Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

TRƯƠNG TẤN THÀNH * GALANG

 

Galang, Tình Xù và Cây Dù

Galang nổi tiếng “tình xù”
Galang cũng có cây dù dễ thương

Bạn nào từng ở trại tỵ nạn Galang thì chắc còn nhớ hai câu này. “Tình xù” là thứ tình có tính cách tạm bợ của những mối tình trên đảo, dù cho có thắm thiết đến mấy rồi cũng tan đi khi chàng và nàng đi định cư ở phương trời Âu Mỹ. Còn cái nắng cháy da ở Galang làm cho cây dù trở nên một biểu hiện, một hình ảnh không thể thiếu được của “dân trên đảo”... Giờ xin lui lại năm tám chín, khi tôi lên ghe vượt biển lần thứ bảy để tìm Tự Do.

...

Nhờ sự khuyến khích và cổ động của hai người bạn tốt là Đạt và Hoa, tôi bấm bụng làm một chuyến vượt biển chót sau bao lần thất vọng với nhiều lần bị tù tội.

Đạt là sĩ quan Hải quân, bạn thân của Hoa cùng đơn vị, thấy tôi bị bầm dập vì bao lần vượt biển không thành, Đạt giới thiệu tôi cho Hoa và một anh sĩ quan hải quân khác lúc đó sẽ là hoa tiêu cho chuyến taù vượt biển. Chuyến tàu này do một do người chủ tàu tổ chức trẻ có nhiều bản lãnh tên Hùng đem theo cả gia đình và thân nhân. Vì có cả gia đình đi nên chuyến đi được ngừơi chủ tổ chức thật chu đáo, với tàu mới, máy mới, dàn hoa tiêu là sĩ quan Hải quân, lương thực dầu, hải bàn đầy đủ và có cả “đồ chơi” phòng khi đụng độ với bọn du kích canh ở cửa ra sông. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tôi linh cảm là lần này, mình có nhiều hy vọng đến được bến bờ Tự Do…

Khi nghe tiếng từ trên vọng xuống:

- Bà con ngồi im nhe. Ghe đang vượt trạm biên phòng đó.

 Mọi người hồi hộp ngồi im thinh thít dưới hầm ghe, mặt tái xanh, miệng lầm rầm đọc kinh. Độ một tiếng đồng hồ sau, máy ghe chạy chậm lại, có tiếng đập trên nắp hầm:

- Qua khỏi trạm rồi nghe bà con!

Cả hầm ghe nhốn nháo lên tiếng reo cười mừng vui và vang lên lời cảm tạ Bề Trên... Khách trên ghe khi ra khỏi cửa Bình Đại là 169 người, lớn bé.

...Bốn đêm, năm ngày. Đêm thứ hai tôi được cho lên phía trên ghe hóng gió. Lúc đó trời tối đen đầy sao lấp lánh. Tôi bỗng nghe những tiếng gío hú kỳ lạ như tiếng người than khóc vọng lên từ đáy biển, cõi âm ty.

Tiếng ai oán vọng lên từ đáy biển
Của oan hồn, uổng tử chốn âm

Ghe tiếp tục chạy đến sáng chung quanh chỉ có trời và nước. Khoảng giữa trưa, khi tôi và một số người ngồi trên phía trên ghe thì thấy một chiếc tàu thật là to đang từ từ chạy hướng về chúng tôi. Cả ghe mừng rỡ reo hò, quơ tay, phất aó cuồng nhiệt hy vọng được tàu đến vớt. Khi chiếc tàu từ từ đổi hướng mọi người rũ người ra vì thất vọng. Chiếc ghe lại tiếp tục cuộc hải trình.

Đêm thứ ba, ghe neo đậu ngoài khơi vùng biển Hoa chỉ vào vùng có đèn sáng rực ở xa nói với tôi đó là Singapore. Sau khi thảo luận với hoa tiêu, người chủ tàu đồng ý cho ghe chạy vào vùng đảo Nam dương. Nghe nói ghe chạy vào Nam dương, tên “Galang” bổng hiện ra trong trí tôi như một lóe sáng của tột cùng mản nguyện:

- Phen này mình đến được đảo rồi! Cảm ơn Ơn Trên, cảm ơn tất cả mọi người.

Tôi còn nhớ mãi hình ảnh buổi sáng thật là đẹp trời ghi ghe đi và vùng đảo của Indonesia. Mọi người xôn xao, náo nước trong vui mừng. Bây giờ làm sao vào được Galang vì trên hải đồ không có ghi vị trí trại. Ghe chạy dò dẫm một hồi trong quần đảo, bỗng thấy một người đàn ông đang chèo chiếc thuyền nhỏ, mừng quá, ghe áp sát vào hỏi anh ta bằng tiếng Anh:

- Galang? Galang ở đâu?

Không biết anh ta hiểu hay không nhưng thấy anh ta chỉ vào vùng biển mé trong. Chủ ghe cảm ơn và tặng anh ta cái rađiô trăn-zít–to nhỏ, ghe tếp tục lái về hướng được chỉ.

Toàn thể 169 người trên ghe được lập hồ sơ và được xe nhà binh chở về trại tỵ nạn Galang với số hiệu là “Tàu SG 169”, một trăm sáu chín người trên chuyến tàu ra đi từ Sàigòn. Chúng tôi được Ban đại diện trại ra đón ở bến tàu chúc mừng và uỷ lạo. Sau đó từng nhóm được xe chở vào khu “Kiểm Dịch” nằm trong khu Galang 2. Khu có cổng bằng tôn luôn đóng kín nhưng tôi không thấy có lính canh.
vuotbien-traigalang
Trại Galang 2

Ở thời điểm gần cuốn năm tám chín này khi các nước Tự Do ngưng nhận thuyền nhân và đa số cac trại tỵ nạn đóng cữa, Galang đang trên đà suy tàn, xuống dốc. Cây hoang, cỏ dại mọc um tùm bao quanh khu Kiểm dịch trong cảnh giậu đổ, bìm leo. Theo quy định an toàn y tế, thuyền nhân mới tới đảo phải chịu bị cô lập một thời gian để được chích ngừa bệnh truyền nhiễm. Giờ thì không còn việc chích ngừa nữa vì không còn tài khoản khi các trại tỵ nạn đã bị đóng cữa nhưng chúng tôi vẫn phải chịu cô lập không được ra ngoài trong gần hai tháng. Thức ăn, nhu yếu phẩm sinh hoạt có đại diện tàu ra ngoài lãnh đem vào phân phối.

Nói chung thì các dãy trại bằng gỗ thông dán ép vẫn còn ở tình trạng khả dụng. Phía dưới căn trại là nền xi măng có cầu thang bước lên, tầng trên là khu ngủ tập thể tùy theo sự xắp xếp của ngừơi ở. Việc nấu nướng trong khu thì không cấm nhưng bị hạn chế. Dù hoàn cảnh sống chật vật như vậy nhưng mọi ngưừi đều hoan hỉ và rất lạc quan vì tới được trại tỵ nạn.

Một buổi sáng nọ, không kềm được sự tò mò, tôi leo rào tôn ra ngoài đi lên ngọn đồi trước khu trong buổi sáng tinh sương. Trước mặt tôi là một vùng đồi đầy hoa lá um tùm hoang sơ và thơ mộng. Có một loại hoa trắng nhỏ li ti thật là xinh, tôi hái gom thành một cụm để làm qùa tặng.

Để bớt đi cái nhàm chán hằng ngày trong khu, tôi nảy ra ý nghĩ tổ chức dạy Anh ngữ cho người cùng chuyến. “Lớp học” là khu trống dước căn trại với nền xi măng làm chỗ ngồi và tường ván ép làm bảng. Lớp học dã chiến đó được bà con hưởng ứng nồng nhiệt. Tôi hoan hỉ thấy mình làm được điều có ích cho ngừơi khác. Đây là lớp học đầu tiên của tôi mở đầu cho nhiều lớp học cho các đoàn thể khác trên đảo sau này.
vuotbien-thuyennhantraitinangalang
Thuyền nhân trại tị nạn Galang
Galang thường được biết qua hai khu: Galang 1 và Galang 2. Ngoài ra còn có “Khu Minors” dành cho các trẻ em vị thành niên không có cha mẹ đi theo và Khu Galang 3 nơi an nghỉ của thuyền nhân xấu số trên đảo. Khu Galang 2 có thể coi là khu hành chính và là trung tâm sinh hoạt của đảo. Nơi đây có chùa, nhà thờ, trừơng dạy nghề, có trụ sở của cơ quan JVA (Phòng Liên hợp Thiện Nguyện phục vụ cho Cơ qua Di trú của Hoa Kỳ) và các quốc gia Úc, Tây Âu khác. Nằm chung quanh là dãy nhà dành cho nhân viên Cao Uỹ Tỵ nạn, cơ quan P3V trong coi việc an ninh cho đảo của chánh quyền Indo và một nhà bưu điện nhận thư gỡi, phát thư từ, điện tín cho dân trên đảo. Một dãy trại được dành cho Ban Đại diện phục vụ cho dân trên đảo.

Ai đã từng ở Galang 2 chắc đều có lần đi trên “Đại lộ Nguyễn Huệ” trên đảo, xin gọi tên như vậy vì hai bên là hàng quán cà phê, hủ tiếu, cháo gà... và các sạp bán hàng tạp phẩm sầm uất do các chủ sạp lấy từ đảo Pinang kế bên về. Các chủ sạp và chủ quán cà phê là những thuyền nhân có vốn bỏ ra mua bán kiếm lời để sống trong nhiều năm chờ đợi được đi định cư ở quốc gia thứ ba. Galang 2 còn có một rạp xi nê và quán Cà phê Trên đồi rất nên thơ và trữ tình với những buổi tối có chăng đèn màu trong cảnh gió mát trăng thanh. Dân trên đảo ngồi uống cà phê, nghe nhạc vàng quen thuộc thân yêu, thưởng thức hương vị độc đáo như cần sa của của điếu thuốc lá Indo hiệu Garam để thấy mình quên hết những quảng đời khốn nạn khi xưa, trước khi được hưởng không khí Tự Do. Nói tóm lại, đây là một “tiểu đô thị” của đảo.

Nói đến Galang là phải nói đến các quán cà phê. Khi tôi tới đảo chỉ có Quán Cà phê Trên đồi nhưng càng về sau khi làn sóng người tỵ nạn lại dâng lên vào khỏan chín mươi và sau đó, thì qúan cà phê mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu giải trí của dân trên đảo. Quán nào cũng có TV để truyền hình phim chưởng được tiếp vận từ Singapore. Những phim ăn khách như “Cô Gái Đồ Long, Thần Điêu Đại Hiệp...” được liên tục phát chừng một tiếng đồng hồ mỗi đêm để thu hút khách vừa xem vừa uống cà phê. Dần dần quán cà phê mọc lan ra tới Galang 2 nằm ở những vị trí nên thơ và trang trí đầy mỹ thuaật. Thời gian chờ đợi được đi định và năm tháng qua nhanh ở đảo cũng nhờ những quán cà phê này. Xem phim xong, ta còn có thể ghé vào hàng chè cháo thơm lừng, nóng hổi đang chờ đợi phục vụ cho bao tử trước đêm tàn.

Bây giờ xin nói qua về các lớp Anh văn trên đảo. Kể từ lớp học bỏ túi lúc đầu, sau khi được ra khỏi Khu Kiểm dịch, tôi bắt đầu mở rộng thêm các lớp miễn phí cho từng nhóm nhỏ, sau đó cho các hội đoàn như Hội Hướng Đạo, cho chùa và lớp miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Có lớp lên đến gần năm chục người, như ở Galang 1 hay ở chùa Long Hoa. Đây là thời gian đầy sung mãn và đầy nhiệt tình phục vụ người cùng cảnh ngộ của tôi. Tôi nhận thấy mình đã làm một việc hữu ích trong năm tháng dài trên đảo.

Ngoài ra để kiếm sống, tôi nhận dạy từng nhóm nhỏ những người được thân nhân gởi tiền phụ cấp để có tiền chi tiêu hằng ngày. Lớp đông thì tôi chú trọng và phần văn phạm, nhóm nhỏ thì tôi nhấn mạnh vào đàm thoại. Sự hăng hái và lòng hiếu học của mọi người cùng nổi vui tột độ sau khi thóat được Địa ngục Trần gian, tạo cho tôi một năng lực gần như là vô biên. Cũng nhờ có khả năng về Anh ngữ mà tôi được nhận vào phục vụ cho Cơ quan Thiện Nguyện Di trú Hoa Kỳ JVA trên đảo.

JVA là cơ quan thiện nguyện lo về việc nhập cư Hoa kỳ viết tắt của cụm từ “Joint Voluntary Agency.” Ai đã từng sống ở Galang thuộc diện được bảo lảnh đi Mỹ chắc đều biết JVA. JVA tổ chức, sắp xếp hồ sơ, lên lịch trình thẩm vấn người tỵ nạn xin đi Mỹ. Cứ khoảng sáu tháng có thẩm phán về di trú từ Singapore qua để phỏng vấn người và gia đình xin đi Mỹ. Nhân viên của JVA lo việc nhận đơn, làm hồ sơ, nhận danh sách, lên lịch trình và thông báo bằng loa phóng thanh cho người tới phiên được phỏng vấn cũng như làm việc thông dịch cho thẩm phán khi phỏng vấn các ứng viên. Cũng từ những cuộc phỏng vấn này mà đẻ ra từ “xù”.

Số là có anh chàng thẩm phán Mỹ tính tình ngông ngông, đầu tóc để xù lên như những dân da đen thuộc nhóm Black Panthers hồi thập niên sáu mươi. Anh chàng này hay hỏi những câu trớ trêu để đánh rớt người được phỏng vấn. Người nào nghe là mình bị “lên gặp đầu xù” thì nên lo run trước! Kể từ đó từ “xù” dùng luôn cho những mối tình cuối cùng bị bất thành, tan vỡ khi rời đảo, trong số đó có tôi. Ngoài những giải trí về vật chất, Galang còn có những cơ sở tôn giáo phục vụ về mặt tinh thần.

Chùa Long Hoa nằm trên ngọn đồi uy nghiêm nhìn ra cữa bể thật là u tịch, thoát trần. Sau khi leo lên mấy mươi bậc thêm lên đến chùa, ta đứng nhìn ra biển trong gió lồng lộng thổi thấy như là mình đang ở trên tiên cảnh. Chùa được những người ở Galang trước kia sau khi định cư gởi tiền về xây lên ngôi chùa uy nghiêm, bề thế này.

Galang 2 có nhà thờ nằm trong khuôn viên thanh tịnh với bức điêu khắc chiếc tàu vượt biển được sự tế độ của Đức Mẹ. Nơi đây mỗi sáng sớm phát loa vang lên toàn đảo buổi cầu kinh sáng sớm. Nhà thờ có ông cha người Indo lo việc phụng vụ và uỷ lạo những thuyền nhân mới vừa nhập đảo. Nhà thờ cũng có lớp dạy Anh ngữ riêng do giáo dân phụ trách.

