Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 29 January 2020

IFC cấp tín dụng xanh cho Việt Nam



Ảnh về ô nhiễm không khí ở Hà Nội hôm 30/9/2019
Một bộ phận của nhóm Ngân hàng Thế giới vừa ký hợp đồng cấp “tín dụng xanh” đầu tiên cho một ngân hàng Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường ở quốc gia có tỷ lệ phát thải cao nhất thế giới. Việt Nam có nền kinh tế đạt tăng trưởng nhanh, nhưng ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh.
Gói vay trị giá 212,5 triệu đôla cấp cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được công bố trong tháng này theo Nguyên tắc cho vay xanh, một bộ hướng dẫn quốc tế tự nguyện để cấp vốn vay cho các dự án thân thiện với môi trường, chẳng hạn như các dự án phát triển năng lượng mặt trời hoặc đa dạng sinh học.
Giải thích về khoản tín dụng xanh này, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam là một trong những nước có cường độ carbon cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Mông cổ. Cường độ carbon đo lường lượng carbon dioxide mà một quốc gia thải ra trên mỗi đô la tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà quốc gia đó tạo ra. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam có tỉ lệ phát thải khí nhà kính quá cao, và IFC hy vọng các khoản vay xanh như thế này có thể giúp giảm các chất gây ô nhiễm.
Bà Rosy Khanna, giám đốc tài chính của IFC về Châu Á Thái Bình Dương nói điều này đáp ứng "mục tiêu chiến lược cung cấp các giải pháp tài chính cho các sáng kiến thông minh về khí hậu nhằm khuyến khích phát triển bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường ở các thị trường mới nổi có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính như Việt Nam."
Bà nói rằng các nhà đầu tư "rất quan tâm" đến việc “cấp vốn kết hợp với việc giúp cho nước đó đối phó với biến đổi khí hậu."
Quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới hiện nay, nhưng sự tăng trưởng nhanh đó đang gây lo lắng về tác động xấu đối với môi trường. Người dân Việt Nam đang ngày càng lo lắng về tất cả mọi thứ, từ rác thải nhựa đang tràn xuống biển, đến các hóa chất độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp thực phẩm và nước. Bà Khanna cho biết Việt Nam có nhiều tiềm năng để giảm khí thải nhà kính, nhưng lý do mà Việt Nam có mức phát thải quá cao như vậy là vì nước này đang sản xuất điện bằng than đá ngày càng tăng – đó là nguồn năng lượng bẩn nhất.
VPBank cho biết sẽ sử dụng khoản vay xanh này để đầu tư vào các giải pháp thay thế.
VPBank nói trong một thông cáo báo chí: “Đây cũng là cơ hội giúp VPBank có những đóng góp tích cực với định hướng quốc gia bằng cách cung cấp các giải pháp tài chính cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường như phát triển năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng các tòa nhà xanh, giao thông xanh, xử lý và quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.”
IFC cũng hợp tác với các doanh nghiệp để hỗ trợ “tài chính xanh” ở các quốc gia đang phát triển khác như Costa Rica, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico và Ukraine.
IFC cho biết các khoản tín dụng xanh cho Việt Nam có thể sẽ được sử dụng cho cơ sở hạ tầng xanh, ngoài các dự án năng lượng, đặc biệt liên quan đến các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa.
VPBank cũng cam kết thiết lập một hệ thống quản lý để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khoản vay xanh.
IFC cấp tín dụng xanh cho Việt Nam


No media source currently available
0:00 0:01:05
0:34
Đường dẫn trực tiếp

Diễn đàn Facebook

No comments:

Post a Comment