Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 29 May 2019

SON TRUNG * ĐÔI ĐIỀU BÀN VỀ VUA TỰ ĐỨC

ĐÔI ĐIỀU BÀN VỀ VUA TỰ ĐỨC 嗣德
 :
Vua Tu Duc.jpg

Chân dung thông dụng của vua Tự Đức

Vua Gia Long thống nhất đất nước, thiết lập một nước Việt Nam độc lập nhung vài chăục năm sau, nước ta bị quân pháp xâm lược.
Gia Long (chữ Hán: 嘉隆 8 tháng 2 năm 17623 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖), thụy hiệu Cao Hoàng Đế (世祖 高皇帝)
Nguyễn Ánh là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục triều đại. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải cầu viện quân Xiêm La và hứa cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp để 2 nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho quân Thanh khi đội quân này kéo sang nước Việt đánh nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh cùng với Lê Chiêu Thống là 2 ông vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước. Việc cầu viện ngoại xâm vì tham vọng cá nhân đã khiến ông bị giới sử học sau này chỉ trích gay gắt.

 Image result for vua tự đưc
 VuaTự Đức


Về sau, nhân lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại Phú Xuân (Huế) dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục nhà Hậu Lê.[1] Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng SaTrường Sa, tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long đã đem vùng Trấn Ninh (rộng khoảng 45.000 km²) cắt cho vương quốc Vạn Tượng để lôi kéo sự ủng hộ của họ (vùng này ngày nay là lãnh thổ của Lào).[2] Với việc cắt Trấn Ninh cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là Tự Đức đã cắt cả Nam Kỳ Lục tỉnh cho thực dân Pháp).


 Image result for vua tự đưc
  VuaTự Đức
Về đối ngoại, ông là người mở đường cho sự can thiệp của người PhápViệt Nam qua việc mời sỹ quan Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Về mặt đối nội, nước Việt thời Gia Long không được ổn định, do Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng nên bị người dân bất bình,[3] chỉ trong 18 năm đã có khoảng 90 cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cả nước.[4] Gia Long cũng xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn để thay bằng việc áp dụng các chính sách cai trị phong kiến khá bảo thủ, tiêu biểu là việc cấm thương nhân người Việt buôn bán với ngoại quốc,[5] soạn Hoàng triều luật lệ (còn gọi là "luật Gia Long"), gần như chép nguyên mẫu từ luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nên khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê.[6] Lương Đức Thiệp nhận xét rằng việc Nguyễn Ánh thi hành chính sách bảo thủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn đã khiến "dân tộc Việt Nam vẫn cứ đứng lỳ trên một nấc tiến hóa với cái kỹ thuật canh tác không thay đổi"[7] Các chính sách này là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.[8]


Tự Đức tên huý là Hồng Nhiệm, sinh ngày 25 tháng 8 nǎm Kỷ Sửu (1829) là con thứ hai của Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng - con gái Thượng thư Bộ Lễ Phạm Đǎng Hưng.

Tháng 10 nǎm 1847, Hồng Nhiệm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó 19 tuổi.

Tự Đức ốm yếu nên ít đi kinh lý, do đó ít sát dân tình, ngày càng trở nên quan liêu.

Bù lại sự yếu kém sức khoẻ, Tự Đức lại rất thông minh và có tài vǎn học, thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo, xem sách đến khuya. Tự Đức là một trong những người uyên bác về Nho học và Khổng học thời đó.

Tự Đức là người con rất có hiếu với mẹ là bà Từ Dũ. Tự Đức quy định ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn vào chầu thǎm mẹ, mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ, khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thǎm sức khoẻ, rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chính sự. Bà Từ Dũ là người thuộc nhiều sử sách, biết nhiều chuyện cổ kim. Hễ mẹ nói gì là vua ghi ngay vào cuốn sổ nhỏ gọi là "Từ huấn lục".

Tự Đức thiếu tính quyết đoán, thường dựa vào triều thần, bàn việc triều thần thì rất bảo thủ, do đó khi trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thì vua tôi chỉ lo việc nghiên bút, bàn đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu xa xưa làm tấm gương, nên Tự Đức "bế quan toả cảng" cấm buôn bán gay gắt.

Khi thành Gia Định (Sài Gòn) rơi vào tay Pháp, thì triều đình bó tay không có kế gì hay.

Nhiều người có con mắt nhìn xa thấy rộng như Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Vǎn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)... dâng sớ điều trần xin nhà vua cải cách chính trị, kinh tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng... và các nước phương Tây thì phái bảo thủ trong triều đình cho là nói nhảm, nên Tự Đức cũng không chấp thuận.

