Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 29 November 2019

Tổng thống Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong

  • 2 giờ trước










  • Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Dự luật cũng nói rằng Hoa Kỳ nên cho phép cư dân Hong Kong được cấp visa vào Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì là tham gia biểu tình bất bạo động.

    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thành luật một dự luật ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
    Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ sẽ bắt buộc phải rà soát lại mỗi năm nhằm đảm bảo Hong Kong có quyền tự chủ đáng kể so với phần còn lại của Trung Quốc.
    Ông Trump cho biết ông đã ký luật "vì tôn trọng Chủ tịch Tập [Cận Bình], Trung Quốc và nhân dân Hong Kong".
    Nhưng luật này sẽ chọc tức Bắc Kinh - giới chức Trung Quốc trước đó đã kêu gọi Hoa Kỳ "ngừng nhúng mũi" và nói sẽ "trả đũa" nếu các dự luật này trở thành luật..
    Ông Trump hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận với Trung Quốc, để chấm dứt cuộc chiến thương mại gây thiệt hại giữa hai nước.
    Tổng thống cũng đã ký một dự luật thứ hai, trong đó cấm xuất khẩu "đạn dược" khống chế đám đông cho cảnh sát ở Hong Kong - bao gồm hơi cay, đạn cao su và súng sốc điện.
    "[Các dự luật] được ban hành với hy vọng các nhà lãnh đạo và đại diện của Trung Quốc và Hong Kong sẽ có thể giải quyết một cách hòa hoãn sự khác biệt của họ, cốt để dẫn đến hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả," ông Trump nói.
    Bầu cử Hong Kong: Truyền thông TQ 'ỉm' kết quả, Carrie Lam không nhượng bộ
    Biểu tình khiến Hong Kong rơi vào suy thoái ra sao?



    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Ông Trump cho biết ông đã ký luật "vì tôn trọng Chủ tịch Tập [Cận Bình], Trung Quốc và nhân dân Hong Kong".
    Lãnh đạo Thượng viện: 'Trump nên lên tiếng về Hong Kong'
    Biểu tình Hong Kong: Tập Cận Bình 'rất tin tưởng' Carrie Lam

    Luật nói gì?

    Dự luật được đưa ra vào tháng Sái trong giai đoạn đầu của các cuộc biểu tình ở Hong Kong, và đã được Quốc hội phê chuẩn với tỉ lệ áp đảo vào tháng trước.
    Luật nói: "Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng có một hệ thống kinh tế và pháp lý đa phần riêng biệt.
    "[Rà soát thường niên] sẽ đánh giá liệu Trung Quốc có làm xói mòn các quyền tự do dân sự và luật pháp của Hong Kong được bảo vệ bởi Luật Cơ bản của Hong Kong hay không."
    Hoa Kỳ sẽ giám sát Hong Kong để đảm bảo thành phố này nó đủ tự chủ để được hưởng qui chế giao thương đặc biệt.
    Qui chế giao dịch thương mại đặc biệt của Hong Kong có nghĩa là Hong Kong không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hoặc thuế quan của Hoa Kỳ áp vào Trung Quốc đại lục.
    Dự luật cũng nói rằng Hoa Kỳ nên cho phép cư dân Hong Kong được cấp visa vào Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì là tham gia biểu tình bất bạo động.






    Biểu tình Hong Kong: Trường ĐH Bách Khoa bị cảnh sát bao vây sau một cuối tuần bạo lực.

    Tình hình ở Hong Kong thế nào?

    Các cuộc biểu tình tại Hong Kong bắt đầu vào tháng Sáu chống lại một luật được đề xuất cho phép việc dẫn độ sang Trung Quốc đại lục nhưng kể từ đó đã biến thành một phong trào dân chủ lớn hơn.
    Biểu tình cũng đã xảy ra các cuộc đụng độ ngày càng dữ dội, với cảnh sát bị tấn công, và cảnh sát đã có lúc bắn đạn thật.
    Người biểu tình đã ném bom xăng và tấn công các cơ sở kinh doanh được coi là thân Bắc Kinh.
    Những người biểu tình, trong khi đó, đã cáo buộc cảnh sát có hành động tàn bạo.
    Một cựu nhân viên của Lãnh sự quán Anh ở Hong Kong nói với BBC rằng ông bị trói, ''bịt mặt và bịt đầu'' ở Trung Quốc với cáo buộc kích động bất ổn chính trị.
    Simon Cheng, 29 tuổi, một công dân Hong Kong từng làm cho chính phủ Anh gần hai năm, bị tạm giữ 15 ngày hồi tháng Tám khi đi vào Trung Quốc đại lục.










    Simon Cheng nói anh bị bịt mắt và đánh đập ở Trung Quốc

    No comments:

    Post a Comment