn :
Ngộ là ngộ ở bên Tầu
Ngộ là ngộ mới sang
Ngộ sang Nam Việt với đôi chân phù.
 
Hoặc huýt sáo bản Tango chinois, nghe Tầu phù ê a tiếng Tầu mà cười, mà chửi. Thị xã gần giống một thị xã chết. Ngày hé cửa bán hàng, đêm đóng cửa kín mít : Tầu phù mua hàng toàn trả bằng tiền quan hỏa và súng đạn tước của Nhật. Đây là đạo quân ô hợp, vô kỷ luật và chuyên môn cướp giật, ăn quỵt. Bộ chỉ huy không hề biết quân số của mình bao nhiêu. Cho nên Tầu phù lớ ngớ vào Kỳ Bá, bị giết chết, không ai điều tra. Thằng nào chết kệ xác nó. Người ta giết Tầu phù để cướp súng "pạc hoọc". Thời cách mạng, có khẩu "pạc hoọc" đeo là oai nhất. Mà Tầu phù thiếu gì súng. Vũ ghét Tầu phù vừa vừa thôi. Nhưng nó và bạn bè của nó chúa ghét bọn nhãi con Tầu. Nhãi con Tầu lăng xăng ra vào trại lính Tầu, dẫn Tầu phù đi chơi và làm thông ngôn cho Tầu phù. Vũ và Côn nhiều lần đem nhi đồng cầu Kiến Xương qua phố khách, hát vang câu Đoàn quân Tầu ô đi sao mà ốm thế... Hễ nhãi con Tầu lơ mơ gây sự, bọn thằng Vũ sẽ khiện ngay. Chúng nó đã thề rằng khi Tầu phù cút, tụi thằng Coóng, thằng Sùi sẽ nhừ đòn. Vũ và các bạn tìm cách trả thù Tầu phù ăn quỵt. Chúng nó thường nấp một chỗ, đợi Tầu phù ngang qua, tia súng cao su đạn sỏi. Luyến bắn trứ danh. Tầu phù ăn đạn sỏi, kêu la inh ỏi và co giò chạy.
Một hôm, Vũ thơ thẩn ở Kỳ Bá chơi. Nó gặp hai thằng sĩ quan Tầu phù đứng trên cống Kỳ Bá, bụng mỗi thằng giắt hai khẩu "pạc hoọc". Tầu phù làm quen với Vũ. Anh phụ trách nhi đồng từ vườn dâu đi ra. Anh vỗ vai Vũ thân mật và hỏi Vũ muốn trở thành Kim Đồng không. Vũ vẫn mơ làm Kim Đồng quê hương Việt Bắc xa mù, tên tuổi lừng lẫy chiến khu. Nó gật đầu. Anh phụ trách nhi đồng thị xã kéo Vũ ra một chỗ. Anh bảo anh sắp vô Nam Bộ diệt thực dân Pháp. Anh sẽ chiến đấu cùng đồng bào Nam Bộ. Anh lại hỏi Vũ có yêu Nam Bô không. Vũ gật đầu. Anh nói anh cần súng đạn để bắn vỡ óc quân xâm lăng. Và anh nhờ Vũ dắt hai thằng sĩ quan Tầu phù vào vườn dâu để anh cướp súng. Anh nghiến răng ken két : "Tầu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta". Anh nắm chặt tay Vũ : "Em phải yêu nước Việt Nam, em sẽ là Kim Đồng" ! Vũ sướng quá, nó nhận lời.
Anh phụ trách trở vào vườn dâu xanh um, kín mít. Vũ bước tới cống nói chuyện bằng tay với Tầu phù. Nó quay lưng, chỉ vườn dâu và rủ hai thằng Tầu phù vào chơi. Hai thằng Tầu phù thích Vũ, bằng lòng liền. Đến giữa vườn dâu, hai thằng Tầu phù bị vây kín bởi một tốp người Việt Nam có súng. Chúng run sợ, quýnh cả lên, không dám rút "pạc hoọc" chống trả. Hai thằng vội quỳ xuống, lạy như tế sao. Người ta đập báng súng ngay ót chúng. Hai thằng ngã gục. Anh phụ trách nhi đồng lật ngửa từng thằng, vung dao găm. Vũ nhắm mắt, đưa tay che mặt. Nó không nghe thấy gì. Khi Vũ mở mắt, nó nhìn rõ hai vòi máu phun cao. Nó thét một tiếng hãi hùng rồi ù té chạy ra khỏi vườn dâu.
(Duyên Anh. Tuổi Học Trò. Con Thúy ,14)

 V . VỀ  TRUNG CỘNG

1. TRẦN DẦN

 Năm 1954, Trần Dần  được cử đi Trung quốc để viết bản dẫn giải bằng tiếng Việt cho cuốn phim "Chiến thắng Điện Biên Phủ" là cuốn phim Việt Minh đóng lại trận Điện Biên Phủ do cán bộ Trung cộng sang quay và mang sang Tàu thu thanh . Nhân chuyến du hành này, Trần Dần được tiếp xúc với nền văn hóa của Trung Cộng. Ông lấy làm thất vọng nên khi trở về, ông nói nhỏ với bạn bè : "Chớ nên theo đường lối văn nghệ của Trung Quốc".(Mạc Đình, Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc )

2  TRẦN ĐĨNH

Ông phê phán tư tưởng Mao hiếu chiến. Ông muốn phải có một đảng theo đúng học thuyết cộng sản khoa học yêu hòa bình (Đèn Cù, trg 354).
Trần Đĩnh đã du học ở Trung Quốc nên hiểu rõ Trung Quốc thời Mao. Ông cho ta biết nhiều điều trong đó có Cách Mạng Văn Hóa và Công Xã Nhân Dân của Trung Cộng.

(1). CACH MẠNG VĂN HÓA

Tôi muốn đi sâu tìm hiểu văn học Trung Quốc và nhất là qua nó nhìn rõ hơn động thái chính trị của đảng. Tại sao đảng lại hay cho sóng gió nổi lên trước ở trong văn nghệ?
Tại đây tôi đã được thấy mặt các đại bút đại danh Trung Quốc như Ba Kim, Lão Xá, Mao Thuẫn, Tào Ngu, Hạ Diễn. Báo đều kỳ mời các vị đến chỉ giáo tình hình và kế hoạch bài vở.


Mỗi khi Lão Xá nói tôi lại ngỡ ông đang trình tấu mẫu chuẩn tiếng Bắc Kinh ông cất gửi tại Viện đo lường quốc gia. Nhìn ông và Ba Kim, tôi cố mường tượng ra dấu vết nước Anh, nước Pháp hồi các ông bên đó, dạy học bên đó. Không thấy. Lão Xá nom quá sơ sài. Thì cũng không một dấu vết nào cho thấy những ngày tháng đen tối khốn đốn mai hậu của các ông. Ai ngờ nổi sau này Lão Xá bị Hồng Vệ Binh đánh chết quẳng xác ra ven một cái hồ ông hằng yêu mến. Ông nằm bên hồ, phủ một tấm chăn. Người ta mời vợ ông ra. Bà toan vén chăn nhìn mặt chồng lần cuối thì người ta đẩy bà ra:

– Xem có phải đúng là giầy chồng bà không? – Đúng! Thế hả, được rồi.
Nhìn chồng lần cuối không được, chôn cất chồng không xong. Ai ngờ được, trong mười năm giam cầm, hành hạ, Ba Kim sẽ nhảy tưng tưng, giơ tay hét “Đả đảo Ba Kim” để rồi sau này, hồi tưởng lại, ông phải kêu lên rằng ông có ăn cháo lú đâu mà có thể há mồm hô đả đảo ngay chính mỉnh, có thể cam tâm để cho kẻ khác tước đoạt mất quyền làm người của mình mà không hề có chút mảy may nào phản ứng…[...]. Hàng triệu người đã bị chết, tù, lầm than trong cuộc đàn áp. Biết bao gia đình tan nát.

