Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

DÂN VIỆT * THẦY CÔ BẢN THƯỢNG

Xúc động với hình ảnh thầy cô giáo cắm bản lấm lem bùn đất đến lớp

Dân Việt  09/01/2017

Hình ảnh một cô giáo cắm bản lấm lem bùn đất điều kiển chiếc xe máy “thần thánh” cũng đẫm bùn trên đường đến trường đã khiến không ít người phải rớt nước mắt.


Bức ảnh được đăng tải trên một diễn đàn của giáo viên, ngay sau đó đã được chia sẻ mạnh mẽ bởi cộng đồng mạng. Rất nhiều người xúc động trước hình ảnh cô giáo vùng cao cùng chiếc xe máy lấm lem bùn đất vật lộn với quãng đường rừng vô cùng khó khăn để vào đến điểm trường của mình.

Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 1

Cô Lò Thị Hòa và bức ảnh gây "bão" trên mạng xã hội (ảnh:IT)


Cô giáo được biết đến trong bức ảnh gây nhiều xúc động là Lò Thị Hòa – giáo viên trường mầm non Huổi Mí (Xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, Điện Biên). Cô Hòa cho biết, nhà cô ở trung tâm huyện Mường Chà. Đường từ huyện đến trường Huổi Mí phải đi mất 3 tiếng. Cung đường rất vất vả, nhất là vào những ngày mưa gió. Khi đó đường lầy lội, trơn trượt, các cô giáo đi lại bằng xe máy ngã liên tục. Đến được tới điểm trường thì người không còn chỗ nào sạch sẽ.

Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 2

Vì đường xá đi lại vất vả nên mỗi tuần cô Hòa chỉ về nhà một lần. Tuy vất vả nhưng cô Hòa cho biết các giáo viên ở đây lúc nào cũng rất cố gắng, các cô phải học cách đi xe chống trượt và làm quen với việc khắp người đầy bùn đất. "Xúc động với hình ảnh thầy cô giáo cắm bản lấm lem bùn đất đến lớp - Ảnh 3" /
Xúc động trước những hình ảnh này, bạn đọc Trần Thu Hương (Hà Nội) cho biết: “Rất khâm phục các thầy cô giáo cắm bản. Chỉ có những người yêu trò, yêu nghề thực sự mới đủ nghị lực để cống hiến như vậy”
Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 4 Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 5


Nụ cười của thầy giáo trẻ sau khi "cập bến" (nguồn: IT)

Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 6


Một cung đường không thể khó khăn hơn của giáo viên cắm bản (Bức ảnh được chia sẻ trên fan page Giáo viên vùng cao)

Xuc dong voi hinh anh thay co giao cam ban lam lem bun dat den lop - Anh 7

Vượt suốt, băng rừng là việc thường ngày của giáo viên cắm bản (nguồn: IT)

LÊ QUANG VINH * THƠ NGÔ MINH



NÉT XUÂN SỚM TRONG THƠ NGÔ MINH


BÔNG MAI XANH

Bông mai xanh bông mai xanh
Đêm qua nở giữa hồn anh không lời
mùa đông còn buốt người ơi
mà mai đã thắm mắt môi xuân về
sông Hương long lanh điều gì
phải sông xanh hóa hoa chia phận người
Kim Long người đẹp bao đời
Mai xanh như ánh mắt cười, gọi anh…

