Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

CÁNH CÒ * CON RỒNG XHCN

Con rồng xã hội chủ nghĩa

Con rồng vàng “rực rỡ” Hải Phòng cuối cùng thì cũng bị cư dân mạng khai tử và kết quả là nó trở về với tính cách huyền thoại của nó: Biến mất
Nhưng trước khi tự biến mất vào không gian vô tận con rồng “tạp giống” này là một câu chuyện hay ho nói về quyền lực và quần chúng. Nó nằm chễm chuệ tại một con đường đẹp nhất Hải Phòng bởi sự cho phép của quyền lực. Quyền lực từ thể chế Đảng, âm ỉ và luôn có xu hướng phò “phong kiến” tuy âm thầm nhưng chưa bao giờ vắng bóng trong mọi sinh hoạt của người cộng sản. Phong kiến thờ rồng, lấy kiểu dáng của nó làm chủ đạo. Vua luôn mặc áo màu vàng vì đó là màu của rồng theo hình ảnh mà dân gian tạo ra từ hàng ngàn năm trước.


Con rồng vàng đất cảng không ra ngoài ước vọng âm thầm của lãnh đạo Hải Phòng khi tự cho phép mình một ảo vọng về “cửu trùng” ngay trong triều đại mà cộng sản chỉ tôn sùng màu đỏ.
Rồng không đẹp và rồng tự biến.
Giải pháp đơn giản đến ngạc nhiên, giống như một cán bộ cộm cán nào đó phát ngôn không phù hợp thì sự im lặng của ông ta sẽ là câu trả lời cho công luận hay nhất. Và ở Việt Nam người ta chấp nhận sự im lặng ấy như một cách tự nhận lỗi chứ không phải là hành vi xem thường công luận đến mức chẳng cần trả lời cho phát ngôn hay hành động sai trái của mình.
Con rồng Hải Phòng là sản phẩm của một sự kiêu ngạo lên tới tận mây xanh. Kiêu ngạo trong hành xử và kiêu ngạo trong chuẩn mực nhận thức thẩm mỹ của bộ phận quan viên có tâm thức nông dân chưa bao giờ rời xa mảnh ruộng con con của nhà mình.


Rồng không ai thấy nhưng cái thấy trong tiềm thức người dân Việt Nam và Trung Quốc là mạnh mẽ, có khả năng bay lượn như thần vật, có thể phun lửa, đạp mây lướt gió và từ những đặc tính ấy nó trở thành biểu tượng của vua chúa chứ không phải cho quan viên.
Không ai ngạc nhiên khi motif rồng đã vào nhà rất nhiều lãnh đạo về hưu của Việt Nam. Nông Đức Mạnh là một thí dụ đầy tai tiếng cũng như Trần Đức Lương dùng voi phục để bày tỏ “chí khí” của mình.
Những ao ước âm thầm ấy tạo tâm lý khấu đầu trước thiên triều và người dân Việt Nam tuy “vô tình” hết mực vẫn không thể chấp nhận những cuộc đi triều kiến trong thời đại Internet làm bá chủ. Trước “sân rồng” Bắc Kinh, những cái đầu rồng Việt Nam be bé, lai tạp, dị hình không biết sẽ làm gì cho con rồng phương Bắc chấp nhận nó như một chú rồng hoang có quá nhiều khuyết tật.
Tâm lý của những chú rồng con là dựa dẫm vào rồng cha để tránh bão tại địa phương mình. Rồng phía Bắc là chỗ dựa vững chắc nếu dân chúng có biến động, và vì vậy xuân thu nhị kỳ, rồng phương Nam phải bay về nhận giáo huấn của cha mặc cho dân tình có lồng lộn trong sự bực tức hay căm phẫn.
Con rồng vàng Hải Phòng suy cho cùng chỉ là sản phẩm dị hình của một thể chế hợm hĩnh. Nó không những điển hình cho sự dốt nát về tính thẩm mỹ mà còn phần nào chứng minh tính cách của hệ thống cầm quyền: thờ phụng thứ lý luận tạp nham dưới nhãn mác con rồng Xã hội chủ nghĩa.
Con rồng là một linh vật không có thật, nó khiến người dân tin vào sức mạnh của tạo hóa.
Xã hội chủ nghĩa cũng không có thật nhưng nó như cái khiên để đảng Cộng sản che chắn những cục đá nhân dân khi giận dữ ném vào hệ thống.
Con rồng Hải Phòng đã bị ném đá và sụp đổ. Cái khiên xã hội chủ nghĩa còn vững tới bao giờ?

Saturday, January 7, 2017

TRẦN HỒNG TÂM * ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN

Vừa là đồng chí, vừa là anh em

Người bơi vượt sông Dương Tử. 

Vào những năm cuối của thập kỷ 60, lũ trẻ trên dưới mười tuổi ở miền Bắc chúng tôi đều được kết nạp vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Mỗi tuần có giờ sinh hoạt, do các anh chị đoàn viên thanh niên phụ trách. Nội dung thường là nói về công ơn trời biển mà Đảng và Bác đã mang lại cho tuổi thơ, nói về những nỗi thống khổ của trẻ em miền Nam đang phải quằn quại, đớn đau duới gót giầy đinh của bọn Mỹ- Ngụy, nói về tinh thần chiến đấu kiên cường của miền Nam – Thành đồng của tổ quốc, v.v.
Tuy vậy, những câu chuyện khô khan, lặp đi lặp lại, mang đậm tính tuyên truyền thường không mấy lọt tai bọn trẻ trâu tinh nghịch, ngoại trừ những bài hát, bài đồng dao có vần có điệu. Tôi nhớ có “Bài ca Hữu Nghị”, không biết ai là tác giả, nhưng đến giờ còn thuộc:

“Việt Nam Trung Hoa
Núi liền núi, sông liền sông
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Chung sông, tắm cùng một dòng, anh nhìn sang đấy, tôi nhìn sang đây
Sớm sớm nghe tiếng gà gáy trưa …”
Lời kết cũng là điệp khúc của bài hát:
“Chung một ý, chung một lòng
Đường ta đi màu cờ hồng cách mạng
Nhân dân ta ca Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông”
Bọn trẻ tuy tiều tụy, gầy ốm, còi xương, suy dinh dưỡng, những vẫn gân cổ lên gào đến vỡ thanh quản điệp khúc:
“Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông
Đêm đêm, chúng tôi hát, hát say mê, hát cuồng nhiệt như những người lên đồng, hát trang trọng, thành kính và sùng bái như những người hát thánh ca.