Sóng thần nổi lên dữ dội trong giới văn học nghệ thuật. Điêu linh những Ngãi Thanh, nhà thơ theo trường phái Apollinaire với tập thơ “Đuốc” cùng thời “Nữ thần” của Quách Mạt Nhược, Đinh Linh, Phùng Tuyết Phong, Ngô Tổ Quang…

Một chuyện làm xúc động và kính phục: Tân Phụng Hà, nghệ sĩ lớn Bình kịch, ngang tầm với những Mai Lan Phương bậc nhất Kinh kịch và Hồng Tuyến N, bậc nhất viết kịch tuyên bố từ bỏ hết các danh hiệu đảng đã khoác lên bà như đại biểu Quốc hội…, từ bỏ hết để cam chịu cùng tội hữu phái với chồng bà, nhà lý luận sân khấu lớn Ngô Tổ Quang. (Nhưng một tài liệu sau này tôi đọc lại nói Trương Khiếm, người đóng Hồ Điệp phu nhân trong vở ca kịch cùng tên lừng tiếng là vợ Ngô Tổ Quang).

Mao vạch mặt tổ chức “chống đảng Chương Bá Quân - La Long Cơ”. Chương Bá Quân, bộ trưởng Giao thông, chủ tịch Đảng Dân chủ Công Nông; La Long Cơ, bộ trưởng Lâm nghiệp, Phó chủ tịch Đồng Minh Dân Chủ, lãnh tụ tinh thần của trí thức ở Âu Mỹ về nước. La Long Cơ có một câu làm Mao tức tối: “Tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác-Lê lãnh đạo đại trí thức của tiểu tư sản. Thằng mù dắt thằng sáng đi”.[...].Mã Dần Sơ, nhà kinh tế học tên tuổi và hiệu trưởng của chúng tôi cũng bị lôi ra là “rắn độc”. Ông đã phê phán lời kêu gọi của Mao cho rằng Trung Quốc càng đẻ nhiều càng tốt vì người là tư bản quý báu nhất, vì Trung Quốc phải tiến lên bằng các đại công trường thủ công nên càng ăm ắp người càng tốt. (Những năm 70, Lê Duẩn đề ra đại công trường thủ công và hợp nhất tỉnh, huyện cho đông sức chân tay là dựa vào ý Mao). Ông già Mã Dần Sơ bị đưa đi cải tạo ở đâu tôi không rõ. (Ch.IX)

(2). CÔNG XÃ NHÂN DÂN

Phần cuối sách, Trần Đĩnh viết về cuộc sống nhân dân dưới chế độ cộng sản.Ông cho biết Bước đại nhảy vọt, của Mao là một tham vọng ngu ngốc, điên cuồng đã gây chết chóc cho nhân dân, và đưa đến sự dối trá của cán bộ các cấp vì ai cũng phải báo cáo láo để sống còn.

Năm 1958, Khrushchev bất thần ghé Bắc Kinh. Ông đã khuyên với Mao hai điều: một là nên hòa hoãn với Mỹ, không nên đánh Đài Loan, hai là nên chớ nên làm Công xã nhân dân nhưng Mao bảo đó là con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản đặc thù của Trung Quốc (ĐC, 136 ).
Kết quả công việc làm công xã nhân dân đã làm kinh tế Trung Quốc sa sút và uy tín của Mao xuống đất đen. Trần Đĩnh đã cho ta thấy đời sống của công xã nhân dân ở Trung Quốc như sau:


Hội nghị trung ương Bắc Đới Hà liền họp. Ra đời Tổng lộ tuyến mà ta mựơn chỉ một mẩu là “nhiều, nhanh, tốt, rẻ” và thực tế hóa ra “hiếm, chậm, tồi, đắt.”
Ba ngọn cờ hồng là: đại nhảy vọt, gang thép nhân dân và công xã nhân dân. Mao có ý bao cấp cả cho toàn dân, xóa bỏ chế độ lương bổng - trong quân đội xoá bỏ lon gù, nhất loạt một mẩu phù hiệu đỏ - đúng như chế độ cộng sản các tận sở năng các tận sở nhu, cái mà Khroutchev gọi là “chủ nghĩa cộng sản mặc quần đùi.”

Công xã nhân dân công hữu hóa búa xua hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, nồi niêu, xoong chảo, thau chậu, phích nước nóng... Ra đồng làm, tới bữa tối thì đến nhà ăn tập thể lĩnh phần cơm và phần nước nóng ngâm chân rồi toàn gia ăn uống, bế bồng, ôm ấp, mai lại ra đồng từ sớm. Trẻ con vào nhà trẻ, người già vào nhà dưỡng lão. Có công xã lập trại con gái riêng, con trai riêng, vợ chồng tháng tháng gặp nhau ăn nằm theo lịch công xã đặt, tùy theo độ tuổi mà dầy thưa khác nhau. Báo đăng câu Mao ca ngợi: cái ưu Việt của công xã là nắm được hoàn toàn dân chúng trong tay. Ông đã nuôi ý định công xã hoá cả thành thị. Để nắm cho không sót thằng dân nào.(ĐC,137)

Để vừa lòng Mao, các cán bộ cấp dưới đua nhau báo cáo láo và làm gian dối:
Phải có bằng chứng về tính ưu việt của công xã chứ! Bằng chứng dễ thuyết phục và dễ kiếm nhất là năng suất lương thực. Lập tức báo chí đăng không kịp “sản lượng vệ tinh” - ở nghĩa lên cao vút - ầm ầm vượt nhau. Bắp cải nặng một tạ ba, muốn xài thì phải lấy cưa mà kéo cưa lừa xẻ chứ dao nào chặt cho lại? Lợn một con đứng chật cả thùng xe cam nhông cỡ nhỡ. Một mẫu ruộng (bằng một phần ba mẫu Việt Nam) 500 tấn khoai. Lúa mì 60 tấn... (ĐC, 138). Từ Thủy Tỉnh - Hà Bắc, một huyện có 31 vạn dân đã đề ra mục tiêu “tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong ba năm,” vụ hè vừa thu hoạch được 45. 000 tấn lương thực, đã đề ra mục tiêu sản xuất 1,1 triệu tấn ngay trong vụ thu tiếp theo (tăng gấp hơn 24 lần, bình quân đầu người 1,8 tấn)...( ĐC, 140 )

Một nhát các thứ cây trồng biến ra thành toàn là Phù Đổng Thiên Vương hết. Một hôm báo đăng ảnh một tràn ruộng lúa chín với những đứa trẻ nô nhảy ở bên trên. Và Mao Chủ tịch liền nổ lệnh: Ta cho các người từ nay ăn hẳn năm bữa một ngày!

Phóng viên Việt Nam thông tấn xã kiêm tình báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm “sân chơi trẻ con” về đến ngay trường bảo tôi đó là trò bịp. Anh theo nhà báo nước ngoài tụt xuống thì ngỡ anh là đồng bào, người ta giữ anh lại sợ đông quá sập liếp độn ở bên dưới: cắt lúa chín ở nơi khác về cắm chi chít lên trên. ..

Nay sau chống phái hữu, người Trung Quốc sợ thêm sự thật. Sự thật là nguồn gốc của bất hạnh, chết chóc. Đã muôn người đều sợ sự thật thì cũng lại muôn người thi nhau nói phét. Có người nói ở Trung Quốc bây giờ chỉ phản cách mạng mới còn cái đức nói sự thật, nghe sự thật. Còn toàn là hoan nghênh vờ, tin tưởng vờ, hăng hái vờ. Toàn dân nói phét, chui niu, thổi trâu, mà biết tỏng nhau là nó đang nói phét, vui phét hệt như mình...

Tôi lạnh người. Anh nói tiếp:
- Mình có một ông chú họ làm đội trưởng ở công xã. Trên bắt ông khai vống lên lấy sản lượng vệ tinh. Ông không nghe, sợ khai man nộp hết thì đói. Thế là bị đánh gẫy hai hàm răng. Cứ nhè mồm đánh bắt nhận “vệ tinh.” cuối cùng đầy mồm máu khai man. Nhờ đó được chữa không tiền cái tay bị đánh què nhưng răng thì đắt quá thành ra từ nay ông chú chỉ nuốt không nhai. Sự thật phai nuốt, nhai gẫy răng ngay. Cứ thả cửa nói phét rồi bạo lực giáng xuống cho thật khoẻ vào là cái giả toàn thắng. .. ( ĐC, 137-138 )

Cũng như Lenin, Stalin, Mao tích cực phát triển kỹ nghệ mà khởi đầu là đúc gang thép.
Nên nói tiếp đến phong trào nhân dân luyện gang thép. Công đầu là Tăng Hy Thánh, ủy viên trung ương, bí thư tỉnh An Huy. (Ông đã tíếp đoàn báo Việt Nam chúng tôi ở Hợp Phì, nơi Hàn Tín điểm quân và tôi đã đến đó.) Ông cho dựng dọc đường xe lửa Mao sẽ đi qua các lò cao luyện thép. Lò rừng rực lửa như hội hoa đăng, dân gang thép múa ương ca tưng bừng bên cạnh. Lãnh tụ hả cái bụng quá. Bèn đề ra mục tiêu gang thép vượt Anh, vượt Đức, vượt Nhật rồi Mỹ cuối cùng ...Phải ra sức thu gom sắt phế liệu, có thể tháo dỡ các đường sắt tạm thời không có giá trị kinh tế như đường sắt Ninh Ba, đường sắt Giao Đông.