Bên Tin Lành có hai vợ chồng mục sư trẻ người Indo có những sinh hoạt tiếp cận và thực tế với mọi người. Về sau này có Giáo Hội Hoà Hảo được dựng nên để thờ phụng Đức Thầy. Có một sự việc vô cùng ngạc nhiên và thú vị là tôi có gặp lại một anh bạn cùng đơn vị xây một “Cửu trùng đài” với cây chặt từ trong rừng để cùng tín hữu của mình hành đạo. Thật là một công trình mang tính cách tôn giáo lạ thường và hi hữu mà tôi thấy được.

vuotbien-traitinangalangindonesia-2Nói đến đảo thì phải nói đến biển, mãi cho đến giờ, tôi phải nhận rằng không có bải biển nào mà tôi biết qua đẹp cho bằng bải biển ở Galang.Bải biển Galang đẹp vì vẻ hoang sơ và nên thơ của nó. Bãi cát trắng chạy lài ra biển, cội dương già vi vu trong gió, chòm cây bụi cỏ phủ xanh mát một một vùng. Trời xanh, biển rộng, ngọn sóng hiền hòa, không một nơi resort nào sánh bằng.Từ Galang 2 đi bộ ra biển cũng phải hơn nửa tiếng nhưng cảnh vật thiên nhiên kỳ vĩ hai bên làm ta quên đi hết thời gian. Khi tới gần biển thì đã nghe tiếng sóng và mùi gió mặn đánh tan đi hết nỗi mệt nhọc. Rồi bãi biển rộng mở ra trứơc mặt với vùng cây cối xanh tươi với những cội dương già mọc rải đều ven bờ. Bãi biển dài cát trắng tinh trong nắng ấm như đang chờ đợi con người ở tha phương đến đùa vui với mình.Thường thường dân trên đảo rủ nhau đi biển vào cuối tuần, mang theo món ăn, thức uống để vui chơi, tắm biển, phơi nắng từ sáng đến xế chiều. Tôi thường ở lại sau cùng tậm hưởng kho trời nước lúc hoàng hôn, khi mọi người đã ra về để đùa sóng trong màu vàng, đỏ ối của mặt trời tròn to đang lặn xuống ở chân trời.Từ Tình Xù..Trên chuyến tàu vượt biển chàng và nàng ngồi kế bên nhau trong bóng tối dưới hầm tàu và chỉ là hai người xa lạ. Khi cập bến vào hai người được biết nhau qua sinh hoạt hằng ngày trong Khu Kiểm Dịch. Hai người cảm thấy thật là tâm đầu ý hợp thì cảm tình bắt đầu nhen nhúm theo năm tháng dài sống chung trên đảo. Chàng và nàng sống với nhau như vợ chồng với ước vọng xây dựng một cuộc đời mới bên nhau khi sau này được định cư.Sau đó chàng đi định cư trước ở Mỹ còn nàng sau đó, ở Canada. Những khó khăn khi vật lộn với cuộc sống mới, bắt đầu lại cuộc đời ở con số không dồn dập đến cho hai người. Năm tháng trôi qua, dù có thư từ nhưng đúng là “xa mặt thì cách lòng”. Cả năm sau chàng nóng lòng cố gắng bay qua thăm nàng để rồi thấy nàng đã có một mối tình mới.Trở về với lòng ủ rũ ê chề, chàng đành phải nhận ra rằng, câu nói rao truyền trên miệng dân đảo ngày nào: “Galang nổi tiếng tình xù” hoàn toàn đúng sự thật!... Nhưng may mắn thay, Galang cũng có: tới “Cây dù dễ thương”Ai đã từng sống ở Galang chắc còn nhớ cái nắng cháy da trên đảo. Phương tiện di chuyển trên đảo là đi bộ, dù là đi gần hay xa đều bằng đi bộ. Từ Galang 2 mà đi ra tới Galang 1 trong trời trưa nắng gắt, mất hơn nửa tiếng đồng hồ mà không có cây dù thì không mặt nám thì da cũng bị đen. Ai ra khỏi phòng, dù là nam hay nữ cũng đều dương dù lên để che nắng. Một thói quen không cần suy nghĩ. Nếu được nhìn từ xa và ở trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy lốm đốm những cây dù đủ màu sắc đang di chuyển thật vui mắt và dễ thương của những bóng hồng trên khắp nẻo đường trên đảo.Sau ngày các trại tỵ nạn đóng cửa, thuyền nhân cặp đảo vào thời điểm này việc được đi định cư của mình và gia đình chưa có gì là chắc chắn cả mà còn phải qua thể thức do Cao Uỷ Tỵ Nạn đặt ra gọi là Sàng Lọc (Screening).Uỷ Ban Sàng Lọc được kết hợp bởi chánh quyền Indo và nhân viên Cao Uỷ Tỵ Nạn nhằm loại ra những ai không hội đủ yếu tố của một “người tỵ nạn chánh trị” hay bị ngược đãi về tôn giáo hoặc thành phần bị coi là nguy hiểm cho chế độ Cộng. Những người đó sẽ bị liệt vào loại “tỵ nạn vì kinh tế” và sẽ bị trả về Việt Nam. Ở thời điểm này, dân trên đảo phải chờ hơn một năm để Ủy Ban được thành lập.Trước thời điểm nghiệt ngã này, quân nhân và ai có thân nhân ở nước thứ ba bảo lảnh chỉ trong vòng sáu tháng đến một năm là đi định cư rồi. Bây giờ, cả quân nhân, công cán chính đều phải chịu qua thủ tục sàng lọc này với nhiều rủi ro, thời gian được đi định cư thì mờ mịt. Không biết bao nhiêu thuyền nhân và gia đình bị coi là không đủ điều kiện và bị trả về Việt Nam nơi mà họ đã liều chết bỏ ra đi.Khi đến lượt tôi được vào phỏng vấn thì ban giám xét gồm có sĩ quan Indo và nhân viên Cao Uỷ. Lúc đó tôi mất hết giấy tờ, kể cả giấy ra trại sau nhiều lần vượt biển. May sao, trước đó, bên nhà ba má tôi gởi qua được một tấm hình chụp trong chuyến du hành ở Hoa Thịnh Đốn năm 1972, khi tôi được đơn vị mình gởi đi học khoá đào tạo Giảng viên Anh ngữ ở Căn cứ Không Quân Lackland, tại Texas và tờ biên lai mướn phòng trong Căn cứ trong thời gian học. Vì tôi đeo kiếng mát khi chụp hình nên viên sĩ quan Indo nhìn tới nhìn lui tấm ảnh rồi nói:- Anh chụp hình mà đeo kiếng mát thì rất khó nhận diện đó!Sau những câu hỏi về lý lịch và quá trình phục vụ trong quân đội của hội đồng thẩm vấn, tôi trở ra vẫn hoang mang, không yên tâm về câu nói của viên sĩ quan thẩm vấn. Sau đó tôi được chấp thuận là hộ đủ điều kiện là “người tỵ nạn chính trị”.Một thời gian hơn cả năm sau, tôi mới gặp phái đoàn xét việc đi định cư ở Hoa kỳ và được chấp thuận cho đi định cư ở Mỹ sau sáu tháng bị nằm chở trong trại chuyển tiếp ở Phi, để “yes, yes, no, no rồi sáu tháng cũng go” như dân ta ở trại Bataan, thường nói đùa.Hơn ba năm trời ở trại Galang với biết bao vui buồn và kỷ niệm thiết tha với những người cùng chung cảnh ngộ trên đảo và hình ảnh thân yêu ghi đậm mà mỗi khi nhớ lại đều có cảm tưởng là mình đang được sống lại ở chốn cũ và với những người đồng cảnh ngộ đã cùng nhau trải qua những năm tháng dài buồn vui trên đảo ngày nào.Thân mến gởi lời thăm hỏi đến các bạn nào đã từng sống qua nhiều năm tháng ở đảo, cũng có mối tình xù nào đó và cũng từng đựợc ngắm những cây dù dễ thương.Lacey, Tháng Chín, 2016.


Ôi cảnh mặt trời lặn sao huy hoàng trên biển
Cội dương già, cát trắng, sóng nước, chỉ còn ta
Có phải thần tiên hải đảo là đây?


vuotbien-trankimbang-traitinangalang


Trương Tấn Thành
Nguồn Việt Báo

ĐIỀU DU NGUYỆT * 12 NĂM TÌNH LẬN ĐẬN

 

12 Năm Tình Lận Đận

15 Tháng Mười Hai 20169:11 SA(Xem: 229)

Ngày 30/04/1975, lúc Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ở khu định cư dành cho dân Phước Long ở quán chim Long Thành, tôi rầt buồn và cũng rất bình tĩnh hơn bất cứ lúc nào, sẵn sàng đón nhận mọi bất trắc có thể xảy ra!
Trước đó một tuần, tôi cùng một số cán bộ đã ra Vũng Tàu, không hiểu tại sao tôi lại có quyết định trở lại Quán Chim để rồi không ngờ cầu Vạn Kiếp và Long Thành bị đánh, tôi kẹt ở giữa?

Sau đó tan hàng, hồn ai nấy giữ! Súng được tháo ra vứt mọi nơi, trà trộn vào đám người chạy loạn về Saigon…. Cũng nhờ thẻ sinh viên mà tôi còn giữ lại nó đã giúp tôi qua bao trạm du kích địa phương trên đường về Saigon.

Khủng khiếp nhất là quãng đường ở làng cô nhi Long Thành, những xác chết trên đường trong lô cao su, quần áo vương vãi khắp nơi, mùi hôi tanh nồng nặc, khiến tôi lợm giọng! Tôi đã từng bị trận Phước Long nhưng chưa thấy hình ảnh nào khủng khiếp như thế! Cái giá của Hòa Bình khủng khiếp thật!

Về đến Saigon, ở nhà anh tôi tại chợ Nancy, đi vòng vòng thì gặp thằng bạn học cũ, Mai Phát Vĩnh, nó đạp xe chở tôi ra chợ Bến Thành nhìn dòng đời thời CS, những tên 30/04 đeo băng đỏ, chạy đôn đáo, chỉ điểm; những đứa con nít mới 13-14 tuổi cầm súng bắn vô tội vạ, những mâu thuẫn cá nhân cũng được giải quyết không cần luật pháp của cái buổi giao thời! Những tay bộ đội miền Bắc mới vào ngơ ngơ ngáo ngáo!

Đi ngang qua dinh Độc Lập, bộ đội tắm rửa trên sân cỏ, phơi đồ bất cứ chỗ nào họ thích…v…v… Mân mê chiếc xe đạp; âu yếm cái đài; vuốt ve cái đồng hồ 3 que, 2 cửa sổ, 12 đèn; ngồi kiểu nước lụt bên ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc”! Tội cho họ, một chủ nghĩa đã đẩy lùi cả một thế hệ! Nhưng tôi vẫn ghét hơn cả là lũ theo đóm ăn tàn 30/04.

Một tuần lễ sau, họ phát loa phóng thanh kêu gọi trình diện, tôi trình diện tại Trường Trần Hưng Đạo trên đường Trần Hưng Đạo Sàigòn.

Mọi người tấp nập trình diện, không khí nặng nề, ngờ vực, nghi kỵ; biết nhau nhưng coi như người xa lạ! Những bộ đội Bắc cầm AK-47 đứng canh từng góc trường. Lên lầu hai, họ phát cho mỗi người mỗi tờ giấy học trò.. người cán bộ nói như một cái máy “…với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, Các anh phải thành thật khai báo với Cách Mạng….”.

Ai nấy cũng cắm đầu viết, tôi viết ngắn gọn, mà tôi cũng chẳng có gì để viết! Một năm làm việc không bằng thời gian mấy xếp tôi nghỉ bịnh. Nhìn trong phòng toàn là tướng, tá… ; tổng giám đốc, giám đốc của các phủ, bộ… Có ông Lê Hồng Tuấn, Tổng Giám Đốc Bộ Phát Triển Sắc Tộc mới ở Mỹ về chưa được một năm!

Chờ cho vài người nạp bản tự khai rồi tôi mới nạp. Người cán bộ đọc xong bản tự khai rồi yêu cầu tôi ở lại và ngồi chờ. Tôi thầm nghĩ, không biết chuyện gì đây? Tôi biết tôi nên khai những gì? Khoảng 20 phút sau, tôi được gọi ra ngoài hành lang thì thấy để sẵn một cái bàn nhỏ và hai cái ghế, một người cán bộ già trạc tuổi trên 60, đeo cái xắc-cốt cũ lâu năm lên nước bóng loáng, lưng đeo cây K-59 ở giữa mông!

Ông ta ăn nói rất lịch sự, mời tôi ngồi và chìa hộp thuốc lá 555 bằng thiếc đã bạc màu, nhưng bên trong là những điếu thuốc lá đen. Tôi từ chối vì không biết hút thuốt lá, sau một hồi vòng vo, ông có vẻ hiểu rành về Phước Long và hỏi tôi về những viên chức tại Phước Long. Nhưng tôi trả lời tôi làm ở cơ quan sắc tộc, chỉ lo những vấn đề xã hội liên quan tới đồng bào sắc tộc. Ông nói: “tôi không tin nó đơn giản như vậy?”. Sau hai giờ không khai thác được gì, ông cho tôi về suy nghĩ lại và ngày mai lên gặp tiếp? Sau ba lần, cũng chỉ có thế! Ông trao cho tôi một tờ giấy đã trình diện do tướng Cao Đăng Chiếm, chủ tịch quân quản thành phố Saigon ký và nói tôi phải trình diện tại địa phương.

Hai ngày sau tôi đón xe lam về Bình Dương, xe chạy đường trong. Nhìn hai bên đường, thỉnh thoảng thấy những bộ đồ lính, cả những nón sắt vứt ven đường, lòng đau như cắt! Nhìn đám lục bình trôi, bên trên đám ruồi bay nhặng xị, mùi hôi thối nồng nặc vì những xác người chết; tôi biết đó là những kết quả của những cuộc thanh trừng tại địa phương!

Về đến Bình Dương, Mẹ tôi ôm tôi khóc nức nở! Chiều đó trời mưa nhiều, chị hàng xóm bắt được một số cóc, đem nấu cháo. Lần đầu tiên trong đời ăn cháo cóc, ngọt và ngon thật. Phải chăng vì sự thiếu thốn hay không của những ngày đầu thống nhất!

Vài ngày sau, tôi quyết định về Bình Long vì tôi biết Bình Dương với tính cực đoan của dân Phú Hòa Đông, những cuộc thanh trừng thù oán cá nhân đã xảy ra hằng ngày!

Trên chuyến xe đò về Bình Long, những dấu vết chiến tranh vẫn còn vương vãi bên đường qua cuộc di tản! Những người ngồi trên xe im lặng, mỗi người một tâm trạng lo âu, nghi kỵ, sợ sệt! Không biết cuộc đời sẽ về đâu? Qua Lai Khê, rồi Chơn Thành, ngã Ba Xa Cam…Người đầu tiên mà tôi gặp là Thành mập (Phạm Ngọc Thành) đang leo trên cổng bằng sắt trước khi vào Bình Long treo cái bảng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do”.

Đến bồn nước tròn ở chợ cũ, tôi tạm trú tại nhà chị Tư Bê, hôm sau cùng anh Sửu, bảy Đại lấy xe lam đi gỡ tôn để làm nhà, trên mảnh đất của Trường Tiểu Học Thượng. Ngày nào cũng nghe tiếng nổ, cũng nghe tin có người chết hay bị thương vì nổ trái vỉ. Bình Long là vùng đất của bom đạn còn lại trong chiến tranh.

Tôi gặp những người bị lùa trong cuộc chiến 1972, còn gọi là bộ đội “Khóc”, họ nhìn tôi với cặp mắt đầy nghi kỵ như người xa lạ, mặc dù đã biết nhau học cùng trường THBL hay cùng lớp!

Trình diện Năm Thanh, Hai Tấn chủ tịch quân quản huyện Bình Long thời đó, họ tịch thu giấy của Cao Đăng Chiếm và nói tôi không được đi ngoài khu vực phạm vi huyện Bình Long. Ngày lại ngày, cơm với cá khô đù, đọt ổ qua rừng chấm mắm nêm.

Hai tuần lễ sau, một thằng nhỏ du kích tới thông báo ngày mai đến nhà thờ Bình Long để đi học tập cải tạo, quán triệt chính sách và đường lối của Đảng và nhà nước. Đêm đó, tôi và Mẹ tôi trằn trọc không ngủ trên tấm ván lượm được, nhìn lên mái nhà lỗ chỗ những mành đạn pháo, thấy tương lai mù mịt! Tôi thầm nghĩ thôi thế thì thôi, cứ thả nổi theo giòng đời!