 Huế, 28/11/2016


Ảnh cùng dòng 
Tứ thơ gây bất ngờ ngay ở tiêu đề và 2 lần nhắc lại như điệp khúc của một bài hát, là trong câu mở đầu của bài thơ ngắn này: BÔNG MAI XANH” .
Trong tự nhiên, không hề có loại “mai xanh” nào cả, chỉ có mai trắng ("Bạch mai") của phương Bắc và mai vàng ("Hoàng mai") của phương Nam thôi. Tôi hiểu “mai” trong bài thơ này của Thi sĩ Ngô Minh là “mai vàng” xứ Huế.
Nhưng tại sao, Thi sĩ lại lại viết:
Bông mai xanh bông mai xanh
Đêm qua nở giữa hồn anh không lời
”?
Cái hay cái đẹp của ý thơ trong bài BÔNG MAI XANH” nằm ở sự hư hư, thực thực của hình ảnh “Bông mai xanh” này. Đó là nụ mai e ấp còn “phong kín” bởi các múi đài xanh thắm bao quanh, khiến bông mai chưa hé lộ sắc vàng. Nó như “Tình thư một bức còn phong kín” trong bài thơ vịnh “Cây chuối” của Nguyễn Trãi:
                                      “Tình thư một bức phong còn kín,
                                       Gió nơi đâu gượng mở xem.”
Ức Trai chỉ ghi lấy ấn tượng cái đọt chuối màu xanh cẩm thạch đang đung đưa trước làn gió xuân. Đó là vẻ đẹp non tơ của cây chuối đang thì “xuân sắc”; như một cô gái biết mình đẹp, đang có mối tình đẹp. Tâm trạng ấy được “hình tượng” lên bằng một bức “tình thư” còn “niêm phong” (“phong còn kín”).
Dĩ nhiên, tình lang của cây chuối chỉ có thể là mùa xuân, là ngọn gió mỏng manh. Nó sẽ lướt qua để làm cái việc mở bức “tình thư” còn phong  kín đó.
Tôi có vẻ hơi dài dòng một chút, để thấy cái “màu xanh thứ thiệt” của “bông mai vàng” trước thời khắc sắp sửa vào Xuân (trong bài thơ BÔNG MAI XANH” của Ngô Minh): “nở giữa hồn anh không lời” - đẹp một cách mơn man mà lại “cổ điển” nhường nào.
Câu thơ tả thực, nhưng lại không thực (“nở giữa hồn anh”)khiến tứ thơ đầy lãng mạn (“không lời” – thực chất là không thể có lời nào mà nói lên được thứ quý hiếm, linh thiêng trong thời khắc trầm tịch, u huyền đang chuyển giao này trong lòng của mỗi con người, mỗi cuộc đời – của "thì" xuân đến).
Hai câu dưới, tác giả dùng hình ảnh đối lập: mùa đông còn buốt” và “mai đã thắm mắt môi” (xuân về).
"Buốt" là tê cóng, khó cỏ thể cảm giác được gì. Thế mà "thắm mắt môi" thì chỉ có Ngô Minh xào xáo lên mới nên được thôi. 
Tôi cực kỳ thích thú khi bất ngờ bắt gặp từ ghép đặc sản của Thi sĩ Ngô Minh (“thắm mắt môi”) này. Bởi người ta chỉ nói ‘thắm môi” thôi, chứ có bao giờ là “thắm mắt” đâu? Mà "thắm mắt" sao được? 
Ở sáng tạo Ngô Minh, cái “phi lý” thế mà qua "tài thao lược ngôn từ" (nhào nặn để tạo từ mới - chức năng không thể thiếu của những nhà thơ, nhà văn lớn mọi thời đại) lại trở nên có lý và hay là như vậy.
Rõ ràng Ngô Minh viết như “vô thức” mà cực kỳ logic, tỉnh táo. 
Riêng điều này, sáng nay lúc 7 giờ 43' (ngày 14/1/2017), khi tôi vừa đăng lời bình luận ngắn ngủi về bài thơ này lên trang cá nhân (FB “Lê Quang Vinh”), có một bạn đọc đã comment: “Ngày xưa em học luật bằng trắc, chữ thứ 4 trong câu lục và câu bát phải là vần "trắc"... Có bắt buộc phải theo không ạ?”. Tôi liền có mấy dòng hồi tin cho bạn đó: “Nhà thơ viết như trong "vô thức" nên xuất chúng; chứ theo lối mòn, thì khó để thành..."thơ". Còn chúng ta, những người "yêu thơ" và "học làm thơ", nên theo mọi quy cũ, niêm luật... ; dần dà sẽ "vô thức" như nhà thơ và thành "Nhà thơ" lúc nào không biết đâu...”.
Như vậy, ai cũng có thể và không thể “nhà thơ” là vậy...
Trên kia là hình ảnh  “Bông mai xanh” ngỡ như 100% hư cấu, nên câu dưới mới “thắm mắt môi” – là “hồn người”, chứ không phải trời đất, thiên nhiên như lẽ thường...
Chính vì thế, câu kết của bài thơ là: “Mai xanh như ánh mắt cười, gọi anh…” .
Thi sĩ giờ đã phải nói thật, nói toạc ra nhưng rất thanh lịch: “Mai xanh" là "nàng thơ", "người tình" của...thơ khi Xuân về.
“Bông mai xanh bông mai xanh
Đêm qua nở giữa hồn anh không lời
mùa đông còn buốt người ơi
mà mai đã thắm mắt môi xuân về
sông Hương long lanh điều gì
phải sông xanh hóa hoa chia phận người
Kim Long người đẹp bao đời
Mai xanh như ánh mắt cười, gọi anh…”.


Khó có thi sĩ nào trên đời viết được những dòng thơ như thế này khi mô tả cảm giác những giây phút đầu tiên của mùa xuân mới đang trở lại với muôn loài.
Có thể nói, Ngô Minh là "Xuân Diệu" thứ hai, khi lột tả "xúc giác" của tâm hồn trước các biến đổi của tự nhiên cũng như tâm trạng con người ta trong những hoàn cảnh cụ thể tinh tế đến vậy... 
Vừa đọc thơ xong, là thấm ngay vào ta đầy đủ những gì nhà thơ đã cảm: mọi dư vị thơm tho của sắc xuân ùa ập tới khắp các giác quan. 
Anh thật tài.
LQV
(15 giờ 57' - ngày 14/1/2017)

NGUYỄNKHẮC MAI * KÊ MINH THẬP SÁCH

 

Nguyễn Khắc Mai:

Năm Gà Dinh Dậu, Ngẫm Nghĩ về "Kê Minh Thập Sách"


Kê Minh Thập Sách, nghĩa là Mười Chính Sách (dâng) Lúc Gà Gáy Sáng, tương truyền là của Nguyễn Cơ Bích Châu, một vị phi hậu của vua Trần Duệ Tông (1336-1377).


Theo Truyền Ký Tân Phả của Đoàn Thị Điểm, Bà “là con gái nhà quan, tính cách cứng cỏi, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật Lê viên, theo đòi văn từ nghệ phố, vua Trần Duệ tông nghe tiếng cho tuyển vào cung”. Nhân thấy chính sự triều Trần, sau khi Dương Nhật Lễ tiếm quyền, ngày càng suy kém, Bà liền thảo bài “Kê Minh Thập Sách” dâng lên (Kê Minh, tên một bài thơ trong Kinh Thi, nói về một bà Hậu, nghe gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi dự phiên chầu. Tên bài thơ về sau được dùng để nói việc vợ khuyên chồng lo việc quốc gia).


Các nhà nghiên cứu Kê Minh Thập sách như Vũ Ngọc Khánh, Chương Thâu, Hữu Ngọc… đều khẳng định tiếng gà gáy là hình tượng của sự thức tĩnh. Hữu Ngọc trong một bài viết đăng trên Le Courrier du Vietnam có nhan đề “Tiếng gà gáy vọng về qua nhiều thế kỷ”. Liệu tiếng “Kê minh” đã vang vọng từ bảy thế kỷ nay, có làm thức tỉnh điều gì trong chúng ta, khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chấn hưng và phát triển đất nược hay không? Quả thật mỗi điều là một minh triết. Nó không phải là tư duy duy lý, mà là những chân lý giản đơn, có tính khái quát, phổ cập rất cao. Chúng giống như những công thức, mà mỗi thời đều có thể đem dùng trong những bài toán cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, dân sinh của thời đại mình.

