Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

NHẬT TIẾN * TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

 Nhật Tiến —



Ba Sinh là một người mê sách. Suốt mười năm ròng rã sống độc thân làm nghề giáo viên tiểu học, tiền dành dụm được, Ba Sinh chỉ dùng để mua sách. Tất nhiên không không thể nào mua đủ được các loại sách, nhưng mỗi tuần đổ đồng cả sách cũ lẫn sách mới chàng cũng đã mua được trên dưới hai chục cuốn sách. Con số đó thật nhỏ nhoi so với cả một rừng sách tràn ngập ở các tiệm sách lớn, các gian hàng trong chợ sách và cả ở những vỉa hè, nơi có người mua bán sách cũ.Những ngày cuối tuần, Ba Sinh thường tiêu hết thì giờ vào việc đi la cà ở những tiệm sách. Và chỉ cần như vậy, chàng cũng đã nắm rất vững tình hình sinh hoạt sách trong tuần. Tác giả nào có sách mới ra, tác giả nào có sách tái bản. Một nhà xuất bản nào mới ra lò.

Nhóm văn nghệ nào chính thức gia nhập sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng một tuyển tập. Tuy không phải là người viết sách, nhưng Ba Sinh đã cảm nhận được rất nhiều ý nghĩ xao xuyến, rung động tuỳ theo tình hình xuất bản của thế giới viết sách và in sách. Chàng sung sướng một cách say mê trước một bìa sách mới. Chàng quan sát kỹ lưỡng từng cách trình bày. Chàng so sánh từ kiểu chữ này với kiểu chữ khác, mẫu bìa này với mẫu bìa khác. Chàng cũng thấy lòng dào dạt sung sướng khi mở từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mực, như chàng đã nhìn thấy tấm lòng của từng tác giả dàn trải lên những dòng chữ cả tâm tư, tình cảm của mình trong suốt thời gian thai nghén và hình thành tác phẩm.

Tuy nhiên Ba Sinh không phải là một kẻ chơi sách. Chàng không mua sách chỉ để đóng bìa da, gáy vàng và trưng mốc trong tủ sách. Chàng mua sách để đọc. Vì thế chàng đã đọc được rất nhiều tác phẩm. Gặp được những cuốn hay, chàng muốn chia sẻ sự thích thú của mình cho người khác bằng cách khuyến khích bạn bè tìm mua, hoặc cho bạn mượn ngay chính cuốn sách của mình. Chàng vẫn thường lý luận rằng yêu sách là phải biết để cho cuốn sách làm đúng vai trò của nó. Nghĩa là truyền đi những nội dung tư tưởng mà tác giả đã gởi gấm trong sách. Còn chỉ mua sách về, đóng bìa da cho đẹp rồi đem nhốt vào tủ khóa kỷ lưỡng, không cho ai sờ mó tới thì cung cách đó chỉ là giết sách chớ không còn là yêu sách nữa.

Cho nên tủ sách của Ba Sinh không cầu kỳ kiểu cách. Nó chỉ là những mảnh ván thùng được đóng lên thành kệ và sơn phết lại cho hòa hợp với mầu tường. Nhưng trên những hàng kệ kín mít từ phòng trong ra phòng ngoài đó, Ba Sinh đã tích tụ được không biết bao nhiêu là sách. Đủ loại tác phẩm chọn lọc, đủ loại tên tác giả của nhiều thế hệ, của nhiều khuynh hướng, nhiều bộ môn. Ba Sinh vẫn thường tự hào về cái vốn đọc sách sâu rộng của mình. Có lẽ trong cuộc đời, cái thú đọc sách đối với chàng là cái thú duy nhất.

Ấy vậy mà sau biến cố 30 Tháng Tư đau thương chừng vài tháng, gia tài sản nghiệp quý giá nhất đời của Ba Sinh bắt đầu bị xâm phạm. Trước hết là bản thông cáo của Ủy ban Tuyên huấn Thành ủy truyền đi lải nhải suốt cả tuần lễ liền trên đài phát thanh. Nhà nước cấm tàng trữ tất cả mọi loại sách ấn hành dưới chế độ cũ. Nhiều địa điểm được chỉ định để mọi người đem giao nạp sách. Hàng ngày lái xe đạp đi ngang qua cầu Trương-Minh-Giảng, Ba Sinh thấy thiên hạ ùn ùn chở những chiếc xe ba gác chất đầy sách cũ đổ vào sân trường Đại học Vạn Hạnh. Chàng có cảm giác như bị ngộp thở trong một cơn biến động hết sức kinh hoàng. Nhin những cuốn sách chồng chất tả tơi trên những chiếc xe nặng nề leo dốc, nhìn những trang sách bị xé rách rã rời bay tung tóe, rơi rải rác trên đường phố, bị những bánh xe vô tình cán qua nhem nhuốc, nhầu nát, Ba Sinh thấy tâm hồn của mình cũng tan nát, tơi tả như thế.
29 May 1975, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Saigon students demonstrate against "Depraved and Reactionary Culture" as part of the book burning campaign in South Vietnam. Estimated tens of thousands of books and recordings have been destroyed by student's bonfires and private destruction since the campaign began 5/21. Virtually all bookstores have been closed down by the edict against sale of books and recordings made during the time of previous regime. Picture was taken 5/29 in Saigon. --- Image by © Bettmann/CORBIS

29 May 1975, Ho Chi Minh City, Vietnam — Saigon students demonstrate against “Depraved and Reactionary Culture” as part of the book burning campaign in South Vietnam. Estimated tens of thousands of books and recordings have been destroyed by student’s bonfires and private destruction since the campaign began 5/21. Virtually all bookstores have been closed down by the edict against sale of books and recordings made during the time of previous regime. Picture was taken 5/29 in Saigon. — Image by © Bettmann/CORBIS

VC đốt sách

Rồi mỗi lần đi ngang qua khu đầu ngõ để trở về nhà, chàng lại phải nghe lời nhắc nhở của ông Tổ trưởng Dân phố:
– “Anh Ba có giữ loại sách nào của Ngụy thì nhớ đem nộp hết đi nghe. Sắp hết hạn rồi đó”.
Suốt ngày Ba Sinh lúc nào cũng như người lên cơn sốt. Chàng đóng kín mít các cửa lại và ngồi thừ hằng giờ trước những kệ sách. Ba Sinh cảm thấy những nhân vật với từng cuộc đời riêng tư gói ghém trong mỗi cuốn sách bỗng trở nên biết xao động, biết bối rối, nhớn nhác như những linh hồn có thật đang nhốn nháo trước biến cố kinh hoàng sắp tới. Chàng hình dung ra được từng nhân vật của Duyên Anh, cảm thông sâu xa với những con người sống động trong tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ.

Trong một biến cố phũ phàng đảo lộn mọi sinh hoạt trong đời sống, tất cả những nhân vật đó tưởng sẽ tồn tại mãi mãi như những con người bất tử thì đột nhiên đồng loạt bị lên án tử hình. Những trang sách bị xé nát. Những cuộc đời bị cắt vụn tả tơi, trang sách của cuốn này nằm cạnh trang sách của cuốn khác. Và cả thế giới riêng của sách sẽ bị xáo trộn lên, đánh lộn ngầu như một nồi cháo lú, tan nát, rã rời. Rõ ràng là đã có một cuộc sụp đổ toàn diện của thế giới sách, cũng như ở bên ngoài, mọi cơ cấu của xã hội cũng theo nhau mà sụp đổ. Trong cái tâm trạng đau thương đó, Ba Sinh không thể nào có can đảm dỡ các kệ xuống để liệng các cuốn sách vào những bao tải mang đi nộp. Chàng đã bị tê liệt hoàn toàn khi chỉ cần nghĩ rằng mình sắp sửa phải làm công việc đó.

Ông Tổ trưởng dân phố thì mỗi lúc mỗi thôi thúc sát sạt hơn theo kỳ hạn nộp sách sắp gần kề. Một buổi trưa trước ngày mãn hạn, ông ta chận cái xe của Ba Sinh ở ngay đầu ngõ và nói bằng giọng nửa như ân cần thân mật, nửa dọa nạt:
– Sao tôi chưa thấy anh Ba đi giao nộp sách? Tiếc nó làm chi anh Ba! Cách mạng về rồi, nay mai thiếu gì sách hay để mà đọc. Còn lưu luyến những thứ đó, tôi thấy sẽ mệt lắm đó anh Ba à! Đi họp với “trên”về, tôi biết không phải chuyện giỡn chơi đâu.
Ba Sinh không trả lời, chỉ lẳng lặng quành tay lái sang một bên tránh ông ta, rồi đi thẳng. Chàng biết rõ rằng mình sẽ rất mệt như ông ta nói, nhưng chàng vẫn chưa lấy được đủ can đảm để dỡ từng các kệ sách xuống. Lúc buổi sáng, một người bạn của chàng đã góp ý:

– Giao đại cho chúng nó một mớ đi! Còn thì lựa những sách hay đem giấu vào một nơi nào đó.
Ba Sinh hỏi:
– Cậu giấu được bao nhiêu?
– Thì ít lắm cũng được vài chục cuốn.
– Tổng số sách của tôi lên tới gần ba ngàn. Giấu vài chục cuốn thì chẳng thà bỏ hết đi cho rồi.

– Được cuốn nào hay cuốn đó chứ!
Ba Sinh mỉm cười cay đắng:
– Cậu không hiểu được tâm trạng của tôi. Bỗng dưng tôi mất tiêu một tủ sách dành dụm hằng chục năm nay. Giữ lại vài ba chục cuốn chỉ thêm bẽ bàng. Sau chuyến này tôi sẽ không bao giờ còn mua sách, sẽ coi như trên đời không còn có cái gọi là cuốn sách nữa. Cả nước đã thua rồi, tiếc làm chi tới sách.