Cùng Mao chủ tịch bơi qua sông. Ảnh Google
Sau bài hát các anh chị phụ trách kể những câu chuyện rất li kỳ về Bác Hồ – Vị cha già dân tộc, và về Bác Mao – Người cầm lái vĩ đại. Trong đó, câu chuyện Mao chủ tịch bơi vượt sông đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến tụi trẻ nhà quê chúng tôi. Chuyện kể rằng, vào ngày 16 tháng 7 năm 1966, mặc dù Bác Mao đã ở tuổi 73, nhưng Bác đã bơi 15 km chỉ trong vòng 65 phút, vượt qua sông Dương Tử, dòng sông hùng vĩ nhất Á châu. Bằng một ý chí phi thường Mao chủ tịch đã chống chọi với sóng gió, khống chế được dòng nước chảy; bằng một sức khoẻ vô song, Mao chủ tịch đã làm chủ được thiên nhiên; bằng một kỹ thuật bơi điêu luyện, Mao chủ tịch đã thiết lập lên một kỷ lục bơi lội mới, bỏ xa những tay bơi đường dài hàng đầu của thế giới.
Rồi những câu chuyện về những thành tựu vĩ đại của nền kinh tế Trung Quốc qua những chiến dịch “Đại nhảy vọt” “Diệt chim sẻ” hay “Luyện thép” do Mao chủ tịch khởi xướng.  Người dân miền Bắc khi đó từ cụ già đến trẻ con đều được bảo rằng: “Trung Quốc là hậu phương bao la của Việt nam, với dân số 700 triệu, chỉ cần mỗi người nhịn một bữa, là đủ lương thực 1 năm cho Việt nam. Thế nên chúng ta không sợ đói, cứ yên tâm mà đánh Mỹ, đánh cho đến ngày thắng lợi, dù còn một người cũng đánh.”
Lũ trẻ nhà quê chúng tôi khi nghe chuyện, chỉ còn biết há hốc miệng ra, nuốt lấy từng lời, thán phục, nguyện theo gương của Bác Mao, học tập Bác Mao, coi hiểm nguy chỉ là những trò chơi, nhìn bom rơi trên đầu cũng giống như những trái bàng chín rụng, đi vào chốn nguy hiểm mà như đi trẩy hội.
Tinh Thần Quốc Tế Cao Cả
Khi hiệp định Paris đã có hiệu lực, bom không còn rơi trên miền Bắc nữa. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, miền Bắc thực sự bắt tay vào công cuộc xây dựng XHCH. Tất nhiên Trung quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã đi đầu trong việc giúp đỡ miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Các chuyên gia Trung quốc mang trong mình một tinh thần quốc tế cao cả được gởi qua để giúp chúng ta xây dựng nhà máy, cầu đường, trường học. Trong đó có nhà máy sứ Hải dương sẽ được xây dựng đúng theo khuôn mẫu của nhà máy sứ Giang Tây nổi tiếng của Trung Quốc. Nhưng lạ thay, những sản phẩm của nhà máy như là chén, bát, tô, đĩa, ấm, chuyên, tách, đều bị móp méo, đậy vung không kín, bán chẳng ai mua, cho không ai lấy, làm sao có thể cạnh tranh nổi với đồ sứ Trung quốc.
Mãi về sau, người ta mới phát hiện rằng nhà máy đã được xây dựng quá gần với đường xe lửa. Mỗi khi đoàn tàu chạy qua, những lò nung bị rung chuyển, dẫn đến những sản phầm đang nung bị móp méo, cong vênh. Việt Nam bị người đồng chí, người anh em Trung Hoa chơi cho một vố đau, đau như hoạn, đắng như ngậm bồ hòn mà vẫn phải khen là hữu nghị.
Đầu năm 1974, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình khánh thành. Đây là biểu tượng cao cả của tình hữu nghị Việt – Trung. Khi nhà máy vận hành được một thời gian ngắn, thì người ta mới té ngửa ra rằng toàn bộ thị xã Ninh bình, và những vùng phụ cận ngập chìm trong bụi than mờ mịt suốt cả ngày đêm, kéo dài rất nhiều năm, không có phương cách nào cứu chữa. Dân cư trong vùng nghẹt thở, oán thán vô cùng.
Thêm nữa, nhà máy như một cái thùng không đáy, ngốn một lượng than đá khổng lồ mỗi ngày, lại quá xa nguồn cung ứng. Than phải vận chuyển từ Hòn Gai, Cẩm Phả tới Ninh Bình bằng cả đường sông và đường bộ rất tốn kém, làm giá thành rất cao. Rồi, than cháy không hết, thải ra một lượng than cám khổng lồ, đổ đi thì tiếc, bán mấy ai mua, qúa lãng phí nhiên liệu.
Mãi sau này, người ta mới biết rằng đây là một nhà máy đã quá cũ, công nghệ quá lạc hậu, lẽ ra nó phải được tháo bỏ để bán ve chai, nhưng Trung Quốc đã chuyển qua giúp Việt Nam duới danh nghĩa tinh thần quốc tế vô sản cao quý.  Song tất cả những điều bất cập trên, chẳng nghĩa lý gì so với sự tàn phá một thắng cảnh thiên nhiên quý hiếm của Viêt Nam.
Phía Tây Nam của thị xã Ninh Bình có một dải núi đá vôi tuyệt đẹp mang tên Ngọc Mỹ Nhân (còn có tên là núi Cánh Diều). Dải núi mang hình dáng của một người đàn bà đang nằm trong tư thế sản khoa, đầu ngả về hướng Phát Diệm, mặt hướng ra biển Đông, hai chân mở rộng đạp lên Trường sơn, tóc xõa, ngực trần, lõa lồ, khêu gợi giữa cánh đồng lúa vàng bát ngát bao quanh. Một danh lam tuyệt hảo trong quần thể Non Nước, Ninh Bình.
Nhưng than ôi, cái nhà máy xấu xí, cũ kĩ đã được xây dựng đúng vào chỗ cửa mình của Ngọc Mỹ Nhân. Chiếc ống khói khốn kiếp nhìn giống như một dương vật cương cứng chọc thẳng lên trời. Tóc bị cắt trụi, ngực san bằng, chân chặt cụt.  Những hang động đá vôi đã được thiên nhiên ngàn năm kiến tạo cũng bị tàn phá tan hoang.
Người dân trong vùng còn đồn rằng mượn cớ xây dựng nhà máy, Trung Quốc đã lấy đi rất nhiều vàng bạc châu báu mà nghĩa quân Tây Sơn cất giấu trong những hang động trên đường ra Bắc vào Nam.
Những cấm thành bị sạt lở
Cuối thập kỷ 70, những cấm thành tưỏng chừng vô cùng kiên cố, nay bỗng bị sạt lở bởi những cơn địa chấn chính trị Việt –Trung, làm lộ ra một phần sự thực hào nhoáng của mối tình “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Cả hai bên thi nhau chửi rủa, bôi nhọ, tố cáo, thề nguyền, răn đe. Trung Quốc chửi lãnh đạo Việt Nam là những tên “tiểu bá”, “vừa chiếm được miền Nam, đã vội xưng Đế xưng Vương”; “những tên vô ơn bạc nghĩa”; “ăn cháo đá bát” “lũ du côn của phương Đông”  và răn đe rằng “ ai tốt với Trung Quốc 1, Trung Quốc sẽ tốt lại 10, ai đểu với Trung Quốc 1, Trung Quốc sẽ đểu lại 100”, và thề sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ngược lại Việt Nam thì chửi Trung Quốc là “bọn bành trướng bá quyền” “bọn Maoist và chủ nghĩa Mao”; “bọn cực đoan đại Hán” “chủ nghĩa chauvin nước lớn”; “chủ nghĩa hai con mèo” “kẻ phản bội chủ nghĩa xã hội” “bọn diệt chủng” “bè lũ 4 người” “đánh Mỹ trên lưng người Việt”, “âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài”, “kẻ thù truyền kiếp của chúng ta”….
Mọi chi tiết được khai thác và sử dụng như là những bằng chứng để buộc tội đối phương.
Khi đó tôi đang là sinh viên trong một trường Đại học ở Hà Nội. Cán bộ tuyên huấn xuống tận từng chi đoàn, từng lớp, phổ biến các tài liệu về tội ác của Mao.  Trên dưới 40 triệu người Trung Hoa đã bị giết trong “Cách mạng văn hóa”. Mao đã bí mật thủ tiêu hoặc đày đoạ Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ. Do những chính sách sai lầm của các chiến dịch “Đại nhảy vọt”, “Diệt chim sẻ”, “Luyện thép” của Mao, mà hàng chục triệu người chết đói vào những năm đầu thập kỷ 60. Tất nhiên, sự kiện Mao 73 tuổi,  bơi 15 cây số trong vòng 65 phút vượt qua sông Dương Tử  ở Vũ Hán vào ngày 16 tháng 7 năm 1966 cũng được phơi bày.  Sự thực, Mao chỉ nhảy xuống nước ở điểm xuất phát, trình diễn mấy màn bơi, hướng dẫn cho một phụ nữ cách bơi ngửa, rồi kín đáo lẻn chui vào trong khoang kín một chiếc tầu đã được ngụy trang cẩn thận, đậu gần đó. Tầu từ từ tiến đến đích, cách đích vài thước, Mao tụt xuống nước trình diễn màn bơi ngửa, bơi bướm, bơi tự do, trong tiếng hò reo như sấm dậy của đám hồng vệ binh.
