Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 6 June 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 469

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Quà Biếu Mẹ Già

Ảnh của tuongnangtien

Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế?
Trương Duy Nhất
Đời về chiều, tôi mới (chợt) để ý tới ca dao:
Buồn vì một nỗi tháng Giêng
Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn vì một nỗi tháng Hai
Đêm ngắn ngày dài thua thiệt người ta
Buồn vì một nỗi tháng Ba
Mưa dầu nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn vì một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn vì một nỗi tháng Năm
...
Tháng này, ở Việt Nam, hay có những buổi chiều mưa – mưa đầu mùa – khiến không ít người bâng khuâng nhớ mẹ, nhất là vào Ngày Hiền Mẫu. Theo Wikipedia tiếng Anh:
Mother's Day is a celebration honoring the mother of the family, as well as motherhood, maternal bonds, and the influence of mothers in society. It is celebrated on various days in many parts of the world, most commonly in the months of March or May. (Ngày của Mẹngày vinh danh người mẹ, cũng như tình mẫu tử, và ảnh hưởng của họ trong xã hội. Lễ hội này được tổ chức ở nhiều nơi, khắp toàn cầu, vào những ngày khác nhau, và thường vào tháng Ba hoặc tháng Năm.)
Wikipedia tiếng Việt, giọng Hà Nội, còn ghi chép thêm rằng ngoài mấy bà mẹ bình thường (hoặc tầm thường, và “đám mẹ ngụy”) xứ sở này còn có những bà mẹ phi thường – super mom – được vinh danh là Mẹ Việt Nam Anh Hùng:
Đây là danh hiệu mà nhà nước Việt Nam tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế...
Tiêu chuẩn đạt danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hung (kể cả là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam) dành cho những phụ nữ đạt một trong những tiêu chuẩn sau:
  • Có hai con trở lên là liệt sĩ
  • Có hai con mà một con là liệt sĩ, một con là thương binh với thương tật từ 81% trở lên.
  • Chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ;
  • Có một con là liệt sĩ, chồng hoặc bản thân là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp luật thừa nhận, và đã được Chính phủ tặng Bằng Tổ Quốc Ghi Công...
Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho:
  • Cả nước: 44.253 người
    • Miền Bắc: 15.033 người
    • Miền Nam: 29.220 người
      Riêng miền Trung (tôi đoán) chắc số lượng Mẹ Việt Nam Anh Hùng quá đông –  đếm không xuể – thống kê cũng không hết nên đành cho mấy bả qua một bên luôn, cho nó tiện
      Để độc giả, nhất là qúi vị sinh sau đẻ muộn, có thể hình dung ra cuộc đời của một bà MVNAH, xin ghi lại đây toàn văn bài viết (“Người Mẹ Ở Cao Nguyên Lâm Viên”) của hai nhà báo An Nhiên và Hoàng Yên:
“Trong một dịp đến với cao nguyên Lâm Viên, chúng tôi được gặp và trò chuyện với Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tất, quê Quảng Nam trong ngôi nhà tình nghĩa đơn sơ ở thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mẹ  Tất 85 tuổi, quê Điện Bàn. Tuổi cao, sức yếu, không còn đi lại được, nên khi chúng tôi đến, có người để nói chuyện, mẹ vui lắm. Mẹ kể những câu chuyện của cuộc đời mẹ, của chiến tranh, với những hy sinh, mất mát không bao giờ quên.
Năm 1962, mẹ Tất cùng chồng con vào thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, định cư. Trước đó, ở Điện Bàn, gia đình mẹ làm cơ sở nuôi giấu cán bộ, vừa tiếp tế vừa làm giao liên. Vào thôn Xuân Sơn, vợ chồng mẹ tiếp tục hoạt động cách mạng. Mẹ có 8 người con (4 trai, 4 gái), đều tham gia hoạt động cách mạng. Chồng mẹ - ông Trần Cương, ngày đi làm vườn, làm thợ mộc kiếm tiền mua lương thực, thực phẩm trữ giấu trong nhà nuôi cán bộ; ban đêm đi hoạt động cách mạng.
Đêm 7.7.1968, chồng mẹ và con gái là Trần Thị Minh Rê đi tiếp tế cho bộ đội gặp địch càn quét, chúng phát hiện hai cha con và bắn chết tại rừng Xuân Sơn. Sáng sớm hôm sau, bà con khiêng thi thể cha con về thôn, mẹ như điên dại. Dân trong thôn cứ ngỡ mẹ không qua khỏi cơn đau này, khi trước đó 2 tháng, mẹ mất đứa con út (5 tuổi) do bị bệnh. Vết thương lòng chưa kịp lành thì năm 1971 mẹ nhận hung tin người con trai đầu Trần Quang Vinh (19 tuổi) hy sinh ở vùng rừng đoạn sông La Bá.
Vì Tổ quốc, mẹ bước qua nỗi đau, cùng các con tiếp tục hoạt động cách mạng. Người con tiếp theo của mẹ, anh Trần Minh Quang trở thành thương binh, con gái Trần Thị Minh Xuân theo mẹ đi rải truyền đơn, con gái út tuổi còn nhỏ cũng đã biết giúp mẹ nấu cơm tiếp tế, làm giao liên cho cách mạng. Rồi mẹ bị địch bắt giam ở Đà Lạt 3 năm (sau này mẹ được công nhận là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày), bị tra chết đi sống lại nhưng mẹ một mực cương quyết không khai tổ chức, cơ sở của cách mạng. Ngày 30.4.1975, miền Nam giải phóng, mẹ Tất cùng các chiến sĩ bị địch giam cầm phá nhà lao Đà Lạt trở về.
Cả cuộc đời của mẹ Tất trải qua biết bao sự hy sinh mất mát. Sưởi ấm lòng mẹ những năm tháng tuổi già là người con gái út luôn gắn bó kề bên. Chị Trần Thị Minh Sơn - con gái út của mẹ Tất nói rằng: ‘Bây giờ chị đã 52 tuổi, trừ 3 năm mẹ đi tù, còn lại là quãng thời gian chị ở bên mẹ và sẽ suốt đời bên mẹ’.
Chúng tôi rời căn nhà nhỏ, mẹ dặn khi nào rảnh lại ghé nhà mẹ chơi. Lời mời của mẹ làm lòng chúng tôi dấy lên cảm giác khó tả. “Dạ. Chúng con có cơ hội sẽ lại về. Về với mẹ để lòng thêm vững chãi”
Nhị vị tác giả của bài báo thượng dẫn thiệt là vô tâm, nếu chưa muốn nói là đểnh đoảng. Thăm một bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng đã gần đất xa trời (tới nơi) rồi mà không có quà cáp chi ráo trọi. Những cán bộ tỉnh đoàn hay thành đoàn của Đảng thì hoàn toàn khác, họ chu đáo hơn nhiều – theo tường thuật của phóng viên (Hoà Hội) báo Tiền Phong:
"Ngày 20/5, Tỉnh Đoàn Hậu Giang tổ chức trao tặng 600 bộ cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho các gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Bác.
Mẹ Việt Nam anh hùng Đinh Thị Sa ở xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ, Hậu Giang) vui mừng nói: “Tôi rất vui vì được các bạn trẻ đem đến nhà tặng cờ và ảnh của Bác. Việc làm có ý nghĩa lớn đối với bản thân tôi và người dân vì không cần phải đi đâu xa mà trong nhà hằng ngày đều được gặp hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại.”

Chị Phạm Thị Thùy Dung Bí thư Tỉnh Đoàn Hậu Giang tặng ảnh bác cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh chú thích: Tiền Phong
Má Đinh Thị Sa thiệt là dễ vui, và dễ tính. Công luận, xem chừng, có vẻ khó khăn và xét nét hơn chút xíu:
Yên Vũ  Đồ đểu!
Phung Tran Mẹ VN anh hùng cần ăn hơn cần hình!
Phan Anh Sao không tặng các mẹ cá gỗ để các mẹ ngắm  ăn cơm với mắm?
Hieu Thai Moá nó, tiền thì đi mua xe sang để chạy còn tiền đâu để tặng cho các mẹ, tặng mỗi người 10 tấm để các mẹ chùi đít.
Dìm Hàng Hậu Giang là tỉnh nghèo, việc cung cấp giấy là việc bình thường.
Trương Vĩnh Phúc Kiên định lập trường xem pháo hoa, ngắm ảnh quên đói!
Riêng nhà báo Trương Duy Nhất: thì chỉ buông (duy nhất) có mỗi một câu thôi:
“Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.”

 

Saturday, May 20, 2017



TS.MAI THANH TRUYẾT * THÀNH PHẦN CHẤP NHẬN SỰ THAY ĐỔI CỦA VIỆT CỘNG

Thử nhận diện thành phần chấp nhận sự thay đổi của ĐCSVN

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - "Vấn đề là làm sao tạo ra thế trận xa luân chiến để lực lượng ngày càng to lớn và “đi vào tổ chức” để cùng tấn công, cùng lên tiếng đáp lời sông núi. Khi đó, tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ hiện tại sẽ đầu hàng, thúc thủ. Cuộc cách mạng sắp tới mới thực sự là một tập hợp giữa đại đa số người dân đang đứng bên bờ vực thẳm và những thành phần trong Đảng, trong một nhứt điểm lương tâm nào đó, chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để bỏ đảng và cứu Nước."

*
Điều lệ Đảng CSVN đã ghi rõ: “Lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực cách mạng của Đảng đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) là sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) là sự lãnh đạo “tuyệt đối, duy nhất, trực tiếp và toàn diện”.

Trong điều lệ Đảng, được sửa đổi trong Đại hội VI, những câu trên vẫn được lập lại, không sai một dấu phẩy. Và thêm vào đó việc thành lập Đảng ủy Quân sự Trung ương (thay Quân ủy Trung ương trước đó và trước hơn nữa mang tên Tổng Quân ủy). Cũng theo điều lệ Đảng: “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đương nhiên kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương”. Trong quân đội, từ khi có chế độ một thủ trưởng (được ban hành đầu thập niên 80, thay cho chế độ hai thủ trưởng: một quân sự, một chính trị như trước) tất cả các sĩ quan có chức vụ Đại đội trưởng hoặc tương đương trở lên, bắt buộc phải là đảng viên và trong lực lượng công an, 100% sĩ quan là Đảng viên. Lực lượng vũ trang là xương sống và cũng là cái mộc che của chế độ. Trong bối cảnh Đảng đã biến thành bộ máy cầm quyền độc tài, bóc lột, lực lượng vũ trang cũng theo đó biến thể thành công cụ đàn áp và kềm kẹp quần chúng.
Từ đó, phân tích và bình luận về những thành phần chấp nhận sự thay đổi của Đảng CSVN rất phức tạp, dễ đưa đến những sai lầm tai hại có thể gây khó khan cho tiến trình mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. 
Chúng ta phải hết sức thận trọng trong khi phân tích đâu là những ai chống Đảng và đâu là những ai muốn cứu Đảng. Điển hình là Trần Độ, người đã nhận định và kiến nghị điều này, điều nọ, nhưng tất cả vẫn là tư tưởng: “Duy trì sự lãnh đạo của Đảng và không rời bỏ chủ nghĩa chủ nghĩa Mác Lê-nin (và bây giờ lại thêm tư tưởng Hồ Chí Minh)”.
- Những gì Trần Độ kiến nghị với Đảng không phải là kêu gọi sự từ bỏ lãnh đạo toàn diện của Đảng, mà chỉ nhằm làm cho sự lãnh đạo này vững chắc hơn, ít lộ liễu hơn; và mang một bộ mặt dễ coi hơn về hình thức. Mấu chốt là Đảng vẫn phải bằng mọi cách duy trì cho được quyền lực và nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện.
1- Cuộc Cách mạng Môi trường hiện tại qua chiến lược “xa luân chiến”
Kể từ ngày 5 tháng 3 tới nay, chưa bao giờ hết, những cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc đã mang một hình thức hết sức đặc biệt, có vẻ “tự phát” và “thiếu tổ chức”, nhưng thực sự các sự kiện diễn ra trên là sự đúc kết ý chí của cả dân tộc, đứng dậy, dứt khoát và trực diện “đối đầu” với một đảng độc tài đang đi dần đến sự tự hủy!
Chúng ta nhận thấy nếu toàn dân đã ý thức được vận mệnh đất nước, tương lai của mình mà nổi dậy, biểu tình lớn thì kẻ nắm quyền không thể đàn áp vì với thế trận xa luân chiến xảy ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam, người dân luôn nhận diện và tiêu diệt những kẻ phản quốc.
Đây là một triết lý, một chiến thuật rất tốt để chống lại sự đàn áp tàn bạo của kẻ nắm quyền. 
Chiến thuật xa luân chiến không chỉ có vậy. Nếu khéo léo có chiến lược triển khai thế trận xa luân chiến, chúng ta hoàn toàn có thể có một cuộc nổi dậy của dân chúng trước bạo quyền và đạt thành công nhanh chóng, mỹ mãn mà không gây ra cảnh loạn lạc tức là “bất chiến tự nhiên thành”.
2- Thế trận hiện tại trong nước
Qua phân tích trên, chúng ta hình dung được một thế trận khá phức tạp thể hiện qua ba đối lực. Đó là:
- Đại khối dân tộc;
- Thành phần trong Đảng chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để cứu Nước;
- Thành phần trong Đảng CSVN chống đối tới cùng việc thay đổi hay chuyển hóa Đảng trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Đây là một cuộc chiến giằng co giữa ba đối lực trên mà phần thắng chắc chắn sẽ dành cho hai thành phần trên.
Vì sao?
Vì thành phần thứ ba luôn “quyết tử” với đảng và chấp nhận theo Tàu để giữ vững quyền lực và quyền lợi cho chính họ. Nhưng họ có biết đâu, nếu theo Tàu rồi cũng sẽ mất đảng và… mất mạng luôn!
Vì vậy, chúng ta thử phân tích thế trận:
3- Tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ
Đây là những thành phần nằm trong bốn tầng lớp “nồng cốt” của Đảng CSVN. Đó là:
- Ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương Đảng;
- Công an;
- Quân đội;
- Cán bộ, Công nhân viên chức nằm trong bộ máy hành chánh.
Nếu đi vào chi tiết, chúng ta có thể phân tích rõ hơn là:
- Đảng viên: niềm tin lý tưởng đảng Cộng sản hiện nay không phải là mối liên kết hay trở lực lớn, vấn đề chính chi phối mọi người là quyền lực và quyền lợi. Lý tưởng đảng hiện nay đã trở nên vật trang trí rẻ tiền cho toan tính quyền lợi.
- Lớp cầm quyền: chỉ nhóm thật sự chóp bu cỡ ủy viên bộ chính trị và Ủy Viên Trung Ương Đảng đang nắm thế thượng phong mới hưởng lợi, hiện tại quyền lợi của chúng cũng đang lung lay cùng với thời cuộc và sức khỏe của nền kinh tế. Một lối thoát an toàn cho tính mạng và tài sản là điều có thể nhóm này đang hướng đến và đang suy nghĩ thoát nạn. Lá bài chính trị nhóm này muốn là thay đổi từng bước với việc nắm dao đằng chuôi hạ cánh an toàn như Myanmar.
- Lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (nằm trong nhóm Lợi ích): Đây là lớp đã quá no đủ, đang đánh đu với những con tàu chìm, một số nhỏ vẫn còn có thể hưởng lợi từ sự tái cơ cấu nhưng luôn luôn mang tâm trạng mất hơn được. Muốn có sự thay đổi trong tình thế bảo toàn quyền lợi đang có. Luôn luôn cân nhắc giữa được mất để chọn lựa phương án hành động.
- Lớp doanh nhân ăn theo: đây là tầng lớp sân sau, lâu nay kiếm ăn rất tốt, nhưng tình hình kinh tế hiện nay cũng đang khốn đốn để lấy lòng “sân trước”, tâm lý cũng như lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.
- Lớp hy vọng hưởng lợi: Lớp này đang bước vào đảng, vào cơ quan nhà nước, tình hình hiện nay như gáo nước lạnh dội vào đầu chúng, tuy nhiên với bản chất kiên trì “cố bám” trường kỳ mai phục để chờ thời cơ “ăn cỗ” chúng vẫn không muốn có sự thay đổi. Lực phản ứng chống lại của nhóm này tương đối yếu.
- Lớp công lực: công an, quân đội. Đây là nhóm được cưng chiều, lương và thu nhập cao nhất hiện nay, nhiều người trong nhóm này không muốn có sự thay đổi. Khi quân lệnh ban ra chúng sẽ thẳng tay đàn áp. Hãy đánh vào quyền lợi bản thân, gia đình, họ hàng liên quan để những người thân chúng quản lý chúng. Công nghệ nhận diện và truyền thông hiện nay giúp cho việc trên rất đơn giản để thực hiện. Sự trừng phạt nhắm vào tầng lớp chỉ huy. Hãy cho chúng biết người dân không còn chấp nhận kiểu ngụy biện “chỉ vì theo lệnh trên” nữa!
4- Tầng lớp muốn thay đổi: cuộc sống bế tắc, ủng hộ thay đổi
- Báo chí: Đây là lực lượng có tính chiến lược, quan trọng như yết hầu trong cuộc chiến này. Lớp này không phải mù thông tin hay nhận thức kém mà không biết hiện tình đất nước, cái khổ của nhóm này là cái dạ dày bị kẻ quyền chức nắm (nắm dạ dày sai khiến cái đầu là bài học kinh điển của chủ nghĩa CS). Vấn đề làm sao cho nhóm này biết là thời thế đã thay đổi, thời cơ đã đến, đứng về nhân dân. Hãy cho họ biết họ cần chiến đấu để giành lại phần hồn của mình lâu nay bị kẻ khác điều khiển. Lực lượng nhân dân nổi dậy hãy chăm sóc các cơ sở truyền thông chu đáo: đài truyền hình, truyền thanh, các tòa soạn báo chí. Hãy đặt nhóm này vào tình thế nếu không đứng về phía người dân thì mất tất cả.
- Nhân sĩ, Trí thức gồm Giáo viên, Giáo sư, Bác sĩ, Kỹ sư: Trong nền kinh tế thị trường tự do, giáo dục, y tế, xây dựng… đóng góp vào việc phát triển đất nước chung. Nhưng, hiện tại những ngành nghề trên thực sự là những siêu công ty nhà nước, kém hiệu quả, chứa nhiều tham nhũng, rút ruột.
- Doanh nhân: Đây là lớp bị khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề niềm tin vào chế độ, rất mong muốn có sự thay đổi để mở ra chương mới đẩy nhanh kinh tế hồi phục, tuy nhiên vì có của nên thận trọng quan sát, sẽ thờ ơ không ủng hộ, gây khó khăn cho sự lớn mạnh của lực lượng. Cần đặt họ vào việc buộc phải lựa chọn và bản năng con người sẽ tìm đến cái có lợi hơn. Hãy nắm những người đầu mối: lãnh đạo các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nhân, các doanh nghiệp có tài sản lớn.
- Nhân viên công ty nhà nước (công nhân các công ty nhà nước): Đây là nhóm có cuộc sống chật vật với đồng lương thấp kém, cái níu kéo là công việc. Cần nhắm vào những vị trí chủ chốt: giám đốc, trưởng phòng, lãnh đạo công đoàn để nắm lấy lực lượng. Đứng về phía người dân hoặc mất tất cả, cho họ biết họ lên tiếng vì miếng cơm manh áo chính họ. Hãy đặt tất cả nhân viên còn lại phải lựa chọn, phải hành động tránh bị vài tên lãnh đạo cao nhất dắt mũi, xúi dục.
- Công nhân: Đây là tầng lớp đông đảo, muốn có cuộc sống tốt hơn vì, hiện tại bị giới chủ nhân ông bóc lột. Đây là một thành phần đã bị CSVN lợi dụng nhiều nhứt trong “công cuộc thống nhứt đất nước”. Chỉ cần một ngọn lửa cách mạng nổi lên là tình thế có thể thay đổi nhanh chóng.
- Nông dân: Đây là một lực lượng đông đảo chiếm khoảng 40% dân số, nhưng chưa được tổ chức vì thiếu ý thông tin liên lạc để cùng phát động phong trào đòi quyền được sống. Hãy nắm lấy lực lượng này thông qua con cháu họ: có thể là nhân viên, trí thức, sinh viên, ràng buộc tất cả lại nếu một nhân viên nhà nước, một sinh viên mà không báo cho bố mẹ ở quê nhà biết thì cũng bị liên lụy, bị tước một phần quyền sở hữu công sản. Hãy nắm từ những người dân oan mất đất, đây là lực lượng tuyệt vọng và có sức tranh đấu mạnh mẽ nhất.
- Tiểu thương: Bị ảnh hưởng nặng vì kinh tế suy thoái, buôn bán ế ẩm bị quốc doanh chèn ép.
- Cán bộ nhà nước: Đây là nhóm có cuộc sống chật vật vì đồng lương thấp kém, bấu víu vào “cơ chề công chức” để giữ nồi cơm “chiều”, một thành phần sẵn sàng chấp nhận tiếp tay vào cuộc trở mình của đất nước.
- Công an: bất cứ xã hội nào, việc trị an vô cùng quan trọng, trong xã hội mới lực lượng này, những ai đứng về phía nhân dân cũng được trọng dụng. Chỉ loại khỏi ngành những tên chống lại sự thay đổi, chống lại người dân. Lực lượng này được ưu tiên phân chia tài sản trong các công ty nhà nước. Vì vậy, hãy đặt lực lượng này chọn lựa giữa dân chúng hay đảng mục nát, trở về với đại khối dân tộc hay chịu sự trừng phạt.
- Quân đội: Đây là một lực lượng được tổ chức chính quy, có võ khí, nếu không thông về tư tưởng và giải pháp chính trị, mà vẫn bị nhà cầm quyền mua chuộc thì một khi bạo lực xảy ra sẽ rất thảm khốc. Toàn dân cần cảnh giác bị lực lượng này vin cớ bạo loạn xã hội thực hiện đảo chính, ban hành thiết quân luật và biến đất nước thành một nền độc tài quân sự. Đây là một kịch bản tồi tệ.
- Tài xế: Đây là lực lượng cơ động, vô cùng quan trọng trong trận quyết chiến này. Hơn ai hết, từ lâu họ thấy ra bản chất xấu xa, tồi tệ, mục nát của chế độ của xã hội: đường xá xuống cấp, nạn mãi lộ trắng trợn, ăn tiền trên mồ hôi nước mắt. Lực lượng nổi dậy cần có bộ phận liên kết, lãnh đạo họ, khi nổ ra biểu tình phải huy động hàng ngàn xe khắp nơi tràn về Hà Nội.
- Hưu trí: Đây là lực lượng được dẫn dắt do niềm tin về chủ nghĩa cộng sản, kinh qua những cuộc chiến tranh thảm khốc và thời kỳ nghèo đói kinh hoàng của đất nước. Với họ luôn thấy đất nước phát triển hơn xưa nhiều, tuy vai trò xã hội không còn nhiều nhưng tiếng nói có uy tín với con cháu. Với niềm tin bị tuyên truyền về đấu tranh giai cấp và sự tàn khốc của chiến tranh, họ luôn e ngại sự thay đổi. Họ sợ chiến tranh, sợ mất lương hưu, sợ bị trả thù... với họ rất khó để nói chuyện bằng lý trí vì kiến thức, niềm tin quá cách biệt.
- Trí thức: Đây là tinh hoa của dân tộc nhưng bị hạn chế nhiều vì nền giáo dục lạc hậu và bị mắc nạn công danh trong tay đảng nắm quyền, số cấp tiến có nhưng số thủ cựu thụ động còn rất lớn. Niềm tin vào lý tưởng đảng xem như đã hết nhưng niềm tin vào đường thăng tiến còn rất mạnh, kiến thức về dân chủ, tự do còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường tự do.
- Sinh viên: Đây là tầng lớp đông đảo, số thức tình trước hiện tình đất nước, nhưng cũng có số còn u mê, chạy theo vật chất, đứng bên lề nỗi đau của dân tộc. Nỗi lo lớn nhất là học hành và sợ ảnh hưởng tương lai nếu dính vào chính trị. Số ủng hộ rất hữu ích có thể là thủ lĩnh truyền tin tức, liên kết mọi người. Số thờ ơ không tạo ra lực cản. Cần cho sinh viên biết vai trò của họ và quyền lợi của họ, nếu bản thân không đóng góp thì gia đình cũng mất phần quyền lợi. Hãy trao cho họ phương cách an toàn để đóng góp: thông tin, chuyển tải tin tức qua mạng.
- Lực lượng đấu tranh dân chủ: Đây là một lực lượng rất đa dạng từ quan điểm, chủ trương đến hành động. Đây quả thật là một cuộc chiến rất dân chủ. Trong một đất nước mà lề lối sinh hoạt, nguyên tắc dân chủ chưa hình thành rõ ràng, kiến thức dân chủ chưa đến thực sự với người dân thì đây là… một nguy cơ.
Việc này có thể tạo ra đất nước rối loạn, kiệt quệ và từ đó xu hướng ủng hộ độc quyền để đổi lấy ổn định như bên nước Nga là một ví dụ. Qua kinh nghiệm trên thế giới có rất nhiều lực lượng đấu tranh muốn một chính quyền dân chủ trong một nền kinh tế nhà nước bao cấp để lấy lòng dân, lấy sự miễn phí, giá rẻ làm phước lành cho dân nghèo.
Phong trào cách mạng cần làm rõ nguyên tắc: kinh tế cũng là chính trị. Kinh tế bao cấp nhà nước chính là cái nôi của suy đồi kinh tế, chính trị phi dân chủ. Hãy tuyên truyền những giá trị căn bản của một nền dân chủ, những nguyên lý để đưa một nền toàn trị sang nền dân chủ và những nhân tố giúp chống lại việc trở lại sự độc tài.,
-Người Việt trong nước: Nhiều phong trào dân chủ được phát động và lãnh đạo bởi tôn giáo và gắn liền dân chủ như là một giá trị của tôn giáo, điều này thực sự có thể gây trở ngại cho con đường tiến đến dân chủ ở Việt Nam khi mà các tôn giáo vẫn còn khoảng cách ngăn chia lớn trước vấn đề quốc gia.
Cần phải tách bạch vấn đề dân chủ và tôn giáo.
Dân chủ là giá trị phổ quát của nhân loại chứ không phải sản phẩm của tôn giáo.
- Người Việt nước ngoài: Việt Nam có lịch sử của một cuộc chiến tranh dai dẳng ý thức hệ lâu dài, và có lịch sử di dân to lớn. Đó thật sự là vết thương luôn rỉ máu của dân tộc. Chính bộ phận “thua cuộc” và “di dân” lại là một bộ phận có kiến thức dân chủ cao vì vừa là nạn nhân của chuyên chính vô sản, vừa tiếp cận những giá trị dân chủ, tư do cao của các quốc gia trên thế giới.
Họ miệt mài đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng bị nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền là họ đấu tranh vì sự thù hận chiến tranh và phục quốc dựng lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Đây là một trở lực lớn khi mà người dân trong nước sau bao nhiêu năm sống trong môi trường thiếu thông tin đã bị nhiễm độc âm mưu tuyên truyền của Cộng Sản, xem những thành phần chiến đấu cho dân chủ tại Hải Ngoại là hoạt động chống phá nhà nước, rước ngoại bang để chịu hàng phục làm nô lệ! Tuy nhiên, ngoài lực cản như trình bày thì lực lượng trí thức của người Việt nước ngoài đông đảo mang nguồn tư tưởng dân chủ tiến bộ là một nguồn lực vô cùng quí giá sẵn sàng cổ vũ sự thay đổi, xây dựng lại đất nước sau ách toàn trị.
- Lực lượng quốc tế: Trong môi trường toàn cầu hóa, không nước nào thoát khỏi mối ràng buộc chằng chịt, chung qui cũng vì quyền lợi. Lực lượng ủng họ sự vận động đến dân chủ là thế giới tự do, đứng đầu là nước Mỹ. Lực lượng muốn duy trì độc tài là nhóm các nước độc tài toàn trị như Trung Cộng và Nga. Do đó, cần vận động và tiếp cận sự ủng hộ của nhân dân các nước văn minh, các nước cổ võ cho giá trị dân chủ truyền thống.
5- Kết luận:
Lá thư gần đây của Tập hợp Quốc Dân Việt có nhận định như sau: “Quốc nội: Số ít chưa nhận ra đại họa Tàu Cộng. Trong số Dân đã nhận thức được đại họa của Quốc Dân, thì đa số Dân quá ù lì thụ động, kể cả hàng ngũ Chức Sắc các Tôn giáo, Nhân sĩ, Trí thức, chỉ thở dài thất vọng hoặc khóc, mà không biết nên làm gì. Và Hải ngoại: Chưa tập trung vào hai mục tiêu then chốt trong giai đoạn này là: Chống Formosa - Bảo vệ môi trường - Bảo vệ Sự Sống & Chống Tàu Cộng”.
Hoàn toàn đúng. Yêu cầu dân chủ hiện là một yêu cầu cấp bách của xã hội Việt Nam. Bệnh thiếu dân chủ đã kéo quá dài và ở mức độ trầm trọng đến mức báo động.
Từ việc phân tích, nhận định tình hình trên, ta thấy tất cả đều hưởng lợi từ chủ trương thay đổi của đất nước và thay thế Đảng cầm quyền CSVN.
“Đức Phật ngày xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường cứu vớt nhân sinh, năm 1963, Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng. Ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để hằng ngày gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do mà đân tộc ta đương gánh chịu.