Tôi không tham gia tuy sinh viên phải nghỉ học làm gang thép đầy trong campus. Tôi mơ hồ thấy chẳng khác nào lột áo quần ra xé tơi rồi đem bật lại thành bông, xe lại thành sợi để dệt nên thứ vải chất lượng khốn nạn hơn nhiều. Không hiểu sao nhìn các quả đấm cửa bằng sứ trắng có lõi sắt người ta quẳng vào chảo quấy, đảo, tôi cứ nghĩ đó là những con ngươi mắt mỗi hộ dân gửi đến để trừng trừng nhìn mà đặt ra câu hỏi đơn sơ: các người làm trò gì đây?Màn bịp gang thép rồi cũng xếp xó. (ĐC,140)

Ông mô tả đời sống các bô lão trong các trại dưỡng lão của Trung Quốc như sau:
Tôi đã thăm mấy nhà dưỡng lão trong đó một nơi làm cho tôi buồn hơn cả là của công xã nhân dân tại nhà máy thủy điện Mai Sơn, tỉnh An HuyMột lán nứa dài trong một rừng nứa rậm, một dẫy sạp nứa dài và cao lênh khênh, ọp ẹp làm giường (có lẽ sạp cao thế này là để các cụ không thể tụt xuống trốn đi). Khoảng ba chục cụ ngồi ngơ ngẩn nhìn khách tham quan đến chiêm ngưỡng “hạnh phúc” của các cụ. Tất cả đều ủ dột, đều con mắt vô hồn dửng dưng và đều co chân cao đến ngực và đặc biệt đều tăm tắp mấy chục cẳng chân phù to tướng, căng bóng, những mặt hàng chĩnh bày trong triển lãm. Tôi bỗng thấy chúng là những cái bình đựng thư cầu cứu mà trong bão tố, thủy thủ đem vất cầu âu vào sóng... Già quá, không lê nổi đến nhà ăn, mà có đến nổi nhà ăn thì hết sức chen hàng, nhiều cụ đành chết đói.( ĐC, 138)

Thất bại kinh tế, bị các đảng viên cao cấp chỉ trích, Mao bày ra trò Trăm Hoa Đua Nở rồi Cách Mạng Văn Hóa để giết hại, khủng bố đảng viên và nhân dân Trung Quốc đồng thời phá hoại văn hóa Trung Hoa cổ truyền. . Mặc dầu cộng sản đàn áp mạnh mẽ, nhân dân Trung Quốc không lùi bước. Trí thức và sinh viên là lực lương tiên phong chống Cộng tại Trung Quốc. Một sinh viên Trung Quốc đã nhờ Trần Đĩnh chuyển thư cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị Bắc Việt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954. Con gái tướng Hạ Long, Hạ Tử Trinh chuyên sưu tầm tài liệu về những người bị đàn áp tàn khốc và chết tủi nhục trong cái phong trào điên loạn do lãnh tụ gây nên. Trên báo chí Trung Cộng, nhiều nhà văn, nhà báo như La Long Cơ, Trương Bá Quân, Trần Kỳ Thông, Ngô Hàm v.v. đã lên tiếng đòi dân chủ. Theo một sinh viên Thượng Hải, một nửa người Trung Quốc có tinh thần chống cộng ( ĐC, 121- 131 ).

3.  VŨ THƯ HIÊN


(1).Trung Cộng viện trợ cho Việt Cộng

Chiến thắng Cao-Bắc-Lạng (1950) không chỉ xóa sổ hai binh đoàn cơ động Le Page và Charton, giải phóng một vùng rừng núi rộng lớn, nó còn mở tung cửa biên giới phía Bắc, chấm dứt tình trạng cô lập của nước Việt Nam kháng chiến.


Ngay lập tức sau khi biên giới hai nước được nối liền, người anh em cộng sản phương Bắc đã viện trợ cho nước Việt Nam kháng chiến đủ thứ – lương thực, vũ khí, quân dụng. Cùng với các thứ hàng hóa thiết yếu, đời sống tinh thần của chúng tôi phong phú hẳn lên với những điệu Ương ca tưng bừng, những buổi chiếu bóng lưu động ngoài trời với những bộ phim hấp dẫn: Bạch Mao Nữ, Nam Chinh Bắc Chiến, Chiến Sĩ Gang Thép…Chúng tôi được phát bát men, ca men thay cho cái gáo dừa khổ hạnh của nhà chùa. Trên ngực chúng tôi chói sáng huy hiệu Mao chủ tịch.(Ch.IX)

(2).Quân đội Trung Cộng là một lũ nô lệ, phân biệt giai cấp.
Chẳng bao lâu sau tôi phát hiện ra rằng kèm theo những niềm vui mới, sự nối liền biên giới Việt-Trung còn đem đến cho chúng tôi những điều khó chịu.Ðập vào mắt chúng tôi là sự phân biệt phẩm trật kỳ cục trong Giải phóng quân. Ðàng sau khẩu hiệu “tất cả để phục vụ cách mạng”, những anh lính trơn và hạ sĩ quan sống như trâu ngựa, cúc cung tận tụy phục vụ cấp trên, bảo gì làm nấy, như những cái máy.[...].Kỷ luật sắt của bộ đội Việt Nam không có gì giống trật tự phong kiến trong quân đội nước bạn. Như ở mọi đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi sống với nhau như trong một gia đình lớn, không có sự phân biệt sĩ quan với học viên, ăn cùng mâm, nằm cùng lán, mọi tiêu chuẩn gần như ngang nhau. Những cái đó không có trong Giải phóng quân Trung Quốc, ít nhất thì cũng trong các đơn vị Giải phóng quân đầu tiên qua Việt Nam.

Lần đầu tôi được thấy tận mắt trong quân đội cách mạng cũng có lính hầu là ở trạm Quảng Nạp, một trong cửa ngõ vào ATK từ ngả Thái Nguyên. Trước đó tôi không bao giờ hình dung có người đi làm cách mạng chỉ để hầu ai đó. Trong quân đội Việt Nam cũng có các vệ sĩ, hồi mới kháng chiến còn gọi là gác-đờ-co nhưng họ hoàn toàn không phải là lính hầu. Cơn sốt rét rừng bất chợt buộc tôi phải nằm lại trạm này đã cho tôi có dịp quan sát mấy đoàn cố vấn Giải phóng quân đi ngang. Những cố vấn Trung Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt Nam mang theo cả đoàn lính hầu nhộn nhịp, nào bảo vệ, nào cần vụ, nào cấp dưỡng, nào giám mã. Khi cố vấn lên đường công tác, anh cấp dưỡng quảy nồi niêu xoong chảo lên vai, anh cần vụ lỉnh kỉnh chăn màn gối đệm trên vai, anh giám mã chạy tới cúi gập mình xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng mình mà leo lên ngựa. Cố vấn đến nơi cần nghỉ ngơi thì cần vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp trên rửa mặt rửa chân, cấp dưỡng te tái lo nấu cơm nấu nước, bảo vệ lăm lăm súng đứng gác, giám mã te tái đi cắt cỏ ngựa. Răm rắp, răm rắp, không chê vào đâu được.

Nhìn cảnh đó tôi vừa ngạc nhiên vừa ghê tởm. Có lẽ không có quân đội nào trên thế giới có thứ lính hầu khốn khổ khốn nạn như lính cần vụ Trung Quốc.