Mở đầu, Bà nêu lại một phương châm phòng ngừa từ xa “cư an tư nguy”, ở vào thời yên phải tính lúc nguy, gây nền trị từ khi chưa loạn.
Thập sách của Bà dâng lên gồm bốn chính sách về chính trị, hành chính, hai chính sách về văn hóa, giáo dục, tư tưởng, và bốn chính sách quân sự. Chúng tôi mạo muội gọi là những Minh Triết Trị Nước An Dân.
Ở hàng đầu, Bà nêu lên vấn đề có tính nguyên tắc, đạo lý của mọi đường lối chính trị. Đó là đạo lý tôn dân. Bà nói “Phù Quốc bản, hà bạo khử tắc Dân tâm tự an”. Có nghĩa là nâng lên, đề cao gốc nước. Gốc nước, chính là người dân. Trong truyền thống đạo trị nước của Việt Nam từ ngàn xưa, nguyên lý “Quốc dĩ dân vi bản” – Nước lấy dân làm gốc bao giờ cũng được coi như nguyên lý số một. Mà để làm được điều đó thì hàng đầu lại là phải bỏ đi mọi hà khắc, bạo ngược trong mọi ứng xử. Từ luật pháp, đên chính sách cụ thể cho đên phương thức, phương châm phương pháp để điều hành xã hội trong mọi mối quan hệ dù ở cấp vĩ mô hay ở cơ sở.

Tự nhiên ta nhớ tới một mong ước lớn lao của Nguyễn Trãi: “Sinh đời thái bình ai cũng được ở yên. Gặp thuở thánh minh ai cũng được thỏa sống”. Và “Làm sao trong thôn cùng xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu”. Ta không thể không thử hỏi cái lý tưởng nhân văn ấy, ngày nay ta hành xử thế nào. Bà còn chỉ ra ba vấn đề lớn nữa, là (i) Loại bỏ phiền nhiễu để kỷ cương không rối loạn. (ii)Thải loại bọn quan lại tham nhũng để giảm bớt sự chài vét của dân (iv). Đè nén lũ lông quyền để trừ lũ sâu mọt hại dân. Những tệ nạn phiền nhiễu, tham nhũng, lộng quyền đang hoành hành làm băng hoại xã hội hôm nay. Bà dùng chữ rất chuẩn. Với phiền nhiểu thì phải loại bỏ. Với quan lại tham những thi thải, đuổi. Không như ta bây giờ, tham nhũng cấp dưới thì đưa lên cấp trên, cho chức tước cao hơn! Còn với lũ lộng quyền thì đè nén, bọn này có kẻ ỷ công trạng, có kẻ nhiều quyền lực, kể cả quyền lực kinh tế, nên chỉ có thể dùng pháp luật để đè nén, ngăn ngừa, hạn chế. Tham nhũng và lộng quyền đang phá hoại đất nước, xã hội, đang chà đạp lên Dân, lên kỷ cương pháp luật.


Về Văn hóa, Bà nêu hai điều. Một là: “Chấn hưng nho phong để cho ánh đuốc (văn hóa) như mặt trời mặt trăng soi sáng khắp nơi”. Nho phong không chỉ là học hành, còn là vấn đề nhân cách. Một mách bảo sáng suốt cho công việc văn hóa giáo dục hôm nay! Hai là “Hãy cầu lời nói thẳng, khiến cho cổng thành và đường ngôn luận cùng rộng mở”. Lời nói thẳng nghĩa là phê bình, phản biện liên quan với việc mở rộng giao thương và con đường ngôn luận để mở mang trí tuệ, phát triển nhân cách xây dựng xã hội, quả thật là những dự báo thiên tài, một tư duy rất thời sự, hiện đại.Về quân sự, Bà chỉ ra bốn lãnh vực. Kén quân cốt người khỏe mạnh rồi mới tính đến dáng vóc. Tuyển tướng phải chọn người thao lược sau mới tính thế gia. Vũ khí phải bền chắc. Trận pháp phải chỉnh tề. Riêng tư tưởng “tuyển tướng phải người thao lược”.


Đó là sự khôn ngoan muôn đời, không chỉ trong quân sự, mà nó phổ biến ở mọi lãnh vực. Riêng việc chỉ chọn người cùng phe cánh, chọn người nhà chứ không phải người tài, và ở hầu hết các lĩnh vực không có người thao lược có tầm vóc tổng công trình sư đang là vấn nạn của đất nước tại buổi “kim nhật, kim thì”, thì tiếng gà báo thức xuyên thế kỷ thật rất có nhiều nghĩa cảnh báo.


Không phải ngẫu nhiên mà Lê Thánh Tông đã ca ngợi Bà, truy tôn Bà với mỹ tự: Chế Thắng Phu Nhân (Vị Phu nhân của mọi chiến thắng). Trong sách sử nước ta và của Trung Hoa, như Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, hay trong Từ Hải của Trung Quốc, “chế thắng” được định nghĩa là, người chế định ra được mưu lược để giành thắng lợi.
Quả thật Kê Minh Thập Sách là những tư tưởng chiến lược, mà bất cứ ai hiểu được, cảm nhận được, và biết tìm mọi cách để đưa vào thực tiễn hành động, sẽ bảo đảm được thắng lợi.

Hồn thiêng của Tổ tiên và Văn hóa Việt đang chỉ cho ta hãy bước vào thời buổi này với một tầm nhìn, một trí tuệ, một quyết chí mạnh mẽ, sáng suốt, đem cái minh triết ấy để giải quyết cho bằng được những bài toán đặt ra cho Dân, cho Nước trong thời đại mới. Những ai đang điều hành đất nước, những trí thức đang tìm cách hiến kế, đổi mới thể chế, chính sách, luật pháp, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức… hôm nay, nên tìm đọc và ngẫm nghĩ về Mười chính sách mà chúng tôi gọi là Minh Triết trị nước an dân của Kê Minh Thập sách.
 