Con đường thương yêu đồng bào, thương yêu đồng loại là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăng hái bước lên đi vào hành động…” (trích Nguyễn Văn Sâm).
Vì vậy, vấn đề là làm sao tạo ra thế trận xa luân chiến để lực lượng ngày càng to lớn và “đi vào tổ chức” để cùng tấn công, cùng lên tiếng đáp lời sông núi. Khi đó, tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ hiện tại sẽ đầu hàng, thúc thủ.
Cuộc cách mạng sắp tới mới thực sự là một tập hợp giữa đại đa số người dân đang đứng bên bờ vực thẳm và những thành phần trong Đảng, trong một nhứt điểm lương tâm nào đó, chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để bỏ đảng và cứu Nước.
Tháng 5 năm 2017


TRẦN TRUNG ĐẠO * BÓNG MA CỘNG SẢN

Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Câu “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” mà Marx đã viết trong Tuyên ngôn đảng cộng sản để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19, đã trở thành bóng ma của quá khứ. Một trăm năm chục năm sau ngày công bố Tuyên ngôn đảng cộng sản, nơi yên nghỉ của Marx tại nghĩa địa High Gates ở ngoại ô London đã nhiều lần được chọn để làm ngoại cảnh cho những cuốn phim ma.
Thế nhưng, có một nơi, bóng ma Cộng Sản vẫn còn đang ám ảnh trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội. Nơi đó là Việt Nam.

Những sản phẩm của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam còn đầy dẫy: cơ chế chính trị độc tài, nền kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, sùng bái cá nhân, suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đổ thừa có hệ thống. 
Lấy trường hợp suy tôn Hồ Chí Minh làm ví dụ. 
Rất đông người Việt trong nước vẫn còn tin rằng “Bác Hồ” của họ có một “tình yêu bao la” dành cho dân tộc Việt Nam, tương tự như Marx đã có một “tình yêu bao la” dành cho nhân loại. Tin hay không tin là quyền của mỗi người, điều đó không có gì phải bàn, tuy nhiên điều thắc mắc làm thế nào để biết ông Hồ có “tình yêu bao la” trong khi tất cả những gì đại đa số người Việt đang sùng bái ông Hồ biết về ông ta đều chỉ qua những dữ kiện, tài liệu do đảng bào chế, gạn lọc và giảng dạy? 
Bộ máy tuyên truyền của đảng bắt 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng ông Hồ cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức của con người, trở thành một phần thiêng liêng trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người. 
Nếu một đề thi tuyển đại học hỏi về “Tình yêu bao la” của ông Hồ, tất cả bài trả lời của học sinh trung học tại Việt Nam đều sẽ viết giống hệt nhau. 
Một sinh viên năm đầu cũng biết phương pháp căn bản của mọi nghiên cứu khoa học là hoài nghi, đặt vấn đề, phản đề, đối chiếu, phân tích và tổng hợp. Nếu đồng ý như thế thì bao nhiêu người Việt Nam hiện nay, có quyền hoài nghi một cách công khai về cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, có quyền so sánh những gì họ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa với những công trình nghiên cứu độc lập khác, có quyền nói lên điều họ không đồng ý? 
Rất nhiều bài viết về “cách mạng tư duy” của nhiều người trong nước, đặc biệt những người trẻ đang sinh hoạt trong guồng máy của đảng. Tuy nhiên cho đến nay, ngoại trừ các nhà phản kháng nằm ngoài hệ thống đảng, chưa ai dám thách thức vai trò chủ đạo của đảng Cộng sản trong tiến trình cách mạng tư duy đó. 
Trong lúc người viết thông cảm với các tác giả, những người vừa mang khát vọng phục hưng đất nước lại vừa khó có thể từ bỏ ân huệ bổng lộc của chế độ ban cho, nhưng sự can đảm là đức tính cần phải có của một người trí thức. 
Đặc tính của mọi cuộc cách mạng là triệt để và cách mạng tư duy cũng không thoát khỏi quy luật đó. Nếu không, đó chỉ là những cải cách nửa vời, vá víu, sáo rỗng. 
Chống tham nhũng không phải là một hình thức cách mạng vì tham nhũng sẽ không bao giờ bị tận diệt nếu các điều kiện tạo ra tham nhũng còn tồn tại. 
Làm thế nào để trong sạch hóa chính quyền khi các cơ quan nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp) không có sự phân quyền, độc lập và kiểm soát lẫn nhau? 
Làm thế nào để trong sạch hóa xã hội khi sinh mạng của hơn 90 triệu người tập trung trong tay của một nhóm vài chục người? 
Trong lúc ở một phần lớn thế giới, chủ nghĩa cộng sản đã là bóng ma của quá khứ, học thuyết Marx chỉ còn trong thư viện nghiên cứu, hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn phải tụng một cách từ chương mỗi ngày những khái niệm, những định nghĩa, những giá trị đã lỗi thời. 
Con đường dân tộc đang đi, tuy không còn nghe tiếng bom rơi, đạn hú nhưng có nhiều tiếng xiềng xích khua vang, tiếng người rên siết. 
Đất nước Việt Nam không còn những đại lộ kinh hoàng, những cánh đồng nhuộm máu, nhưng đã mọc lên thêm rất nhiều nhà tù và sân bắn, các thế hệ Việt Nam măng non của hai miền vẫn tiếp tục lớn lên trong hận thù và nghi kỵ lẫn nhau. 
Cuộc chiến tranh bằng súng đạn gắn liền và phục vụ cho quyền lợi của các đế quốc đã chấm dứt hơn 40 năm, nhưng một cuộc chiến tranh mới, khó khăn, gian nan và làm tiêu mòn sinh lực dân tộc hơn nhiều cũng bắt đầu ngay từ hôm đó. 
Cuộc chiến mới không phải riêng của nhân dân miền Nam hay nhân dân miền Bắc, không phải riêng của người Việt trong nước hay người Việt hải ngoại, không phải của những người từng bị chế độ cầm tù hay những người một thời chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh. 
Cuộc chiến mới là của dân tộc Việt Nam chống lại ý thức hệ ngoại lai xâm lược. 
Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Marx vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy cuộc chiến đấu mới sẽ rất khó khăn, bởi vì kẻ thù của một người Việt Nam trong cuộc chiến mới không phải mắt xanh, mũi cao, da trắng, không phải ai xa lạ mà nhiều khi lại là quá khứ của chính người đó. 
Từ bỏ thói quen cà-phê, thuốc lá đã là khó đừng nói chi từ bỏ cả một phần đời đầy kỷ niệm có tất cả những đau thương và hạnh phúc, có vui và buồn, có những phút vinh quang và có cả những vết thương còn hằn sâu trên thân thể, không phải là chuyện dễ dàng. 
Người viết thường nói vui với bạn bè, quyết định ẵm cô gái đẹp xuống ghe thì dễ nhưng để cô ta lại trên bờ bên kia và ra đi trong an nhiên tự tại mới là chuyện khó. Bao nhiêu người trong số hàng trăm ngàn người Việt chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh để giải phóng dân tộc trước 1954 thấy được sự khác nhau giữa chiếc ghe cộng sản giúp cho họ qua sông và chiếc ách cộng sản đã và đang nhiễm trùng sâu xa trong cổ họng của dân tộc mình. Rất ít. 
Nói như thế không có nghĩa là tôi không kính trọng các nhà phản kháng cao niên trong nước hiện nay. Tôi kính trọng họ. Các chú các bác đã dám nói lên những điều mà ít ai dám nói. Yêu nước không bao giờ sớm và cũng chẳng bao giờ trễ. Nói lên một tiếng nói yêu nước, dù trong lúc tàn hơi, trong tuổi về già vẫn còn hơn những người khác, trẻ hơn, có học hơn mà chỉ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền, nhắm mắt làm ngơ trước nỗi bất hạnh của dân tộc mình. 
Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, bốn ngàn năm đã chảy qua bao nhiêu thăng trầm ghềnh thác nhưng phải tiếp tục chảy, chảy cho ngày mai, chảy cho các thế hệ Việt Nam mới, được lớn lên trong thương yêu đoàn kết, dù phải vượt qua nhiều thác ghềnh đang đợi chờ phía trước. 
20/5/2017


CỘNG SẢN ĐỘI LỘT SƯ TẠI HẢI NGOẠI

Quốc Doanh Hải Ngoại (từ Phật Giáo Cộng Sản trong nước đưa ra) 
đang phá hoại tận gốc rễ nền tảng của Phật Giáo VN Hải Ngoại
Hòa Thượng THÍCH TUỆ MINH

Cộng Sản Việt-Nam mưu mô hơn chúng ta (VNCH) về nhiều mặt trong đó có bộ mặt tuyên truyền từ trong nước trong thời chiến tranh....cho đến những năm sau này.Vì chúng ta giỏi về cá nhân; nhưng không thành công về tập thể. Cộng Sản thì ngược lại.

Chúng ta phải biết rằng: Chủ -Nghĩa Cộng Sản là chủ nghĩa lừa dối; khủng bố; mafia gạt gẫm ... đi ngược lại nền tảng đạo đức; ngược lại tôn giáo và nhất là Phật-giáo, có trong 5 điều cấm căn bản của đạo Phật dạy cho hàng Phật tử tại gia. Chúng ta hãy nhìn; nhận xét cho kỹ trước biến cố năm 1950 Trung Hoa là một nước Phật giáo chiếm tới 90% dân số gồm các phái Thiếu Lâm; Nga-Mi; Tào Động;Trung Sơn v.v...Sau ngày Mao Trạch Đông chiếm trọn Trung Hoa từ tay Tưởng Giới Thạch; sau khi thu gọn đất nước Trung hoa; các Sư-Sãi bị đem ra “cánh đồng chết” giết sạch. Chùa chiền; tượng Phật bị đập phá hết, và từ đó không còn một bóng dáng nhà Sư; cô Vãi....

Việt Nam ta dưới sự kiểm soát ngoài miền Bắc của Hồ chí Minh cũng làm y chang như Mao trạch Đông không hơn không kém..., cho đến khi chúng tóm thâu miền Nam sau năm 1975 thì Sư Sãi; chùa Chiền cũng bị chúng tóm thâu; đập phá; bắt các sư sãi bỏ vào tù không một chút thương tiếc; nhưng chính Cộng Sản Việt cũng đã cấy nhiều cán bộ vào các tự viện để theo dõi các thầy tu hành, và đến ngày cái gọi là " GIẢI-PHÓNG" họ lòi cái BẢN MẶT CỘNG SẢN RA...ngay trong NHA TUYÊN UÝ PHẬT GIÁO tọa lạc tại đường TÚ XƯƠNG/Q.3 Saigon; Cộng Sản cũng cấy người vào được. Chính mắt chúng tôi thấy:HAI TÊN TUYÊN UÝ PHẬT GIÁO TRÁ HÌNH LÀ THẦY CHÙA MANG KHĂN ĐỎ DẪN BỘ ĐỘI VÀO TIẾP THÂU NHA TUYÊN UÝ ; ĐÓ LÀ HAI THẦY TỪ DIỆU, và THIỆN LỰC (đầu bạc) đã chết rồi; riêng Từ Diệu đang bệnh họan và ở Hoa Kỳ hiện nay tại California.

Cộng Sản VN khó thuyết phục được người Thiên Chúa giáo Việt Nam vì hệ thống La-Mã và hệ thống quốc tế của người Thiên Chúa với tinh thần rất cao.
Ngược lại; bên Phật giáo có số lượng đông người; dễ dụ dỗ; nên người Cộng Sản họ ngã qua giúp đỡ và dựa Phật giáo để bám trụ tồn tại lâu dài; và dùng tiền của Đảng đào tạo Cán Bộ Tăng-Ni ra nước ngoài móc nối người Việt mê tín để làm tiền đem về phục vụ cho Đảng mỗi năm. Đảng có lợi nhuận do các Sư-Sãi Quốc doanh kiếm được hàng triệu dollars. Họ vừa kiếm tiền cho Đảng;ï vừa phá nát niềm tin của Phật tử do hành động của họ thiếu kinh nghiệm tu hành, để cho CSVN ngồi mát hưởng bát vàng vì cái nào Cộng Sản cũng có lợi cả.

Còn nhiều điều tôi muốn nói ra đây để cho quần chúng hiểu rõ rằng:CSVN LÀ THẾ ĐÓ; SƯ QUỐC DOANH LÀ THẾ ĐÓ.
Bỡi người Phật tử có nhận định rằng: Kính Phật thì trọng Tăng; vì Tăng đứng vào hàng TAM BẢO; và những Sư Quốc doanh trẻ; ăn nói lưu loát; đẹp trai dễ mến; nên Phật tử có tiền nhưng thiếu ý thức và hiểu biết, cứ cúng dường....cho Sư cho Đảng !

Trân trọng/ president/WSBCC.Org

Most Ven. Thích Tuệ Minh.
(Hoa Thuong Thich Tue Minh <ttueminh@gmail.com>, April 17, 2017 5:15 AM)

Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh?
Bài viết của Cư sĩ MINH HIỀN
Lời người chuyển bài: Bài viết này.....Ai là Phật tử chân chính. Phải đọc.....Nên đọc...Cần đọc...........Rất đáng khen cho người viết........Bình tĩnh, vô tư, trung thực....Thực tế nhiều nơi đã xảy ra đúng như bài viết. (Ty NGUYỄN)

Cũng nên nhắc lại trước 1975, Việt Cộng (VC) đã thành công trong việc gài cấy Đặc sứ Cộng sản trong các chùa chiền ở miền Nam, để điều khiển, và gây chia rẽ trong giáo hội Phật Giáo Miền Nam. Xách động Phật tử miền Nam Việt Nam chống đối chính quyền đương thời. VC đã thành công trong việc lợi dụng lòng tin của người Phật tử để mưu cầu thế lực chính trị của họ.
Chính sách "bình mới rượu cũ" một lần nữa lại đang được CS áp dụng với tín đồ Phật tử tại hải ngoại.
Trong hai thập niên từ năm 1975 đến năm 1995, Việt Cộng đã thành công phần nào trong chính sách đàn áp các thế lực chống đối ở trong và ngoài nước. Trong thì chúng dùng AK, ngoài thì dùng chính sách chia rẽ, phân hoá, gây nghi ngờ trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại (CĐNVHN), đặc biệt là làm yếu đi thế chính trị của GHPGVNTN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cùng các thế lực tôn giáo chống Cộng khác mà chúng cho là có thể ảnh hưởng đến chế độ cai trị của chúng.

Từ kết quả thành công nầy, chính quyền VC đã không ngần ngại tung ra hải ngoại hàng ngàn "Cán Bộ Đầu Trọc (CBĐT)" mà chúng ta hay gọi là "Thầy Tu Quốc Doanh" nhằm hai mục đích chính:
I. Áp dụng chiến thuật "Biển Chùa": Trong thời chiến, chúng áp dụng chiến thuật "Biển Người" cho mục đích xâm lăng, cướp đoạt miền Nam VN thì bây giờ chúng áp dụng chiến thuật "Biển Chùa", xây thật nhiều chùa nhằm chia cắt, và lấy đi thế lực ủng hộ của CĐNVHN (Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại) đến các thế lực tôn giáo chống đối.

II. Xây dựng một hệ thống kinh tài qui mô: Mục tiêu là nhắm vào lòng tin của tín đồ Phật tử trên khắp nước Mỹ, Úc Châu, Châu Âu, và Canada là những vùng có mật độ "Việt Kiều" cao. Những vị Việt Kiều cao niên được coi là những "con mồi ngon" nhất của chúng.
Chúng đã thành công rực rỡ trong hai mục đích trên. Đơn giản, trong các ngôi chùa được xây sau 1975 tại hải ngoại, hầu hết các thầy nay đã già yếu và cần người thay thế. VC đã biết và đã huấn luyện người của chúng để chuẩn bị thay thế các thầy từ lâu. Hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này; trước hết là đến xin vào tu trong những chùa này. Kế đến là tìm hiểu tình hình rồi tìm cách gây chia rẽ Phật tử (ban trị sự). Cuối cùng là chiếm đoạt ngôi chùa khi vị tu sĩ chủ trì khuất bóng.

Ngoài ra chúng ào ạt xây chùa to nhỏ khắp nơi, bành trướng mạng lưới kinh tài của chúng. Thành ra hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này khống chế.
Vụ Xì Căn Đan* của tên CBĐT Lê Tiến ở Utah. thật ra không có gì lạ cả mà là đã và đang xẩy ra trong hầu hết những ngôi chùa bị xâm nhập bởi sư Quốc Doanh từ VN qua. Quí vị có thể tự mình chứng minh chuyện nầy bằng cách quan sát rằng hầu hết những ngôi chùa VN ở hải ngoại đều có những nét đặc thù và hiện tượng sau đây:

1. Sư (CBĐT) được xuất cảng từ Việt Nam (made in VN, thuộc GHPGVN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)). Lai lịch bất minh. Biện hộ quanh co, hoặc tìm cách né tránh khi bị hỏi về vấn đề này (bị Phật tử để ý và điều tra lý lịch).
2. Các chùa này hay tiếp nhận những sư (CBĐT) đi “công tác từ VN”.
3. Hay đi về VN. Lúc ở hải ngoại thì rất thường hay liên lạc với VN (để nhận chỉ thị??? hoặc có thể báo cáo những nhân vật nào có tư tưởng đối nghịch với đường lối của CS để theo dõi??? hay báo cáo tổng kết chi-thu để chia chác tiền bạc???).

4. Phần lớn những CBĐT nầy là thanh niên hoặc trung niên, khoảng từ 20 - 45 tuổi. Cán bộ già thì ít hơn nhiều. Có lẽ không có sức làm tiền nhiều như tụi trẻ.
5. Hầu hết chúng là người miền Trung Việt. Nhiều nhất là từ Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên. Phần lớn được tuyển chọn (recruit) vào tổ chức của chúng khi thành viên khoảng từ 10 - 14 tuổi. Xuất thân thường là nhà rất nghèo.
6. Nếu chùa do người khác xây dựng nên thì chúng luôn luôn tìm cách len lỏi vào, gây và củng cố thế lực bằng cách mang thêm người của chúng vào, và cuối cùng là dẹp ban trị sự (hay ban trị sư!!!) để đoạt lấy quyền hành, thao túng hoạt động và tài chánh.