Chỉ thiếu chút nữa là Ba Sinh bưng mặt khóc. Chàng cố nén cơn xúc động bằng cách đứng dậy, lại bàn nước rót ra một ly. Nhưng đứng ở đó, Ba Sinh lại có thể thấy những kệ sách trống trơn trên vách tường nhà bạn, nó làm cho chàng nhớ đến những chiếc kệ san sát đầy ắp những sách trên vách nhà mình. Tới lúc đó thì chàng không còn tự chủ được mình nữa. Bỗng nhiên Ba Sinh òa lên khóc. Trong cơn xúc động, Sinh thấy rõ không phải mình chỉ thương có sách, mà thương cho cả mình, đồng bào mình, bạn bè mình trong một sớm một chiều bỗng sụp đổ, tan vỡ, chia lìa.

Đúng ngày hôm quá hạn nộp sách, Ba Sinh vẫn chưa giải quyết những kệ sách của mình. Chàng nằm lì ở nhà với tâm trạng bất cần đời. Kệ ! Cái gì tới nó sẽ tới. Và tới bằng cách nào cũng được miễn không phải là chàng tự tay ném những cuốn sách thân yêu lên xe ba gác để đem đổ từng đống vào sân trường Vạn Hạnh, ở nơi đó, số phận của các cuốn sách sẽ bị xé nát, tả tơi và bị đưa về những xí nghiệp làm bột giấy.

Rồi ngày hôm đó qua đi. Ngày hôm sau nữa. Ba Sinh cũng không thấy ai đả động đến mình. Cho đến khi sau hơn một tuần lễ trôi qua trong yên tĩnh, lòng chàng bắt đầu nhen nhúm một nỗi mừng khấp khởi, thì vào một buổi tối, cánh cửa nhà chàng có nhiều tiếng gõ gấp rút. Ba Sinh mở rộng cánh cửa để đón tiếp ba người. Sau màn giới thiệu, Ba Sinh biết rằng có một anh làm công an Phường, một anh làm Thông tin Văn hóa, và một anh nhân danh Bí thư chi đoàn Thanh niên. Họ cho Ba Sinh coi một tờ giấy có nhấn dấu son đỏ chói: “Lệnh tịch thu sách”!

Ba Sinh đón nhận tờ giấy với một tâm hồn lạnh băng. Chàng bình tĩnh lạ lùng đến độ chính chàng cũng phải tự ngạc nhiên. Như một kẻ bị lên án tử hình với bản án hoãn đi hoãn lại nhiều lần đã làm tội nhân căng thẳng đến độ chỉ mong được lên đoạn đầu đài sớm chừng nào hay chừng đó, Ba Sinh tiếc rằng nó đã không tới sớm hơn để chàng khỏi phải trải qua những đêm không ngủ, những ngày cực kỳ đen tối.

Chàng ném trả tờ giấy Lệnh tịch thu lên mặt bàn rồi rút vào ngồi yên trong một góc tối. Trước mặt chàng, bây giờ tràn ngập những bóng người lố nhố. Thì ra phái đoàn kiểm tra không chỉ có ba người mà còn kéo theo một đám đông thanh niên nam nữ trên cánh tay mỗi người có đeo một giải băng đỏ. Họ chia nhau đi lục soát từ nhà trong đến nhà ngoài. Những ngăn sách bị dỡ xuống. Những hộc tủ, những nệm giường, gậm bàn, các xó kẹt bị bới tung lên. Và các sách vở bị quăng ném bừa bãi trên khắp các mặt bàn, chồng chất lên cả lối đi.

Ba Sinh cố nhắm mắt lại để khỏi phải chứng kiến cái cảnh tượng đau lòng đó. Chàng hình dung đến những bộ đồ dù, những túi dết, những đôi giày lính vứt rải rác trên dọc con đường từ Tân Sơn Nhất về cầu Trương Minh Giảng. Chàng nhớ đến vụ tự sát tập thể bằng lựu đạn của nhóm chiến sĩ Biệt Động Quân tại công trường giữa Ngã Bẩy, chàng gợi lại hình ảnh của những khuôn mặt đầm đìa nước mắt của những người vợ trước phút chia tay tiễn chồng đi trình diện học tập. Muôn ngàn mất mát đổ vỡ. Thế thì sự sụp đổ của cái tủ sách mà chàng chắt chiu hằng chục năm ròng âu cũng chỉ là nỗi đau thương trong muôn một.

Cuộc lục soát kéo dài trong gần ba tiếng đồng hồ mới chấm dứt. Trước đó, những chuyến xe ba gác đã ùn ùn chở từng chuyến di chuyển từ căn nhà của chàng tới trụ sở của Chi đoàn Thanh niên. Dưới mặt đất, bây giờ tơi tả những trang sách, những mẫu bìa, những tấm thẻ mà Ba Sinh vẫn thường kẹp vào từng cuốn sách sau mỗi lần đọc xong và ghi chép những cảm nghĩ của mình. Đến gần khuya, lúc tất cả mọi người đã rút ra hết, anh bí thư Chi đoàn đã tiến lại gần Ba Sinh và lên tiếng:
– Sách của anh nhiều quá chúng tôi không làm thống kê kịp. Tôi chỉ ghi nhận tịch thu của anh một tủ sách. Anh có khiếu nại gì không?
Ba Sinh không ngẩng lên nhìn hắn. Chàng chỉ khẽ lắc đầu. Hắn ta nói tiếp giọng vỗ về an ủi:

– Thật ra thì không phải tất cả các loại sách thu được ở đây đều có nội dung chống phá cách mạng. Cũng có nhiều cuốn nội dung tốt, như các loại sách tự điển ngoại ngữ, các sách kỹ thuật, mặc dầu nếu cứ lý mà xét thì loại nào cũng có tính chất tiêu cực của nó.
Ba Sinh bực bội trừng mắt lên nhìn:
– Tự điển ngoại ngữ thì tính chất tiêu cực nó từ chỗ nào?
– Hừ. Anh chưa giác ngộ, chưa thấy rõ. Trong tất cả các tự điển in dưới thời ngụy, có đầy rẫy những thí dụ sặc mùi phản động.

Ba Sinh chán mứa cái bản mặt trơ trẽn, bội bạc của hắn. Ở trong xóm này không ai lạ gì mấy tên thanh niên nhẩy ra hoạt động cho Chi đoàn. Họ thuộc thành phần sinh viên học sinh ở chế độ cũ, được hưởng một nền giáo dục căn bản từ những thầy, những cô giáo, và ở những sách vở đã in. Vậy mà một sớm một chiều, họ quay ra lên án tất cả, phủ nhận tất cả, tố khổ đến ngay cả cái mớ kiến thức trong đầu do chính họ đã được xây dựng trong những năm trước đây. Ba Sinh muốn tống khứ hắn ta đi khỏi căn buồng này càng sớm càng tốt, nên chàng hỏi sẵng lại:

– Xong chưa?
Gã bí thư Chi đoàn mỉm cười, rõ ra nụ cười của một kẻ tiểu nhân đang đắc thế:
– Kể là xong, nếu anh không còn cất giấu thêm sách ở những nơi khác.
Ba Sinh muốn phun một miếng nước bọt. Chàng đứng phắt dậy và đẩy tấm lưng nhễ nhại mồ hôi của hắn đi ra phía cửa. Sau đó chàng đóng kỹ cửa lại và nằm vật xuống chiếc ghế sofa kê sát tường. Căn buồng hoàn toàn chìm trong yên lặng. Bao nhiêu năm rồi, ánh đèn vẫn chỉ in bóng lủi thủi của chàng trên nếp tường vôi. Nhưng khác hẳn mọi lần, hôm nay Ba Sinh cảm thấy căn buồng trở nên rộng mênh mông và trống trải lạ thường. Như một căn nhà tan hoang sau một cơn bão tố, ở đây gần ba ngàn cuốn sách đã bị đánh văng ra khỏi vị trí êm ả thường ngày. Một vài cuốn bị xé bìa, nằm tơi tả lây lất trên lối đi. Tất cả những cuốn sách còn lại đã bị “giải” đi. Chúng nó như những linh hồn sinh động, có tiếng nói riêng, có cuộc đời riêng, và hiển nhiên đã có cùng chung với nhau một số phận.

Trong mấy giờ ngắn ngủi, cuộc gắn bó giữa chàng và những cuốn sách với linh hồn sinh động ấy đã hoàn toàn chấm dứt. Căn nhà kể từ nay chỉ còn đúng nghĩa có mỗi một mình chàng. Sinh có cảm giác như vừa bị một nhát kéo cắt lìa mối dây liên lạc giữa chàng với muôn ngàn kỷ niệm trong dĩ vãng. Cho đến giờ phút này chàng mới thấm thía cuộc đời lủi thủi cô độc của mình.

Ngày xưa chàng vẫn thường tự hào nói với bạn bè: “Sách là người bạn duy nhất trung thành với mình mà không bao giờ biết phản bội”. Điều đó có nghĩa là chàng tin tưởng ở sách sẽ bầu bạn với mình suốt cả cuộc đời. Sự thật tưởng là sẽ đương nhiên, nhưng có ai ngờ đến hai chữ đổi đời.Bây giờ, giống như gã mù thổi kèn dạo bị cấm đoán tất cả những bài nhạc quen thuộc, Ba Sinh cũng bị tước đoạt đến cả cái thú đọc sách và chăm sóc tủ sách cố hữu của chàng. Ngay đến cả những hiểu biết, những rung động, những nhận thức của chàng được nuôi dưỡng từ bao năm nay trong thế giới của sách bây giờ cũng bị những nỗ lực mới muốn bứng cho bật rễ lên, tiêu hủy đi để gieo trồng bằng những hạt nhân của những nhận thức mới.

