Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 5 May 2014

TIN TỨC THẾ GIỚI


 


Hoàn Cầu Thời báo đòi "cho Việt Nam bài học"

RFA
2014-05-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
chinese-drill
Một "siêu dàn khoan" của Trung Quốc
Courtesy of chinasmack.com 
Trung Quốc cần phải “dạy cho Việt Nam bài học xứng đáng,” nếu Hà Nội làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Đó là quan điểm của Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo của Đảng Cộng Sản TQ, số ra ngày hôm nay 6/5.
Phiên bản tiếng Anh của tờ báo mạnh miệng lên tiếng như vậy sau khi Việt Nam có phản ứng mạnh mẽ với quyết định của Hoa Lục lần đầu tiên hoạt động khoan nước sâu tại vùng tranh chấp giữa 2 quốc gia trên Biển Đông.  Tuy nhiên sau 9 giờ sáng cùng ngày, bài báo đã được gỡ xuống khỏi ấn bản online.
Bài xã luận viết rằng, trong trường hợp Việt Nam thể hiện mình như kẻ khiêu khích thù địch hơn cả Philippines, Trung Quốc cần phải thay đổi chính sách với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học xứng đáng.
Nếu Việt Nam có thêm hành động nào nữa ở Tây Sa, thì Trung Quốc cần phải tăng cường các biện pháp phản kháng. Tuy nhiên Hoàn cầu Thời báo cho rằng Việt Nam không có can đảm tấn công dàn khoan của Trung Quốc.
Trước đó, Cục Quản lý Hàng hải Trung Quốc thông báo rằng Tổng công ty dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ tiến hành khoan nước sâu tại vùng Tây Sa, Hoàng Sa từ ngày 4 tháng 5 đến 15 tháng 8. Việt Nam ngay lập tức gọi đây là quyết định "bất hợp pháp" bởi quần đảo Tây Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Bài xã luận được Thời báo Hoàn cầu đăng lúc 0 giờ 43 sáng 6.5, sau 9 giờ sáng cùng ngày bài xã luận này đã bị gỡ xuống.


 Sự chính danh của đảng cộng sản?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng Bí thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. 

Phản đối và hữu hảo
 Một hành động gây hấn nữa của Trung quốc lại được ghi nhận, đó là dàn khoan biển của nước này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. Trong khi đó các báo đảng thường xuyên loan tải những tuyên bố hữu hảo giữa hai đảng, hai chính phủ. Điều này càng ngày càng làm nhiều người Việt nghi ngờ về tính chính danh của chính đảng cộng sản Việt nam.
Dàn khoan Hải Dương thuộc Công ty dầu khí Trung quốc được kéo

 Tổng Bí thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. AF



vào vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế Việt nam. Phía Trung quốc không ngại ngần đưa ra tọa độ địa lý của dàn khoan biển, và mọi người thấy rằng nó nằm ngay phía trong đường 200 hải lý đặc quyền kinh tế Việt nam trên biển Đông.
Đây là một động thái mới đến từ phía Trung quốc. Trước đây những vụ đụng chạm với tàu khảo sát địa chấn Việt nam, cũng như với ngư dân Việt nam, Trung quốc hoặc không nói gì hoặc cho rằng tố giác từ phía Việt nam là không có bằng cớ.
Dàn khoan Hải Dương thuộc Công ty dầu khí Trung quốc được kéo vào vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế Việt nam....và mọi người thấy rằng nó nằm ngay phía trong đường 200 hải lý đặc quyền kinh tế Việt nam trên biển Đông
Nay bằng cớ được chính Trung quốc đưa ra là tọa độ địa lý. Tọa độ này nằm trong khu vực biển rộng lớn chín đoạn mà Trung quốc đã vạch ra, một động tác vẽ đường biên giới chưa thấy ở bất cứ đâu trong lịch sử thế giới hiện đại. Những mệnh lệnh cấm bắt cá trước đây cũng được tuyên bố trên vùng biển chín đoạn, nhưng không có sự hiện diện hữu hình, vật chất của một dàn khoan biển.
Không biết dàn khoan Hải dương có tìm được dầu hay không nhưng rất rõ rằng động thái này của Trung quốc nói rằng họ đang thực thi chủ quyền trên vùng biển họ đòi hỏi.
Bộ ngoại giao Việt nam chính thức lên tiếng phản đối. Nhưng trong lời phản đối đó, nếu trừ đi dòng tin cụ thể về tên của dàn khoan, tọa độ địa lý, ngày tháng, thì nội dung không có gì khác những lần phản đối trước. Giống như một công thức biên soạn sẳn.

Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý
Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Phú Trọng, người về nguyên tắc là lãnh đạo tối cao của nước Việt nam không phát biểu gì về chuyện này. Không khó để có thể lần ngược những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt nam, thì thấy rằng các quan chức có giữ chức trách gì đó trong chính phủ hay quốc hội thì sẽ thường lên tiếng về những hành động gây hấn của người láng giềng phương Bắc. Còn những người chỉ chuyên trách công việc của đảng cộng sản, bao gồm cả bộ phận tuyên truyền của đảng lại thường hay nói đến sự hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Trung. Dường như đó là một sự phân công vậy.
Sự trái khoáy này càng rõ hơn dưới một chế độ lúc nào cũng đề cao sự nhất nguyên, trên dưới như một như chế độ cộng sản.
Sự không bình thường đó chưa từng được thấy trong các xung đột của giữa thế giới cộng sản trước đây. Hồi năm 1969 khi hai đội hồng quân của Liên Xô và Trung quốc đánh nhau trên biên giới hai nước, hay như cuộc chiến đẫm máu Việt Trung 10 năm sau, không thấy những tuyên bố hữu nghị cùng cất lên với những lời buộc tội chiến tranh và xâm lấn.
Nhưng cục diện đã thay đổi sau khi hệ thống cộng sản sụp đổ, chỉ còn lại vài quốc gia dưới danh nghĩa cộng sản, sống trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió với nền kinh tế tư bản nhiều quyền lợi.
Sự nghi ngờ dễ hiểu
Và sự không bình thường này rất dễ hiểu là đã gây nhiều nghi hoặc về sự cam kết bảo vệ dân tộc và quốc gia của đảng cộng sản. Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến là một trong những người nghi ngờ đó. Ông nói:


Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP PHOTO.
Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP PHOTO.
Trung quốc muốn chiếm Việt nam theo kiểu tằm ăn dâu, một cách hòa bình, không tốn vũ khí thì nó phải luôn giữ cho Việt nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau còn nhân dân thì chả có vai trò gì.
Trung quốc muốn chiếm Việt nam theo kiểu tằm ăn dâu, một cách hòa bình, không tốn vũ khí thì nó phải luôn giữ cho Việt nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau còn nhân dân thì chả có vai trò gì
Ông Hà Sĩ Phu
Cũng sẽ là rất dễ hiểu khi những cuộc biểu tình chống sự gây hấn của Trung quốc được truyền thông của đảng cộng sản cho là lợi dụng danh nghĩa yêu nước để âm mưu gây bất ổn xã hội, lật đổ sự cầm quyền của đảng.
Trong xu thế có nhiều phản kháng từ xã hội dân sự đòi những quyền dân sinh, nhân quyền, …nhiều người thậm chí còn lo lắng rằng đảng cộng sản Việt nam sẳn sàng để cho quân đội Trung quốc vào đàn áp dân chúng Việt nam nếu như sự cầm quyền của họ bị những đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền làm lung lay.
Câu chuyện về tằm ăn dâu không phải chỉ mới được nêu ra bởi những người nghi ngại như ông Hà Sĩ Phu, nó được nếu ra cách đây hơn 700 năm bởi một danh tướng Việt nam là Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Bên giường bệnh ông nói với với vị vua trẻ vừa lên ngôi rằng: nếu giặc Bắc dùng sách tằm ăn dâu thì phải khoan sức dân làm kế rễ sâu gốc vững thì mới mong toàn thắng.
Câu nói khoan sức dân làm kế rễ sâu bền gốc của Hưng Đạo Vương không thể nào hiểu khác đi là những giá trị dân chủ và nhân quyền ở thời điểm này của thế kỷ 21. Một chính khách sống cách Việt nam nửa vòng trái đất là ông Lowenthal, dân biểu quốc hội Hoa Kỳ nói với đài Á châu tự do rằng:
Trung Quốc muốn chiếm hữu biển đảo ở biển Đông, và đó chính là yếu tố khiến Việt Nam cần tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ muốn một nước có quan hệ gần gũi hơn thì cũng muốn nước đó đừng đàn áp người dân của họ. Nhà nước Việt Nam muốn có độc lập đối với Trung Quốc thì họ không thể đàn áp người dân, từ chối công lý cho người dân Việt.
Điều ông nói được minh chứng bằng những hiệp ước đồng minh của Hoa Kỳ và các đồng minh Đông Á, Nhật bản và Philippines, những quốc gia có xung đột lãnh hải với Trung quốc.
Làm bạn với các nước khác với tính chính danh
Trên bình diện ngoại giao, từ hai thập kỷ nay, Việt nam thường xuyên nêu ra quan điểm của mình về chính sách ngoại giao làm bạn với các nước, từ chối mọi liên minh. Trớ trêu thay trong số bạn bè ấy lại có một quốc gia thèm khát lãnh thổ như Trung quốc. Một bạn trẻ trong nước nói với chúng tôi rằng:
Khi anh là nước nhỏ mà anh lại không có đồng minh thì là một điều không khôn ngoan.”
Có thể là chính sách đu dây của Việt nam giữa các cường quốc đã giữ nước Việt nam tránh được một cuộc chiến tranh nào đó trong hai chục năm qua!? Nhưng liệu nó có hữu ích với chính sách tằm ăn dâu?
Và điều quan trọng hơn là sự “phân công” lạ lùng giữa các bộ phần cầm quyền Việt nam hiện nay. Mỗi sáng người Việt nam lại đọc hai loại báo, một loại đăng tải những lời buộc tội sự gây hấn của Bắc Kinh, còn loại kia thì loan báo những hiệp ước thấm đẫm tình hữu nghị giữa hai đảng.
Và như vậy phải chăng người Việt có quyền nghi ngờ sự cam kết bảo vệ dân tộc của đảng cộng sản Việt nam?! Và đó là sự chính danh của bất cứ đảng cầm quyền nào!
 


