Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 23 September 2020

 

Tập Cận Bình dùng 'viễn kiến quan hệ Trung – Việt' cho cả thế giới?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015
Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015

Phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc qua mạng trực tuyến hôm 22/09/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình dùng khái niệm 'vận mệnh chung' để đề xuất vai trò lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc.

Ngay lập tức, các báo Phương Tây đã cho rằng đây là 'viễn kiến' nhà lãnh đạo cộng sản Trung Hoa tung ra nhằm đối chọi chủ thuyết 'cô lập, đối đầu' của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Với người Việt Nam, khái niệm 'common shared destiny' (vận mệnh cùng chia sẻ) mà ông Tập nêu ra nghe rất quen.

Vì trong quan hệ Trung - Việt, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần nói về 'vận mệnh chung' của hai quốc gia, gây ra nhiều bình luận khác nhau.

Nhưng trước hết, ta hãy xem ông Tập nói gì tại diễn đàn LHQ vừa qua.

Không chỉ đề cao hòa bình, phát triển, ông còn nhấn mạnh đến dân chủ, tự do, công lý:

"Chúng ta hãy chung tay gìn giữ, củng cố các giá trị hòa bình, phát triển, bình đẳng, công lý, dân chủ và tự do vốn được chia sẻ bởi tất cả chúng ta, nhằm xây dựng một dạng quan hệ quốc tế mới, vì một cộng đồng chia sẻ tương lai chung của nhân loại. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt hơn cho tất cả."

Theo một đánh giá của Shannon Tiezzi trên trang The Diplomat (23/09), khái niệm cộng đồng chia sẻ tương lai, hoặc 'chia sẻ vận mệnh chung' (community of common destiny) mà TQ nêu ra luôn có hàm chứa lời đả phá hệ thống liên minh của Hoa Kỳ.

Nhưng quan sát kỹ thì đây không phải là viễn kiến gì mới, và chắc chắn không phải là tác phẩm lý luận của Chủ tịch Tập.

Các văn bản tiếng Trung đã nói nhiều về khái niệm 'Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể' (人类命运共同体) từ nhiều năm qua.

Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng
Chụp lại hình ảnh,

Ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng gặp nhau tại Hà Nội năm 2017

Không có gì mới?

Trên thực tế, theo đánh giá của Richard Rigby và Brendan Taylor trong một nghiên cứu về ngoại giao Trung Quốc, phát biểu về 'vận mệnh chung' không đến từ miệng nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, mà lần đầu do TBT Hồ Cẩm Đào nêu ra năm 2005.

Thậm chí có người còn cho rằng ý tưởng này đến từ viễn kiến của lãnh đạo Úc trước đó nói về nhu cầu kiến thiết 'cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hài hòa, ổn định'.

Còn tại Trung Quốc, vào năm 1991, ngay khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ở hội nghị Thành Đô, lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói về 16 chữ vàng gồm một câu về 'vận mệnh tương quan'.

"Sơn thủy tương liên,

Lý tưởng tương thông,

Văn hóa tương đồng."

Đoàn đại biểu Tân Cương ở Bắc Kinh, ảnh tư liệu 2014
Chụp lại hình ảnh,

Đoàn đại biểu Tân Cương ở Bắc Kinh, ảnh tư liệu 2014

"Vận mệnh tương quan"

Những người chỉ trích hai đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc thường cho rằng các cụm từ trên mang tính "bùa chú" đảm bảo cho hai đảng này cầm quyền bằng một liên minh nào đó.

Nhưng thực ra, công thức nêu ra sự 'chia sẻ vận mệnh' đã được Trung Quốc áp dụng với tất cả các láng giềng.

Theo một nghiên cứu của Trương Đăng An (Zhang Dengan) thì ban đầu, việc nêu ra 'vận mệnh chung' được Trung Quốc "đề xuất với các láng giềng nhằm hàn gắn quan hệ bị căng thẳng bởi các tranh chấp lãnh thổ".

Chỉ sang thế kỷ 21, khái niệm nói trên "mới trở thành một phần của chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế".

Tác giả Trương Đăng An, người Trung Quốc, cũng nhận định rằng khái niệm 'vận mệnh chung' được đề cao nhằm "tận dụng cơ hội hòa bình trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21" mà Trung Quốc rất cần, để phát triển tối đa.

Chinese crowd in Beijing waving flags

Theo ông, quốc tế khó chấp nhận khái niệm này vì nó chưa đủ tính minh bạch, sự cam kết và hành động cụ thể từ chính quyền Trung Quốc.

Vào thời điểm hiện nay, phát biểu của Chủ tịch Tập tại diễn đàn LHQ tháng 9 năm nay (qua video) lại bị cho là lời đả phá ngấm ngầm nhằm vào khẩu hiệu 'Hoa Kỳ trên hết' của Tổng thống Donald Trump.

Năm 2018, ông Tập nói y nguyên như thế về quan hệ với Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á, và sang thăm Moscow năm 2020, ông cũng nhắc lại thuyết 'vận mệnh chung' với Nga và rộng ra là cả nhân loại.

Tuy vậy, cần phải nói rằng ông Tập Cận Bình đã diễn giải mở rộng định nghĩa 'cộng đồng chung vận mệnh'.

Hồi năm 2015, nó mới chỉ có năm thành tố gồm 'đối tác chính trị, an ninh, phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, và bảo vệ môi trường'.

Nay, việc chia sẻ vận mệnh chung khiến nhân loại cần tập trung vào 'toàn cầu hóa, chống biến đổi khí hậu, và củng cố cải thiện quản trị tầm toàn cầu' (global governance reform).

Khẳng định Trung Quốc "không bao giờ làm bá chủ" và "không có ý định mở cuộc Chiến tranh Lạnh hay chiến tranh Nóng với bất cứ nước nào", chủ tịch TQ cũng cam kết sẽ dẫn dắt cuộc chiến chống Covid-19.

Các liều vaccine mà Trung Quốc đang chế tạo, thử nghiệm, sẽ được ưu tiên cho các nước đang phát triển, ông nói.

Voter composite

Bầu cử 2020: Cử tri Mỹ nghĩ gì về ghế trống của Tối cao Pháp viện?

No comments:

Post a Comment