Toàn bộ màn ảo thuật bơi vượt sông Dương Tử của Mao đã lọt vào mắt của một nhà báo người Cuba. Giờ đây Việt Nam phơi bày ra những bằng chứng về sự vĩ cuồng và dối trá, đê tiện và độc ác của Mao. Có người còn so sánh Mao với Hitler hoặc Pol Pot.
Khi nghe xong chuyện, tôi bàng hoàng, chua chát nhận ra rằng tuổi thơ của tôi đã lớn lên trong dối trá, học hành trong dối trá, nói viết ra điều gì cũng toàn dối trá. Tôi chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than hỡi những nhà đạo đức học, có gì mất đạo đức hơn khi một người thầy biết đó là những điểu dối trá, mà vẫn dạy cho học trò của mình, và tôi cũng tự hỏi tại sao Mao được so sánh với Hitler, Pol Pot mà Đảng ta lại làm ngơ để cho người ta xếp Hồ Chí Minh đồng nghĩa với Mao Trạch Đông trong điệp khúc của bài hát trên. Lẽ nào Bác Hồ lại ngang hàng với Hitler, Pol Pot.
Lạng Sơn 1979. Ảnh Google
Đến đầu năm 1979, mối tình Việt Nam – Trung Hoa đã lên đến điểm đỉnh của sự hờn căm. Những cuộc tắm máu đã diễn ra ở cả hai đầu đất nước. Những thanh niên nuớc Việt thế hệ của tôi, tưởng rằng thoát vòng bom đạn, nào ngờ vẫn bị ném vào lò lửa chiến tranh. Lần này không phải để chiến đấu chống bọn Đế quốc Thực dân xâm lược, mà chiến đấu chống lại người “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, mà suốt tuổi thơ của chúng tôi được học, được ngợi ca, được tôn thờ, được yêu thương, được quý mến.
Trước khi lên đường ra trận, tôi có ghé thăm vị giáo sư già đã nghỉ hưu tại một căn nhà khiêm tốn trên đường Tăng Bạt Hổ, Hà Nội.  Ông bảo: “thế hệ của tôi may mắn hơn thế hệ của các em rất nhiều”. Tôi chưa kịp hiểu, thì ông giải thích rằng khi ông tốt nghiệp Đai học năm 1929, lương của ông là 120 đồng một tháng. Ông mua con gà hết 5 xu, nhưng còn bán được 2 xu lông. Khi tiễn tôi ra cổng, ông bảo, chủ nghĩa cộng sản là một tai họa cho dân tộc. Nhưng thà đi theo cộng sản Liên Xô, cũng vạn lần khá hơn cộng sản Trung Quốc. Đây là một lựa chọn đúng của người lãnh đạo đất nước.
Hình như nhận định của ông cũng cùng với nhận định của nhiều người khác, kể cả những đảng viên. Những người có dịp đi học, hoặc làm việc với chuyên gia Liên Xô đều nhận thấy họ dễ chịu, thông thoáng, thành thật, và khoa học hơn. Còn những chính sách của Trung Quốc với Việt Nam thường thủ đoạn, áp đặt, hẹp hòi, thâm thù, xăm xoi, bần tiện, ganh tỵ, xỏ xiên, tham lam, đểu cáng, và ngụy biện.
Chuyện kể của ngài cựu thứ trưởng và bài báo của ông Tống Văn Công
Cách đây vài năm, tôi đến thăm gia đình một người quen, tình cờ gặp một người đàn ông đã lớn tuổi, nhìn vẫn khoẻ mạnh, có lối nói chuyện sắc sảo, pha chút khôi hài. Ông tự giới thiệu là Việt kiều Mỹ, và đã từng giữ chức thứ trưởng của một bộ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Trong cuộc trò chuyện tào lao bữa đó, ông có kể vào khoảng những năm 1979, 1980, khi ông và gia đình đã định cư tại San Jose, California, thì người của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã nhiều lần đến thuyết phục ông đứng ra kêu gọi, tổ chức kháng chiến. Trung Quốc hứa sẽ cung cấp lâu dài, toàn diện như là vũ khí, tài chánh, hậu cần, căn cứ địa, chiến khu cho đến ngày thắng lợi.
Tháng 6 năm 2011, tôi đọc bài báo “Ngẫu nhiên Bình Minh 2” của ông Tống Văn Công. Trong đó tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra vào lúc 8:40 sáng 30 tháng 4 năm 1975 tại dinh Độc lập đại ý rằng Tướng Vanuxem, người Pháp, đã nói với bạn thân ông ta bấy giờ là tướng Dương Văn Minh rằng:
“Bắc Kinh sẵn sàng có hành động quân sự để cứu lấy Việt Nam Cộng hòa khỏi rơi vào tay quân đội Bắc Việt. Ông là sứ giả mật của Bắc Kinh. Nếu Tổng thống Minh đồng ý cứ lên truyền hình kêu gọi quốc tế can thiệp, vì quân đội Bắc Việt đã xé hiệp định Pari, lập tức Bắc Kinh sẽ đổ bộ vào Việt Nam”.
Khi nghe câu chuyện của vị cựu thứ trưởng, tôi không tin, cho rằng ông này chỉ nổ cho vui, chớ không đời nào Trung Quốc dám muối mặt dùng Việt Nam Cộng Hòa  để bóp cổ thằng em “môi hở răng lạnh” của mình là Đảng Công Sản Việt Nam. Nhưng nếu xâu chuỗi những sự kiện, bình tĩnh mà suy ngẫm, thì tôi tin câu chuyện của ngài cựu thứ trưởng Việt Nam Cộng Hòa và sự kiện mà nhà báo Tống Văn Công nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. Bởi vì Trung Quốc không bao giờ muốn nhìn thấy có một Việt Nam thống nhất,  vững mạnh, và đoàn kết.
Những giọt nước mắt
Người ta đồn rằng, trong khi đi thị sát công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, ngồi từ trên máy bay trực thăng nhìn xuống Ngọc Mỹ Nhân, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khóc. Ông khóc cho mái tóc dài quyến rũ của Nàng đã bị cắt cụt. Ông khóc cho cặp vú to, căng tròn khêu gợi của Nàng đã bị san bằng như ngực đàn ông. Ông khóc cho cặp chân dài thon thả của nàng đã bị chặt cụt. Ông khóc cho âm đạo của Nàng đã bị phá tan hoang, và gắn vào đó là một chiếc ống khói xấu xi.
Gần 4 thập kỷ đã qua, nhưng dấu vết của một sự tàn phá vẫn còn. Những người đã từng biết Ngọc Mỹ Nhân trước năm 1974, không ai có thể nhận ra Nàng nữa. Nàng đã bị các tay phẫu thuật lang băm ngưởi Trung Hoa cho chuyển giới tính. Giờ đây nhìn Nàng giống như một gã đàn ông dị hợm nằm tô hô giữa cánh đồng, với chiếc dương vật cương cứng dựng ngược lên trời.
Tháng 2 năm 1979, thị xã Lạng Sơn quê hương của nàng Tô Thị, bị người Trung Quốc tràn qua hủy diệt. Một cuộc hủy diệt của những kẻ phi nhân tính. Tàn bạo đến mức không ai có thể tàn bạo hơn. Dường như không còn một sinh vật nào sống sót nổi. Không một ngôi nhà nào còn đứng vững. Không một viên gạch nào mà không bị vỡ. Không một viên đá lát đường nào mà không bị lật tung.
Khi nhìn Lạng Sơn đổ nát, điêu tàn hẳn rằng ông Phạm Văn Đồng lại khóc như ông đã từng khóc cho Ngọc Mỹ Nhân năm năm về trước. Thế mà những giọt nước mắt trên gò má ông chưa kịp ráo, Ông đã vội vàng cùng với các đồng chí của ông: Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười lén lút vụng trộm đi Thành Đô, để bắt tay, ôm hôn, tiệc tùng, thắm thiết với kẻ đã gây ra bao nhiêu thương đau tang tóc cho đất nước ông.
Tổng số đất trên biên giới phía Bắc đã mất vào tay người Trung Quốc gần đây là tương đương với diện tích của tỉnh Thái Bình. Nói cách khác, Trung Quốc đã nuốt trọn một tỉnh của Viêt nam, mà không tốn một viên đạn. Khi biết tin này, dưới suối vàng, hẳn rằng ông Phạm Văn Đồng cũng khóc. Nhưng nước mắt của ông cũng không thể rửa hết được những lỗi lầm mà ông và Đảng của ông đang gây ra cho dân tộc Việt nam.
Mới 20 năm thôn tình, kể từ sau cuộc gặp gỡ Thành Đô, vậy mà xã hội Việt Nam hôm nay đã mang đủ dáng dấp của một xã hội thuộc địa đậm mùi, màu Trung Quốc. Rồi đây những nhà chép sử chân chính sẽ không ngần ngại xếp những người lãnh đạo của ĐCSVN thời kỳ hậu Lê Duẩn là “những kẻ cõng rắn cắn gà nhà”.
Ba ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

