Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 2 August 2019

SƠN TRUNG * HOÀI NIỆM CÁC THÂY TÔI Ở ĐẠI HỌC SÀI GON

HOÀI NIỆM CÁC THÂY TÔI Ở ĐẠI HỌC  SÀI GON
SƠN TRUNG


I. GIÁO SƯ NGHIÊM TOÀN
II.GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC HOẠCH
 III. GIÁO SƯ NGUYỄN KHĂC KHAM
IV. GIÁO SU THANG LÃNG
V. GIÁO SƯ DƯƠNG THIỆU TỐNG


I.  GIÁO SƯ NGHIÊM TOẢN


 Image result for GIÁO SƯ NGHIÊM TOẢN

  Nghiêm Toản (1907 - 1975) là một nhà giáo, giáo sư, và nhà nghiên cứu văn học từng giảng dạy ở các trường Trung học Gia Long, Trung học Văn Lang, Đại học Văn khoa Sài GònĐại học Sư phạm Sài Gòn. Ông còn có bút danh là Hạo Nhiên.

Tiểu sử

Nghiêm Toản sinh ngày 5 tháng 3 năm 1907 tại Nam Định.
Thuở nhỏ, ông học trường Trung học Bảo hộ ở Nam Định, rồi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Hà Nội, vào năm 1930.
Khi còn đi học, giai đoạn 1929-1930, ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng[1], bị bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày ra Côn Đảo (Nghiêm Toản đã ngồi tù với nhà thơ nổi tiếng đầu thế kỷ Trần Tuấn Khải ở nhà tù Hỏa Lò), sau đó được phóng thích. Trở về Hà Nội, ông dạy học tư và nghiên cứu văn học Việt Nam.
Sau năm 1945, ông dạy ở Đại học Văn khoa Hà Nội, cộng tác với các nhà xuất bản Vĩnh Bảo, Sông Nhị, Minh Tân.
Từ năm 1954, ông làm giáo sư tại Đại học Văn khoa Sài Gòn chuyên ngành Việt Hán. Ông giữ chức Trưởng ban Việt Hán tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn nhiều năm.
Năm 1968, ông là một trong ba người dạy Đại học Văn khoa Sài Gòn không có văn bằng tiến sĩ được đề bạt vào ngạch giáo sư diễn giảng đại học.
Ông mất năm 1975 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hưởng thọ 68 tuổi.
Học trò ông sau này rất nhiều người trở thành các trí thức thành đạt có uy tín trong xã hội, như phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hữu Tá, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, giáo sư Bùi Thế Cần...
Tên Nghiêm Toản được lấy đặt cho một con đường ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 26 tháng 7 năm 2011[1].

Tác phẩm

  • Việt Nam văn học sử trích yếu (1949)
  • Mai Đình mộng ký (soạn chung với giáo sư Hoàng Xuân Hãn, 1951)
  • Thi văn Việt Nam - Từ đời Trần đến cuối đời Mạc (soạn chung với giáo sư Hoàng Xuân Hãn, 1951)
  • Luận văn thị phạm (1951)
  • Việt luận (1952)
  • Lão Tử Đạo đức kinh (1959)
  • Quân trung đối (hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Đông Nam Á, Paris, 1995)
  • Thủy hử (dịch sang tiếng Pháp)

Chú thích

  1. ^ a ă Trần Hữu Tá. “Bài về Nghiêm Toản trên báo Người Lao động”. Báo Người Lao động. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
II. GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC HOẠCH




Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (1921-2003) dạy ĐH Văn Khoa Huế..


Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch


thầy Nguyễn Khắc Hoạch

Thầy Nguyễn Khắc Hoạch, sinh ngày 15-5-1921 tại huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Bắc. Trong quá trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, thầy dùng nhiều bút hiệu như: Hữu Minh, Lân Hồ, Hoàng Tuấn, Trần Hồng Châu…
Thuở bút nghiên:
Lúc thiếu thời, thầy học tại trường Trung Học Khải Định Huế (1936-1943), rồi học tại trường Đại học Luật Khoa Hànội cho đến năm 1945.
Sau năm 1945, thầy sang Pháp theo học trường Đại học Sorbonne Paris, đỗ Cử nhân Văn Chương năm 1950, đỗ Tiến sĩ Văn Chương Quốc Gia (Doctorat d’Etat) năm 1955.Đồng thời, thầy cũng tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Quốc Tế thuộc Khoa Luật (Institut des Hautes Etudes Internationales de Droit) Paris, năm 1952; và tốt nghiệp Trung tâm Châu Âu thuộc Đại học Nancy (Centre d’Etudes Européennes Université de Nancy), 1957.
Thời hoạt động:
– Lãnh vực Giáo dục:
• Năm 1957 về nước, thầy làm giáo sư môn Văn chương Pháp và Văn chương Việt nam tại các trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn; Đại học Huế; Đại học Đàlạt và Học viện Quốc gia Hành Chánh.
• Được bầu làm Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn theo nguyên tắc Đại học tự trị lần đầu tiên trong lịch sử Đại Học Văn Khoa (1965-1969).
• Năm 1970, được mời sang Hoa kỳ làm Giáo sư thỉnh giảng về môn Văn chương, Văn hóa Việt Nam, và Văn chương Pháp tại Southern Illinois University (Carbondale, Illinois, USA). Thầy dạy học tại đây đến năm 1974 thì về nước.
• Khoảng năm 1990, thầy sang Hoa Kỳ định cư theo diện gia đình bảo lãnh, cư trú tại Quận Cam, California.
– Lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật:Là nhà trí thức uyên bác được kết tinh từ nền tân học hiện đại lại uyên thâm cả nền cựu học, thầy đã đem cái sở học của mình tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, và hết lòng chấn hưng nền học thuật nước nhà:
• Trước năm 1945, thầy đã viết cho các tạp chí Gió Mới và Tiền Phong (Hà nội).
• Sau thời gian du học và vinh qui năm 1957, thầy mang theo những tinh hoa của nền văn học Tây Phương về nước, truyền đạt đến những thế hệ trẻ Việt Nam đàn em và những thế hệ tiếp nối. Là nhà Tây học, nhưng thầy là người rất tôn trọng lễ nghĩa, và giữ lòng trung tín với tổ quốc cha ông, tích cực hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục.
• Ở quốc nội, thầy sáng lập tạp chí Thế Kỷ XX; cộng tác với Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San của Bộ Giáo dục do GS Nguyễn Đình Hòa làm chủ bút; tạp chí Văn Hóa Á Châu của GS Nguyễn Đăng Thục.
• Khi định cư ở nước ngoài, thầy vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn dưới bút hiệu là Trần Hồng Châu. Cộng tác với Văn, Văn Học và Thế kỷ XXI.
CÕI VỀ: Ngày 7-12-2003, thầy tạ thế, ra đi về cõi vĩnh hằng tại nơi thầy định cư (California USA), để lại lòng tiếc thương vô hạn cho tất cả thân quyến bằng hữu, các bậc thức giả và học trò, cả trong và ngoài nước.
Vinh Danh:
• Để tuyên dương những thành tích của thầy, năm 1968, Chính phủ VNCH đã ân thưởng cho thầy huy chương Văn hóa Giáo dục Bội tinh. • Phương danh GS Nguyễn Khắc Hoạch được rạng rỡ ghi trong các quyển Who’s Who in the World, Men of Achievement, International Book of Honor, và Intetnational Who’s Who in Asian Studies.
Tác phẩm:
• Le Japon et le Traité de Paix, Paris, 1952
• Le Roman Vietnamien au 18e et 19e Sìecle, Paris, 1955
• Les Ralations Américano-japonaises depuis 1951, Paris, 1957
• Xây Dựng và Phát Triển Văn hóa Giáo dục (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1970)
• Thành Phố Trong Hồi Tưởng (Tùy bút, An Tiêm, Los Angeles, USA, 1991)
• Nửa Khuya Giấy Trắng (Thơ, Thanh Văn, Los Angeles, 1992)
• Nhớ Đất Thương Trời (Thơ, Thế Kỷ, Los Angeles, 1995)
• Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây (Thơ, Văn Học, Los Angeles, 1999)
• Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật (Tiểu luận, Văn Nghệ, 2001)
• Suối Tím (Thơ, Văn Nghệ, 2003)
• Tuyển Tập Trần Hồng Châu (Thơ, Tùy bút, Tiểu luận, Viện Việt Học, 2004)
(Viết bởi Lâm Hữu Tài, ban Việt Hán, khóa 1966-1969)



Giáo sư Khưu Sĩ Huệ



III. GIÁO SƯ NGUYỄN KHĂC KHAM

Trích từ tuyển tập Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham)

 Image result for GIÁO SƯ NGUYỄN KHĂC KHAM

Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham là bài viết của cố Giáo sư Viện trưởng Viện Việt-Học Nguyễn Đình Hoà trong tập san Dòng Việt số 2 tập 1, in năm 1994 tại Hoa Kỳ, và được Giáo sư cập nhật vào năm 2000. Theo Giáo sư:

“… Đại lão Giáo sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hoá thật vẻ vang cả trong nước lẫn ngoài nước. Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người Việt (ở các trường Gia Long, Thăng Long, Hoài Đức, Văn Lang, Minh Tân, Văn Hóa, Chu Văn An tại Hà nội, Petrus Ký tại Sàigòn …, Đại học Văn Khoa Hà nội và Sàigòn, Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Huế) và người nước ngoài (Đại học Ngoại ngữ Đông Kinh bên Nhật Bản với tư cách “Khách viên Giáo thụ”). Giáo sư Nguyễn Khắc Kham cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong ngành văn hóa giáo dục của ta (chẳng hạn, Giám đốc Nha Văn Hoá, Tổng thư ký Ủy hội Quốc gia UNESCO, Giám đốc sở Tu Thư, Giám đốc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia, v.v..) và đã từng đại diện cho Việt Nam tại nhiều hội nghị quốc tế về văn hóa và giáo dục.
Riêng chúng tôi đã sớm có liên hệ của một học trò đối với thầy Nguyễn Khắc Kham, chúng tôi may mắn hằng tuần, có khi mỗi ngày từ cuối thập kỷ 1940, được học của thầy hơn một nửa chữ (chữ Hán, chữ Anh hay chữ Pháp). Mối liên hệ đó về sau còn được củng cố thành lòng kính ái của một nhà giáo trẻ, còn non tay nghề, đối với một bậc đồng nghiệp huynh trưởng đầy kinh nghiệm đã làm cố vấn không biết mệt mỏi cho chúng tôi lúc chúng tôi mới chập chững bước vào nghề gõ đầu trẻ - ở trường Chu Văn An (hậu thân của mẫu hiệu của chính chúng tôi là Trường Bưởi), ở tư thục Văn Lang, những năm 45, 46 - rồi sau khoảng cách khá dài, ở Trường Đại học Văn Khoa Sàigòn từ năm 1957, rồi khi chúng tôi được bổ nhiệm vào năm 1962 để kế thừa vị trí lãnh đạo của Thầy Kham tại Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục cũng như trong Ủy hội Quốc gia UNESCO. Qua bao nhiêu năm, Cụ Kham đã từ Tokyo, từ Paris, từ California viết thư đều đặn để khuyên bảo nhiều đàn em trong lãnh vực văn hóa giáo dục. Mối thâm tình đó, chúng tôi trân trọng vô cùng.