Trong một buổi học tập đường lối văn nghệ mới cho các giáo viên, Ba Sinh đã được nghe một cán bộ thuyết trình mạt sát các nhà văn dưới chế độ cũ đại để như: “Trong các tác phẩm của Duyên Anh, truyện “Con sáo của em tôi” là một truyện cực kỳ phản động. Hành động hai anh em đứa trẻ làm thịt con sáo nhân ngày giỗ mẹ đã đánh giá quá thấp tâm tư tình cảm của những người vô sản, bôi nhọ giai cấp vô sản một cách tinh vi và ác độc. Đó là một tác phẩm phản động nhất trong các tác phẩm của Duyên Anh”.

Nhóm nhà giáo như Ba Sinh ngồi ở dưới như muốn chết lặng đi vì cung cách nhận thức và đánh giá vấn đề theo cảm quan của những người thuộc chế độ mới. Không ai còn lạ gì tác phẩm “Con sáo của em tôi”. Nó đã được tuyển chọn để giảng dạy trong các sách giáo khoa và đã được trích giảng trong hầu hết các trường trung học thuộc chế độ trước. Như thế, cứ với cung cách này thì sẽ không còn điều gì mà sẽ không bị lên án, bị kết tội phản động, và chẳng còn điều gì dính líu với chế độ cũ lại còn có lý do để tồn tại.

Bài giảng về “Con sáo của em tôi” hiển nhiên đã báo hiệu trước những cơn dao động lớn lao, khốc liệt tróc gốc, tróc rễ, liên hệ tới toàn bộ cơ cấu sinh hoạt ớ miền Nam. Nó đã được phát biểu lên rất rõ ràng, đượm thêm vẻ huênh hoang, lộ liễu, chẳng cần giấu giếm quanh co. Điều đó khiến cho không ai có thể lầm lẫn hay mơ ngủ được nữa. Những ý nghĩ đó đã làm cho Ba Sinh vơi bớt được nỗi tiếc xót khi trong một sớm một chiều, cả một tủ sách quý bị xâm phạm, tiêu tan. Nhưng thay vào đó lòng chàng bỗng dâng lên một niềm đau thương khôn tả, niềm đau của kẻ mất đời sống bình dị hàng ngày, mất bạn bè, mất dĩ vãng, mất cả chỗ đứng của mình ngay trên phần đất của quê hương.

Lưu đầy trên xứ lạ hẳn sẽ đầy dẫy những tủi nhục nhưng bị lưu đầy ngay trên tổ quốc của mình hẳn còn tủi nhục hơn. Đã bao ngày, tháng, chàng đi trong thành phố thân yêu quen thuộc này mà thấy như đi trong lòng một sa mạc hoang vu. Những ngọn cờ, những khẩu hiệu sắt máu, những bóng dáng cán bộ đồng phục tràn ngập phố phường, những khuôn mặt, những lời nói, những âm thanh của những bài nhạc chát chúa và muôn ngàn hình thức khác, tất cả đè nặng lên tâm tư người dân Sài Gòn cái cảm giác của người dân trong một thành phố bị chiếm đóng, hơn thế nữa, một thành phố bị xóa lên, xóa thói quen, xóa nền nếp, xóa cảm nghĩ, xóa dĩ vãng, xóa tất cả.

Thay vào đó là những mặc cảm phạm tội, những nỗi run sợ về tai họa có thể úp chụp lên gia đình mình bất cứ lúc nào trong bóng đêm khuya khoắt, và những cơn mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng, khi phải chứng kiến những cảnh tố giác, bôi nhọ, xâu xé lẫn nhau của những con người muốn tranh giành một chút đất sống trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó là một đám đông thầm lặng, câm nín, nhẫn nhục. Mọi người rút vào cái vỏ cá nhân yếu ớt của mình để mong được yên thân, được quên đi mặc dù chỉ là kéo dài thêm một cuộc sống đầy rẫy đắng cay và khổ nhục.
***

Rồi cũng cái đời sống đắng cay và khổ nhục ấy đã đánh văng Ba Sinh ra khỏi ngôi trường tiểu học thân thuộc mà chàng đã gắn bó ở đó từ bao năm nay. Từ một nhà giáo mẫu mực hiền hòa, nhỏ nhẹ, Ba Sinh đã biến thành một con người dầm mưa dãi nắng suốt ngày ở ngoài đường phố! Đạp xích lô, bán thuốc lá lẻ, bỏ mối bánh ngọt cho các tiệm ăn, vá ruột xe đạp ở các gốc cây đầu đường.

Cho đến một hôm, tình cờ Ba Sinh ghé ngang qua cửa hàng bán sách cũ ở một khu phố gần nhà. Căn nhà trước đây là một tiệm buôn đồ điện lạnh, chủ nhà chắc đã di tản từ ngày 30 tháng 4, nên bị tiếp thu và có một gia đình khác tới cư ngụ. Mọi dấu vết cũ đã bị thay đổi, ngoại trừ cái biển hiệu treo ở trên cao thì còn giữ nguyên vị trí cũ mặc dù nó cũng bị bôi xóa bằng vài nét chổi sơn nguệch ngoạc. Bây giờ, cánh cửa sắt đã được kéo lại gần sát, chỉ vừa một lối đi. Mé bên ngoài hàng hiên được bầy biện thêm hai cái kệ gỗ lớn trên chất đầy những cuốn sách, mặt bìa quay ra ngoài để ai đi ngang qua đều nhìn thấy rõ.

Chỉ cần liếc thoáng qua, Ba Sinh cũng đã nhận ra ngay những cuốn sách của các tác giả quen thuộc. Chàng xà vào như một kẻ có máu mê đỏ đen vừa nhìn thấy quân bài. Cả một dĩ vãng êm đềm cũ như chợt hiện về quây quần, chen chúc nhau trên những kệ hàng chật chội. Tên tuổi của các nhà văn xuất hiện cả ở đây, nhưng chính họ thì đã mỗi người một ngả, kẻ đã ra đi, người bị cầm tù, một số khác lang thang vất vưởng ở các vỉa hè thành phố để làm những nghề không phải là nghề, y như hoàn cảnh của chàng hiện nay.

Ba Sinh nhấc lên tay một tác phẩm quen thuộc. Chàng chợt sững sờ khi nhìn thấy những dấu vết cũ. Chàng đổi nhanh qua những cuốn khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả một tủ sách của chàng, tưởng đã tiêu tan ra thành bột giấy, nào ngờ vẫn còn nguyên vẹn ở đây. Ba Sinh mừng rỡ tưởng đến ngất xỉu đi, cái cảm giác choáng ngợp y hệt như một người vừa tìm lại được người thân sau bao tháng ngày được tin kẻ đó đã mất.

Bây giờ thì Ba Sinh mới chú ý đến người bán sách. Đó chỉ là một cô bé trạc tuổi mười lăm, nhìn cung cách ăn mặc, chàng đoán chắc cô ta thuộc thành phần gia đình dưới chế độ cũ. Nhưng có điều khác hơn, gia đình này phải là gia đình “cách mạng”, bởi vì nếu không, họ đã chẳng được điều vào cư ngụ trong một căn nhà đã bị tiếp thu, và nhất là lại khơi khơi bầy bán một tủ sách cũ toàn những sách được liệt kê là đồi trụy hay phản động.


Thật ra hiện tượng bầy bán sách cũ ngoài hè phố đã không hiếm xẩy ra ở Sài Gòn. Trên đường Bonard, dưới mắt các thanh niên mang băng đỏ và các cán bộ công an mặc đồng phục mầu lòng tôm, dân chợ trời Sài Gòn vẫn bầy sách la liệt trên các lấm ny-lon nhỏ. Đủ loại sách chống phá cách mạng. Từ cuốn “Về R” của Kim Nhật cho đến cuốn “Nước đã đến chân”, bản dịch tác phẩm chống Cộng mãnh liệt của Suzanne-Labin cũng vẫn còn bầy khơi khơi trước mắt mọi người qua lại. Tất nhiên là bất hợp pháp. Nhưng nhiệm vụ kiểm tra các loại sản phẩm văn hóa bị cấm đoán là của các toán Thông tin Văn hóa phường. Phường nào kiểm tra trong phạm vi phường đó. Những cuốn sách có nội dung ghê gớm đó, sau những màn ruồng xét gắt gao, nếu có xuất hiện trở lại trên thị trường đen thì còn ai có thể làm được điều đó ngoài chính những kẻ đã đi tịch thu!

Là nạn nhân của một cuộc ruồng xét dẫn tới sự mất mát toàn bộ tủ sách đã vun trồng từ bao nhiêu năm nay, đột nhiên nhìn lại những cuốn sách thân yêu, Ba Sinh ngạc nhiên thấy mình chỉ có một nỗi vui mừng mà không hề thấy tiếc xót. Có lẽ chàng đã coi sự mất mát là lẽ đương nhiên trong toàn thể sự mất mát chung của mọi người.