VIETTUSAIGON * 2017

2017, nước mắt và nụ cười

Tết dương lịch 2017 vừa trôi qua, vẫn còn phảng phất không khí, Tết âm lịch, tức Tết Nguyên Đán cũng đang cận kề, khi đã bước qua tháng Chạp, nghĩa là thời gian để đón năm mới chỉ còn đếm ngược, đây cũng là khoảng thời gian mà theo thói quen, tập tục của người Việt là một cuộc đại đoàn tụ gia đình, ở đó, mọi lời điều tốt đẹp, mọi ước mơ được gửi gắm, ký thác qua lời chúc đầu năm và sự nồng ấm người ta dành tặng cho nhau để cùng đón một vận hội mới. Nhưng với tình hình Việt Nam hiện tại, liệu có được một cái Tết cho ra Tết?
Vì chưa năm nào mà cho đến những ngày thượng nguyên của tháng Chạp, ruộng đồng, bờ bãi của người nông dân vẫn trơ nước với sình như năm nay. Thường niên, cứ đến cuối tháng 11 thì lúa đã bắt đầu lên xanh, đến giữa tháng Chạp thì người nông dân làm cỏ đợt thứ nhất và yên tâm đón Tết. Thế nhưng năm nay mọi chuyện lại khác.
Những trận lũ do thủy điện xả đập liên tục đã lấy đi mùa màng, niềm hi vọng của người nông dân, thậm chí có gia đình cho đến thời điểm này, không khí tang tóc, đau khổ, tiếc thương vẫn còn hiện hữu mọi nơi chỉ vì xả đập. Để đảm bảo những con đập được hoạt động ổn định, không bị rạn nứt, hàng triệu người dân, hàng triệu số phận bỗng chốc trở nên lạnh lẽo, hiu quạnh và mất mát, tang thương. Thay vì được đón một cái Tết sum vầy thì Tết trở thành quãng thời gian để người ta phải ngồi âm trầm nhớ người thân, im lặng mà hoàn hồn sau một mùa mưa lũ!
Và đâu riêng gì mưa lũ, rừng chết, biển chết, hàng triệu số phận khác của các gia đình ngư dân phải trả giá cho một lần xả độc của Formosa Hà Tĩnh. Rồi Sài Gòn, Tây Ninh, Tây Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên… Dường như tỉnh nào, nơi nào cũng có sự cố, toàn những sự cố nổi cộm, gây ảnh hưởng đến cả một cộng đồng người và làm hư hại cả một vùng thiên nhiên. Có thể nói chưa bao giờ đất nước lại dập nát và khủng hoảng như hiện tại. Nói như vậy nghe có hơi quá không? Thì người ta vẫn sống đó thôi, người ta vẫn cứ phải đi làm, ăn uống, sinh con đẻ cái và lại lòng vòng trong cái quĩ đạo ấy cả ngàn năm nay, hà cớ gì chuyện bây giờ?
Thì nếu hỏi vậy thì nó ra vậy, có gì đâu để bàn! Vấn đề là sau mọi nỗ lực, sau mọi gìn giữ và xây đắp, mọi thứ bỗng dưng đổ ầm, mọi thứ tiêu tan và biết kẻ gây ra tội lỗi, những kẻ ấy vẫn cứ sờ sờ ra đó, thậm chí phè phỡn, hưởng lạc ngay trong lúc đồng loại của bọn họ phải gồng lưng chịu trận nhưng rồi đâu lại vào đó, người dân khổ vẫn cứ khổ, kẻ phạm tội vẫn cứ nhởn nhơ…
Người ta nói rằng cha nó lú có chú nó khôn. Trong lúc nhân dân cả nước phải oằn vai chịu đau do những nhóm lợi ích, những nhóm tư bản đỏ gây ra và do cả những kẻ ngoại bang mang tới. Trong trạng huống này, nhà nước phải đứng vai trò cha mẹ, đứng ra bảo vệ con dân, bảo vệ những “ông chủ, bà chủ” đã đóng góp từng đồng thuế để nuôi lấy nhà nước.
Và người đứng đầu nhà nước, đại diện tối cao của nhà nước (mặc dù chức vụ ông ta không phải là đứng đầu nhà nước nhưng thực quyền thì không ai mạnh hơn ông ta) Nguyễn Phú Trọng lẽ ra phải đứng ra để đấu tranh, tìm mọi cách, bằng mọi giá bảo vệ nhân dân, giữ sự bình an cho dân tộc, quốc gia… Thì đằng này, ông Trọng ngang nhiên đi bắt tay với giặc. Cái tên Trọng Lú mà người dân dành cho Nguyễn Phú Trọng thực ra cũng là chút tôn trọng cuối cùng mà nhân dân dành cho ông ta, nhân dân vẫn xem ông ta là cha là mẹ, là người đứng mũi chịu sào khi hữu sự. Nhưng vì cách hành xử của ông ta rõ ràng là cách hành xử của một ông “cha nó lú”. Trọng Lú là do vậy mà có.
Nhưng ở đây, khi Trọng bị lú thì có thằng “chú khôn” nào không? Xin thưa là cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy ông “chú khôn” nào xuất hiện, chỉ thấy toàn những ông chú nói lời có cánh, nói tít tận trên mây theo kiểu “phải biến Sài Gòn thành một hòn ngọc chiếu sáng viễn đông” hay “phải biến Đà Nẵng thành một thành phố vùa là Singapore vừa là Dubai”, hay “nếu thép Cà Ná gây ô nhiễm thì tôi xin từ chức”… Đủ các kiểu nói lời có cánh! Chưa dừng ở đó, cha lú Nguyễn Phú Trọng lại nện thêm một câu “Nhìn tổng quát, có bao giờ đất nước được như hôm nay?”. Đến nước này thì miễn bàn!
Một cái Tết đang đền gần, rất gần với bộn bề lo toan của người dân, mùa màng vẫn còn dang dở, trời miền Bắc giá rét, trâu bò, heo gà sống không qua mùa Đông, người già lạnh không có chăn, miền Nam thì Sài Gòn lụt lội, Tây Nam Bộ khô hạn, nhiễm mặn, miền Trung co cụm trong nạn biển, nạn rừng, nạn thủy điện… Chẳng nơi nào bình yên. Một cái Tết ảm đạm, cho dù người ta có gượng cười, có cố gắng nhoẻn môi thì cũng chẳng thể nào vui!
Một cái Tết mà người nông dân chỉ biết trông đợi vào con cái đang làm công nhân ở xa mang một chút hơi ấm về để cho không khí vui lên, đỡ ảm đạm. Nhưng đời sống của công nhân hiện nay ra sao? Liệu họ cói đủ tiền để cuối năm về quê ăn Tết cùng gia đình? Lại là một câu chuyện đau lòng xâu chuỗi, có tính liên tục dưới sự quản lý, lãnh đạo “thiên tài” của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tết đến mà sao chỉ toàn thấy chuyện buồn, lẽ nào không có chuyện vui để mà nói? Xin thưa là có đấy, bởi trong đau khổ đã chứa mầm hạnh phúc, trong sự ảm đạm đã mang ánh sáng của sự sống và trong cơn đại họa từ Bắc chí Nam, trong cảnh nhân dân bị nhà nước chơi trò đem con bỏ chợ, trong bối cảnh mà thông tin thế giới phẵng đã phơi bày mọi thứ, khoảng cách không còn là trở ngại… Người dân, đại bộ phận nhân dân, kể cả các đảng viên Cộng sản cao cấp, các trí thức Cộng sản đã nhận chân được vấn đề, đã nhìn thấy sự khốn cùng của chế độ cũng như đã nhìn thấy sự thối nát không thể bao che của chế độ, chắc chắn rằng người ta hiểu mình nên làm gì và nên chọn thái độ như thế nào cho phù hợp với tương lai, với sự tồn vong dân tộc.
Cũng may mắn rằng mọi thứ cặn bã của lịch sử Việt Nam đã thực sự phơi bày, lột trần một cách rốt ráo trong nhiều nằm và đỉnh điểm vào năm 2016. Điều này giống như một trận lũ, nó làm tan nát mùa màng quen thuộc nhưng nó lại mang những hạt mầm dân chủ vốn co cụm, ẩn mình ở đâu đó để lan tỏa khắp mọi nơi. Vấn đề ý thức về thân phận cá nhân cũng như thân phận dân tộc được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết mặc dù chỉ mới dừng ở quan tâm trong đại bộ phận nhân dân.
Và câu chuyện lịch sử dân tộc có thể được thay đổi nếu như hạt mầm dân chủ tiếp tục cựa mình và phát triển, ý thức dân chủ được chuyển hóa thành những hành động cụ thể cho mục tiêu con người, mục tiêu dân tộc. Vấn đề này không dễ mà không khó đối với Việt Nam.
Không dễ bởi dân tộc Việt Nam đã ngủ quên đến vài thế hệ trong nền độc tài Cộng sản và đánh thức dân tộc là một câu chuyện nan giải. Nhưng dễ bởi khi người ta ngủ quên trong một cái chăn có quá nhiều rệp, tự những con rệp gây ngứa sẽ buộc người ta phải thức dậy và giũ cái chăn cho sạch sẽ, tự làm vệ sinh cho bản thân.
Năm 2017, Việt Nam trở nên lớn mạnh hay yếu hèn, chết vùi trong cơn mê ngủ, trở nên mạnh mẽ, tràn trề sinh khí mùa xuân hay ủ rũ mùa Đông? Câu trả lời này thuộc về ý thức tự làm chủ của mỗi người dân. Dù sao, tôi cũng xin chúc một năm mới an lành và thành công! Bởi tôi tin mùa xuân dân tộc đang đến rất gần!