HƯỚNG DƯƠNG * ĐƯỜNG LỐI TRUMP

Thử Tìm Hiểu Đường Lối và Thái Độ của TT Trump về Biển Đông (1)
Hướng Dương txđ
Hôm qua trước Thượng Viện Hoa kỳ trong buổi ra mắt để được chuẩn nhận làm ngoại trưởng trong Nội các tương lai của Tổng Thống Trump ông Tillerson đã tuyên bố rằng Trung Cộng đáng lý ra đã phải bị cấm không được xâm lấn Biển Đông và Hoa Kỳ sẽ không cho phép Trung Cộng tiếp tục xây cất trên những hòn đảo đó cũng như đặt chân tới đó nữa.
Lời tuyên bố của ông Tillerson cho thấy rõ ràng thái độ cứng rắng của TT Donald Trump về với sự hung hãn và hành động xâm lăng Trung Cộng, ngược hẳn với với thái độ nhu nhược của TT Obama – chính thái độ nhu nhược của ông này đã thúc đẩy TC tiếp tục hung hăng xâm chiến biển Đông và gây hấn/đe dọa với các nước trong vùng Đông Nam Á. Chính Ông Donald Trump khi tranh cử vào tháng Ba năm rồi đã tuyên bố: “Bắc Kinh đã dựng lên cả một pháo đài quân sự (ở Biển Đông) bởi vì chúng chẳng nể mặt gì vị Tổng Thống – Obama - của chúng ta, chúng chẳng nể mặt gì đất nước chúng ta gì hết - In March, Trump accused Beijing of building a military fortress. They do that at will because they have no respect for our president and they have no respect for our country.”  Dân Tộc Việt Nam chúng  ra rất trông mong ở sự thay đổi thái độ này để có một sự thay đổi tình hình ở Biển Đông, đồng thời thay đổi tình hình ở nước Việt Nam chúng ta. Tại sao vậy? Chúng tôi sẽ nói tiếp dưới đây.
Có điều cho thấy là Trung Cộng cũng đã bắt đầu tỏ dấu hiệu lo lắng vì Bắc Kinh không còn dám dùng những lời dao to búa lớn để phản đối lời tuyên bố như búa dáng lên đấu của ông Tillerson – Ông Tillerson đã nói rằng nếu cứ để TC tiếp tục xâm lấn biển Đông, mình không ngăn chặn ngay,  thì một ngày nào đó cả Biển Đông sẽ thuộc về Trung Cộng giống như khi xưa nước Nga xâm chiếm Crimea - Bộ Ngoại Giao Trung Cộng chỉ dám mở miệng thỏ thẻ: “Giống như Hoa Kỳ , chúng tôi có quyền hành xử những những sinh hoạt bình thường trên lãnh thổ của chúng tôi. - Like the U.S., China has the right within its own territory to carry out normal activities,”
“Ngoài Chiến Tranh Ra Hoa Kỳ Không thể làm cái gì Khác Hơn”
Chúng tôi đồng ý với Malcolm Davis, một nhà phân tích gạo cội thuốc Cơ Quan Nghiên Cứu Chiến Lược Úc tại Canberra khi ông này nhận xét về lời tuyên bố của ông Tillerson. Trước thái độ ngạo mạn và tham vọng bá chủ thế giới của Trung Cộng, thêm vào đó là thái độ coi trời bằng vung, bất cộng tác, bất hoà hoãn của bọn Cộng Sản, không thể nào giải quyết một sự tranh chấp bằng con đường hòa bình, con đường thương lượng. Chỉ bằng chiến tranh tranh mới có thể san bằng những bất đồng giữa hai bên. Chúng ta đã thấy rõ Trung Cộng coi phán quyết của Liên Hiệp quốc về Biển Đông trong vụ Xử Án mà Phi Luật Tân thắng kiện chỉ là một mảnh rác vụn, Luật Biển mà chính Trung Cộng đặt bút ký vào văn kiện cũng chỉ là một tờ giấy để trưng chơi thì làm sao nói chuyện lẽ phải với chúng? Trung Cộng chơi Võ rừng thì Thế Giới Tự Do phải chơi Võ lực mới chống lại được chúng.
Đã Đến Lúc Thế Giới Phải Được Chia Chác Lại
Thế chiến thứ Hai đã chấm dứt từ quá lâu, hình ảnh những năm hạnh phúc sau khi hòa bình trở lại trên toàn thế giới đã phai nhạt dần trong tâm trí những dân tộc trên trái đất, sự sống trong sung túc, trong phát triển của khoa học kỹ thuật của văn minh đối chọi với sự nghèo đói còn rơi rớt lại trên một vài vùng rải rác trên trái đất làm cho lòng ham muốn của con người gia tăng mãnh liệt, kẻ giầu có càng ham muốn giầu có nhiều hơn, người nghèo khổ càng uất ức vì bất công càng thù hận, càng liều mạng để có tí ti hơn. Thế giới càng chia rẽ, thù hận ba bên càng ngày càng gay go:
·        giữa kể giầu và kẻ giầu trành giành quyền bá chủ, quyền làm chúa tể, độc quyền vơ vét
·        giữa kẻ kẻ giầu và người nghèo cuộc tàn sát cũng dã man không kém, một bên đàng nào cũng chết sống cũng như không, quyết hy sinh mạng mình để giành giấc mơ; còn bên kia quyết tàn sát cho hết bọn “vô lương dã man giết người vô tội không gớm tay”
Kết Luận
Bạn đọc nghĩ rằng người viết có đầu óc cực đoan/ diều hâu/ chủ chiến chăng?
Chẳng qua đó chỉ là do cái thực tại quá bi quan nó gây ra. Nhiều người trong chúng ta luôn luôn lạc quan, lúc nào cũng thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, lúc nào cũng nuôi cái tia hy vọng…
Chúng tôi thấy đã nửa thế kỷ chúng ta mong đợi cơ hội đến để có được một đất nước Việt nam theo ý muốn của toàn thể dân tộc Việt mà chúng ta chưa thấy hy vọng gì có thể có.
Mà cũng chẳng có thể có hy vọng gì có trong tương lai nếu không có một cuộc chia chác lại đất đai ở trên thế giới nói chung, và ở Đông Nam Á nói riêng.
Cho nên đối với riêng tôi, nói rằng Biểng Đông là một thùng thuốc nổ là một điều đáng mừng to lớn. Tôi chỉ mong TT Trump sớm châm ngòi cho nó nổ tanh banh ra thôi!
------------------------------ --------------------------
cid:image001.jpg@01CE62F7.B29E5C50   You are welcome to visit my web site: http://huongduongtxd.com