7. Chúng rất niềm nở và ngọt ngào đối với những con mồi (tín đồ) của chúng. Một khi đã bắt liên lạc, và lấy được địa chỉ và số điệân thoại là chúng sẽ "ám" (liên lạc, xin tiền, giả bộ tìm cách giúp đỡ trong việc cúng kiếng, cầu siêu, cầu phước...) người đó đến cùng.
8. Rất rành việc cúng quảy, cho bùa phép để làm ăn, cách thức cúng kiến để cầu thọ, trừ tà... Điều này dễ hiểu bởi vì chúng được đào tạo từ một trường phái mà ra (VC, GHPGVN của VC).
9. Có rất nhiều trường hợp trong chùa nam (có các thầy trẻ trung) xuất hiện các ni cô trẻ (nữ cán bộ?, nữ hộ lý?). Những ni cô trẻ này phần lớn là mượn danh "BÀ CON" của "thầy trù trì" đến tạm trú.
10. Thường thường chúng bắt đầu "lập nghiệp" bằng cách mua một căn nhà nhỏ, lập chùa (nhiều trường hợp không có giấy phép), dùng chùa nhỏ nầy làm bàn đạp gây quỹ, kiếm tiền để xây chùa hợp pháp và lớn hơn.
11. Xây chùa lớn bằng vật liệu từ Việt Nam.
12. Thường xuyên quảng cáo chùa qua báo chí. Đôi khi chúng hùn hạp nhau quảng cáo trên một trang (chi phí quảng cáo thấp hơn).
13. Phát động rất nhiều hoạt động (ca nhạc, cắm trại...) nhắm vào giới trẻ ham vui dễ tin, dễ tánh để gây quỹ. Thường là mượn cớ cứu trợ người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em mồ côi (làm tín đồ dễ động lòng hơn, rút hầu bao nhiều hơn).

14. Những CBĐT này thần sắc phần lớn không được thiện lương cho lắm (mặt mũi lờ đờ, gian xảo). Cũng dễ hiểu thôi là vì chúng được đào tạo từ một tổ chức bất lương, nhằm mục đích lường gạt người. Thế nên nét gian xảo (tâm bất chính) không khỏi bị lộ diện.
15. Tụng kinh ê a và lớn. Nếu chùa hợp pháp thì chúng thích gắn loa trong chùa để tiếng tụng được to hơn, uy thế hơn.
16. Nếu quí vị để ý sẽ thấy chúng tích trữ nhiều phim ảnh (movie) để giải sầu sau một ngày làm việc (kiếm tiền) mệt mỏi.

17. Nếu trong một khu vực có nhiều chùa của chúng thì chúng sẽ liên lạc làm lễ khác ngày, tạo điều kiện cho Phật tử có cơ hội đi chùa nhiều hơn, cúng chùa nhiều hơn.
Thưa quí vị, tôi là một người yêu Phật Giáo. Yêu nét hiền hoà, thân mến của ngôi chùa Phật Giáo. Yêu hình ảnh dễ thương của tín đồ Phật Giáo khi đi viếng chùa. Và tôi yêu vô cùng cái triết lý tuyệt vời này của ngài Tất Đạt Đa. Tôi vui mừng khi thấy CĐNVHN, mặc dầu quay cuồng trong thế giới đầy vật chất này, vẫn không quên văn hoá VN, vẫn không quên tìm cách tu tâm, dưỡng tính theo lời Phật dạy. Nhất là đã bỏ công sức, tiền tài rất nhiều để làm công việc hoằng hoá Phật Giáo (xây chùa, làm công quả...). Thế nên tôi viết bài này, không phải để phỉ báng chùa chiền, và những tu sĩ Phật giáo chân chính, mà là tìm cách vạch trần âm mưu và mục đích của Việt Cộng đã làm thoái hoá đi nền tảng Phật Giáo VN, làm xấu đi hình tượng đẹp của những bậc chân tu, làm ô uế đi hình ảnh trang nghiêm, hiền hoà, thanh đạm, dễ thương và nhất là vô chính trị của ngôi chùa VN.

Chúng ta, nếu muốn diệt đi lũ VCĐT này thì phải diệt đi động lực và mục đích chính của chúng . Mà động lực mạnh nhất là gì? Thưa quí vị, đó chính là "TIỀN HOẶC TÀI CHÁNH. Theo thiển ý, nếu chúng ta biết hoặc nghi ngờ một ngôi chùa nào đó có CBĐT khống chế, thì xin quí Phật tử cắt đứt mọi liên lạc hoặc ủng hộ đến ngôi chùa đó . Đồng thời thông tri cho quí đồng hương trong địa hạt để chúng ta có thể đoàn kết cật lực điều tra, bứng gốc rễ của chúng đi. Nếu chúng ta còn nửa nghi nửa ngờ thì cũng nên dè dặt trong việc cúng dường. Mặc dầu việc cúng dường tam bảo hay xây chùa là tốt đẹp, là việc nên làm trong công cuộc hoằng dương Phật Pháp; nhưng nếu chúng ta "cúng" không đúng chỗ (cúng cho CBĐT) thì sự cúng dường này gây ra tai hại cho Phật Giáo nhiều hơn là không cúng.

Ngoài ra, tác giả cũng xin tha thiết yêu cầu quí Phật tử, quý thầy ngưng hoặc gia giảm việc nhờ cậy (rước) các sư từ VN, hoặc có lai lịch bất minh đến chùa của mình để giúp đỡ trong việc lễ nghi, cúng kiến. Nếu chúng ta thiếu thầy làm lễ thì cũng xin cố gắng "liệu cơm gắp mắm" tự túc. Không nên rước cọp vào nhà (chùa) bằng cách đem bọn CBĐT vào trong chùa của mình.

Bài viết này chỉ nói lên thiển ý của tác giả được tích lũy qua nhiều kinh nghiệm giao tiếp với những tập đoàn sư VC. Tác giả, bản thân cũng là một Phật tử, rất là không muốn làm tổn hại đến niềm tin, tín ngưỡng của bất cứ quí Phật tử nào. Chỉ hy vọng đóng góp chút kiến thức cho CĐNVHN nhằm củng cố lại nền móng Phật Giáo VN ở hải ngoại mà VC đã hủy hoại đi quá nhiều. Tác giả cũng tha thiết yêu cầu quí vị Phật tử đồng hương để tâm đến những con buôn tôn giáo này (CBĐT) khi quí vị ra sức cho chùa chiền, cúng dường tam bảo, đặc biệt là những ngôi chùa không có ban trị sự.

Kính bút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Minh Hiền.
(Fwd: 'Khai Vo' via banvang <banvang@googlegroups.com>, 4/17/2017, 12.06PM)

TS. MAI THANH TRUYẾT * ĐẢNG CS CÓ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO KHÔNG?

ĐẢNG CSBV CÓ THIỆN CHÍ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO HAY KHÔNG?

TS Mai Thanh Truyết
 
Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của ĐCSBV, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền CSBV đã làm gì để Việt Nam rơi vào tình trạng nguy khốn hiện nay. Để hiểu rõ thêm về sự sự thiếu sót của VC trong vấn đề đối phó với TC thì cần phải hiểu âm mưu và chiến lược xâm chiếm Biển Đông của TC.

1-    Chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng

Điều đầu tiên cần phải nêu ra là: chiến lược lấn chiếm Biển Đông của TC không dựa vào thế lực quân sự mà là lực lượng bán quân sự, bao gồm những lực lượng như hải giám, ngư chính, cảnh sát biển… TC lựa chọn phương pháp này nhằm tránh đối đầu quân sự với Mỹ, nhưng lại có dư khả năng để lấn át các nước láng giềng. Với hình thức này, TC sẽ có thể quấy rối thường xuyên, dùng số đông để làm tiêu hao lực lượng đối phương và luôn đặt đối phương ở tình thế căng thẳng. Một lý do nữa cho lựa chọn này là TC có thể nại cớ làm nhiệm vụ tuần hành, giám sát lãnh hải của họ chứ không phải xâm chiếm nước khác.

Để đối phó với chiến lược này thì chỉ có thể dùng lực lượng bán quân sự, vì nếu dùng quân sự thì chẳng khác nào là kẻ gây chiến và TC sẽ có lý do cho quân đội họ nhảy vào. Chiến lược này của TC đối với Việt Nam càng hiệu quả hơn vì Việt Nam thực sự chưa có lực lượng cảnh sát biển hùng mạnh. Hãy thử lược qua lực lượng bán quân sự bảo vệ biển của Việt Nam:
a-    Lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam gọi là Cục Cảnh Sát Biển Việt Nam (CSBVN), được thành lập ngày 28/8/1998. Nhiệm vụ của cục CSBVN là ‘thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước này ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của mình’ (theo wiki). Hiện nay, lực lượng CSBVN ra sao vẫn chưa có một thống kê hay bất cứ công văn nhà nước nào nêu lên việc xây dựng một lực lượng vững mạnh; số tàu hoạt động và quân số vẫn chưa rõ ràng.
b-    Một lực lượng bán quân sự khác được dùng trong việc bảo vệ ngư trường và cứu giúp ngư dân là kiểm ngư. Lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam cũng chỉ vừa được thành lập, bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 1 năm 2013.
Như thế, hai lực lượng chính để bảo vệ tài nguyên biển và chủ quyền kinh tế của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn thành lập, nhưng lại không được nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường xây dựng để bắt kịp tình huống đòi hỏi, cho dù chi phí xây dựng đội tàu cảnh sát biển chỉ là phần nhỏ so với chi phí tàu quân sự. Thiếu sót này rõ ràng là cố ý trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 


Trong vài năm gần đây, VC mua một vài tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của Nhật, Ấn Độ. Tất cả những “mua bán” trên đây chỉ nhằm mục đích trình diễn, hay trấn an ngư dân mà thôi. Nhưng trên thực tế, tàu đánh cá của ngư dân Việt vẫn bị “tàu lạ” cước bóc, đánh đuổi mặc dù ở trong hải phận Việt Nam, thậm chí còn bị đâm chìm. Có vài trường hợp, tàu hải ngư Việt Nam có hiện diện nơi hiện trường, nhưng vẫn làm “ngơ” và tránh xa, thậm chí không làm nhiệm vụ cấp cứu khi ngư dân kêu gọi!
Một sự kiện mới nhứt vừa xảy ra là … “Khoảng hơn 0 giờ ngày 28.3.2017, tàu Hải Thành 26 chở gần 30 tấn hàng đang hành trình từ Hải Phòng đi Cần Thơ thì bất ngờ bị đâm. Chỉ chưa đầy 5 phút, tàu Hải Thành chìm hoàn toàn cùng với các thuyền viên. Hậu quả khiến 11 thuyền viên rơi xuống biển và 9 thuyền viên bị mất tích. Thủ phạm đâm chìm tàu Hải Thành 26 ngay lập tức đã được xác định là “tàu lạ”. Tuy nhiên, “tàu lạ” là tàu nào thì còn phụ thuộc vào những đứa con hoang đàng Ba Đình có dám ho he với một đám bố ở Bắc Kinh hay không?” (trích DLB).
Hiện nay, TC với chính sách gây hấn liên tục, thường xuyên qua các biện pháp dân sự như khuyến khích ngư dân xuống Biển Đông đánh cá, cho đấu thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, leo thang tiến trình thành lập thành phố Tam Sa, điều tàu hải giám tuần tra thường xuyên vùng Biển Đông, đã làm thế giới quen dần với sự hiện diện của TC và hầu như đã mặc nhiên xem vùng Biển Đông là ‘vùng tranh chấp’ (bao gồm các hòn đảo, bãi đá trong đó), chứ không phải TC thực hiện xâm lấn. (Xin xem bài viết “300.000 quân lính TC giải ngũ đi về đâu?” trên blog: maithanhtruyet.blogspot.com.)


Khi đã thừa nhận TC cũng có phần trong ‘vùng tranh chấp’ thì, theo lẽ tự nhiên, cách giải quyết tốt nhất mà các nước bên ngoài đề nghị là phương pháp hòa bình, thông qua luật lệ quốc tế. Dù vậy, trên thực tế TC đang ở thế nước lớn và có nhiều lợi điểm đối với các nước nhỏ trong vùng, họ sẽ không dại gì phải tuân theo luật biển quốc tế để rơi vào thế bất lợi và sẽ tiếp tục lấn tới để giành hết Biển Đông? Kinh nghiệm về cách hành xử của TC qua phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA – Permanet Court of Arbitration) ở Hague, Hòa Lan trong vụ kiện giữa Phi luật Tân và TC đã rõ.

2-    Những bước tiến chiếm tiệm tiến của Trung Cộng


a-    TC sẽ khuyến khích ngư dân của họ đánh cá trong vùng lưỡi bò (xin nhấn mạnh vùng lưỡi bò có thể lấn vào cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý) và điều tàu hải giám đi theo bảo vệ. Hiện tại, ước tính có trên 50.000 tàu đánh cá có vũ trang qua sự hiện diện của thành phần quân đội trong đợt 300.000 lính giải ngũ đã nói.
b-    Từ đó, TC sẽ chận xét hay ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lưỡi bò mà ngư dân Việt Nam không dám kháng cự.
c-    Một mặt, TC sẽ dùng tàu hải giám và tàu cá ngư dân để khiêu khích vài hòn đảo vùng Trường Sa còn lại do Việt Nam chiếm giữ. Rồi sau cùng sẽ ra lệnh cho quân đội Việt Nam trú đóng trên đảo phải rời đảo vì chiếm đóng bất hợp pháp, không khác chi cuộc chiếm đóng các đảo của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.
d-    Tiếp theo sau đó, TC sẽ hợp tác với Phi Luật Tân khai thác dầu khí vùng Trường Sa; hay hợp tác với Đài Loan khai thác vùng đảo Ba Bình (thuộc Trường Sa), còn các đảo của Việt Nam thì được xem như là lãnh thổ của Tàu rồi, không còn gì để nói nữa.
e-    Bước kế tiếp, nói theo kiểu “Bà Tú Đễ”, TC đề nghị Việt Nam cùng hợp tác hay độc quyền khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, và các đảo thì thuộc chủ quyền của Chệt!
f-    Nếu Việt Nam phản đối, họ sẽ dùng biện pháp phá rối như đã hành động trước đây trong việc cắt cáp tàu Bình Minh vào năm 2012 để ngăn cản Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của mình.
Do lực lượng Cảnh Sát biển yếu kém, và nhứt là CSBV không thực tâm bảo vệ biển và lãnh hải (vì đã thuần phục Tàu!), Việt Nam sẽ khó lòng chống đỡ bất cứ hành động nào của TC như kể trên, ngay cả nếu CSBV dùng biện pháp quân sự như đem tàu chiến, chiến đấu cơ để đối phó thì cũng chỉ tạo lý do để TC chứng minh với thế giới là Việt Nam đã gây hấn trước và thực hiện bước xâm lăng.]


Is the CPV determined in the protection of the East Sea and the Paracel & Spratly Islands of VN?

Dr. Mai Thanh Truyet


In this article, Dr. Mai Thanh Truyet analyzed the strategic path of China to dominate the Paracel and Spratly Islands and the East Sea of VN, in a gradual but irreversible way; and the strategy as well as the will of the leaders of the CPV to deal with China’s approach and actions. The writer raised the following points:
(1) China’s strategy to occupy the East Sea of VN is not based on military force, especially the Navy, but they exerted a semi-military approach with the maritime Guard Boats, the fishing boats of fishermen, and the Maritime Police.
(2) To deal with the powerful forces above of China, the Vietnamese government formed the Maritime Police Force in 1998 and the “Fishing Control Force” (kie^?m ngu*) in 2013. The main point is the weakness of the two above forces of VN, compared to the powerful and large quantities of the semi-military forces formed by China. Not only were China’s semi-military maritime forces formed a long time ago, they were also very big in scale and quantities. That made Vietnam’s maritime forces look small and weak. So, the protection is insignificant on the scale and magnitude only, not to say the will to protect the Vietnamese fishermen.
(3) The magnitude is only the first issue; the second issue is even more dangerous: the Vietnamese communist leaders have become the servants for Beijing. They always kneeled down to their knees before the leaders of Beijing. That was the reason they lost the Johnson South Battle (in the Spratly Islands)  in 1988 and they had to yield to China a lot of border lands in the North (the China – Vietnam Land Border Delimitation Treaty of December 30, 1999) and tens of thousands of square kilometers of the sea in the Gulf of Tonkin (in the Sino-Vietnamese Agreement on the Maritime Boundary Delimitation of December 25, 2000).
Nguyen Phu Trong continued to yield to Xi Jinping in his trip to Beijing early in the year (he signed 15 documents to yield to Beijing many things, including the training of political and administrative cadres for VN, and the teaching of Chinese language in Vietnam’s  educational  system).
The Chengdu Agreement will come to its full implementation in 2020. That may mark the end of the name of the country of VN on the world map.


TS. PHAN VĂN SONG * VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

Nỗi Lo Mất Nước :
- Những Đi Đêm Giữa TổngTrọng Và Tàu
- COC hay DOC đều là những Văn Tự Bán Nước


TS Phan Văn Song
Tuần qua, sau bài viết về Tình hình Ngoại Giao Mỹ -Tàu, Trump - Xi. Chúng tôi đã nêu cái khó khăn của Việt Nam trước sự ngoan cố của Tàu. Tàu chỉ biết ngoan cố, dùng sức mạnh và cái « miệng to cả vú lấp miệng em ». Từ vùng lưỡi bò (buffalo tongue) đến đường 9 hay 10 điểm tất cả đều do Tàu đơn phương tuyên bố. Các nước láng giềng đặc biệt là Việt Nam, Phi luật Tân, Mã lai và Brunei, cùng chung vùng khai thác vùng biển Biển Đông Nam Á đều là nạn nhơn của tên côn đồ Trung Cộng ỷ sức mạnh làm càn. Sau bài viết nêu trên, cũng trong tuần tác giả  nhận được câu hỏi sau đây của anh bạn Chu Tấn (ở Bắc Cali Huê Kỳ).
Nhận thấy đây cũng là nỗi lo chung của tất cả chúng ta. Chúng tôi xin tóm lược trình bày cùng quý thân hữu những dữ kiện mà chúng tôi biết được qua những bài nghiên cứu khác nhau tìm được trên những diễn đàn hoặc điện báo quốc tế, để đi tìm những trả lời. Đây là câu hỏi :
« Thưa T.S Phan Văn Song.
Đã nhân được bài viết mới của Anh gửi cho trong đó Anh có đề cập đến tình hình bang giao Mỹ- Trung Cộng, Hoàng sa và Trường Sa. v. v...
Gần đây Chu Tấn có nghe tin Trung Cộng loan báo đã có bản "Bản thảo hương Dẫn về COC ?? không biết có đúng như thế không ? Trước đây Trung Cộng vẫn trì hoãn việc cho ra đời bản hướng dẫân COC ? Nay phải chăng Trung Cộng sợ đường lối cứng rắn của Tân Tổng Thống Trump nên mới chịu tiến hành bản dự thảo COC?
Xin Anh vui lòng cho biết Bản hướng dẫn COC khác với DOC như thế nào ? Và COC có đem lại Hòa Bình tại Biền Đông hay không ? Khi COC đi vào HIỆN THỰC HÓA THÌ CÁC ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN bị  Trung Cộng chiếm đoạt có được trả lại cho Việt nam hay không ? Tình trạng Trung Cộng ngang nhiên thao túng tại Biển Đông có được chấm dứt hay không ? Chủ quyền của VN trên hai quần đảo HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA có được COC tôn trọng hay không ? Hay COC ra đời là một hình thức HỢP THƯC HÓA NGUYÊN TRẠNG SỰ CHIẾM ĐOẠT BIỂN ĐẢO CỦA TRUNG QUỐC?
Anh là người nghiên cứu kỹ về BIỂN ĐÔNG. Xin anh cho biết ý kiến.
Cám ơn Anh rất là nhiều.
Thân Kính,
Chu Tấn »

Anh Chu Tấn thân,
Cám ơn Anh đã hỏi. Để trả lời : Xin tóm tắt những dữ kiện từ đầu năm 2016 trên vùng tranh chấp chủ quyền khai thác tại Biển Đông Nam Á giữa các đối tác cùng sống chung quanh bờ biển với Trung Cộng côn đồ :
* Beijing, ngày 14 tháng giêng năm 2016 : Trung Quốc và Việt Nam đã cùng ra một bản tuyên bố, chấp nhận cùng nhau thương thuyết để cùng nhau đi đến một thỏa thuận để giữ hòa bình và ổn định trên vùng Biển Hoa Nam.  Bản tuyên ngôn được phát trong dịp cuộc viếng thăm chánh thức của Tổng Bí Thư Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam : Trung Hoa (Cộng Sản) và Việt Nam (Cộng Sản) đã thỏa thuận trao đổi quan điểm lành mạnh trên những vấn đề liên can đến hàng hải, theo những lời của tuyên bố. Cả hai quốc gia sẽ cố gắng đi tìm những giải pháp, qua những thương thuyết, căn bản và có tánh cách trường kỳ khả dĩ cho hai bên và sẽ thảo luận để đi tìm những giải pháp tạm thời không đụng chạm đến những quyền lợi hiện tại, gồm cả những giải pháp để đồng phát triển.
* Cả hai bên cùng đồng ý ĐÃ tạo tất cả những điều kiện đầy đủ và hữu hiệu với Bản Tuyên Bố Hướng Dẫn các Đối Tượng liên hệ trên Biển Nam Hải – Déclaration sur la conduite des parties en Mer de Chine méridionale - Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), và tìm tất cả những cố gắng ĐỂ ĐI TỚI một BỘ Luật các QUY ƯỚC Hướng Dẫn các Đối Tượng liên hệ trên Biển Nam Hải – Code de conduite … Code on the Conduct … (COC), trên căn bản sự thỏa thuận đã có trên khung sườn văn bản của DOC. Từ nay, cả hai quốc gia sẽ cố gắng giải quyết những tranh chấp hay sai biệt về những vấn đề hàng hải… để gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Nam Hải ... Và v…v …
(Tiếp theo là tường trình cuộc « đi thăm của Mister Tổng Trọng alias Trọng Lú viếng hầu 7 tên sếp sòng của Bộ Chánh trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu, nào Tổng XI, nào Thủ tướng LI, đã đành vì hai tên đầu não ! Nhưng, đi thăm hay đi chầu ? Cả Zhang Dejiang và Yu Zhengsheng hai tên cố vấn « thầy rùa » và thậm chí cả tên WangQishan, đặc trách chống tham nhũng !). Bảng tường trình …ca tụng tình hữu nghị truyền thống Tàu Việt, cộng tác cho hoà bình, ổn định và phát triển của vùng, hứa hẹn từ nay sẽ mãi mãi cùng nhau cộng tác và cũng cố sự hợp tác nầy. Việt Nam ủng hộ và hợp tác cùng với Tàu tổ chức Buổi Thảo luận cao cấp về sự hợp tác quốc tế dọc theo « Vòng Đai và Con Đường » - Forum de sommet sur la coopération internationale le long de « la Ceinture et la Route » sẽ được tổ chức tại Tàu năm 2017 nầy ...
Như vậy, anh Chu Tấn và quý thân hữu vẫn thấy là tình hữu nghị Tàu Việt vẫn … « trơ gan cùng tuế nguyệt » núi liền núi, sông liền sông … bền vững, không thay đổi !

COC khác chi với DOC ?