Cụ là một nhà giáo uyên bác nhưng khiêm cung, lúc nào cũng trọng tín nghĩa và không tiếc công tiếc của mà chỉ bảo cho đám hậu sinh chúng tôi về bất cứ một vấn đề nào…”

Và, 13 năm sau - năm 2007, Giáo sư Nguyễn Khắc Kham bước vào tuổi thọ thứ 100. Nhân dịp này, Ban Tu Thư Viện Việt-Học cho xuất bản tập Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham và được phát hành trong buổi Lễ Mừng Thọ Bách Niên của Giáo sư tại Kobé Restaurant, Santa Clara, California vào ngày 14 tháng Giêng năm 2007 trong tâm tình trân quí một đại thụ của nền văn hoá Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp văn hoá và giáo dục của dân tộc, không lúc nào ngưng nghỉ cho hoạt động này kể cả đến ngày hôm nay.

Ban Tu Thư Viện Việt-Học

LƯỢC-LỊCH VÀ MỘT SỐ TRƯỚC-TÁC
CỦA GS NGUYỄN KHẮC KHAM

Cụ Nguyễn-Khắc-Kham sinh ngày 23 tháng 12 năm 1908 (nhưng hai năm sau cụ thân sinh mới khai sổ hộ tịch nên trên khai sanh ghi năm 1910) tại Hà-Nội, Việt-Nam. Cụ tổ tam-đại vốn gốc họ Nguyễn-Doãn, sinh quán xã An-Điềm, huyện Thiện-Lộc, phủ Đức-Quang, xứ Nghệ-An.

Cử-nhân Văn-khoa (Licence ès Lettres) tại Đại-học Sorbonne năm 1934 và Cử-nhân Luật-khoa (Licence en Droit) tại Đại-học Luật-khoa, Paris năm 1934.

  • 1937 – 12-1946: Giáo sư Trung-học tư-thục Gia-Long (từ 1937 đến cuối năm 1946) và từ 1938 kiêm-nhiệm giáo-sư các tư-thục Thăng-Long và Hoài-Đức ở Hà-Nội: Hiệu-trưởng Lycéum Văn-Lang Hà-Nội (từ năm 1941 đến tháng 12-1946).
  • Từ năm 1941 đến cuối năm 1946, Hội-viên Ban Văn-học Hội Khai-trí Tiến-đức Hà-Nội. Ban này phụ-trách hiệu-đính và bổ-túc bộ Việt-Nam Tự-điển do Hội bắt đầu ấn-hành từ năm 1931. (Bản-thảo các tài-liệu bổ-túc và đính chính của Ban trên được ông Trần-Văn-Giáp gửi cất ở đền Ngọc-Sơn, Hà-Nội hồi tháng 12 năm 1946 sau đó đã bị thất-lạc trong thời-gian chiến-tranh Việt-Pháp).
  • 1939 – 1946: dưới nhiều bút hiệu, góp bài cho l’Annam Nouveau, La Patrie Annamite, Tiểu-Thuyết Thứ Bảy, Trung-Bắc Tân-Văn, và Trung-Bắc Chủ-Nhật.
  • 1941 – 1942 : Chủ-nhiệm Báo Mới, Hà-Nội.
  • Niên-khóa 1945-1946, Cụ Nguyễn-Khắc-Kham là người được ủy-nhiệm dạy Triết học tiếng Việt đầu-tiên ở trường công trong chương-trình Việt-ngữ Hoàng-Xuân-Hãn. ( Tại trường Chu-Văn-An, niên-khóa 1944 -1945 Hiệu-trưởng là cụ Nguyễn-Gia-Tường; đến niên-khóa 45-46 thì là cụ Dương-Quảng-Hàm ).
  • Tháng 12-1946 – 1952: tản cư đi Việt-Bắc.
  • 1952-1954: Giảng-viên Đại-học Văn-khoa Hà-Nội ( khoa trưởng là cụ Ngô-Thúc-Địch); kế tiếp kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trung-học tư-thục Minh-Tân và Trung-học tư-thục Văn-hóa ở Hà-Nội ( từ năm 1952 đến tháng 7-1954).
  • 1954-1956: Giáo-sư các trường Trung Học Petrus-Ký, Chu-Văn-An, giáo sư Đại-học Văn-khoa Saigon (1954-1975), Huế (1961-1962) và Vạn-Hạnh (1966-1967); Giáo-sư Cao-đẳng sư-phạm Saigon, sau đổi thành Đại-học sư-phạm ( 1954-1975).
  • 16-2-1956: Chánh-sự-vụ Xử-lý Giám-đốc viện Khảo-cổ.
  • 12-6-1957 đến 7-1962: Giám-đốc Nha Văn-hóa kiêm Tổng Thư-ký Ủy-hội Quốc-gia UNESCO.
  • 1-1-1958: Nhân-viên Phái đoàn Việt-Nam tham dự Đại-hội UNESCO phiên thứ 10 (Paris).
  • 1958-1962 và 1966-1967: Chủ-nhiệm Văn-hóa Nguyệt-san và Văn-hóa Tùng-thư của Bộ Quốc-gia giáo-dục ( với sự cộng-tác của học-giả Thái-Văn-Kiểm làm Chủ bút, với những đóng góp của nhiều vị túc nho và nhà tân học có uy-tín như: Đoàn-Văn-An, Nguyễn-Mạnh-Bảo, Tôn-Thất-Cảnh, Bửu-Cầm, Nguyễn-Cúc, Dương-Thiệu-Cường, Nguyễn-Hùng-Cường, Lê-Thế-Dân, Tô-Nam Nguyễn-Đình-Diệm, Phạm-Văn-Diêu, Nguyễn-Thọ-Dực, Hồ-Văn-Đàm, Trần-Thanh-Đạm, Bùi-Khánh-Đản. Tôn-Thất-Đào, Vũ-Lan-Đình, Đông-Tùng, Phạm-Xuân-Độ, Ngô-Bằng-Giực, Hồ-Đắc-Hàm, Nguyễn-Văn-Hầu, Đàm-Quang-Hậu, Nguyễn-Đình-Hòa, Đinh-Thụ Hoàng-Văn-Hòe, Đông-Hồ, Nguyễn-Công-Huân, Đinh-Hùng, Nguyễn-Văn-Kiết, Á-Nam Trần-Tuấn-Khải, Phạm-Đình-Khiêm, Đặng-Chu-Kình, Nguyễn-Văn-Lự, Huỳnh-Hữu-Nghĩa, Nguyễn-Văn-Ninh, Nguyễn-Khắc-Ngữ, Trương-Bá-Phát, Thẩm-Quỳnh, Bùi-Đình-San, Vương-Hồng-Sển, Phạm-Văn-Sơn, Tu-Trai Nguyễn-Tạo, Quách-Tấn, Trịnh-Huy-Tiến, Lê-Thị-Thảo, Nghiêm-Thẩm, Đoàn-Thêm, Lê-Chí-Thiệp, Nguyễn-Đăng-Thục, Nghiêm-Toản, Nguyễn-Triệu, Linh-mục Vũ-Đức-Trinh, Lê-Ngọc-Trụ, Đông-Xuyên Nguyễn-Gia-Trụ, Bùi-Quang-Tung, Nguyễn-Bạt-Tụy, Linh-mục Trần-Phúc-Vị, Đông-Xuyên, Linh-mục Nguyễn-Khắc-Xuyên v.v…
  • 1959-1960: Kiêm nhiệm giám-đốc sở Tu-thư, Dịch-thuật và Ấn-loát.
  • 1-1960: Trưởng Phái đoàn Việt-Nam tham-dự Hội-nghị các Ủy-hội quốc-gia UNESCO vùng Đông-Nam-Á tại Manila, Phi-Luật-Tân.
  • 3-1960: Phó Chủ-tịch Ban Tổ-chức Hội-nghị UNESCO về Xã-hội-học và đời sống Nông-thôn tại Saigon.
  • 3-1960: Trưởng Phái đoàn việt-Nam tham-dự Hội-nghị bốn nước Việt, Mên, Lào, Thái-Lan về dụng-cụ giáo-khoa.
  • Hội-viên Ủy-ban phụ-trách duyệt lại bản dịch quyển thủ Bộ Khâm Định Việt-sử Thông-giám Cương-Mục, Viện Khảo-cổ Saigon, 1960.
  • 7-11-1960: Đại-diện Việt-Nam tại Ủy-ban báo-cáo (Comité des Rapports) Đại Hội-nghị UNESCO phiên thứ 21; được cử làm Phó Chủ-tịch Ủy-ban này.
  • 15-12-1960: Đoàn-viên phái đoàn tham-dự Đại-Hội-nghị UNESCO phiên thứ 21.
  • 1961: Thành-viên Ban tổ-chức cuộc triển-lãm Mỹ-thuật và Cổ vật Việt-Nam tại Hoa-Kỳ (Exhibition of Art and Archaeology of Vietnam in USA 1961, cf. Art and Archaeology of Vietnam. Asian Crossroad of Cultures. A Traveling Exhibition circulated by The National Collection of Fine Arts 1961 – Smithsonian Publication 4430, Washington DC. USA ).
  • 1961 đến 7-1962: Chủ-nhiệm Kỷ-yếu UNESCO Việt-Nam.
  • 1961-1967: Trưởng-ban Ngôn-ngữ Văn-tự Đại-học Văn-khoa Saigon
  • 7-1962 đến 9-1967: Giám-đốc Nha Văn-khố và Thư-viện Quốc-gia.
  • 1-1964: Tham-dự Hội-nghị Khảo-cứu Đông-phương-học tại New Delhi, Ấn-Độ.
  • 2-1964: Tham-dự Hội-nghị UNESCO về Thư-viện Quốc-gia vùng Đông-Nam-Á tại Manila, Phi-Luật-Tân.
  • 9-1965 đến 4-1967: Kiêm Xử-lý Giám-đốc Nha Văn-hóa và Tổng Thư-ký Ủy-hội Quốc-gia UNESCO.
  • 10-1966: Tham-dự khóa Hội-thảo về sự hấp-thụ văn-hóa và Tây-phương ở Á-châu tại Tokyo ( từ 3 đến 8 tháng 10-1966) tại Ostasiatishes Seminar, Frankfurt am Main (Francfort). Cộng-hòa Liên-bang Tây Đức (West Germany)…
  • Tháng 9-1967 – 1973: Giáo-sư biệt thỉnh Đại-học Ngoại-ngữ Tokyo, Nhật-Bản. Đầu năm 1971, được vinh thăng Giáo-sư thực-thụ ( Kyakuin Kyōju) Đại-học Ngoại-ngữ Tokyo.
  • 1968-1975: Nghiên-cứu-viên của Trung-tâm Nghiên-cứu Văn-hóa Đông-Á (the Centre for East Asian Cultural studies) thuộc Đông-dương Văn-khổ (Toyo Bunko), Tokyo.
  • 1969-1973: Tham dự Hội-nghị quốc-tế các nhà Đông-phương học tại Nhật-bản (International Conference of Orientalist in Japan) do Tohō Gakkai (Đông-Phương Học-Hội, The Institute of Eastern Culture) tổ chức hàng năm tại Tokyo.
  • 1969-1974: Hội-viên của Tonan Ajiya Shigakkai (Japan Society for Southeast Asia History) ở Tokyo, một tổ-chức nghiên-cứu về Lịch-sử Đông-Nam-Á.
  • 1969-1974: Tham dự Ban Nghiên-cứu về những Hệ-thống giá-trị tại Đông-Nam-Á của Viện Ngôn-ngữ và Văn-hóa Á-châu và Phi-châu thuộc Đại-học Ngoại-ngữ Tokyo
  • 1969-1974: Thành-viên Ban Cố-vấn Tạp-chí Southeast Asia, an International Quarterly. Center for Vietnamese Sudies, S.I.U. Carbondale.
  • 1971: Ân thưởng Bội Tinh Giáo-dục Văn-hóa.
  • 1973: Giảng-sư Việt-ngữ tại Viện Ngoại-ngữ Bộ Ngoại-giao Nhật và một thời gian dự án Chỉnh-lý sử-liệu Việt-Nam (Vietnamese Historical Sources Project) theo lời đề-cử của giáo-sư Trần-Kinh-Hòa (Chingho A-Chen); cf. Hiệu hợp bản Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư, Chingho A-Chen biên hiệu, Tokyo University 1977.
  • 1976-1977: Sinh-hoạt tại Pháp-quốc.
  • 1977: di-cư sang Hoa-Kỳ ( Oakland, California).
  • 1984: Nhập-tịch công-dân Hoa-Kỳ.
  • 1982 – tháng 2-1991: Nghiên-cứu-viên tại Trung-tâm Nam-Á và Đông-Nam-Á tại U.C. Berkeley.
  • Từ 1982: Hội viên Hội Independent Scholars of Asia tại Berkeley. California.
  • 2000 - 2007: Cố vấn Viện Việt Học