HOÀNG NAM * VĂN MIẾU TÂN TRANG

GIẬT MÌNH TIẾC NUỐI VĂN MIẾU ĐÃ TÂN TRANG

Người Hà Nội ngỡ ngàng, 
tiếc nuối nhìn Văn Miếu "mới tinh" 

Hoàng Nam
Infonet
12:31 - 09/01/2017 

Nhiều người không khỏi nuối tiếc khi nhìn Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được sơn lại thành màu trắng làm mất đi những bức tường gạch cũ kỹ mang dáng dấp cổ kính, rêu phong.


Những ngày này, người dân đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám tỏ ra bất ngờ khi thấy nơi đây đã được sơn lại thành màu trắng.



Hầu hết mọi người đều tiếc nuối cho những bức tường gạch cổ kính đã có từ rất lâu.


Được xây dựng từ năm 1070 dưới triều Vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc Tiên Hiền, Tiên Nho...


Quốc Tử Giám được xây sau đó (1076) dưới thời Vua Lý Nhân Tông và là trường đại học đầu tiên đào tạo ra nhân tài cho đất nước.


Trải qua 1000 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều triều đại và nhiều hiện vật.


Những bức tường gạch cổ kính bên những cây cổ thụ đã từng chứng kiến việc tế lễ, học hành, thi cử của Đại Việt đã trở thành biểu tượng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Việc sơn mới lại đã khiến những bức tường cổ kính đó "biến mất".


Thay vào đó là những cánh cửa, bức tường có dáng cũ nhưng được "khoác áo" 
hoàn toàn mới.


Một không gian hoàn toàn mới mẻ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào những ngày gần đây. Vẫn còn những cây cổ thụ nhưng bên những bức tường trắng mới.


Được biết, ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội và cả nước.


Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động mang đậm văn hoá Việt Nam, đồng thời là điểm đến du lịch, nghiên cứu của nhiều du khách nước ngoài. Việc thay đổi trên có thể ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động này.

-------------
Khổ ! Văn Miếu được người ta thăm là vì rêu phong, cổ kính, thâm trầm chứ không phải vì mới mẻ, tân kỳ, tinh tươm.
Đáng lẽ, việc quét vôi này phải làm vào mùa hè, hoặc thời gian giữa năm, ai lại đi làm vào cuối năm, sắp đón Tết, là lúc b soi nhiều nhất, thời gian nhạy cảm nhất trong năm.
  

VIỆT CỘNG NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU BUỒN

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi


10 tháng 1 2017
Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do ông chủ biên bị cấm.
Cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, nói về học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), hiện đang bị thu hồi khỏi các hiệu sách và bị cấm phát hành ở Việt Nam
Sách vốn được Cục Xuất bản cấp giấy phép với đầy đủ các thủ tục giấy tờ và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định đủ một tháng rưỡi, tức được phép lưu hành, được dự trù ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017.
Thế nhưng buổi ra mắt sách này đã bị hủy theo "một chỉ thị miệng" và báo chí được tin nhận cảnh báo không đưa tin về cuốn sách này.
BBC Tiếng Việt đã hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, chủ biên cuốn sách, về phản ứng của ông trước việc này.
Trước hết ông cho biết ông không biết l‎ý do của việc thu hồi và ngưng phát hành này và cho tới nay cũng không hề có một văn bản hay giải thích chính thức nào.
Ông nói: "Tôi nghĩ có lẽ do một hiểu lầm nào đó, cho là cuốn sách cần phải có một sự điều chỉnh nào đó mà tôi cũng không biết."
Được biết cuốn sách đã được giới thiệu rộng rãi tại thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản cũng cho biết đã làm đầy đủ các thủ tục nhưng ông Nguyễn Đình Đầu nói thêm "có lẽ chính Nhà xuất bản cũng không rõ nội dung cuốn sách có gì không hợp ý cho nên mới có chỉ thị ra miệng là tạm không cho phát hành" như vậy.
Được biết Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho tới phút cuối còn nói với nhà nguyên cứu rằng sẵn sàng giúp đỡ ông trong ngày ra mắt sách nếu cần giúp đỡ gì.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết ông rất buồn trước việc này vì ông là người bắt đầu nghiên cứu về ông Petrus Ký, tức Trương Vĩnh Ký, từ năm 1960 khi là Hội viên Hội nghiên cứu Đông Dương (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh).
Phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam hay nước ngoài thường dựa vào cuốn Tiểu sử Trương Vĩnh Ký, xuất bản vào các năm 1925-27, của Jean Bouchot, Giám đốc lưu trữ của Nam Kỳ, một người rất có cảm tình với Trương Vĩnh Ký nên đã viết khá đầy đủ "về cuộc đời con người có rất nhiều cống hiến cho Việt Nam, chứng tỏ ông Trương Vĩnh Ký là một người yêu nước Nam Kỳ, một nhà bác học", ông Đầu nói.