Tự Đức và bi kịch của một ông vua hay chữ
Có thể nói, cuộc đời làm vua của Tự Đức là một bi kịch của cá nhân và cũng là bi kịch của lịch sử đất nước.
Ông vua hay chữ nhưng ốm yếu
Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà. Hoàng thân quốc thích và bá quan văn võ họp tại điện Cần Chánh. Đại học sĩ Trương Đăng Quế tuyên đọc ý chỉ lập hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm lên làm vua. Di chiếu chưa đọc xong, người con cả là Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết ra một đấu, nằm ngã vật ngay giữa sân điện. Hồng Bảo không chịu tin đó là ý chỉ của vua cha, mà cho rằng Trương Đăng Quế đã sửa đi.
Vua Thiệu Trị từng nói, Hồng Bảo tuy là con lớn, nhưng người thô kệch, ham chơi, ít chịu học. Còn Hồng Nhậm sáng dạ, chăm đọc sách nên được vua cha yêu hơn. Ngay từ nhỏ Hồng Nhậm thường được vua cha cho vào chầu riêng để dạy bảo thêm. Hồng Nhậm lên ngôi năm 19 tuổi, lấy niên hiệu là Tự Đức.
Tự Đức có dáng người nho nhã, điềm tĩnh, nhưng thể trạng ốm yếu. Suốt đời ông ở kinh thành Huế, chỉ có một lần duy nhất đi xa theo cha ra Bắc Hà năm 13 tuổi. Quả thực, ông là người đọc nhiều sách, là một vị vua hay chữ và uyên bác nhất triều Nguyễn. Ông lại là người chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm của một vị vua đối với "con dân", với nước. Ông mong xây dựng đất nước "quốc thái dân an" như thời vua Nghiêu, vua Thuấn thời cổ đại. Cách sống và ứng xử của ông cũng tuân thủ khuôn mẫu của lễ giáo xưa.
Ít có một vị vua nào hiếu thảo với mẹ như vua Tự Đức. Cũng thật may mắn là Thái hậu Từ Dũ mẹ ông là một bà mẹ hiền thục, hiểu biết và có lòng nhân ái thương dân. Bà sống rất giản dị, không muốn phô trương. Triều đình muốn làm lễ tôn vinh hay mừng thọ bà, bà đều gạt đi. Từ tấm áo, cái quạt còn dùng được bà không cho phép bỏ đi thay bằng cái mới.
Vua Tự Đức tự quy định, hằng tháng ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn thì vào chầu Thái hậu. Thành thử, mỗi tháng dù công việc bận bịu đến đâu nhà vua cũng chỉ thiết triều cùng các quan nghị sự có 15 ngày! Nhà vua thường mang việc triều đình bẩm tấu với mẹ. Vua ghi lại những lời khuyên của Thái hậu thành tập "Từ huấn lục".
Giỏi văn nhưng kém hiểu biết về quân sự
Tự Đức từng bị bệnh đậu mùa, thân thể suy nhược, hầu như rất ít tiếp xúc với bên ngoài, nên không hiểu được đời sống dân tình cũng như thời thế các nước trên thế giới. Nhà vua thường đọc sách tới tận khuya. Ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 600 bài văn, 4.000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Ông còn tự tay sửa chữa, biên tập một số tích tuồng dân gian. Nhà vua cho mở Tập Hiền Viện và Khai Kinh Diên để bàn luận về thơ phú, lịch sử và chính trị với các nhà văn, nhà thơ. Ông chỉ đạo Quốc sử quán biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục... và viết nhiều "ngự phê" cho bộ sử lớn này.
Nhưng về mặt quân sự, nhà vua lại kém hiểu biết nên rất ít quan tâm đầu tư. Lực lượng quân đội mỏng, vũ khí khí tài lạc hậu, quân lương không đủ.
36 năm trị vì của Tự Đức là thời kỳ đất nước trải qua nhiều biến động lớn. Trong nước, dân đói kém, mất mùa, các cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Người anh là Hồng Bảo không được lên làm vua nổi lên làm phản. Ở Bắc Kỳ có tới 40 cuộc nổi dậy của nông dân. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Phụng và của quân Châu Chấu ở Mỹ Lương có quy mô rất lớn. Quân Chầy Vôi nổi loạn ngay tại kinh thành. Ngoài ra, còn có cả giặc Khách từ Trung Quốc tràn qua cướp phá và nguy cơ mất nước về tay thực dân Pháp.
Không chịu cải cách