NGUYỄN TƯỜNG THỤY * VIỆT CỘNG TRƠ TRẼN

Trơ trẽn tới mức không tưởng tượng được.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Ảnh: Cá chết hàng loạt ở miền Trung – Nguồn: Phapluatso.com
Thảm họa môi trường biển miền Trung (còn gọi là sự kiện Formosa) không lọt top 10 sự kiện môi trường trong năm 2016 khiến công luận hết sức kinh ngạc. Ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố 10 sự kiện môi trường nổi bật trong năm nhưng không có Thảm họa Biển Miền Trung, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về việc này với thái độ hết sức khó hiểu. Thậm chí trang Nhân dân điện tử của Đảng CSVN cũng phải “thắc mắc”: “Trong số 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2016 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, không có sự cố ô nhiễm biển miền trung”.
Tuy báo chí chỉ dám dùng đến từ “sự cố”, “ô nhiễm biển”nhưng cần khẳng định đây là thảm họa môi trường.
Thảm họa môi trường này khiến vùng biển của ít nhất 4 tỉnh ven biển chết, Hàng vạn ngư dân mất nghề, rơi vào cảnh thiếu ăn phải cứu tế.
Thảm họa này gây nên sự phẫn nộ trong nhân dân cả nước. Nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh khác. Có cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia.
Sự kiện này lớn tới mức, nếu bình chọn chỉ 1 sự kiện môi trường thôi thì thảm họa môi trường biển Miền Trung phải được chọn. Nếu xét 1 sự kiện chung của cả nước thì sự kiện này cũng phải được bình chọn.
Ấy thế mà, bình chọn tới cả 10 sự kiện môi trường trong năm, Bộ TNMTvẫn lờ nó đi mà đưa vào đó những sự kiện hầu như chẳng ai nhớ.
Theo Vietnamnet, Đại diện Vụ thi đua Khen thưởng (Bộ TNMT) cho biết “những sự kiện nổi bật, tiêu biểu của năm được Hội đồng bình chọn dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí như: Được dư luận quan tâm; có sức lan tỏa, hiệu ứng đối với xã hội, và mang tính tích cực... đối với xã hội”.
Như vậy thấy rõ quan điểm của Bộ TNMT là “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”, chỉ bình những sự kiện mang tính tích cực thôi. Thế tại sao khi công bố, Bộ TNMT không gọi nó là “10 sự kiện TÍCH CỰC nổi bật của ngành năm 2016” mà lập lờ bỏ chữ tích cực đi.
Được biết Hội đồng bình chọn hầu như không có ai bỏ phiếu cho sự kiện formosa. Tại sao như vậy? Thứ nhất là không còn ai lạ gì việc bỏ phiếu ở Việt Nam. Thứ hai là, khi đã đưa ra qui định phải là “các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt” thì đương nhiên sự kiện này bị loại ngay trước khi bỏ phiếu. Nó chẳng khác gì bỏ cho ai thì bỏ nhưng phải là người miền Bắc, có lý luận.
Khi phóng viên hỏi "Quan điểm cá nhân, ông có bình chọn sự kiện này là sự kiện tiêu biểu hay không?", Thứ trưởng Bộ TNMT Chu Phạm Ngọc Hiển không trả lời thẳng vào câu hỏi.  Mặc dù ông đánh giá đây là một sự kiện quan trọng, nổi bật của ngành trong năm qua nhưng khéo léo lảng sang chuyện khoe thành tích của Bộ TNMT như  đã nỗ lực khắc phục, kiểm điểm này nọ... Rất tiếc, phóng viên không đặt câu hỏi sát hơn, cụ thể hơn, chẳng hạn "Quan điểm cá nhân, ông có bình chọn sự kiện này vào top 10 sự kiện tiêu biểu hay không?" thì ông hết đường lảng.
Đại diện Vụ Thi đua Khen thưởng Bộ TNMT còn đổ cho sự kiện Formosa không phải của riêng Bộ TNMT: "Sự cố Formosa gây hậu quả nghiêm trọng là một sự kiện lớn của cả nước trong năm 2016. Việc tìm ra nguyên nhân, xử lý trách nhiệm bên gây hậu quả, khắc phục, cải tạo môi trường biển... là kết quả của nhiều Bộ, ngành chứ không riêng Bộ TNMT”.
Ông này cố lờ đi nguyên nhân để phủi trách nhiệm, nhấn mạnh việc khắc phục hậu quả là của nhiều ngành để đổ cho việc này là việc chung của cả nước. Cứ theo lý cùn này thì vụ quan chức ngân hàng làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng bị đưa ra truy tố, nhưng không phải việc là của ngành ngân hàng mà trách nhiệm của cả công an, viện kiểm sát, tòa án… chăng, vì các ngành này góp phần “khắc phục” bằng cách bắt ông quan chức kia… bỏ tù. Có khi họ còn đổ cho cả… nhân dân nữa chưa biết chừng. Ông Nguyễn Sinh Hùng chẳng đã từng nói “Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai” đó sao.
Nếu cứ theo giọng của Bộ TNMT thì sự kiện nào cũng của cả nước chứ chẳng phải của riêng bộ ngành nào. Nhưng rõ ràng, thảm họa môi trường, trách nhiệm hàng đầu là của Bộ Tài nguyên - Môi trường chứ ai vào đấy.
Một sự kiện chấn động đất nước như Formosa - thảm họa biển Miền Trung mà Bộ TNMT không xếp vào 10 sự kiện môi trường trong năm, không chỉ là tư duy “tốt khoe, xấu đậy” mà còn nhằm mục đích lừa bịp dư luận, làm giảm đi trách nhiệm, tội trạng của những kẻ đã gây nên thảm họa ấy. Tuy nhiên, cách họ làm và lối giải thích của họ cho ta thấy một thái độ trơ trẽn tới mức không ai tưởng tượng được.
7/1/2017
Phụ lục:
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà ký được công bố ngày 4/1. Theo đó, 10 sự kiện bao gồm:
1. Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
2. Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường và ban hành chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
3. Lần đầu tiên, quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/1/2016.
4. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 25/11/2016.
5. Việt Nam tham gia Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF).
6. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016.
7. Ký kết, phê duyệt thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận.
8. Phát hiện mới về khoáng sản đồng và quặng urani tại xã Đắk Ruồng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
9. Hoàn thành Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000, đính kèm nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam - Lào, hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào.
10. Thực hiện phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử thông qua sử dụng hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc gắn với chữ ký số và các ứng dụng công nghệ thông tin.

NS.TUẤN KHANH * GEORGE MICHEL

Khi người Trung Quốc nhớ George Michael

Ảnh của tuankhanh
Tin về ngôi sao nhạc pop George Michael, người đã có một loạt các hit như "Last Christmas", qua đời vào ngày Giáng sinh ở tuổi 53 đã khiến nhiều người Trung Quốc tiếc nhớ một cách đặc biệt. Bởi ông và nhóm Wham là siêu sao phương Tây đầu tiên đến sân khấu hòa nhạc ở Trung Quốc trong một vai trò làm ấm lại mối quan hệ đang lạnh lẽo của Bắc Kinh và Washington vào nằm 1985.
Nhóm Wham lưu diễn Trung Quốc vào tháng năm 1985 và trở thành ban nhạc nổi tiếng của phương Tây đầu tiên có chương trình như vậy, khiến thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. “Đây cũng là một bước rất quan trọng trong việc mở cửa của Trung Quốc”, Trung Quốc Newsweek đưa tin, và nhận định như vậy.
Sau khi đến Bắc Kinh, hai ca sĩ của nhóm Wham đã được chào đón bởi một Thứ trưởng Bộ Văn hóa của Trung Quốc. Báo chí của Trung Quốc lúc đó cũng hạ giọng về việc chống Mỹ, và nhận định rằng buổi hòa nhạc của Wham sẽ được nhìn thấy như là một sự kiện giao lưu văn hóa, hơn là một chương trình hoà nhạc thương mại bình thường. Hai ca sĩ của nhóm Wham đã dành vài ngày tới thăm các địa danh tại Bắc Kinh, trong đó có Quảng trường Thiên An Môn và Vạn Lý Trường Thành, nhưng lúc đó rất ít người Trung Quốc nhận ra họ, bởi internet thì chưa có, mà chính sách đóng cửa của Trung Quốc chỉ biết một số danh ca của khối xã hội chủ nghĩa mà thôi. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm Wham với sự bao quanh rầm rộ bởi các phóng viên nước ngoài đi theo, làm cho khán giả Trung Quốc cũng tò mò.
Khi Trung Quốc chỉ vừa mới mở ra với thế giới bên ngoài, nhiều người Trung Quốc không biết nhiều về nhóm nhạc này. Tuy nhiên, những nhà phát hành vé của Wham đã làm mọi cách để lôi khán giả đến Sân Vận Động Công Nhân Bắc Kinh (Beijing Workers' Gymnasium) với sức chứa 10.000 người. Người quản lý của Wham đã phải câu khách bằng cách tặng kèm cho tất cả những ai mua vé buổi hòa nhạc của Wham đều được tặng một cassette miễn phí với mặt A là các ca khúc của Wham, mặt B thì là các bài hát của ca sĩ Trung Quốc Cheng Fangyuan.
Khán giả Trung Quốc chưa bao giờ nghe loại nhạc sôi động như vậy trước đây, và họ nhầm lẫn rằng đó là rock 'n roll. Tuy nhiên, chẳng cần biết là gì, hàng ngàn người yêu nhạc Trung Quốc đã đã hoàn toàn bị sốc bởi những âm thanh tân kỳ và cuốn hút được tạo ra bởi Michael và Ridgeley. Nhiều người lắc lư và rồi có không ít người đứng dậy nhún nhẩynhư một phản ứng tự nhiên với thể loại nhạc này, trong khi công an thì đứng ngập trong khung cảnh đó, im lặng theo dõi và cũng khó hiểu về sự kiện diễn ra.
Nhiều nghệ sĩ Trung Quốc nằm trong số những khán giả, trong đó có Guo Feng và "Bố già nhạc rock" của Trung Quốc là Cui Jian (Thôi Kiện). Guo nhớ lại, "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì như vậy trước đây. Tất cả các khán giả Trung Quốc cũng đã rất ngạc nhiên." Sau buổi diễn ở Bắc Kinh, Wham cũng đã tổ chức một buổi hòa nhạc tại Quảng Châu, nơi khá gần gũi với Hồng Kông, có nghĩa là khán giả cũng đã cởi mở hơn và quen thuộc với những bài hát và âm nhạc phương Tây.
Chuyến biếu diễn này của Wham đã trở thành lịch sử văn hóa, cũng như ngoại giao tại Trung Quốc. Bắc Kinh cũng rất muốn giới thiệu sự kiện này như một cách chứng minh rằng Trung Quốc vẫn luôn sẳn lòng mở cửa với thế giới, trong nhiều tình huống dù phức tạp. Sự kiện này cũng đã trở thành đề tài của cuốn phim tài liệu được thực hiện bởi đạo diễn phim Lindsay Anderson và nhà sản xuất Martin Lewis, có tên "Foreign Skies: Wham! In China "
-----------------------------
Về George Michael:
Tin từ báo chí cho biết George Michael đã được tìm thấy đã chết tại nhà riêng tại Oxfordshire, Anh. Lời ngỏ của gia đình phát đi cho báo giới, nói rằng : "Thật là một nỗi buồn lớn, chúng tôi xác nhận rằng con trai yêu quý, anh trai và người bạn thân George của chúng tôi đã qua đời một cách nhẹ nhàng ở nhà trong lúc Giáng sinh” George Michael được sinh ra vùng Georgios Panayiotou Kyriacos, miền Đông Finchley, London, ngày 25 tháng sáu năm 1963.
Ông lớn lên ở vùng ngoại ô của Kingsbury và gặp gỡ người bạn diễn của mình của mình, Andrew Ridgeley, khi học ở trường Bushey Meads. Ông và Ridgeley hình thành đôi song ca của nhóm Wham vào năm 1981 và trở nên nổi tiếng vào năm 1983 với album đầu tiên của họ, có tên là "Fantastic".
Nhiều bài hát của nhóm Wham nhanh chóng xuất hiện trên các bảng xếp hạng, và được hâm mộ từ Anh sang Mỹ, như "Young Guns", "Wham Rap!" và "Club Tropicana". Album thứ hai của họ, "Make It Big" cũng đạt vị trí số 1 trên các bảng xếp hạng Mỹ. Đĩa đơn trích từ album với các bài như "Wake Me Up Before You Go-Go", "Freedom" bùng nổ khắp nơi, đặc biệt "Careless Whisper" đứng hạng nhất trong các bảng xếp hạng của gần 25 quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ, và cũng là đĩa single đầu tiên của George Michael trong một vai trò ca sĩ đơn.
Michael và Ridgeley chính thức công bố sự chia tay với nhóm Wham vào mùa xuân năm 1986 do sự khác biệt tư duy sáng tạo. Là một nghệ sĩ solo, Michael lại bừng sáng hơn nữa, khi phát hành album solo với hàng triệu bản bán ra là "Faith" vào năm 1987, tiếp theo " Listen Without Prejudice Vol 1 "… George Michael cũng từng giành được ba giải thưởng Brit Awards và hai giải Grammy. George Michael đã bán được hơn 100 triệu bản (các album) trong suốt sự nghiệp kéo dài gần bốn thập kỷ.
Các nhà tổ chức giải Grammy đã từng nhận định rằng cho biết George Michael "là một tài năng phi thường, đã có một tác động sâu sắc đến vô số những nghệ sĩ trên toàn thế giới, và những đóng góp sáng tạo của anh sẽ mãi mãi tồn tại."
 http://www.rfavietnam.com/node/3623