Ngày 20 tháng 05 năm 1975, vào Lúc 8 giờ, tập trung trong nhà thờ Bình Long. Sau khi điểm danh xong, đoàn người trật tự leo lên hai chiếc xe GMC. Trong chuyến áp tải có cả Hồ Sĩ Đạt, đeo cây M-79, mặc bộ kaki vàng, quấn chiếc khăn rằng với mũ tai bèo. Nó là bạn cùng lớp, bị bắt đi bộ đội năm 1972. Bên kia đường, trước nhà thờ là những thân nhân đứng tiễn người đi. Tôi thấy Mẹ tôi đang đứng chỗ sạp bà Ba Rổ, ngóng tìm tôi cho tới khi đoàn xe mất hút!

Đoàn xe di chuyển, mọi người ngồi dưới sàn xe, không ai được đứng dậy, được lệnh “nếu ai đứng dậy sẻ bị bắn bỏ”.

Đường dằn dữ dội, có những lúc xe như nhẩy nhổm lên! Chỉ biết xe đi hướng Lộc Ninh, rồi qua Bù Đốp, gần đến cầu Hoàng Diệu, xe quẹo vô rừng. Không biết họ làm gì đây, đi học tập hay đi tàu suốt như Huế năm Mậu Thân? Không có gì họ không dám làm! Thôi tới đâu thì tới!

Lúc đó khoảng ba giờ chiều, trong rừng già trời âm u. Mọi người xuống xe, tôi đơn giản với bộ đồ bà ba đen (đồ CB/PTST), cái bao vải đựng vài bộ đồ, cái võng lính (qua Mỹ tôi vẫn còn mang theo), lon gô mắm ruốc xào xả ớt, tất cả bày ra để cán bộ kiểm tra…

Bỗng có tiếng “Thằng Mười vô rồi!” đây là thứ của tôi, nhìn qua thì thấy thằng Chí, ở ấp Thánh Mẫu, nó bị bắt năm 1972, rồi vô CA. Kiểm soát xong, tôi được vô trại.

Thật kinh khủng, nhìn những tù cũ, da thì xanh xao vàng vọt, thân như những bộ xương cách trí! Gặp anh tôi, anh ấy về Lộc Ninh trước nên vô trước! Trại giam được làm bằng lồ ô, mái lợp lá trung quân.

Gặp nhân viên cũ, họ cho tôi mấy ống lồ ô, hai ngắn (đi cầu), hai dài (một đựng nước, một đi tiểu). Vô phòng, có trưởng phòng hướng dẫn nội quy. Tối ngủ phải cùm, cùm là một thanh cây có khoét lỗ tròn đút cổ chân vào, có một thanh cây nữa chận bên trên, được khoá ở ngoài cửa. Phòng được đốt một đống lửa, nếu cháy phòng không biết sao mà chạy, vì chân bị cùm!

Vào trại, cùng các giáo sư: thầy Huấn, thầy Bê và thầy Lai…. sau này thầy Huấn bị điên, bị nhốt dưới hầm sâu (đó là một cái hầm đào cạnh phòng giam, nó được đào giống chữ L, sâu khoảng 3.5 m, dưới lót ván, can phạm ngồi phải khom, chân bị còng chữ U bằng sắt). Mỗi lần nổi cơn điên, thầy Huấn lấy phân trét cùng đầu, mình mẩy. Họ cho thầy làm bộ! Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau mà thôi. Thành phần hỗn hợp, phe ta, phe địch, chiêu hồi, gián điệp… Gặp Sương Lộc Ninh, làm thợ rèn, bị bắt sau khi Lộc Ninh bị chiếm năm 1972, biết nhưng chỉ dám nhìn nhau!

Sáng, gõ kẻng thức dậy, ăn sáng, đi làm. Thức ăn chỉ khoai mì lát mốc meo vẫn phải ăn và chỉ ăn với nước muối pha loãng! Không có muối hột vì họ sợ dự trữ để trốn trại. Cái đói và cái sốt rét ác tính, đây là hai bài học phải học đến chết với những người tù tại trại giam C-5 sông Măng này!

traicaitao-300x168Lúc đó, ông Năm Hùng làm trưởng trại, Hải (hậu cần), Hận (chấp pháp). Không biết có ai còn nhớ đến người bán cà-rem, chạy xe đạp, tính tình vui vẻ, mỗi lần dừng xe hay nhổng đầu xe đạp và quay 1 vòng, có lần bán trước trường tiểu học An Lộc bị ông Hai Bon, bán nước cho học trò, đánh lỗ đầu vì cạnh tranh mua bán. Tay Hận này vẫn nhịn nhục. Nhà ở khu bánh bèo Biên Thùy, sau đó bị bắt đưa ra Côn Đảo và được trao trả Tù Binh tại Lộc Ninh; giờ về làm chấp pháp Trại C-5 sông Măng.

Mỗi sáng, sau khi gõ kẻng, CB đừng trước phòng điểm danh, mọi người phải la to “thưa ông cán bộ có”, phải gọi CB bằng “Ông”! Mở cùm, tuần tự ra khỏi phòng, dẫn đi vệ sinh, khu vực phía sau trại. Sau đó, tập họp, ăn sáng gồm một chén khoảng 6 miếng khoai mì lát! Xong, phân công từng toán đi làm: phát rừng, làm rẫy, khiêng cây về cho đội cưa xẻ trong trại, 8 người khiêng một khúc cây, khiêng không nổi bớt còn 6 người! Những bước đi xiêu vẹo trên những thân xác đói ăn, bệnh hoạn, vì sốt rét ác tính! Tất cả các bịnh chỉ có thuốc “Xuyên Tâm Liên”. Anh Ngô Công Vì, thuộc cán bộ XDNT/BL, coi võ đường Hắc Long gần quán bánh bèo Biên Thùy và rất nhiều người khác chết ở trại nầy khiến Năm Hùng phải đổi hướng cổng trại. Tôi còn nhớ có người lính BV, trung úy CS, tên là Nguyễn Xuân Trường, kỹ sư hóa chất, tốt nghiệp tại Trung Quốc; cha là CB cao cấp trong ngành ngoại giao ngoài Bắc, bị tội giết người vì bị kiểm điểm! Lúc nào cũng đội cái mũ biệt kích mà anh rất thích. Sau anh bị bịnh sốt rét, nằm một chỗ, hai mông lở loét, bị nhiễm trùng, sau đó bị khoét sống to bằng miệng chén, chịu không nổi, phải chết! xác được quấn chiếu, chôn cô đơn một góc rừng già!

Có một hôm, CB trại gọi tôi lên làm việc. Thắng, CB trại dẫn đi ngang qua cái chòi, tôi biết chòi này đặc biệt nhốt mục sư Điểu Huynh, đến nhà CB Hận chấp pháp, sau 1 lúc trò chuyện không đâu, hắn mang tô cơm có cá kho tiêu cho tôi ăn và ngon chưa từng có! Sau những tháng ngày chỉ khoai lát nước muối! Xong, hắn cho tôi về trại, thằng Thắng đưa tôi về… đơn giản có thế sao? Đến giờ nghĩ lại, tôi còn “lạnh gáy”, dọc theo đường nó bắn và cho rằng tôi trốn chạy thì sao?

Khoảng 3 tháng sau, trại được chuyển về sở Nhỏ gần Bù Đốp, tôi cùng một người được đặc biệt đi xe GMC, còn những người khác phải đi bộ! Trại này thoáng hơn, xung quanh là rừng cao su. Hôm đó, tôi đang lên cơn sốt rét nằm ở phòng, bỗng nghe tiếng gọi “Mười đó hả?”. Mấy chục năm rồi tôi vẫn nhìn ra “nó”, từ ngày nó vô rừng! Ngó quanh quất rồi nói “thôi mầy ráng cải tạo tốt rồi về”, và thảy cho tôi hai gói Sàigòn Giải phóng, thời điểm đó thuốc này rất hiếm!

Một tuần lễ sau, Năm Hùng gọi tôi lên văn phòng trại thì không ngờ gặp Mẹ tôi đến thăm. Tôi là người đầu tiên được thăm, nhìn Mẹ tôi với khuôn mặt khắc khổ, già nua, tóc bạc đi rất nhiều! Những giọt nước mắt của tôi từ từ chảy xuống, không hiểu tại sao? Tôi đã bị những trận tận cùng nhất, tôi cũng chưa bị như vậy! Hỏi thăm cuộc sống bên ngoài thế nào? Tôi biết Mẹ tôi dấu tôi! Trò chuyện chừng 20 phút, tôi được báo hết giờ! Không hiểu sao họ không cho anh tôi được ra thăm Mẹ tôi? Ra ngoài, tôi sững sờ thấy người lái xe Honda chở Mẹ tôi là anh T. bị kẹt lại Lộc ninh năm 1972?

Ở sở Nhỏ hai tháng tôi, anh tôi cùng một số chọn lọc được chuyển về khám đường Bình Dương, trên đường về xe ghé Bình Long. Xe đậu ngay chỗ tiệm sửa xe Thanh Hải cũ, ngồi dưới sàn xe nhìn qua khe hở của tấm bạt, tôi thấy vài người quen nhưng không dám gọi.

Khám đường Bình Dương là trung tâm cải huấn Bình Dương cũ, gần tòa hành chánh BD cũ, nay là VP/UBND tỉnh BD, trại giam này do Ngô văn Thới (Ba Thới) làm chủ ngục, Hai Khánh (Khánh Thọt) làm chấp pháp. Vào bên trong trại, mọi người xếp hàng kiểm tra, họ tịch thu mọi thứ: dao, đũa, dây… những thứ có thể gây thương tích hay tự sát.

Hơn 80 người trong một căn phòng nhỏ, dài 8 m, ngang 5 m. Phải ngủ ngược đầu hay ngủ ngồi. Có những lúc trời nóng, phải cởi trần hay ở truồng, mùi thối vì hơi người, quần áo giặt không cần phơi cũng khô! Trong phòng có những lúc phân, nước tiểu tràn ra phòng! Chính CA cũng phải bịt mũi mỗi lần nhìn vô phòng để kiểm tra. Chúng tôi còn tệ hơn súc vật! nước uống mỗi người 0.75 lít/ngày, khoai lát hoặc bo bo, bắp cải luộc nước muối trường kỳ kháng chiến! Một tháng sau ai nấy ghẻ cùng người, cả hai bàn tay cũng bị! Khi tắm phải lấy bao nilon bao lại vì nước vô rất rát! Chỉ trị ghẻ bằng nước thuốc lào! Mỗi sáng thức dậy, giũ chiếu, quét phòng, mày ghẻ gom lại cả hơn hai chén cơm! Và điều khủng khiếp nhất là có người đói quá không chịu được đã lấy mày ghẻ dấu để ăn như ông tên là Thiêm!

Có hai người bị án tử hình, chưa đem bắn đã bị suy nhược đói và chết như: Socnuoi (nghi là gián điệp Pol Pot, thật ra anh này Pol Pot nhưng lấy vợ VN, đưa vợ về Bù đốp vì sợ Pol Pot giết, sau đó trở lại tìm vợ thì bị bắt), còn Điểu Bluc, xã đội trưởng du kích Đức Phong, bị nghi là tình báo Mỹ? Còn tôi cũng bị Hai Khánh đặc biệt quan tâm. Có lần hắn gọi tôi lên thẩm tra, cho rằng không thật thà khai báo!

Trong phòng hắn hỏi “Mầy biết B- 52 không?”, xong hắn lấy bao nilon đốt cho chảy rồi nhễu từng giọt xuống các đầu ngón chân, trong khi hai chân đang bị cùm! Lúc đầu rát điếng người, tê dại hai chân… Hắn cười rất khoái chí, cái nụ cười dã man của một con thú đội lốt người! May tôi là tù đã trình diện cải tạo, không thì xong đời!

Tuần lễ sau được trả về phòng lớn, hai chân bị liệt, tê dần từ đầu ngón tay lên vai; hai chân thì từ đầu ngón chân lên tới rốn! Có lần được đưa ra phơi nắng cùng người đã già tên là Mai vượt biên đường Bù Đốp bị bắt. Những người được đem phơi nắng là sắp “Vẫy tay chào em!”, lúc đó anh đút cháo cho tôi, đút vào cháo lại trào ra; đôi lúc mê sảng, cũng may Trời cứu!

Một tuần lễ sau tôi được chuyển Trại đi K-3 Gia rai, Long Khánh, gồm 13 người và được mệnh danh là 13 con ma, vì mình ghẻ lở, được bôi Lưu huỳnh cho tróc mày ghẻ, ai nấy cũng đen còn hơn cả những đặc công!

Trên chuyến xe chuyển đi K-3 Gia ray, Long Khánh, lên xe đã thấy có anh Võ Tấn Vinh (Phó Tỉnh BL, sau về làm PTT/BD) từ trại nhà Đỏ BD nhập chung. Trại K-3, nằm trên đồi tên Phượng Vỹ, thuộc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18BB.

Vô trại, tôi được chuyển lên trạm xá, cũng nhờ anh Lê Phước Chỉ (đại úy) tận tình giúp đỡ và châm cứu, 15 ngày sau tôi chống gậy đi lại được. Một tháng sau tôi được thăm nuôi, anh tôi vẫn phải cõng tôi xuống núi! Gặp Mẹ tôi, nhìn Mẹ với 2 hai hàng lệ chảy dài trên trên đôi má nhăn nheo của Mẹ già, lòng tôi đau như cắt! 15 phút trôi qua như gió thoảng, thế rồi giã từ qua tiếng nghẹn ngào của Mẹ tôi! (Phó Tỉnh BL, sau về làm PTT/BD) từ trại nhà Đỏ BD nhập chung. Trại K-3, nằm trên đồi tên Phượng Vỹ, thuộc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18BB.

Hai tháng sau, anh tôi được chuyển ra Bắc, qua ngã Tân Cảng, bằng Tàu Sông Hương, tôi được ở lại vì còn bị liệt hai chân!

Rồi bỗng một hôm, trực trại gọi tôi có thăm nuôi, anh tù phụ trách thăm nuôi dìu xuống núi, nhìn cuối bàn thăm nuôi thì không ngờ gặp lại cô ấy, tôi không ngờ! Cả hai đứng như trời trồng không nói nên lời!

Thì ra T., nhìn hai dòng lệ trên khuôn mặt lam lũ, phải bon chen giữa dòng đời nghiệt ngã của buổi giao thời. Nhưng đôi mắt vẫn buồn và đẹp như thuở nào…

“…Cậu Mợ khỏe không?”, “Cuộc sống em thế nào? ”, “Không biết bao giờ anh về? Hãy coi nhau như người bạn tốt…”, “Em nên lấy Chồng…!”. Nắm đôi bàn tay không còn mềm mại như ngày nào! Lâu rồi đời mình cũng quên, nhưng có quên được đâu!

Cán bộ đặc trách thăm nuôi báo hết giờ, thế rồi phải bịn rịn giã từ! Lên lưng chừng đồi nhìn xuống, cô ấy đang thiểu não bước đi về ga xe lửa. Hôm thăm nuôi, vì là ngày thường nên ít người đi thăm nuôi.