Hơn thế nữa, chàng đã tưởng toàn bộ tủ sách đã tả tơi trong một xưởng làm bột giấy nào đó thì trái lại, chúng vẫn còn được nguyên vẹn hình hài, được o bế, được bầy biện bởi một bàn tay chăm sóc gọn gàng, và hiển nhiên chúng vẫn được đóng nguyên vẹn vai trò cố hữu của mình, đó là: “Sách in ra là để được đọc”. Càng được nhiều người đọc, sách càng làm đúng chức năng của mình.
Từ những ý nghĩ đó, Ba Sinh không thấy giận, không thấy hiềm thù, mà chỉ nhìn cô bé bán hàng, mỉm miệng với cô ta một nụ cười thật tươi. Cô bé hỏi:
– Chú muốn mua sách gì?
Ba Sinh lắc đầu:
– Tất cả các sách này tôi đọc hết rồi. Tôi chỉ đứng xem lại thôi.

Câu trả lời của Ba Sinh làm một người đàn ông đứng cạnh đang lúi húi chọn sách, bỗng ngẩng đầu lên. Chàng nhận ngay ra ông ta là một cán bộ miền Bắc, do ở nước da, ở khuôn mặt, ở kiểu cắt tóc, ở bộ quần áo trên người và ở cả cái túi mang ngang hông đeo quàng qua vai bằng một sợi dây da nhỏ. Đột nhiên Ba Sinh cất lời trước:
– Mua mà đọc đi anh, toàn nhưng sách hay, mai mốt sẽ không bao giờ còn nữa.
Người cán bộ nhìn Ba Sinh một giây như thăm dò, đánh giá. Rồi như yên tâm về con người hãy còn đầy chất “Ngụy” của Ba Sinh, ông ta mỉm cười:
– Tôi mới vào Nam. Nhiều thứ sách quá, không biết đâu mà chọn cả.
Sinh hăng hái:
– Tôi chọn giùm cho. Tôi bảo đảm những cuốn này tôi đã đọc qua. Cuốn nào hay, cuốn nào dở tôi biết rất rõ.

Rồi Ba Sinh nhấc ra khỏi kệ một cuốn sách của Duyên Anh: Đây là cuốn Hoa Thiên Lý, toàn truyện ngắn tình cảm quê hương, gia đình rất có giá trị. Trong cuốn sách này tôi thích nhất truyện “Con sáo của em tôi”. Truyện “Con sáo của em tôi” đã được tuyển chọn giảng dạy trong các trường của toàn miền Nam. Văn điêu luyện. Trong sáng. Mẫu mực. Tình cảm gia đình, mẹ con, anh em cực kỳ cảm động. Một truyện tiêu biểu của một nhà văn tiêu biểu ở miền Nam.

Ba Sinh nói một thôi một hồi và quả nhiên có tác dụng mạnh mẽ đến sự chọn lựa của người cán bộ. Ông ta cầm cuốn sách lên ngắm nghía, mở từng trang, tần ngần rồi cuối cùng trả giá với cô bé bán sách. Lúc ông ta đi khỏi, nghiễm nhiên Ba Sinh trở thành người quen với cô hàng sách. Cô ta nói:
– Có chú đỡ quá. Hồi trước cháu cũng đọc sách, nhưng chỉ xem toàn loại sách Tuổi Hoa thôi. Còn những loại này, có nhiều cán bộ hỏi cháu nội dung, cháu mù tịt.

Sinh hỏi:
– Cháu bán thế này, cán bộ thông tin văn hóa phường cũng để yên cho cháu hả?
Cô bé khẽ nheo một bên mắt rồi khẽ mỉm cười:
– Cán bộ phường là ai? Những sách này cũng một đường dây đó mà ra cả. Họ tịch thu mười thì chỉ cho vào giấy vụn độ hai, ba thôi chú. Những sách quý thế này sức mấy mà đốt.
Cô bé như không cần giữ lời. Câu nói của cô lọt vào tai một anh cán bộ khác lúc đó cũng đang lúi húi giở từng trang trong bộ sách biên khảo của Nguyễn Hiến Lê. Anh ta khẽ ngừng tay ngẩng lên nhìn hai người. Ba Sinh nói:
– Sách học làm người của học giả Nguyễn Hiến Lê, rất nổi tiếng đấy.

Anh cán bộ trề môi:
– Miền Bắc đã là người từ bao nhiêu năm nay rồi, đâu cần phải học làm người như dân trong chế độ cũ.
Ba Sinh thấy người giận sôi lên, chàng rất muốn chín bỏ làm mười, nhưng cũng không thể nào bỏ qua câu nói đó được. Chàng cười khẩy:
– Người cũng năm bẩy loại người anh ơi… nói cho biết, học được thành người như chúng tôi cũng còn mệt lắm đó.
Anh cán bộ nhìn sững vào Ba Sinh. Đôi mắt của anh ta ngầu lên những tia giận dữ. Cô bé bán hàng thấy bầu không khí có vẻ gay go, vội vàng dàn hòa:
– Chú không thấy thích loại sách đó thì thôi. Còn nhiều loại khác. Có bộ kiếm hiệp của Kim Dung đây này. Nhiều người hỏi mua lắm đó chú.
Anh cán bộ nhún vai:

– Đọc làm gì những thứ kiếm hiệp nhảm nhí. Cô có sách của Lệ Hằng không? Nghe nói Lệ Hằng đọc được.
Chỉ một suýt nữa thì Ba Sinh phá lên cười. Sự thích thú chợt đến làm chàng quên ngay cơn giận dữ vừa rồi.
Chàng lựa ngay trên kệ sách độ ba, bốn tác phẩm của Lệ Hằng. Rồi chàng bắt đầu thao thao giới thiệu về nhà văn nữ này, như một đợt sóng mới ở miền Nam, mặc dù trong thâm tâm, một số sách của Lệ Hằng đối với chàng chỉ là những tác phầm làng nhàng. Cuối cùng thì Ba Sinh cũng bán giùm cho cô bé được cuốn “Bản Tango cuối cùng”. Cho đến lúc đó Ba Sinh mới chợt phát hiện ra rằng mình vừa bắn đi hai phát đạn văn hóa vào hàng ngũ bên kia một cách dễ dàng.

Những cuốn sách sẽ được lén lút mang về miền Bắc. Chúng nó sẽ được chuyền tay từ người này sang người khác… chúng nó sẽ có cơ hội đóng trọn thiên chức của mình. Sách hay phải có người đọc. Sách hay, nằm mốc trong một tủ sách là sách chết.
Những cuốn sách của Ba Sinh, sau một cơn tàn phá, không những chúng không chết mà lại còn hồi sinh một cách mạnh mẽ. Mỗi cuốn có một sứ mạng. Mỗi cuốn có một môi trường riêng. Ở trường học, ở nông trường, ở xí nghiệp, ở các công xưởng. Rõ ràng một mặt trận văn hóa đã hình thành với những viên đạn bất tử đang được bắn ra.

Dù nằm trong lao tù hay các trại cải tạo thì Duyên Anh, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam và hằng chục cây bút khác vẫn còn tiếp tục sứ mạng của mình. Cuộc chiến đấu tuy thầm lặng nhưng hữu hiệu hơn nhiều so với những trận đánh bằng xe tăng hay bom đạn trước đây. Những trận đánh mà mục tiêu là những trái tim, những tâm hồn. Ba Sinh không phải là người cầm bút, nhưng chàng vẫn có thể tham dự trận đánh cuối cùng này bằng vốn liếng đọc sách của mình.

Trong bầu không khí sinh hoạt ngột ngạt, đầy dẫy những nỗi tủi nhục, chán chường, bỗng Ba Sinh chợt tìm thấy ý nghĩa của một hành động, điều đó khiến cho chàng vui vẻ hẳn lên, như một cây khô vừa được tưới một gáo nước mát. Chàng bật lên cười thích thú và nhìn cô bé mỉm cười. Cô bé cũng đang tràn ngập niềm vui vì vừa bán được hai cuốn sách với giá hời. Cô ta nói:
– Chú “thuyết trình” hay quá. Chú có rảnh không? Thỉnh thoảng chú tới đây giúp cháu với nhé.
Ba Sinh trả lời:
– Chú sẽ tời, chú sẽ giúp cháu bán hết tất cả kệ sách này.

Cô bé reo lên:
– Cháu cám ơn chú rất nhiều.
Trong cái âm thanh trong trẻo của giọng nói cô bé mười lăm, Ba Sinh cũng tìm thấy một niềm vui cho chính mình. Chàng tự nhủ: “ Chính chú phải cám ơn cháu, vì cháu đã cho chú cơ hội tham dự trận đánh cuối cùng, ngay trong lòng đất của những kẻ vừa chiến thắng.”.
NHẬT TIẾN
Santa Ana, tháng 8, 1981

Sunday, February 26, 2017

TRẦN KIM ĐIỆP * SO SÁNH VIỆT VÀ HOA



Dân tộc Việt dân tộc Hoa
TRẦN KIM ĐIỆP



...theo sử gia, học giả lừng danh người Anh Toynbee trong bộ A Study of History thì "tự cổ chí kim thế giới có 32 nền văn minh, trong đó văn minh VN sánh ngang với các nền văn minh khác như Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp...".



Dân tộc Việt dân tộc Hoa


Học giả xã hội nổi tiếng Mark Weber xác quyết rằng: người Trung quốc là dân tộc không thành thật nhất thế giới.

Người Tàu bản chất khoác lác, khoe khoang, ngạo mạn… Chính trị gia Lương Khải Siêu nhận định: dân tộc tính Trung quốc là vũ đoán, giả dối và hèn hạ.