NGUYỄN THIÊN -THỤ * CHỦ NGHĨA MARX VÀ Ý NIỆM VONG THÂN

 Karl Marx

CHỦ NGHĨA MARX VÀ Ý NIỆM VONG THÂN

NGUYỄN THIÊN -THỤ 

Người ta dung chữ “Vong thân”, hay “tha hóa” để dịch chữ Alienation của Anh dịch từ tiếng Đức. Alienation vốn có nghĩa khác với quan ni ệm của Marx. Trong triết học Marx, hai chữ này đồng nghĩa với biến chất, thoái hóa hay xa lạ. Đây là một từ ngữ triết học và tâm lý nói về tình trạng con người mất phẩm chất, mất giá trị con người, trở thành nô lệ, thành thú vật, ta không còn là ta, ta là một người khác, ta là kẻ xa la, ta đã mất ta. . .


I. Ý NIỆM VONG THÂN CỦA MARX.
Karl Marx kết án tư bản với nhiều lý do. Lý do chính ông cho là tư bản bóc lột giai cấp vô sản : In one word, for exploitation, veiled by religious and political illusions, it has substituted naked, shameless, direct, brutal exploitation (Communist Manifesto)

Sự bóc lột này làm cho vô sản nghèo khổ và mất giá trị con người. Nói một cách khác, giai cấp vô sản làm việc cho tư bản thì sẽ biến chất, không còn là con người nữa. Đó là vong thân. Marx đã nhấn mạnh vấn đề vong thân, là mũi nhọn trong việc tuyền truyền cho giai cấp vô sản chống lại tư bản, và đi theo cộng sản.

Marx cho rằng đồng tiền của tư bản đã làm cho giai cấp công nhân vong thân . Đồng tiền đã chế ngự họ, làm cho họ trở nên sùng bái đồng tiền.
"Money is the alienated essence of man's work and existence; the essence dominates him and he worships it" (1964b, p. 37).

Công việc chế tạo sản phẩm cũng làm cho công nhân vong thân. Trong lao động chế tạo sản phẩm, giai cấp thợ thuyền trở thành một loại sản phẩm, và họ càng ngày càng trở nên nghèo nàn hơn trong đời sống nội tâm, và càng ngày họ xa lánh họ, và mất dần họ.
(The object produced by labor, its product, now stands opposed to it as an alien being, as a power independent of the producer. . . . The more the worker expends himself in work the more powerful becomes the world of objects which he creates in face of himself, the poorer he becomes in his inner life, and the less he belongs to himself" (1964b, p. 122).

Con người và sản phẩm trở thành xa lạ. Sản phẩm không thuộc về người thợ. thể xác, tinh thần, những đau khổ, những mệt mỏi, yếu đuối, đời sống riêng tư. . . tất cả đều chống lại người thợ, độc lập với người thợ và không còn thuộc sở hữu người thợ.
"This is the relationship of the worker to his own activity as something alien, not belonging to him, activity as suffering (passivity), strength as powerlessness, creation as emasculation, the personal physical and mental energy of the worker, his personal life. . . . as an activity which is directed against himself, independent of him and not belonging to him" (1964b, p. 125).

Trong tình cảnh này, mối liện hệ giữa các thợ thuyền với nhau cũng vậy. Công nhân này xa lạ với công nhân kia, và giai cấp công nhân trở thành xa lạ với thế giới loài người.
"What is true of man's relationship to his work, to the product of his work and to himself, is also true of his relationship to other men. . . . Each man is alienated from others . . .each of the others is likewise alienated from human life" (1964b, p. 129).

Marx cũng đề cập đến một loại vong thân khác, cũng nằm trong lòng tư bản, và phong kiến, đó là vong thân tôn giáo. Tư bản và tôn giáo đã làm cho giai cấp vô sản vong thân. Bàn về tôn giáo, ông cho tôn giáo cũng như tư bản, chỉ là mối liên hệ sản phẩm, mối liên hệ sự vật, mối liên hệ tiền bạc. Tôn giáo đã khách quan hóa con người.

Marx viết:
"Objectification is the practice of alienation. Just as man, so long as he is engrossed in religion, can only objectify his essence by an alien and fantastic being; so under the sway of egoistic need, he can only affirm himself and produce objects in practice by subordinating his products and his own activity to the domination of an alien entity, and by attributing to them the significance of an alien entity, namely money. .
" (1964b, p. 39).

Marx kết luận tôn giáo là ‘’trái tim của thế giới không tim’’, là ‘’thuốc phiện của con người’’ Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, just as it is the spirit of an unspiritual situation. It is the opium of the people" (1959, p. 263)

II. PHÊ BÌNH MARX

Những điều Marx trình bày rất là đơn sơ, giản lược và thiếu sót. Điều Marx nói chỉ là một phần và cái nhìn của Marx chỉ là thiên kiến. Ông nhìn bầu trời trong lòng giếng hẹp và bảo rằng vũ trụ nằm trong vòng tay ông.

Trước hết, nhiều người, nhiều giai cấp vong thân, không phải riêng thợ thuyền trong chế độ tư bản. Phật giáo, Lão giáo, Khổng tử và các triết gia Hy Lạp đã thấy rằng cuộc đời và vũ trị là luôn biến chuyển, là vô thường. "Không ai tắm hai lần trên một giòng sông". Cái ta hôm nay khác với cái ta hôm qua.

Khi chưa yêu, chúng ta sống trong một thế giới khác, khi yêu là ta đã vong thân bởi vì ta không còn là ta, ta đã làm nô lệ cho tình yêu.. Sống trong nhà tù, trong bệnh hoạn dài lâu, mất gia sản, thua bạc, bị người phụ tình, bị người lừa đảo, hỏng thi, mất việc. . . .là ta đã vong thân, ta không còn là ta, ta trở thành một con người khác, ta đã tha hóa..