Đêm đó trằn trọc ngủ không được! Nhớ ngày đầu tiên lên Phước Long nhận nhiệm sở, chiếc P-6 Porter của Air America mầu trắng sọc xanh biển, xuống phi trường tỉnh lỵ PL, phi trường nằm trước tòa HC tỉnh PL, là tỉnh nhỏ, vui… Lần tham dự lễ phát phần thưởng tại Hội Trường PL, tôi nhìn thấy cô bé học lớp 12 lên lãnh phần thưởng, bỗng hớp hồn tôi ngay! Quay sang hỏi người bạn, là thổ địa, cho biết và khuyên đừng nên coi chừng 72 (mã số Đại Tá Lưu Yểm) đang theo, Đ/u Thành Alo bên KQ và nhiều tay nữa? Sợ ai, dân Bình Long Anh Dũng mà… Tối đó, vô thẳng Quán Coffe H.T, khi tính tiền, chỉ trả tiền khi nào cô ấy ra tính, kiểu đẹp trai không bằng chai mặt! Thế mà được việc!

Rồi cuộc chiến Phước Long, tôi đến với gia đình T. như người nhà và cho đến mãi bây giờ, tôi về và vẫn đến thăm như người bạn tốt, vợ tôi cũng biết! Người ta có thể thương nhiều người nhưng YÊU chỉ có một người.

Một hôm, trại nhận một toán từ Cà Tum đưa về, ai nấy cũng chạy tới hỏi thăm để tìm người quen, tôi nhận được thầy Vạn, với nước da ngâm ngâm dưới cằm có vết thẹo, thầy dạy tôi năm Đệ Ngũ , hai thầy trò ôm nhau mừng trong ngẹn ngào! Chiều đó, cả hai lại gặp nhau ăn cơm chung, trại tương đối dễ đối với tù chính trị. Trại này nhốt chung với tù hình sự nhưng được ngăn bởi hàng rào kẽm gai kiên cố cao hơn 2m. Bên kia hàng rào, là đám hình sự gồm trộm cướp, xì- ke, ma túy… đám xì ke lên cơn nằm phơi nắng! Không được điều trị, vả thuốc có đứa chết! CA trại đánh đập không thương tiếc!

Trại Z-30A do trung tá Trịnh xuân Tích coi, tôi còn nhớ sáng đó khoảng 4 giờ, nghe bắn báo động(?). Sáng hôm sau, toàn trại tập họp điểm danh, thì được biết 37 người Thượng theo tổ chức Fulro đã trốn trại, chỉ còn 5 người già cả bịnh tật ở lại! Cả trại mừng thầm cho họ, trốn vô rừng đối với người Thượng như hổ thả về rừng, khó mà tìm!

Trước đó tôi có nói chuyện với họ, hỏi thăm bằng tiếng Rahde’, tôi biết chút ít lúc lên Pleiku ở Trung Tâm Huấn Luyện Pleku; họ sống rất im lặng, kêu làm thì làm, kêu cuốc thì cuốc, không than vãn, không thăm nuôi, rồi âm thầm đi… Chỉ có núi rừng mới hiểu những gì họ muốn? Từ trưởng trại đến cán bộ trực đêm đó bị kỷ luật, cả tuần lễ sau vẫn còn thấy trực thăng bay lòng vòng hướng sông La Ngà… của Núi Rừng nên trả lại cho Núi Rừng.

Hai tuần sau, toàn trại được lệnh kiểm tra. Tôi cùng một số khoảng 200 người được tách riêng, mang hành lý chuyển trại đi trại mới. Anh tôi đi trước và tôi đoán mình sẽ đi đâu? Chiều hôm đó, Thầy Vạn đứng bên kia hàng rào nói “… Em lấy ít đồ ăn, vì đi trại mới, biết bao giờ mới được thăm nuôi!”. Tôi không nhận, vì gia đình Thầy cũng không khá mấy! Hai Thầy trò nhìn nhau qua hàng rào kẽm gai làm tôi nhớ phim “Giờ Thứ 25” mà tôi coi ở rạp Eden của Saigon năm nào!

Khuya đó, mọi người được lệnh lên xe “Zin”, từng nhóm khoảng 30 người ngồi chồm hổm trên xe, nếu chuyển trại bình thường họ không chuyển ban đêm? Lúc tập họp, tôi để ý chiếc xe đầu tiên ngụy trang chở củi. Xe chạy chừng nửa giờ, tôi lấy con dao nhỏ bằng thép mà tôi dấu trong lon Guigoz cơm, rất bén, rạch tấm bạt nhìn bên ngoài, những căn nhà tranh lụp xụp yên lặng… rồi những dãy phố nhưng chẳng biết là đâu? Nhìn bên ngoài, tôi dấu không cho ai biết, vì không thể tin ai!

Đó là ngày 24 tháng 4 năm1977, đến khi xe dừng lại, tấm bạt được mở ra, mọi người tuần tự xuống, thì thấy trước mặt là một bến tầu! Trên cảng đầy CA và bộ đội, có cả chó; chiếc tầu to sừng sững mang tên SÔNG HƯƠNG, tầu màu đen sọc nâu.

Mọi người trật tự leo lên tầu bằng cái thang gỗ, xuống hầm tầu là một cái khoang chứa hàng đầy bụi than đá, mà trong Nam đâu có than đá! Chắc tầu chở từ Bắc vào, sau này tôi mới biết chiếc Sông Hương chính là chiếc Việt Nam Thương Tín! Chiếc này đã chở những người qua Guam muốn hồi hương về VN, họ cũng bị vô tù như chúng tôi, lại một sai lầm!

Chúng tôi bị nhốt như những con gấu trong sở thú! Thức ăn chỉ mì gói, nước, thùng chứa phân câu lên và thả xuống như trong hầm nuôi thú ở thảo cầm viên Saigon! Nắp hầm được mở ra khi chúng tôi bị ngộp vì thiếu không khí! Có người xỉu, phải la lên thì mới được kéo ra! Hai người bị còng chung một cái còng tự chế chữ U của trại, may mà tay tôi nhỏ nên rút ra dễ dàng.

Có lúc sóng nhồi dữ dội, đa số ói mửa nằm la liệt, tôi đi tới đi lui nên không sao! Đi được một ngày, mấy ông cấp tá Hải Quân đoán đi hướng này là ra Phú Quốc hay Côn Đảo? !

Sau đó tôi liều, mò theo hành lang lên tàu, nhìn qua khe cửa hở, nhưng bị khóa bởi sợi xích sắt, tôi thấy những cánh buồm 3 lá, mà ở miền Nam tôi chưa bao giờ gặp! Xuống nói cho mọi người biết, ai nấy cũng bán tín, bán nghi. Tôi nghĩ chỉ ngoài Bắc mới có loại ghe này.

Hơn hai ngày thì tầu dừng lại, lúc đó khoàng 4- 5 giờ chiều, mọi người được lệnh xuống tầu, trên boong nhìn xuống, những cái container của Mỹ, rất đông CA áo vàng lẫn một bầy chó! Hàng chục chiếc xe ca xếp hàng… tiếng loa phóng thanh vang dội “…Đây là Miền Bắc XHCN, nơi có đủ điều kiện để cải tạo các anh!”.

Rồi mỗi toán 30 người lên xe, dọc theo đường họ tổ chức những đám hô to, chửi rủa, ném đá vào xe…

Bấy giờ trời cũng đã tối, đi ngang qua Hà Nội, thành phố thật yên lặng, vắng vẻ… Mọi người đang ngủ, ánh đèn đường treo đong đưa giữa đường, mập mờ như ánh đèn cầy (nến). Đi ngang Viện Bác Cổ (Viện Bảo Tàng), vẫn cái mầu vàng, những mảng tường loang lổ không được sơn lại hay sửa chữa như thuở nào theo những người lớn tuổi cho biết.

Đoàn xe qua cầu Long Biên, xuôi về hướng Nam (?). Ngoài trời tối đen như mực. Xe di chuyển lên xuống, chỉ đoán là đi vào vùng đồi núi.

Khoảng 1 giờ sáng đến trại, xuống xe tập họp từng toán 40 người, theo hướng dẫn của quản giáo vào từng phòng; phòng được xây bằng gạch, mỗi phòng có hai tầng: trên bằng gỗ, tầng dưới xi măng. Tôi leo lên lầu mệt quá, vứt balo, rồi nằm ngủ mê mệt!

Sáng hôm sau thức dậy, vén cửa sổ được che bằng chiếu, qua song sắt nhìn những ngọn núi đá vôi sừng sững chen lẫn trong đám sương mù như trong phim kiếm hiệp.

Khoảng 8 giờ ra khỏi phòng, mỗi người được phát một chén bột mì pha loãng với nước muối rồi ra sân trại tập trung nghe ban chỉ huy trại nói chuyện; cho biết đây là trại Nam Hà (25A/TD 63 Hà-Nam-Ninh) do trung tá Xuyên làm trưởng trại, thiếu úy Thịnh trực trại.

Trại gồm 3 phân trại: trung úy Huy làm trưởng phân trại A; phân trại B do Trần Tấn Nguyệt; phân trại C do Đ/u Trần Tân. Tôi ở phòng 7, chung phòng mà đa số là tổ chức phục quốc, giáo sư Lưu Việt Cương làm trưởng phòng, có cha Nguyễn Hữu Lễ, Mai ngọc Y…

Đội này nổi tiếng cứng đầu, còn gọi là đội trọng điểm. Trại này trực thuộc Bộ Công An quản lý, đa số tướng , đại tá… Gặp ông Lộ công Danh, cựu Tỉnh Trưởng BL, ĐT Thọ nhảy dù , ĐT Huấn 81 BCD.. cựu Thủ Tướng Tâm, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, các bộ trưởng cũng đều tập trung tại đây; có cả ông Vũ Hồng Khanh Chủ Tịch VN/Quốc Dân Đảng (người bắt tay Hồ chí Minh tại vịnh Hạ Long trong VN thiên sử truyền hình; sau bị tiểu ra máu được tha về 1979, vì sắp chết, họ sợ mang tiếng).

Trại Nam Hà còn gọi là trại Đầm Đùn vì phía dưới chân núi là đầm đùn, đất sình lầy không có dấu chân người, trốn bị lún lầy cũng chết! Mùa mưa nước dưới đầm như biển hồ. Ngoài Bắc có hai trại nổi tiếng từ thời Pháp là Đầm Đùn và Lý Bá Sơ ở Thanh Hóa!

Hằng ngày xuống đầm làm thủy lợi, đắp đê… bằng những cái mai xén đất thành từng cục, như cục gạch, rồi bừa đất cho nhão bằng cái bừa 12 răng, cứ ba người một cái bừa, kéo thế trâu!

Người cầm bừa phải khỏe, nhấc bừa lên để người kéo đỡ mệt. Có trâu nhưng họ không cho dùng. Trời mùa đông lạnh như cắt da, bụng thì đói, con người bị hành hạ thua súc vật, nhưng chỉ được bồi dưỡng bát cháo bột mì loãng pha nước muối! Bữa ăn một ngày chỉ khoai lát, hay cục bột luộc, muỗng cà phê mắm cáy thối hơn cả cống Sàigòn! Vẫn phải ăn không thì lấy gì để ăn!

Kiệt sức, phòng tôi có ngày chết 5 người do sốt vì ngâm nước lâu ngày dưới đầm! Gọi là sốt Strepto vì chích Streptomicine mới hết! Đang ngồi nói chuyện bỗng lên cơn sốt, đưa lên trạm xá thì vài giờ sau chết! Sau đó trại ngưng không cho xuống đầm. Rồi bị tiêu chảy chết một mớ nữa, may mà tôi không bị gì! Sau đó, đến mùa Đông trời lạnh, trâu chết, trại làm phở trâu bán, lại một số người chết vì trúng thực, đói không nhịn được, ăn nhiều quá!

Cùng cực, không chịu nổi, chúng tôi biểu tình, tuyệt thực… không quan trọng, họ cho nhịn luôn, coi ai chết! Sau đó 13 người bị cho chuyển đi trại Hà Giang Cổng Trời, trong đó có Cha Lễ!

Đêm Noel 1979, thời gian ở Trại A tôi gặp lại sư Lê Kế Tông, người mà tôi thấy ở khu định cư đồng bào Phước Long ở quán Chim, Long Thành; ông ấy lái xe Jeep A-2 sơn màu vàng và là trụ trì chùa Long Vân kế đường ở khu định cư, chở nhóm phóng viên Bắc Việt vào quay phim, lúc ở tù mới biết ông làm cho phủ đặc ủy trung ương tình báo thời VNCH.

Sau đó, khoảng 100 người cũng được lệnh chuyển trại. Đoàn người lục đục gồng gánh xuống núi đi Trại C cách 3 Km dưới đồng bằng; do Đại Úy Trần Tân làm trại trưởng, chuẩn úy Trụ trực trại. Về trại này gặp anh Trần Văn Côn (chồng chị Nhàn lò bánh mì), Bùi Đình Vàng-Xa Cam.

Hai tháng sau, tôi bị chuyển đi trại B, lại đi ngược vô núi, ngang trại A, vô sâu trong núi đá vôi! Ngoài Bắc, vùng núi đá vôi cây chồi thấp, ít trồng trọt. Cả thời gian tôi ở tù chỉ công an giam giữ; CA chỉ giữ người là chính. lao động thì chỉ làm thủy lợi, vác đá!

Trại B do đại úy Trần Tấn Nguyệt làm trưởng trại, là dân miền Nam tập kết ở lại, thượng sĩ Thúy làm trực trại, Đ/u Hoa (nữ) còn gọi là Kim Hoa Bà Bà… Đ/u Soạn an ninh liên trại A,B,C. Tên này gian ác, người đã đưa trung tá Trọng (không quân) và Đ/u Sanh đi và mất tích cho đến bây giờ; nghe nói bị đập chết (vợ anh Trọng đã qua Mỹ!).

Có những ngày đi lao động sâu vào chân núi cách trại B chừng 2Km thì gặp trại cùi. Chỉ có hội trường là xây, còn nhà mái bằng vầu (lồ ô), vách đất, nhìn những ngón tay bị rụng vẫn phải cuốc, tay được cột vào cán cuốc, phải tự mưu sinh. Nhà nước một năm đến một lần, không thuốc men, sống chết mặc bây!

Lúc đầu ra Bắc, người dân Bắc bị tuyên truyền nên có thái độ hận thù, nhưng sau này tiếp xúc, họ có thái độ thân thiện hơn; đã có những trường hợp móc nối dân rồi trốn trại thành công…

Ở tù lưu đày, chính sách cải tạo của Bắc Việt đã đưa con người đến cái tận cùng của con người! Những cuộc thanh toán “Anten” hay là “292” là bọn cũng tù, nhưng làm tay sai cho trại! Nhớ mỗi chủ nhật tôi mang giày “Bote de Saut” (tôi còn giữ lúc ở Nam) vào là bọn 292 ngồi run! Không ai muốn làm điều này, vì họ hết thuốc trị! Muốn về sớm mà bước lên thân xác người khác; báo cáo lấy điểm, để được hưởng những đặc quyền của trại!

Đến khoảng tháng 10, 1980 được lệnh chuyển trại, mọi người biết sẽ về Nam… Lên xe Zin chuyển ra ga Phủ Lý, Hà Nam Ninh…

Dọc theo đường ra Phủ Lý, dân đứng hai bên đường, họ đã biết trước, mọi người ném mùng, mền, chăn, chiếu cho họ… Tội nghiệp, họ rất nghèo! Chúng tôi cũng như nhà tù nhỏ trong một nhà tù lớn! Bây giờ họ hoan hô chúng tôi, không còn như những ngày mới ra Bắc!

Trên người ai cũng măc bộ đồ bông lính, có đóng dấu tên trại, lấy từ kho quân nhu! Rồi cũng hai người một cái còng chữ U lên xe lửa xuôi Nam.

Trên xe lửa… Đến Huế, xe lửa dừng lại tại ga Huế; họ đậu xe lửa có xe lửa khác đậu che không cho dân thấy! Một số người bán hàng vào được, thấy mặc đồ lính biết tù phe ta họ ném bánh, kẹo… mà không lấy tiền. Tội lắm, họ cũng nghèo, đưa tiền không lấy!