Mỹ ký hợp đồng thuê căn cứ quân sự ở Djibouti

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) hội đàm với Tổng thống Djibouti tại Tòa Bạch Ốc
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) hội đàm với Tổng thống Djibouti tại Tòa Bạch Ốc
CỠ CHỮ
Hoa Kỳ và Djibouti đã ký một hợp đồng mới 10 năm để cho Mỹ thuê một căn cứ quân sự tại quốc gia Sừng Châu Phi mà Tòa Bạch Ốc gọi là một phần quan trọng trong việc tranh đấu chống khủng bố.

Tổng thống Barack Obama loan báo thỏa thuận này hôm thứ Hai trong cuộc họp với Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh tại Tòa Bạch Ốc.

Ông Obama gọi căn cứ này là một cơ sở quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với vai trò của Hoa Kỳ tại Sừng Châu Phi. Ông nói rằng ông biết ơn Tổng thống Guelleh về việc thỏa thuận cho một hợp đồng dài hạn này.

Ông Guelleh đã cảm ơn ông Obama về điều ông gọi là một viễn kiến cho việc phát triển Châu Phi, trong đó có chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và an ninh lương thực tại Djibouti.

Nhưng Tổng thống Obama nói rằng tình trạng buôn người tại Djibouti vẫn là mối lo ngại. Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ tham gia với Djibouti về các vấn đề nhân quyền. Một phúc trình của tổ chức Freedom House phúc trình tình hình của Djibouti là “không tự do.”

Tòa Bạch Ốc nói rằng cả hai vị Tổng thống đã nói về sự cam kết không để al-Qaida và tổ chức khủng bố Hồi Giáo al-Shebab ở Somalia có thêm lợi thế.

Các binh sĩ Djibouti tham gia trong lực lượng của Liên hiệp Châu Phi đã có một số thành công chống lại al-Shebab ở Somalia.

Trại Lemonnier ở Djibouti chứa được khoảng 4.000 binh sĩ Hoa Kỳ và các nhân viên quân sự khác. Hoa Kỳ coi đó như một vị trí quan trọng trong khu vực để tấn công các phần tử chủ chiến tại Yemen và Somalia. Đây là căn cứ thường trực của quân đội Hoa Kỳ tại Châu Phi.
http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-ky-hop-dong-thue-can-cu-quan-su-o-djibouti/1908338.html

 

Châu Âu, đồng minh ngoài vùng Thái Bình Dương của Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm Bảo tàng Quân đội tại điện Invalides nhân chuyến công du Pháp ngày 05/05/2014.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm Bảo tàng Quân đội tại điện Invalides nhân chuyến công du Pháp ngày 05/05/2014.
REUTERS/Franck Fife

Thanh Hà
Ukraina, bạo động leo thang; thủ tướng Nhật Bản viếng thăm nước Pháp và tìm kiếm đồng minh tại Châu Âu : hai đề tài nổi bật trong phần tin quốc tế trên các tờ báo Paris trong ngày 05/05/2014.