Không phải riêng ai, kẻ nghèo người giàu đều tôn thờ đồng tiền, và đa số sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền, kể cả những nhà tư bản. Không phải riêng người nghèo vì đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, một số người giàu cũng vậy. Họ làm những việc bất nhân, bất nghĩa để làm giàu. Họ lạnh lùng với cha mẹ, vợ con, và nghiêm khắc, dè sẻn với bản thân họ. Nhiều người rất tốt, nhưng khi nắm quyền thế, tiền bạc, địa vị, bỗng trở nên một người khác. Cậu học sinh khi mới ra trường khác với ông giám đốc đã nắm trong tay vài tỷ bạc. Ông phú gia, quan huyện, ông thầy tu. . . đều có thể vong thân. Chính kẻ có quyền thế, giàu sang cũng vong thân chứ không phải riêng người nghèo. Ngày nay, chúng ta đã thấy trong thế giới cộng sản, con người nhất là đảng viên cao cấp đã tôn thờ đồng tiền một cách trắng trợn, bất chấp liêm sỉ và pháp luật:
Tiền là tiênh, là Phật
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà tiến thân,
Là cái cân công lý .. .


Lịch sử hiện đại cho thấy giai cấp vô sản , hay những kẻ mệnh danh vô sản cũng đã vong thân, nhất là khi họ đã nắm quyền. Đảng cộng sản khi mới thành lập khác với đảng cộng sản khi đã nắm quyền. Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày, Lê Đức Thọ ngày xưa là hiền lành, ngoan ngoản, điếu đóm Trường Chinh, thế mà khi từ trong Nam trở ra, hống hách, bất nghĩa bất nhân, có lẽ y đã thẳng tay giết Trường Chinh vì Chinh cố đấm ăn xôi giành chức Tổng bí thư với y.

Cũng theo Vũ Thư Hiên, Trường Chinh ngày xưa vui vẻ, nhã nhặn, nhưng từ khi mất chức Tổng Bí thư, bị đàn em vâng lệnh ông Hồ xỉ vã đủ điều, đã trở thành một con người khác, một người im lặng, lạnh lùng, và tàn nhẫn!

III. VONG THÂN, BIẾN CHẤT, HAY BẢN CHẤT?

Có hai thuyết nói về bản chất con người khi lọt lòng mẹ. Mạnh Tử cho rằng "nhân chi sơ, tánh bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn", nghĩa là khi mới sinh ra con người tính vốn hiền lành. Ban đầu đứa trẻ nào cũng gần giống nhau nhưng gia đình và xã hội đã làm cho chúng khác xa nhau.

Thuyết khác cho rằng con người tính vốn ác. Chúng ta không đi sâu vào các thuyết trên. Tôi cho rằng một số người tính vốn thiện và một số tính vốn ác.
Trong giòng đời một số đã biến chất, đã vong thân. Người cộng sản hô hào ầm lên là cán bộ của họ biến chất. Thực ra họ không biến chất mà là hiện tướng, lộ tướng. Bản chất của họ là tham và ác, xưa thế nào ,nay vẫn vậy, đâu có biến đổi! Ngay từ đầu, ông Hồ trong quyển Sửa Đổi Lề Lối Làm Việc, ông đã kết tội đảng viên của ông tham ô, hủ hóa, quan liêu, mệnh lệnh. . .

Tại sao một đảng vô sản mà nghe như bè lũ phong kiến gian ác và đảng cướp? Xa hơn nữa, chính ông chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu, và bắt tay với thực dân Pháp để sát hại các đảng phái quốc gia. Ngoài ra ông Hồ giết vạn người, triệu người trong Cải Cách ruộng đất , trong chiến tranh, nhất là trong Tết Mậu Thân. Ông Hồ là một con yêu râu xanh, sau khi thỏa mãn thú tính đã giết bao cô gái tuổi trẻ như cô Xuân?

Stalin giết đồng chí của ông Trotsky và bao tướng lãnh đã theo ông trong công cuộc ‘’cách mạng ‘’ và xây dựng ‘’đế quốc’’ Sô Viết. Và Mao Trạch Đông đã giết Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu các đồng chí của ông và nhân dân Trung Hoa vô tội. Đó là bản chất tàn ác gian manh phổ biến trong con người cộng sản.

Người ta cho rằng vì nắm quyền hành mà cộng sản biến chất. Không phải đâu. Khi còn là du kích, họ làm “ dân vận” ăn nói ngọt ngào, mẹ mẹ con con ngọt xớt. Khi được Trung quốc giúp đỡ, chiến thắng Điện Biên Phủ, cộng sản gọi những bà mẹ chiến sĩ tr ước kia nuôi dưỡng chúng là quân thù địa chủ, chúng hành hạ và lôi ra giết. Lúc này chất ác hiện lên.

Không phải bây giờ cộng sản mới tham nhũng. Chúng tham nhũng từ khi làm du kích, cướp hàng hóa dân buôn thúng bán mẹt, và dân buôn hàng chuyến từ thành ra chiến khu, và. từ khi đấu tố nhà giàu, cướp vàng bạc nhà giàu.

Họ theo cộng sản vì áp lực nhưng cũng là do muốn được chia ruộng đất, có quyền lợi ăn trên ngồi trước như thời xưa cac ông lý, ông xã, ông chánh tổng. Các anh du kích quyết tâm giết người, tố cáo cha mẹ, bạn bè để vào đảng, vì đảng là một trong bốn mục tiêu lý tưởng của thời chống Pháp.Gọi là bốn Đ: là Đảng, Đỗng (Đồng hồ), Đạp ( xe đạp) và Đài ( radio). Trong quy ển Sống và Chết Ở Thượng Hải của Trung Quốc, nhân vật chính là một thanh niên, hồi trước theo Mao, theo Giang Thanh, sau theo Đặng Tiểu Bình, học Anh văn cho giỏi để làm tay sai cho tư bản. Tại sao lập trường trái ngược như thế? Thực sự thì không. Anh ta không biến chất, chỉ biến thái. Bản chất của anh trước sau vẫn là một. Theo Mao, theo Giang Thanh, theo Đặng cũng là vì quyền lợi danh vọng, theo tư bản cũng là danh vọng lợi quy ền. Áo lãnh tụ hay bộ vest v ẫn là bọc cái chất gian tham.


Đó là nói về người cộng sản, còn nhân dân thì sao? Cộng sản đã coi những người không theo họ là phản động, là kẻ thù phải đem giết hoặc bỏ tù. Họ coi những nông dân bị gán tội là địa chủ, cường hào, tư sản là kẻ thù, bắt những người này quỳ lạy, tung hô chúng. Phong kiến và tư bản không bao giờ bắt hàng loạt nông dân, hàng vạn, h àng triệu người phải quỳ lạy, tung hô như thế. Cộng sản bắt các sĩ quan, văn nghệ sĩ cộng hòa cùng nhân dân vào tù, bắt lao động, bắt sống trong cảnh đói rét, làm cho con người không bằng con vật. Chế độ lao tù của cộng sản tàn ác gấp trăm ngàn lần đế quốc và tư bản, phong kiến. Nhân dân luôn bị kìm kẹp, mất quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Sống trong chế độ độc tài và công an trị, chúng bắt con tố cha, vợ tố chồng, học trò theo dõi thầy giáo, đồng chí này rình rập đồng chí kia.

Nếu trong chế độ tư bản, công nhân vong thân ba phần, th ì trong chế độ công sản, nhân dân vong thân đến mười phần. Chính cái xã hội cộng sản đã làm cho con người trở thành thú vật, thành vong thân, thành tha hóa. Nếu chủ nghĩa tư bản làm cho công nhân vong thân, thì chủ nghĩa cộng sản làm cho toàn quốc gia tha hóa, tòan thế giới vong thân.

Nói tóm lại, cách nói của Marx hoàn toàn thiếu sót, sai lầm. Về thực tế, quan niệm này chỉ là một trong những cách tuyên truyền xảo quyệt, nhằm kêu gọi vô sản đứng lên chống đối tư bản, gây nên một cuộc chiền tranh trong lòng người và trong toàn cầu, chỉ có lợi cho bọn lãnh đạo cộng sản tham dâm, ngu dốt, cho giai cấp mới xa hoa trụy lạc, cho tư bản đỏ bóc lột và đọa đầy nhân dân. Về triết học và tâm lý học, quan niệm của ông sai lầm, thiển cận và hàm hổ.

BÀI II


Vong thân là một chủ đề quan trọng trong triết học Marx. Nhưng nói trắng ra, vong thân của Marx chỉ là một mớ lý luận chật hẹp nhằm xuyên tạc chủ nghĩa tư bản khi Marx cho rằng trong chế độ tư bản, người công nhân mất phẩm giá con người vì phải làm nô lệ cho đồng tiền. Marx cũng kết tội tôn giáo bị vong thân trong chủ nghĩa tư bản.