Đến ga Lăng Cô, tầu dừng lại chờ tầu phía Nam ra qua hầm đèo Hải Vân… Dân lại chạy ra cho quà, nhìn những người khổ mà rơi nước mắt, đưa tiền họ không nhận! Trong một xã hội thời bấy giờ mọi người đều bần cùng và bươn chải trong cuộc sống.

Qua hầm Hải Vân, đến ga Diêu Trì đoàn tầu dừng lại và họ chuyển 1 nửa tù đi trại Gia Trung, xong lại tiếp tục xuôi Nam. Đến ga Hàm Tân, đoàn tù được chuyển lên xe Zin vôTrại Z-30 D, Hàm Tân, Thuận Hải.

Trại Z-30D Hàm Tân, Thuận Hải cách Rừng Lá mà dân Bình Long định cư khoảng hơn 1 Km. Trại này do thiếu tá Đoàn Mạch làm trưởng trại; thiếu tá Phúc phó trại; trung úy Nhu làm tài vụ (sau lên đại tá, liên đới vụ Năm Cam nên bị cách chức).

Vô đến trại, tập họp, phân loại thành phần, vào phòng. Tôi và 80 người vào phòng 1, đội 37; đội 36 vào P.2. Đội 37 gọi là đội trọng điểm, còn nghỉ dưỡng quân, đi vòng vòng kiếm anten đập… như Long Cóc, tên trật tự gian ác nhất Z-30D, một trận chí tử! Đa số tù miền Nam “hiền” vì được thăm nuôi đầy đủ nên an phận!

Gặp lại xếp cũ, ông Paul Nur, bộ trưởng bộ PTST đầu tiên (sau mất ở trại này), Trung Tá Nguyễn Tùy (LLĐB), Thiếu Tá Nguyễn Cẩm (Lôi Hổ, em Đại Tá Nguyễn Bé ở trung tâm XDNT Vũng Tàu), gặp ở Pleiku trước 1975… từ trại Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh chuyển về, biết trước 30/04/1975, trái đất tròn ….

Một tuần lễ sau, xảy ra vụ khi ra cổng trại của đội tôi không chịu lấy nón ra; CA trại bắn xuống đất thị uy, mảnh đá văng trúng tay Lê Văn Bút chảy máu (L.V. Bút nguyên Trung tá Không Quân).

Chúng tôi biểu tình, một sự kiện chưa từng xảy ra trong các trại giam CS. Trại ra lệnh báo động, bộ đội bao chung quanh, có cả tăng! Nội bất xuất, ngoại bất nhập! Tr/T Vũ Xuân Thông (LĐ 81 BKD) cũng chung phòng; lúc đó mẹ anh Thông mất, chỉ xé miếng vải trắng lượm được quấn đầu!

Ngày 30 tết âm lịch năm 1981, phân loại và đưa khoảng 30 người đi trại giam Chí Hòa. Vài ngày sau, từng người bị gọi lên thẩm vấn… tôi cũng bị gọi lên, gặp một người da ngâm đen, khoảng trên 50 tuổi, mặc đồ dân sự.. mời tôi ngồi nói chuyện rất lịch sự, thái độ của một cán bộ cao cấp (sau mới biết là Cục phó Cục Trại giam miền Nam). Sau hơn 3 giờ tâm tình (!), chính sách…., vòng vo tam quốc, không khai thác được gì, cho tôi về, mặt cũng vui vẻ.

Tôi biết bàn tay sắt bọc nhung như thế nào, từng người bị đưa vào nhà kỷ luật!

Nhà kỷ luật ở Z- 30D nằm phía sau hội trường trại, đó là một cái nhà bình thường, mái bằng tole fibrociment, bên trong xây những chiếc hộp cũng bằng ciment; mỗi phòng có hai bệ đá để nằm, hai cái cùm gắn chặt dưới nền ciment; một cái thùng đạn đại liên 50 dùng để đi cầu hay tiểu tiện, mỗi sáng có tù trật tự mang đi đổ; ngoài Bắc cũng vậy, mẫu chung của cả nước!

Mỗi ngày, một lon guigoz nước (0,75 litre), cả tắm! Ăn, chén bằng sắt tráng men, chỉ được nửa chén, lẫn lộn sạn đá; họ bỏ nhiều muối cho thật mặn, phải đổ nước rồi gạn ra cho bớt mặn.

Khổ nhất là khát! Cái đói và cái khát song hành! Không có phân, nếu có thì cứng như phân dê! Vì có gì để ăn đâu, phải chịu thôi!

Một tháng được dẫn ra tắm một lần! Ai nấy đều đi không nổi, phải vịn vách mà đi. Da trắng bệch như xác chết! Hai chân tôi chuyển bại thành liệt!

Ba tháng sau, ai nấy đều gần chết, mắt tôi bắt đầu mờ vì sống trong tối… Sau đó, cả đám được đưa ra phòng tập thể, cũng là phòng kiên giam! Chung quanh phòng kiên giam, họ (CA) rào thêm cây cao hơn 4m, sau khi được nghỉ dưỡng một tuần cho lại sức, họ lại lôi vào nhốt tiếp!

Nhốt chung có anh Trần Hồng Văn, một Đảng viên CS kỳ cựu theo CS từ năm 1945; dân có học nói được tiếng Pháp, dân trường Bưởi Hà Nội, làm báo chí, có tư tưởng xét lại, nói chuyện lôi cuốn; hiểu quá nhiều về CS (sau này ra tù, qua nước Anh, thỉnh thoảng có phone cho tôi, viết văn với bút hiệu Việt Thường).

Nhốt mãi rồi cũng thả, năm 1984 chúng tôi được chuyển ra phòng tập thể, cũng là phòng kiên giam, tuy hết cùm nhưng vẫn biệt lập với các đội khác, vẫn bị cấm thăm nuôi! Tội nghiêp Mẹ và chị tôi, tôi đã nhắn đừng thăm, bao giờ tôi nhắn mới thăm… Trời sinh Trời nuôi, đường ta, ta cứ đi….

Đến năm 1984, đội được cho đi lao động, là đội trọng điểm, ưu tiên đi trễ về sớm, tất cả các đội khác không được tiếp xúc! Rồi cũng trong đội có một tổ riêng biệt gồm những kẻ cứng đầu nhất, trong đó lại có tôi!

Nhớ những mùa thu hoạch, được vác bắp, đậu… trên đường về kho của đội, tôi cho hết những người dân nghèo đi “mót”! Tù đã khổ, gặp họ còn khổ hơn, họ là những dân bị đi Kinh tế mới, như thế được khen là lao động tốt…

Có một lần, trại phát động phong trào thi đua, Thành “Hí”, cán bộ quản giáo đội, tập họp yêu cầu ai đăng ký tên “vượt chỉ tiêu”, tôi giơ tay trước, CB/QG Thành nói:

– “Các anh thấy chưa, anh Nguyệt là người chây lười lao động của đội, nay đã trở thành đội viên gương mẫu!”.

Ai nấy đều không biết tôi giở trò gì? Đến chiều nghiệm thu, đội trưởng là Diệp Phiêu, một tên hán gian (Đ/u huấn luyện viên Trường SQ/TĐ ) báo cáo, tôi cuốc chỉ được 2m, thay vì chỉ tiêu ngày cuốc tới 10m, ngang 2m.

Quản giáo Thành nói tại sao? Thì tôi nói tôi chỉ cuốc phần đăng ký vượt chỉ tiêu thôi! Ăn đói, đi không nổi thì tội gì mà làm cho lắm vào! Lập biên bản, tôi không ký rồi cũng xong! Cũng vì đây là đội kỷ luật, tận cùng rồi nên chẳng sợ ai!……

Rồi gặp Vũ Mộng Long, tức nhà văn Duyên Anh, quét dọn xung quanh phòng chúng tôi, bị bắt vì vụ Hồ Con Rùa! Lấm la lấm lét không dám nói chuyện, sợ vì đây là đội kỷ luật! Sau Duyên Anh qua Pháp, có lần qua Mỹ, bị đánh gần chết ở California Bolsa, trước nhà sách Tú Quỳnh, tội nghiệp! Thuở nhỏ tôi rất mê chuyện Duyên Anh… Vô tù mới biết được ai ra sao? Vàng thật hay vàng giả, nghĩ mà buồn!

Bông trạng nguyên trước sân phòng giam chuyển màu đỏ thắm, chúng tôi biết Tết sắp về.. Lại mười mấy cái Tết xa nhà! Ngoài kia, toàn trại được tập họp ở hội trường để nghe gọi tên về, còn tôi thì không bao giờ ra để nghe tên, từ Nam ra Bắc! Đang ngồi lim dim bên ống thuốc Lào, thì nghe Phú cán bộ giáo dục và Cung “Củ Đậu” gọi tên “Nguyệt, anh có tên về đấy!”. Tù lâu quá, tôi vẫn lạnh lùng, dửng dưng! Leo xuống theo ra hội trường, cả hội trường cười ồ lên …

-“Nguyệt nó được về kìa!”.

Ký tên, lăn tay, lấy giấy ra trại do bộ Nội Vụ ký 06/01/1987. Về Phòng lấy đồ, tôi cho hết… chỉ mang cây đàn guitar được làm trong tù, cái võng lính mà nó đã theo tôi cả đời tù, cái bal ô, chỉ thế thôi. Đi ra cổng trại gặp cán bộ quản giáo tên Hiền, hắn ngoảnh mặt không thèm nhìn, vì hắn từng nói “Anh chỉ có mọt gông!”. Lên cơ quan nhận lại những món đồ mà tôi tôi gởi lúc mới vào trại C-5 Sông Măng.

Một cửa sổ của căn phòng NHỎ được mở ra và căn phòng LỚN bị khép lại! Trong một xã hội mà những người tù của chế độ cũ, chúng tôi bi coi như là công dân hạng ba (3 đời), bạn bè quen biết e ngại không dám gần!

Ra khỏi trại, đầu óc trống rỗng, buồn hơn là vui! Vì phải xa những người bạn, tù lâu quá nên quen! Đi khỏi trại chừng hơn 1km, gặp Rừng Lá, nơi mà dân Bình Long xưa kia được đưa đi định cư, gặp vài người tôi nhớ mặt, họ nhìn biết tôi tù mới ra và có vẻ e ngại!

Hỏi thăm người quen, người ta chỉ và tôi tìm được đó là thầy giáo Mọi Thuận, ba của chị Mọi Thị Lan và Mọi Phước. Thầy Thuận là người cùng thời Ba tôi, dạy trường Tiểu Học Thượng và cũng dạy tôi năm lớp 3. Gia đình rất mừng, tôi ở lại chơi và ăn nhậu một tuần, chồng chị Lan cũng Trung Úy Sư Đoàn 23, sau này cũng qua Mỹ ở Florida.

Ở nhà thầy Thuận được một tuần, gia đình cho tiền về Sàigòn, lên xe chủ xe cũng không lấy tiền; đến bến xe Miền Đông, đón xe cyclo đạp về Quận 8, Chánh Hưng, nhà chị tôi, gặp người đạp cyclo đạp, phe ta cũng không lấy tiền, nói chuyện mới biết anh ấy là Đại Úy Sư Đoàn 7, đưa tiền nói cách mấy cũng không nhận! Về Saigon, ở nhà bà chị, sửa sang lại dung nhan, 1 tuần sau mới về Bình Long.

Lên xe về Bình Long, nhìn dọc theo đường, mọi thứ đều xa lạ! Trên xe mọi người im lặng? Không khí nặng nề!!! Không còn như ngày nào, bươn chải bon chen trong cuộc sống! Con người tôi cảm thấy lạc lõng giữa dòng đời xuôi ngược bởi cuộc đổi đời!

Về nhà, Mẹ tôi ôm tôi khóc mà sao tôi vẫn dửng dưng! Có lẽ mười mấy năm tù, con người tôi đã xuống cái tận cùng của địa ngục, chẳng còn nước mắt nào để mà khóc! Tim tôi như tan vỡ từng mảnh!

Thế rồi ngày qua tháng tới, sống trong căn nhà mái tôn lỗ chỗ miểng pháo từ những năm1972! Làm ruộng, ngày ngày bán lưng cho trời, bán mặt cho đất! Cũng không yên thân, lâu lâu gọi trình diện, hết xã tới huyện; còn riêng tôi phải trình diện công an tỉnh Bình Dương, (lúc đó BL thuộc BD).

Rồi tôi cũng lấy vợ, tôi cũng cám ơn người vợ đầu tiên của tôi, người đủ can đảm lấy tôi, bất chấp tất cả vì tôi là công dân hạng 3; lo cho tôi tất cả! Vợ tôi sinh được đứa con gái, ba tháng sau, Mẹ tôi mất trên tay tôi! Lần đầu tôi khóc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975!

Khi có chương trình H.O, tại Bình Long, Mục sư Điểu Huynh không đi, ở lại phục vụ các tín đồ người dân tộc S’tiêng BL. Tôi cùng anh tôi được gọi dầu tiên, nhưng vì không biết thủ tục “đầu tiên”(?), rồi cũng được gọi phỏng vấn và cho đi rất dễ dàng.

Gặp người Mỹ già phỏng vấn hỏi tôi:

– “Làm việc hơn một năm, tại sao bị giam lâu vậy?”.

Tôi trả lời ngắn gọn:

– “Ông nên hỏi Đảng và Nhà Nước!”.

Tôi biết hầu hết những người Mỹ phỏng vấn đều biết tiếng VN và bà thông dịch trả lời:

– “Ông Nguyệt làm trong cơ quan CIA trá hình”.

Người phỏng vấn cười và tuyên bố tôi được chấp thuận đi Mỹ; gia đình tôi đi H.O 19. Giã từ gia đình, bạn bè ngày 24 tháng 8/1993, lên Thai Air Way, máy bay taxi ra pist rồi tống ga…

Máy bay cao dần, những căn nhà của Saigon nhỏ dần qua khung cửa máy bay; những đám mây lặng lẽ trôi, bỗng những giọt nước lăn dài trên má!

Tôi khóc, không phải vì được đi Mỹ mà vì phải bỏ lại quê hương nơi mà tôi đã sinh ra và lớn lên.

Cali 09/24/2015.

Điểu Du Nguyệt.
(Trích Biên Khảo Tỉnh Bình Long)

DOROTHY M.JOHNSON * NGƯỜI MẸ KẾ

Nguyên tác của
Dorothy Marie Johnson (1905-1984), Hoa Kỳ.