Ăn uống trong quân đội Trung Quốc cũng phân biệt rõ rệt theo cấp bậc, hay nói cho đúng hơn, theo đẳng cấp. Lính trơn cho tới cấp chỉ huy trung đội thì ăn tiêu chuẩn đại táo, tức là mức ăn phổ thông, thấp nhất. Trên đại táo là trung táo, dành cho cấp chỉ huy đại đội tới tiểu đoàn. Tiểu táo là mức ăn dành cho cấp trung đoàn trở lên. Cao nhất là đặc táo, dành riêng cho các nhà lãnh đạo, để đãi khách, bữa nào cũng như tiệc.

(3). Tẩy não

Tiếp đến là chỉnh huấn. ê quê hương nó, nó mang tên chỉnh phong, gọi tắt cuộc vận động chỉnh đốn tam phong: học phong, văn phong, Ðảng phong trong Ðảng cộng sản Trung Quốc.[...].Thoạt đầu hướng dẫn viên giới thiệu một số tài liệu – bài giảng của Mao Trạch-đông, Lưu Thiếu-kỳ, Ngãi Tư-kỳ dành cho cán bộ… Sau đó, mỗi học viên liên hệ những điều học được với tư tưởng và hành động của bản thân, đưa những thu hoạch ra trình bày trước tổ để tập thể góp ý, phân tích, phê phán. Chúng tôi lén gọi những buổi phê phán là những tự xỉ vả. Ai tự xỉ vả nhiều được coi là thành khẩn. Những bản cung khai tội lỗi xuất sắc nhất được báo cáo trước toàn hội nghị, gọi là báo cáo điển hình. Thâm ý của chỉnh huấn nhằm làm cho con người tự ti đi, hạ mình xuống mức thấp nhất bên cạnh Ðảng cao vòi vọi, đấng cứu thế vô song, để trở thành dễ trị. (Ch.IX)

(4). Trung quốc chiếm biên giới Việt Nam

Trong nhân dân loan truyền nhiều tin đồn về việc quân Trung Quốc lập nhiều kho vũ khí bí mật trong các hang động ở miền núi. Ðể làm gì khi vũ khí trực chiến có thể để trong các lán gần các vị trí chiến đấu? Những vùng đóng quân của Trung Quốc chiếm diện tích rộng hơn mức cần thiết để làm gì? Tại vùng mỏ Quảng Ninh quân Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ các chuyên gia địa chất Liên Xô đi lạc vào vùng đóng quân của họ. Chỉ đến khi chính quyền Việt Nam can thiệp tích cực những chuyên gia này mới được thả. Trở về Hà Nội họ nói thẳng với thủ tướng Phạm Văn Ðồng: “Nếu đến Việt Nam công tác công dân Liên Xô phải xin visa(6) của Trung Quốc thì xin các đồng chí báo trước để về sau những việc tương tự không xảy ra nữa”.


Ðó là chuyện thật mà giới báo chí chúng tôi được biết. Thuộc về những tin đồn còn có chuyện quân Trung Quốc và các đoàn chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam mang theo gia phả để tìm của. Những kho vàng cực lớn được đào lên, đúc thành xẻng cuốc, sơn đen đi để chuyển về Tàu. Người ta kể kỹ sư và công nhân Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đã khoanh vùng quản lý của họ rộng một cách phi lý. Sau mới biết họ làm thế để tìm kho vàng được chôn giấu từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai. Mà không phải chỉ ở một Ninh Bình có chuyện đó. Chuyện người Tàu để của thuộc lĩnh vực huyền thoại, lĩnh vực chuyện dân gian truyền khẩu qua nhiều thế kỷ, tôi được nghe nhiều từ thuở còn thơ. Không hiểu người Tàu có mang gia phả sang tìm của và có tìm được hay không, nhưng những tin đồn về vụ này chẳng cần có bằng chứng vẫn được nhân dân tiếp nhận như những tin xác thực, khỏi cần kiểm tra.


Việc Ðảng cộng sản Việt Nam mời quân đội Trung Quốc vào nước mình là chuyện mọi người đều biết, mặc dầu thỉnh thoảng Việt Nam Thông tấn xã lại phải ra một tuyên bố cải chính các nguồn tin nước ngoài về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Việt Nam.


Trong công việc viết báo tôi thường có mặt ở những địa phương có quân Trung Quốc đóng, được nghe nhiều lời phàn nàn về chuyện Ðảng và Nhà nước để quân Trung Quốc vào. Người ta tin cậy hỏi tôi như hỏi một cán bộ hiểu biết, hi vọng tôi giải đáp cho họ câu hỏi nhức nhối đó. Khốn nạn, tôi có thể nói được gì cho họ trong khi chính tôi cũng không hiểu nổi những quyết định tự quyền của Duẩn-Thọ, mà theo chúng tôi, chỉ có những thằng điên mới hành động như thế!


Trong số những nhà cách mạng lão thành có hòa thượng Thiện Chiếu, rất danh tiếng trong giới tăng lữ và Phật tử Nam bộ. Ông là người yêu nước không đảng phái, bị chính quyền thuộc địa đày ra Côn Ðảo. ê đây nhà sư có những cuộc tranh luận nẩy lửa và kéo dài với những người cộng sản về con đường tương lai của dân tộc. Giáo sư đỏ Bùi Công Trừng đã thuyết phục được Thiện Chiếu, nhà sư quyết định gia nhập Ðảng cộng sản. “Hổng có tổ chức nào tốt hơn cho công cuộc giải phóng dân tộc lúc bấy giờ”, ông nói. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông tập kết ra Hà Nội. Nhờ có Hán học uyên thâm, ông được cử sang Bắc Kinh làm chuyên gia Việt ngữ cho Nhà xuất bản ngoại văn Trung Quốc.


Vào năm 1963, trước khi có nghị quyết 9, từ Bắc Kinh Thiện Chiếu viết thư về cho Trung ương: “Tôi muốn chắp cánh bay về phương Nam để cấp báo các đồng chí biết rằng chớ có tin Mao Trạch-đông. Nó là một con ác quỷ…”. Ông bị triệu về nước, sống một mình trong một căn phòng nhỏ. Tết Ất Tỵ (1965), thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp tới thăm ông, hỏi ông sao Tết đến mà hương lạnh khói tàn thì ông già Thiện Chiếu đi cuồng trong căn phòng hẹp mà kêu lên: “Còn vui chi mà nói chuyện Tết nhứt! Tết này ta tưởng nhớ tới Quang Trung! Tổ tiên đổ biết bao nhiêu xương máu mới đuổi quân xâm lược ra ngoài bờ cõi, nay con cháu rượu thịt rước chúng vào nhà, ta ăn Tết sao đang!” Thứ trưởng họ Hà thấy ông già ăn nói bặm trợn hãi quá, đặt vội quà Tết lên bàn, rông thẳng.


Nhà báo Thái Hồng thường tới thăm sư Thiện Chiếu, thỉnh thoảng kéo tôi theo. Cha Thái Hồng là một nhà cách mạng đàn em của sư Thiện Chiếu, cho nên nhà sư rất quý anh. Gặp nhà sư tôi có cảm giác như gặp một hiệp sĩ Trung cổ. Ông có cốt cách nho sĩ, cái cốt cách vừa thư thái vừa ngang tàng, thà chết không cúi đầu. Trong ông nhức nhối tấn bi kịch của thế hệ cha chú tôi: một mặt ông vẫn tin vào Ðảng của ông, mà quá khứ huy hoàng của nó cho phép ông được tự hào, mặt khác là sự thoái hóa nhục nhã của nó trong hiện tại mà ông không thể nhắm mắt để không thấy. Ông nói ra chính kiến của ông ở bất cứ đâu, với bất cứ ai, không nể nang, không biết sợ. Nghe nói Lê Ðức Thọ muốn trị ông già bướng bỉnh lắm, nhưng Lê Duẩn ngần ngại chi đó không cho phép.


Ðó là quang cảnh thời kỳ trước khi có vụ bắt bớ nhóm xét lại chống Ðảng. Miền Bắc sống trong bầu không khí ngột ngạt..


(5). Cách mạng văn hóa Trung Quốc

Tôi may thật. Nếu là người Trung Quốc chắc tôi đã bị giết. Nghe nói bên ấy mạng người không bằng con ngoé. Một anh bạn tôi trên đường quá cảnh Trung Quốc về Việt Nam đã mắt thấy loạn Hồng vệ binh là thế nào.