Chế độ phong kiến ở nước ta đã tỏ ra quá thủ cựu và lạc hậu. Một số triều thần được cử đi sứ nước Pháp như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Đinh Văn Điển, Bùi Viện... trở về đã dâng sớ xin cải cách mở cửa. Đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ đã năm lần bảy lượt kiên trì gửi tới nhà vua những bản "điều trần" trình bày hơn thiệt làm sao cho nước ta được canh tân theo kịp các nước châu Âu.
Nhưng trong triều thế lực bảo thủ quá lớn, lấn át tất cả mọi tiếng nói thức thời. Lại thêm chính sách bế quan tỏa cảng càng làm cho nước ta như một ốc đảo lạc hậu với thế giới bên ngoài. Cũng đúng vào thời điểm này, Thiên hoàng Minh Trị nước Nhật đã mở cửa, áp dụng công nghệ, kỹ thuật phương Tây làm cho nước Nhật trở nên hùng mạnh.
Mãi sau này, vào năm 1878, nhân xem báo Hương Cảng tân văn, nhà vua thấy nói, muốn đưa đất nước tiến lên phải mở mang giao thương, học hỏi công nghệ phương Tây, chế tạo tàu biển, đúc súng ống... Và để làm việc ấy thì phải cho học ngoại ngữ và cử người đi học ở nước ngoài.
Nhà vua đem việc ấy ra hỏi ý kiến Viện Cơ mật, nhưng các viên quan ở đây đều bàn giùn, cho rằng không thể làm được. Chính nhà vua lúc này đã thấy được sự trì trệ, bèn phê chuẩn phải làm ngay việc học tiếng nước ngoài. Một số thanh niên được cử theo sứ bộ sang Xiêm học tiếng Thái. Nhưng động thái này của Tự Đức đã quá muộn mất rồi!
Chính vì vậy, người đời sau có thơ phê phán: "Trong nước chỉ mê thơ Lí, Đỗ/Ngoài vùng nào biết chuyện Anh, Nga" (Đỗ Văn Bàn).
Việc cấm đạo cũng tạo cái cớ cho thực dân nước ngoài tiến hành xâm lược nước ta. Sử gia Trần Trọng Kim có lời bàn: "Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước I Pha Nho (tức Tây Ban Nha) mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy".
Năm 1858, quân Pháp và Tây Ban Nha đem tàu chiến tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lăng. Tiếp sau đó, triều đình phải lần lượt nhường các tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Tự Đức cảm thấy bất lực, chỉ còn cách cử đại thần đi sứ để xin... chuộc lại, nhưng quân Pháp chẳng đời nào chịu nhả ra miếng mồi đã rơi vào miệng. Tự Đức quay ra... trách phạt những người đi hòa đàm không hoàn thành nhiệm vụ được giao! Nhà vua đành chỉ xin... chuộc lại một mảnh đất quê mẹ ở Gò Công: "Thành mất không lo, lo chuộc ruộng/Binh hàn không biết, biết ngâm thôi!".
Năm 1873, thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương bị chết. Năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Hà Thành thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết...
Nhìn nhận lại mình
Tự Đức là ông vua sống giản dị, không xa hoa. Ông thường mặc áo màu vàng, chít chiếc khăn vàng mỏng, đi đôi guốc gỗ sơn vàng do nội cung đóng. Nhưng lại rất câu nệ trong việc xây lăng mộ cực kỳ tốn kém cho vua cha Thiệu Trị. Ông cũng tiến hành xây lăng cho mình với hàm ý sẽ tồn tại muôn đời nên gọi là Vạn Niên Cơ, từ năm 1864 đến năm 1867 mới xong. Đây cũng là nguyên cớ nổ ra cuộc khởi nghĩa của quân Chày Vôi.
Là người luôn suy tư, về cuối đời, nhà vua cũng đã biết nhìn nhận lại mình. Ông đổi Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (sau này gọi là Khiêm Lăng) và viết Khiêm Cung ký tự nhìn nhận khá chân thực về cuộc đời của chính mình. Trong đó, có những đoạn viết: "... Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Bài ký này được khắc trên một tấm bia đá đặt tại Khiêm Lăng.
Tự Đức làm vua 36 năm, dài nhất trong các vị vua triều Nguyễn. Song có thể nói, cuộc đời làm vua của ông là một bi kịch của cá nhân và cũng là bi kịch của lịch sử đất nước. Mặc dù có tới 105 bà vợ, nhưng ông không có con. Và ông cũng là một con người cô độc trong suốt 56 năm cuộc đời của mình.


