Kiều ngẫu nhiên mà sinh ra, mà có sắc đẹp, mà lại đa tình, cho đến khi đi Thanh minh, khi gặp Kim Trọng, khi bán mình chuộc cha, đều là ngẫu nhiên cả; cả đến lúc bị hãm ở thanh lâu, lúc đối chất ở phủ đường, lúc đã đâm đầu xuống Tiền đường, lúc lại đoàn viên với Kim Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả. Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa uỷ mỹ, vừa đốn toả, vừa giải thư, vẽ hệt ra một người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, uỷ mỹ, đốn toả, giải thư, thì mới có cái văn tả hệt ra như thế vậy. Thế thì Thuý Kiều không cần phải có người thực mới có truyện, song cũng phải có người như thế mới có truyện vậy.


Khổng tử nói rằng: “Tiểu tử sao không học kinh Thi, kinh Thi có thể xem xét được biến cố, có thể hưng khởi được lòng người, có thể biết lẽ ở đời, có thể hả hê được những nông nỗi uất ức ở trong lòng”. Mạnh tử có nói rằng: “Ai khéo đọc kinh Thi không nên nệ câu văn mà làm hại lời, không nệ lời mà làm hại ý, cứ lấy ý đón lấy cái chí của cổ nhân mà hiểu được, thế là được”. Ai đọc truyện Kiều mà hiểu được những lời nói ấy, thì cái người mà ta gọi là Thuý Kiều có thể sớm tối lúc nào cũng gặp được vậy.

使

便

使

調

 

Thanh Tâm tài nhân tập tự

Kim sử duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, biến khởi mãi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án; tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên, bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn; yên hoa thương khách, hà lai mại tiếu chi kim, thanh giáo ngoại thần, chung trở quy hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền? Nãi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển.

Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư minh, nhất truỵ phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thuỷ đãng vân lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng điên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Thí bình tình nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm.

Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ não nhân, phục đính đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.

Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y! Truỵ khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới, thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...

 II. VỊNH KIỀU


Kiều nhi giấc mộng khéo như cười,
Tỉnh dậy xuân xanh quá nửa rồi,
Số kiếp bởi đâu mà lận đận?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi!
Cành hoa vườn Thuý duyên còn bén,
Giọt nước sông Tiền nợ chửa xuôi.
Chẳng trách chàng Kim đeo đẳng mãi,
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.


Bài này nhà thơ vịnh chung hai mươi hồi trong Truyện Kiều.

2. Từ Đạm

 Vùng Ninh Bình, tên tổng đốc tham ô là TỪ ÐẠM (8) cũng tổ chức "Học Kiều" và tự đứng ra làm chủ khảo cho cuộc thi "Vịnh Kiều". Họ Từ sớm nhận đưọc một bài ứng thí "xỏ ngọt" rất chua chát:

Khóa cửa phòng xuân để đợi chờ  
Duyên em mất nết tự bao giờ  
Chàng Kim mê gái công đeo đẳng  
Viên ngoại chìu con chết ngẩn ngơ  
Nợ trước hẹn hò con đĩ ÐẠM  
Duyên sau gặp gỡ bố cu TỪ  
Mười lăm năm ấy, bao nhiêu sướng  
Còn trách làm chi chú bán tơ !

Nhưng nghe đả kích một ông quan, dù là quan to, cũng chưa bằng nghe đả kích vua! Năm 1945, Việt Nam độc lập. Vua Bảo Đại mới nhận làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ Việt Minh (chủ tich: HỒ Chí Minh, phó chủ tịch: Nguyễn HẢI Thần) chưa được bao lâu thì nhân dịp đi Trùng Khánh (Trung Quốc) đã bỏ và về Hồng Kông để lập thế lực khác. Khi Pháp dùng "LÁ BÀI BẢO ÐẠI", ông ta lại vác chiếu trở về Việt Nam làm "Quốc Trưởng". Cụ cử Tùng-Lâm Lê Cương Phụng đón rước vua Bảo Đại về nước với một bài "Vịnh Kiều" độc đáo:

Thơ thới đòi phen phận liễu bồ  
Cửa người đành chịu kiếp hoa nô  
Đường xưa nẻo tía vừa ra khỏi  
Lối cũ lầu xanh lại bước vô  
Đã trót hẹn lời cùng bác HẢI  
Sao không thẹn mặt với ông HỒ  
Lộn chồng trốn chúa con người ấy  
Còn hiếu còn trung ở chỗ mô !

 3. Tản Đà

 Tiếng trống biên đình bốn phía ran.
 Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn.
 Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng.
 Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.
 Tổng đốc ví thương người bạc phận.
 Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan.
 Bơ vơ nấm đất ven sông đó.
 Hồn có nghe chăng một tiếng đàn!

III. BÓI KIỀU

 Truyện Kiều có vui buồn, vinh nhục, tiêu biểu cho một kiếp người, cho nên dân ta hay bói Kiều.

Người ta cầm quyển Kiều , khấn: Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thúy Kiều...Con là, xin bói một quẻ . Bấm vào đoạn đã chọn, thường lấy hai câu trên, hai câu dưới, và suy nghĩ...

IV. KIỀU LẨY 

Bất cứ một đề tài nào, bỏ và đấy một câu Kiều thì thành Kiều lẩy.

Thí dụ:

Trăm năm trong cõi người ta, 

Ai ai cũng muốn đi ra đi vào.
Nhỏ bé như cái nước Lào

Ai ai cũng được đi vào đi ra.

To lớn như thể nước Nga

Nhân dân chẳng được đi ra đi vào!

                                                     30IX2020