1/ Lợi/Hại gì đến Chủ quyền Hải Đảo và Hải Phận Việt Nam?
Thật vậy, với hy vọng rằng Tàu sẽ bớt ngoan cố qua những hành động thách thức, nào giàn khoan, nào phô trương lực lượng với những ‘hạm đội tàu đánh cá, tàu hải giám’, nào cố tình hết đụng, đâm chìm, xịt vòi rồng nước vào các thuyền ngư phủ Việt, Mã, Phi, Nam Dương … ? Các quốc gia vùng Đông Nam Á đã cùng hợp sức, ép được Tàu chấp nhận hứa sẽ thương thuyết ký kết một BỘ LUẬT với những QUY ƯỚC Hướng Dẫn các đối tác trên Biển Hoa Nam – COC mong rằng để thay thế Bảng TUYÊN BỐ… - DOC đã lỗi thời - từ năm 2002. Thế nhưng, chớ vội mừng ! Bất lợi có thể đến cho các nước nhỏ láng giềng Biển Hoa Nam đó !
Đúng vậy, SAU NHIỀU NĂM gần đây, ASEAN - Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, đã nhiều phen, hết yêu cầu đến thương thuyết với Trung Cộng cũng chỉ để đòi hỏi đi đến thỏa thuận cùng tạo một Bộ Luật các Quy Ước Hướng Dẫn các đối tác cùng chung sống trên Hoa Nam Hải (COC). Cuối cùng, tháng 3, năm 2014 Beijing TỎ DẤU HIỆU chấp nhận trả lời những yêu cầu của ASEAN, và có thể thuận thảo đi vào thương thuyết. 
. Tại sao CẦN đến một Bộ Luật Với Những QUY ƯỚC ? Bảng TUYÊN BỐ đã ra đời và đã được áp dụng từ ngày 4 tháng 11 năm 2002 không đủ hiệu lực và hiệu quả hay sao ?
. Tại sao, Trung Cộng sau bao năm kiên định lập trường, nay lại thay đổi ý ?
. Và cuối cùng Bộ Luật sẽ thay đổi gì ? Hiệu quả sẽ ra sao ? Nếu Bộ Luật được ký kết ?
Cũng chớ quên sự tuyên bố đơn phương của Tàu về vùng Lưỡi Bò và đường 9 hay 10 điểm, đã tạo một vùng tranh chấp với trước hết là Việt Nam, sau đó đến Phi Luật Tân, Mã Lai Á và cuối cùng Brunei.
(tham chiếu: Carte. Contentieux Mer de Chine Sud –  Bản đồ Tranh Chấp trên Biển Hoa Nam; do C. Bezamat-Mantes et D. Schaeffer).
. Những điểm đáng chú ý : Đài Loan không bao giờ phản đối Trung Cộng trên vấn đề Biển Đông Nam Á, trái lại còn đồng minh với Trung Cộng trong quyền lợi chung Hán tộc, chống các quốc gia Biển Đông Nam Á.
Điểm thứ hai cần được nêu lên là chừng nào các văn kiện quốc tế vẫn còn dùng tên Biển là Hoa Nam Hải - Mer de Chine du Sud – South China Sea thì các quốc gia bên biển và đặc biệt Việt Nam còn bị lấn ép thiệt thòi !
Một điểm thứ ba cũng nên được nhấn mạnh, là vùng gọi là lưỡûi bò - langue de buffle -buffalo tongue, là một vùng rất rộng lớn, chiếm từ 80% đến 90% toàn bộ khu vực Biển Đông Nam Á. Và đường 9 hay 10 điểm đến ngày hôm nay cũng không được nhà cầm quyền cả hai xứ Tàu đưa ra những vị trí với những toạ độ rõ ràng, vì thế các nhà chánh trị gia, và cả những nhà nghiên cứu đều tự hỏi con đường 9/10 điểm ấy có tác dụng gì ? Thế nhưng, con đường ấy là một sự thật ! Một hiện hữu ! Dù có tọa độ hay không tọa độ ! Và Trung Cộng/Hán tộc đang đùa với cả thế giới ! Đang đùa giởn, khêu khích thế giới người đàng hoàng ! Với những đoàn tàu cá, với các đảo san hô, đá ngầm biến thành các công sự chiến lược, các hàng không mẫu hạm, với những hải đảo, những ngư trường biến thành những chiến trường, những pháo đài tác chiến. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, những đảo San Hô của quần đảo Trường Sa (đối với Việt Nam ta) nay đã vĩnh viễn là những pháo đài quân sự Tàu. Đó là thực tế ngày nay ! Người Việt chúng ta Hải ngoại, hay cả trong nước đừng ảo tưởng có thể, hay còn có thể thương thuyết đòi hỏi « một chủ quyền toàn vẹn » hay cả ĐỔNG chủ quyền, CHIA XẺ những quyền khai thác, kinh tế, hay xí phần chia chác. NO WAY ! Hà Cái lầy là CỦA NGỘ á !
. Một ảo tưởng nữa : là vào năm 1982 (10 tháng 12), sau khi Hiệp Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – Convention des Nations Unies sur le droit de la mer (CNUDM)-United Nations Convention on the Law of the Sea, được gọi là Hiệp Ước Montego Bay, vì được ký tại Montego Bay trên đảo Jamaica, thiên hạ thế giới chuyên khoa tử tế lầm tưởng, nghĩ rằng cái « vùng lưỡi bò » Tàu chỉ là một vùng Kinh Tế Đặc quyền- zone économique exclusive (ZEE) thôi ! Và cái đòi hỏi cuả Tàu (vô lý) là đòi chủ quyền toàn bộ dựa trên quan niệm LỊCH SỬ sẽ không có lý do gì đặt ra trước quan niệm PHÁP LÝ ! ZEE là CHỈ cho phép làm ăn kinh tế trong vùng, còn nếu chủ quyền thì vùng ấy nhập vào vùng thuộc đất nước quốc gia ấy ! 
. Và cũng nên nhớ : Chiếu điều 89 của Hiệp Ước Montego Bay « Không cứ một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền trên một phần nào trên mặt Biển – Aucun État ne peut légitimement prétendre soumettre une partie quelconque de la haute mer à sa souveraineté ».

2/ Những diễn biến lịch sử đã chứng minh những lo ngại của chúng ta :
Ngày 7 tháng Năm 2009, Tàu bắt đầu tuyên bố chủ quyền « Vùng Lưỡi Bò », người Việt Nam ta gọi là « Chữ U », bằng những bảng tuyên bố gởi đến Liên Hiệp Quốc - số tài liệu CML 17/2009 và số CML18/2009 - tạo một làn sóng phản đối khá mạnh mẽ bởi phía Việt Nam và Mã Lai Á. Nhưng, Tàu vẫn tiếp tục coi pha, và các bạn đọc thân hữu nào đã theo dõi qua những năm tháng ấy đều nhận xét một cuộc leo thang, khi « tố phé » lúc « xoa dịu » của Tàu và đặc biệt đối với Việt Nam, nhưng tình trạng vẫn y chang như vậy !
Ngày 26 tháng 6, Trung Hoa Cộng Sản của Tập Cân Bình-Xi Jingping tung ra một Bản đồ, nhấn rõ Biển Đông Nam Á, Là Hoa Nam Hải hoàn toàn CỦÛA TÀU ! Là một Vùng Biển thuộc ĐỊA PHẬN Tàu – La mer de Chine du Sud est une mer territoriale !
Trong tuần tới, cuối tháng ba của năm thứ 42 mất nước, chúng tôi sẽ viết một bài để cùng ôn lại với quý vị những dữ kiện đã tạo diễn biến cho cuộc dâng nước dâng biển của Đảng Việt Cộng cho Đảng Tàu Cộng. Nó thâm thúy là thấm dần ăn như một vết dầu loang ! Tôi sẽ cố viết cho xong chuyện bán nước trong tháng ba nầy. Để sang tháng tư đen như hằng năm, chúng tôi giành hẳn tâm tư cho nỗi buồn nỗi nhớ ! Đối với cá nhơn tôi, đây là thời điểm, một năm một lần, tôi chịu tang ngày đất nước mất. Đây cũng là Lễ Giổ gọi là, mỗi năm trọn một tháng, chúng ta, tưởng nhớ những đồng đội (đa phần dân tỵ nạn Việt Cộng chúng ta, đều có một thời làm nhiệm vụ người dân thời chiến, làm bổn phận « quân dịch »), đã vĩnh viễn nằm xuống trên khắp các chiến trường để  bảo vệ từng tất đất chống bọn xâm lăng Cộng phỉ, trả nghĩa đồng bào, tưởng niệm tất cả những người đã gục ngã, nằm xuống, trên những đại lộ kinh hoàng, nào trên quốc lộ 1 xuôi Nam, nào trên đường 19 đi về hướng Đông, hay chết tại chổ thân xác vùi nhanh trong những nấm mồ tập thể chung quanh thành phố Huế, hay thân thể chìm sâu trên biển cả, hay vùi dập vội vàng trong những ngôi mộ hoang trên đường vượt rừng đi tìm Tự Do, đi tìm nơi an toàn, đi tìm nơi yên lành để sanh tồn, sống còn, để tìm lại danh dự con người, quyền con người, ý niệm con người, để hát lại bản quốc ca, treo lại, chào lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ chữ Càn, biểu tượng Dân tộc Đại Việt, biểu tượng Tự Do Dân Chủ ! -

3/ Do những diễn biến nêu trên :
Nên các quốc gia ven Biển Đông Nam Á, mong, mơ  rằng Tàu sẽ một ngày nào đó, đàng hoàng trở lại, bớt hung hãn, bớt mộng bá quyền ? Bèn họp lại đề nghị Beijing hãy cùng với họ viết một Bộ Luật với những quy ước hướng dẫn cuộc sống chung ở Biển Hoa Nam. Thế nhưng, với Tàu, một Bộ Luật là những cái cản trở, gò bó, lúc bấy giờ; nên có lẽ vì thế, mà Beijing lâu nay, vẫn làm ngơ ! Tuy nhiên, tuy không được Bộ Luật, các quốc gia đối tác cùng với Bắc Kinh cũng tạm thời sử dụng  Bản Tuyên Bố … DOC. Và cái Bộ luật giả hiệu ấy, tuy là dỏm đấy, cũng ít nhiều làm được nhiệm vụ của nó, là cố gắng tạo những điều kiện để có một cuộc chung sống ôn hòa và ổn định trong vùng.
Thế nhưng, từ ngay buổi ban đầu, vì do Tàu tự cho mình « hoạt động trong « xứ mình »», vì « trong vùng lưỡi bò là nội địa » nên không có lý do gì phải tuân thủ những điều kiện của DOC. Vì DOC chỉ có hiệu lực cho những sanh hoạt ở những vùng Biển Chung! (« Trong vùng lưỡi bò » là đất Tàu !) Do đó, các quốc gia láng giềng, Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei, Nam Duơng Quần Đảo đều phạm pháp khi hoạt động ở những vùng ZEE -kinh tế đặc quyền của họ đều « vượt, lằn tuyến 9/10 điểm, xâm nhập vùng lưỡi bò » ! Chơi vậy chơi với ai ? Vì Tàu chơi cha như vậy nên ngay từ ngày đầu, DOC-bản Tuyên Bố hướng dẫn đã vô hiệu quả. Và càng vô hiệu quả, một khi các quốc gia đều ích kỷ thương lượng tay đôi với Tàu !
Do đó, ngày nay, các quốc gia ASEAN muốn cùng với Tàu đi đến một Bộ Luật…COC, với những Quy Ước còn gò bó hơn !
Anh Chu Tân hỏi tôi, liệu vì Tàu SỢ ông Trump, nên buộc Tàu phải đi vào thương thuyết với các nước ASEAN để đi đến một Bộ Luật…

Xin trả lời : 
A/ Chúng ta chớ ảo tưởng cho rằng do đường lối cứng rắn của Ông Trump, buộc Tàu sẽ KHÔNG DÁM nuốt Việt Nam. Chúng tôi dám đánh cá, với tất cả những ai đang « hồ hởi, phấn khởi với ông Trump » rằng ông Trump CÓC CẦN VIỆT NAM và Biển Đông Nam Á ! Cứng rắn với Tàu chỉ vì vấn đề về qua lại thương mại Tàu Mỹ, và thử xem hàng hóa con gái Ivanka còn made in china không ? Vì vậy, mong anh em ta chớ trông cậy vào Mỹ, Tây gì cả. 100 năm đô hộ thằng tây, 20 năm đồng minh với Mỹ, cuối cũng mất nước vì cả tin !
B/ Không cần phải Trump xía vào chuyệân Biển Đông của ta và của Đông Nam Á ! Ngay từ tháng 3 năm 2014, Tàu đã tỏ dấu hiệu sẵn sàng thương thuyết để đi đến Bộ Luật Hướng Dẫn… rồi, nhưng Tàu đang câu giờ… Câu giờ để làm gì ?  Câu giờ để tạo một tình hình « chuyện đã rồi » ! Tạo dựng, cũng cố « sự CÓ MẶT », tạo những đảo ngầm thành những đảo thiệt tuy nhơn tạo, biến những quần đảo thành những thành trì quân sự, chuyển những bãi đá ngầm thành những lục địa quân sự, « đất tàu ». Khi Tàu thành công với những « đồn điền-colonies » trên biển, lúc ấy Bộ Luật mà các quốc gia ASEAN muốn dùng để bảo vệ quyền lợi mình, sẽ là sợi giây thòng lọng để thắt cổ các quốc gia như Việt Nam, Phi, Mã hay Brunei… !
C/ COC lúc ấy, sẽ bảo vệ rất nhiều cho các quyền lợi Tàu. Lúc ấy, vì « vùng lưỡi bò nay đã được cơ sở hóa, hiện thực hóa bởi những công sở chiến thuật, những đồn điền hải đảo, sẽ được cũng cố sự hiện hữu hơn » ! Từ nay tất cả các vùng ZEE - đặc quyền kinh tế các quốc gia láng giềng đều bắt buộc KHÔNG ĐƯỢC xâm phạm vùng lưỡi bò. Bộ Luật sẽ bảo vệ quyền lợi …Tàu !
Kết Luận : 
Nếu không có một sự đồng loạt vùng dậy tố cáo, hay một hợp tác các quốc ASEAN chống bá quyền Trung Cộng, thì một cách chắc chắn Biển Đông Nam Á sẽ rõ ràng, một cách cụ thể biến thành Hoa Nam Hải, đúng y chang tên gọi. Ngày nay, Quần Đảo Hoàng Sa đã hoàn toàn Hán Hóa. Một phần lớn ở Trường Sa đã Hán Hóa rồi ! Không thu hồi lại được trừ phi !
Với một COC ra đời, nếu được ký kết chỉ là một Bộ Luật với những Quy Ước Hướng Dẫn các thành viên của Biển Đông Nam Á sanh hoạt dưới Luật Lệ Hàng Hải Trung Cộng, trong Căn Nhà Lưỡi Bò Trung Cộng, trong Biển Hoa Nam !
Riêng Việt Nam, từ những hành động dâng Biển bán Nước của những tay thủ lãnh Đảng Cộng Sản Việt Nam của những năm 50, đến thái độ ký kết ươn hèn của những lãnh đạo  Đảng năm 80 (Thành Đô…) và nay với thái độ toa rập đồng lõa của Trọng Lú, Phúc madzề… đàn áp người dân Việt Nam trong nước mỗi khi có những cuộc xuống đường đòi Tàu bồi thường thiệt hại môi sinh,ø đều là những vết nhơ vết nhục cho quê hương dân tộc ! PHẢI ĐƯỢC nhổ bỏ, quét sạch !
Phong trào đấu tranh trong nước đòi CHỈ CHỐNG Tàu ! Để Cứu Môi Trường ! Thiếu sót lớn!
 PHẢI THAY THẾ BAN LÃNH ĐẠO. Thay thế để cùng ASEAN góp sức chận bành trướng của Tàu. Muốn Cứu Môi Sinh Việt Nam, Làm Sạch Mội Trường, PHẢI CÓ một BAN Lãnh Đạo Sạch.
Không Mong Chờ Thay Đổi, Không Mơ Ước Cải Tổ. PHẢI THAY THẾ Toàn diện Ban lãnh đạo, dẹp bỏ Đảng Cộng Sản! Dẹp bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam là để cứu vận mạng Sống Còn của Dân Tộc Việt.
Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn tuần thứ ba tháng Ba 2017
Phan Văn Song
 

NGUYỄN TƯỜNG THUỴ * VIETCOMBANK

Vietcombank lại chơi bẩn người đấu tranh


Theo thông tin từ fb Bạch Hồng Quyền, tài khoản mang tên anh đã bị khóa rút tiền, người chuyển tiền vào tài khoản thì được nhưng rút ra thì không được. Chúng tôi có hỏi chuyện cô Bùi Hương Giang là vợ của Bạch Hồng Quyền, cô cho biết khi check tài khoản của Quyền thấy có vấn đề nên cô trực tiếp đến ngân hàng kiểm tra. Khi cô thử gửi tiền vào tài khoản thì được nhưng hỏi lại thì nhân viên ngân hàng cho biết tài khoản này chỉ gửi tiền vào được thôi chứ không rút ra được. Khi cô Giang hỏi tại sao thì nhân viên ngân hàng nói có lệnh như thế, không giải thích được.
fb Bạch Hồng Quyền cho biết thêm tài khoản của anh Hoàng Bình cũng ở Vietcombank mới có người bạn chuyển một số tiền khá lớn nhờ anh giúp cho người dân đi khiếu kiện Formosa, giờ ngân hàng vietcombank cũng đã khoá của anh.
Đây không phải là lần đầu, Vietcombank chơi bẩn người đấu tranh. Vào cuối năm 2011, Vietcombank đã từng nghe lệnh công an, không cho Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang rút tiền từ tài khoản của ông. Đi lại mãi ông cũng nản. Cho đến Tháng 5/2015, ông mới than phiền chuyện này với một số anh em hoạt động gần gũi. Sau đó chúng tôi cùng ông đến Phòng Giao dịch của Vietcombank 448-450, Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội phản đối mạnh mẽ và liên tục, viết bài lên án, tổ chức biểu tình thì họ mới chịu trả tiền cho ông.
Việc Ngân hàng tự ý khóa tài khoản của khách hàng trong khi khách hàng không hề vi phạm qui định của ngành mà chỉ nghe lệnh công an, không cần phân tích, ai cũng biết là việc làm vô luật. Không chỉ riêng ngành ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác như viễn thông, điện, nước, các nhà xe, hãng taxi… cũng đã từng theo lệnh công an cắt dịch vụ đối với những người hoạt động xã hội độc lập trong khuôn khổ pháp luật. Rõ ràng là công an đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Về nguyên tắc, các đơn vị kinh tế có thể cự tuyệt yêu cầu vô lý của công an để giữ uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, ít có (nếu không nói là không) một giám đốc nào dũng cảm làm điều đó vì họ sợ những sự trả thù vặt từ phía công an, đặc biệt là sợ mất ghế. Ngoài ra, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp cũng bị công an gây áp lực tương tự, đuổi sinh viên, kỷ luật sinh viên theo lệnh của công an, mặc dù các em không hề vi phạm qui chế của nhà trường. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp HCM ra quyết định đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ.
Nói gì thì nói, những giám đốc, tổng giám đốc, hiệu trưởng… nói trên đều thuộc loại hèn kém, chấp nhận tiếng xấu chứ không dám cưỡng lại lệnh của công an. Tuy nhiên ở xã hội này chắc chắn còn rất nhiều người thà về vườn còn hơn là làm những việc xấu xa, trái với đạo lý.
Phong tỏa tài khoản cả hai chiều đã là một cái sai không thể chấp nhận. Còn chỉ chặn đầu rút tiền nhưng lại nhận tiền vào tài khoản của nạn nhân là một sự khốn nạn, đểu cáng. Nếu ngân hàng Vietcombank tiếp tục không cho rút tiền từ tài khoản của Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình, chắc chắn sẽ có một cơn bão tẩy chay trên mạng, ảnh hưởng lập tức đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng này. Vụ tẩy chay hãng taixi Mai Linh hồi Tháng 10/2016 khi hãng này từ chối chở dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa đi kiện, hẳn ông Tổng Giám đốc Vietcombank còn nhớ.

Ảnh: Biểu tình trước Phòng Giao dịch của Vietcombank 448-450, Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, phản đối Vietcombank quỵt tiền khách hàng.

17/5/2017
Nguyễn Tường Thụy


VIETTUSAIGON * CÁI ÁC LÀM BÁ CHỦ

Cái ác đã làm bá chủ?


Hình ảnh một người phụ nữ ở chợ Lương Văn Can, Hải Phòng ngồi thẩn thờ trước gian hàng thịt lợn (tức thịt heo theo cách nói người miền Nam) bị tạt dầu nhớt và chất bẩn khi mang thịt lợn nhà ra chợ ngồi bán vì giá thịt lợn quá rẻ, buộc phải tự mổ bán để vớt vát chút vốn liếng làm gợi nhớ hình ảnh Nguyễn Văn Thạnh bị an ninh giả dạng tạt đầy mắm thối và chất bẩn hay nhà của ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị tạt đầy chất bẩn… tất cả đều là đòn bẩn, cho dù kẻ giả danh hay kẻ ra mặt thực hiện. Và tất cả cũng đều cho thấy, cái ác đã bá chủ thiên hạ, người ta hành xử với nhau bằng tính ácvà lòng thú hận giống như ăn một gói mì tôm hay ăn một ổ bánh mì mỗi sáng. Tại sao lại nên nông nổi như vậy?
Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiếm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.
Xã hội Việt Nam hiện tại, dù cố gắng che giấu kiểu gì thì cũng không thể che giấu được bản chất độc ác của người Việt Nam, sự độc ác này lan tỏa từ nhà cầm quyền đến người dân, từ những người không quyền thế cho đến những kẻ ăn trên ngồi trốc. Một sự độc ác được nhen nhóm và lưu cửu thông qua huyết hệ Cộng sản. Không thể nói khác đi được, vì!
Vì trong mỗi gia đình, mỗi xóm làng, mỗi cụm dân cư hiện nay, dấu vết của đấu tố của những năm 1950 vẫn chưa hề phai, thậm chí, khi cần, tự nó phát tác đầy đủ màu sắc của nó. Bởi tính khí của phần đông người Việt vẫn chưa bao giờ thoát khỏi tâm lý đám đông và tâm lý lệ thuộc. Nghĩa là người ta trở nên nhỏ bé và sợ hãi khi đứng đơn độc nhưng người ta dễ tạo thành cơn vĩ cuồng theo chiều hướng đám đông. Và sở dĩ tâm lý đám đông này vẫn chưa bao giờ dứt khỏi phần đông người Việt bởi lịch sử phát triển dân tộc học Việt Nam quá đặc biệt, nó trải qua ba thời kỳ: Bắc thuộc, Phong kiến và Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Miền Nam với chế độ tư bản, dân chủ chỉ là một vệt nhỏ kéo qua chưa đầy hai mươi năm rồi chết ngúm trong một ngày 30 tháng 4, trong một biến cố lịch sử nặng nề.
Thời kỳ Bắc thuộc, có thể nói ngắn gọn là người Việt thời bấy giờ chưa hoặc không có ý thức gì về dân chủ hay quốc gia, dân tộc gì cả, mãi cho đến thời phong kiến manh nha, khi mà Khúc Thừa Dụ, rồi đến Dương Đình Nghệ, đến Ngô Quyền tổ chức những cuộc chiến chống phương Bắc, dường như ý niệm dân tộc, quốc gia nhen nhóm hình thành nhưng chỉ giới hạn trong nhóm người xuất chúng này thôi.
Đến Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và xưng vương thì câu chuyện quốc gia, dân tộc lại manh nha lần nữa trong ý thức hệ phong kiến, quốc gia là của vua, dân tộc cũng là của vua. Và giai đoạn phong kiến này kéo dài mãi cho đến khi vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, tức Bảo Đại thoái vị, một giai đoạn lịch sử mới hình thành với nửa phía Nam manh nha dân chủ, nửa phía Bắc hình thành độc tài. Đến năm 1954, nửa phía Nam vĩ tuyến 17 chính thức dẫm chân lên nền dân chủ, nửa phía Bắc chính thức đi vào độc tài trên danh nghĩa “cách mạng toàn dân, cứu quốc”.
Và đến năm 1975, toàn cõi Việt Nam chính thức bước vào thời đại mới với đầy đủ bóng đêm độc tài, toàn trị, tha hóa, dối trá và hèn nhát. Cái bóng đêm đó phủ cho đến tận hôm nay, dường như càng lúc, bóng đen càng nhuộm đen tâm hồn con người, không có lối thoát nào cho dân tộc, khi mà tâm hồn Việt Nam trơ nên đen đúa, tàn độc, không những ác độc với đồng loại mà người ta ác độc với cả bản thân của họ.
Những cuộc ruồng bố, bắt người, giết người, cướp của một cách “chính danh” theo chiến dịch đấu tố, rồi đến chiến dịch Mậu Thân 1968 với hàng triệu cái chết đau đớn, chiến dịch 1975 gọi là giải phóng miền Nam, thêm hàng triệu cái chết thảm do vượt biên, chết trong trại cải tạo, chết do uất ức vỉ mất mọi thứ, chết do bị đàn áp… Nói cho cùng, Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt tội ác. Mà động cơ mạnh nhất để giết người, cướp của (kể cả cấp độ vĩ mô và vi mô) ở đây thường là vật dục. Để cướp nhà, cướp vợ của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, người ta sẵn sàng xuống tay, để đạt được mục đích chiến tranh, chiếm lấy miền Nam, người ta sẵn sàng xả súng không nương tay, để đạt được mục đích tận thu tài sản của người giàu, người ta sẵn sàng đấu tố một cách nhiệt tình nhất… Cuối cùng, mãi hàng trăm năm nay, hết đi từ hèn nhát, sợ sệt hay a dua đám đông, người ta chuyển sang hung tợn, hèn nhát và bầy đàn.
Và, cái ác không dừng ở chuyện đấu tố chính trị hay chuyện chiến tranh, cái ác đi vào học đường với đầy đủ máu me của nó trong trừng trang văn, từng tiết dạy công dân giáo dục hay triết học Mác – Lê nin với tư duy vật dục làm kim chỉ Nam. Để cho đến hôm nay, xã hội trở thành một tập hợp bầy đàn, những người có lương tri, còn lương tri cảm thấy lạc lỏng trong xã hội Việt Nam và những kẻ cơ hội lại tranh thủ tâm lý bầy đàn để thao túng, cát cứ.
Khi cái ác thực sự làm bá chủ, lòng nhân đạo, tình yêu thương hay đạo đức lại trở thành thứ xa xỉ, không thể dùng được trong xã hội. Con người bị cuốn cuồng trong cơn hỗn loạn và không tài nào rút chân ra khỏi nó được, bởi nó “chính danh”, bởi nó áp đặt và toàn trị, bởi nó thao túng mọi ngóc ngách từ xó xỉnh cuộc đời đến xó xỉnh tâm hồn, trí tuệ.
Khi cái ác thực sự bá chủ, cái ác trở thành sức mạnh và công cụ để nhà nước trấn áp nhân dân, trấn áp những ai bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng, thay vì lắng nghe, phân tích và nói lẽ phải để đổi mới, tiến bộ, người ta dùng ngay công cụ của mình là hiện thân cái ác, dùng ngay những kẻ đầu trâu mặt ngựa để đối phó nhân dân. Trường hợp Phan Sơn Hùng thách thức lương tâm, thách thức lẽ phải và thách thức đạo đức để ra tay uy hiếp, đánh đập một người phụ nữ, rồi sau đó lại tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức lương tri giang hồ, lương tri xã hội bằng những lives stream, nó cho thấy cái ác đã thực sự bá chủ và có chỗ ngồi trong hệ thống công quyền Việt Nam hiện nay.
Cũng như trường hợp một kẻ cũng là phụ nữ, nỡ ra tay tàn độc (trường hợp này nên gọi là tàn độc!) với một phụ nữ khác chỉ vì chị này mang thịt lợn nhà ra chợ bán với giá rẻ hơn giá lợn chợ. Trong khi đó, người nuôi lợn tối kị việc giết mổ lợn mang ra chợ bán, người ta có thể giết mổ để cúng tế, ăn thịt ngày Tết nhưng mang đi bán là điều kiêng kị. Dám chấp nhận vượt qua điều kiêng kị để lấy lại chút vốn là một bước cam chịu của người nông dân bởi quá khó khăn, thị trường lợn đã xuống đến mức người nông dân hết chịu đựng được nữa. Lẽ ra phải thông cảm cho người nghèo, thậm chí giúp đỡ cho người nghèo, đằng này lại dùng thủ đoạn bỉ ổi, đổ dầu nhớt và chất dơ vào thịt của người ta. Hành vi này là hành vi của kẻ máu lạnh, của cái ác đã được kết tụ thành sỏi trong tư duy và hành động.
Hay nói cách khác, khi cái ác bá chủ thiên hạ, dường như sự lương thiện là một điều gì đó rất không tưởng và lạc lỏng, người ta sẵn sàng mang cái ác ra để đối đãi với đồng loại, với thiên nhiên và xem điều đó như ăn cơm hay uống nước. Ra nông nỗi này là do ai?