Bắc Kinh nhung nhúc những toán quân trong đồng phục bộ đội nhưng khác màu. Ðó là những đứa trẻ mải mê chơi trò cách mạng, với vũ khí là gậy gộc cộng với tay chân ngứa ngáy. Chúng hò hét om xòm trên đường phố, tay vung cao Mao tuyển đỏ rực màu máu. Trống phách ầm ầm. Dân chúng chạy ngược chạy xuôi, mặt nhớn nhác trong thành phố lòe loẹt đại tự báo giống như một nhà táng khổng lồ.


Lúc tàu dừng ở ga Vũ Xương, một đám nhóc Hồng vệ binh tràn lên các toa. Hỏi giấy, biết anh người Việt, chúng tha, chỉ hành người Trung Quốc, khảo Mao tuyển khắp lượt. Tưởng chúng đi là xong, nhưng không phải. Tàu sắp chuyển bánh lại thấy một nhóm Hồng vệ binh khác mặt đỏ bừng bừng lao lên rượt theo một người đàn ông đứng tuổi. Bị chúng tóm được, ông ta vừa kịp hô rầm lên “Mao chủ tịch vạn tuế!”, “Ðảng cộng sản vạn tuế!” thì đã bị bắn chết tươi. Không ai biết ông ta phạm tội gì. Cái xác cứ nằm mãi trước phòng vệ sinh, hai cẳng chân đen đủi thò ra ngoài quần rung rung theo nhịp tàu chạy. Hành khách ngồi im thin thít, không ai dám rời chỗ để giảm đi sự căng thẳng trong bụng và trong lòng. Nhân viên đường sắt sợ xanh mắt. Không ai dám dọn cái xác đi. Ðưa xuống một ga nào đó trên đường có thể bị buộc tội cảm tình với phái hữu. Vứt xuống trong khi tàu chạy thì không nỡ.


Nói chung, tình hình Trung Quốc trong Ðại cách mạng văn hóa vô sản vô cùng rối ren, thứ tình hình được gọi là loan xi pa chao, nghĩa là loạn xị bát nháo. Dân chạy loạn Hồng vệ binh kể bên Tàu không như ta hình dung. Không có một thứ Hồng vệ binh đồng nhất. Có loại Hồng vệ binh rất ác, có loại ác vừa, có loại ác ít. Thảng hoặc mới gặp Hồng vệ binh hiền. Bọn Hồng vệ binh đặc biệt ác đi đến đâu phá phách đến đó. Chúng xông vào chùa chiền, lăng tẩm đập phá không tiếc tay. Sách báo trong các thư viện bằng tiếng nước ngoài bị lôi ra đốt sạch, trong đó có những sách quý mà nhiều thế hệ trí thức Trung Quốc tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc mới gom được. Một giám đốc thư viện phải quỳ xuống, rập đầu vái chúng như tế sao: “Trăm lạy các tiểu tướng! Ngàn lạy các tiểu tướng! Xin các tiểu tướng giết tôi, nhưng tha cho, đừng đốt sách!”. Chúng dong những giáo sư đầu bạc khắp phố phường, sỉ nhục họ vì họ phạm tội đầu độc sinh viên bằng những tư tưởng phi vô sản. Chúng lấy thắt lưng quật nát tay một sinh viên nhạc viện vì anh này trốn hạ phóng, sợ lao động chân tay. Anh sinh viên sau trốn sang Anh, được giải thưởng vĩ cầm quốc tế.[...].Mao là một thầy phù thủy vĩ đại. Chỉ ông ta mới biết cách tạo ra thứ âm binh – vệ binh kỳ lạ như thế.


Anh Vũ Bội Kiếm, bạn thân của tôi thời tiểu học, kể rằng trước khi về nước anh liều mạng đến chia tay với thầy học, một chuyên gia khí tượng cỡ thế giới. Liều mạng, vì ông giáo sư đang bị đấu như một phần tử phái hữu. Mới qua có mấy tháng mà ông già đi cả chục tuổi. Gày rộc, hốc hác, ông ngồi ủ rũ trong căn phòng tối, không dám bật điện. Tiếp Vũ Bội Kiếm, ông khóc tức tưởi dặn anh về đến Việt Nam phải lập tức báo cáo ngay cho lãnh đạo nước mình biết việc đang xảy ra ở đây. Chớ để Việt Nam sa vào vết xe đổ, ông nói, kẻo có ngày nền khoa học trẻ của các anh bị san bằng để rồi phải khởi sự từ đầu. Về nước, Vũ Bội Kiếm hiểu rằng có nói cũng chẳng ai nghe, mà còn nguy hiểm. Trên báo Nhân Dân, dưới những hàng tít đậm, thành tích đập phá của Hồng vệ binh dưới sự lãnh đạo của Mao chủ tịch vẫn được ca ngợi hết lời.


Chẳng riêng Vũ Bội Kiếm, anh là thần dân quá bé nhỏ để có thể kêu thấu cửu trùng, những cán bộ không kém phần mao-ít về quan điểm nhưng trung thực về tư cách như phó tổng biên tập Việt Nam Thông tấn xã Lê Chân sau khi đi thăm Trung Quốc đã làm bản tường trình gửi Trung ương, đề nghị Trung ương thận trọng với những kinh nghiệm Trung Quốc. Bản tường trình bị bỏ vào sọt rác, người báo cáo bị gọi lên xát xà-phòng vì tội có cái nhìn sai lạc đối với thực tế cách mạng ở nước đàn anh. Thật ra, trong bản tường trình Lê Chân cũng không dám phê phán Ðại cách mạng văn hóa vô sản đâu, anh chỉ khách quan trình bày những gì anh thấy – cảnh lộn xộn tại Bắc Kinh, những giáo sư bị sinh viên đánh đập, những di tích lịch sử ở Di hòa viên, ở Cố cung, Thiên đàn, Thập tam lăng bị Hồng vệ binh phá phách. Anh trích lời phát biểu của các sinh viên Bungari, Anbani, Rumani mà anh gặp. Họ lên án hành động man rợ của Hồng vệ binh và quyết định rời Trung Quốc, vì ở đây đang diễn ra sự hủy diệt bất cứ cái gì là văn hóa. Tôi được đọc bản tường trình của Lê Chân. Không ngờ con người bị chúng tôi liệt vào loại mao-ít như anh lại có dũng khí viết sự thật như thế. Một năm trước, khi tôi cùng với anh đi thăm nông trường Sao Vàng ở Thanh Hóa, Lê Chân còn hào hứng tán dương Ðại cách mạng văn hóa vô sản, cho rằng sứ mệnh của giai cấp vô sản là “phải đập tan mọi cái cũ để xây cái mới”.


Vũ Bội Kiếm còn kể cho tôi nghe những chuyện thực mà như bịa ở Trung Quốc. Tại trường đại học Thanh Hoa, Giang Thanh nhảy lên diễn đàn vò đầu bứt tai kể nỗi khổ của bà ta trong gia đình chồng. Bà tố cáo lũ con chồng miệt thị bà, hành hạ bà, nhất là đứa con dâu cả. Cho dù những chuyện đó có thật cũng không phải cái để phô ra công chúng. ê bên Tàu khác: Giang Thanh là lãnh tụ Hồng vệ binh, xúc phạm Giang Thanh là xúc phạm Hồng vệ binh.


Trên diễn đàn trường này, Hồng vệ binh Bắc Kinh to tiếng chửi bới Hồng vệ binh Ðường Sơn ỉa bậy, biến thủ đô thành một nhà xí hôi thối. Hồng vệ binh Ðường Sơn giằng lấy micrô chửi lại, nói không phải họ bậy, mà Hồng vệ binh Thiên Tân bậy. Hồng vệ binh Thiên Tân nhẩy lên chửi Hồng vệ binh Ðường Sơn nói láo, rút Mao tuyển ra chỉ vào một trang. Lời Mao chủ tịch dạy rành rành: “Không điều tra không có quyền phát ngôn”. Hồng vệ binh Ðường Sơn gạt người Thiên Tân ra, cũng chỉ vào Mao tuyển: “Người nói không có tội, người nghe phải sửa mình”. Giằng co chán, chửi nhau chán, họ choảng nhau. Cảnh sát thổi còi te te nhảy vào, cũng lại rút Mao tuyển để giở một trang khác, đọc to cho mọi người cùng nghe, trong đó cũng lại Mao chủ tịch dạy rằng: “Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không phải là mâu thuẫn địch ta, phải giải quyết bằng thương lượng”.