Phát hiện thêm về Trương Vĩnh Ký



Nhà sử học Nguyễn Đình ĐầuBản quyền hình ảnh Other
Image caption Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết cuốn sách về Petrus Ký có những phát hiện mới về học giả này.
Nhưng sau này ông Nguyễn Đình Đầu cho biết ông đã phát hiện được một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp không có suôn sẻ từ đầu đến cuối như là người ta tưởng, như ông Bouchot đã trình bày.
"Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác. Tôi viết ra sau khi xin được những tài liệu mà Trương Vĩnh Ký còn chưa xuất bản mà mới chỉ là nháp".
Ông cũng nói đang chuẩn bị thêm để chứng minh đã viết dựa trên những tư liệu ông khám phá được trong lần sang Pháp năm 1991 ba tháng khi nghiên cứu tại một bảo tàng ở Pháp.
"Nói tóm lại đây là một công trình mà đối với tôi, đến tuổi đã cao như thế này, không có thể kiếm tìm thêm hơn được nữa, nhưng với những hiểu biết của tôi, với những tài liệu mà tôi có cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là tôi đã có phần đóng góp không những về cá nhân một nhân vật như ông Trương Vĩnh Ký, nó thuộc về lịch sử, mà cả giai đoạn lịch sử biến chuyển khi ông Trương Vĩnh Ký còn sống, làm việc với xã hội và cho đến khi qua đời", ông Nguyễn Đình Đầu chia sẻ.

Hy vọng sách được phát hành

Là một người tự cho rằng đã có đóng góp trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, Hoàng Sa trong một thời gian dài và còn tiếp tục trong thời gian tới ông hy vọng cuốn sách sẽ được chính quyền nghiên cứu kỹ, làm sáng tỏ và được phát hành trở lại.


Ông Đầu cũng cho biết có lẽ đang có những điều đình giữa công ty Nhã Nam chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách này "với những người tạm gọi là có ý kiến ngưng phát hành cuốn sách" liên quan tới khoảng hai chục trang của cuốn sách nhưng nhà nghiên cứu nói rằng đó chính là những điều mới mẻ có giá trị về phương diện sử học của cuốn sách.
"Có thể người đó đọc không kỹ. Đó chính là điều cần thiết nhất để đánh giá lại Trương Vĩnh Ký thì lại thắc mắc. Tôi cho là đọc không có kỹ. Cho nên tuy rất là buồn nhưng tôi yên tâm là sẽ được giải quyết," ông Nguyễn Đình Đầu nói.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, giáo sư Phan Huy Lê viết: "Học giả Nguyễn Đình Đầu là người đã dày công nghiên cứu về Petrus Ký, đã thu thập được nhiều tư liệu về Trương Vĩnh Ký trong Thư viện Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises), Trung tâm lưu trữ Hội Thừa sai Paris (Société des Missions étrangères de Paris) và đã dịch, chú thích, xuất bản một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký.
"Trên cơ sở chuẩn bị nhiều năm, học giả Nguyễn Đình Đầu đã hoàn thành một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên Petrus Ký - Nỗi oan thế kỷ.
"Cuốn sách của học giả Nguyễn Đình Đầu không chỉ là một công trình khảo cứu về Trương Vĩnh Ký mà còn là một công trình tổng hợp bao gồm các trước tác tuyển chọn của Trương Vĩnh Ký và hệ thống theo thời gian các sách, báo nghiên cứu, phê bình Trương Vĩnh Ký kể cả khen và chê.
"Trong sách, tác giả còn sưu tập và công bố một số tư liệu mới về Trương Vĩnh Ký, đóng góp thêm cơ sở tư liệu về nhân vật lịch sử này."
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38561438

VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH LUẬN

 Wikipedia cũng như dân Saigon biết ông theo Cộng sản. Ông  cũng như Lý Chánh Trung, Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Trần Ngọc Liễng, Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Hạnh,  Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Hữu Lục, Châu Tâm Luân, Ngô Kha, Thế Nguyên...  đấu tranh cho hòa bình và hòa giải dân tộc, là  một trong những thành viên tích cực của "Lực lượng thứ ba" trong chính trường miền Nam kể từ sau Hiệp định Paris 1973. Chính vì vậy, ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông được tướng Dương Văn Minh cử làm thành viên của phái đoàn đại diện Việt Nam Cộng hòa đến Trại Davis để đưa đề nghị ngưng chiến. Sau 1975, ông cũng như Thái Bạch, Lý Chánh Trung Châu Tâm Luân, Ly Quý Chung...nhảy múa ghê lắm.

Hello ! Ông Nguyễn Đình Đầu!
Ông theo  Cộng sản còn sầu nỗi chi!
Dân ta tù tội, chia li,
Ông được đảng quý  gì mà than! 
Ông chủ quyền quý vô vàn,
Con chó bị đành dù oan cũng cười!
Bắc thang lên hỏi ông Trời,
Những thằng theo Cộng thì đời cũng tiêu!
Đừng hoan hô Bác kính yêu,
Để rồi than thở đã nhiều  ngu si!
Lý Chánh Trung hui nhị tì,
Ông còn sống  sót, tài nghề cũng cao! 
Quyển sách có đáng là bao!