NS. TUẤN KHANH * HOÀNG BÌNH

Đỗ Thị Minh Hạnh: “Bắt Hoàng Bình là một hành động phi nhân

Ảnh của tuankhanh


Ngày 15/5/2017, nhà hoạt động Hoàng Bình đã bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ tại đoạn đường Quốc lộ 1, thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó, Công an cho biết đã khởi tố Hoàng Bình, phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, với hai tội danh là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258).
Với tư cách là chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt trong nước, một tổ chức XHDS hoạt động với chủ trương hỗ trợ người lao động, chị Đỗ Thị Minh Hạnh đã lên tiếng về sự kiện này
Về sự việc anh Hoàng Bình (tức Hoàng Đức Bình) bị công an tỉnh Nghệ An bắt bất ngờ và vào ngày 15/5 vừa qua, quan điểm của Phong trào Lao Động Việt như thế nào, xin chị cho biết?
Đối với quan điểm của Phong trào Lao Động Việt (PTLDV) thì việc bắt giữ anh Hoàng Bình đã gây nên một sự phẫn nộ chung, vì các hoạt động của anh, cũng nằm trong mục đích của PTLDV, là nhằm hỗ trợ cho các ngư dân miền Trung đang gặp khó khăn vì thảm họa môi trường. Việc bắt giữ anh theo cách như đã diễn ra, là một hành động hết sức phi nhân tính.
Thế nhưng phía công an thì nói rằng anh Hoàng Bình đã phạm tội ở các điều là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước” (điều 258), chị giải thích sao về những điều này?
Chúng tôi được biết, việc anh Hoàng Bình bị ép vào điều 257, tức chống người thi hành công vụ. Nhưng trên thực tế, chính phía các cơ quan chức năng của nhà cầm quyền đã hành động đàn áp, bắt bớ trái pháp luật đối với những người đang lên tiếng ôn hòa trước hiện tình đất nước, đặc biệt là với sự kiện Formosa thải độc ra biển miền Trung.
Anh Hoàng Bình không có hành động nào gọi là chống đối như nhà cầm quyền mô tả cả.  Bình chỉ là người dám nói một cách thẳng thắn mọi điều đang diễn ra, và nói thay cho những ngư dân ở đó, vốn không có điều kiện truyền bá thông tin.  Việc anh Bình bị gán ghép một tội danh như vậy, đối với giới hoạt động xã hội dân sự trong nước là chuyện rất đỗi bình thường. Vì xưa nay, nhà cầm quyền vẫn ra các tội danh như vậy như một cách chụp mũ cho những ai mà họ không thích. Mục đích là dập tắt những tiếng nói ấy vào tù, dập tắt sự thật.
Còn với điều 258, gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước thì thật là vô lý. Vì hoạt động của anh Bình, cũng như tiêu chí của PTLDV là giúp đỡ người lao động, và hoàn cảnh ở Nghệ An là ngư dân. Với tinh thần ấy, anh Hoàng Bình đi vào cuộc sống của người dân một cách đường hoàng và tự nhiên. Thế nhưng chính quyền thì lại chụp cho anh ấy cái mũ chống Nhà nước.  Ngôn từ của điều luật 258 hết sức mù mờ khi nói anh Bình “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – nhưng thực tế ở Việt Nam thì cho thấy không hề có tự do dân chủ. Do đó mọi thứ chỉ là gán ghép tội danh để tống người vào tù mà thôi.
Tin cho biết sắp tới đây, Formosa sẽ đẩy mạnh hoạt động, chuẩn bị vận hành tổ máy số 1 với công suất lớn hơn. Liệu tình hình hiện nay với Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… có phải là một lời cảnh báo của nhà cầm quyền về việc giới tranh đấu về môi trường phải chấm dứt ngay các hoạt động đòi bồi thường hay kiện tụng hay không?
Đã hơn một năm nay, thảm họa từ hoạt động của nhà máy Formosa đã rõ. Chính vì sự kiện này mà các anh em như Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… đã sát cánh cùng ngư dân trong thời gian vừa qua để đòi công lý, minh bạch về thảm họa… và được người dân thương mến. Chính vì vậy mà nhà cầm quyền lo sợ.
Tôi tin rằng khi tổ máy số 1 của Formosa hoạt động, chắc chắn người dân lại càng thêm phẫn nộ. Bởi thảm họa chưa giải quyết xong thì lại tiếp tục còn phát triển hoạt động trên nền thảm họa đó. Việc bắt bớ và khủng bố tinh thần… tôi tin rằng mọi thứ đều nằm trong một “quy trình” chuẩn bị cho các hoạt động mới của công ty Formosa mà thôi.
Tính từ đầu năm đến nay, có ít nhất là 8 người hoạt động về môi trường, đặc biệt là liên quan Formosa, đã bị bắt giữ theo các tội danh khác nhau. Đây quả là một điều gây sốc sốc trong dư luận trong và ngoài nước, chị nghĩ biện pháp này của nhà cầm quyền sẽ làm giới tranh đấu hoảng sợ và chùn lại?
Không chỉ liên tục những người tranh đấu cho môi trường bị bắt giữ, mà thậm chí những người đang sinh hoạt bình thường cũng bị canh giữ, theo dõi, ngăn chận một cách vô pháp luật. Tôi có thể lấy ví dụ là ở Sài Gòn, từ cuối tháng tư, chúng tôi đã trãi qua 3 đợt canh chận một cách hung hăng mà không có lý do. Đợt đầu là 4 ngày, sau đó là đợt 2 ngày, rồi mới đây là một đợt kéo dài 9 ngày, chỉ tạm dừng trước khi anh Hoàng Bình bị bắt.
Tôi tin rằng chính quyền đang lo sợ sự thật tràn ra, bùng nổ, mọi người dân sẽ ý thức khác và đòi quyền lợi của mình, của đất nước. Như vừa rồi, khi công an bắt giữ anh Hoàng Bình, hàng ngàn người dân đã chận Quốc lộ 1 và đòi phải thả người. Sự đoàn kết đó là chúng tôi hết sức ấm lòng.
Tù đày không làm chúng tôi sợ hãi. Tôi nghĩ mọi con người khi bước vào công việc xã hội dân sự đều chấp nhận những bất trắc sẽ đến. Tù đày chỉ là nơi rèn luyện chúng tôi dày dạn hơn và chuẩn bị tốt hơn cho việc phụng sự đất nước về sau.
Không riêng chúng tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người dân giờ đây đã không còn sợ hãi. Nếu sợ hãi thì họ đã tê liệt và trốn chạy trong sự kiện Bạch Hồng Quyền hay Hoàng Bình. Nhưng hàng ngàn người đã lên tiếng, đã xuống đường chặn giao thông để đòi minh bạch sự việc. Và đám đông đó đã hình thành thì chỉ có thể nâng lên, tạm lùi chứ không thể nào mất đi được.
 http://www.rfavietnam.com/node/3883
----------------------------------------------------
https://www.youtube.com/watch?v=kPxJYsaR760

Saturday, May 20, 2017



NGUYỄN THIÊN-THỤ * BÙI NGỌC TẤN TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN





BÙI NGỌC TẤN TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

NGUYỄN THIÊN-THỤ


BÙI NGỌC TẤN (1934-2014) sinh  tại Câu Tử, Hợp Thành, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954, làm phóng viên báo Tiền Phong, Hà Nội, được nhiều giải thưởng trong khoảng 55-60. Ông thuộc lớp văn nghệ sĩ đồng thời với Lê Bầu, Lê Mạc Lân (là con Lê Văn Trương), Vũ Thư Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão. Sau ông về tỉnh nhà làm báo Hải Phòng Kiến Thiết. Sau bị mất tín nhiệm về việc mất lập trường, phải đi làm việc hành chánh cho công ty thủy sản Hải Phòng. Năm 1968, ông bị bắt trong vụ án xét lại hiện đại, bị tù năm năm (1968-1973), và bị treo bút 20 năm. Ông đã trở lại văn đàn với bài Nguyên Hồng, Thời đã mất đăng trên tap chí Cửa Biển tại Hải Phòng năm 1993 ( tài liệu khác ghi 1989). Khoảng tháng 4-2001, ông được giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW về tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000. Ông bị cộng sản gây rắc rối nên chưa nhận được tiền thưởng. Ông viết thư cho Hội NhàVăn về việc nhận giải thưởng này:Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng[.]. Nếu đó là quyển sách phản động, chắc chắn tôi không nhận giải.
Tác phẩm : Một thời để mất, hồi ký, 1995; Những người rách việc, tập truyện ngắn, 1996; Chuyện kể năm 2000, tiểu thuyết, 2000; Rừng xưa xanh lá, ký chân dung, 2004; Kiếp chó, tập truyện ngắn, 2007; Biển và chim bói cá, tiểu thuyết, 2008 .

Bùi Ngọc Tấn đã sống trong chế độ cộng sản, làm việc với cộng sản, đã ngồi tù cộng sản cho nên ông rất hiểu cộng sản. Tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn cho chúng ta thấy một xã hội công sản độc đoán, tàn bạo với nhiều cảnh sắc khác nhau:

-Nhà tù cộng sản
-Xã hội cộng sản.
-Văn nghệ sĩ cộng sản
-Nhân dân cộng sản.






I.NHÀ TÙ CỘNG SẢN



Chân dung nhà văn Bùi Ngọc Tấn (họa sĩ Đỗ Phấn, 2008)


CHUYỆN KỂ NĂM 2000 xuất bản ngày 13-6 nhưng đến ngày16/3/2000, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi, tiêu hủy. Tác phẩm này được chuyển ra ngoại quốc, Thời Mới, ( Toronto , Canada) tái bản năm 2000. Sau Trăm Hoa, USA tái bản gồm hai tập, dày khoảng 600 trang.
Bản này cũng được dịch ra Anh ngữ và các ngôn ngữ khác. Nguyên bản thảo viết trên ngàn trang giấy pelure với chữ rất nhỏ, khởi thảo từ tháng 6/1990 đến 30/11/91, rồi được xem lại lần cuối vào tháng 8/98. Đây là công phu và tâm tư một đời tác giả, đã đi viết lại 9 lần trong tám năm. Nhân vật chính là Nguyễn Văn Tuấn, tù số CR880, và các tù nhân khác trong trại của ông là tiêu biểu, là tổng hợp của nhiều lớp tù nhân của chế độ cộng sản từ 1945 cho đến nay. Cũng như các trại giam của cộng sản, được dán nhãn hiệu học tập cải tạo, trại của ''hắn'' có khoảng một ngàn tù nhân Qua Bùi Ngọc Tấn, chúng ta thấy trại gồm nhiều thành phần: Dân tộc thiểu số và Trung Quốc,quân đội miền Nam,Việt kiều, văn nghệ sĩ trong đó có tác giả. Vũ Lượng là một nghệ sĩ thổi kèn clarinette, bị bắt về tội ''chính trị''. Đa số bị tù vì "lập trường tư tưởng" và "thái độ chính trị", "phản cách mạng, tuyên truyền chống chế độ" .




Phần lớn là những bộ đội, đã tham gia chống Pháp, hân hoan trong ngày trở về Hà Nội, nhưng vì tính yêu thích tự do, độc lập, không nịnh hót cho nên bị cơ quan coi là những thành phần nguy hiểm, báo cáo công an, đem nhốt tù vô thời hạn. Mọi thành phần ở chung một nhà giam, một xã hội xã hội chủ nghĩa. Có thể nói là rất đông dân chúng là tù nhân, hết lớp này đến lớp kia liên tiếp vào những trại tù khác nhau.



Già Đô tiêu biểu cho những người Việt Nam yêu nước từ ngoại quốc trở về cứu nước. Già Đô cũng là một nhân vật đại diện cho nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam chóa mắt vì các danh từ độc lập, tự do, dân chủ của cộng sản. Già Đô yêu nước, bỏ nước Pháp, bỏ vợ con mà về giúp nước dù ông chỉ là một tên lính quèn! Rồi già biết quê nhà được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch lô. Già về nước. . Đất nước đang cần những bàn tay như già. (33-34). ..Già Đô đã tự hào về công lao của mình: Mấy năm sống gian khổ, nhưng già sung sướng vì đã toại nguyện. Già đã được làm việc cho Tổ quốc. (35)


Và cũng như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, già Đô đã lên tiếng chỉ trích tên giam đốc tham nhũng. Ông quên rằng ông là cái gai của chế độ. Ông là lính của Pháp, ở Pháp về, ông có thể bị nghi là gián điệp. Ông ở Pháp về sau 1954, chưa hiểu cuộc sống ở Bắc Việt là một cuộc sống đầy dối trá, phải giấu nguồn gốc, thân phận có liên quan phong kiến, thực dân Pháp và tư sản. Thế mà trước mặt nhiều người, già Đô dám nói tiếng Tây, hát tiếng Tây! Ông bị sa thải và bị bắt giam vô thời hạn vì ông có rất nhiều tội, trong đó có tội dám phê bình lãnh đạo.
Già Đô tiêu biểu cho đám Việt kiều yêu nước. Họ là con ông cháu cha chế độ quân chủ thời Pháp thuộc. Họ được cha ông cho đi Pháp trong khi bao thanh niên phải ở lại quê nhà hứng bom đạn và mã tấu Việt Cộng. Đám này nhiều lắm, kể cả con cháu cận thần Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu thế mà chạy về Hà Nội làm kẻ hàng thần!Họ được Việt Cộng phong là "Việt kiều yêu nước". Trong đó có những kẻ là lính"mạch lô" như già Đô mà cũng có lắm trí thức như Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện...


Dù trí thức, dù vô sản, bọn họ đều so sánh họ với "Bác Hồ" vì họ cũng đã xuất dương tìm đường cứu nước, cũng sống ở Pháp và cũng như Bác về nước tranh đấu chống thực dân ! Nhưng họ đã lầm. Họ là cái quái gì mà dám so sánh với Bác?Trần Đức Thảo dù là chuyên thâm về Marx, dù được thế giới ca tụng là triết gia nhưng sao sánh được với Bác? Bác đã sống và chiến đấu với chủ nghĩa Marx, đã từng nộp đơn cầu xin Pháp cho học trường thuộc địa để làm tay sai Pháp, đã nhận tiền cộng sản để rải truyền đơn và thi hành bao nhiệm vụ bí mật khác, đã lăn lóc cầu cạnh Stalin, Mao Trạch Đông, làm mọi việc từ hạ lưu cho đến lưu manh như chôm tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm Phan Chu Trinh,
 
 Dù bác lưu manh hạ tiện đến đâu, Việt Cộng nhà bác vẫn ca tụng tư tưởng và đạo đức của bác.Theo nội dung "Điểm đỉnh The Zenith" tác giả giới thiệu đời thực của "Bác", và phân khúc từng đoạn văn màu đỏ, bao gồm cả việc không bình thường của "Hồ Chí Minh, dùng kim tiêm thuốc độc, ám sát tình nhân!". Nội dung còn tiết lộ "long trời lở đất", "Bác Hồ" có lần hiếp dâm một em bé bốn (4) tuổi, tên là Tuyền (), và ăn ở người phụ nữ khác đã hạ sinh cho Hồ hai đứa con.(Huỳnh Tâm.Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 10 ), và Vũ Thư Hiên tố bác và Trần Quốc Hoàn trong vụ hiếp Nông Thị Xuân rồi quăng xác cho xe cán.  Dương Thu Hương ca tụng Bác là Đỉnh cao chói lọi (Au Zénith -The Zenith). Còn Trần Đức Thảo có thành tich nào ghê gớm như thế không? Cái học của Thảo chỉ là học lóm tư bản, là cái học kinh viện vô giá tri thế mà Thảo dám về cộng tác với Bác để chống Pháp và xây dựng XHCN ư? Đom đóm mà sánh với mặt trời. Đó là cái tội ngạo mạn khi quân phạm thượng! Sau này, Thảo kể chuyện với một người tên Đa, anh ta " lắc đầu nói:

- Vậy là anh chẳng hiểu gì về “ông cụ” và đám người chung quanh “ông cụ” cả sống ở gần “trung ương” mà không hiểu gì về lãnh tụ là điều nguy hiểm lắm đấy! Vì trong đầu “ông cụ” đầy ắp cuồng vọng quyền lực tối cao. Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vinh viễn bị loại trừ ra khỏi tầm mắt của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy.

- Tôi không hiểu nổi tại sao lại có thể tàn nhẫn khủng khiếp đến thế?


- Vì vậy mà phải biết giải mã lãnh tụ. Phải hiểu rằng “ông cụ” có tâm thức mình là bên trên tất cả, là một bậc kỳ lão gia trưởng, luôn luôn toả sùng bái một thứ hào quang thần thoại đúng với truyền thuyết lịch sử “con rồng, cháu tiên”… Và đám quần thần chung quanh “ông cụ” không tha thứ cho một ai dám tỏ mình là ngạng hàng với “Người”. Từ những tay trí thức nổi tiếng tâm huyết như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm… cho tới kẻ được đào tạo chính quy như Trần Văn Giàu, và biết bao nhiêu trí thức có uy tín khác nữa… đều là những nạn nhân của thái độ ngang hàng như thế. Tất cả đều đã bị loại bỏ một cách tàn nhẫn và vĩnh viễn. Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói: “Ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi!( Tri Vũ, Những Lời Trăng Trối, Ch.XII)

Cái đám con cháu tướng"Ngụy" đầu hàng về Hà Nội trước 1975 cũng phạm tội này và thêm một tội nữa là bị Việt Cộng nghi ngờ là tay CIA Mỹ trá hàng. Đám Việt Nam Thương Tín yêu nước nhớ nhà, đã bị giam, và đám Giải Phóng Miền Nam bị đánh đuổi bởi vì chúng nó không phải con đẻ của Cộng sản!
Bùi Ngọc Tấn cũng gần như vậy. Sau này khi ra tù, tác giả khiếu nại và được biết lý do: Hắn chẳng thể nào khen được cách mạng văn hoá Trung Quốc. [. ]. Hắn mâu thuẫn với bí thư chi bộ. Hắn không muốn vào Đảng, hắn trọn đời là một nhân sĩ yêu nước và tiến bộ. Hắn không giống mọi người. Hắn lại còn nói sẽ bẻ bút không viết nữa. Bất mãn quá rồi còn gì.[ .]. Sau này hắn còn được biết ông bí thư thành ủy K rất ghét hắn. Vì ông nghe tin là hắn khinh ông, coi thường ông. (Không biết có kẻ nào đặt điều bảo rằng hắn nói ông K mồm thối. Điều ấy đến tai ông K. Thật là một sự bịa chuyện bẩn thỉu, giết người) (245).
Theo tác giả, đa số tù nhân đều chung một tội ''Sự ngây thơ. Nhẹ dạ. Cả tin. Và đều phải trả giá ''(26).
Tuấn, nhân vật trong truyện là một nhà văn, là chân dung tác giả. Họ tra khảo Bình, bạn của Tuấn: Có chuyện gì mà anh và anh Tuấn không nói với nhau. Anh Tuấn viết truyện ấy là viết xỏ xiên. Những con gián chuyên sống trong bóng tối, béo nức hôi sì là ai. Anh đừng tưởng chúng tôi không biết đâu (106). Nghe tin Phương bị bắt, những người khác hoảng sợ vì ai cũng có thể bị bắt giam. Họ nhận thấy cái phi lý và dã man của cộng sản độc tài:'Tuyên truyền phản cách mạng" tội danh của Phương cũng là tội danh của hắn. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó chỉ có thể là Phương đã nhìn thấy và báo động về những cái xấu xa đang mọc lên trên lưng chế độ như nạn móc ngoặc đang hình thành và bắt rễ trong các ngành mậu dịch. Nạn cửa quyền trong các cơ quan tiếp xúc với dân.. [. . ]. Và như vậy là nhìn đời đen tối. Là bất mãn. Là chống đối. Là vào rừng ch? nhìn thấy cây mà không thấy rừng. [..].Chẳng lẽ mình không còn có quyền yêu nước. Chẳng lẽ lòng yêu nước cũng bị độc quyền ? (64).