VIỆT-NGỮ (VIETNAMESE)

  1. Nghệ-thuật và Danh-giáo, cùng viết với Vũ-Bằng và Lê-Văn-Hòe, Tủ Sách Quốc-học. Quốc-học Thư-xã, Hà-Nội, 13-4-1944.
  2. “Một di-cảo của Ông Thám Hàm”, Tiểu-thuyết Thứ Bảy Nguyệt-san (TTTBNS), Nhà xuất-bản Tân-Dân, Mục-Xá, Hà-Đông, Số 2, Juillet 1944, tr.3-9.
  3. “Lã Bất-Vi: Truyện Lã Bất-Vi theo Sử-ký của Tư Mã-Thiên”, TTTBNS, Số 5, Oct. 1944, tr. 34-39.
  4. “Lã Bất-Vi: Truyện Lã Bất-Vi của Tư Mã-Thiên có đáng tin không?”, TTBNS, Số 6, Nov. 1944, tr. 42-50.
  5. “Tờ biểu của Hà-Ninh Tổng-đốc Hoàng-Diệu tạ ơn vua về việc được thăng chức và di biểu của Hoàng-Diệu viết trước khi tuẫn-tiết”, Tiểu-thuyết Thứ Bảy (TTTB), Hà-Nội, Số 13, ngày 28-7-1945, tr.3-4. (Bài này đã đăng lại trong Văn-Lang, Westminster, California, Số 4 tháng 12 năm 1992, tr. 180-183).
  6. “Cuộc vận-động duy-tân giáo dục ở nước Tàu đời Quang-Tự: Để đi tới việc xây-dựng một nền quốc-gia giáo-dục hoàn-toàn mới: I) Chế-độ khoa-cử. một chế-độ cần bãi-bỏ”, TTTB, Số 13, ngày 28-7-1945. tr.1-5.
  7. “Để đi tới việc xây dựng một nền quốc-gia giáo-dục hoàn-toàn mới: II) Khai-thiết học-hiệu theo cách-thức mới”, TTTB, Số 14, ngày 4-8-1945. tr.3.
  8. “Huấn-dục, một vấn-đề cần được bộ Giáo-dục lưu ý đến trong Chương-trình Quốc-học sắp ban-hành”. Trung-Bắc Chủ-Nhật (TBCN). Hà-Nội, Số 258, ngày 19-8-1945.
  9. “Để đi tới việc xây-dựng một nền quốc-gia giáo-dục hoàn-toàn mới: III)Phái học-sinh đi du-học Âu-Mỹ”, TTTB, Số 17, ngày 25-8-1945.
  10. “Học-thuật tư-tưởng về đời Quang-Tự: I) Thái-độ ý-thức của dân Trung-quốc đối với sự áp-bách của Liệt-cường”, TTTB, Số 17, ngày 25-8-1945, tr.3.
  11. “Học-thuật tư-tưởng về đời Quang-Tự: II) Mở-mang học-hội: Từ hội Cường học đến hội Quảng học”. TTTB, Số 18, ngày 1-9-1945.
  12. “Những cuộc nhân-dân cách-mạng có tiếng trong khắp thế-giới: Cuộc vận-động cách-mạng ở Tàu dưới đời Thanh – Vì những lẽ gì tư tưởng cách-mạng bùng dậy cuối đời Thanh?”, TBCN, Hà-Nội, Số 260, ngày 2-9-1945.
  13. “Những giai-đoạn chính trong cuộc cách-mạng cuối đời Thanh”, TBCN, Số 261, ngày 9-9-1945.
  14. “Những điều khuyết nghi trong Việt-Nam văn-học sử: Vấn đề cổi rễ Truyện Kiều”, Giáo-dục Nguyệt-san, Bậc Trung-học. Số 6 & 7, Hà-Nội, tháng 2 & 3 -1954, tr.51-54, Bộ Quốc-gia Giáo-dục xuất-bản; Tổng đại-lý: Hiệu sách Thu-Thanh, 51 Phố Hàng Bè Hà-Nội.
  15. Văn-hóa Việt-Nam, cùng soạn với Thái-Văn-Kiểm và Vương-Hồng-Sển, do Ban tổ-chức Hội-chợ Giải trí Saigon ấn-hành, Xã-hội Ấn-quán, Saigon 1957.
  16. “Diễn-văn khai-mạc buổi lễ kỷ-niệm Thánh-đản Khổng Phu-tử”. Văn-hóa Nguyệt-san (VHNS). Loại mới. Số 55, Saigon, tháng 10-1960.
  17. Ngôn-ngữ Văn-tự Việt-Nam: Phương-pháp Khảo-Cứu Việt ngữ-học. Tài-liệu học-tập dành cho sinh-viên Trường Đại-học Văn-khoa Saigon và Huế – Chứng-chỉ Ngữ-học Việt-Nam, Niên-khóa 1960-1961.
  18. “L.M. Nguyễn Khắc-Xuyên, Giáo-sĩ Đắc-Lộ với chữ quốc-ngữ. Lời giới-thiệu diễn-giả”. Việt-Nam Khảo-cổ Tập-san, Số 2, Saigon 1961. tr. 75-78.
  19. “Lược-sử công-trình biên-soạn từ-điển Việt-ngữ từ thế-kỷ thứ XVII (I)”, Luận-đàm, bộ I, Số 12, Saigon, Tháng 11 & 12-1961, tr. 144-148.
  20. “Lược-sử công-trình biên-soạn từ-điển Việt-ngữ từ thế-kỷ thứ XVII (II)”, Luận-đàm, Bộ II, Số 1, Tháng 1-1962, tr. 61-66.
  21. “Lược-sử công-trình biên-soạn từ-điển Việt-ngữ từ thế-kỷ thứ XVII (III)”, Luận-đàm, Bộ II. Số 2, Tháng 2-1962, tr. 222-226. (Toàn-thể bài này đã được đăng lại trong Tuyển tập Ngôn-ngữ Văn-tự Việt-Nam-Essays On Vietnamese Language and Writing, Dòng Việt Số 1, San Jose, California 1993).
  22. Sưu-tầm khảo-chính tài liệu quốc- văn, Tập I: Ðính chính thời đại văn phẩm, do ban biên tập và tu thư sinh viên đoàn trường Ðại học Văn khoa Saigon ấn hành lần thứ nhất cuối niên khóa 1961-1962.
  23. Sưu-tầm khảo-chính tài-liệu quốc-văn, Tập II: Văn-học đời Lý, do Ban Biên-tập và Tu-thư Sinh-viên đoàn Trường Đại-học Văn-khoa Saigon ấn-hành lần thứ-nhất cuối niên-khóa 1961-1962.
  24. Giảng-văn và Việt ngữ học, Trung-tâm Huấn-luyện Giáo-sư Đệ-nhất Cấp, Lớp Tu-nghiệp Quốc-văn, Đại-học Sư-phạm, Saigon 1962.
  25. Dharmapàda or “Path of Virtue” Pháp Cú Kinh – Anh-Hán Đối Chiếu Hòa Dịch. Soạn-giả: Thường-Bàn Đại-Định (Tokiwa Taitei); Dịch-giả: Á-Nam Trần-Tuấn-Khải: Hiệu-đính giả: Lãng-Hồ Nguyễn-Khắc-Kham. Bộ Quốc-gia Giáo-dục. In lần thứ nhất, Saigon 1962, 293 trang (kể cả Mục-lục và Đính-chính).
  26. Ngữ-học Việt-Nam: I) Giảng-văn và Việt-ngữ học – II) Âm vận chuyển biến từ Hán-ngữ sang tiếng Việt Nôm, Tài-liệu học-tập dành riêng cho sinh-viên Trường Đại-học Văn-khoa Saigon chứng-chỉ Ngữ-học Việt-Nam, Niên-khóa 1962-1963.
  27. “Cuộc Thảo-luận về Nguyễn Trãi”. Buổi họp có thu âm tại Tòa-soạn Báo Văn-Đàn ngày 28-11-1962 với sự tham-gia của Phạm-Đình-Tân, Chủ-nhiệm Văn-Đàn; Nguyễn-Khắc-Kham, Chủ-tịch phiên họp; Nguyễn-Trọng-Huy, cháu 16 đời cụ Nguyễn-Trãi; Thái-Bằng, Vũ-Hạnh, Phạm-Đình-Khiêm, Thái-Bạch: Văn-Đàn. Số Đặc-biệt về Nguyễn-Trãi, bộ IV, Số 10, từ 3-1 đến 9-1-1963, tr.3-18.
  28. “Việt-Thường có phải là địa-bàn dân Việt ta xưa không?”, VHNS, loại mới , tập XII , quyển 3, Số 79 , tháng 3-1963, tr.235 -333.
  29. “Đời nhà Chu đã có xe chỉ-nam chưa ?” VHNS ,tập XII ,quyển 4 ,tháng 4-1963 .tr 501-511.
  30. “Thực tại cuả xe Chỉ - nam trước đời Tân-Hán “,VHNS ,1966 (?).
  31. “Nguyên nhân tại sao Tư-nam và Chỉ-nam xa hay bị lẫn lộn với nhau trong sử sách Trung hoa .” VHNS , 1963(?).
  32. “Xe Chỉ-nam được phát minh vào thời nào?”, VHNS, 1966(?).
  33. “Xe Chỉ-nam qua sử sách Trung-Hoa”, VHNS, 1963(?)
  34. “Góp thêm tài-liệu về cuốn Vãn và Tuồng”, Văn-Hóa Duy-Linh, Số 2, Sàigon, Mùa Hạ 1963, tr. 72-82.
  35. Văn - Phẩm và thời-đại của văn-phẩm : Truyện Trê Cóc và Truyện Trinh thử”, VHNS, tập XII, Quyển 11, tháng 11-1963, trang 1690-1700.
  36. “Văn – phẩm và thời-đại của văn-phẩm: Truyện Vương-Tường”, VHNS, Tập XII, Quyển XII, tháng 12-1963, tr. 1893-1898.
  37. “Văn hay bút? Lai lịch và ý nghĩa hai chữ Văn Bút”. Văn-Học (Nguyệt-San Văn-Hóa, Xã-Hội, Chính-Trị, Nghệ-thuật Diễn-đàn Sinh-viên thanh-niên Việt-Nam tự-do), Saigon, số 14, Tháng 12-1963, tr. 105-108.
  38. “Văn – phẩm và thời-đại của văn-phẩm “Những bài thơ văn của Nguyễn-Biểu, của vua Trần-Trùng-Quang và của Một Vị Sư Chùa Yên-quốc”, VHNS, tập XIII, Quyển I, Tháng 1-1964, tr. 63-70.
  39. “Đính chính bổ-túc tiểu-sử Ông Thám Hàm”. VHNS, Tập XIII, Quyển 2 & 3, tháng 2 & 3 năm 1964, tr. 183-190.
  40. “Tiếng Việt Nôm Xưa”, Tập kỷ yếu, Đại-học Văn- khoa Saigòn, 1964, tr. 25-35.
  41. Tiếng Hán Việt (The Sino-Vietnamese). Tập I và Tập II. Tài liệu dành riêng cho Sinh viên Trường Đại-học Văn-Khoa Saigòn, 1964.
  42. Hán-Việt Tinh-Nghĩa, Tài-liệu dành riêng cho Sinh-viên Chứng-chỉ Ngữ-học Việt-Nam, Đại-học Văn-khoa Saigon, Niên-khóa 1965-1966 và Niên-khóa 1966-1967.
  43. “Ta có nên gạt bỏ thơ văn chữ Hán đời lý ra khỏi văn-học sử Việt-Nam không?”, Vạn-Hạnh, Saigon, số 13 & 14, ngày 26-5-1966, tr.102-108.
  44. “Khảo cứu văn-hóa Việt-Nam có quan-hệ với khảo cứu văn-hóa Á-châu như thế nào?” (Toát yếu ). Việt-Nam Khảo cổ Tập-san, Saigon, Số 4, 1966, tr. 131-136.
  45. “Thiền tôn, một tư–trào mới trong hình-nhi-thượng-học từ đời Đường”, Vạn-Hạnh, Sàigon: Số 8, ngày 10-1-1966, tr. 142-143; Số 11, ngày 9-3-1966, tr. 32-34; Số 12, ngày 9-4-1966, tr. 44-46; Số 15, ngày 6-8-1966, tr. 69-72.
  46. “Những bài Kệ đời Lý (I)”, Vạn-Hạnh, Saigon, Số 16, Tháng 9-1966, tr. 45-49.
  47. “Những bài Kệ Đời Lý (II)”, Vạn-Hạnh, Saigon, Số 17,Tháng 10-1966, tr. 56-59.
  48. “Những bài Kệ đời Lý (III)”, Vạn-Hạnh, Saigon , Số 18, Tháng 11-1966, tr. 58-61.
  49. “Những bài Kệ đời Lý (IV)”, Vạn-Hạnh, Saigon , Số 19, Tháng 12-1966.
  50. “Những bài Kệ đời lý (V)”, Vạn-Hạnh, Saigon, Số 20 & 21, ngày 1-2-1967, tr. 91-95.
  51. “Những bài Kệ đời lý (VI)”, Vạn-Hạnh, Saigon, Số 23 & 24, ngày 15-6-1967, tr. 45-48.
  52. (Những bài Kệ đời Lý đăng trên Vạn-Hạnh những số16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, đều do thi-sĩ Á-Nam Trần-Tuấn-Khải phiên dịch).
  53. “Một nghi-vấn về tập Tây-phù Nhật-ký”, Sử-Địa (do một nhóm giáo-sư, Sinh-viên Đại-học Sư-phạm Saigon chủ trương), nhà sách Khai-Tri bảo-trợ, Saigon 1967, số 7 & 8 Đặc-khảo về Phan-Thanh-Giải (1796-1867), tr. 35-40.
  54. “Nhân đọc lại bài “Nguồn-gốc Hoa-Tiên ký của Đào Duy-Anh””, Tập-san Nghiên-cứu Đ.H.V.K. Saigon, tháng 2-1968, tr. 3-21, (Bài này đã được đăng lại trên Văn-Lang, Westrninster, California, Số 2, tháng 6 năm 1991, tr. 223-240).
  55. “Khâm-định An-Nam kỷ lược, một tài-liệu đời Thanh liên-quan đến Việt-Thanh chiến-sử”, Sử-Địa, Saigon, Số 22, Tháng 4 đến tháng 6 năm 1971, tr. 225-227.
  56. “Tài-liệu về quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa”. Đặc-san Hoàng-Sa (Tài-liệu đặc-biệt do Phong-Trào Sinh-Viên Quốc-gia ấn-hành). Tokyo 31-1-1974, tr. 24-32.
  57. “Hai quần-đảo Hoàng-sa, Trường-sa, lãnh-thổ Việt-Nam”. Sử-Địa, Saigon 1975, Số Đặc-khảo về Hoàng-sa và Trường-sa, tr. 54-144.
  58. “Tài-liệu tham-khảo về thời-đại Hùng-Vương (I)”, Việt-Nam Hải-ngoại (VNHN), San DIEGO, California, Số 31, ngày 1-9-1978, tr. 26-30.
  59. “Tài-liệu tham-khảo về thời-đại Hùng-vương (II)”, VNHN, Số 32, ngày 15-9-1978, tr. 48-53.
  60. “Tài-liệu tham-khảo về thời-đại Hùng-Vương (IV)”, VNHN, Số 38, ngày 31-12-1978, tr. 48-52.
  61. “Tài-liệu tham-khảo về thời-đại Hùng-Vương (V)”, VNHN, Số 45, từ 1 đến 15-4-1979, tr. 24-31.
  62. “Tác Tộ, Ngộ Quá (I)”, VNHN, Số 51, 1979, tr. 60-63.
  63. “Tác Tộ, Ngộ Quá (II), VNHN, số 75, từ 1 đến 15-7-1980, tr. 48-53.
  64. “Tác Tộ, Ngộ Quá (III)”, VNHN, số 76, từ 16 đến 31-7-1980, tr. 40-44.
  65. “Vấn-đề thực-tại của danh-xưng Hùng-Vương”, Tập san Văn-hóa Thân-hữu, Dallas, Texas, Bộ II, Số 1, tháng 4-1981, tr. 1-31.
  66. “Xung-quanh cuộc gặp-gỡ giữa Sứ-thần Đại-Việt và sứ-thần Triều-Tiên: Lý-Tối-Quang hay Lý-Toái-Quang?”, Việt-Nam Tạp-Chí (VNTC), Campbell, California, Số 1, Tháng 7-1987, tr. 26-42.
  67. “Giới-thiệu một công-trình nghiên-cứu lịch-sử Việt-Nam mới xuất-bản tại Pháp”, Văn-Lang, Westminster, California, Số 4, Tháng 12-1992, tr. 162-167.
  68. “Thư-mục về Địa-lý (Phong-thủy)”, cùng soạn với Mai-Phương Liên, VNTC, Số 5, tháng 5-1994.
  69. “Thượng-Chi với sự dùng chữ Nho trong văn Quốc-ngữ”, 1993 (chưa xuất-bản).