Triết gia Hồ Thích của "Phong trào Văn hoá mới" thì cho rằng: người Trung quốc không biết xấu hổ.
Học giả Đài loan Hạng Thoại trong cuốn sách «Nghiên cứu tính dân tộc của Trung quốc» đã nhận định:

người Trung quốc rất ngạo mạn, khinh rẻ người ngoại quốc.
Văn Hào Lỗ Tấn và nhà truyền giáo Mỹ A.H Smith cùng quan điểm là: người Trung quốc tự cao, tự đại và khinh thường người nước ngoài.
.................... .
Người Tàu cho rằng Vua của họ là con Trời (Thiên Tử ) và nước của họ là trung tâm tinh hoa của thế giới Trung hoa hay Trung quốc (thật ra tên này chỉ được đặt ra trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 dùng tuyên truyền chống nhà Mãn Thanh). Còn các nước khác Bắc Địch – Nam Man – Đông Di – Tây Nhung đều là Man - Di – Mọi - Rợ.

Họ cũng luôn rêu rao, với sự phụ hoạ của một số nhà khoa bảng VN mất gốc hoặc nhiễm nặng tư tưởng hủ nho, rằng "người Việt có nguồn gốc từ Tàu".
Ngày nay khoa học, kỹ thuật tiến bộ, những ngành khảo cổ,dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học... đã chứng minh về những khoác lác của Tàu là vô căn cứ.
Theo sử gia, học giả lừng danh người Anh Toynbee trong bộ A Study of History thì "tự cổ chí kim thế giới có 32 nền văn minh, trong đó văn minh VN sánh ngang với các nền văn minh khác như Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp...".

Theo ngành nhân chủng học thì nhân loại bắt nguồn từ Châu Phi. Khoảng 100.000 năm trước thì một số người Phi Châu tiến về Trung Đông và một nhánh đến Ấn Độ, Pakistan, trụ ở đây khoảng 10.000 năm. Sau đó đến sinh sống ở vùng Đông Nam Á và Nam Á.
(Người châu Phi gốc da đen, tóc xoăn, nhưng đến Á châu thì sắc da trở nên vàng, tóc thẳng, đến châu Âu thì da trở nên trắng).


Người Việt nguyên thuỷ lập nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã, chủ yếu sống bằng nông nghiệp cách nay khoảng 25.000 năm.


Từ 6.000 – 7.000 năm về trước, Tổ Tiên của người Việt đã thuần hoá được cây lúa hoang thành cây lúa nước (Oriza Sativa), mà theo các nhà nghiên cứu thế giới:

"nông nghiệp trồng lúa nước là khởi đầu của văn minh nhân loại".
Với thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi...


người Việt xưa đã biết trồng trọt rau, củ, quả, thuần hoá một số gia súc... tổ chức thành làng mạc, sống hợp quần theo nhân bản tạo thành nền văn hoá đặc thù của người Việt tiếp nối qua 4 nền văn hoá thật rõ nét:


- Văn hóa Hòa Bình:
Sau nền văn hoá khởi thuỷ Sơn Vi (huyện Phong Châu – Tỉnh Vĩnh Phú) thuộc hậu thời kỳ đồ đá (25.000 – 15000 năm trước) là nền văn hóa Hoà Bình - được quốc tế công nhận ngày 30.01.1932 tại đại hội các nhà sử học Viễn Đông họp tại Hà Nội
Văn Hoá Hoà Bình (15.000 – 10.000 năm trước) là văn hoá nông nghiệp, xóm làng sống hài hoà.


- Văn hoá Bắc Sơn: (10.000 – 6.000 năm trước)
Với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn mà cả thế giới đều biết. (xem Plus d'images pour ảnh chiếc rìu mài Bắc Sơn)



- Văn hoá Phùng Nguyên:
Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách nay khoảng 4.500 năm,là thời đại Vua Hùng dựng nước với nhiều di tích được tìm thấy ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng... Trong một mảnh sành khảo cổ người ta thấy có vỏ hạt thóc Oriza Sativa, dùng carbon 14 phân tích thì hạt lúa này có ít nhất 3.500 năm trước tây lịch. Theo Đại Học Otago - Tân Tây Lan và Hawai – Mỹ thì nó có trước hơn hạt lúa khai quật được ở Ấn Độ khoảng 1.000 năm.


- Văn hoá Đông Sơn:
Có niên đại cách nay khoảng 2.820 năm, nổi tiếng về

đồ đồng với trống đồng Ngọc Lũ mà thế giới biết tiếng.
(xem Plus d'images pour hình ảnh trống đồng ngọc lũ)



Ảnh bản đồ vùng văn hoá Hoàng Hà (đỏ) và Văn hoá Hoà Bình (xanh)




Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hoá Phùng Nguyên và Đông Sơn thì người Tàu thời đó sống vùng trung lưu sông Hoàng Hà, ngày nay thuộc 3 tỉnh Sơn Tây (quê hương của vua Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân ), Thiểm Tây (núi Kỳ, sông Vị – quê hương của nhà Chu từ 1.122 – 225 trước tây lịch) tạo nên nền văn hoá Hoàng Hà.
*(Văn hoá hiểu gọn là tất cả hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách ứng xử với thiên nhiên, xã hội, lịch sử...).


***
Từ nền văn hoá Hoà Bình, cùng với nhiều dân tộc khác ở Vùng Đông Nam Á, người Việt toả lên phương Bắc vượt sông Dương Tử đến tận Nam sông Hoàng Hà để sinh sống chủ yếu về nông nghiệp trồng lúa nước, lập nên các nước Bách Việt (U Việt – Chiết Giang, Mân Việt- Phúc Kiến, Đông Việt – Giang Tây, Nam Việt – Quảng Đông, Âu Việt – Lạc Việt - miền Bắc VN ngày nay... ).


Cho đến 300 năm trước công nguyên, do khác biệt về văn hoá (Tàu văn hoá du mục – Việt văn hoá nông ngiệp định cư) người Tàu vẫn chưa giao tiếp với giống dân Bách Việt.




Cuối thế kỷ thứ 3 trước tây lịch (ttl), nước Tần - 1 trong 17 nước nhỏ thời nhà Chu , là giống dân bán khai, đa số thuộc Khuyển – Nhung, nhưng chiến đấu giỏi trở thành một trong thất hùng (Tần, Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Sở, Tề).
Trong 9 năm (từ 230 ttl đến 221 ttl) Tướng Mông ĐIềm của Tần lần lượt chiến thắng Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề gồm thâu nước Tàu về một mối.
Triệu Chính (hay Doanh Chính con của Lả Bất Vi) lên ngôi xưng là Tần Thuỷ Hoàng (Thuỷ nghĩa là đầu tiên. Người Tàu qua những chuyện Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Lạng Tương Như... đều khinh ghét T.T.H và gọi y là BẠO CHÚA, nhưng sử gia Tư Mả Thiên do ngưỡng phục những thành tích của T.T.H, vì thời Tần nước Tàu là đế quốc lớn nhất thế giới, nên đã tôn xưng T.T.H là vị Hoàng Đế đầu tiên của nước Tàu).
Việc đánh giá về công – tội của T.T.H thì vô số sách vở của người Tàu đã đề cập. Dù khen hay chê, dưới thời T.T.H có những điều mà không ai có thể phủ nhận được là việc «đốt sách chôn học trò» (chôn 460 người. Thời Mao Trạch Đông chôn và xử tử hơn 4 vạn 6 nghìn cổ Nho, trí thức trong đợt cách mạng văn hoá vì Mao cho rằng Khổng – Nho là nguồn cội của mọi xấu xa trong chế độ phong kiến). Xây "vạn lý trường thành" để ngăn sự xâm lăng của Hung Nô - dù vậy vẫn không cản được các bộ tộc du mục phương Bắc thỉnh thoảng tràn sang cướp phá, bắt Tàu phải triều cống như nhà Tống (120 triệu dân) triều cống cho Bộ Tộc Liêu (chỉ 5 triệu rưởi dân), thậm chí phải gả công chúa Tàu để cầu hoà (Năm 33 ttl cống Chiêu Quân - Vương Tường cho Hồ Hàn Tà -chúa Hung Nô. Năm 609, Tuỳ Dạng Đế gả công chúa Nghĩa Thành cho Khả Hãn Thuỷ Tất...).
Nhưng do không biết xấu hổ nên người Tàu luôn hãnh diện VLTT là kỳ quan để che đậy ô nhục về sự yếu kém trước các nước địch bé nhỏ ở phương Bắc.
Thực ra những kẻ đề cao T.T.H thường chỉ vì bản chất khoác lác cố hữu của người Tàu, chứ công thống nhất nước Tàu không phải do T.T.H. Rồi khi lên ngôi năm 13 tuổi, sau lưng y vẫn do Lã Bất Vi nhiếp chính, Lý Tư là Thừa Tướng, Mông Điềm là Nguyên Soái, đến 22 tuổi T.T.H mới chính thức là vua điều hành việc nước.
Bản chất thật của T.T.H nổi bật ở 2 lãnh vực «thích thống trị» (bành trướng lãnh thổ bằng bạo lực) và "ham hưởng thụ" (xây cung Hàm Dương, Cung A Phòng... gom tất cả mỹ nữ trong nước về để hưởng lạc). Ngoài ra vì muốn được hưởng thụ lâu dài T.T.H còn ra lệnh cho các đạo sĩ đi khắp nơi tìm dược thảo quý về luyện thuốc trường sinh, nhưng dù dùng thuốc trường sinh ông ta chỉ sống đến 49 tuổi. Truyền thuyết về sự ra đời của nước Nhật Bản là do T.T.H sai Từ Phúc ra quần đảo này để tìm thuốc quý. (xem -Sự huyền bí của việc Từ Phúc đi Nhật - CRI)



Tranh hoạ Từ Phúc đi Nhật


Thời nhà Tần, nước Tàu có khoảng 20 triệu dân, T.T.H đã sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục các nước thuộc Bách Việt. Lần lượt họ chiếm được Chiết Giang, Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), Tượng Quận (một phần của Bắc Việt - Âu lạc của An Dương Vương).
Riêng ở Lạc Việt, phải đánh nhau ròng rã trong 10 năm ,cuối cùng Đồ Thư bị phục kích giết chết. Triệu Đà 1 tướng khác của nhà Tần gốc người Nam Định phải dùng mưu nội gián mới hạ được thành Cổ Loa diệt được Thục Phán (xem Truyện truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy).