Tác giả nói rất đúng. Cộng sản muốn giữ độc quyền tất. Vì muốn độc quyền yêu nước, độc quyền cai trị mà cộng sản tiêu diệt Quốc dân đảng, Đại Việt đảng, không cho ai phát biểu ý kiến mình.
Vào truyện, tác giả cho biết thân phận người tù và thời gian ngồi tù:
Người một lệnh, người hai lệnh, người ba lệnh. Nhiều người tới sáu, bảy lệnh. Mỗi lệnh ba năm. [. . ] Nhưng chưa ai tù một lệnh (ba năm) mà được trở về. Chưa hết bọp này đã được dí thêm bọp khác. Cái án cao-su. Cái án tù mù. (2).
Số phận người tù không phải là do công an một mình quyết định, mà còn do đảng, và cơ quan văn hóa (161, 267). Hơn nữa là do thái độ của tội nhân, nếu than khóc, nhận tội có lẽ đuợc về sớm, còn không nhận tội, tỏ vẻ cứng đầu, thế là ngồi tù mãi. Họ đã gọi anh lên, trước mặt vợ anh, tên công an đã dò xét thái độ anh và anh đã trả lời họ: Trước hết anh phải xác định được những sai lầm của mình. Phải nhận thức được thiếu sót của bản thân. Chúng tôi giam giữ anh không ngoài mục đích ấy . Còn gì trắng trợn hơn. Gian dối hơn. Đạo đức giả hơn. Đểu hơn. Hắn bình tỉnh :


- Thưa ông. Cho đến giờ tôi chưa được biết tội của tôi. Chưa ai nói cho tôi biết tôi có tội gì.

Ông Lan cười nhạt, quay về phía Ngoc và như thanh minh : "Đấy. Anh ấy cứ thế! " (98).

Ông cho biết bọn tù nhân ( cũng như bọn địa chủ) không được đảng cộng sản xem là con người. Họ là những nô lệ, những súc vật biết nói, phải xưng con với công an, quản giáo, phải gọi cả đứa trẻ con bằng ông, bằng bà mỗi khi gặp. Quân chủ và phát xít không đến nỗi tàn ác và khinh khi con người đến thế! Sự việc này gây ra những cảnh hài hước. Bà công an với con nhỏ hóa ra như vợ chồng: Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi, là phải kính cẩn:

-Bà với ông đi chơi ạ!" (31)

Trong trại giam, nhất cử nhất động, tù nhân phải báo cáo với cán bộ, ngay cả việc tiểu, tiêu:
- Báo cáo ! Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. Dậy hút điếu thuốc.
- Tôi, Nguyễn Văn Dự, số tù BM229, dậy bắt cái tóp của anh Tuấn.(33)
-Báo cáo ông, tôi, Lê Bá Di, tù số 127 vào nhà mét đi đái (38).



Thứ hai, Cộng sản dùng cái đói để hành hạ bao gồm hành hạ tinh thần và thể xác để giết chết tù nhân, hoặc làm cho họ chết dần, chết mòn. Bên cạnh cái đói, cộng sản còn dùng lao động và khí hậu lạnh lẽo, thiếu quần áo, cùng sơn lam, chướng khí để giết tù nhân. Phần lớn truyện, tác giả đều nói việc này. Ngoài ra, nhà tù cộng sản tàn ác hơn nhà tù thực dân. Cộng sản đã nâng cấp dã man cho nhà tù của họ. Nhiều người đã phát biểu như vậy. - Ông cộng sản bị tù đày nhiều, ông ấy cải tiến nhà tù khiếp thật. Đúng là nhà tù của ta đã cải tiến rất nhiều. Những khe hở của nhà tù đế quốc đã bị bịt kín. Một cái bánh chưng gửi vào cũng được cắt ngang dọc, xem có tài liệu gì trong ruột bánh không.[. .] Trong tù rất thận trọng.[. .]. . tù chính trị ai cũng giữ mồm giữ miệng. Chỉ cởi mở với rất ít người đã qua thử thách (21).
Trặi tù là xã hội nhỏ, xã hội là trại tù lớn. Trong trại tù còn có những  nhà giam nhỏ nữa.Trong trại tù có lắm giai cấp, nhất là trại tù hình sự. Chúa ngục là những tay đại du côn, cầm đầu băng đảng, vào trong tù vẫn là chúa đảng, chúng và bè đảng tạo thành một giai cấp đặc quyền đặc lợi, sống trong sự bóc lột và hành hạ bọn tù hình sự khác.

   “Người Chăn Kiến”  là câu chuyện của ông giám đốc xí nghiệp chẳng may bị tù oan. Đã bị tù oan ông còn là nạn nhân được tuyển chọn của tay anh chị trong đám tù. Thông thường một tay thảo khấu rơi lưới pháp luật chẳng hề chịu thất thế, ngoài đời nhờ liều lĩnh mà hắn sống thì vào tù hắn cũng dùng cái hung bạo nghề nghiệp đê xử sự. Vớ được tên tù mới nhập trại có vẻ công tử, tay anh chị thích thú nghĩ ngay ra cách hành hạ: ông ta có nhiệm vụ giả dạng nữ thần tự do cho sếp giải trí.

Làm tượng nữ thần tự do thì phải ở truồng trùng trục, tay giữ một vật tượng trưng cây đuốc và đứng bất động trên cao.  Một ngày ông ta thấy tay anh chị sau hồi xuất trại lao động trở về, mở gói thuốc lá rỗng tháo ra mấy con kiến, bày trò cho quần thần chăn bầy kiến, thay nhau gìữ kiến không cho chúng bò ra khỏi những vòng tròn vẽ trên giấy thì ông đâm thèm thuồng công tác ấy – tất nhiên là còn danh giá hơn làm tượng thần tự do nhiều– bèn nhân ra ngoài kiếm được con kiến về dâng lên cho chủ tướng tỏ lòng muốn tham gia công tác, nhưng tay anh chị kia thì diễn dịch ý kiến ông ra cách khác, bèn nổi giận ra lệnh phạt mới. Lần này ông phải làm con chim đậu trên cành cao cho người ta bắn. Ông trèo lên thang vẫn trần truồng chờ cú đạn bắn tới và phải giả vờ ngã lăn xuống. Sợ té đau, ông không đóng trọn vai trò, bị bắt làm đi làm lại… cho kỳ đúng mới được.

Cuối cùng được minh oan, ông giám đốc trở về giữ chức vụ mình tại một xí nghiệp khác ở miền Nam. Thế là qua cơn ác mộng chăng? –Không, trí óc ông hằn khắc dấu ấn của thời gian tù đày nên những buổi nghỉ trưa của xí nghiệp, ông giám đốc khóa trái cửa, sống một mình trong phòng với mấy con kiến mà ông dùng mấy tấm cartes de visite của khách hàng ngăn không cho chúng bò ra khỏi vòng vẽ bằng bút trên giấy. Có khi ông còn đánh truồng trèo lên bàn tay giang lên trần như thuở còn đóng vai tượng thần tư do dưới lệnh của tay anh chị trong tù!Ra tù nhưng người đảng viên, người dân vẫn không thoát khỏi ám ảnh tù!


Một số ít tù nhân đã dùng nhiều phương thức để đối kháng. Một trong những phương thức được dùng là mộng mơ, là tin tưởng, là ý chí. Mộng mơ đã dẫn dắt con người qua những tháng năm đen tối và hãi hùng của địa ngục.Truyện Kể Năm 2000 ban đầu có tên là Mộng Du. Mộng du, hay mộng mơ, hay tưởng tượng là phương pháp nối hiện tại với quá khứ, gia đình với trại tù. Tác giả gọi đó là "mặc niệm tới gia đình" (25). Ông già Đô kể lể:


Đêm qua, tôi mơ thấy con bé con bên Pháp. Nó vẫn như lúc tôi từ biệt nó. Tôi mơ thấy quán rượu của bà Jeannette. (22)

Tác giả buồn lắm vì từ lâu không mơ thấy gia đình:

- Tôi mất khả năng nằm mơ rồi. Đã bao lần tôi ao ước nằm mơ thấy vợ, thấy con. Nhất là các cháu (22)


Tác giả đành dùng phương pháp tưởng tượng và hồi tưởng về người vợ :


Đầu gối lên cùm sắt rỉ han
Nghĩ tóc em xanh mười chín tuổi
Mái sương đêm những vì sao Hà Nội
Trong nhật ký anh.
Tóc em xanh trang nhật ký
Trong hồ sơ mật an ninh
Cả đến tình yêu chúng ta cũng bị nhục hình
Cắn răng lại, em ơi, đừng khóc ( 67).


Sống trong tù và khi ra tù, tác giả căm hận chế độ cộng sản phi nhân, đã giết hại không những một người mà toàn gia đình người ta theo kiểu tru di tam tộc:


Tịch thu hàng nghìn trang bản thảo của mười năm lao động miệt mài. Vợ đang học đại học, bị gọi về. Còn con nữa, chắc chắn vào đại học sẽ khó khăn... Những điều đó xảy ra trong chế độ ta, chứ đâu ở chế độ cũ. Điều không chịu được chính là chỗ ấy. . .Nhức nhối lắm. Uất lắm. Hận lắm. Đau lắm (243)



II. XÃ HỘI CỘNG SẢN


Bùi Ngọc Tấn không những viết về nhà tù nhỏ, ông còn viết về nhà tù lớn. Nhà tù là địa ngục mà xã hội chủ nghĩa cũng là một địa ngục, chỉ khác là một bên là địa ngục nội và một bên là địa ngục ngoại. Một to, một nhỏ khác nhau nhưng tất cả là địa ngục và con người là tù nhân, là súc vật. Người tù được thả, nghĩa là bước ra khỏi nhà tù nhỏ để đến nhà tù to lớn hơn, trong đó có làng xóm, thành phố, bạn bè và gia đình anh. Đoạn cuối tác giả viết về Già Đô rất xuất sắc. Già Đô được trả tự do, nhưng già yếu, không hộ khẩu, không nơi cư trú, ông tìm cách trở lại nhà tù. Tác giả muốn nói nhà tù khắc nghiệt nhưng xã hội, nhà tù lớn lại khắc nghiệt hơn cho nên con người đã chọn nhà tù. Đó là cái bi đát của người dân trong chế độ cộng sản. 

Sống quả thực khó khăn vất vả, nhất là với những người như già, không một ai thân thích. Không nơi nương tựa. Không một chỗ đặt ba-lô một chốn dung thân. Người bình thường đã khó.Với cái lý lịch đi tù, lại là tù chính trị, với tuổi tác như già, cuộc sống thật là một con đường hầm tối tăm, tắc tị (252). Già Đô cuối cùng đã nằm yên trong một cái đình bỏ hoang.

Từ khi chiến tranh bắn phá, thành phố sơ tán, người ta không đưa lợn về đây nữa. Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. Cứt lợn cũng hết lâu rồi. Chỉ còn dơi treo mình lủng lẳng.Thật là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. (262).
Tác giả cũng gặp khó khăn nhưng được vợ hiền, bạn tốt giúp đỡ mà qua được hiểm nghèo. Ra khỏi tù, anh đi dạo phố và nhận ra phần lớn là những khuôn mặt quen thuộc trong tù. Đó là một điều kinh khủng. Cảm giác này, ấn tượng này luôn theo tác giả mỗi khi ra phố. Khi ra tù, người cựu tù nhân thấy dường như đâu cũng là bạn tù:
Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người đi trên đường, hắn giật mình : "Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ [.. .]. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại (165).
Kết thúc buồn nhưng mang một ý nghĩa lớn lao: Xã hội cộng sản nhân danh tự do dân chủ nhưng đã giết chết con người dù nó ở trong tù hay ra ngoài tù. Dự, Min, Giang (220-223), già Đô ra tù còn khổ hơn ở trong tù (169).
     Trong chế độ cộng sản, ai cũng là tù nhân dự bị. Một số người không hoặc chưa bị ngồi tù nhưng bị thất sủng, bị kết tội là vi phạm kỷ luật,  đi trái lập trường, quan điểm, bị kiểm điểm,trừng phạt, theo dõi.Truyện “Kiếp Chó” kể về cuộc đời ngắn ngủi của con Kiki, rơi vào nhà của một ông làm nghề mật vụ bị thất sủng. Chính vì bị thất sủng nên chủ và tớ mới sống thân thương mật thiết và ngày ông chủ ra đi cố vận động cấp trên để tự minh oan cho mình nhưng thất bại ông bèn bỏ nhà luôn, con chó vì quá thương chủ đã lặn lội đi tìm và bị tai nạn. Nó lết về nhà khi hai chân sau đã quị và bị bán cho người xẻ thịt.
Trong truyện Kiếp Chó, ông chủ là nạn nhân cộng sản đã phải sống kiếp chó, và con chó lại tượng trưng con người chó của xã hội cộng sản . Nó trung thành với đảng và cuối cùng bị phanh thây xả thịt.
Đầu tháng 4-1973, đúng 2 tháng 7 ngày sau khi Hiệp Định chấm dứt chiến tranh Việt Nam ký kết tại Paris, Bùi Ngọc Tấn được ra khỏi nhà tù. Tuy nhiên, những ngày sống ngoài nhà tù lại u ám ghê hãi hơn cả cảnh sống giữa những bức vách nhà tù — như ông ghi lại:
“Trong những năm tháng hậu tù thất nghiệp đi bốc vác, kéo xe bò… thoi thóp kinh hoàng ấy, tôi có làm một cuộc khảo sát đời sống: Ra đầu phố những giờ đi làm và tan tầm, nhìn những người đạp xe qua Ngã Sáu và phát hiện một điều: Tất cả những người trên đường không một ai cười. Giống nhau. Xam xám. Đăm chiêu. Đồng phục quần áo. Đồng phục mặt người ……
Khi tôi kêu lên: “Các ông ấy bần cùng hóa nhân dân ghê quá”, Nguyên Bình nghiêm mặt bảo tôi: “Cuộc sống này gần với cuộc sống loài vật. Đâu phải cuộc sống con người.”(Hâu ChuyệnKể Năm 2000)
Trong chế độ cộng sản,  chế độ coi  con người  ngang loài vật ấy, Bùi Ngọc Tấn lại  được coi thua cả loài vật. Ông và đám cựu tù nhân và nhân dân sống cực nhọc lam lũ bởi nhu cầu cơm áo,  sống bên lề xã hội phải lao vào đủ loại việc mưu sinh khổ ải  lại bị bao vây bởi mạng lưới công an mật vụ . Bùi Ngọc Tấn không ngừng bị cách ly, bị theo dõi, bị kiểm tra, bị dọa nạt… dưới nhiều hình thức khiến không tránh khỏi mối ám ảnh luôn bị đeo bám bởi một “người vô hình” : “… Người vô hình luôn bên cạnh mỗi người như hình với bóng, cả trong giấc ngủ …
Tôi thấy rợn hết cả người khi nghĩ đã có mấy thế hệ theo dõi tôi, săn đuổi tôi, vu cáo tôi. Họ đã già đi. Đã về nghỉ, hưu trí an nhàn. Nhiều người đã chết. Một thế hệ khác tiếp tục việc theo dõi. Rồi một thế hệ tiếp theo nữa. Đời này sang đời khác.
Tất cả đều là Gia-ve. Những Gia-ve với lòng dạ đen tối, không phải tìm sự thật mà chỉ nhăm nhăm hãm hại người lương thiện…”(Hâu ChuyệnKể Năm 2000)


III. VĂN NGHỆ SĨ CỘNG SẢN      

RỪNG XƯA XANH LÁ là một tập truyện ngắn do Hải Phòng, Việt Nam, xuất bản năm 2003, 86 trang. Gồm 8 truyện, viết trong khoảng 1997-2000. Toàn tập là một bức tranh về đời sống của các nhà văn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 1980. Đó là một cuộc sống khốn khổ về tinh thần và vật chất.


Trước tiên, ông cho chúng ta biết tổng quát tình hình xã hội, một xã hội đói khổ cuối thập niên 80: Cơm áo không đùa với bất kỳ ai. Lại càng không đùa với các nhà văn nhà thơ. Nhất là vào cái thời cuối thập niên 80 (của thế kỷ trước) nền kinh tế cả nước đang chuyển từ hệ thống bao cấp sang kinh tế thị trường. Biến động mạnh từ suy nghĩ, quản lý, hàng hóa, giá cả tới bản thân giá trị đồng tiền (1).


Sau đó, ông vẽ nên những mảnh đời khốn khổ của văn nghệ sĩ. Đinh Kính, đại úy, nhà văn quân đội, phải nuôi bố mẹ và hai con nhỏ, đã làm một nghề mới, là viết thuê, ca tụng nông trường. Các giám đốc, chủ nhiệm muốn đạt thành tích, muốn được danh vọng, đã bỏ tiền thuê người ca tụng mình, công ty mình. Đồng tiền chi phối con người. . Phải có tiền. Tiền là tiên, là Phật , sức bật tuổi trẻ, sức khỏe tuổi già. Và chỉ còn mỗi cách kiếm tiền: Viết thuê..


Thật ra đây không phải nghề mới, và Đinh Kinh không phải là người đầu tiên làm nghề này trong chế độ dân chủ cộng hòa. Trong chế độ ưu việt này, các văn thi sĩ, văn công họa sĩ, nông dân, nông dân, chiến sĩ đều là kẻ làm thuê, làm muớn, nếu không nói là nô lệ cho chủ nhân ông cộng sản.

Ông cũng tả một xã hội lưu manh từ giám đốc công ty cho đến đám gái đứng đường (Rừng xưa thay lá, 1-6). Nhiều người bị cấm viết phải viết thuê, nghĩa là viết cho người khác, là những mầm non văn nghệ hay mầm già nhưng không có tiếng tăm để được chia tiền nhuận bút. (22). Cũng có văn hữu hảo tâm, đứng dùm tên cho bạn có tiền sống.


Đám văn nghệ sĩ ngoài việc vắt óc viết bài theo lệnh đảng để kiếm tiền sinh nhai, nhưng không đủ. Tiền thù lao thường xuyên bị đe dọa. Có.Nhưng ít. Và muộn (28). Họ còn phải làm nhiều nghề khác. Về tinh thần, họ là những người bị cấp trên cho là có vấn đề, bị công an theo dõi, bị bạn bè, thân thuộc xa lánh. Vấn đề của họ đơn giản thôi. Mạc Lân ăn nói không giữ gìn, luôn khen ngợi Nhân Văn Giai Phẩm.


Nguyên Binh bị trừng phạt vì tác phẩm của ông đã tố cáo tính dã man, vô nhân đạo của cộng sản: Trong Cô gái mồ côi và hòn đảo, anh bắt những kẻ xấu phải lộ mặt. Những kẻ xấu mới gian manh quỷquyệt làm sao! Chúng đều nấp sau cái vỏ đạo đức, chúng đều nhân danh đạo đức, nhân danh những người đang làm điều thiện trong khi chúng dồn mấy đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ (bố chết dưới bom đạn Mỹ) phải thôi học, phải về một nơi "nghỉ ngơi", thực chất là một thứ tù giam lỏng (56).


Lê Đại Thanh vì bạn bè ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và người ta tìm thấy tên anh ủng hộ nhóm này 20.000 đồng, người ta đày ải ông, Mọi người dần dần xa lánh ông (62). Cuối cùng, ông phải xin nghỉ hưu non. Mạc Lân, Lê Bầu, Lê Đại Thanh bị chuyển công tác. Họ phải làm lao động, hay một công tác khác, không báo nào đăng, không nhà xuất bản nào in tác phẩm của họ. Họ bị tuyệt thông. Bị bao vây kinh tế, chính trị. Mạc Lân, Dương Tường đi bán máu. Mỗi người cân nặng 60-70kg. Tiền tính theo xê xê còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu.[...]. Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất:
-Chính Yên!
-Phan Kế Bảo!
Hay đang bưng bát phở lên ăn, nghe tiếng gọi giật giọng:
-Phương Nam!
Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần.(Rừng Xưa Xanh Lá. Phần III).


Nội dung sâu thẳm của Bùi Ngọc Tấn đã nói lên cái ước muốn rất đơn giản của các văn nghệ sĩ là được tự do: tự do sống và tự do sáng tác. Phẩm chất rất khác thường, rất đặc biệt của văn nghệ sĩ đó là sự tự do thoải mái, điều không thể thiếu được là sự thoải mái. . .Chúng tôi cần nhất sự thoải mái. Văn nghệ sĩ mà..(44).


Và ông muốn nói nữa là tinh thần bất khuất của văn nghệ sĩ: Vòng kim cô không xiết được đầu ông vì trong đó đầy ắp thi ca, đầy ắp tình yêu cuộc sống (66).


Bùi Ngọc Tấn kể cho ta nghe đời cô Nguyễn Thị Hoài Thanh. Hình như Nguyễn Thị Hoài Thanh sinh ra là để gặp những rắc rối, chịu đựng những rắc rối và vượt qua những rắc rối khó khăn. Chịu đựng và vượt qua một cách thản nhiên bình tĩnh, không kêu ca như cuộc đời vốn là như vậy.

Tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng, chi ghi vào mục nguyện vọng: Tình nguyện đi bất cứ nơi nào trừ Hà Nội, Hải Phòng. Bởi vì lúc đó chị vừa li dị và mới sinh cháu gái đầu lòng. Bà mẹ trẻ tuổi hai mươi ấy không muốn gặp lại người chồng cũ và chỉ mong được yên tĩnh ở một nơi nào đó. Cầu được, ước thấy. Chị được về Cẩm Phả, coi một trạm điện đầu trục 2 thuộc mỏ Lộ Trí. Chị và cháu gái mới sinh ở ngay trạm, liền với nhà đề-bô rộng thênh thang, nhà đề-bô đã có người chết ở đó. Ngày ấy nơi đây là chim kêu vượn hú. Ngày ấy hai mẹ con suốt đêm nghe gió thổi qua mái nhà đề-bô, nghe mưa rơi, nhìn nước đổ như thác cuồn cuộn bên ngoài trạm...

Thế rồi từ Cẩm Phả chị lại về Hải Phòng khi sóng gió trong lòng đã dịu. Rồi chị sang Kiến An. Chị về Vĩnh Bảo. Có biết việc gì không trải qua. Hãy kể những việc chính: Công nhân xi măng, thợ điện Hải Phòng điện khí, thợ điện công ty xây lắp, công nhân bóc lạc công ty xuất nhập khẩu, đứng máy bào cuốn xí nghiệp gỗ Trương Công Định, công nhân công ty xếp rỡ, cấp dưỡng công ty vật liệu kiến thiết, súc sạc ắc-quy Quốc doanh đánh cá Hạ Long... Đó là chưa kể còn đi giao bánh rán, bánh mì, kẹo lạc, làm và bán nước mắm... Đồng lương không đủ nuôi mình mà chị còn phải nuôi con. Cuộc sống tưởng chừng không có thời gian để thở, đó là chưa kể những chấn thương tinh thần sau hai lần li dị, ấy thế mà Nguyễn Thị Hoài Thanh vẫn làm thơ.(Rừng xưa xanh lá, Phần V)



Nhìn chung, ngoại trừ các cai văn nghệ như Tố Hữu, Hoài Thanh,Nguyễn Đình Thi...,đa số văn nghệ sĩ bị đảng, bà mẹ ghẻ đanh ác ghét bỏ, căm thù. Bùi Ngọc Tấn đã làm một quan sát tổng quát cái đám văn nghệ sĩ Cộng sản nạn nhân:

Phù Thăng, thằng Phu, chien de vie, vie de chien ( trong một sáng tác của Phù Thăng, một nhân vật kêu ca cuộc đời con chó, và Phù Thăng bị phê là con chó cuộc đời). Châu Diên xin ra biên chế, về nhà máy xi măng làm công nhân, rồi chuyển hẳn sang làm hợp đồng cho ngành giáo dục. Tôi bị tù 5 năm. Vũ Bão sau bao năm lao đao vì Sắp cưới, gượng lại được với phương châm chiến lược “mãi cũng tới bờ” .Sau Sắp cưới, không nơi nào in cho Vũ Bão nữa. Rất nhiều năm sau Nhà xuất bản Phụ nữ đã mở đầu, in cho anh tập truyện Mãi cũng tới bờ, Vũ Bão kêu lên sung sướng: “Mãi cũng tới bờ”), Nguyễn Trí Tình chuyển sang ngành thông tin, Tất Vinh phải đổi tên là Hồng Dương từ phương án ba bông hồng ( tên một tác phẩm của Tất Vinh) định đi lên bỗng chết đột tử. Cũng có thể đánh vài dấu chấm lửng ở đây. (Một thời để mất).