NS. TUẤN KHANH * SÁCH TRƯƠNG VĨNH KÝ

“Ai đó”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2017-01-11
Sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
File photo
Bằng một giọng buồn rầu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói rằng “ai đó” đã đọc cuốn sách viết về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) của ông chưa kỹ, nên ra lệnh ách lại. Tuy vậy, ông vẫn nuôi hy vọng rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi cuốn sách nhận được lệnh cần phải sửa đổi gì đó, và được tái phát hành.
Cuốn sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và dù đã được Cục Xuất bản cấp giấy phép, cho phát hành khoảng hơn một tháng, đột nhiên bị lệnh miệng của “ai đó”, khiến mọi thứ ách tắc vào đầu tháng 1/2017. Chương trình ra mắt vào ngày 8/1 tại Sài Gòn bị gọi hủy một cách gấp rút.
Ông Nguyễn Đình Đầu nói về “ai đó”. Người mà ông cũng thật sự không biết là ai, nhưng có đủ quyền lực để rút lại quyền được lưu hành hợp pháp công trình nghiên cứu của các nhà trí thức.  “Ai đó” cũng là một lối nói ám chỉ khá phổ biến của người dân Việt Nam trong xã hội từ nhiều năm nay. Cách nói chừng như rất mập mờ, nhưng hầu như mọi người đều hiểu “ai đó” nghĩa là gì.
Đây không phải là lần đầu những mệnh lệnh giấu mặt kỳ quặc như vậy, chen ngang vào đời sống Việt Nam. Giới nghệ sĩ âm nhạc, văn chương hay kịch nghệ, điện ảnh… từ Bắc chí Nam, hầu như đều đã có kinh nghiệm về các loại lệnh miệng của “ai đó”. Lối can thiệp bất thường, mà hầu hết lý do đưa ra đều ngớ ngẩn, nhưng lại luôn tỏ vẻ hết sức quan trọng để phục vụ cho các kiểu tư tưởng-chính trị.
Sự kiện của sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" nhắc cho người ta nhớ lại vấn nạn quen thuộc trong xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay, kể từ sau năm 1975. Trong một xã hội đói khát sự minh bạch, những chỉ thị thập thò từ bóng tối vẫn khiến xã hội nơm nớp và trở thành u ám hơn. “Ai đó” có nhiều loại, nhưng dễ tìm thấy là hạng người thích phô trương tư tưởng, quyền lực hoặc cả đời xuẩn động theo chủ nghĩa nô bộc trung thành. Cả hai loại đó thường hành động mà bất cần dân tộc hay tổ quốc.
Trong nhiều lời bàn về việc thu hồi sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ", hầu hết đều cho rằng do ông Trương Vĩnh Ký dính líu nhiều đến người Pháp, nhà Nguyễn, Phan Thanh Giản… Không biết từ khi nào, những người cầm quyền đã dựng nên nên các phiên tòa với các nhân vật lịch sử Việt Nam, không khác các cuộc đấu tố. Vua Gia Long (1762-1820) bị phủ nhận, thậm chí xóa luôn công lao thống nhất đất nước và mở mang bờ cõi của ông. Suốt trong nhiều năm, báo chí và và văn nô hằn học tấn công Phan Thanh Giản (1796–1867), bất chấp các nghiên cứu nhận định lại cuộc đời và sự nghiệp của ông. Và cũng như Phạm Quỳnh (1892-1945), Trương Vĩnh Ký… bị gọi tên là tay sai của thực dân, xóa bỏ các giá trị xây dựng ngôn ngữ Việt và đời sống xã hội mà các ông đã dựng nên.
Nhiều năm trước, khi cùng với nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sĩ Trịnh Cung về Bến Tre để tìm thăm mộ cụ Phan Thanh Giản, chúng tôi đã rất khó khăn mới đến nơi. Thậm chí khi tôi hỏi thăm, có một quan chức ở Sở văn hóa còn mang ra một tập photo và cắt từ báo, các bài tấn công, miệt thị ông Phan Thanh Giản, đồng thời hỏi rằng “Phan Thanh Giản là nhân vật có vấn đề, anh tới thăm làm gì?”.
Rồi chúng tôi cũng tìm đến được ngôi trường hiếm hoi mang tên Phan Thanh Giản, có bức tượng bán thân của ông. Nhưng khi hỏi các học sinh về tên của trường và ý nghĩa của bức tượng, không ít em đã lắc đầu. Nến văn minh cộng sản đã bao vây và tiêu diệt lịch sử Việt Nam như vậy đó. Thậm chí nền văn minh đó đã rượt đuổi và hăm dọa những ai quan tâm điều họ không muốn, như cách mà chúng tôi sau đó bị người bảo vệ của trường xông tới với dáng vẻ hung hăng khi ông Trịnh Cung đang chụp lại bức tượng, khiến cả nhóm phải lên xe chạy đi lập tức.
“Ai đó” đã xóa từng phần lịch sử Việt Nam chống giặc phương Bắc ra khỏi trí nhớ các thế hệ một cách rất hệ thống, âm mưu bỏ phần giáo dục lịch sử của quê hương, ghép vào môn Công dân. Và “ai đó” cũng cổ vũ việc in sách ca ngợi các kẻ xâm lược khát máu Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… cho các thế hệ mới. “Ai đó” cũng dựng nên các câu chuyện dối trá như Lê Văn Tám nhưng không quên trừng mắt chà đạp các nhân vật có thật như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký. Lê Văn Duyệt, Bá Đa Lộc...
“Ai đó” nghe chừng rất nặc danh, nhưng có lẽ nhân dân nghe qua đều hiểu. Trong tác phẩm Sống và chết ở Thượng Hải của nữ sĩ Niệm Niệm, bà cũng có nói đến hiện trạng kiểu “ai đó” trong xã hội cộng sản tại Trung Quốc. Hiện trạng có tên là open secret, tức chuyện tưởng chừng vô cùng bí mật, nhưng thật ra nhân dân, ai cũng biết và ai cũng hiểu. Dân chúng trước mặt thì luôn vâng dạ, kính cẩn, nhưng khi quay lưng thì văng tục và nguyền rủa trong sự khinh bỉ về “ai đó”.
“Ai đó” đang kiểm duyệt, chận, bỏ, xóa và phán xét mọi thứ trên đất nước Việt Nam, dựa trên những tiêu chí không mang giá trị phụng sự thuần túy cho tổ quốc, dân tộc. Cũng như việc “ai đó” đã thu hồi, đình bản sách "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ"  để chận lại việc sách làm rõ câu chuyện lịch sử, con người lịch sử, để minh bạch và cân nhắc lại mọi phán xét.
Và hôm nay, đã đến lúc chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề, minh định lại sự tồn tại của chính chúng ta bằng câu hỏi: Rằng những “ai đó”- các ông bà - có tư cách gì để thay đổi và phán xét tổ tiên và lịch sử người Việt của chúng tôi?
Tuấn Khanh, Sài Gòn 10/01/2017
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
 http://www.rfa.org/vietnamese/blog/who-is-that-tuankhanh-01112017101420.html

MINH KHOA * JOHN KERRY THĂM VIỆT NAM

Tại sao ông John Kerry chọn thăm Việt Nam lúc này?