PHÁP-NGỮ (FRENCH)

  1. “D’une Légende Annamite et d’une Légende tout court” Etude Critique”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 12 Juin 1938.
  2. “Promenades Philologiques: (1) La Langue Francaise et les Médecins”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 23 Octobre 1939.
  3. “Promenades Philologiques: (2) L’Eternel Conflit”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 2 Novembre 1939.
  4. “Promenades Philologiques: (3) Jurements Francais, Jurements, Annamites”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 5 Nov, 1939.
  5. “Promenades Philologiques: (4) Boche et Nazi”, L’Annam Nouveau, Hanoi, Nov, 1939.
  6. “Promenades Philologiques: (5) A Propos de Philologie”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 19 Nov, 1939.
  7. “Promenades Philologiques: (6) La Sociabilité du Francais”, L’Annam, Nouveau, Hanoi, 20 Nov, 1939.
  8. “Promenades Philologiques: (7) Les Nationaux-Socialistes ou les National-socialistes”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 3 Décembre, 1939.
  9. “Promenades Philologiques: (8) Une Lecon de Style”, L’Annam Bouveau, Hanoi, 10 Décembre 1939.
  10. “Promenades Philologiques: (9) La Naissance d’un Procédé de Style”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 17 Décembre 1939.
  11. “Promenades Philologiques: (10) Eloge de I’Incorrection”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 24 Janvier 1939.
  12. “Promenades Philologiques: (11) Le Professeur et la Vache”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 21 Janvier 1940.
  13. “Promenades Philologiques: (12) Grammaire et Poesie”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 7 Janvier 1940.
  14. “Promenades Philologiques: (13) Une Curieuse Etymologie”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 14 Janvier 1940.
  15. “Promenades Philologiques: (14) Erreurs et Vocabulaire”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 21 Janvier 1940.
  16. “Promenades Philologiques: (15) La Révolution Francaise et la Langue”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 28 Janvier 1940.
  17. “Promenades Philologiques: (16) Le Style et la Mode”, L’Annam Nouveau, Hanoi 18 Février 1940.
  18. “Promenades Philologiques: (17) Une Phrase intéressante de Claude Farrère”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 25 Février 1940.
  19. “Promenades Philologiques: (18) Une Préférence Significative de M. Trần Văn Tùng”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 3 Mars 1940.
  20. “Promenades Philologiques: (19) L’Odyssée d’un Mot”, L’Annam Nouveau, Hanoi, 10 Mars 1940 (la localisation en France et la reproduction des 19 essais ci-dessus mentionés sont dues à la générosité de Monsieur Trương Hữu Lương à qui nous voudrions exprimer ici nos sincères remereciements).
  21. Activités de la Commission Nationale Vietnamienne pour L’UNESCO, Saigon, 1958.
  22. Originalité de la Culture Vietnamienne (Contribution à la Mise en Œuvre du Projet Majeur sur I’Appréciatiopn Mutuelle des Valeurs Culturelles de l’Orient et de l’Occident). UNESCO, Paris 1958. Traduction en Hollandais par Nguyễn-Thanh-Tùng, rédacteur du Việt-Nam Nguyệt-san (Tijdschrift Van de Vietnamese Vluchtelingen in Nederland) publiée dans cette revue, No. 58, Mai et Juin 1988 sous le titre “Originaliteit Van De Vietnamese Cultuur”, pp 34-40 et 46.
  23. La République du Vietnam et le Projet Majeur Orient-Occident, Saigon, Octobre 1959.
  24. Introduction à la Culture Vietnamienne, Collection “Aspects Culturels du Vietnam”. Saigon 1961.
  25. “De Quelques Particularités du Mot en Vietnamien”, Văn-Hóa Nguyệt-San (VHNS), Vol, XI, No 10, Saigon, Octobre 1962. (Fasc. 74), pp. 1170-1174.
  26. “La Littérature Vietnamienne”, VHNS, Vol. XI, No.12, Saigon, Décembre 1962.
  27. “La Poésie de L’Humannité, Traduction en Francais du poème – Bài thơ Nhân-loại par Đông-Hồ”, Poems and Short Stories, Edited by Vietnam P.E.N. Center, Saigon 1966, pp. 225-227: VHNS, vol. XIII, No.7, Saigon July 1963, pp. 1156-1157.
  28. “Guerres et Conquêtes, Traduction en Francais du poème Chinh-chiến par Đồng-Hồ”. Poems and Short Stories. Edited by Vietnam P.E.N. Center, Saigon 1966, pp. 228-230, VHNS, Vol. XIII, No.7, Saigon, July 1963, pp. 1158-1159.
  29. “Remarques sur le soi-disant suffixe -a du type “lìa” en Vietnamien”, VHNS. Loại mới, Vol. XII, No 1. Janiver 1963, pp. 115-118.
  30. Dịch Việt-Pháp, (Traduire du Vietnamien en Francais), năm Dự-bị, đại học Sư-phạm Saigon, Niên-khóa 1964-1965.