Báo Les Echos chỉ chú trọng đến mục tiêu thúc đẩy trao đổi mậu dịch giữa Nhật Bản với Liên Hiệp Châu Âu, trong vòng công du kéo dài hơn một tuần lễ của thủ tướng Shinzo Abe tại Lục địa Già. Tokyo mong muốn hoàn tất hiệp định tự do mậu dịch với Bruxelles trước năm 2015.
La Croix không quên vế « an ninh », một hồ sơ quan trọng được thủ tướng Nhật đề cập đến với tất cả các lãnh đạo Châu Âu. Điều này được thể hiện qua chuyến viếng thăm trụ sở Liên minh Bắc Đại Tây Dương của ông Abe tại Bruxelles. Nhật Bản đang tìm cách « tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự với Châu Âu (…) bên cạnh mối quan hệ đặc biệt đã có với Hoa Kỳ từ hơn 50 năm qua ». Trong chiến dịch đa dạng hóa các đối tác quân sự, La Croix cho rằng, Pháp hoàn toàn có thể chiếm một vị trí riêng biệt.
Còn theo phân tích của tờ Le Figaro thủ tướng Abe dành hẳn một vòng công du Châu Âu dài ngày, bởi Tokyo biết rằng trong bối cảnh các cường quốc công nghiệp phát triển đang giảm ngân sách quốc phòng, Nhật Bản không thể trông cậy vào một đồng minh duy nhất là Hoa Kỳ để bảo đảm an ninh và hòa bình trong vùng Đông Á.
Đây chính là điều mà tờ Libération gọi là chiến dịch « tìm kiếm đồng minh ở ngoài khu vực Thái Bình Dương » đang được thủ tướng Nhật Bản tiến hành. Thông tín viên của tờ báo từ Tokyo nhận định : ông Shinzo Abe đến Châu Âu lần này không chỉ để phô trương với các phương Tây về những thành quả kinh tế gặt hái được từ chính sách « Abenomics » hay để quảng cáo cho các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản. Thủ tướng Abe muốn chứng minh với Châu Âu về quan tâm của Tokyo đối với châu lục này cũng như về vị trí của hồ sơ an ninh trong mắt lãnh đạo Nhật Bản.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012 ông Shinzo Abe đã đi rất nhiều nơi : nào là các quốc gia cung cấp nguyên và nhiên liệu cho Nhật Bản như Ả Rập Xê út, Mozambique, Qatar ; nào là những quốc gia đang lo ngại trước sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, trong số này có Ấn Độ, Úc, Việt Nam hay Philippines. Với Châu Âu, chưa khi nào Nhật Bản lại đề cập nhiều đến hồ sơ an ninh như hiện nay « để bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản tại Châu Á trước sự lớn mạnh của ông khổng lồ Trung Quốc ».
Phục hồi danh dự
Nhưng bên cạnh mối « đe dọa Trung Quốc » Libération gắn liền mục tiêu của Tokyo tìm kiếm đồng minh ngoài vùng Thái Bình Dương với một lý do khác : thủ tướng Abe không chỉ là một nhà kinh tế có đầu óc thực dụng mà ông còn là một chính khách có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao.
Kể từ khi lên cầm quyền, một trong những động lực chính của ông Shinzo Abe là đưa nước Nhật trở lại thành một quốc gia « bình thường ». Điều này đã được thể hiện qua việc ông vận động để sửa đổi bản Hiến pháp chủ hòa, hay điều chỉnh luật, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí. Tác giả bài báo nhắc lại : xưa kia ông ngoại của thủ tướng Shinzo Abe, là Nobusuke Kishi từng bị liệt kê vào danh sách các tội phạm chiến tranh và đã từng bị giam hãm trong ba năm liền, trước khi được phục hồi danh dự và được chỉ định vào chức vụ thủ tướng trong giai đoạn từ năm 1957 đến 1960. Cố thủ tướng Kishi là người đầu tiên chủ trương xét lại bản Hiến pháp chủ hòa mà Hoa Kỳ đã áp đặt với Nhật Bản hai năm khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai.