Ảnh bản đồ nước Văn Lang

Sau đó, Triệu Đà sáp nhập xứ Văn Lang (Âu – Lạc Việt), Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam (Châu Nhai)... lập thành Đế quốc Nam Việt.
Khi vua Gia Long Nguyễn Ánh thần phục nhà Thanh, năm 1802 cử Trịnh Hoài Đức đi sứ đem trả lại sắc ấn của Thanh triều phong cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Thanh vì vẫn còn khiếp sợ bài học do Nguyễn Huệ dạy cho năm Kỷ Dậu 1789 - 29 vạn quân Thanh bị đánh tan tành, sợ quốc hiệu Nam Việt sẽ tái lập quốc hiệu thời Triệu Đà (năm 179 ttl) và nếu nước Việt mạnh lên sẽ đòi lại những đất đai cũ của nước Nam Việt nghĩa là phía Đông đến Phúc Kiến và phía Bắc đến Hà Nam, nếu kể cả Chiêm Thành (Lâm Ấp) và Chân Lạp thì nước Việt sẽ trở thành một đại cường quốc nằm sát nước Tàu về phía Nam. Do đó, vua Thanh chỉ thuận cho quốc hiệu nước ta là Việt Nam.
Đến đời nhà Hán, năm 135 ttl Tàu chiếm được Mân Việt, năm 111 chiếm Nam Việt, ít năm sau chiếm luôn Đông Việt. Như vậy, cho đến thế kỷ thứ nhất, các nước thuộc Bách Việt đều đã bị Tàu sáp nhập và đồng hoá, trừ Âu- Lạc Việt tuy cũng bị chiếm đóng nhưng luôn kiên cường đấu tranh chống sự đồng hoá của Tàu.


***
Trong hơn 10 thế kỷ (111 năm ttl + 938 năm) đô hộ nước ta, người Tàu thâm độc luôn tìm mọi cách để đồng hoá dòng giống Âu – Lạc Việt như:
- Sau khi thắng hai Bà TRƯNG, Mã Viện đã đày 300 thủ lĩnh Việt sang Hà Nam (Kim Lăng), thi hành lệnh vua Hán Quang Vũ huỷ văn hoá Việt như đốt sách hoặc tịch thu mang về Tàu, huỷ tất cả trống đồng để đúc thành đồng trụ với lời đe doạ "đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt", áp đặt luật cai trị khắt khe của nhà Hán.
- Những Thái thú Tàu như Nhâm Diên, Tích Quang, Sỹ Nhiếp ra sức cưỡng ép người Việt phải theo Hán học và nếp sống của người Hán.(Riêng Nhâm Diên là Thái thú Cửu Chân thời Hán Quang Vũ, mà người Tàu khoác lác là đã dạy cho người Việt lễ nghĩa thì tôn thờ một vị Thầy gốc Bách Việt là Đổng Trọng Nghi như Thánh sống???.
Còn Sỹ Nhiếp sinh quán Quảng Tây, là người giả nhân, giả nghĩa để lấy lòng dân bị trị địa phương nhằm vơ vét của cải quý triều cống cho cả Hán và Ngô theo sách lược đu dây để gia tộc y được vinh thân. Vua Tự Đức nhận xét: Sỹ Nhiếp chẳng qua là Thái thú nhà Hán, tuỳ thời nịnh hót, cầu sao cho mình được an toàn, chứ không có mưu lược, tài giỏi chi cả...).
- Minh Thành Tổ, ngày 21.08.1408 ban sắc chỉ cho Chu Năng, Hoàng Phúc,Trương Phụ, Mộc Thạnh đốt sạch sách vở, văn tự của người Việt trừ 95 bộ sách và tài liệu quý mang về Tàu (trong đó có tài liệu chế thuốc súng và súng thần công của Hồ Nguyên Trừng – con Hồ Quý Ly…).
- ...............
Hơn 10 thế kỷ đô hộ hà khắc và vô cùng thâm hiểm nhằm đồng hoá người Việt, Tàu vẫn hoàn toàn thất bại trước sức đề kháng kiêu hùng của dòng giống Lạc Việt, nhưng Tôn Dật Tiên (tức Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở Quảng Đông) cha đẻ của thuyết Tam Dân (Dân tộc, Dân sinh, Dân quyền) là người gốc Bách Việt bị Tàu đồng hoá lại dám miệt thị dân tộc Việt. (Trong lần T.D.T thăm viếng quốc Dân Đảng Nhật Bản. Lãnh tụ QDĐ Nhật là Khuyển Dưỡng Nghị hỏi T.D.T: "Tiên sinh từng viếng Hà Nội, xin cho nhận định về dân tộc VN. T.D.T đáp: "VN từng bị chúng tôi (Tàu) đô hộ hơn 1.000 năm, Pháp đô hộ gần 100 năm, dân tộc ấy chỉ có TƯ TƯỞNG NÔ LỆ". K.D.N không đồng ý: "Thưa tiên sinh, trước sự bành trướng của TQ tất cả các nước khác thuộc Bách Việt đều bị đồng hoá trừ Âu –Lạc Việt. Một dân tộc như thế không thế nào có tư tưởng nô lệ...“. T.D.T xấu hổ vì biết K.D.N khinh sự mất gốc của y).
Người Tàu đông dân, bản chất cực kỳ tham lam, hiếu chiến, qua các đời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều chủ trương "cùng binh độc vũ» tức dùng quân đội để đàn áp, nên việc họ xâm lăng tất cả các nước láng giềng: Triều Tiên (Cao Lâu Ly), Nga La Tư, Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam... là điều không khó để giải thích và việc họ chiếm đóng, đô hộ VN hơn nghìn năm là có thật, nhưng vì đó mà cho rằng "nguồn gốc của người Việt từ Tàu là KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT".



Vì hồi thế kỷ thứ 13, Mông Cổ (chỉ 2 triệu rưởi dân) từng đô hộ nước Tàu (80 triệu dân) 97 năm và từ thế kỷ thứ 17 Mãn Châu (1 triệu dân) từng đô hộ nước Tàu (150 triệu dân) 267 năm. Chẳng lẻ nguồn gốc người Tàu là từ Mông Cổ hoặc Mãn Châu???.


Nhà văn Lỗ Tấn và Vương Sóc (người nổi tiếng chỉ sau Kim Dung và Lỗ Tấn) đã nhận định thật hóm hỉnh về bản chất không biết xấu hổ của người Tàu: «Tất cả dân tộc Hán hiện nay đều coi những kẻ xâm lược ngoại tộc như Thành Cát Tư Hãn, Càn Long... là anh hùng của dân tộc mình».

***
Vì sự khác biệt giữa nền văn hoá du mục của Tàu và văn hoá nông nghiệp định cư của người Việt, nên giữa người Tàu và người Việt có vô số điều khác nhau:


- Người Tàu chuộng sức mạnh, hiếu chiến, thích đánh nhau, coi rẻ mạng người. Thời nhà Chu, trong 242 năm đã có 483 trận đánh nhau, 36 vụ giết vua. Riêng trong trận Trường Bình năm 260 ttl giữa Tần và Triệu, quân Triệu bị chết 5 vạn và 40 vạn hàng binh bị Tướng Bạch Khởi của Tần giết sạch trong một đêm (tổng cộng 450.000 người chết).


Cùng thời và trước đó (thời mà Phật, Chúa chưa ra đời) người Việt do bản chất hiếu hoà, chuộng nhân nghĩa đã biết sống hài hoà trong các làng mạc...
Trong suốt 18 đời Hùng Vương không hề có chiến tranh.