ANH-NGỮ (ENGLISH)

  1. Tiếng Anh cho người Việt-Nam. Cuốn thứ nhất: Mẹo Anh và Bài thực-hành – Anh-văn sơ-phạm: Imprimerie Trung-Bắc Tân-văn. 36 Blvd Henry d’Orléans, Hanoi 1941.
  2. Tiếng Anh cho người Việt-Nam, Cuốn thứ hai: Imprimerie Trung-Bắc Tân-văn, Hanoi 1941.
  3. “Japan – Vietnam Cultural Affinities”, The Times of Vietnam Magazine, Saigon 1956.
  4. “Introduction to Vietnamese Culture”, Việt-Mỹ, the Journal of the Vietnamese American Assocition (VAA). Saigon, December 1959, pp. 57-64 and 70.
  5. “Contributions of Indian (Hindu) Civilisation to Vietnamese Culture”, Indian Literature, Vol.3, No.1, Oct. 1959, Mar. 1960, Sahitya Akademi, New Delhi. India, pp. 23-27.
  6. “Remarks on the so-called suffix -a in vietnamese words of the type: lia” (English translation of “Remarques sur le soi-disant suffixe-a du type “lia” by Dr. David Thomas). Linguistic Circle of Saigon, December 18. 1962: VHNS. New Series, Vol. XII, No.1, January 1963, pp. 119-122.
  7. “Vietnamese Studies and their Relationships to Asian Studies” (Paper presented to the XXVIth Intemational Congress of Orientalists. New Delhi, 4th to 10th January. 1964). Annals of the Faculty of Letters Saigon, 1964, pp. 106- 135.
  8. “Some Eastem and Western influences on the Arts of Vietnam”. Talk at the Vietnamese American Association (VAA), Saigon, November 11, 1965.
  9. Vietnamese Studies and their Relationships to Asian Studies (Revised Version), Directorate of National Archives and Libraries, Saigon 1966, 84 pages including Index and Errata.
  10. “Review of Vietnamese Legends” by George Schultz, Jounal of Asian Studies, Ann Arbor. Michigan (USA). November 1966, pp. 135-136.
  11. “The Acceptance of Westem Cultures in Vietnam from the XVIth Century to the XXth Century”, East Asian Cultural Studies, Tokyo. Vol. VI, Nos 1-4, March 1967, pp. 201- 227.
  12. “A Bibliography on the Acceptance of Western Cultures in Vietnam” by Nguyễn-Khắc-Kham, Lê-Ngọc-Trụ, Dương-Sanh, Nguyễn-Hùng-Cường, Nguyễn-Văn-Thu, Nguyễn-Hữu-Hồng, Nguyễn-Ngọc-Khang, East Asian Cultural Studies, Tokyo, vol. VI, Nos. 1-4, Mar. 1967, pp. 228-249. The same authors were responsible for the following Bibliographies edited by the Directorate of National Archives and Libraries: 1) A Bibliography on Vietnamese Buddhism, Saigon 1966, 2nd ed. 1967; 2) A Bibligraphy on Confucianism on Christianity in Vietnam, Saigon 1996, 2nd ed. 1967; 3) A Bibliography on Christianity in Vietnam, Saigon 1966, 2ad ed. 1967; 4) Reading list on Vietnamese Language, Saigon 1966.
  13. An Introduction to Vietnamese Culture, East Asian Cultural Studies Series No. 10. The Centre for East Asian Cultural Studies, Editor: Kazuo Enoki. Deputy-Director The Centre for EACS, Tokyo 1967, 140 pages + Plates, (this book was published with the assistance of UNESCO, in implementation of the Major Project on Mutual Appreciation of Eastern and Western Cultural Values. A French translation by Phạm-Huy-Giáp, Assocition Vietnamienne pour le Développement des Relations Internationales (no date).
  14. “Foreign Borrowings in Vietnamese”, Area and Culture Studies, No. 19, Tokyo University of Foreign Studies, Tokyo 1969, pp. 141-175.
  15. “Chinese Classical Studies in Old Vietnam: Their Past Impact upon Vietnamese Thought and Literature”, Area and Culture Studies, Tokyo, No. 20, 1970, pp. 169. 187. Vietnamese translation by Prof. Nghuyễn Đăng-Thục in Việt-Nam Khảo-Cổ Tập San (Bulletin de I’Institut de Recherches Archéologiques/Transactions of the Archaeological Recherches Institute), Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn-hóa, Saigon 1971, No. VII, pp. 111. 137.
  16. “Influence of Old Chinese on the Vietnamese Language”, Area and Culture Studies, No. 21. Tokyo University of Foreign Studies, Tokyo 1972, pp. 153. 181.
  17. “Rice Cultivation and Rice Ceremonies in Việt-Nam”, Area and Culture Studies, No. 22. Tokyo Universtity of Foreign Studies. Tokyo 1972, pp. 141-159.
  18. Review of Alex. Barton Woodside’s “Vietnam and the Chinese Model”. South-East Asian, An International Quarterly, Southem Illinois University (SIU) at Carbondale, Illinois 1973, pp. 518-519.
  19. “Japanese Culture and the Earliest Chinese Model”, International Congress of Japonologists, Kyoto 1972; Published by Japan Pen Club in Studies on Japanese Culture, Tokyo. Vol. II. November 1973, pp. 312-337.
  20. “Vietnamese Names and their Peculiarities”, Area and Culture Studies, No. 23, Tokyo University of foreign Studies, Tokyo 1973, pp. 195-206.
  21. “Chữ Nôm or the Forner Vietnamese Script”. Its Past Contributions to Vietnamese Literature, Area and Culture Studies, No. 24, Tokyo University of Foreign Studies, Tokyo 1974, pp. 171-189.
  22. “Some Similarities and Dissimilarities between Japanese and Vietnamese Households (Summary) – Symposium on Family and Religion in Eest Asian Countries: Edited by Dr. Chie Nakane and Prof. Shigeru Ikuta, East Asian Cultural Studies, Vol. XIII, No.1 and 4, Tokyo March 1974, pp. 16-18.
  23. “Vietnamese National Language and Modern Vietnamese Literature”, East Asian Cultural Studies, Vol. XV, Nos. 1-4, Tokyo, March 1976, pp. 177-194.
  24. “Preservation of cultural Heritage in Viet-Nam”, co-authored with Pref. Nguyễn-Bá-Lăng. Proceedings of the ASPAC Experts meeting on Preservation of Cultural Heritage. Tokyo, May 31-June 4, 1976. Cultural and Social Centre for the Asian and Pacific Region. Seoul, pp. 130-135.
  25. “Word Corruption in Vietnamese under Chinese and French Rule”, Talk at the Center for Vietnamese Studies, Southern Illionis University, Carbondale, Illionis, September 25, 1978.
  26. “Folklore Studies in Vietnam”, Asian Folklore Studies group (A.F.S.G.), Newsletter, No. 10, Berkeley (California), Fall 1982- published by Archana publication, New Delhi, India, pp. 13-19.
  27. “Politeness Behavior in Vietnamese society: A brief History”, Vietnam Culture, Journal for the Advancement of the Arts and Humanities of Vietnam, Special Issue, New York, Vol. 2, No. 1, Feb 1983 and Vol. 3, No. 1, Jan 1984, pp 83-89.
  28. “Vietnam spirit Mediumships: A Tentative Reinterpretation of its Basic Terminology?”. The Vietnam Forum, No.1 Yale Center for International and Area Studies, Council on Southeast Asia Studies, Yale University, Winter-Spring 1983, pp. 24-30.
  29. “Vietnam Mediums and their performances”, A.F.S.G.Newsletter, Berkeley, No.11 & 12, Spring and Fall 1983, pp. 26-33.
  30. “Are There True Shamans in Vietnam?”, A.F.S.G.Newsletter, Berkeley, No. 13, Spring 1984, pp. 5-12.
  31. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folklore” (I). Contents: 1) A word of introduction; 2) Ancient contributions of India to Southern Vietnamese Folklore: 3) Culural influences from India on Southern Vietnam: 4) Indo-Khmer culture and South Vietnam Folklore b) Southern Vietnamese folk-naratives, A.F.S.G.Newsletter berkeley, No. 14, Fall 1984, pp. 6-11.
  32. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folklore” (II). Contents: b) Religious Myths of Southern Vietnam: *The Myth of the Préah Buon Muk Temple, A.F.S.G. Newsletter, Berkeley, No. 15, Spring 1985, pp. 4-10.
  33. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folklore” (III). Contents: *The Myth of Núi Bà Đen or the Black Lady Mountain, A.F.S.G. Newsletter, Berkeley, No. 16, Fall 1985, pp. 5-10.
  34. “Ðại-Cồ Việt Revisited”, Vietnam Culture, Journal for the Advancement of the Arts and Humanities of Vietnam. New York, Vol.4, Number 4, Winter 1985, pp. 162-170.
  35. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folkore” (IV). Contents: *Religious syncretism in the South vietnamese Myth of the Black Lady, Independent Scholars of Asia (I.S.A) Newsletter, Dr. Ruth-Inge Heinze, Editor, Berkeley, Vol. V. No. 3, April 1986, pp. 7-10.
  36. “Ancient Contributions of India to Vietnam Folkore” (V). Contents: c)The ancient India Svayamvara and the problem of its relationship to some former Khmer and Vietnamese marriage customs: The ancient Indian Svanyamvara and its characteristic features; old stories from India about the Svayamvara and from Cambodia and Vietnam about similar practices of choosing a husband; I.S.A.Newsletter, Berkeley, Vol. VI, No. 12, Aug. 1986, pp. 5-10.
  37. “The Puzzling Chữ Nôm in a 15th-Century Vietnamese Collection of Poems”, I.S.A. Newsletter, Berkeley, Vol. VI, No. 2, Dec 1980, pp 3-7.
  38. “Questions about a Sixtheenth-Century Vietnamese Tales in Classical Chinese”, The Vietnam Forum. Yale Center for International and Area Studies, Council on Southeast Asia Studies. Yale University, No. 9, Spring 1987, pp. 23-36.
  39. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folklore”, (VI). Contents: Jean Przyluski’s thesis about the Austro-Asiatic origin of the Svayamvara, I.S.A. Newsletter, Berkeley, Vol. VI. No. 3, May 1987, pp. 6-11.
  40. “Ancient Contributions of India to Vietnamese Folklore”, (VII). Contents: A tentative reevaluation of J. Przyluski’s thesis, I.S.A.Newsletter, berkeley, Vol. VII, No. 2, Dec.1987, pp .5-9.
  41. “Discrepancies between Ngục Trung Thư and Phan Bội Châu ‘s Niên-Biểu”, in Phan-Bội-Châu and Đông-Du Movement, edited by Dr. Vĩnh-Sinh, co-published by Ch. William Joiner Center, and Yale Center or International and Area Studies, Council on South East Studies, The Lạc Việt Series. No.8, Yale 1988, pp. 22-5.
  42. “Đại Cồ-Việt Revisited (A revised Version )”, The Journal Insitute of Asian Studies, No. 10. March 1989, Sōka University, Tokyo, pp.17-47, Reprinted in Đại-Học. A Journal of Vietnamese Studies and Highter Learning, Mission Viejo, California, July 1991, pp. 125-153.
  43. Toward a better Understanding of the Golden Treasutry of Sino-Vietnamese and Nôm books, A source of references for Vietnamese literary and historical Studies. An English translation of Trần Văn Giáp’s Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm, Vol. I (unpublished).