Vẫn theo giải thích của đặc phái viên báo Libération từ Tokyo, ông Abe ngày nay đang vận động để Nhật Bản cải tổ bản Hiến pháp chủ hòa như thể ông Abe muốn tiếp nối con đường đã được ông ngoại ông là cố thủ tướng Kishi vạch ra hơn 50 năm về trước. Cùng lúc sửa đổi luật xuất khẩu vũ khí là nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ khí của Nhật. Chính vì vậy mà Nhật Bản đang thảo luận với Pháp trong các lĩnh vực như công nghệ rô-bốt, công nghệ na – nô và ngành chế tạo trực thăng, hay tàu ngầm.
Ukraina đang lún sâu vào nội chiến
Trở lại với hồ sơ nóng bỏng Ukraina : « Lún sâu thêm vào nội chiến », « Bạo động leo thang ». Đó là những cụm từ báo chí Pháp dùng để nói về Ukraina. L'Humanité không tán đồng việc chính quyền Kiev huy động quân đội đến Slaviansk và Kramatorsk ở miền Đông Nam bởi vì theo quan điểm của tờ báo điều đó chỉ càng « đẩy Ukraina đến gần kề một cuộc nội chiến ».
Tựa của bài viết trên Le Figaro nhấn mạnh là « chiến dịch tấn công đề giành lại các thành phố ở miền Đông Nam đang trong tay phe thân Nga » của Kiev chỉ là một chiến dịch « để che mắt thiên hạ » : quân đội Ukraina được điều tới hiện trường nhưng dân chúng tại chỗ vẫn không trông thấy họ đâu và thành phố Kramatorsk chẳng hạn thì vẫn trong tay phe thân Nga.
Trong khi đó tại Matxcơva, tổng thống « Putin đang do dự giữa hai giải pháp : can thiệp quân sự trực tiếp hay gián tiếp » vào Ukraina. Kể từ ngày 25/04/2014 lính Nga đã sắn sàng dàn trải ở sát biên giới Ukraina và chờ lệnh của Matxcơva. Tổng thống Putin đang tính toán những gì ? Theo như phân tích của một chuyên gia về quốc phòng, Pavel Felgenhauer làm việc cho tờ báo Novaya Gazeta của Nga được Le Figaro trích dẫn thì Matxcơva đang thiên về kế hoạch thôn tính nhiều vùng lãnh thổ từ vành đai phía nam Ukraina đến Moldavia. Trong kế hoạch đó, Kremli đặc biệt chú ý tới các thành phố như Odessa, Nikolaev và Zaporojié của Ukraina. Đó là những nơi sản xuất ra trang thiết bị quân sự cho Nga.
Để hoàn thành được kế hoạch đó Nga phải có « lực ». Nhưng theo một chuyên gia quân sự độc lập khác là ông Alexander Golts trước mắt tổng thống Putin không rảnh tay hành động. Bởi vì trước mắt Nga chỉ có thể huy động một lực lượng từ 40 đến 50 ngàn quân như đang có ở biên giới với Ukraina và sẽ phải đào tạo thêm lính mới. Điều này sẽ đòi hỏi thêm vài tháng nữa.
Tuy nhiên, khả năng phá rối của Nga sẽ rất lớn : Golts báo trước là tình hình ở miền Đông và miền Nam Ukraina sẽ còn rối rắm và bất ổn trong một thời gian dài. Sự bất ổn đó sẽ cho phép Matxcơva kết luận cuộc bầu cử tổng thống Ukraina dự trù vào ngày 25/05/2014 là không có giá trị. Hơn thế nữa Nga muốn dậy cho phương Tây bài học là chớ bao giờ nên đến gần các vùng lãnh thổ từng thuộc chủ quyền của Liên Xô cũ.
Dù sao đi nữa theo như nhận xét của ông Felgenhauer, mở mặt trận quân sự thực sự hay dù đấy chỉ là một cuộc chiến được Matxcơva điều khiển từ xa, bề nào thì Ukraina cũng đang trong ngõ cụt.
Khi nước Mỹ không còn thống lĩnh thế giới
Theo thống kê của tổ chức ICP ( International Comparison Programme) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, cuối năm nay, Trung Quốc sẽ qua mặt nước Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Chuyên gia về quan hệ quốc tế, cố vấn của giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, IFRI ông Dominique Moisi trong một bài báo trên tờ Les Echos cho rằng Hoa Kỳ đang đánh mất hào quang không chỉ về phương diện kinh tế mà ngay cả trên những mặt trận khác như ngoại giao và quân sự : Trật tự thế giới đang thay đổi trước cuối thập niên này.