- Người Tàu trọng nam, khinh nữ. "Nhất Nam viết hữu, thập nữ viết vô"
Trong thời nhà Chu phụ nữ bị chà đạp phẩm giá, bị mua bán như súc vật: cha bán con gái, chồng bán vợ... Giới quan lại hoặc người giàu thường mua nhiều phụ nữ để làm hầu thiếp, nô lệ tình dục hoặc tôi đòi nên có câu ngạn ngữ "mua phụ nữ như mua ngựa, thích thì cởi, không thích thì bán".
Ngay như thi hào Bạch Cư Dị với 4.000 bài thơ - nổi tiếng nhất bài «Tỳ bà hành»(xem Bài thơ: Tỳ bà hành - 琵琶行 (Bạch Cư Dị ), giả nhân giả nghĩa cảm thông với giai cấp nghèo khó thấp hèn, nhưng cũng đã mua nhiều thiếu nữ tuổi 14–15 còn trinh tiết để hưởng lạc theo quan niệm "ích thọ" , khi những thiếu nữ này 19–20 thì đem ra chợ bán chung với các loại gia súc khác.
Riêng thời Hán Vũ Đế, năm 101 ttl trong cung Minh Quang có hơn 2.000 cung nữ tuổi từ 15 đến 20 còn trinh tiết (kiểm tra bằng thủ cung sa). Vì số cung nữ quá nhiều, không có cách chọn nên vua đã để dê tự ý kéo xe vào phòng cung nữ nào thì hành lạc với cung nữ đó (vua HVĐ dùng xe do dê kéo). Nhiều cung nữ khôn lanh đã rắc lá dâu trước phòng để dụ dê vào, nên có câu "xe dê nọ rắc lá dâu mới vào".
Quản Trọng (725 -645 ttl) người đã giúp Tề Hoàn Công đứng đầu ngũ Bá, nhưng cũng là người đẻ ra Kỷ viện quốc doanh để lấy thuế cho ngân sách nước Tề bằng thân xác của người phụ nữ
Ngay cả Khổng Tử (Vạn thế sư biểu) trong Kinh Xuân Thu cũng đề ra thuyết tam tòng để trói buộc phụ nữ luôn nô lệ cho đàn ông «tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử».
Ngoài ra từ thời nhà Tống đã đẻ ra tục lệ man rợ bó chân tồn tại đến thế kỷ 20 đã khiến vô số phụ nữ bị tàn tật và lệ thuộc vào người khác



Người Việt thì từ xa xưa đã xem trọng phụ nữ, trong gia đình để chỉ người Vợ thì gọi là Nội Tướng (ngay không là người, giống cái cũng được xem trọng như chữ cái, sông cái, ngón cái...). Trong kho tàng văn chương VN, phụ nữ, nhất là vai trò của người MẸ luôn được đề cập nhiều nhất, quý trọng nhất.
Trong lịch sử thì không ít bậc anh thư đã làm rạng danh dân tộc Việt như hai Bà TRƯNG , Bà TRIỆU, Bà BÙI THỊ XUÂN (nữ Đô đốc tài giỏi thời Tây Sơn)...
Riêng về Bà TRIỆU (225 – 248) tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh quán tỉnh Thanh Hoá, đẹp, giỏi võ nghệ có chí lớn đấu tranh chống lại sự đô hộ tàn ác của giặc Đông Ngô nên đã cùng Anh là Triệu quốc Đạt chiêu mộ binh mã đánh chiếm quận lỵ Tư Phổ (cạnh sông Mã) của tướng Ngô - Tiết Kính Hàn. Vua Ngô phải cử Lục Dận (cháu của Lục Tổn) đem binh hùng tướng mạnh đánh nhau với Bà TRIỆU (T.Q.Đ đã chết) ròng rã 6 tháng. Thế cùng lực tận nghĩa quân bị tan rả ở căn cứ Bồ Điền, Bà TRIỆU tự tử chết ở tuổi 23.
Tuy không thành công đuổi giặc Tàu, nhưng Bà TRIỆU đã lưu danh thơm muôn thủa trong sử sách VN cũng như đã để lại câu danh ngôn mà cả thế giới chưa có nữ lưu nào sánh nổi: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".
Bà TRIỆU, người đã khiến giặc Ngô phải vô cùng sợ hãi gọi Bà là Lệ Hải Bà Vương (thấy vương bà sợ phải khóc) và truyền tụng với nhau:
Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
Trong cổ sử thì ghi bà TRIỆU là TRIỆU Nữ (thiếu nữ họ TRIỆU), nhưng do bản chất xấu của người Tàu trong Giao Chỉ ký và Nam Việt chí (thế kỷ thứ 4 – 5) họ đã khinh bạc Bà là TRIỆU ẨU (Ẩu là mụ).
Ngoài ra Bà TRIỆU rất đẹp nên được xưng tụng là Nhuỵ Kiều Tướng Quân (vị Tướng yêu kiều) thì Giao Chỉ ký ghi: "vùng Thanh Hoá có thiếu nữ họ TRIỆU vú dài 3 thước (thước xưa bằng 40 cm nay, tức vú Bà TRIỆU dài 1m20) không lấy chồng, hợp đảng cướp bóc, luôn mặc áo ngắn màu vàng, cưởi voi chiến đấu, sau chết làm thần".


- Về ngôn ngữ thì từ xa xưa người Việt cả nước đã có chung tiếng nói.

Trong khi người Tàu thì có đến 8 quan thoại đại phương ngôn, mỗi địa phương thường có tiếng nói khác nhau như tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ... nhưng phải đến cuối đời Thanh (do Chu Văn Hùng vận động năm 1906) mới có tiếng Quan thoại phổ thông để thống nhất (thống nhất chữ viết nhưng về tiếng nói vẫn còn nhiều thứ khác nhau, thí dụ tiếng Thượng Hải, Đài Sơn, Khách Gia...
Riêng Đài Loan, ngôn ngữ chính thức tuy cũng dùng tiếng quan thoại phổ thông, nhưng qua nhiều nghiên cứu sâu rộng dựa trên cơ sở khoa học của các học giả ĐL, gần đây người Đài Loan qua tuyên bố của các Cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển xác quyết là «đảo quốc Đài Loan không phải của Tàu». (xem Đài Loan (đảo).
- Về phong tục, tập quán sống thì sự khác biệt giữa người Tàu và người Việt càng rõ nét:
Từ nghìn xưa, do đòi hỏi của nền nông nghiệp lúa nước nên người Việt cổ đã sống định cư thành làng mạc, ở nhà sàn (để tránh thú dữ và lũ lụt); thức ăn di chuyển bằng ghe thuyền;thuc an chủ yếu là cơm, rau, củ, quả, cá, ít thịt, nước chấm chính là nước mắm; cách xưng hô thì thật đa dạng (nội, ngoại, ông, bà, cô, dì, chú, thím...); mặc váy, áo yếm, tứ thân, bà ba, áo dài...
Còn người Tàu cổ theo nếp sống du mục, du canh nên lúc đầu ở trong những lều, bạt, mãi về sau cướp được lãnh thổ của Bách Việt, do đòi hỏi của dân địa phương định canh nên đến thế kỷ thứ 11 mới sống thành làng mạc: thức ăn chính là mì, bánh bao, thịt, mỡ, nước chấm là xì dầu (thủa xa xưa người Tàu ăn bốc sau dùng đủa như dân Việt); cách xưng hô thì chỉ nị, ngộ như moi, toi, you, me của người Âu; phương tiện di chuyển chính thời du mục là ngựa (nên có câu ngạn ngữ để phân biệt phương tiện di chuyển của người Tàu và Bách Việt là "mã tầm mã, chu tầm chu" - chu là thuyền)…
Cũng vì giỏi cưởi ngựa, nhưng dở về thuyền bè nên người Tàu trong các trận thuỷ chiến đều thảm bại: trận Xích Bích, 2 lần xâm lăng Nhật Bản thời Nguyên – Mông, 2 lần trên sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương T.Q.T…
..................
* Giữa người Tàu và người Việt vì văn hoá khác nhau nên có vô số điều khác biệt, nhưng trong phạm vi hạn hẹp của bài viết không thể kể ra hết.

Người Tàu khởi thuỷ sống ở lưu vực Nam sông Hoàng Hà (với diện tích đất đai của ST, HN, TC tổng cộng là 528.800 km2) với nền văn hoá du mục cổ Tungusic. Sau đó nhờ xâm lăng lân bang, tiếp xúc được với những nền văn hoá khác: VH Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ), VH Tibetan (Khương), VH Bách Việt trồng lúa nước. Họ đã tiếp thu vô số điều hay của những nền văn hoá này (theo học giả Joseph Neeham tác giả của bộ sách vĩ đại Science and Civilization in China hơn 10.000 trang đã liệt kê 25 truyền thống mang đặc trưng của văn hoá Hoà Bình của người Việt cổ, du nhập vào đại lục Trung quốc theo vết chân di cư của mình), nhưng do bản chất cao ngạo, chuộng hư cấu và thích cường điệu nên những gì xấu Tàu luôn quy chụp cho người khác như:
- Khổng Tử (Vạn thế sư biểu nhờ bộ kinh Xuân Thu ghi lại những gì thấy được do ngao du rồi đem đúc kết, hệ thống hoá chớ không hề sáng tác - ngộ thuật nhi bất trước) khi ca tụng Quản Trọng đã cho rằng: "cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức (diệt di) của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta (người Tàu) phải gióc tóc và cài áo bên trái trở thành người mọi rợ rồi (người Bách Việt) ".
K.T đã khéo léo dùng cái ưu điểm của văn hoá Bách việt làm lợi cho nước Tàu, nhưng lại mạ lỵ người Bách Việt là MỌI RỢ.
Trong khi học giả có tư tưởng tiến bộ Lương Khải Siêu (1873 - 1929) thừa nhận rằng: "Trung quốc có nguồn gốc du mục nhưng nhờ bành trướng về phương Nam, tiếp xúc với nền văn hoá nông nghiệp Bách Việt mà cuộc sống của người dân được khá hơn và nền văn hoá Hoàng Hà cũng phong phú hơn".


- Người Tàu thường cao ngạo cho là thuộc dòng dõi HÁN TỘC, nhưng không hề xác minh được là vì sao.
Nếu xét về nguồn cội thì trước Hán đã có Chu, Tần (Qín = Chín) mà người Âu phát âm là Chine. Nếu xét về thời mà lảnh thổ Tàu xưa được bành trướng rộng nhất thì phải là thời nhà NGUYÊN. Nếu xét về thời đại tồn tại lâu dài thì nhà Chu được 901 năm, nhà Hán chỉ 442 năm. Nếu xét về sự tài giỏi thì Hán Cao Tổ Lưu Bang chỉ là tên vô học nhưng


nhờ những người gốc Bách Việt như Tiêu Hà, Hàn Tín, Phàn Khoái,Bành Việt... giúp mới diệt được Sở Vương Hạng Võ lập nên nhà Hán.