Trung Quốc dưới thời Mao Trạch-đông trị vì không bao giờ có được một thời kỳ bình ổn lâu dài. Thỉnh thoảng Mao Trạch-đông và đám đệ tử ông ta lại quậy một chặp, làm cho đất nước nát như tương trong một phong trào nào đó, khi tam phản, khi ngũ phản, khi thất bát phản, không còn biết đàng nào mà lần.(Ch.XX)


5.  VY ĐƯC HỒI

Ông nói về cuộc chiến biên giới 1979.

Sáng hôm sau tôi đi ra huyện sớm,bố tôi tiễn tôi đi một chặng đường dài cốt để nghe ngóng,thám thính tình hình xem bọn giặc tàu đã đánh chiếm nước ta đến đâu,thấy an toàn vì nó chưa đánh đến cái huyện phía sau của tỉnh Lạng Sơn này, bố tôi mới yên tâm quay về.Bắt đầu đến thị trấn huyện lỵ,từng đoàn người ở tuyến trên di tản xuống, huyện tôi bỗng chốc trở thành huyện hậu cứ của tỉnh,có trách nhiệm bố trí nơi ăn,chốn ở cho người dân sơ tán.Từng tốp xe tải chở những người lính bị thương ngồi,nằm vật vã trên thùng xe về tuyến đường đi qua thị trấn huyện lỵ tôi.Họ vẫy chào đồng bào với vẻ mặt tự tin như muốn gửi thông điệp tới mọi người về niềm tin tất thắng.Người dân người đứng,người ngồi ở hai bên đường vẫy chào họ không cầm nổi nước mắt,họ tung lên xe những tấm mía,chiếc bánh,gói kẹo và có cả những đồng tiền cho thương binh.Nhiều chị đứng xem trong tay chẳng có gì,chút chiếc khăn trên đầu,trên cổ tung lên xe cho họ với hy vọng làm vợi cơn đau,cái rét của tiết trời đầu xuân của vùng núi xứ Lạng.
Cơ quan huyện uỷ,ngày nghỉ nhưng không ai bảo ai,mọi người đều có mặt đông đủ.Tôi bắt tay vào việc ngay theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan, quét dọn,sắp xếp chỗ nghỉ cho các gia đình của các vị lãnh đạo của tỉnh uỷ vừa sơ tán xuống.Tối hôm đó chi đoàn chúng tôi họp đột xuất, lãnh đạo của huyện đoàn đến dự.Nội dung sinh hoạt là thông báo toàn bộ thông cáo đặc biệt của Đảng,nhà nước,lệnh tổng động viên của chủ tịch nước,phát động toàn thể đoàn viên,thanh niên trong độ tuổi đăng ký tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ Quốc.Một trăm phần trăm đoàn viên trong chi đoàn chúng tôi ký tên tình nguyện nhập ngũ.Có điều kỳ lạ,khi sinh hoạt xong,chi đoàn tổ chức học bài hát mà tối qua đài tiếng nói Việt Nam vừa truyền đi,TW đoàn điện cho các cấp bộ đoàn toàn quốc phải tổ chức học thuộc bài hát này.Cán bộ huyện đoàn trực tiếp hướng dẫn,không ngờ hầu hết các đoàn viên trong chi đoàn tôi đã thuộc lòng bài hát,tất cả chúng tôi hát đi ,hát lại,hầu hết mọi người vừa hát vừa khóc vì bài hát đã thay lời cho cả một dân tộc nói lên lòng căm phẫn đối với kẻ thù phương bắc dày xéo Tổ Quốc ta,thôi thúc thế hệ thanh niên muôn người như một lên đường chống ngoại xâm,bảo vệ Tổ Quốc.Mấy ngày sau,chúng tôi cũng được học tập nghị quyết của Đảng,xác định kẻ thù của nhân dân ta,theo đó đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài,Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp,kẻ thù nguy hiểm,kẻ thù trực tiếp.Liên tiếp huyện tôi tổ chức các cuộc nói chuyện thời sự để đón những anh hùng,dũng sỹ trong cuộc chiến chống tàu là con em của địa phương đến kể chuyện về hành động dã man của kẻ thù,sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến không cân sức. Những người như chúng tôi được Đảng giáo dục thấm vào xương,vào thịt,không những căm ghét người Trung Quốc mà còn ghét bỏ cả những hàng hoá do Trung Quốc làm ra.

Sau một tháng chiếm đóng trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta,bị thế giới lên án,cô lập,bài xích…bị lực lượng quân và dân ta chống trả quyết liệt,gây thiệt hại to lớn cho quân xâm lược,buộc nhà cầm quyền Trung Quốc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện về nước.Ngay lập tức tôi lên thị xã Lạng Sơn, được chứng kiến sự tàn khốc của cuộc chiến tranh,toàn thị xã trở thành đống đổ nát.Khu nhà làm việc của tỉnh uỷ được xây dựng từ thời kỳ pháp thuộc đẹp là thế nay ngổn ngang đống gạch,vữa vụn chồng chất lên nhau.Chiếc cầu bắc qua sông kỳ cùng ngày nào còn là niềm kiêu hãnh tự hào của người dân xứ Lạng,nay bị gãy từng khúc,hai đầu cắm xuống dòng sông, đoạn giữa vắt qua trụ cầu giáng vẻ bám trụ đến cùng.Toàn bộ khu nhà uỷ ban tỉnh,các sở,ban ngành tỉnh,thị xã tan hoang.Từng gốc cây dạ hương,cây xồi cổ thụ sơ sác,nham nhở do những loạt đạn bắn.Thị xã chưa hết mùi hôi tanh do những thây xác quân thù lẫn của đồng bào,chiến sỹ ta bị vùi sâu trong đống đổ nát,bị vướng kẹt dưới dòng chảy của con sông kỳ cùng và máu của họ thấm sâu trong lòng đất chưa kịp phân huỷ.Thị xã vắng tanh,thỉnh thoảng gặp những tốp người đi tìm người thân do chạy giặc bị thất lạc đến giờ còn chưa biết sống chết ra sao!cũng có người vẫn bần thần đi tìm thi thể người thân của mình với nét mặt ngơ ngác kinh hoàng. 