NGƯỜI MẸ KẾ 

NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch

Rời bỏ quê nhà, xe của chúng tôi chậm chạp vượt qua từng dặm đường dài, băng qua cánh đồng cỏ lộng gió hướng về dãy núi cao.
Chúng tôi ra đi với chiếc wagon một ngựa kéo và một ít đồ đạc. Ban đầu chúng tôi có bốn người. Cha tôi và tôi đi bộ theo xe vì tôi tuy mới mười một tuổi mà đã lớn xác. Hai đứa em gái tôi lon ton, nô đùa phía sau xe, rồi bị tống lên xe nằm sau khi đã thấm mệt.
Xe thuộc loại Conestoga có bánh xe rất lớn, không có mui, thuận tiện để vượt qua những cánh đồng cỏ. Giống như những chiếc mà bà con của Cha đã dùng để đi về miền Viễn Tây trước đây, nhưng chiếc xe nầy thì cũ kỹ quá, ngựa lại yếu nhớt, uể oải. Lúc thì kêu cót két, lúc thì kêu rầm rầm, xe ì ạch nhắm hướng một thành phố nhỏ nơi bìa rừng mà Cha nghĩ là có một ông bác đang làm chủ một trại cưa nhỏ.
Đi được hai tuần thì có thêm cô Mary nhập bọn. Từ đâu cô lạc lõng đến đây cô không hề hé môi về chuyện đó. Cha không muốn cho cô thêm vô nhóm, nhưng cô nhứt định đòi đi theo.
Cô cương quyết: "Em muốn nhập bọn với một gia đình và chăm sóc tụi nhỏ. Em không trở về đâu. Nếu anh không cho em đi theo, em sẽ đi theo bất kỳ xe nào khác". Cha cau mày nhìn cô, cô trừng đôi mắt xanh lơ ngó Cha.
Cha hỏi: "Cô mấy tuổi?"
Cô đáp: "Em mười tám tuổi rồi chớ bộ. Thiếu gì người đi ngựa ngang qua đây, nhưng em thích theo gia đình anh. Em không trở về đâu!"
Cha dịu giọng: "Bốn cha con tôi sắp cạn lương thực rồi. Tiền nong cũng sạch bách. Tôi không xoay sở nổi nếu đoàn có thêm người. Ông quay đi làm như thể là không muốn nhìn mặt cô. "Cô phải đi bộ theo".
Thế là cô theo chúng tôi và chăm sóc cho hai em gái tôi, nhưng Cha không buồn ngó ngàng hay chuyện vãn lời nào với cô.
Ngoài đồng thì gió thổi mạnh. Đến núi thì trời đổ mưa. Dân cư cho biết vùng này mưa liên miên suốt mùa Hè. Mưa làm rã mục gốc rạ, làm hư hại mùa màng. Người ta tiếp đón chúng tôi một cách thờ ơ. Những người nghe chúng tôi trình bày đều đi qua với cùng tâm trạng của chúng tôi, lo âu cho tương lai cuộc sống.
Cha tôi cũng thế. Mỗi ngày, so với xe, ông đi gấp đôi. Ông mang súng vào rừng, sục sạo nhiều nơi nhưng chẳng thấy bóng dáng con mồi nào. Trước đến giờ ông săn nai lấy thịt nuôi gia đình. Nhưng lúc nầy chúng tôi đâu được nếm qua chút nào đâu, may mà được dân định cư miễn cưỡng tặng cho một ít.
Chỉ một lần, ông mang về được một con nhím; loại này thịt ngon, nhiều mỡ. Cô Mary đem chặt khúc và nướng. Khói bay mù mịt làm cô chảy nước mắt sống ràn rụa. Hai cha con tôi căng tấm vải dầu che mưa để lửa khỏi tắt.
Một ngày kia, chúng tôi dừng chân tại một căn chòi gỗ cũ kỹ và trống trải, chẳng có gì trong đó hết. Cha cho biết phải tạm trú nơi đây thôi vì ngựa đã kiệt sức rồi, không thể kéo xe trên những đoạn đường núi nữa.
Căn chòi ít ra cũng hữu dụng để che chắn gió mưa. Chúng tôi còn lại mấy củ khoai và một ít bột bắp. Cha bỏ cả buổi trời xuống mò cá ở một khe suối gần đó, cuối cùng cũng chẳng bắt được con nào. Cho đến ngày nay, tôi chẳng tha thiết gì tới chuyện bắt cá. Bộ mặt buồn so, hốc hác của Cha ngày xưa còn mãi ám ảnh tôi.
Cha kéo cô Mary và tôi ra ngoài chòi. Những giọt mưa từ các cành cây rơi ướt vai chúng tôi. Ông cho biết:
- "Ta biết chúng ta đang ở đâu. Từ đây đến nhà bác John rồi trở về mất khoảng bốn ngày đường. Đó là một thành phố nhỏ, sẽ có đồ ăn. Họ sẽ cho ta một ít dù bác John còn ở đó hay không cũng vậy".
Ông nhìn tôi và khuyên: "Con phải nghe lời cô Mary nghe con".
Đó là lần đầu tiên ông chấp nhận sự hiện hữu của cô Mary kể từ khi cô theo gia đình chúng tôi, cách đây hai tuần.
Ông nói tiếp: "Lâu nay con luôn luôn nghe lời Cha nhưng từ nay con phải tuân lời cô Mary. Cô có thể khôn lanh hơn".
Bỗng ông chua chát: "Người đời chẳng hề tốt với mình, họ chỉ biết 'sống chết mặc bây ai lo phận nấy' thôi. Nhưng ra thành phố, ta sẽ tìm được đồ ăn đem về đây".
Ông hít mạnh, nói tiếp: "Ở đây, nếu đói quá thì giết con ngựa đi. Thà làm như thế còn hơn chịu chết đói hết".
Ông hôn từ giã hai đứa nhóc, đoạn cầm súng, choàng cái mền lên người rồi chầm chậm lê bước đi.
Căn chòi mốc meo, không có nền. Chúng tôi đốt lửa trên nền đất và cho khói thoát ra qua một cái lỗ ở nóc chòi. Khói bay mịt mù, nhưng chúng tôi phải đốt lửa để hong củi cho khô bớt.
Đêm thứ ba chúng tôi mất con ngựa. Một con gấu làm nó hoảng sợ nên đã tung chạy biệt dạng. Nghe tiếng động, cô Mary và tôi phóng ra nhưng trời tối đen, chẳng thấy được gì.
Vừa rạng sáng tôi đã ra đi tìm nó. Tôi đã đi có lẽ đến mười lăm dặm. Phải tìm cho ra con ngựa đem về. Chắc chắn tôi sẽ bị Cha quất nếu Cha về mà thấy mất ngựa. Tôi bị lạc đường hai ba lần, tưởng phải chết mất xác vì có ai biết đâu mà tìm. May mà tôi tìm được đường về.
Ngày thứ tư. Chưa thấy cha về. Chúng tôi đã ăn đến phần lương thực cuối cùng.
Ngày thứ năm, cô Mary đi tìm con ngựa. Hai đứa em gái tôi thút thít, co ro sát vào nhau trong mền bên cạnh đống lửa. Chúng vừa sợ vừa đói.
Người tôi chẳng bao giờ khô ráo vì luôn phải ra ngoài đem thêm củi vô hay phải ra gọi cô Mary. Nghe gọi, cô sẽ không đi lạc. Tôi không khóc như hai đứa nhỏ vì tôi đã lớn, mười một tuổi rồi.
Gần tối, men theo tiếng tôi gọi, cô Mary trở về chòi.
Cô không tìm được ngựa, đến một miếng da hay một túm lông cũng chẳng thấy đâu. Thay vào đó, cô vác về một cục lớn màu trắng, dòm giống như một trái bí rợ.
Chẳng nói chẳng rằng, cô ngó quanh quất, biết là Cha tôi chưa về.
Em Elizabeth hỏi: "Cái gì vậy cô?"
- "Nấm. Có lẽ nặng đến ba ký".
- "Cô làm gì với cục nấm đó," tôi nhếch mép: "Để đá banh chắc!"
- "Ăn - có thể". Cô đặt nó vào góc chòi. Tóc cô sũng nước, xõa xuống đôi vai. Cô ngồi co ro bên cạnh đống lửa.
Bé Sarah bắt đầu thút thít, luôn miệng kêu: "Đói bụng quá".
Tôi nói: "Nấm không ăn được đâu. Ăn vô chết liền đó".
- "Có thể," Cô Mary đáp. "Nấm có thể làm chết người. Cô không làm bộ giống như một số người rằng mình biết hết mọi thứ trên đời đâu".
Tôi hỏi cô: "Cái dấu gì trên bờ vai của cô vậy? Cô bị gai quào rách áo khi vô rừng hả?"
- "Theo cháu, nó là cái gì?". Cô vừa nói vừa cúi đầu xuống đám khói.
Tôi đoán: "Trông giống như những vết thẹo".
- "Đúng là thẹo. Chúng đã dùng roi quất cô. Thôi, lo việc của cháu đi. Cô cần suy nghĩ một chút".
Bé Elizabeth lại thút thít: "Sao Cha không về?"
Cô Mary dỗ dành: "Cha sắp về rồi. Trời tối quá Cha chưa về được. Chắc chắn Cha sẽ về lo cho cháu mà".
Cô đứng dậy, đến lục lọi hộp đựng lương thực. Tôi càu nhàu:
- "Trong đó chỉ còn mấy cái dĩa không thôi mà. Nếu còn chút gì trong đó tụi cháu đã thấy rồi".
Cô đứng lên, đi lấy cái hộp mỡ nhím. Cô nói tỉnh bơ:
- "Cô có đồ gì để ăn rồi. Nhưng các cháu chưa được ăn đâu. Cô không muốn nghe ai kêu ca gì hết, rõ chưa?"
Rồi cô hành động, thấy thiệt là ác. Cô cắt cục nấm, đem chiên bằng mỡ nhím. Mùi nấm chiên thơm lừng khiến hai nhóc chui ra khỏi mền. Nhưng bằng giọng quyết liệt, cô bắt buộc chúng chui trở vô. Chúng tấm tức khóc, thấy thiệt thương tâm.
Tôi nén khóc, căm gan, theo dõi coi cô làm gì tiếp theo.
Tôi cố chịu đựng mùi thơm của nấm chiên. Nhưng được một lúc, tôi ngỏ lời:
- "Chia cho cháu một ít đi".
- "Mai nghe. Ngày mai, có thể được. Nhưng hôm nay thì không".
Cô quay lại phía tôi, quyết liệt: "Đừng quấy rầy cô. Để cô tính".
Cô quỳ cạnh đống lửa và chiên hết số nấm.
Ước gì có được cây súng của cha, tôi sẽ nã vô cô lập tức.
Cô không ăn liền. Cô nhìn lát nấm chiên dòn một hồi lâu. Đoạn nói: "Sáng ngày mai, cô nghĩ là cháu có thể cho biết là các cháu có muốn ăn hay không".
Hai đứa nhóc nhìn cô chăm chăm khi cô ăn. Bé Sarah gặm đỡ cái bao tay bằng da cũ.
Rồi cô Mary bò vào mền ngủ với chúng. Chúng cố tránh xa cô.
Tôi hoảng sợ đến nỗi bao tử bồn chồn dù rằng nó trống trơn.
Cô Mary nằm trong mền đâu được lâu. Cô ra lấy nước trong xô uống, đoạn ngồi bên đống lửa. Cô nhìn tôi qua màn khói.
Cô nói nhỏ với tôi: "Nếu gặp nấm độc, cô không biết cô sẽ ra sao. Cháu cố gắng lo cho hai đứa em nhe. Vì Cha cháu sắp về rồi... Cháu nên đi ngủ đi. Đêm nay cô sẽ đi ngủ rất trễ " .
Và người ta cũng sẽ ngồi thức như thế. Nếu đó là đêm cuối cùng của đời người. Thần Chết có thể đến với người ta bất kỳ lúc nào. Người ta ngồi kế bên đống lửa mịt mù khói. Ngồi đấy để ôn lại những gì cần nhớ lại, để cảm nhận được sự thú vị của đời người.
Chúng tôi ngồi yên lặng; hai đứa trẻ đã ngủ. Được một lúc, tôi hỏi:
- "Bao lâu thì chất độc mới ngấm hả cô?"
Cô đáp: "Cô chẳng nghe thấy gì hết. Thôi đừng nghĩ đến chuyện đó nữa " .
Một lúc sau tôi gục xuống, cằm tựa vào ngực, ngủ ngon lành.
Có lẽ thánh Peter cũng ngủ gục như vậy trong khi Đức Chúa Trời quỳ cầu nguyện suốt đêm khi Ngài biết rằng ngày mai mình sẽ bị bắt.
Cô Mary đi tới đi lui chộn rộn làm tôi tỉnh ngủ. Màn đêm sáng dần. Cô nói:
- "Cô nghĩ là nấm không độc. Bây giờ ta có thể nói như vậy được rồi, phải không?"
Tôi đáp cụt ngủn: "Cháu đâu biết được " .
Cô ra đứng trước cửa chòi. Ngước nhìn bầu trời. Mưa còn rơi rơi. Hình như cô thấy bầu trời đẹp lắm.
Cô đi vào, đem chiên các lát nấm. Hai nhóc háo hức thèm thuồng mà lòng lo sợ. Ba anh em chúng tôi ăn một cách ngon lành, no nê cho đến lúc cô Mary nói: "Mấy cháu ăn nhiêu đó đủ rồi." và cô không chiên thêm nữa. Phần cô, cô không ăn miếng nào.
Hôm ấy căn chòi buồn tẻ bỗng có một ngày khác thường. Cô Mary vui hết biết, cô kể hết chuyện này đến chuyện khác, cô còn cùng chúng tôi tham gia trò chơi "Tìm cái đê" với trái thông khô.
Đến xế chiều mọi người bỗng nghe một tiếng gọi lớn, hai em tôi reo lên, tôi lao ra trước, chạy đến quãng rừng thưa.
Mưa đã dứt. Cha tôi phóng ra từ quãng rừng. Ông dẫn theo một con ngựa, trên lưng chở một cái bao. Tôi biết trong đó là cả một kho lương thực.
Ông cắt dây cột quanh cái bao, ngó chúng tôi với ánh mắt âu lo:
- "Còn một người nữa đâu rồi?"
Ngay lúc đó, cô Mary từ tốn bước ra khỏi căn chòi. Khi cô tiến về phía chúng tôi, mặt trời bắt đầu sáng hừng lên.
Người mẹ kế của tôi là một người đàn bà tuyệt vời.

Victorville, CA, July 10- August 1, 2012

NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch

SƠN TRUNG * PHIÊN TÒA CHUỘT

 

PHIÊN TÒA CHUỘT

Mùa hè năm nay cả miền Nam nắng hạn. Các giếng nước khô cạn, ruộng đất nứt nẻ, cây cối cháy trụi. Trâu bò không có nước uống, chim chóc cũng không chút nước thấm giọng. Sông Nhà Bè gần cạn, chỉ còn là một giòng nước nho nhỏ, trên bờ bùn sình cùng bao nylon, giấy, lon, chai hiện lên dơ bẩn vô cùng. Nước cạn nhưng cũng đủ cho tụi trẻ bơi lội tung tăng. Tắm xong, chúng lội qua bên kia bờ chơi đùa thoải mái. Chơi chán chúng bơi trở về bên này. Sau mấy giờ bơi lội, chúng mặc quần áo lên bờ. Thằng Trung không quên mang theo khẩu súng bắn chim mà một ông bạn bố nó đã mua tặng làm quà sinh nhật cho Trung. Đây là một khẩu súng bắn chim do Trung quôc chế tạo.Nghe nói súng này đuợc Trung quốc chế tạo để xuât khẩu riêng sang Việt Nam. Mục đích của họ là muốn nhờ bọn trẻ Việt Nam tiêu diệt chim chóc, cũng như họ đã dùng mưu mua chân bò, rễ quế, mèo, và rắn để phá hoại kinh tế và môi trường Việt Nam. Súng rất nhẹ, bắn chim rất chính xác. 
 
Tháng đầu, chim ở Nhà Bè còn nhiều, nhưng sau vài tháng săn bắn, một số chim bị bắn chết, một số sợ hãi bay đi nơi khác. Thành thử đi hàng giờ, bọn chúng cũng chẳng tìm thấy một con chim sẻ. Bọn chúng phải đi thật xa mới thấy có bóng chim. Chúng vào tận chùa, các vị sư ra đuổi chúng, chúng chửi lại, bảo sư là phản động, CIA, tay sai đế quôc Mỹ. Chúng ngứa tay, bắn cả gà, chó, và bồ câu của đồng bào. Chúng nó là những đứa bé khoảng 12 tuổi, học trường tiểu học quận Nhà Bè. Cha mẹ chúng là công an, cán bộ ngoài Bắc mới vào.Thằng Trung là con của ông trưởng chi công an Nhà Bè. Ông tên là Bình, năm nay 40 tuổi. Ở ngoài Bắc ông là thương binh được trở về làng, lương mỗi tháng vài chục bạc không đủ sống. Ông phải tham gia vào đám thương binh buôn lậu bằng đường xe lửa. Nhờ thế lực này, ông kiếm ăn đủ sống. Hằng tuần, ông mang hàng hóa từ Hà Nội vào Nghệ An, hoặc từ Nghệ An ra Lạng Sơn, buôn đồ Trung quốc về Hà Nội theo lệnh của anh Sáu. 
 