NHẬT-NGỮ (JAPANESE)

  1. 日本語を話しましょう “Nippongō O Hanashi-masyō” Ta hãy nói tiếng Nhật, (hai cuốn): Soạn giả: Toru Matsumoto; Dịch-giả: Yonosuke Takeuchi: Hiệu-đính giả: Nguyễn-Khắc-Kham: Nhà in Đông-Nam Á, Saigon, 17 tháng 5 năm 1963.
  2. 日本語の話し方 “Ninongo no Hanashikata”, Yonosuke Takeuchi and Kunie Kawamoto dịch và chú giải; Nguyễn-Khắc-Kham hiệu-đính, Kokusai Gakuyunkai, Nihongo gakko, Trường Nhật-ngữ của hội Học-Hữu Quốc tế, Saigon 1964.
  3. Từ-điển Nhật-Việt Giản-Dị, Yonosuke Takeuchi và Nguyễn-Khắc-Kham, Nhà in Đông-Nam Á, Saigon, 28 tháng 10 năm 1964,
  4. Từ-Điển nói tiếng Nhật, Đồng soạn-giả: Nguyễn-Khắc-Kham. Lin Yen Ming, Nhà in Đông-Nam Á, Saigon, 19 tháng 7 năm 1967.
  5. Nhật-Ngữ Thực Dụng, Tác-giả: Naoe Naganuma; Dịch-giả: Nguyễn-Khắc-Kham, Nhà in Đông-Nam Á, Saigon, 15 tháng 8 năm 1967
  6. ベトナム書誌 “Vietnam Syōshi” 世界の旅3 “Sekai No Tabi 3” (Invitation to World Travel). Japanese translation by Prof. Yonosuke Takeuchi, Tokyo 1968, pp.128-132
  7. サイゴンに見る継承と展開 “Saigon Ni Miru Keisyo to Tenkai”. Japanese translation by Prof. Mikio Mori; The Asahi Asia Review 20, tokyo Winter 1974, pp. 117-125.
  8. 日本ベトナム交流史 “Japan Vietnam koryoshi” 三 世 紀 に 渡 る 友 好 関 係 か ら 今 後 の 展 望 を 探 る “San Seiki ni Wataru Yǔ-Kō Kankei Kara Kongo no tenbō o Saguru”. The Folk Culture, Soka University Tokyo 1974, vol. 9, No.4, pp. 40-47.
  9. 東西文化の仲介者、ベトナムの役割 “TōZai Bunka no Chukai Sha. Vietnam no Yahu wari”. The Folk Culture, Tokyo 1974, vol 10, No.1, pp. 112-117.
  10. ベトナムの民族とその昔話 “Betonamu no minzoku to sono mukashi hanashi”. The folk Culture, Tokyo 1975, vol. 10, No. 4, pp. 116-119.
  11. ベトナムの敬語 “Betonamu no Keigō” – (Respect Language in Vietnam). Japanese Translation by Prof. Yonosuke Takeuchi; edited by Prof. Minami Fu-jio & Hayashi Shiro, Meiji Shoin, Tokyo 1973, pp. 121-138.
  12. Review in Japanese of Alexander Barton Wooodside: Vietnam and the Chinese Model. A comparative study of Vietnamese and Chinese in the first half of the Nineteenth century; Japan society for Southeast Asian History, 11th Session-Tokyo November 27, 1971, bulletin No. 16, pp. 10-12.
  13. 中部ベトナムの漁民とその信仰について “Chǔbu Vietnam no gyomin to sono sinkō ni tsuite”. July 1972, (The above mentioned talk was given in English under the title “Fishermen in Central Vietnam and their Religious Beliefs.”) cf. 東南アジア史学会第10回(夏期)大会
  14. Comments (in Japanese) on prof. Kunie Kawamoto’s paper about Vietnamese literature under The Nguyễn dynasty.
  15. 川本邦衛 阮朝官人の文学について グェン・カク・カムコメント “Gencho Kanjin no Bungaku ni Tsuite” cf. Tonan Ajiya Shigakkai, Bulletin No. 20, pp.14-15, Nov. 17&18, 1973.
III. GIÁO SƯ THANH LÃNG  

 Ông sinh ngày 23 tháng 12 năm 1924 tại Tam Tổng, Nga Sơn, Thanh Hóa. Nguyên tên ông khi làm phép rửa tội là Gioan Đinh Xuân Nguyên. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, đến năm 12 tuổi thi vào Tiểu chủng viện Ba Làng. Năm 1945, ông thi đậu Tú tài, đi giúp xứ đạo và học tiếp hai năm nữa. Đến 1947, học triết trong hai năm tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Năm 1949, được cử sang học tại Trường truyền giáo Roma (Ý) và được thụ phong Linh mục ngày 20 tháng 12 năm 1953.
Sao đó, Thanh Lãng theo học văn chương và đỗ Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ. Năm 1957 về nước, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng), đồng thời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1957 đến 1975.
Từ tháng 5 năm 1975, ông chuyển sang lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 12 năm 1978, giáo sư Thanh Lãng qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian ngắn lâm bệnh [1].

Tác phẩm

Bộ sách Bảng lược đồ Văn học Việt Nam của GS. Thanh Lãng
Những năm 1958 - 1975, là thời kỳ GS. Thanh Lãng chuyên tâm nhất trong lãnh vực văn chương. Ông là chủ biên của các tạp chí như: Việt tiến, Trách nhiệm, Nghiên cứu văn học, Tin sách... và viết bài cho nhiều báo khác. Đa phần, bài viết của ông xoay quanh các vấn đề: lịch sử phát triển chữ Quốc ngữ, văn chương Quốc ngữ, giáo trình văn chương, một số bài viết về các tác giả: Nguyễn Du, Nhất Linh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,...
Để bài viết của mình thêm có chất lượng, Thanh Lãng học thêm tiếng Bồ Đào Nha, chữ Nôm.
Đã xuất bản:
  • Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội, 1953; Sài Gòn, 1954, 1957)
  • Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Sài Gòn, 1957)
  • Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, 1961)
  • Thử suy nghĩ về về văn hóa dân tộc (Sài Gòn, 1967)
  • Bảng lược đồ văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn, 1967)[2]
  • Văn học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn, 1969)
  • Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (Sài Gòn, 1969)
  • Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 quyển, Sài Gòn, 1972)
  • Tự điển Việt-La-Bồ (dịch chung với Hoàng Xuân Việt và Linh mục Đỗ Quang Chính, 1991)
  • 13 năm tranh luận văn học (3 tập, 1995)
Và nhiều tác phẩm chưa in khác.

Đánh giá

Nhà nghiên cứu Trần Hải Yến trong Từ điển văn học (bộ mới) nêu nhận xét:
Do được tiếp cận với văn hóa phương Tây, nên lối nghiên cứu của Thanh Lãng nổi rõ chất lý trí, tỉnh táo và thực tế...Di sản của ông để lại cho thấy, Thanh Lãng tâm huyết với việc dựng lại con đường phát triển của văn chương...Nhưng vì nhiều lý do, dự định viết một bộ lịch sử văn học Việt Nam như mong muốn của ông không bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng qua những công trình mang tính chất phác thảo, qua những sưu tập công phu, đồ sộ mà ông để lại...người nghiên cứu sau ông đã thực sự có được những viên đá lát nền vững chãi để đi tiếp...[3]:
GS. Đỗ Lai Thúy, trong một bài viết, đã nêu lên điểm nổi bật trong số những cống hiến của Thanh Lãng như sau:
Các nước Đông Á thường không coi trọng tư liệu...Việc sưu tầm tư liệu, đặc biệt là tư liệu báo chí, của Thanh Lãng xuất phát từ việc thương học trò. Đến sinh viên đại học cũng học chay. Chỉ học nguyên lý mà không đọc tác phẩm, chỉ học luận điểm mà không đọc, hoặc không có để đọc, các luận chứng. Bởi thế, dạy - học trở nên áp đặt, độc thoại...
Và cũng nhờ tư liệu mà Thanh Lãng có cái nhìn mới với một vài giai đoạn văn học. Trước hết là 'văn học Thiên Chúa giáo'. Trước đây chúng ta thường nghĩ văn học Việt Nam có văn học Nho giáo (điều quá hiển nhiên), văn học Phật giáo (một số người còn nghi ngờ!), nhưng văn học Thiên Chúa giáo thì nhất quyết không có. Nhưng Thanh Lãng đã làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta....Cũng chính trên cơ sở tư liệu này, Thanh Lãng đã có đóng góp thứ hai, quan trọng hơn, vào việc phân kỳ lịch sử văn học.... Như vậy, chọn mốc 1862, tuy là một cột chính trị nhưng lại sản sinh ra nhiều hệ quả văn hóa quan trọng, Thanh Lãng đã mang lại một cái nhìn mới cho một giai đoạn văn học Việt Nam. Đó là một cái nhìn từ Nam Bộ nhưng lại có giá trị toàn quốc, một cái nhìn từ chữ quốc ngữ, từ văn chương Ki tô giáo, tức là cái mới nảy sinh và, do đó, có phần đối lập với cái nhìn quen thuộc từ Bắc Bộ, từ nền văn chương Nho giáo, tức từ sự suy tàn của cái cũ...[4]

Chú thích

  1. ^ Theo Trần Hải Yến, Tự điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr.1633-1634. Website Tri thức Việt ghi ông mất 1900.
  2. ^ Bảng lược đồ văn học Việt Nam, 2 quyển với khoảng 1800 trang in, Nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1997, là một trong số những tác phẩm đồ sộ và dày công của Thanh Lãng.
  3. ^ Trích trong Tự điển văn học (bộ mới), đã dẫn.
  4. ^ Đỗ Lai Thúy - Thanh Lãng, từ tư liệu đến cách phân kỳ văn học, [1] hoặc [2]