Thế rồi cùng với thời gian năm tháng trôi đi,cuộc sống đời thường tất bật những lo toan, rồi lòng căm thù cũng dần dần nguôi vợi. Đảng cũng ít nhắc đến sự kiện đau thương này.Quan hệ hai Đảng,hai Nhà Nước được bình thường hoá trở lại.Người dân tin vào sự chèo lái của Đảng,gác lại sự hận thù để có cơ hội tìm kế mưu sinh.Với tôi một mặt do công việc đời thường cuốn hút,cộng với việc tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,luôn cho Đảng là anh minh,sáng suốt, và tự thấy mình không có bổn phận nghĩ đến tầm chiến lược,tầm vĩ mô của đất nước,bởi vậy tôi cũng chẳng quan tâm để ý đến tiến trình trong quan hệ song phương giữa hai Đảng,hai Nước Việt-Trung.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước,khi mà Liên Xô và các nước XHCN đông âu sụp đổ,tôi bắt đầu quan tâm và có thái độ nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc chiến biên giới Việt Trung tháng 2 năm 1979.Tôi bắt đầu mới nhận ra rằng đã từ lâu Đảng,Nhà Nước ta đã không nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới đầy đau thương này.Tôi có mấy anh bạn là thương binh chống Tàu năm 1979,mấy lần gặp nhau, có lần tôi giới thiệu với kách lạ:”anh là thương binh chống Tàu”.Mấy anh bạn tôi phản lại:”bây giờ người ta gọi là thương binh trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc,không ai gọi là chống Tàu nữa đâu”,tôi ngớ người và xấu hổ vì thấy mình lạc hậu với thời cuộc.Thế rồi hai bên tiến hành cắm mốc biên giới Việt- Trung,dư luận trong và ngoài nước có nhiều bất bình vì cho rằng Việt nam có nhiều nhượng bộ,thoả hiệp cho Trung Quốc lấn sang đất ta nhiều km2 tại mốc giới Mục Nam Quan Lạng Sơn,thác Bản Dốc Cao Bằng…nhưng phía ta thì khẳng định đó là luận điệu của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.Bản thân tôi cũng không có điều kiện để đến nơi xem xét,dù có đến thì cũng không dễ gì được vào tận nơi địa điểm mốc giới vì bộ đội biên phòng canh giữ cẩn mật.Cho đến mới đây vấn đề Hoàng Sa,Trường Sa được phanh phui ra ánh sáng,không riêng gì tôi mà rất nhiều người thấy hẫng hụt về việc chăm lo,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ Quốc của Đảng,Nhà Nước.Năm 2007,tôi mới biết được Sự kiện năm 1958,chính phủ Việt Nam ra công hàm công nhận một phần lãnh hải của Việt Nam thuộc lãnh thổ Trung Quốc,thông qua một số anh em,bạn bè chiến hữu ở nước ngoài thông tin cho tôi.Không tin được điều đó là sự thật,tôi hỏi nhiều người trong nước không ai biết,kể cả những người đã từng là cán bộ cấp cao trong đảng cộng sản cũng cho là luận điệu vu khống,bôi nhọ Đảng, chính phủ Việt Nam.Họ cũng ngớ người ra khi thấy chính thức chính phủ Việt Nam đưa ra lời biện minh,giải thích dư luận.
Tháng hai năm nay,năm 2009,tròn 20 năm cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Bắc Kinh tiến hành trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta,không một tờ báo, đài nào nhắc đến sự kiện này.Trong khi đó cuộc chiến tranh “giải phóng Miền Nam” được tổ chức long trọng trên khắp mọi miền đất nước.Tôi gặp một người bạn thương binh chống tàu hỏi:
-Năm nay tròn 20 năm cuộc kháng chiến chống bành trướng,sao không thấy Đảng,Nhà nước tổ chức kỷ niệm?
-Tôi van ông! ông nhắc đến làm gì!mỗi lần nhắc đến “lòng đau như thắt,nước mắt tuôn trào”,bây giờ đã là mười sáu chữ vàng:”Láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng tới tương lai”và còn hơn thế nữa “láng giềng tốt,bạn bè tốt, đồng chí tốt,và đối tác tốt”rồi.Tôi mà giơ cái tay cụt của tôi ra bây giờ còn mắc tội là đằng khác!
-Đùa vậy thôi chứ tôi hiểu nên mới đến chia sẻ với ông!
-Ông thấy!bao nhiêu người ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất,vậy mà bây giờ để nó ngang nhiên lấn biển,lấn đất,thậm trí còn kêu gọi nó vào khai khoáng tài nguyên,bán rẻ như cho không.Vận nước hết rồi ông ạ.
Gặp lại người bạn,anh từng là dũng sỹ diệt giặc Tàu,hồi đó anh được mời đi nói chuyện đánh tàu khắp mọi nơi,tổ chức bố trí cho anh đi sang Liên Xô tập huấn, kết hợp tuyên truyền để tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế ,anh từ chối kiên quyết không đi,anh tuyên bố rõng rạc :”Tôi là chiến sỹ,sứ mệnh của tôi là bảo vệ biên cương của tổ quốc,chừng nào tổ quốc chưa yên,tôi không thể rời khỏi mảnh đất biên cương này.”Tôi gợi chuyện về cuộc chiến cách đây hai mươi năm mà anh là một trong những thần tượng trong thời điểm lịch sử đó,anh ta phản ứng làm tôi giật mình.

Tôi biết có thể sau này tôi trở thành kẻ phạm tội vì diệt quá nhiêù giặc Tàu.Tiến tới con cháu tôi nó không dám kê khai trong lý lịch về bố nó, ông nó có công trong kháng chiến chống bành trướng là chắc.Tôi mà biết thời cuộc thế này thì tôi chạy đầu tiên khi bọn giặc tàu tràn đến.Cũng may mà còn giữ được cái gáo về.Thời cuộc sớm nắng,chiều mưa,trưa áp thấp.Hôm nay đúng,mai sai,hôm nay là người có công,mai thành kẻ có tội, chẳng biết đâu mà lần.Vừa hôm trước là kẻ thù,mà là kẻ thù nguy hiểm,kẻ thù trực tiếp,vừa hôm trước chính Đảng ta tuyên bố: đất của họ dù là tấc đất tấc vàng ta cũng không bao giờ động đến, đất của ta dù là một tấc đá vôi nhưng kiên quyết không cho bất kỳ kẻ nào động đến, đó là nguyên tắc bất di,bất dịch,đó là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, đó là vấn đề thiêng liêng bất khả xâm phạm.Tôi chẳng biết chiến lược của các bố TW thế nào nhưng là người dân,người chiến sỹ đã từng rơi vãi xương,máu của của mình ở chiến trường nghe chuyện ta phải nhượng bộ,phải hệ luỵ bọn chúng thấy ô nhục lắm.Ngày xưa ông cha ta chẳng cần gắn bất kỳ loại chữ nào kể cả bằng đất sét trong quan hệ với bọn tàu nhưng vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc,vậy mà bây giờ nào là chữ vàng,nào là hợp tác toàn diện…nhưng đất vẫn mất,biển vẫn mất.Thử hỏi còn đâu:” Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc’ở cái đất nước này!

Chia tay anh ra về,người tôi như mất thăng bằng, bởi cuộc đàm luận với anh mở ra cho tôi tầm nhìn sâu hơn,rộng hơn và thực tế hơn về hiện trạng đất nước.Tôi lại nghĩ đến bauxite Tây nguyên, người Trung Quốc đã vươn ra biển đông và đã gặt hái được những thành công quan trọng,trong tương lai sẽ thu lượm được nhiều hơn.Trong đất liền,Trung Quốc đã tạo được sự ảnh hưởng to lớn của mình bằng những hàng hoá tràn ngập vào thị trường Việt Nam,bằng các chính sách mậu dịch thu hút, điều chỉnh lúc khan hiếm,lúc tắc nghẽn,dư thừa;bằng một lực lượng đông đảo người hoa nắm trong tay một lượng tài sản kếch sù,có thể chi phối,thao túng nền kinh tế Việt Nam khi cần.Nền văn hoá Trung Hoa đến nay đã mang tính phổ cập trong toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam. Ở Tây Nguyên thì khác,sự ảnh hưởng của người Trung Hoa trên mọi lĩnh vực ở dải đất này chưa hầu như chưa có,Trung Quốc phải nhằm tới địa điểm này một mặt tổ chức khai thác bauxite,nguồn lợi đáng kể cho họ,mặt khác chiếm được vị trí chiến lược về quân sự trên toàn cõi Đông Dương, chủ chương đồng hoá dân tộc Tây Nguyên,với âm mưu biến Tây Nguyên thành đặc khu trực thuộc Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốcđi thuê đất ở hai nước láng giềng ta liền kề với Tây Nguyên với diên tích rộng lớn,với thời hạn dài đến trăm năm.Về phía Việt Nam một mặt muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất là vùng Tây Nuyên vốn đã nghèo để củng cố niềm tin chế độ, mà cách dễ ràng nhất là bán tài nguyên thiên nhiên,nguồn dự trữ cuối cùng của đất nước là bauxite,và cũng thông qua đó có lợi ích của các bên trực tiếp quản lý,điều hành dự án.Mặt khác là sự đánh đổi lấy sự ổn định trên các điểm đang có chanh chấp, như tuyên bố của Việt Nam “Việt Nam mong muốn có sự ổn định hiện trạng,không làm tình hình phức tạp thêm,”. Là việc làm mang tính thế chấp, tín chấp để đảm bảo cho sự che chở của của một “cường quốc”trong tình hình hiện nay VI ĐỨC HỒI * HỒI KÝ
6.TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG


Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin Trung Quốc đánh", ở kì hai với tựa đề: "Quân Trung Quốc năm 1979: Tôi chưa thấy đội quan nào ô hợp, hôi của nhứ thế", đăng trên SohaNews tôi không hề ngạc nhiên khi thấy tướng Lê Mã Lương nhận xét:



"Trang bị của quân Trung Quốc làm cho chúng tôi thấy rất bất ngờ bởi cho đến năm 1979 mà trang bị cho quân đội của Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế. Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta thì phía sau là đội quân dân binh rất đông vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc nhưng lại là đội quân ô hợp để hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được. Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy một quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế. Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và xuống ao để bắt cá. Nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945 khi quân Tàu – Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật. Không thể tưởng tượng được quân đội của một nước mạnh như Trung Quốc lại vô kỷ luật như vậy. Bộ đội Việt Nam rất ngạc nhiên về hành động của lính và dân binh Trung Quốc”.