Mặc dầu đi xe lửa hay xe đò, công an kiểm soát rất gắt gao, riêng bọn ông, công an không dám làm khó dễ. Đoàn của ông tự do vô ra bến xe, nhà ga, và lên tàu. Trước giờ tàu chạy, đồng bào chưa được phép vào nhà ga, thì đoàn ông đã vào trước, đem hàng vào ga, lên tàu, nhét chặt cứng chỗ để hành lý và dưới gậm ghế, khiến khách không chỗ để hành lý và không chỗ gác chân. Bọn ông còn chiếm cả phòng vệ sinh. Một toa tàu thường có hai phòng vệ sinh, nay chỉ còn một, trong ngoài đầy phân và nước tiểu. Sau 1975, đoàn thương binh của ông vào nam buôn bán. Lúc này thế lực của thương binh rất mạnh. Miền nam là miếng mồi rất ngon. Khắp nước, công an làm chủ ở thành thị, bao lợi lộc như thuế má, thương cảng, xí nghiệp, rạp hát, khách sạn, nhà hàng đêu do công an nắm. Bộ đội đổ xương máu, cuối cùng chỉ còn nấm mồ và chân tay cụt. Tình trạng phục viên của bộ đội đã được dân chúng mô tả rât bi thảm:
Đầu đường đại tá vá xe,
Cuối đường trung tá bán chè, bán xôi.

Bộ đội đổ xương máu cho đám công an hưởng lợi cho nên bộ đội rất căm thù công an, và bây giờ họ phải làm mọi cách để đền bù cho những năm gian khổ trước kia. Ngoài Bắc, thời trước, nhiều trận xô xát đã xảy ra giữa công an và bộ đội khiến trung ương phải can thiệp. Khoảng cuối 1975, một thằng cháu họ của ông ở Kampuchia về thăm nhà, mang theo mấy thước vải về cho cha mẹ. Khi về đến Phú Lâm, bị bọn công an tịch thu. Nó hêt lời năn nỉ nhưng bị bọn công an chửi bới nó. Nó nổi máu anh hùng, rút súng bắn chết mấy thằng công an. Bọn công an chống cự lại nhưng bị bọn bộ đội đông người nổ súng phản công. Bọn công an sợ hãi bỏ chạy về đồn. Sau chúng kéo hàng trăm tên tới cứu viện và tầm thù. Thằng cháu ông may có bạn cứu vào Tân Sơn Nhất, sau theo xe bộ đội mà ra Bắc. Sau vụ đó, hai bên công an và bộ đội thêm hận thù nhau, nhưng cũng từ đó, bọn công an bớt hống hách, bớt băt nạt mấy anh bộ đội đi phép lẻ tẻ.

Vì công an chiếm hết tiện nghi và quyền lợi cho nên bên bộ đội phải giành quyền sống bằng cách chiếm núi rừng, lấy gỗ đem bán ra ngoại quốc , và buôn hàng lậu từ các biên giới về phân phối toàn quốc để lấy tiền chia cho bộ đội từ ông cao cấp cho đến thương binh. Nhưng thương binh mang tiếng mà chẳng được miếng nào vì phần to và béo vẫn là ở các tướng tá cao cấp. Bọn thương binh như ông phải đem phần thân xác còn lại kinh doanh cho các ông lớn. Người ta tưởng rằng thương binh là một nhóm khủng bố. Cái đó cũng có. Chẳng qua đó là những anh thương binh hạng nặng, không làm được việc gì, hoặc lười biếng, tụ năm tụ ba nhậu nhẹt, hết tiền thì vác lựu đạn vào các nhà hàng nặc tiền, hoạc chận xe đò xin chút đỉnh. Còn bọn thương binh như ông Bình là loại thương binh tích cực, đã tham gia vào tổ chức kinh tài của quân đội. Họ là mặt nổi của quân đội, mà huy hiệu của binh chủng này là gậy gộc và chân tay cụt. Chính nhờ chân cụt, tay què mà họ được thong dong hành động trong những lãnh vực đặc biệt. Quân đội Nhân dân có nhiều việc phải làm. 
 
 
Những thương binh hạng khá được vào làm trong các công trường, như xây các đập thủy điện, kiến thiết các thành phố, ăn khối tiền, và lập các nông trường quôc doanh như trồng cà phê, tiêu, trà xuât khẩu, thu khối lợi. Bọn thương binh của ông hàng ngày chở hàng từ Kampuchia về Sài gòn. Ông là người can đảm lại lanh lợi, được cử làm trưởng đoàn. Mỗi tuần ông ba lần chở hàng Thái Lan từ Kampuchia về Sài gòn bằng hàng đoàn quân xa, trí đại liên trên mui xe, đi nghênh ngang giữa thành phố, công an chẳng dám lục soát vì không tên công an nào dám mó dái ngựa. Bọn công an rât khôn. Chúng chỉ chận bắt những anh bộ đội đi lẻ tẻ, xét giây tờ và tịch thu hàng hóa để bỏ túi. Chúng bây giờ giàu rồi, cần sống lâu để hưởng thụ, dại gì chọc tụi bộ đội dể ăn đạn, bỏ vàng bạc ai hưởng, và bỏ vợ con ai nuôi. Và bọn công an cao cấp, cũng biết rằng dĩ hòa vi quý, và hòa khí sinh tài. Họ đã hưởng quá nhiều, nước ao hồ không nên chạm nước sông, nên nhắm mắt bỏ qua cho bên quân đội kiếm chút cháo. 
 
Cuộc làm ăn của đám thương binh có cơ sở vững chăc vì họ có giây tờ di chuyển của quân đội, hàng hóa dù là buôn lậu cũng có kho tàng chắc chắn tại Tân Sơn Nhất. Cả một vùng Tân Sơn Nhất và phụ cận đều thuộc quyền kiểm soát của quân khu IV. Nhà cửa của bọn ngụy quân để lại rât nhiều, to và đẹp, anh em ta tha hồ ở. Những cán bộ cao cấp của quân khu đã đưa hàng vạn bà con thân thuộc ngoài Bắc vào lập căn cứ nơi đây.Tân Sơn Nhất nay là giang sơn của quân khu IV, là giang sơn của quân đội, của thương binh và bọn Băc Kỳ 75 chúng ta, cho nên bọn công an không dám đụng tới. Tân Sơn Nhât cũng là kho hàng công khai, nhà chứa công khai, vì nơi đây chúng ta đã kinh doanh lớn bằng mở các cửa hàng bia ôm, rạp chiếu phim con heo, và nhà ngủ loại bình dân, khách có thể thuê ngày hay thuê giờ, đủ hạng gái đẹp cho khách lựa chọn. Bọn công an đã nhiều lần muốn vào khám xét nhưng lệnh trên cho phép nổ súng nếu có kẻ dám xâm nhập vùng cấm địa. Bọn công an chịu thua, không lẽ im lặng, bất đắc dĩ họ phải kiện lên trung ương, nhưng trung ương cũng không muốn mât lòng phe quân đội, bởi vì các tướng tá trung ương đều được anh em thương binh 'chi' rất bảnh cho nên luôn ủng hộ phe ta.


Ông Bình có người cháu họ làm công an ở quận ba Sài gòn. Thỉnh thoảng ông đên thăm anh ta, đươc anh ta cho biêt miền nam cần rât nhiều công an vào phục vụ. Nhà nước cần tới ba trăm ngàn công an đặc biệt để theo dõi tín tức tình báo. Anh ta khuyên ông nên nạp đơn xin gia nhập công an, vì làm công an ngồi một chỗ có máy lạnh mà thu tiền còn hơn xông xáo nơi biên cương lửa đạn. 
 
Vì ông là một thiếu úy thương binh cho nên đơn của ông đuợc chấp thuận. Và cũng vì ông đã tốn gần hai lượng vàng để lo thủ tục đầu tiên. Đàn bà và ông già thì đuợc bố trí vào loại công an chìm, hàng ngày đạp xe hoặc đi bộ khắp nơi nghe ngóng. Còn như ông là chiến sĩ Trường Sơn có thành tích nên được đảng cho vào công an thực thụ tại Nhà Bè, và được cấp nhà. Nhà này vốn là nhà của một gia đình vượt biên, nhà nươc tịch thu và giao cho ông. Lúc đầu mới vào, ông đi xe đạp. Sau ba tháng ông đi vespa, và sáu tháng nữa, ông đã mua thêm một xe Dream. Sau một năm, ông làm phó trưởng chi công an Nhà Bè. Và sau hai năm, ông được thăng trưởng chi công an Nhà Bè. 
 
Vợ ông ở ngoài Bắc làm nhân viên cửa hàng ăn của huyện. Nay vào nam làm trưởng chi thương nghiệp huyện Nhà Bè. Vợ ông cũng đuợc cấp phát một ngôi nhà của dân ngụy quân bỏ chạy ra nước ngoài. Và sau vài tháng, chính phủ thực thi chính sách hữu sản hóa cho cán bộ cao cấp, ngôi nhà được hóa giá ( bán rẻ), bà vợ ông cũng bán ngôi nhà cũ, lấy tiền bỏ vào ngân hàng một ít Lúc này ông cũng đã bán ngôi nhà cũ và lấy một ngôi nhà của một gia đình vượt biên khác, to lớn và đẹp đẽ hơn. Nhà này có vườn tược trồng đủ loại cây ăn trái, lại có hồ tắm rộng rãi.

Ngôi nhà vốn do một kiến trúc sư xây cất. Ông kiến trúc sư này là trước kia cùng sang Pháp và quen thân với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. Ông đã che dấu và giúp đỡ hai ông khi hai ông hoạt động chống Pháp. Năm 1945, cộng sản giết hai ông, và họ cũng thủ tiêu luôn ông. Ít lâu sau, bà vợ ông bèn bán nhà cửa, lui về miền Hậu giang ẩn náu ở quê chồng. Lúc bấy giờ, ông giáo Bảo là người Phan Thiết, vào dạy học tại trường tiểu học Bàn Cờ Sài gòn và đã đến tuổi hưu trí. Ông đã nhiều lần về Nhà Bè thăm bạn bè nơi đây, thấy cảnh trí ở đây hữu tình, có sông rộng, có ruộng đồng, không khí trong lành, cảnh vật yên tĩnh cho nên đã bỏ tiền mua nhà của ông kiến trức sư cùng ít ruộng đất làm gia sản. Từ khi về hưu trí, ông giáo sống rất thanh nhàn và vui vẻ. 
 
Sáng dậy, ông dậy sớm uống trà hay cà phê, và coi báo, đọc sách. Chiều ông ra vườn chăm sóc vườn tược. Ông trồng cây mới, tưới bón cho rau và hoa quả. Ông bỏ rât nhiều thì giờ để uốn các cây thành con lân, con phượng. Bà giáo khi còn ở Sài gòn làm nghề buôn bán. Bà có một gian hàng bán vải tại chợ Tân Định. Sau khi dời nhà về Nhà Bè, bà lại tiếp tục buôn vải tại đây. Ông bà giáo sinh đưọc ba trai hai gái. Hai gái đã lấy chồng buôn bán và làm việc ở Sàigòn. Người con trai lớn làm đại úy, người con trai thứ làm quận trưởng và người con út làm thiếu úy. Ông đại úy và ông quận trưởng đã có vợ con, riêng ông thiếu úy còn độc thân. Ông đại úy và thiếu úy sống chung với bố mẹ. Khoảng 1970, ông giáo từ trần, bà giáo vẫn tiếp tục buôn bán. Sau ngày 30-4-1975, ông quận trưởng theo anh em bỏ ra nươc ngoài. Còn ông đại úy và thiếu úy vẫn ở với mẹ.


Khắp nơi, người ta vượt biên. Ông đại úy đem vợ con đi vượt biên, ông thiếu úy cũng muốn đi nhưng bà mẹ không cho. Thương mẹ ở một mình đơn chiếc, ông thiếu úy cũng dẹp chuyện đi xa. Sau khi ông đại úy ra đi, công an vào nhà làm biên bản tịch thu cửa nhà vì dây là nhà ngụy quân vượt biên. Lúc này ông Bình đã làm chi phó cảnh sát. Công an đuổi bà giáo ra khỏi nhà, tịch thu tài sản . Bà giáo uất ức, không chịu ra đi. Năm sáu công an xông vào kéo bà, bà tức giận đập đầu vào tường mà chết. Ông thiếu úy thương mẹ, lớn tiếng chửi mắng công an. Chúng xông lại đánh ông gần chết. Chúng giam ông và đưa ra tòa xử bắn về tộI phản động. Lúc này căn nhà này hoàn toàn vô chủ, công an tịch thu, và ông Bình được ở căn nhà này.



Lúc này, ông Bình lên tột đỉnh vinh hoa. Trong nhà ông đuợc trang bị đầy đủ, có TV màu , radio kiểu mới, điện thoại, computeur , đủ các loại đồ chơi đắt tiền và các máy chơi games mặc dầu lương tháng chỉ vài chục đồng, không đủ hút thuốc lá.
Ông trưởng chi công an làm ăn càng ngày càng khá. Hằng ngày ông cho bộ hạ mang đến mỗi cửa hàng ăn uống, mỗi chỗ nhậu năm muơi gói đậu phụng da cá, năm mươi gói kẹo cao su, bắt buộc phải tiêu thụ hết. Chủ nhà hàng thấy khách đến thì đưa ra, khách không ăn thì bọn chiêu đãi viên ăn hết, hoặc bỏ túi và khách phải trả một số tiền rất đắt. Ngoài ra, ông còn biết bao mối lợi khác to lớn vô cùng. Năm tháng qua, bố thằng Trung đã trở thành một nhà tư sản.


Sau khi tắm sông và đi bắn chim, bọn thằng Phước về nhà thằng Trung để bơi hồ tắm và chơi games. Thằng Trung được bạn bè yêu thích vì nó có nhiều đồ chơi hiện đại cho dù nó là đứa học lười, học kém nhất trong lớp. Tuy học kém, hàng tháng nó vẫn được điểm cao, duợc cả bảng danh dự bởi vì ông hiệu trưởng vốn là đồng hương với bố thằng Trung. Chơi chán, cả bọn tụ lại dưới gốc dừa hóng mát. Bỗng con chó cât tiếng sủa mấy tiếng rồi chạy ào vào nhà. Cả bọn nhìn theo thì thấy con chó đuổi theo mấy con chuột cống thiệt bự. Cả bọn vội đuổi theo . Chúng nó la hét rầm trời và hào hứng mở cuộc săn chuột. Đứa cầm gậy, cầm chổi chặn các ngõ ngách trong nhà thằng Trung. Một con chuột nhảy qua chân thằng Trung rồi chui vào dưới gậm giường. Thằng Tư vội chui vào gầm giường xua đuổi. Hai con chuột nhảy vọt ra. Cả bọn reo hò. 
 