Liên kết ngoài







Khuôn mặt Thanh Lãng

Viên Linh






Giáo Sư Thanh Lãng (1924-1978).
Những năm 70, Thanh Lãng là một khuôn mặt nổi bật trong sinh hoạt văn hóa giáo dục tại miền Nam, trong và ngoài môi trường đại học. Trong thế kỷ XXI này nhắc đến tên ông ở hải ngoại không biết còn bao nhiêu người đọc đến và nhớ đến tác phẩm tiêu biểu của ông: “Biểu nhất lãm Văn học sử Việt Nam” (có thể sau đó đổi thành Bản Lược Đồ Văn Học Việt Nam).
Tôi không còn nhớ đã quen ông trong trường hợp nào, nhưng còn nhớ rõ đó là một người cởi mở, dễ dàng trao đổi đối thoại, khác hẳn cung cách người ta có thể thường hình dung về một vị mặc áo nhà Dòng. Nhớ về ông có cái vui vui, nhất là hình ảnh sợi dây vàng mắc vào khuy áo, đầu sợi dây bỏ trong túi áo ngực, hình như mắc vào đó là một cái đồng hồ vàng.
Trong thời gian những năm cuối thập niên 60, làm việc hầu như suốt ngày từ sáng tới chiều tại các tòa soạn mấy tờ báo, phần lớn quanh quẩn khu các nhà in và các nhà xuất bản, các tòa soạn tạp chí văn hóa văn học ở miền Nam, có lần ông và Giáo Sư Nguyễn Văn Trung đưa tôi đi ăn miệt ngoại ô Ngã Ba Ông Tạ, gần ngã tư với con đường ven đô chạy vòng từ Gia Định qua khu rừng cao su Phú Thọ. Đó là ngã tư Bảy Hiền. Từ Bảy Hiền hướng về Sài Gòn trên đường Lê Văn Duyệt, người ta phải đi qua giữa những nhà hàng có nơi treo nguyên một cái thân thịt luộc chín của một con vật thân thiết như bạn quí của loài người. Nể lòng tốt của những người bạn văn tôi tới đó, song suốt đời chưa bao giờ đụng đũa vào cái món ăn đã có kẻ đại ngôn nói rằng nếu không ăn món đó, xuống âm phủ sẽ hối tiếc, vì ở âm phủ không có món đó. “Sống ở đời không ăn miếng thịt nó, chết xuống âm phủ biết có hay không.”
Chữ nó là tôi viết trại đi, thay cho tên chỉ con vật trung thành xấu số. Không bao giờ tôi bị thuyết phục để đụng đũa vào món thịt đó cả, cho dù là một miếng gan.
Giáo Sư Linh Mục Thanh Lãng tên khai sinh là Đinh Xuân Nguyên, ra đời năm 1924 tại Tam Tổng, quận Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 12 tuổi được gửi vào Tiểu Chủng Viện Ba Làng, năm 1945 học xong bậc trung học với bằng tú tài, hai năm sau ra Hà Nội vào Đại Chủng Viện Xuân Bích và trong hai năm theo học Triết rồi được gửi đi du học Ý, học trường Truyền Giáo La Mã, thụ phong linh mục năm 1953, lúc 29 tuổi.
Về văn học, ông đậu bằng tiến sĩ tại Đại Học Frisbourg ở Thụy Sĩ. Về nước ở tuổi 33, ông được bổ làm giáo sư tại Chủng Viện Tân Thanh ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Phải tới năm 1957 ông mới được bổ nhiệm dạy tại các trường lớn như Văn Khoa Sài Gòn và Văn Khoa Huế. Cũng năm này ông đã soạn xong bộ sách về văn học: Văn Học Cận Đại Việt Nam.
Trong thập niên 60, ông tham gia các tổ chức văn hóa của Hội Bút Việt (Văn Bút Việt Nam) và cho thấy khuynh hướng hoạt động chính trị của ông, có phần bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa, nhất là sau khi ông trở thành chủ tịch của Hội Bút Việt, tức Hội Văn Bút Việt Nam trụ sở là một công thự ở trung tâm Sài Gòn. Hoạt động với các đoàn thể chính trị cùng thời, cộng tác với các tạp chí thiên tả như “Trình bày” (chữ bày không viết hoa chữ b, như tờ báo khẳng định, – tờ báo có những cây bút chủ chốt như Thế Nguyên, Linh mục Nguyễn Ngọc Lan,… Thanh Lãng chính là người đã tuyên bố những câu trở thành khẩu hiệu chính trị cho nhóm chủ trương “chống Mỹ cứu nước:” “Việt Nam Cộng Hòa là một nhà tù lớn.” Ông đã không kịp tỉnh ngộ vì qua đời chỉ 3 năm sau năm 1975.
Trong các giáo sư ngành văn học và triết học, Thanh Lãng là người đã để lại tương đối nhiều sách biên khảo và sách giáo khoa nhất. Có bài báo đã kể lại việc ông thuê người chuyên đánh máy trong dự định in ấn phổ biết sách học và sách đọc cho sinh viên, và những người ham đọc, ham học.
Ông đã để lại những tác phẩm sau đây, xin ghi kỹ để những người sưu tầm tìm đọc dễ dàng thực hiện được điều cần tìm biết:
–Khởi thảo Văn học sử Việt Nam-Văn chương Bình Dân, Hà Nội 1953.
–Văn học Cận đại Việt Nam, Sài Gòn 1957.
–Đóng góp của Pháp trong Văn học Việt Nam (luận án tiến sĩ, 1961).
–Thử suy nghĩ về Văn hóa Dân tộc (Sài Gòn 1967).
–Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn 1967).
–Văn học Việt Nam đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn 1969)
–Văn học Việt Nam thế hệ dấn thân (Sài Gòn 1969)
–Phê bình Văn học Thế hệ 1932 (hai tập, 1972)
–Từ điển Việt-La-Bồ (soạn chung với Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, (1991)
–13 năm tranh luận văn học, 3 tập, 1995.
Có người gần đây cho rằng người ta đã quên mất Thanh Lãng. Một cách nào đó tác phẩm Thanh Lãng không được phổ biến đầy đủ, điều này không phải chỉ xảy ra cho một người, mà rất nhiều người và rất nhiều tác phẩm về văn hóa văn học Miền Nam không được phổ biến đầy đủ, bởi rất nhiều lý do. Có những nguyên nhân khác nhau, hoặc vì ảnh hưởng chính trị riêng, hoặc vì các diễn đàn trên không gian vi tính không được những người chủ trương có hoàn cảnh – kể cả tuổi tác và tay nghề chuyên môn – phụ trách. Mặt khác, nhiều sách của Giáo Sư Thanh Lãng là những bài giảng từ học đường, người ta phải mua mới có, đã thế còn phải san nhuận mới phổ biến được.
Như người viết bài này được biết, Thanh Lãng là vị giáo sư Văn Khoa có nhiều tác phẩm (và bài giảng) được mua đọc nhiều nhất – và việc này cũng gây ra – ngoài ý muốn hay sự kiểm soát của ông, những dư luận trên báo chí, truyền thông. Việc giới thương mại xâm lấn vào thị trường sách học ở Sài Gòn trước 75 đã trở thành sự việc phải mang ra trước tòa án công lý.

Nhưng trong vụ kiện này, công lý đã không đứng về phía LM Thanh Lãng vì đám Nguyễn Hữu Trọng nói rằng LM lấy tài liệu ngoài Bắc họ cũng lấy tài liệu ngoài Bắc giống nhau thôi. Đạo văn đâu phải độc quyền của ai! Từ đấy LM bất mãn với chính phủ Quốc gia!

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Dân tộc Karen – Người cổ dài ở Thái Lan”(Phần 2)