Đám văn nghệ ghẻ bị theo dõi chặt chẽ, nhất là những người "có vấn đề".Bùi Ngọc Tấn viết:
 Vốn bị giám sát chặt chẽ nhiều thập kỷ, giờ đây căn buồng tôi ở càng bị giám sát chặt chẽ hơn không chỉ vì những bức thư. “Tù ta” đồng nghĩa với thứ người “mạt hạng xấu xa, đáng muôn đời phỉ nhổ.” Tôi dùng từ tù ta bởi đã nghe Phạm Xuân Nguyên kể chuyện anh được mời đi dự một cuộc họp của quân đội bàn thảo về nghệ thuật. Một sĩ quan xem danh sách thấy tên anh, chất vấn ban tổ chức: Thằng này tù ta. Sao lại mời?
 Kể lại chuyện này để thấy những người "tù ta" như tôi thường xuyên sống trong khinh bỉ, cảnh giác, thù địch của cả xã hội như thế nào. Không chỉ tù ta, khi được tha rồi, tôi vẫn chứng nào tật ấy, chống đối, viết sách chửi lãnh đạo, chửi chế độ, chửi cả lãnh tụ như người ta phổ biến rộng rãi trong các cuộc họp. [...].Người ngồi bán hàng ngay đầu ngõ, những người làm ở hiệu ảnh liền bên, thậm chí người phô-tô cop-py bên kia đường cũng biết nhà tôi bị theo dõi. Xóm láng quanh nhà, bên này đường, bên kia đường, cùng tổ nhân dân hay không cùng tổ, cùng phường cùng quận hay khác phường khác quận… đều biết tôi là một kẻ chống đối, đi tù về, được chính quyền ghi sổ đen. Họ nói bóng nói gió, thậm chí có người nói thẳng với Nguyễn Công Nam: 
– Ông còn đến cái ngõ số 10 ấy làm gì. Nhà ấy đang bị công an theo dõi đấy. Thôi đừng ra ra vào vào đấy nữa. Nguy hiểm lắm.
Nhưng Nguyễn Công Nam đâu có sợ nguy hiểm. Đọc tôi, anh hiểu tôi và mừng rằng “văn học nước nhà vẫn còn người trung thực.” Anh đã đốp chát với một cán bộ thuộc PA 25, khi anh công an này đến cơ quan anh làm việc:
– Các anh vẫn theo dõi nhà anh Bùi Ngọc Tấn số 10 Điện Biên Phủ đấy à? Tôi thấy thật buồn. Thì đã có người rất thân với tôi, thương tôi, sợ tôi vướng vào những chuyện lôi thôi, khổ vợ khổ con tôi, khuyên tôi đừng đến nhà anh Tấn 10 Điện Biên. Người ta nói thẳng với tôi như thế mà. Ở một đất nước mà công an theo dõi ngày đêm những người tiến bộ, những người yêu nước, những người không có mong muốn nào khác là mong muốn đất nước tiến lên và bất chấp hiểm nguy, đóng góp hết sức mình vào sự tiến bộ thì thật đáng buồn. Các anh đi phố hẳn thấy chỗ nào cũng ka-ra-ô-kê. Đứng đón khách ngay ngoài cửa là các cô gái còn rất trẻ, ăn mặc hở hang. Bao nhiêu thanh niên đã vào đấy, đang vào đấy, và sẽ tiếp tục vào đấy. Mà đâu phải chỉ thanh niên. Phần lớn những người vào đấy là cán bộ công nhân viên chức. Phần lớn là các thủ trưởng. Cả mấy thế hệ đang hư hỏng. Văn hóa đấy. Bảo vệ văn hoá trước hết là bảo vệ các giá trị văn hoá đang bị xâm hại. Có biết bao nhiêu băng đĩa trôi nổi. Bao nhiêu băng đĩa độc hại. Băng sex. Băng bạo lực. Có băng nào không có bán. Phải ngăn chặn, tiêu diệt những hiện tượng ấy để bảo vệ lối sống tốt đẹp của cha ông ta. Những việc đáng làm không làm. Lại đi theo dõi một nhà văn không có gì trong tay ngoài ngòi bút dũng cảm viết sự thật, nói lên những điều đáng báo động của xã hội...[...].
Nhà tôi là “điểm nóng.” Tên tôi được ghi trong sổ đen. Loại sổ chỉ ghi thêm chứ không gạc bớt và chỉ gạc bớt khi đương sự đã chết. Nó được truyền từ đời ông bí thư này sang đời ông bí thư khác, từ ông chủ tịch trước đến ông chủ tịch sau, từ thế hệ an ninh này sang thế hệ an ninh khác như một cuộc chạy tiếp sức đường trường mà điểm kết thúc là nấm mồ của đối tượng. Năm nào nhà tôi cũng được tiếp đón các ông an ninh văn hóa, các ông công an phường, công an quận. Vào các dịp tết Tây, tết Ta, mồng 1 tháng 5, mồng 2 tháng 9, bầu cử quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân, đại hội Đảng quận, đại hội Đảng thành phố, đại hội Đảng toàn quốc, tổng thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Việt Nam, khi trên mạng có cuộc vận động ký kiến nghị ngừng dự án khai thác bô-xit ở Tây Nguyên, ký kiến nghị về vụ bắt Phương Uyên… Và câu mở đầu của những vị khách đều giống nhau: Hai bác khỏe chứ ạ? Bởi thế nên những cuộc thăm viếng “đều như vắt chanh” ấy được gọi là những cuộc “hỏi thăm sức khỏe.” Tôi cũng ghi nhận sự đổi mới lớn lao ở đây nếu so với những cuộc đến chơi nhà của đội chuyên tu tại chức nâng cao tay nghề tra tấn của ông An ngày trước cùng lời giới thiệu đầy tự tin:
– Chúng cháu ở phòng anh An, phòng chống phản động đến thăm hai bác.
Giờ đây nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn, khen chè ngon như những người sành điệu. Ngay cả câu hỏi đinh, câu hỏi chốt, có cả cán bộ tăng cường từ đâu về chưa gặp một lần, cũng là không đến nỗi nào:
– Bác ký kiến nghị xử lại Cù Huy Hà Vũ đấy à?
– Vâng.
– Sao bác lại ký?
– Đảng dạy tôi như thế mà. Đảng dạy tôi chế độ ta là chế độ công bằng nhất thế giới v.v..
Với cái kiến thức được dạy dỗ về sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, tôi nghĩ những biện pháp theo dõi tôi đã khác, không phải là cái hòm gỗ quang dầu cồng kềnh như hồi tôi cùng Đinh Chương đi học chính sách cải tiến quản lý hợp tác xã năm 1967 nữa, trong nhà chúng tôi có thể có rệp. Rệp rất bé, có thể gắn hoặc bắn từ xa vào bất kỳ đâu trong nhà, có khi vào ngay quần áo mình đang mặc. Những điều quan trọng chúng tôi chỉ thì thào. Nhiều người nói với tôi rằng khi đến nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng đã giơ tay làm hiệu ngay: Chuyện trò cẩn thận. Có máy ghi âm. Chúng tôi cũng giữ mồm giữ miệng. Không thì thào ở xa lông mà kéo nhau vào một góc. Chúng tôi nói thẳng với bạn bè về cái sự có thể có rệp. Điện thoại chắc chắn bị nghe lén, bị ghi âm. Nói chuyện điện thoại với Mạc Lân trên Hà Nội là khổ nhất. Ấp úng, cân nhắc, khiến Lân không chịu được. Anh phát khùng. Anh văng ra tất cả. Tôi thông cảm với anh. Đúng là khi nói chuyện mà biết chắc có người nào đó đang rình nghe một cách chăm chú và thích thú, thật khó mà bình tĩnh, mà chịu đựng.
Ai cũng khuyên tôi nên hạn chế và phải rất cẩn thận khi đi ra đường. Người ta lấy cái chết của vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh ra để thêm thuyết phục. Không chỉ vụ Lưu Quang Vũ dân chúng xì xèo, báo chí còn nói ông chánh văn phòng thủ tướng phủ bố trí xe tải để cán chết bà tổng cục trưởng tổng cục Du Lịch nhưng việc không thành. Đồng chí với nhau cùng chung lý tưởng, cán bộ cao cấp đạo đức sáng ngời sát cánh bên nhau chiến đấu dưới cờ còn thế nữa là tôi.
Tôi không chỉ có một kẻ thù mà có nhiều cấp kẻ thù. Với vĩ mô tôi là kẻ chống phá chế độ, chống phá sự cai trị của đảng. Cấp này là không thể chống đỡ. Chỉ còn mỗi cách ở lỳ trong nhà mới có cơ may sống sót. Dưới vĩ mô là vi mô. Cấp này rất nhiều. Từ ông Trần Đông, tới ông An, ông Quang… Những ông đang là kẻ chăn dắt con dân, bốn năm mươi năm tuổi Đảng, thương yêu người hết mực bỗng bị tôi lột truồng, hiện nguyên hình đao phủ. Những ông với rất nhiều chân tay. Con cái. Những cấp dưới tri ân mang đầu rô-bốt. Những kẻ đâm thuê chém mướn, chỉ cần một tép hê-rô-in hay một bát phở cũng đủ để nổi hứng giết người… Nguy hiểm ở cấp này cũng chỉ có cách phòng ngừa là hạn chế đi ra đường. Với cả hai cấp vĩ mô, vi mô, đều phải không cho họ biết quy luật sinh hoạt của mình và thật hạn chế dùng điện thoại.
Vốn ham sống sợ chết, tôi chỉ “tham gia giao thông” khi thật cần thiết như đi cắt tóc, đi mấy bước trên vỉa hè sang nhà Giáng Hương ăn cơm ngay ngõ liền bên. Phải bỏ thú đi bộ buổi sớm mai — ngày ấy chân tôi chưa bị đau, còn đi bộ được. Một thói quen rèn luyện thân thể, hơn thế, một sự hưởng thụ cuộc sống. Với tôi mỗi buổi sớm là một thời khắc sống khác cuộc sống thường ngày chờ tôi ngoài đường phố. Tinh mơ trở dậy, lặng lẽ đánh răng rửa mặt, rời khỏi căn buồng chật chội bốn bức tường vây quanh, cửa đóng kín phòng trộm, lúc nào cũng phảng phất hơi người cộng với mùi than tổ ong, mùi thịt tẩm húng lìu nướng chả, mùi cá tầu ướp lạnh rán ôi ôi ung ủng, mùi mỡ cháy… của những nhà bán hàng quà vỉa hè bên dưới xông lên.(Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000)


 Bùi Ngọc Tấn được cử đi Trung Quốc được mời dự tiệc tại sứ quán Trung Quốc nhưng chưa có hộ chiếu, nghĩa là việc đi Trung Quốc chỉ  được quyết định vào phút chót. Ông đã dự tiệc  chiêu đãi ở khách sạn Daiwoo mà người ta khám xét  đám văn nghệ sĩ khi vào khách sạn như khám xét hành khách lên máy bay vậy. Rồi bao nỗi lo chết người. Người ta sợ bị đầu độc.

 Bùi Ngọc Tấn kể:
Trong đại hội nhà văn năm 2005 — 4 năm sau khi tôi đi Trung Quốc — có một người mấy lần kéo tôi đi chụp ảnh với ông ta. Tôi hỏi Bầu ai đấy. Bầu cười: Ông V.D.T. đấy!
Nhiều người nói với Trường cũng như nói với Bầu rằng trong một cuộc họp của Ban Tư Tưởng Văn Hoá với các tổng biên tập các báo, người ta phổ biến rằng tôi đã chính thức không nhận giải Nhân Quyền, không nhận một cách tế nhị là tạm hoãn việc nhận tiền! Chắc chắn sẽ có nhiều diễn biến khó lường, nhưng tôi không sợ. Đối phó với tất cả các thủ đoạn ấy là sự trung thực của mình, trung thực khi mình đối diện với chính mình. Hãy cứ đi đã. Rồi khi về sẽ ra một cái tuyên bố, hay thư ngỏ.
Trường dặn: Anh đi một bước, nó theo dõi một bước đấy. Sang Trung Quốc phải hết sức cẩn thận. Thằng con trai em là luật sư. Nó bảo: Bác Tấn đi với Hữu Thỉnh thì được. Đi với người khác còn phải xem đã. Đi với Hữu Thỉnh là ngang giá. Đi được. Anh nhớ mang theo đủ thuốc. Đừng bao giờ uống thuốc của bất kỳ ai. Nước uống cũng vậy. Trường dặn dò tôi, lo lắng cho tôi như một người em gái. Có thể những gì chúng tôi lo là thừa. Nhưng điều đáng nói không phải là sự quá lo xa của chúng tôi. Điều đáng nói ở đây là Nhà Nước này đã làm gì để người dân suy nghĩ như vậy, lo xa như vậy?(HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 -Thời biến đổi gien .Kỳ 27)

Năm 2004, Bùi Ngọc Tấn được mời đi Pháp.Ông lại bị hăm dọa. Ông viết:
Mùa thu năm 2004, tôi đi Pháp theo giấy mời của ông Vũ Quốc Phan. Trước khi sang Pháp, tôi phải nhiều lần làm việc với các cơ quan hữu quan. Những câu hỏi thăm dò, những lời khuyên, kể cả những hăm doạ bóng gió xa xôi (HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 -Thời biến đổi gien .Kỳ 27)


Bùi Ngọc Tấn có cái may mắn là được đi Trung Quốc và Pháp. Ông khám phá ra hai xã hội Cộng sản và tư bản khác nhau rất xa:
Sau mười ba giờ bay, là người cuối cùng nhận hành lý, tôi một mình kéo chiếc va-li có bánh xe lăn, tìm ra cửa sân bay Charles de Gaulle và thật thú vị làm sao khi thấy không chỉ Đặng Tiến, Nguyễn Ngọc Giao mà cả Dương Thụ nữa đứng đón tôi. Nếu như ở Trung Quốc luôn phải trịnh trọng, luôn nghe những câu như tình hữu nghị do Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch dầy công xây đắp, đất này là đất địa linh nhân kiệt…, thì những ngày Châu Âu của tôi là cuộc sống của người đi du lịch, hơn thế cuộc sống giữa những vòng tay bè bạn, những người thân thiết (HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 -Thời biến đổi gien .Kỳ 27)

Việc ông đi ngoại quốc là một quyết định khó khăn cho an ninh Việt Cộng. Người ta tra khảo ông, sợ ông bỏ trốn không về. Ông trả lời:
Có lẽ các anh sợ tôi ra nước ngoài rồi tôi ở hẳn bên ấy, không về nữa. Các anh đừng bao giờ nghĩ về tôi như vậy. Nghĩ như thế là các anh không hiểu tôi. Tôi đã gần bẩy mươi, làm sao có thể rời gia đình, bỏ vợ con bạn bè tổ quốc mà đi sống lưu vong cho được. Cảnh sống lưu vong ở cái tuổi sắp chết không phải là điều tôi lựa chọn. Năm 1979, nhiều bạn tù gốc Hoa đóng tầu, vào Sở Dầu mua dầu vượt biên. Họ đến nhà tôi hỏi tôi có đi không. Tôi đi thì không phải đóng tiền. Nhưng tôi không đi. Tôi không hình dung được mình sẽ sống lưu vong như thế nào.[....].
Anh Vũ Thư Hiên là bạn tôi đang sống lưu vong bên Pháp. Tôi rất thương anh ấy. Già rồi. Dân đầu đen sống bên ấy hẳn rất buồn. Viết văn mà rời xa tổ quốc khó viết lắm, nếu không nói rằng không viết được. Bao nhiêu nhà văn gốc Việt ở nước ngoài có viết được cái gì thật xuất sắc, thật hay đâu. Mà họ là những người đọc rộng tài cao. Độc giả đích thực là ở trong nước. Nguyên liệu để mình viết là những gì xẩy ra trong nước. Đó là cái núm nhau, cái vú sữa nuôi mình. Rời ra là khô kiệt. Các anh cũng đừng sợ tôi ra nước ngoài rồi sẽ bị lợi dụng. Tôi là người viết văn, nghĩa là một trí thức, tôi không để cho ai dùng tôi, dù là phía bên này hay phía bên kia. Tôi là một con người chứ không phải một công cụ, một cái khăn lau để người ta lau rồi quẳng vào một chỗ. Tôi thừa biết chính trị là như thế nào. Nói thật với các anh, tôi chưa bao giờ coi trọng chính trị, coi trọng những người làm chính trị. Những người làm chính trị sau khi giành được chính quyền luôn mắc đúng những điều mà họ chống, mà họ giương cao thành một ngọn cờ để tập hợp quần chúng, tập hợp nhân dân đi theo họ. Giữa Napoléon và Victor Hugo tôi chọn Hugo. Giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi tôi chọn Nguyễn Trãi. Giữa Quang Trung và Nguyễn Du tôi chọn Nguyễn Du.
Kiên vẫn với tầm nhìn xa trông rộng:
– Rồi anh sẽ nhận được nhiều tài trợ đấy. Nếu một tổ chức nước ngoài tài trợ cho anh, anh có nhận không?
Tôi đáp:
– Tôi in tập sách này hết mấy chục triệu. Cũng may vợ chồng tôi tích cóp được một số tiền. Tiền của các con tôi cho chúng tôi. Cho vợ tôi đi lễ. Cho tôi ăn quà. Gần đây là năm triệu tiền đầu tư sáng tác của Hội Nhà Văn, năm triệu tiền giải thưởng của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Tôi đi tù không án không lời kết tội. Thế nhưng khi làm thủ tục hưu, những năm tháng trước đây của tôi bị cắt hết, kêu xin các nơi không ai giải quyết. Tôi chỉ được tính số thời gian đi làm trở lại, mà không biết bao nhiêu năm tôi ăn lương khởi điểm. Trong khi ấy anh Hoàng Trừ, đại tá, phó giám đốc sở công an án nặng, bị kết án tù hai mươi năm hay chung thân tôi không nhớ rõ, tù ít năm đã được ra, lại được lương hưu, lại lương đại tá, lại lão thành cách mạng. Anh Tảo giám đốc sở lương thực bị án tù cũng là hai mươi năm hay chung thân tôi không nhớ. Ra tù, cũng lại hưởng lương hưu của giám đốc sở, cũng lại hưởng tiêu chuẩn lão thành cách mạng. Những chuyện này các anh biết hơn tôi. Các anh biết rõ luật pháp là như thế nào hơn tôi. Còn tôi không có tội gì thì bị cắt tất cả. Lương hưu tôi khi làm sổ có 160 nghìn. Vợ tôi hơn tôi mấy nghìn, không thể nào đủ sống. Cho nên bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tài trợ cho tôi mà không kèm theo điều kiện gì tôi đều nhận.(Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000)

Trong cuộc sống, văn nghệ sĩ cũng như nhân dân phải luôn luôn phòng thủ. Ông viết:

Tôi cố gắng để giữ được cái văn hoá ứng xử của mình. Một thái độ giao tiếp bình thường đơn giản nhưng đòi hỏi mình luôn phải dè chừng cái phản xạ bản năng: Sự sợ hãi. Nhất là khi nói chuyện điện thoại với các bạn đọc ở nước ngoài, những nhà văn nhà thơ chống Cộng, những người đã sống trong lao tù Cộng Sản hàng chục năm, những người chắc chắn nằm trong sổ đen của nhà nước. Tất nhiên người đối thoại với tôi chỉ nói về tập sách, không bao giờ đẩy tôi vào tình thế khó khăn để tôi có thể bị phiền hà sau câu chuyện.(HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 -Thời biến đổi gien .Kỳ 27)


Trong địa ngục Cộng sản, các văn nghệ sĩ rất thương mến nhau, giúp đỡ nhau. Bùi Ngọc Tấn cũng có lòng nhân hậu, bao dung, kể lể cặn kẽ mối giao hảo giữa ông và các văn nghệ sĩ đương thời. Trong số đó ông quý trọng Nguyên Hồng nhất. Ông trân trọng viết về Nguyên Hồng:


Những ngày thơ ấu khi tôi đọc ở báo Tiền Phong đã hoàn toàn chinh phục tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng đấy là tác phẩm hay nhất của Nguyên Hồng. Một tác phẩm như Thạch Lam đã nói: "ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại". Và Vũ Ngọc Phan thì cho rằng khi viết quyển truyện này, Nguyên Hồng đã "trút bỏ hết những thành kiến", "đặt mình lên trên tất cả dư luận".

Còn một nhà phê bình thì nói rằng với Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng "đã đạt tới cái tầm chân thực mà thường chỉ các nhà văn Anh hay nhà văn Nga mới đạt tới. Làm sao các đồng nghiệp đương thời khỏi sửng sốt về cái khả năng chân thực ghê gớm mà cũng là cái gan góc tự do kiểu ấy? Các thế hệ sau còn sửng sốt nữa!". Nhân đây cũng xin phép được nói lạc đề một suy nghĩ của tôi. Hình như "cái khả năng chân thực ghê gớm", "cái gan góc tự do kiểu ấy" của Nguyên Hồng về cuối đời ít dần đi, cả trong con người lẫn trong tác phẩm.