Chúng đập lung tung và tiếp tục la hét khiến cho mấy con chuột sợ hãi chạy quýnh quáng. Con chó sủa om sòm và sục sạo khắp nơi. Thằng Năm suýt đập trúng con chuột. Thằng Sáu chạy tới dánh một gậy. Con chuột nằm lăn ra. Chuột kêu eng ech như heo kêu. Thằng Trung nhảy tới chụp trúng đuôi chuột, chuột quay lại cắn tay thằng Trung một miếng. Thằng Trung không chịu buông, lấy chân đè con chuột. Thằng Thành xông tới bắt con chuột trói lại. Cả bọn thắng lợi hoàn toàn, vui vẻ ca hát vang trời. Thằng Trung bèn đề nghị lập tòa án xử chuột. Cả bọn vui vẻ nhảy cà tửng.Thằng Trung đem chuột treo lên cây ổi cách nhà tắm chưa đầy một thước. Cả bọn vây xung quanh gốc cây. Thằng Trung được cả đám bầu làm chánh án. Thằng Trung sửa lại bộ tịch, bắt chước bố nó trong vai chánh án xử tử ông thiếu úy và mấy tên phản động, bước ra dõng dạc tuyên bố:
Thay mặt chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chánh án Lê Văn Trung tuyên bố xử tử phản động Đinh Văn Chuột đã phạm tội chống đối cách mạng.

Cả bọn ngồi dưới hô to: Xử tử, xử tử! Đả đảo Đinh Văn Chuột! Đả đảo Đinh Văn Chuột!
Thằng Thành em thằng Trung chạy vào nhà tắm rót một chai xăng nhỏ rưới vào mình chuột. Thằng Phước lấy bật lửa Trung quốc châm lửa. Lửa cháy rần rần bốc lên cao làm cháy dây cột chuột. Con chuột vùng chạy thoát, mang theo một dòng lửa đỏ rực. Cả bọn chạy theo. Con chuột cuống cuồng chạy vào nhà tắm, bỗng từ nhà tắm xăng bốc lên cháy ầm ầm và phát sanh những tiếng nổ rất lớn. Lửa đỏ bốc cao và tỏa rộng làm bay nhà tắm và đốt cháy cả bọn thằng Trung trong nháy mắt. Lửa cháy lên cao, từ nhà tắm cháy sang nhà bếp và nhà lớn. Khi xe chửa lửa đến thì căn nhà rộng rãi của thằng Trung đã hóa thành đống tro tàn, thêm vào đó xác bảy đứa trẻ, và xác của ngưòi mẹ già của ông Bính, nay 60 tuổi lại mù lòa không chạy thoát được.


Bố thằng Trung là trưởng chi công an, mẹ nó là trưởng chi thương nghiệp, hai người là cán bộ cao cấp của huyện nên được tiêu chuẩn xăng dầu rất cao, mỗi tháng hơn 100 lít xăng và khoảng 100 lít dầu hôi. Số xăng dầu thừa thải quá nhiều, mỗi tháng ông đem bán cho tụi con buôn xăng lẻ ngồi đầu đường cũng bộn tiền. Ông Bình vốn là người cẩn thận, ông đã đem mấy thùng xăng để trong nhà tắm, còn dầu hôi bỏ trong bếp nhưng thằng Thành khi lấy xăng đã quên đậy nắp cho nên con chuột mang lửa chạy vào đã đốt cháy cả gia sản ông. Nghe nói cuộc hỏa tai này đã làm cho ông cháy mất hơn mấy trăm ngàn đô la là số tiền tích trử trong bao năm làm ăn tại đất Sàigòn của hai vợ chồng ông. Nhưng đau đớn nhất là ông Bình đã mất hai đứa con và một mẹ già!

HOÀNG NGỌC LIÊN *MÓN QUÀ ÐÊM CUỐI NĂM

  
MÓN QUÀ ÐÊM CUỐI NĂM
HOÀNG NGỌC LIÊN
 
Tôi cứ tưởng mình hoa mắt khi trông thấy gã đứng bên dãy kệ trưng bày hàng Tết, trong một chợ Tàu ở thành phố Cary, tiểu bang North Carolina, này. Nhưng không, đúng là gã. Vì còn mải dán mắt vào mấy hộp bánh mứt, nên gã không thấy tôi. Do vậy mà tôi có đủ thời gian nhìn lại chiếc sẹo trên trán gã, trước khi gã bước qua một gian hàng khác. Ðó là một hình dạng bao gồm từng phần thân thể của một con người mà chỉ cần nhìn một phần, tôi cũng dễ dàng nhận ra là gã, kẻ mang tên Trần Văn Chín và có tục danh là Phó Sẹo. Phó là tên gọi chung những người làm thợ ở quê tôi. Ví dụ: phó may là thợ may; phó cạo là thợ hớt tóc v.v... Chả là đã có thời gian gã kéo bễ cho một lò rèn ở làng Phúc Ðiền bên cạnh và khoảng năm 1941, gã bị đâm bể trán trong một cuộc ẩu đả vì tranh nhau mớ lòng heo do quân Nhật vứt đi. Năm 1950, gã vào bộ đội, tham dự chiến dịch Biên Giới rồi trở về làm đội trưởng du kích địa phương! Chính gã, vừa chỉ điểm cho Tây lùng bắt các thành viên một đảng phái quốc gia, vừa tố cáo cha xứ U.L. tổ chức Tự Vệ bất hợp pháp!
 
Người làng tôi, ai nấy đều tránh Phó Sẹo, tên đầu trộm đuôi cướp. Không ai muốn "dây" với gã. Ðó cũng là nguyên do khiến gã căm thù tất cả mọi người. Vào thời kỳ "cải cách ruộng đất, , gã đã là cái "nhân" đắc lực cho Ðội Cải Cách Ruộng Ðất từ Nghệ Tĩnh ra, "đấu tố, giết sạch, phá sạch" bao nhiêu nhân mạng của những "kẻ thù giai cấp"!
Tôi tin rằng con người như gã , chắc chắn sớm được kết nạp vào Ðảng, và sáng suốt như Ðảng, thế nào gã cũng được giao những "sứ mệnh" cần đến những kẻ không tim với bàn tay máu!
Quả vậy, năm 1968, trong khuôn viên Bắc Việt Nghĩa Trang, tôi đã bất ngờ gặp lại gã. Gã nhận ra tôi ngay và ý chừng sợ bị tôi tố cáo, gã vội vã phóng xe gắn máy chạy về phía Tân Sơn Nhất!
Thực ra, tôi không bao giờ còn muốn gặp lại gã. Nhưng... oan gia còn phải gặp, cái số tôi nó vậy. Bảy năm sau, lúc bị đưa đi "học tập" ở trại Long Giao, trớ trêu thay, gã chính là " một trong những nhân viên của Bộ chỉ huy Trại. Có điều gã làm lơ như không hề biết tôi. Gần một năm ở Long Giao, chưa bao giờ gã nói lời nào với tôi. Ðó cũng là cái may, trong những cái rủi của tôi!

 
Năm 1988, sau khi được tha về, tôi đã lên Long Khánh tìm thăm gia đình người em vợ "Bắc Kỳ 1975", tại đây, tôi được nghe kể lại nhiều thành tích của Phó Sẹo, nhưng không được gặp lại gã và cuối năm 1995, trời xui, đất khiến, tôi lại nhận ngay ra Phó Sẹo ở miền đất Tự Do này. 
Gã qua đây từ bao giờ? Sau vụ " nạn kiều" hay mới đây khi bỏ cấm vận hoặc đã "bang giao? Gã được nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện nào? Con lai? Du lịch? Chữa bệnh hay theo qui chế ngoại giao? 
Dù dưới hình thức nào thì sự hiện diện của Phó Sẹo cũng làm tôi suy nghĩ. Chẳng phải tôi lo chuyện con bò trắng răng, việc gã có thể phá hoại ở Mỹ như gã đã từng làm ở VNCH, mà tôi chỉ nóng ruột khi trông thấy gã ở Mỹ! 
 
Bàn tay của "Ðảng Ta" dài thiệt và cũng chu đáo thiệt. Những tên đặc công "phi văn hóa" như gã mà cũng được gửi qua Hoa Kỳ, vậy thực ra đã có bao nhiêu tên quỉ đỏ nằm vùng trên toàn lãnh thổ Mỹ?
Chắc hẳn bọn chúng không lọt qua nổi mạng lưới tình báo Mỹ, nhưng ít ra, những tên người máy loại Phó Sẹo có thể gây xáo trộn phần nào trong cộng đồng người Việt định cư ở đây. Và tôi thấy có bổn phận ghi lại những điều ghi nhận được về một trong những khuôn mặt tội ác của CS, những kẻ mang bàn tay máu mà vẫn tự xưng là "cách mạng", là "tất cả vì nhân dân" với trăm ngàn thủ đoạn lường gạt hầu như tất cả mọi thành phần xã hội người Việt, trong nước cũng như hải ngoại. Sau đây là một trong những tội ác của Phó Sẹo, vào đêm Chúa Ra Ðời hơn bốn chục năm trước đây: 
*
Con đường hàng tỉnh số 10 Phát Diệm- Ninh Bình, qua Thị trấn Quy Hậu, có một ngả rẽ ngoằn ngoèo ra đê Ngự Hàm,hữu ngạn sông Ðáy. Bên tả ngạn là địa phận phủ Nghĩa (Nghĩa Hưng) thuộc tỉnh Nam Ðịnh. Hồi đó chưa có phà ngang qua con này. Mọi giao thông giữa 2 bờ sông đều do những con đò nhỏ chuyên chở. Vào mùa nước ròng chảy xiết, lại thường gặp gió ngược, mỗi chuyến đò ngang đều phải trải qua nhiều vất vả, cực nhọc mới qua được bờ bên kia. Nhiều khi phải do ba người lực lưỡng gò lưng kéo dây ngược lại mới đậu vào đúng bến. Do vậy mà mỗi chuyến đò ngang, khi trời không lặng gió và nước ròng, cũng phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.

 
Vào khoảng năm 1948, 1949, sau khi có cuộc hành quân nhảy dù xuống Phát Diệm, một số thanh niên chống Cộng phủ Kim Sơn (Ninh Binh) và phủ Nghĩa Hưng (Bùi Chu - Nam Ðịnh), thường lánh nạn CS bằng cách bơi qua Sông Ðáy để tránh bị ruồng bắt. Vì hồi đó, chính quyền CS chưa phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, nên việc "chạy giặc" từ 2 bên bờ sông Ðáy mới tương đối an toàn. Nhưng bến đò trên quãng đê Ngự Hàm thuộc khu vực làng Hướng Ðạo (Kim Sơn), đối diện với bến Quỹ Nhất (phủ Nghĩa Hưng), đã bị một hung thần "phục kích"! Có một thời gian, không ít anh em "Quốc Gia" bị bắt tại địa điểm này. Kẻ đứng đầu ổ phục kích này chính là Phó Sẹo.

 
Phó Sẹo tính ra rằng, do sự thuận lợi về đường đi qua lại giữa 2 tỉnh, ổ phục kích của gã có thể "tóm" được những con "mồi" lớn, từ Bùi Chu qua liên lạc với Phát Diệm, hoặc đáp ca-nô từ Phát Diệm đi Nam Ðịnh, cũng như từ Phát Diệm qua lánh nạn tại một vài xứ đạo bên kia sông Ðáy.
Ðêm cuối năm, trời tối mịt, mưa phùn gió bấc lạnh cắt da. Trong lúc bà con chuẩn bị đón Xuân, Phó Sẹo cùng một tên du kích xã cuộn chiếu nằm phục trong cái chòi hoang ven sông, chờ một trong những bè chuối từ bên tả ngạn theo nước ròng trôi qua. Phó Sẹo đoán chừng sẽ có ít là một bè chuối giạt vào bờ, trong khoảng đê Ngự Hàm, từ Hướng Ðạo xuống Kim Ðài, quãng đường mà Phó Sẹo đã phối hợp đặt 5 ổ phục kích. 

 
Quả nhiên, khoảng mười giờ đêm, một bè chuối giạt ngay gần chỗ Phó Sẹo. Y bấm đèn pin quét một vòng đủ để nhận rõ, trên bè một thanh niên trên 20 tuổi, mặc bộ đồ xanh xám với một ba lô cột chặt vào lưng. Phó Sẹo kéo tay Lãnh, tên du kích, chạy vội đến bên thanh niên lạ mặt. Tên Lãnh chĩa mũi súng trường nội hóa, la lớn:
- Giơ tay lên!
Thanh niên bất ngờ cúi hụp xuống và phóng chân đá vào tay súng của Lãnh. Nhưng Phó Sẹo đã kịp thời bắn một phát súng lục lên trời rồi chĩa mũi súng vào ngực thanh nhiên:
- Chúng tôi đã bao vây khu này, anh không chống cự nổi đâu!
Thanh niên khựng lại. Cùng một lúc, có những bóng đen từ xa chạy tới. Biết mình bị sa lưới, thanh niên buông tay. Phó Sẹo ra hiệu cho tên Lãnh trói anh lại. gã cầm một đầu giây rối đẩy lưng thanh niên:
- Ði lên bờ đê!

 
Sau khi phân phối cho tên Lãnh đứng gác phía ngoài, cùng với hai du kích khác, Phó Sẹo đẩy thanh niên vào một căn nhà cạnh cống nước. Hai tên du kích phụ Phó Sẹo lục soát trong người thanh niên và chiếc ba lô. Ngoài vài bộ quần áo và những vật dụng vệ sinh cá nhân, không có gì khác.
Phó Sẹo đứng gác chân lên then ngang chiếc ghế đẩu chỗ thanh niên ngồi. Gã hất hàm:
- Sao? Không có gì khai báo thêm phải không?
Thanh niên lắc đầu: 
- Tôi định về qua nhà, cùng thân nhân đón Giao Thừa.
Phó Sẹo cười gằn:
- Chứ không phải anh vào khu An Toàn để lên "Tề"?
Thanh niên lộ vẻ thành thật:
- Tôi nói thật, xin...
Phó Sẹo cười gằn:
- Anh tưởng "cách mạng" tin sao? Anh đi vào vùng địch, cho là đi kiếm cơm thì cứ qua đò ngang, ban ngày ban mặt đàng hoàng. Tại sao phải vượt sông bằng bè chuối...
Thanh niên hạ giọng:

 
- Tôi bị du kích mấy xã bên Nghĩa Hưng tìm bắt vì có chiếc xe đạp hiệu Sterling...
- Vẽ cờ tam tài phải không? Anh làm Việt gian, chỉ điểm cho Pháp rồi!
- Xe mua có sẵn đường hoa văn như vậy, tôi ở nhà quê làm sao liên lạc với Pháp mà làm... Việt gian?
Phó Sẹo chợt nhớ ra điều gì:
- Chiếc xe đạp đâu?
- Ðã bị tịch thu. Tôi bị bắt giam vào trụ sở Ủy Ban Hành Kháng Liên Xã Quang Trung. Thừa lúc mọi người không để ý, tôi lẻn ra ngoài trốn đi. Do vậy mà không dám qua sông ban ngày...
- Có vậy thôi mà lúc nãy anh dùng võ chống lại du kích?
Thanh niên ngập ngừng:
- Tôi lầm, tưởng các anh là bọn cướp!
Phó Sẹo nhìn vào chiếc nhẫn trên ngón tay trái của thanh niên và sợi dây chuyền có thánh giá vàng rồi nháy mắt ra hiệu cho tên mấy tên du kích. Chúng lấy báng súng đập đầu thanh niên rồi trói lại, nhét anh vào chiếc bao bố cũ. Sau đó, gã và hai tên này đưa "con mồi" ra bãi cát ven sông Ðáy.

 
Ít phút sau, một chiếc thuyền nan nhỏ do hai tên du kích chèo ra ngoài sông. Phó Sẹo hì hục lăn chiếc bao bố xuống, gã lẩm bẩm:
- Cho mày đi mò tôm! Quân Việt gian phản động!
Có tiếng một tên du kích nói thêm:
- Lại... dám có cái nhẫn hai đồng cân vàng y mà không đem cúng vào "Tuần Lễ Vàng"!
Tiếp theo là tiếng cười hích hích của Phó Sẹo:
- Món quà đêm cuối năm khá quá. Tết này anh em mình "chén" thả cửa! 
Hoàng Ngọc Liên
 

No comments:

Post a Comment