 IV. GIÁO SƯ DƯƠNG THIỆU TỐNG






Thầy trò


Tháng 2 năm 2010, khi vào nhà bác ở tp Hồ Chí Minh để chuẩn bị sang Campuchia dự một hội thảo, tôi đã cầm lên và đọc cuốn “Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam” của Dương Thiệu Tống– cảm thấy sung sướng vì gặp được một tấm lòng, tìm thấy được một sự đồng cảm.
“Người học trò cũ trên đất Mỹ” là chương XXV của cuốn sách (tr. 193-200), nằm trong “Phần III: Người thầy và trò trong truyền thống Việt Nam và trong quá trình hiện đại hóa”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành, vào năm nào tôi không rõ. Sách chưa tái bản, tôi chỉ có một cuốn photo không đầy đủ các thông tin.
NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ TRÊN ĐẤT MỸ
Dương Thiệu Tống
Những ngày Tết của tôi trong các năm du học ở nước người gợi cho tôi những nỗi nhớ thương da diết, vì tôi đã phải trải qua nhiều cái Tết ở nước ngoài trong sự thờ sơ, cô đơn gần như hoàn toàn, nhất là khi tôi phải sống trong những thành phố đại học (university town) mà không có bóng dáng một người Việt Nam nào.
Thế nhưng cái Tết tại New York trong năm 1967 ấy đã đem đến cho tôi một niềm vui bất ngờ và để lại trong ký ức tôi một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
Năm ấy (1967), cuộc họp mặt do Hội sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ tổ chức tại một hội trường mượn của nhà thờ Sacred Heart ở Bronx [1]. Từ nhà tôi ở trên đường số 122 đến Bronx không xa, chỉ cần xuống xe điện ngầm đi chừng mấy phút là đến nơi, nhưng vì phải đi bộ thêm một quãng đường dài quanh co để tìm địa điểm họp nên khi tôi đến nơi thì mọi người đã họp đông đủ và đang giới thiệu từng người hay từng nhóm người một. Hội trường đông ngoài sức tưởng tượng của tôi, khó mà tìm được một chỗ ngồi. Tôi đang đứng ngơ ngác tìm chỗ thì một anh trong ban tổ chức nhận ra tôi, nhường cho tôi một chỗ ngồi ngay ở dãy đầu, có lẽ vì tôi là người sinh viên lớn tuổi nhất trong cuộc họp này. Lúc ấy tôi đã 43 tuổi, ở một tuổi mà ít ai còn đi học vào thời bấy giờ. Đến lúc ban tổ chức giới thiệu tôi là sinh viên đang theo học tại trường Columbia thì có tiếng xì xầm nổi lên ở cuối hội trường. Có lẽ một người nào đó đã nhận ra tôi vì cách đó bốn năm, tôi đã theo học tại đại học Ohio University để lấy bằng Master, và lần này là lần thứ hai tôi đến nước Mỹ. Đột nhiên, tôi thấy một người có vẻ lớn tuổi, vóc to lớn, mang một bộ râu quai nón rất rậm, từ ở cuối hội trường băng qua mấy hàng ghế, đi thật nhanh lên hàng ghế đầu, chỗ tôi đang đứng để được giới thiệu. Thoạt tiên tôi tưởng anh là một người Mỹ được mời đến chung vui, như một số bạn ngoại quốc có mặt tại hội trường hôm ấy. Nhưng không phải như vậy. Anh chạy đến chỗ tôi đang đứng, ôm choàng lấy tôi, rồi quay mặt về phía hội trường, nói lên thật to bằng tiếng Việt:
– Xin giới thiệu với các anh chị, đây là thầy tôi! Rồi anh quay về phía tôi: Thầy còn nhớ em không? Em là Huỳnh Kim Khánh, học trò của thầy ở lớp Đệ Ngữ trường Ngô Quyền đây mà!
Tôi nhìn mặt anh thật kỹ, cố tìm một nét quen thuộc nào đó quanh bộ râu quai nón màu đen và rất rậm. Từ vóc người đến khuôn mặt, hầu hết đều rất xa lạ trong ký ức tôi, nhưng ánh mắt và nụ cười thì tôi không thể lầm lẫn được. Anh đúng là HKK, học sinh ngồi ở đầu bàn thứ tư trong lớp Đệ Ngũ của tôi tại trường Ngô Quyền 15 năm về trước! Trong cuộc đời dạy học của tôi, có hai loại học sinh mà tôi có thể nhớ rất lâu dài, một là loại học sinh giỏi, hai là loại học sinh tinh nghịch nhất lớp. Anh HKK thuộc loại học sinh thứ nhất, vì môn sinh ngữ anh vượt trội tất cả các bạn đồng học lúc bấy giờ. Ngoài ra, anh đặc biệt có lối học gần giống như anh Hĩm Su mà tôi đã có dịp kể lại trong cuốn “Thuở Ban Đầu” (Tập I), nghĩa là anh rất ham học và hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau để có một kiến thức tổng quát rất rộng, ngoài môn sinh ngữ mà tôi giảng dạy cho anh lúc bấy giờ.
Tôi chưa kịp hỏi anh đang theo học trường đại học nào ở Mỹ thì ban tổ chức đã lên tiếng giới thiệu anh oang oang trong hội trường:
– Xin giới thiệu anh HKK, Ph.D., hiện là Giáo sư môn Political science tại trường Western Ontario, Canada!
Thì ra anh đang là một Giáo sư đại học và là một nhà nghiên cứu lịch sử chính trị Đông Nam Á. Tôi cảm thấy vừa vui sướng vừa hãnh diện vì một học sinh của tôi ngày nay đã vượt tôi rất xa và đã trở thành giáo sự đại học một trường lớn ở Canada, trong khi tôi còn là một sinh viên đang bận rộn với bài vở và lo lắng về thi cử và luận án. Nghĩ đến lời anh HKK tự giới thiệu vừa rồi, bất giác tôi nghĩ đến câu chuyện trong sách Quốc văn Giáo khoa thư tôi được học từ hồi tiểu học về một ông tướng nổi danh về thăm thầy cũ và tự giới thiệu với thầy: “Thưa thầy, con là Carnot đây!”. Không ngờ, bây giờ đây, chính tôi lại được cái vinh dự của ông thầy tiểu học trong cuốn sách nọ!
Lúc anh vừa trở lại chỗ ngồi cũ ở cuối hội trường, anh B., một nhân viên Văn phòng Quan sát viên Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hiệp Quốc [2], quay lại phía tôi nói nhỏ: “Anh coi chừng đấy nhé! Tên này (HKK) là một tay chống chiến tranh Việt Nam hạng nặng đấy!” Tôi mỉm cười tự nhủ: Việc gì mà tôi phải “Coi chừng”? Có người Việt Nam nào mà lại muốn chiến tranh tàn phá đất nước mình, cả miền Bắc lẫn miền Nam! Huống chi tôi đang học ở trường Columbia, một trường mà lúc bấy giờ cả thầy lẫn trò đều chống chiến tranh Việt Nam, và chính ở nơi đây lần đầu tiên tôi thấy bóng dáng của lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được sinh viên Mỹ vác đi diễu hành ngay trước pho tượng “Alma Mater” giữa khuôn viên của nhà trường.
Cuộc họp mặt vừa giải tán, tôi đến tìm ngay anh HKK và mời anh về nơi trọ học của tôi gần trường Columbia để thầy trò cùng nhau “ăn Tết” và để mừng cuộc gặp gỡ bất ngờ. Tôi lên chiếc xe hơi nhỏ mà anh đã dùng để thực hiện cuộc hành trình từ Ontario đến New York và trở về. Đó là một chiếc xe cũ hiệu Volvo mà anh đã mua trước khi lên đường vì giá của nó cũng chỉ bằng giá vé máy bay vừa đi vừa về từ Canada, và khi về đến nhà anh còn có thể bán lại tại các “Chợ trời xe hơi” để bù lại mọi chi phí dọc đường.
Nơi trọ học của tôi là một căn phòng rất nhỏ, chỉ dành cho một người, trong một tòa nhà có nhiều phòng cho thuê dành cho sinh viên đại học Columbia và có khi cho các khách đến thăm trường. Trong mỗi dãy phòng có bếp nấu ăn, với tủ lạnh, bếp lò gas chung cho bốn phòng, nhưng lúc nào cũng trống vì sinh viên Mỹ không mấy khi tự nấu lấy mà thường đến ăn tại các Cafeteria của nhà trường. Các căn phòng trong tòa nhà này tuy nhỏ nhưng cũng có khá đủ tiện nghi, có lò sưởi bằng hơi nước nóng, nên mặc dầu trời bên ngoài đang có tuyết rơi, phủ trắng xóa và dày đến lút giày trên đường phố, ở trong nhà vẫn ấm áp như thường. Vì vậy, tôi không ngại mời anh HKK đến ngủ với tôi một đêm, mặc dù với tư cách của một giáo sư đại học, có lẽ anh đã quen với những khách sạn đắt tiền, hơn là một căn phòng đơn sơ, bé nhỏ của một sinh viên. Tôi gợi ý thuê một căn phòng khác, gần phòng tôi để anh ngủ qua đêm, nhưng anh từ chối, nói rằng chỉ muốn ở chung với tôi một đêm để thày trò có thể cùng vui với nhau một cái Tết xa quê hương.
Phòng của tôi tuy nhỏ, nhưng tôi có thiết lập một bàn thờ Phật và thờ cha mẹ, rất đơn sơ trên một chiếc bàn nhỏ kê ở một góc phòng. Có lẽ tôi là người du học sinh Việt Nam duy nhất ở New York có một bàn thờ ở trong phòng trọ, vì vậy tiếng đồn đã lan đi trong cộng đồng Việt Nam ở thành phố này lúc bấy giờ, đến nỗi, một hôm, có hai vị sư Việt Nam, không hề quen biết, tìm đến tận nhà trọ của tôi để thăm hỏi và tìm hiểu. Một trong hai vị ấy là một Thượng tọa đang làm luận án Tiến sĩ ở California, còn vị kia là một Hòa thượng vừa mới ở Việt Nam sang tham quan nước Mỹ. Cả hai vị đều quì xuống tụng kinh trước chiếc bàn thờ Phật quá đơn sơ của tôi, khiến tôi thầm nghĩ giá như tôi có khả năng dựng một ngôi chùa rất lớn ở trong nước thì chưa chắc gì có thể mời hai vị ấy đến làm lễ an vị.
Tôi nhắc đến câu chuyện trên đây vì ngay lúc anh HKK bước vào căn phòng trọ của tôi, anh đã làm tôi vô cùng ngạc nhiên và xúc động bằng một cử chỉ mà tôi ít khi thấy ở nước nhà và chưa bao giờ thấy ở nước Mỹ xa xôi này. Anh đến ngay trước bạn thờ cha mẹ tôi, đốt đèn nến và thắp hương kính cẩn vái ba vái. Sau đó anh quay lại nói:
– Chắc thầy cũng đã biết, em theo đạo Tin lành từ nhỏ, nhưng cha mẹ của thầy cũng như là cha mẹ của em nên xin phép thầy làm lễ hai cụ nhân ngày Tết.
Thì ra con người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không quên các phong tục và truyền thống tốt đẹp của đất nước, và càng xa quê hương họ lại càng ý thức được nhu cầu bảo tồn bản sắc dân tộc nhiều khi còn hơn cả người dân trong nước.
Sẵn các món thịt đông, dưa chua và một dĩa thịt kho tàu mà tôi đã tự làm để cúng cha mẹ tôi hôm giao thừa, tôi bày tất cả mọi thứ đồ ăn, cả Việt lẫn Mỹ lên bàn, còn anh HKK thì loay hoay nấu cơm trong gian bếp chung kế cận.
Tối hôm ấy, chúng tôi trải qua một cái Tết đầy ý nghĩa, riêng tôi thì đó là một cái Tết vui vẻ, ấm cúng nhất trong cuộc đời du học của tôi, khác hẳn với hồi còn đi học ở Anh, trong một thành phố đại học xa Luân Đôn và các cộng đồng Việt Nam, cô đơn trong một căn phòng ký túc xá với một xoong cơm và hai quả trứng luộc chấm muối để gọi là có chút hương vị Tết quê hương!
Riêng chỉ có vấn đề ngủ là hơi khó khăn, vì trong phòng tôi có một chiếc giường chỉ vừa đủ cho một người nằm. Anh HKK đề nghị lấy chiếc nệm ra đặt xuống sàn nhà để anh nằm, còn tôi thì nằm trên cái đệm lò xo (mattress) còn lại, có phủ một lớp xốp khá êm. Nhưng tối hôm ấy, chúng tôi khôngngủ được vì mải mê ôn lại với nhau những kỷ niệm cũ tại trường Ngô Quyền, Hải Phòng. Anh còn nhớ từng cử chỉ, từng câu nói của tôi trong lớp Đệ Ngũ anh học năm ấy, và hát lên những bài hát bằng sinh ngữ mà tôi dạy anh lúc bấy giờ. Tất cả những câu chuyện giữa chúng tôi đêm hôm ấy chỉ tập trung vào các thầy giáo, bạn bè ở trường Ngô Quyền, mà anh còn nhớ rõ tên hơn tôi. Hầu như anh không nói gì về những thành tích anh đã đạt được ở Canada và Mỹ trong những năm qua. Mặc dầu vậy, lượm lặt những chi tiết xen kẽ trong câu chuyện, tôi biết anh đã đi du học sau khi học xong bậc trung học ở Việt Nam, cách đó chừng 10 năm, và anh đang làm Giáo sư diễn giảng khoa Chính trị học (political science) ở Ontario, đã từng được mời làm giảng sư và nghiên cứu tại đại học Berkeley, một trong những trường nổi tiếng nhất nước Mỹ ở California.
Đến gần sáng, anh HKK nổi cơn ho rũ rượi. Sờ vào trán anh, tôi thấy hơi nóng. Tôi liền lấy lọ dầu Nhị Thiên Đường mà gia đình vừa gửi sang cho tôi và xoa khắp người cho anh. Hai thầy trò lục đục xoa dầu, đun nước nóng để uống thuốc giải cảm. Lúc trời sáng tỏ thì anh cảm thấy trong người dễ chịu hơn và chuẩn bị lên đường trở về Canada. Tôi tặng anh một lọ dầu Nhị Thiên Đường còn nguyên trong gói để anh đem theo dùng trong lúc đi đường. Ra đến ngoài cửa, chúng tôi thấy chiếc xe Volvo của anh, để ở ngoài đường suốt đêm, đã bị phủ dưới một lớp tuyết dày đặc, chỉ còn nhô lên cái cột ăng ten radio. Thầy trò lại một phen vất vả cào tuyết, rồi lại phải hì hục đẩy chiếc xe một quãng đường máy mới chịu nổ. Chiếc xe thả khói trắng trên suốt con đường số 122. Tôi chỉ kịp thấy một cánh tay thò ra khỏi cửa kính để vẫy chào, rồi cả người lẫn xe đều mất dạng giữa dòng xe cuồn cuộn. Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại anh và không ngờ đó cũng là cái vẫy tay của anh chào tôi lần cuối cùng trong cuộc đời anh…
Ba mươi ba năm sau (1985), tôi ngạc nhiên nhận được từ Hà Nội ba cuốn sách tiếng Anh do anh viết với vỏn vẹn lời đề tặng: “Kính tặng thầy Dương Thiệu Tống, Paris ngày 7 tháng 2 năm 1985”. Sau đó, tôi mới được biết rằng anh đã gặp một đoàn Giáo sư Hà Nội tham dự một Hội nghị về Sử học và Chính trị Đông Nam Á tại Paris trong đó anh HKK được mời làm thuyết trình viên. Anh đã tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam và được biết tôi đang còn ở Việt Nam nên đã nhờ họ chuyển các tác phẩm nghiên cứu của anh đến cho tôi vì không biết địa chỉ. Tôi cũng không biết địa chỉ của anh nên cũng tìm mọi cách để dò hỏi, mặc dầu thỉnh thoảng tôi vẫn nghe những lời ca ngợi và bình luận về các tác phẩm nghiên cứu của anh trên các đài phát thanh nước ngoài. Chỉ mới cách đây ít năm, tôi được một người bạn Giáo sư người Việt ở Canada, anh Nguyễn Trọng Lương, nguyên tốt nghiệp Đại học Cornell miền Tây nước Mỹ, cho biết anh HKK được mời đến giảng tại Cornell và mất tại đó sau một cơn đau tim…
Riêng kỷ niệm lần gặp lại anh HKK tại New York vào Tết 1967 ấy, đã khiến cho tôi phải suy nghĩ nhiều về mối quan hệ tình cảm “Thầy xưa và Trò cũ”, không những vào lúc ấy mà cả về sau này: Không có gì vui sướng và hãnh diện hơn cho một thầy giáo khi học sinh cũ của mình đã thành công vượt xa mình trên đường đời, trong đó phần đóng góp của mình chỉ là một mảng rất nhỏ, quá nhỏ, nhưng vẫn được ghi nhận. Mối tình cảm Thầy-Trò vẫn có thể tồn tại, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nếu người ta có lòng và muốn nghĩ đến. Thế nhưng, trong khi người học trò cũ có thể đối xử với thầy xưa với tất cả sự kính trọng giống như thời còn đi học và họ vui sướng với thái độ ấy, thì ngược lại người thầy giáo cũ khó có thể xem người ấy mãi mãi là người học trò của mình giống như xưa được. Dù họ là những người thành công hay không thành công trên đường đời, người thầy giáo, khi gặp lại họ về sau, chỉ có thể xem họ như là những người bạn mà mình nể trọng và quí mến, chứ không thể nào thấp hơn thế được.
Chú thích
[1] Vì hơn ba mươi năm đã trôi qua, tôi có thể nhớ lầm địa điểm tổ chức cuộc họp này với một địa điểm khác gần đó, cũng được tổ chức trong dịp Tết trong những năm tôi sống ở New York.
[2] Lúc bấy giờ (1967) chính quyền Sài Gòn không được là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc mà chỉ được có một Văn phòng Quan sát viên tại New York.

 SƠNTRUNG
OTTAWA ngày9-VIII-2019

No comments:

Post a Comment