Đội quân ô hợp, hôi của
38 năm đã trôi qua nhưng trong câu chuyện với chúng tôi, Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc 8 năm (1979 - 1987) vẫn không giấu được cảm xúc.
Theo tướng Lương, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.
"Chúng ta cần tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự hy sinh đó", tướng Lương chia sẻ.
Kể lại diễn tiến của cuộc chiến, theo ông, từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).
Quân Trung Quốc đã tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới; giết hại nhiều dân thường vô tội như các vụ thảm sát kinh hoàng ở Kim Quang (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) hay giết hại 43 người dân (phần lớn là phụ nữ, trẻ em) rồi vứt xác xuống giếng ở thôn Tổng Chúp (Cao Bằng).
Trên thực tế, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài đến năm 1988. Như vậy, chúng ta mất 10 năm chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.[..]. Tướng Lương cũng nhắc lại một điều mà ông thấy lạ ở đội quân xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nhưng lại được trang bị rất kém, ô hợp và hôi của.
"Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được các vị trí, đường phố thì phía sau là đội quân binh rất đông nhưng lại là đội quân ô hợp chuyên hôi của.
Đội quân đó vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được. Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy một quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế.
Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và xuống ao để bắt cá, rồi có thể đặt mìn để phá tất cả, cầu, cống và cả những cây to ở ven đường.
Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945 khi quân Tàu – Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật.
Không thể tưởng tượng được quân đội của một nước mạnh như Trung Quốc lại vô kỷ luật như vậy và hành động của họ không tương xứng với tên của họ", tướng Lương kể.
Tướng Lê Mã Lương.
Thêm vào đó, việc huy động 60 vạn quân đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với một không gian chiến trường rộng và chiều dài biên giới nhiều km đã khiến họ tổn thất hết sức nặng nề.

"Chưa có trận đánh nào quân Trung Quốc làm tê liệt nổi một đại đội của Việt Nam. Trong khi đó bộ
.Bị tiêu diệt vẫn ôm bao khoai lang
Cũng trong câu chuyện với chúng tôi, khi nhận xét về lính Trung Quốc lúc đó, cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả của bài thơ "Bình độ 400" nổi tiếng đã nêu rõ, đó là đội quân ô hợp nhất mà ông từng thấy.
"Sau quá trình chiến đấu, chúng tôi phát hiện ra là lính Trung Quốc không phải tất cả được trang bị vũ khí, nhiều tên chỉ đi tay không. Mà những loại đấy chúng tôi cho chỉ là bọn đi đánh hôi. Có nhiều tên khi bị quân ta tiêu diệt tay vẫn còn ôm một bao khoai lang", ông kể lại.
Thiếu tá Phạm Văn Quế, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, hiện đang sinh sống tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, được đồng đội gọi là "thần chiến tranh" trong giai cuộc chiến tranh biên giới cũng nhận xét, quân Trung Quốc lúc đó rất nhát.
"Cái nhát gan đó không chỉ nằm trong việc không có pháo là không tiến công mà còn thể hiện ở việc họ không dám đánh ban đêm. Cứ ban đêm là họ co cụm lại.
Những khẩu súng trường hay CKC, tiểu liên mà quân Trung Quốc được trang bị nếu nói ra thì chỉ dùng cho bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
Thậm chí, nhiều lính của chúng còn không có súng mà chỉ chạy theo để cướp hôi với sự chỉ điểm của lũ gián điệp người Trung Quốc.
Chúng cậy đông xông lên ào ào theo hiệu lệnh của kèn Tây nhưng gặp hỏa lực mạnh của ta thì lại chạy rất nhanh, co cụm lại và họ không dám tiến công trực diện, chủ yếu là đánh vòng", ông Quế chia sẻ thêm.
 http://soha.vn/xa-hoi/tuong-luong-du-tbt-le-duan-da-du-kien-toi-van-chua-tin-tq-danh-20140729004055686.htm
7.HUỲNH TÂM

Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn, bảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.
Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!
Sự thật trần trụi kinh hoàng
Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:
‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạn và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.

h1
Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet
Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.
Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.


h1
Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet

Tại sao Đảng CSVN lại che giấu những tội ác của Trung Cộng?
Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.


h1
Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet


h1
Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet
Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Đảng CS Việt Nam thành công tước đoạt quốc gia Việt Nam. Việc nước đại sự biến thành của riêng họ không một người dân nào được đụng vào! Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam.

Không, không hề có tình hữu nghị nào cả
Nhân dân Việt Nam không thể tiếp nhận người bạn xấu phương Bắc bằng ngôn ngữ anh em, cần xét lại quan hệ với Trung Quốc, và đặt các vấn đề hậu chiến tranh từ năm 1956 cho đến năm 1989, từ biên giới đất liền cho đến biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Từ khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến năm 1989, binh sĩ Trung Quốc đã hãm hiếp không biết bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam, để lại những vết thương không tẩy xóa được trong tâm não của nữ tù binh đáng thương. Họ mang trong lòng mặc cảm tủi nhục và tuyệt vọng. Họ đã mất hết niềm tin vào tình người, cuộc đời trở nên vô nghĩa, rơi vào tình cảnh trầm cảm khôn nguôi, thân tâm luôn cảm thấy đau đớn. Họ không được bảo vệ theo đúng qui ước chiến tranh. Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau thi thố xem ai tàn ác hơn ai trong cuộc chiến này, xô đẩy toàn dân đến chỗ diệt vong về tinh thần và vật chất. Họ đã vi phạm trắng trợn qui ước chiến tranh và đã xúc phạm đến nhân phẩm của người thất trận, thay vì tạo ra tâm lý bình yên. Trung Quốc đã vi phạm quy ước quốc tề về tù binh, gây tội ác chiến tranh, nhân loại sẽ không tha thứ. Lưới trời tuy thưa, nhưng khó lọt, những kẻ gây tội ác chiến tranh tại biên giới Việt Trung không thể thoát khỏi phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế.
11.690. Bí mật thảm khốc về số phận của nữ tù binh Việt trong cuộc chiến Trung-Việt 1979-1989
https://anhbasam.wordpress.com/2017/02/18/11-690-bi-mat-tham-khoc-ve-so-phan-cua-nu-tu-binh-viet-trong-cuoc-chien-trung-viet-1979-1989/


Qua những tác giả và tác phẩm trên, ta đã thấy phần nào con người và đất nước Trung Quốc. Những nhận định trên giúp ta đi sâu vào bản chất con người và thực tế xã hội chứ không phải chỉ nhìn Trung Hoa qua Đường Thi, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nam Hoa Kinh, hay Tử Cấm thành, Thượng Hải, Nhạc Dương lâu, Hàn Sơn tự. . Ngay cả nhìn Vạn Lý Trường thành, ta thấy gì? Uy nghi? hùng vĩ? Ca tụng bạo chúa Tần Thủy hoàng? Bạn có nghe không tiếng than khóc của trăm ngàn bộ xương khô ở quanh Vạn Lý Trường Thành? Bạn có biết không Vạn Lý Trường Thành chỉ là suy nghĩ khùng điên của kẻ ngu ngốc, tốn sức người, sức của mà nào đâu chận được có ngựa Mông, Mãn?

Nói tóm lại, trừ bọn Việt Cộng bán nước, tôn thờ Trung Cộng, coi Trung Cộng là chủ, còn họ thủ phận tôi đòi, nên sợ hãi, nịnh hót Trung Quốc, còn đa số nhân dân ta, tự cổ chí kim, coi Trung Quốc xâm lược là kẻ thù, phải tiêu diệt chúng để bảo vệ độc lập, tự do..Lịch sử sẽ tiếp tục và lặp lại. Và trong sử sách và tâm hồn người Việt Nam cũng vẫn lưu giữ những hình ảnh, hành động và ngôn ngữ và cử chỉ của những kẻ xâm lược tàn ác.
NGUYỄN THIÊN THỤ

No comments:

Post a Comment