Thất bại ê chề của Ngoại trưởng Kerry giải quyết xung đột Israel- Palestine phải chăng là bằng chứng cụ thể cho thấy cường quốc quân sự và ngoại giao số 1 của thế giới không còn khả năng thuyết phục cả các đồng minh lẫn các đối thủ của mình ?
Thái độ do dự của tổng thống Barack Obama trên hồ sơ Syria hồi mùa hè 2013 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự suy yếu của Mỹ trên bàn cờ quốc tế. Đó cũng là tín hiệu khuyến khích nước Nga của ông Putin nên « mạnh dạn » trên hồ sơ Ukraina.
Theo chuyên gia Moisi, vòng công du bốn nước châu Á của tổng thống Hoa Kỳ vừa qua là nhằm xua tan những lo ngại về sự yếu đuối của Mỹ đặc biệt là trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Nhưng liệu rằng, các nước trong vùng có thể trông cậy vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc nữa hay không ?
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Pháp, Dominique Moisi cho rằng, bản thân tổng thống Obama phải nhận lấy một phần trách nhiệm của đà tuột dốc đó. Khủng hoảng Ukraina cho thấy chủ nhân Nhà Trắng do không có được một dàn cố vấn lợi hại như những người tiền nhiệm, cho nền dù có nhiều lá bài tốt trong tay, cũng không thắng nổi dù rằng các đối thủ của Hoa Kỳ chỉ có những quân bài nhỏ.
Đứa con đầu lòng, « sóng thần » của các cặp vợ chồng son ?
Một ngọn sóng trên một chiếc nôi và đôi chân của một cặp vợ chồng đang ù té bỏ chạy. Đó là hình ảnh Le Figaro dùng để minh họa cho bài báo mang tựa đề « Đức con đầu lòng, sóng thần của các cặp vợ chồng son ? » Theo nghiên cứu của khoa tâm lý học, đại học Lausanne, Thụy Sĩ, 26 % quan hệ trong các cặp vợ chồng xấu đi khi họ sinh đứa con đầu lòng. Trong mắt các nhà trị liệu, sự ra đời của đứa con đầu, là một « thời điểm đầy rủi ro », « một thử thách » nhất là đối với những cặp đã bắt đầu gặp khó khăn trong cuộc chung sống hàng ngày. « Sóng thần, tsunami hay baby clash » đó là những từ ngữ mà giới trong ngành dùng để chỉ thời khắc « quyết định đó ».
Phải chăng nghiên cứu nói trên làm tiêu tan phần nào lý thuyết cho rằng sự chào đời của một đứa nhỏ luôn là keo sơn gắn chặt một cặp vợ chồng ?
Ai cũng biết là với sự chào đời của một đứa trẻ, mọi chú ý của cả người vợ lẫn người chồng đều dồn cho đứa bé, thêm vào đó là sự mệt mỏi về thề chất của hai người vừa được lên chức làm cha, làm mẹ, lo âu về trách nhiệm … gây thêm căng thẳng giữa hai vợ chồng. Bên cạnh đó theo giải thích của giáo sư Nicolas Favez, đại học Lausane, quan hệ trong gia đình ngày nay phức tạp hơn, khi mà người phụ nữ cũng đi làm như người chồng. Nhiều quý bà quý cô cảm thấy bực bội vì chồng không chia sẻ trách nhiệm hay công việc nhà như họ chờ đợi. Đối với những cặp khác thì khó khăn nảy sinh từ một sự « cạnh tranh » giữa người vợ với người chồng trong việc chăm sóc cho con !
Nhà tâm lý học Favez kết luận : đón nhận thêm một thành viên mới trong cuộc sống của mình không đơn giản, nhưng tất cả mọi khó khăn đều có thể vượt qua khi một cặp vợ chồng thực sự yêu nhau và cùng muốn xây dựng một gia đình !



No comments:

Post a Comment