Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 30 May 2019

Ông Trọng để Phó Chủ tịch nước thay mặt đọc tờ trình ở QH

  • 6 giờ trước
  • Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện mà ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày về Công ước lao động trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa 14, theo các báo Việt Nam.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Hôm 14/5, ông Trọng đã chính thức xuất hiện trở lại sau một tháng 'vắng mặt'. Dư luận chú ý nhiều đến dây đai và chiếc đồng hồ bên tay trái ông.
    Tờ Thanh Niên hôm 10/5 cho hay TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ là người trình bày Tờ trình về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
    Nhưng đến hôm 29/5, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh "nhận được sự ủy nhiệm" để đọc tờ trình do ông Trọng ký trước Quốc hội.
    Nội dung tờ trình nhấn mạnh sự quan trọng của việc gia nhập Công ước 98 trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), nội dung giống với tờ trình mà ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ngày 12/4.
    "Công ước xác lập nguyên tắc tự nguyện, thiện chí trong thương lượng tập thể, đồng thời quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc thúc đẩy thương lượng tập thể được thực hiện một cách tự nguyện, thiện chí", bà Thịnh đọc tờ trình.

    Lại 'vắng mặt'

    Hôm 14/5, ông Trọng chính thức xuất hiện trở lại trong cuộc họp với các lãnh đạo cấp cao sau một tháng không có tin tức hình ảnh hoạt động của ông trên truyền thông và nhiều tin đồn về sức khỏe của ông đã xuất hiện.
    Trước đó có tin cho rằng ông nhập viện sáng 14/4 khi thăm tỉnh Kiên Giang.
    Hình ảnh cuộc họp hôm 14/5 đã được quay phim và phát sóng rộng rãi, dường như là để chấm dứt những tin đồn về sức khỏe của ông.
    Tuy nhiên, khi đó dư luận lại chú ý đến chi tiết dây đai ở chiếc ghế ông ngồi, và chiếc đồng hồ thông minh trên tay trái của ông.
    Ông Trọng sau đó tiếp tục xuất hiện, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 hôm 16/5. Bài phát biểu cũng được trình chiếu trên VTV.
    Có vẻ như các hình chỉ cho thấy nhà lãnh đạo Việt Nam ở vị trí ngồi chứ không có hình ảnh ông đứng hoặc đi lại.
    Hôm 19/5, hôm bế mạc Hội nghị, Tuổi Trẻ khi đó có bài viết phát biểu của ông, kèm theo hình ảnh của Thông Tấn Xã.
    Nhưng cũng trong ngày 19/5, ông không có mặt trong đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Bản quyền hình ảnh Gallo Images
    Image caption Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (trái) trong một chuyến thăm CH Ba Lan chụp hình với Thủ tướng Ba Lan (nhiệm kỳ trước), Beata Szydlo tại Warsaw

    Các nhân vật thay mặt hoặc hỗ trợ công việc

    Đến ngày 21/5, Thường trực Ban bí thư, ông Trần Quốc Vượng thay thế ông Trọng chủ trì một cuộc họp về phòng chống tham nhũng.
    Hôm 29/5, ông Vượng tiếp tục ra mặt đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia và "chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới các nhà lãnh đạo Campuchia".
    Trước đó hồi tháng Ba, chính ông Trọng đã ra tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Lào.
    Nhưng trong nửa sau tháng 4 và sang tháng 5, đài báo VN chỉ nói ông gửi điện thư giao lưu với lãnh đạo các nước mà không đăng hình xuất hiện ở đâu.
    Cũng trong ngày 29/5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp đón ông Paul de Jersey, thống đốc bang Queensland của Úc.
    Lịch làm việc của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Phủ Chủ tịch có vẻ khá bận rộn, vì cũng trong ngày 29/05, tại trụ sở này bà đã "tiếp đoàn đại biểu nữ là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến" thời kỳ kháng chiến.
    Trước đó, hôm 23/05, cũng tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu chức sắc tôn giáo tỉnh Ninh Bình, theo báo Việt Nam.
    Theo Hiến pháp Việt Nam, điều 88, khoản 6, một trong những nhiệm vụ của Chủ tịch nước là "trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70" và "quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước".
    Điều 92: Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.
    Điều 93 Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
    Bản quyền hình ảnh STEPHANE DE SAKUTIN
    Image caption Phủ Chủ tịch ở Hà Nội - hình minh họa
    Xem thêm:

    No comments:

    Post a Comment