Tôi đọc Bỉ vỏ lần đầu cũng vào thời gian ấy. Quyển truyện làm tôi sững sờ. [...].Tôi sững sờ vì tập tiểu thuyết đó được viết khi Nguyên Hồng mới mười sáu tuổi. Đó thực sự là nhà văn của những người đau khổ. Mười sáu tuổi, Nguyên Hồng đã có cái nhìn thấu đáo vào nguyên nhân tội ác, là trạng sư bào chữa cho lớp người cặn bã, bị khinh bỉ, bị lên án, làm đảo ngược những nhận định của xã hội về họ, những nhận định đã thành quy tắc, thành luân lý. Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người dưới đáy. [...]. Tôi nghĩ có lẽ cần bổ sung: Những bài học của Bỉ vỏ vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Nguyên Hồng vẫn là nhà văn của hôm nay. Nguyên Hồng còn là nhà văn của ngày mai nữa. Nguyên Hồng hôm nay vẫn đang nói cùng ta, "cái văn Nguyên Hồng vẫn còn rên rỉ" (Xuân Diệu). Mà không chỉ cái văn, trái tim Nguyên Hồng vẫn còn rên rỉ. ( Một Thời Để Mất)


Quả thật Nguyên Hồng là người đáng kính trọng.Sống trong chế độ cộng sản phi nhân, ông vẫn giữ cái tiết tháo của Nho gia. uy vũ bất năng khuất. Tô Hoài cho biết tình trạng Nguyên Hồng trong thuở Nhân Văn Giai Phẩm: Tôi đưa tờ báo Nhân Dân ngày 12 tháng ba năm 1958 in bài của tôi đề là Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác. Nguyên Hồng cầm xem, chỗ qua loa, chỗ chăm chú...
Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi Nguyên Hồng xua xua tay, nói như hét vào mặt tôi:
- Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!
Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít. Chị ấy bỏ chảo nem, chạy đến.
- Thầy nó làm sao? Lại làm sao thế?
Tôi đỡ Nguyên Hồng lên. Bà cụ có lẽ nặng tai, vẫn ngồi rờ rẫm vá víu chỗ áo rách. Dưới sân, trẻ con đùa cười nắc nẻ, lại cành cạch tiếng giã cua. Như không có gì mới xảy ra. Chúng tôi ngồi trở lại, yên lặng như từ nãy vẫn thế.
Nguyên Hồng nói khẽ:
- Tao tính cả rồi. Trông đây này.
Gian phòng vẫn bề bộn màn mùng như mọi khi. Nhưng để ý thì thấy có khác. Mọi thứ đã được gói, buộc lại như dạo trước tôi đã quen mắt thấy sáng sớm các thứ trong các nhà sắp sẵn để quẳng ra bờ rào tránh máy bay. Tôi gật gù, nhưng thật cũng chưa hiểu ra như thế nào.
-Tao về Nhã Nam.
- Về Nhã Nam?
-Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam.” (Cát Bụi Chân Ai, trang 129).
Đặng Văn Long kể chuyện ông về Việt Nam, gặp Nguyên Hồng và hỏi:
– Năm 36, 37, 38, 40 thuộc Pháp, cậu còn viết Bỉ Vỏ. Sao bây giờ không viết đi. Nó còn ghê hơn Bỉ Vỏ ấy chứ.
Nguyên Hồng bảo tôi:
– Kệ mẹ chúng nó anh ạ. Đến khi tôi chết người ta sẽ biết tất cả. Bây giờ có rượu anh em mình uống đã.(HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 -Thời biến đổi gien .Kỳ 27)

IV. NGƯỜI DÂN CỘNG SẢN


Trước 1975, Việt cộng nói rằng nửa triệu phụ nữ Saigòn là gái điếm. Một vài người thiên cộng cũng theo tài liệu Việt Cộng cũng viết theo vậy. Nguyễn Tà Cúc viết:

"Lúc ấy, nếu người viết nhớ không lầm thì Sài gòn chỉ có khoảng 2 triệu dân, nhưng theo Germane Greer thì cứ 10 người dân Sài gòn (kể cả nam phụ lão ấu) thì có 1 cô gái điếm và khi tin tức này sang được đến tay mấy bà nữ quyền Hoa kỳ thì cứ 4 người Sài gòn lại có 1 người hành nghề mại dâm. Nếu tính chung chung là số phụ nữ thường bằng nửa dân số thì như vậy, cứ 2 phụ nữ Sài gòn là có 1 người bán dâm. Suy ra, nếu cứ theo cái kiểu tam đoạn luận (và động trời) này, chúng ta có thể kết luận rằng gia đình Sài gòn nào cũng sẽ có ít nhất là một bà ngoại, bà nội, bà mẹ hay một cô con gái (không cần biết lớn bé cỡ nào) bán dâm dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nói nôm na vẫn là "làm điếm":

-"Theo số thống kê do Liên đoàn Sinh viên Sài gòn cung cấp, có khoảng 200.000 gái bán bar, gái điếm và vợ tạm thời của người Hoa Kỳ. Hà nội quả quyết là 400.000. ("According to the statistics supplied by the Student’s Union in Saigon, there are 200,000 bar-girls, prostitutes and irregulars wives of Americans. Hanoi claims that there are 400,000...")" [Germaine Greer,"Saigon-Xuất hiện lần đầu trên tờ Sunday Times, ngày 5.tháng chạp. 1971-Đăng lại trong The Mad Woman’s Underclothes, trang 97, The Atlantic Monthly Press, Hoa Kỳ, 1986]

Không hiểu cái "Hiệp hội sinh viên" này ở đâu và làm cách nào mà có con số 200.000 để cung cấp cho Germaine Greer? Bằng cách …mua dâm?! Li kỳ hơn nữa, mấy chục năm sau khi quân đội Hoa Kỳ đã rút về nước mà số gái điếm vẫn bành trướng lên thành nửa triệu:

-"Trong khoảng thời gian Hoa Kỳ có mặt tại Miền Nam, có (tới ) hơn 500.000 gái điếm chỉ tại Sài gòn và cả quân đội Hoa Kỳ lẫn chính phủ Thiệu đã đẩy mạnh việc mãi dâm cũng y như dưới thời thực dân Pháp. […] Gái điếm được trả 1 mĩ kim mỗi lần tiếp khách và 80 % số tiến ấy vào túi của chính phủ trung ương (Miền Nam)…" ("During the US presence in outh Vietnam, there were over 500,000 prostitutes in Saigon alone, and prostitution was promoted by both the American military and the Thieu regime as it had been during the French colonial days. Prostitutes were paid $1 per client and 80% of their earning went to the central (South) government...") [Sisterhood is Global: The International Women’s Movement Anthology, trang 725, Chủ biên: Robin Morgan, Nhà xuất bản Anchor Books, 1984] (Nguyễn Tà Cúc.Trăm năm Mặc Đỗ: Những "con người hào hoa" của Cõi tự do. http://damau.org/archives/32187 )


Riêng tôi, sau 1975 đọc báo Nhân Dân thấy có bài bình luận nói Sài gòn có nửa triệu gái điếm .Tôi còn nhớ dân số Saigon trước 1975 là triệu rưỡi, sau 1975, dân Băc Kỳ xâm lược kéo vào con số lên khoảng ba triệu. Nay xem lại Wikipedia thì Saìgòn:

-1949, dân số 1,200,000

-1954, Bắc Kỳ di cư , 2,000. 000
 Năm 1975,  dân Saigon chết do Việt cộng,  tù đày, vượt biên , di tản.. hơn một triệu người thì đã có dân miền Bắc đổ vào, nên dân số đột biến

-1975: khoảng 4 triệu.

- 2012,  gần 7.750.900 người,

- 2015, Thành phố có 8.224.000 người
( Mỹ Ngụy xấu xa nhưng vàng bạc, đô la, nhà cửa, đất đai, nhà máy, các cửa hàng, nhất là con gái điền chủ, tư sản, và phụ nữ miền Nam nói chung  thì thơm lắm!)

Cứ cho trước 1975, dân Saigon hai triệu, phụ nữ chiếm một triệu, trừ bà già một nửa, thế là một nửa là gái điếm. Các ông Việt Cộng quen thói lếu láo, chuyên vu khống mạ lị kẻ thù nhưng họ quên rằng "đánh chó phải ngó mặt chúa", không được "vơ đũa cả nắm". Không lẽ vợ con các đồng chí Cộng sản nằm vùng và thân cộng là Kiều nữ của thời Mỹ đến Việt Nam? Không lẽ vợ con Nguyễn Hữu Thọ (con gái Nguyễn Hữu Thọ được Thiệu nuôi dưỡng), Huỳnh Tấn Phát, Thiên Giang, Vũ Hạnh, Trần Thúc Linh, Trần Tuấn Khải, Tôn Thất Dương Kị, bà Trần Bá Thành, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, ni sư Huỳnh Liên, vợ Thich Nhất Hạnh, LM.Phan Khắc Từ, và các sinh viên tranh đấu như vợ Nguyễn Hữu Đống,Nguyễn Hữu Thái, Cao Thị Quế Hương ..xuất thân là gái đứng đường hay sao?


Với tư cách kẻ chiến thắng, Dương Thu Hương đã chỉ trích miền Nam như trong CHÂN DUNG NGƯỜI HÀNG XÓM.Với tập truyện này, Dương Thu Hương được giải thưởng báo Văn Nghệ. xuất bản 1985 tại Hà Nội, và do Văn Hiến in lần thứ nhất , tại Hoa Kỳ năm 1997, dày 285 trang gồm 11 truyện ngắn, viết trong những thời gian khác nhau từ 1975 đến 1980. Trong tập truyện này, tác giả vẽ nên những cuộc sống ở hai miền Nam Bắc. Tác giả đã nhìn miền Nam sau ngày tan rã với cặp mắt của người chiến thắng.


Nguyễn Khải và nhiều tác giả đã nhìn miền Nam lúc đó bằng cặp mắt bề trên nhưng thái độ của Dương Thu Hương thì khinh thị rõ rệt hơn.Trong Loài Hoa Biến Sắc, Dương Thu Hương đã vẽ ra hai cảnh trái ngược. Cô bộ đội miền Bắc quê mùa, xấu xí không biết chưng diện nhưng là người cán bộ của đảng, là một công dân tốt, và là một kẻ chiến thắng giữa một thành phố chiến bại.


Trong khi đó một cô gái sang trọng quý phái lại là một gái bao của một cán bộ! Điều đó cũng là một phần sự thực. Tại đâu trên thế giới cũng có những phụ nữ làm nghề mại dâm. Trước 1975, miền Bắc cũng có gái điếm như trong truyện của Hoàng Lại Giang ( Ký Ức Tình Yêu , Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu) và Nguyễn Huy Thiệp ( Thương nhớ đồng quê ). Nhưng Việt Nam cả Nam và Bắc sau 1975 cho đến hiện nay, con số phụ nữ hành nghề ' thân xác' như bia ôm, karaoké ôm, tắm ôm. .. và xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan rất đông. Một số cộng sản huynh hoang đạo đức cách mạng, chửi rũa miền Nam đồi trụy nhưng tại miền Bắc con đĩ lên ngôi và vào nội các chính phủ. Đó là Nguyễn Thị mà Trần Đăng Mạnh đã kể việc cô được bác Hồ đón tiếp bằng câu nói thân mật và bình dân đại khái như :  Em có buồn đái không ? bác dẫn em đi đái nhé!" Bác cháu ta cùng nhau hành quân  nhé!" và  Dương Thu Hương nhấn mạnh“Cô Tuyển vác đạn, con đĩ Hằng lên ngôi". http://dcvonline.net/2013/10/18/nhung-co-che-cua-su-nham-lan-3/


Có điều là nhân vật Mỹ Dung trong Loài Hoa Biến Sắc tiếp khách trong các nhà hàng hay khách sạn cao sang, và cô Nguyễn Thị Hằng, người nhờ nhan sắc, nhờ ôm ấp kỹ ông Quang, chỉ huy quân khu tả ngạn, được đưa lên thủ đô. Ở thủ đô, sau khi trở thành bồ non của ông Lê Đức Thọ, cô lại được ông Lê khả Phiêu tổng bí thư đảng bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng bộ thương binh xã hội. ”(Dương Thu Hương)


Con đĩ đã trở thành nhất nhị phẩm triều đình, còn nhân vật của Bùi Ngọc Tấn thì quá kinh hoàng, tìm khắp thế gian ở đâu cũng không thấy quang cảnh địa ngục XHCN như ở Việt Nam.

Chị Sợi bán các thứ linh tinh. Khách hàng là các ông ăn mày.Thúc Sinh, Từ Hải là những ông bị gậy và nơi hành lạc là nhà của chị, bên cạnh giường bệnh đầy phân và nước tiểu hôi thúi của bà mẹ, và đối diện là nhà xí công cộng. Nó dài đến non chục mét, phân, nước giải, nước mưa ngập ngụa ra đến sát hẻm. Mùi nó còn nặng hơn nhiều, nhất là những hôm có gió mạnh.cầu tiêu công cộng cầu tiêu![...]. Chị Sợi có một mẹt hàng bán các thứ linh tinh ở đầu hẻm: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích quy. Mùa nóng chị bán cả bia hơi. Khổ nỗi là chị chẳng thể nào cạnh tranh nổi với các hàng quán san sát gần đó. Họ có lều quán. Họ có cái bán mái nhô ra. Họ có cả căn nhà mặt tiền của họ. Hàng của họ trông vui mắt, sạch sẽ, sang trọng, nhiều loại, mới tinh, đầy vẻ mời chào. Chứ không như hàng của chị. Vạ ra vỉa hè thì chớ. Lại còn bụi bậm, bạc phếch, cũ kỹ. Không biết bao Vinataba của chị bóc bán được chưa mà vỏ bao đã nhợt ra hết cả. Để làm bớt đi vẻ nghèo nàn tiều tụy của mẹt hàng, chị Sợi đã ngồi lảnh ra một nơi, cách xa cái đám phồn hoa kia. Khách của chị cũng muốn như thế. Đó là những người ăn xin. Vâng. Những người ăn mày là khách hàng chủ yếu của chị. Những người này cũng muốn có một lúc dừng chân sau khi đã rạc cẳng trên các vỉa hè. Những người này cũng muốn trở lại làm người, cất đi trong chốc lát bộ mặt nhăn nhó đau khổ của mình khi đi ăn xin. Họ cũng muốn chuyện trò đôi câu một cách bình đẳng ngang hàng với những người không phải là ăn xin như họ. Họ cũng muốn ăn một cái bánh bích quy, cũng muốn lấy cái điếu cày của chị kéo một hơi cho đã, rồi chiêu một ngụm nước chè trước nụ cười tán thưởng của chị. Sang hơn thì làm một điếu Vinataba. Để rồi lại đi. Chị Sợi quen rất nhiều ăn mày. Chị biết có những người đi ăn mày để có tiền bó cái bậc hè. để láng nốt góc sân còn dở dang. Để thêm vào xây cái bể. Chị biết có những người ăn xin vì không muốn làm nghề gì khác. Nhiều người trong số họ là những người tình chốc lát của chị. Cô điếm già, xấu, nhăn nheo, gầy gò còn có thể có khách nào ngoài đám ăn mày. Người ta đi tới, ngồi xuống, uống chén nước chị rót và khẽ nháy mắt, hất hàm về phía trong hẻm. Chị khẽ gật. Người ấy đi. đi thẳng hè phố để rồi lát nữa mới quay lại. Chị Sợi thu xếp tất cả hàng họ vào thúng, bưng về nhà, đổ chậu phân nước giải dưới gầm giường bà mẹ, rồi đi tắm rửa bằng xà phòng thơm, lại còn xịt vào người, xịt vào giường bà mẹ, xịt lên gác lửng tí nước hoa rẻ tiền, kéo tấm ri đô che khuất một phía chiếc giường có người mẹ đang nằm khô như một cái xác nặng mùi hôi thối tỏa ra.( Bùi Ngọc Tấn-Truyện không tên)


Sau chị Sợi là một nhân vật tên Hào, dân Bắc Kỳ vào đô hộ Nam Kỳ sau 1975. Ông là người chiến thắng, thuộc giai cấp thống trị mà sao lại sống như một kẻ bần cùng. Với phương châm nổi tiếng về ăn uống của ông là qua cổng vào làng, ông đi phục kích những xe ô tô chở rau cho Công ty thực phẩm, kiên nhẫn chờ đợi tới tận nửa đêm. Các chàng lái xe thế nào chẳng quẳng cho ông khi một túi nặng xu hào bánh xe, khi hàng ôm rau muống. Rau mậu dịch thường ôi, dập nát nhưng cũng tốt chán. Tiện chiều thứ bảy đèo về nhà. Còn không thì rải xuống gầm giường cá nhân, nấu dần, nhiều rau tức thì bớt gạo, lại dôi ra được mấy đồng thêm vào đong mạch, đong ngô viện trợ cho ba mẹ con. Ông thành thật suy nghĩ: giá con người ta không phải ăn thì sung sướng biết bao nhiêu. Cho nên khi anh em trong tổ sản xuất động viên nhau cai thuốc lá, ông bảo Các cậu không cai được thuốc là xoàng. Ông đang định cai cơm tẻ đây.(Bùi Ngọc Tấn- Những Người Đi Ở)


Bùi Ngọc Tấn cũng nói đến thảm cảnh của những người đi bán máu:

Cho nên những ngày đi bán máu rất vui. Con người mình bỗng nhiên tăng thêm giá trị trước gia đình và trước bao cặp mắt của cánh phe vé, bỗng nhiên mình được bao bọc quấn quít giữa những cái nhìn trìu mến, tình cảm, hò hẹn của đám đàn ông đàn bà chuyên sống bằng buôn bán tem phiếu lúc nào cũng có mặt ngoài cổng bệnh viện. Đội ngũ phe vé cũng đông xấp xỉ đội ngũ những người bán máu. Giá cả dễ thống nhất. Giá làng. Người trao tiền, người trao phiếu là xong. Điều gay go nhất là tiêu chuẩn bồi dưỡng còn được một bát phở tái bò, nhưng phải xếp hàng ăn ngay tại hành lang bệnh viện. Những lần đầu đứng ngồi xì xụp bát phở ngoài hành lang ngượng lắm. Cắm mặt mà và, mà xụp xoạp cho nhanh. Nhưng rồi quen. Nghĩ mình lương thiện. Quá lương thiện. Lương thiện gấp trăm lần những người khác. Chẳng có gì mà xấu hổ. Thế là dần dần cứ ăn bình tĩnh nhẩn nha. Chẳng nuốt vội nuốt vàng như trước. Để thấy chất bổ ngấm vào người, vào máu. Để thấy mình đang hồi phục. [...].Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng. Người bán máu nuôi con đi học. Người lương hưu ít ỏi không đủ sống. Quần áo chỉn chu. Tóc chải gọn gàng. Mặt mũi sáng sủa, đi lại rón rén nhẹ nhàng chỉ trông cũng biết là người có học. Đấy là một loại. Loại này đông nhất. Loại thứ hai ít hơn: Những nam nữ thanh niên còn rất trẻ, quần áo bít dít cười nói trò chuyện ồn ào. Đó là cánh thanh niên đua đòi ăn chơi tung tẩy rủ nhau đi bán máu lấy tiền mua nhẫn vàng mua đồng hồ quần bò áo phông. Còn dân bán máu chuyên nghiệp lại khác. Giống cánh trí thức. ít nói. Có nói cũng rất khẽ. Khuôn mặt đầy lo lắng ưu tư. Họ có nhiều sổ, bán ở nhiều nơi. Có khi lên cả Sơn Tây, Thái Nguyên. Về cả Thái Bình. Họ chưa đến hạn được bán. Họ sợ máu họ loãng. Họ sợ bệnh viện nhận ra sự gian dối của họ. Dân chuyên nghiệp bán máu xong là đổ xô đi mua viên sắt, uống nước cua sống. Hy vọng như vậy sẽ có đủ huyết sắc tố cho đợt bán sau. Dân chuyên nghiệp vén ống tay áo lên nhìn biết ngay. Chằng chịt vết kim. Lân bán máu sau Tường. Nhưng Lân là người theo đuổi cái công việc này lâu nhất. Khi kẻ viết bài này lang thang từ các miền rừng núi trở về, đã sẵn có nghề trong tay, Lân đi bán máu đột xuất, chiêu đãi y một bữa bún chả, ăn trong căn buồng hẹp nhà Lê Bầu phố Phùng Hưng. Một bữa ăn vĩnh viễn nằm trong trí nhớ. (Phần III) *



Biển và Chim Bói Cá là cuộn phim về sự tan rã của một xí nghiệp đánh cá theo phương thức XHCN, sự khốn cùng của lao động tập thể dưới sư bóc lột và đày đọa của Cộng đảng trong thời bao cấp. Và cũng là cáo trạng về sự băng hoại con người, nhất là lớp trẻ sẽ trở nên con đồ, du đãng, trộm cắp, mất nhân tính, mất niềm tin vào lớp cha anh, vào bọn lãnh đạo tàn ác và ngu dốt, và vì nền giáo dục của chủ nghĩa Marx.


Đây thuyền trưởng Trần Bôn, ngăn nắp, quy củ, yêu vợ và trung thành với vợ. Đây thuyền trưởng Trần Nhân Chơn, hào phóng, lãng mạn, yêu người cũ một cách nồng nàn. Nhạn, cô đánh máy xinh xắn, láu lỉnh, đùa cợt những đồng chí chuyên gia nước ngoài, trịnh trọng com-lê ca-vát, chế giễu thân mật các sếp, và không thân mật lắm các nhà chức trách. Cảnh, anh chàng phụ trách việc nhổ cỏ dại (trong cái xí nghiệp quốc doanh đang đi dần đến giai đoạn cáo chung ấy, có nhiều chức vụ mà ta khó tưởng tượng được nó có tích sự gì), thông minh, không chịu được chỗ đứng của mìnhThuyền trưởng Huy, một người sẵn sàng làm đủ mọi điều đê hèn, phản trắc, nịnh hót, để thỏa mãn tham vọng của mình. Ở cực bên kia, thuyền trưởng Lê Mây là một người ngay thẳng, nhưng lại không biết mềm dẻo với sự đời. Lại có Quán Mèo một gã xuất thân chăn vịt rồi đi đến giàu có, quyền thế, nhờ chăm chỉ, khôn khéo, mánh khóe, liều lĩnh, xét cho cùng, con người không ác, chẳng qua chỉ là biết lợi dụng nhân tình thế thái. Nhiều nhân vật được mô tả cả về hình dáng. Đây thuyền trưởng Lê Mây « khuôn mặt sạm nắng gió và muối mặn, vuông vức, râu ria, mắt dữ dội nhìn thẳng trên một nền trời biển ».



Tất cả các nhân vật đó vật lộn với đời, ở buổi giao thời, chính sách đổi mới chưa có kết quả, cái gì cũng thiếu. Trong quan hệ người với người, những hành vi bất lương, vô sỉ, cũng có. Nghèo đói là số phận của mọi người, trên bờ hay trên biển, cần cù mệt nhọc để chưa đủ nuôi vợ nuôi con. Sự liên đới giữa những người khổ sở đôi khi cũng dẫn đến những cảnh ngộ nghĩnh ; đọc đến đoạn cô gái chuyên ăn cắp dầu của cảng, đứng chửi anh công an vì anh ta khám tầu để tìm hàng lậu của những anh thủy thủ buôn về làm kế sinh nhai, mà phải buồn cười « Người ta đi vất vả, sông nước kiếm miếng ăn, lại kéo đến ăn hớt tay trên của người ta ». Ăn cắp là một nghề rồi.



Tình yêu, qua các nhân vật khác nhau, được xem dưới đủ mọi dạng. Thay vì tình yêu, nói về tình dục nam nữ đúng hơn. Đây là những anh thủy thủ thả lên bờ, từng đoàn hớn hở đi tìm thú vui xác thịt, nơi những cô gái đợi sẵn bên đường. Ở cực bên kia xã hội những ông tổng giám đốc rủ nhau tung tiền đi những nơi trụy lạc xa hoa. Tình yêu cũng có. Đây anh thuyền trưởng mê vợ, luôn luôn nhớ đến vợ. Đây anh bác sĩ đi buôn trích vốn ra mua một loạt quần trong kích dục để về ngắm vợ. Cũng có anh thủy thủ mê vợ, hãnh diện về vợ, rồi đi biển lên bờ cũng theo bạn ăn chơi dâm dãng.


Đời sống trên tàu đánh cá rất cực nhọc. Làm việc ba ca tám tiếng. Ban đêm cứ hai tiếng rưỡi lại phải thức dậy, hai tiếng rưỡi là thời gian một mẻ lưới : thả lưới, đi ngủ vội để cho tàu kéo, nhấc lưới, dỡ cá, cho ướp đá, rồi lại thả lưới… Tàu thì luôn luôn rầm rập máy nổ. Nhưng biển cũng có nguồn lợi cho người hưởng. Trong tình cảnh thiếu thốn thời bấy giờ, đặc biệt thiếu thốn về chất đạm, người đánh cá thật là may mắn, ăn tôm ăn cá suốt ngày, trong bữa ăn, ngoài bữa ăn, trong những buổi liên hoan tổ chức trên tàu.


Tác giả chỉ kể lại những điều có thật. Những lễ vật biếu các quan chức, từ vật nhỏ như con gà luộc, đến những cống hiến hàng trăm hàng ngàn đô-la. Những mánh khóe để chia nhau tài sản của Nhà Nước. Những sự chênh lệch giàu nghèo hiển hiện ra đấy. Tất cả được diễn tả một cách hồn nhiên. Thì có gì đâu ? Đời sống bình thường. Nhìn bởi con mắt sắc bén của tác giả.


Câu chuyện được kể với một nụ cười chua xót, nhưng trên hết, với đầy tình cảm, làm ta cười, ta khóc, theo từng hoàn cảnh. Một câu chuyện chan chứa tình người. Khiến độc giả quyến luyến với những nhân vật mà được thấy một mảnh đời trong đó.




Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn trung thực và nghệ thuật của ông đã làm cảm động người đọc, đưa người đọc đi sâu vào điạ ngục trần gian, hiểu tổ chức của nó, hiện thực của nó và các ngõ ngách tâm hồn của giai cấp thống trị. Ông là một nhà văn lớn, một chứng nhân lịch sử như lời ông nói:

Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao biến động của Lịch Sử. Một thế hệ nhiều năm rồi nằm trong tầm súng bắn tỉa của Thần Chết, đang biến mất khỏi hành tinh này không để lại một vết xước nào. Tôi chỉ muốn thật trung thực trong khi viết để góp phần vào việc lưu giữ ký ức của Dân Tộc."

NGUYỄN THIÊN-THỤ
OTTAWA, CANADA, 
20-5-2017


TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 469



    SƠN TRUNG  
Chủ biên
  
Gia đình quan TổngĐốc Hoàng Trọng Phu  (1872 - 1946)

s 469
Ngày 20  tháng 5 năm 2017



----------------------------------------------------

No comments:

Post a Comment