Thực ra, phần lớn con người , triết học, chính trị, đảng phái và tôn giáo đều bị vong thân, bởi vì lẽ biến hóa của tạo hóa, vì sự đổi thay mà Nho giáo gọi là "dịch ", Phật gọi là "vô thường".

Chủ trương đấu tranh giai cấp của Marx chỉ là cơn mộng du, hay cơn điên của một chàng say rượu mất lý trí. Đấu tranh giai cấp sẽ đưa đến giai cấp vô sản lên nắm quyền. Giai cấp vô sản có gì đặc biệt? Giai cấp vô sản là ai? Giai cấp vô sản có bị vong thân không? Giai cấp vô sản là những thợ thuyền trong các hãng xưởng tư bản, bị tư bản bóc lột. Truớc đây, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản bảo nông dân, thợ thuyền thuộc giai cấp vô sản. Sau khi nắm chính quyền, sắp đặt ghế ngồi trong đảng và xã hội, cộng sản mới nói rõ nông dân chỉ là bạn của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Chỉ có những thợ thuyền tại các hãng xưởng tư bản mới là vô sản, còn thợ nề, thợ mộc, thợ rèn sống độc lập tự do theo kinh doanh cá thể thì không phải là vô sản.


Trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Đào Duy Anh cho biết Việt Nam có khoảng 150.000 thơ, còn Nguyễn Thế Anh trong quyển Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, kể luôn trẻ con, nước ta có khoảng 200.000 thợ. Lúc bấy giờ nước ta có 20 triệu dân thì con số công nhân đó quả thật là một con số khiêm nhường. Trung Hoa cũng là một nước kém mở mang cho nên thời trước số công nhân, hay đúng hơn số vô sản không đáng kể.


Những người vô sản này không có kiến thức văn hóa, không có trình độ khoa học cao, nhưng muốn chống tư bản, Marx phải đề cao những người này và dùng họ vào việc biểu tình, nổi loạn và khủng bố chính quyền và nhân dân các nước. Khi cộng sản nắm chính quyền thì họ lợi dụng công nông hy sinh tánh mệnh cho chúng trong nội chiến hay trong chiến tranh xâm lược..



Giai cấp lãnh đạo, kẻ lợi dụng vô sản để cướp chính quyền đó là giai cấp trí thức mà Marx gọi là giai cấp lưng chừng. Marx, Engels, Lenin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Pol Pot. . . là con cái của giai cấp trí thức và tư sản phong kiến. đã tự nhận là giai cấp vô sản. Đó là một sự giả mạo, sự lừa đảo trắng trợn trong lịch sử và triết học cận đại.


Về danh nghĩa, cũng như về pháp luật, làm sao có thể quy định ai là tư sản, ai là vô sản? Người có một triệu thì giàu hơn người có vài chục ngàn, nhưng anh có vài chục ngàn thì giàu hơn kẻ có vài ngàn. Vậy ai là kẻ thù giai cấp? Hơn nữa, bác sĩ, kỹ sư, triệu phú là giai cấp thượng lưu, nhưng có lúc họ thất nghiệp, và trắng tay. Vậy họ là kẻ thù giai cấp chăng?

Về thực tế, cộng sản lợi dụng danh từ giai cấp và chủ trương đấu tranh giai cấp để giết người, bỏ tù những ai mà họ cho là “kẻ thù”. Lịch sử Việt Nam và Trung quốc cho thấy cộng sản đã dán những nhãn hiệu địa chủ, phú nông, tư sản và phản động để giết dân nghèo. và người vô tội mục đích để khủng bố nhân dân và các đảng viên của họ.

Về tâm lý, khi chưa nắm chính quyền, anh nông dân, bác công nhân, anh trí thức là một con người khác. Nhưng khi họ nắm chính quyền, họ trở nên một con người khác, nghĩa là họ vong thân. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ khi là nông dân thì chủ trương cướp của nhà giàu chia cho người nghèo. Nhưng khi làm vua, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không còn là nông dân nữa, mà là những vị hoàng đế, sống theo nghi thức vương giả.


Cũng vậy, giai cấp vô sản khi nắm quyền, thì trở thành giai cấp thống trị, họ không còn là giai cấp vô sản nữa. Họ đã trở thành giai cấp đặc quyền, đặc lợi, giai cấp mới và tư sản đỏ. Trái lại, bọn tư bản, phong kiến bị chém giết, tù đày, bị cướp hết tài sản và mọi thứ tự do nên đã trở thành giai cấp bị trị và giai cấp vô sản. Như vậy cuộc đấu tranh giai cấp chỉ là thay bậc dổi ngôi, làm loạn xã hội ,gây cuộc chiến tranh chứ không giải quyết được nạn nghèo đói và bất công xã hội. Trái lại, cách mạng vô sản còn gây ra cảnh bần cùng, lạc hậu và đào sâu sự cách biệt giàu nghèo trong xã hội, nói chung là mọi sự tệ hại gấp mười, gấp trăm thời trước.

Xã hội quân chủ và tư bản có pháp luật, có đạo đức lại có báo chí cho nên đã làm bớt tính tham và tính ác của con người . Còn trong xã hội cộng sản, càng nghèo thì càng gian tham cho nên sự tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công càng ngày càng phát triển. Đảng cộng sản cũng như các chủ chứa đã để mặc các nữ tiếp viên tự lo liệu lấy tiền bạc, nhất là khi họ công khai bãi bỏ chính sách " bao cấp", và bắt đầu chính sách tư hữu hóa cho cán bộ.

Như đã nói, người trí thức đã tạo dựng nên đảng cộng sản. Họ vốn là người có học thức, con nhà giàu có thì có khác biệt gì người vô sản không? Và đặc tính của họ như thế nào khi sống trong chế độ cộng sản?

Chính người trí thức theo Marx trong chủ trương đấu tranh giai cấp, hô hào chém giết.
Giết! Giết! Giết!
Bàn tay không phút nghỉ
Để ruộng đồng thêm tốt
Lúa thêm xanh.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch,thờ Stalin bất diệt

(Tố Hữu- Bài ca tháng muời)

Ở đây, chúng ta càng thấy rõ tâm lý siêu việt của Phật giáo khi quan niệm rằng tư tưởng, ý niệm đã dẫn đao hành động, vì vậy mà đạo Phật đã khuyên ta không nên nghĩ ác, làm ác. Dù không giết ngườI nhưng niệm ác cũng đủ phải đọa trầm luân.

Leo cao thì khó, tuột dốc thì dễ.Làm ác thì dễ, làm thiện thì khó. Chủ nghĩa cộng sản là đất tốt cho hận thù chém giết cho nên họ đã đồng hóa với bọn sát nhân hung tàn.

Chủ trương " vô sản chuyên chính" thực chất là một chủ trương gian manh, tàn ác, cướp đoạt mọi quyền lợi của nhân dân. Họ theo đường lối này cho nên tâm hồn họ đã nhuộm máu. Cái tính tàn ác và gian manh tập thể của cộng sản đã trở thành tập quán mất rồi. Tham gia cộng sản, những trí thức này được quyền và lợi thì càng vong thân nhiều hơn, biến thành thú vật khát máu.


Đi xa hơn về thuyết đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa Marx, Trần Đức Thảo có những nhận định khá chính xác. Trần Đức Thảo đã tố cáo đảng Cộng sản lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp'' để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ.

Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trong tác phẩm cuối cùng, “Vấn Đề Con Người và Chủ Nghïa Lý Luận Không có Con Người” , Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:

Ví dụ trong một cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:

'' Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).

Trần Đức Thảo cũng viết rằng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).


Như vậy là lý thuyết Marx về giai cấp đã đưa đến việc coi khinh giá trị con người, nghĩa là chủ nghĩa Marx đã làm cho toàn thể nhân loại vong thân!Sự vong thân đã rõ rệt trong thế giới cộng sản. Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người.

Ông viết:
Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)

Trước đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại thêm vào một loại tha hóa thứ hai là
'' sự tha hóa sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay ''(23).

Trần Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình trạng bất nhân '' (25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33).


Tóm lại, trong thế giới nhân bản, có người thiện kẻ ác, người biến chất hay vong thân có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng trong chế độ bất nhân cộng sản , vong thân là phổ biến vì bản chất và sự độc hại của thuyết đấu tranh giai cấp, một lý thuyết mơ hồ nhưng đã giết nửa nhân loại.


===

REFERENCE:
-Karl Marx. The Communist Manifesto
-Marx, Karl. 1964b. Early Writings. translated and edited by T. B. Bottomore. New york: McGraw-Hill.
Marx, Karl. 1959. Toward the Critique of Hegel's Philosophy of right, in Marx and Engels, Basic Writings, Lewis S. Feuer (ed). New York: Doubleday & Co., anchor Books. Marx, Karl. http://www.faculty.rsu.edu/~felwell/TheoryWeb/Marx.htm
- Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l’Homme et l’Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. TP Hồ Chí Minh: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989

No comments:

Post a Comment