Minh Khoa, RFA
2017-01-13
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) tại Hà Nội hôm 13/1/2017.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) tại Hà Nội hôm 13/1/2017.
AFP photo
Dư luận quan tâm tại sao ông John Kerry chọn Việt Nam là quốc gia Châu Á duy nhất trong chuyến công du nước ngoài trước khi mãn nhiệm chức bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ.
Tình cảm với Việt Nam
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội đưa ra lý do của sự lựa chọn đó: “Ông John Kerry có cảm tình với Việt Nam, quá khứ của ông và quá trình làm việc với Việt Nam dẫn tới cảm tình với Việt Nam.  Về khía cạnh cá nhân tôi nghĩ đây là một cuộc viếng thăm với tính chất chia tay của John Kerry trên cương vị là bộ trưởng ngoại giao.”
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế, từ Washington DC, cũng có nhận định về chuyến thăm Việt Nam lần này của ông ngoại trưởng John Kerry:
Sau khi chiến tranh kết thúc chính ông và một trong số ít nghệ sĩ đã đứng lên cổ võ cho việc bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao giữa Mỹ và Việt Nam.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
“Người ta có thể nghĩ 2 lý do mà ông đến Việt Nam, thứ nhất là chính trị, ông là người cổ võ ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ Việt Nam mà ông nghĩ Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách xoay trục.  Thứ hai là tình cảm, ông có tình cảm với chính quyền Việt Nam từ lâu lắm rồi.  Trong thời chiến tranh Việt Nam ông thuộc thành phần phản chiến chống chính sách của chính phủ Mỹ và chống luôn Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi chiến tranh kết thúc chính ông và một trong số ít nghị sĩ đã đứng lên cổ võ cho việc bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao giữa Mỹ và Việt Nam”.
Nhà văn Phạm Thành bổ sung thêm quan điểm với hai điểm chính:
"Thứ nhất ông John Kerry là một trong những thành viên rất tích cực trong việc giúp cho việc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ ngày một phát triển, ngày xưa ông là một trong những người vận động rất tích cực cho việc bỏ cấm vận ở Việt Nam những năm 1995, sau năm 2000 ông là người rất tích cực làm cho mối quan hệ của Việt Nam nâng cấp lên thành quan hệ toàn diện. Ở một khía cạnh nhân văn nào đó ông nghĩ rằng ông là một người đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam không những thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ mà còn qua đó sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế”.
Trấn an Việt Nam
6459c792-a965-48fc-a274-9aa16f98483a-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 1 năm 2017. AFP photo
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về chuyến thăm của ông John Kerry đến Việt Nam trong hai ngày 13 và 14 tháng giêng là đến Hà Nội, Sài Gòn gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam, đọc diễn văn về quan hệ Mỹ- Việt; sau đó xuống Cà Mau gặp giới chuyên gia bàn một số vấn đề môi trường liên quan tác động đến khu vực đồng bằng cuối nguồn sông Mê kong; xem xét cách thức Hoa Kỳ có thể phối hợp cùng Việt Nam trong công tác phát triển năng lượng sạch và hạ tầng bền vững, công tác quản trị nguồn nước thông minh cũng như quản trị tài nguyên của hệ sinh thái.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng ngoài những hoạt động được nêu rõ như thế thì chuyến đi còn có một ý nghĩa khác:
"Thời điểm này thì ông TBT Nguyễn Phú Trọng có đi sang Trung Quốc và tình hình nội bộ của Việt Nam thì rất là phức tạp nhất là từ khi có thông tin ông Donald Trump lên làm tổng thống cho nên việc vỗ về trấn an đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một công việc cần phải làm trong bối cảnh hết sức phức tạp, nên có 2 lý do, một là lý do cá nhân thứ hai nữa là trấn an có tính chất thông báo nước Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam."
Trong khi đó, nhà văn Phạm Thành còn có thêm một số suy luận:
...một là lý do cá nhân thứ hai nữa là trấn an có tính chất thông báo nước Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam.
- Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
"Ông John Kerry có những suy luận rằng Trump là một chính quyền sẽ có cách làm việc vận động khác hoàn toàn với cách làm của chính quyền Obama trước đây và trong đó đặc biệt lưu ý việc xoay trục sang Châu Á sẽ mạnh mẽ hơn và trong tâm thế của Trump là rất ghét cộng sản, ông Trump tập trung quyền lực để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn thế giới là chuyện mà ông sẽ mang thông điệp đó cho những người lãnh đạo Việt Nam biết.”
Dù có những quan tâm như thế; nhưng ông John Kerry thuộc Đảng Dân chủ không còn nằm trong tân chính phủ đảng cộng hòa của ông Donald Trump. Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khi đến Việt Nam lần này, ông John Kerry có thể giải thích cho lãnh đạo Hà Nội thực trạng chính trị Hoa Kỳ hiện nay và có thể khuyến cáo cho họ những đường lối, chính sách có thể làm để tìm cách ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.
Hiện chính sách đối ngoại của tân chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa có gì rõ ràng. Thế nhưng những người được hỏi ý kiến đều bày tỏ hy vọng mối quan hệ song phương Việt- Mỹ tiếp tục được phát triển và tác động tích cực đến chính trị - xã hội Việt Nam.

No comments:

Post a Comment