Có kẻ phê bình rằng mất nước là tội của vua Tự Đức: 嗣德:
 Chim chich mà đậu cành tre,
Thập trên tứ dưới mà đè chữ tâm 
Để cho bạch quỷ nam xâm. 

Thực dân Pháp là bọn cướp nước, một số dân ta là kẻ bán nước. Họ không kết tội thực dân mà kết tội vua Tự Đức! Vua Tự Đưc có tội gì?Pháp đến, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đa hy sinh anh dũng chứ không đầu hàng.Phan Thanh Giản thấy quân ta  cung tên, gươm giáo không chống lại súng đạn.Thương binh sĩ hy sinh vô ich, ông đã giao thành cho Pháp và tự lấy cái chết phạt mình về tội để mất thành ! Có kẻ trách vua Gia Long cõng rắn cắn gà nhà! Trách như cũng đúng vì Gia Long  cho Hoàng Tử Cảnh cầu viện Pháp. Và người Pháp không gíúp đỡ gì Gia Long nhưng sau cậy thế mạnh, bắt Gia Long dâng ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh Miền Tây của Nam Kỳ  đất Nam Kỳ rồi cả nước cho thực dân Pháp!Thực dân Pháp lúc này cũng như đế quốc Anh đã chiếm nhiều thuộc địa Á Phi, dù vua Tự Đức mở rộng hay không mở rộng cửa giao thương, Thực dân Pháp vẫn tìm cách này cách nọ xâm lăng ta. Sự thật lịch sữ đã chứng tỏ người Pháp dù Thực dân hay Cộng sản vẫn thich Nam Kỳ. Chiếm Nam Kỳ rồi Pháp chiếm Trung và Bắc Kỳ. Sao những người kia không trach thực dân gian tham mà trach vua Tự Đức không mở cửa! Mở cửa hay không mở cửa, người Pháp vẫn tìm cách xâm lược Việt Nam!
 Wikipedia phê bình việc vua cấm đạo:
 Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bỏ. Từ đó dụ cấm đạo càng khắt khe hơn trước.[11] Từ đó về sau: "hoặc là họ phải chà đạp lên thánh giá, nếu không sẽ chém làm hai ở ngang lưng" (trảm yêu). Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi sông hay ra biển. Báo chí Công giáo tại Pháp kêu la trong sự kinh hoàng, và sự khích động đã thu nhận được một cảm tình viên nơi Hoàng hậu Pháp Eugenie, nhất là khi trong số các nạn nhân sau này có tên một vị tu sĩ Tây Ban Nha mà khi còn là một thiếu nữ, bà ta có quen biết tại Andalusia.
Về việc này, Trần Trọng Kim có lời bình:
Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có Giám mục Pellerin trốn được lên tàu về Pháp, thuật lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam. Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Công giáo sẽ nổi lên đánh giúp. Cùng sự tác động của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873) quyết ý đánh Việt Nam.[14]
Dù không cấm đạo, thực dân Pháp cũng chiếm Việt Nam. Đánh Việt Nam vì trều đình cấm đạo chỉ lá  nguyện biện mà thôi!
Rigault de Genouilly bệnh phải về nước, Thiếu tướng Page sang thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hòa, chỉ xin được tự do giảng đạo Công giáo và được buôn bán với Việt Nam nhưng triều đình Huế không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên HòaVĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh GiảnLâm Duy Hiệp vào Nam giảng hòa với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1862. Trong bản hòa ước gồm 12 khoản có những khoản như sau:
Hình chụp quan đại thần Phan Thanh Giản năm 1863 tại Paris, Pháp.
  • Việt Nam phải để cho giáo sĩ Công giáo người Pháp và người Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo.
  • Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp các tỉnh Biên Hòa, Gia ĐịnhĐịnh Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Kông.
Vua Tự Đức bèn nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, Phó Đô đốc La Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An GiangHà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.
Năm Quý Dậu 1873, Thiếu tướng Dupré sai Trung úy Hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương.
Nói tóm lại, Pháp tham tàn muốn xâm chiếm Việt Nam, họ lấy cớ bài đạo Gia Tô để chiếm Việt Nam.
SơnTrung
Ottawa ngàỷ30-V-2019


WIKIPEDIA PHÊ BÌNH VUA TỰ ĐỨC


Tự Đức (chữ Hán: 嗣德 22 tháng 9 năm 182919 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時), là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông (阮翼宗).

Triều đại của ông đánh dấu nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng các đình thần lại không thống nhất, nhà vua cũng không đưa ra được quyết sách dứt khoát. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Triều đình nhà Nguyễn ngày càng bất lực trước sự tấn công của Pháp, chỉ mong cắt đất cầu hòa. Cuối cùng, tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn Đại Nam. Nhà Nguyễn sau thời Tự Đức chỉ còn là danh nghĩa, thực tế thì đã mất nước vào tay Pháp. 

Thực dân Pháp là loài lang sói, chúng cậy mạnh  xâm chiếm các nước Á Phi. Lý do đòi hỏi truyền đạo và thông thương  chỉ là ngụy biện.

No comments:

Post a Comment