Nếu xét về mặt đạo đức thì Lã Hậu vợ của Lưu Bang là người đàn bà độc ác nhất trong 9 phụ nữ độc ác nhất của lịch sử Tàu (xem LÃ HẬU man rợ nhất lịch sử Trung quốc). Ngoài ra Hán Vũ Đế thì hoang dâm (có hơn 2.000 cung nữ...) hung ác, giết người không gớm tay: giết 2 Thừa Tướng, 2 Hoàng Hậu, 1 Thái Tử, 2 Công Chúa, 2 Hoàng Tôn... "kinh đô ngập máu mấy vạn xác người".
................
Có thể (?) nhờ Đổng Trọng Thư (lý thuyết gia của đế quốc Hán – người ngưỡng mộ Khổng Tử) đã "hư cấu hoá" triều đại "Nho học độc tôn" đầu tiên, thành chủng tộc duy nhất mà họ mệnh danh là "Hán tộc", nhưng ngay như Tôn Dật Tiên cũng đã nhận định "Hán tộc là một chủng tộc hư cấu, không đoàn kết - (ví như 1 chậu cát)":
- Người Tàu còn có tánh xấu là những gì hay, tốt của người khác thường nhận vơ là của mình.
Trong "tứ đại phát minh" của Tàu (la bàn, thuốc súng, làm giấy, in) thì:
* Người chế thuốc súng và súng Thần Công đầu tiên là Hồ Nguyên Trừng (con Hồ Quý Ly). Nếu Tàu cho là đã chế được từ đời Tống thì khi Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh sang Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu sao quân Tàu không đem súng ra chống trả để khỏi bị thảm bại? và tại sao khi diệt được nhà Hồ thì họ cần gì xử dụng H.N.T như Bộ trưởng Bộ Công binh để chế súng thần công???
* Người phát minh về làm giấy là Thái Luân - người Bách Việt sống thời Đông Hán
* Người Tàu khoe rằng vua Thần Nông là người đầu tiên uống trà và tục uống trà của họ đã có từ 5.000 năm trước (xem Thần Nông ).
Thực ra đời Đường, Cao Biền (làm Tiết Độ Sứ cai trị nước ta đã mang trà ngon của người Việt đem về Tàu.
Do đó từ đời Đinh LIỄN , danh sách cống phẩm cho Tàu có thêm trà Tước Thiệt. Vả lại,vua Thần Nông sống vùng Hoàng Hà, mùa Đông lạnh -15° đến- 20°C cây trà làm sao sống nổi?.
* Người Tàu cho rằng đạo Phật được truyền từ Tàu sang xứ ta. Thật ra thời Tam quốc, chính vua Ngô Tôn Quyền đã mời thiền sư nổi tiếng Khuông Tăng Hội (người tỉnh Bắc Ninh- Giao Châu) sang giảng kinh, xây chùa. Sau đó từ trung tâm Phật giáo Luy Lâu phát triển đến Bành Thành và Lạc Dương của Tàu (xem Thiền Sư Khương Tăng Hội )
................
Như nhận định của nhiều học giả quốc tế và cả người Tàu cũng thừa nhận là "bản chất của người Tàu: cao ngạo, không đoàn kết và hiếu chiến..." nên nước có chiến tranh triền miên (đi xâm lược, nội loạn, bị đô hộ), đến cuối hậu bán thế kỷ thứ 20, nước Tàu vẫn chưa phát triển, đa số dân ít học, sống về nông nghiệp vất vả, nghèo khó, do đó họ thường phải di cư đến sống ở những xứ khác.
Người Tàu đến VN thường để tránh hoạ binh đao (kể cả Mạc Cửu, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch...) hoặc vì nghèo khó... chẳng mấy ai tiếp thu được Tứ Thư, Ngũ Kinh, nên nhìn chung trình độ hiểu biết không nhiều, do đó cũng dễ bị phỉnh như:
Thờ Quan Thánh Đế Quân, trong khi Quan Công (Quan Vân Trường) nhân vật thực thời Tam quốc chỉ là viên Tướng hữu dõng vô mưu, cao ngạo, được La Quán Trung ở thế kỷ 14 đánh bóng, thêm thắt tính TRUNG – DŨNG vào bộ Tam quốc chí của Trần Thọ tk3. Nhà Thanh sau đó, huyền thoại hoá QC để phục vụ cho ý đồ "hoá giải phong trào phản Thanh, phục Minh của Thiên Địa hội".
Thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, thời nhà Tống cách nay hơn 900 năm, ở tỉnh Phúc Kiến, cô gái dệt vải tên Lâm Mặc Nương nhờ "thần giao cách cảm hay thiên lý nhãn" thấy được cha và anh đang gặp nạn ngoài biển (ghe chìm vì bị bão) bèn đưa tay cứu vớt được người anh... (xem Thiên Hậu Thánh mẫu). Vua Tống sắc phong cho bà L.M.N là Thần Nữ. Sau này được dân chúng thờ phụng như vị thần phù hộ cho người đi trên sông biển.
Thờ Ông Bổn, tức Bổn quốc Công Trịnh Hoà, ông này gốc người Á Rạp đạo Hồi tên Mã Hoà, Mã Tam Bảo. Năm 1382, Chu Đế vâng lệnh cha là Minh Thái Tổ đi bình định Côn Minh diệt ổ kháng cự Mông Cổ và tàn sát tất cả ai sống sót - trong đó có cha của Mã Hoà. Lúc đó M.H 11 tuổi chỉ bị thiến, bắt làm thái giám, đổi tên là Trịnh Hoà phục vụ cho hoàng tử Chu Đế và rất được tin dùng. Sau khi Minh Thái Tổ chết, Lưu Đế thành công trong việc tranh ngôi với Huệ Đế. H.Đ phải chạy ra biển trốn. Để trừ hậu hoạ, vua Vĩnh Lạc (Chu Đế) phong cho Trịnh Hoà làm Đô Đốc (dù chưa bao giờ đi biển) lập một đoàn thuyền truy nả Huệ Đế, nhưng không tìm được. Từ 1405 Đến 1422, Trịnh Hoà thực hiện 6 chuyến hải trình, lần thứ 4 đến tận Ba Tư, lần 5 và 6 đến tận Somalia và Kenya. Năm 1435, Minh Tuyên Tông qua đời, nước Tàu theo chính sách "bế quan toả cảng" nên đoàn thuyền của T.H hoàn toàn nằm ụ và các tài liệu về các cuộc hải trình bị tiêu huỷ... (xem Trịnh Hòa).
Như vậy, đoàn thuyền của Trịnh Hoà đi lại trên biển TBD và ÂĐD mục đích lúc đầu là để truy nả Huệ Vương, nhân tiện là giao tế và thương mại chớ không hề có ý khám phá và chiếm hữu.
Riêng việc Tưởng Giới Thạch năm 1949 và hiện nay Trung Cộng tuyên bố chủ quyền về đường lưỡi bò trên biển Đông thì theo Toà Án quốc Tế La Haye là hoàn toàn phi pháp.
Bản đồ đường lưỡi bò



Với phán quyết của toà án La Haye về đường lưỡi bò 9 đoạn khiến cho cả thế giới biết thêm về sự tham lam của người Tàu, nhưng với các nước lân bang của Tàu thì chẳng có gì lạ vì nó là sự tiếp nối của "Hội chứng Đại Hán tộc" tức chủ nghĩa bành trướng có từ Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang đến Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông hay Tập Cận Bình hiện nay (Tàu có diện tích xưa là 528.800 km2, nay xấp xỉ 9,6 triệu km2).
Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, do tính toán sai lầm của Hoa Kỳ, các nước tư bản đổ xô đến vổ béo cho Tàu khiến họ trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", nhờ giàu có, chủ nghĩa bành trướng của Tàu ngày nay đang là cái hoạ của thế giới.
Riêng Việt Nam, từ Tần Thuỷ Hoàng đã muốn chiếm VN để tiến sâu xuống phương Nam, nhưng dù trăm phương nghìn kế, hơn 2 thiên niên kỷ qua, Tàu vẫn không nhổ được cái gai VN.

Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam với dân tộc tính kiên cường, bất khuất, vừa chiến đấu chống kẻ thù hung hiểm, vừa xây dựng đất nước, ngoài ra còn là tiền đồn của thế giới tự do ngăn sự bành trướng của CS muốn nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.
Chính Cựu Thủ tướng Singapore đã thú nhận: "nếu không có VNCH và máu của người Việt thì các nước ĐNA không có thời giờ để tạo được sự phồn thịnh như hiện nay".
Tiếc thay, vì sự phản bội của đồng minh, đã bán đứng VN cho lũ hậu duệ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai độc hại đã khiến VN trở nên nghèo nàn, lạc hậu và đang trên đà mất nước.
Kẻ thù truyền kiếp của VN là Tàu. Rút kinh nghiệm mấy nghìn năm thất bại, Tàu cộng hiện nay đang dụng sách lược mới cực kỳ hiểm độc, đồng lúc tấn công VN trên mọi lãnh vực: quân sự (cướp HS, TS, vùng biên giới...), kinh tế, đầu độc dân Việt (về thức ăn, thức uống), khống chế nước thượng nguồn để huỷ diệt nền nông nghiệp VN vùng đồng bằng Cửu Long và sông Hồng... Nhưng hiểm độc nhất là TC dùng văn hoá du mục, nguỵ trang thêm cái mặt nạ Khổng Nho xảo quyệt * (sẽ chứng minh sau) với sự tiếp tay của đảng cướp VC để huỷ diệt dân tộc tính truyền thống của VN, khiến tuổi trẻ VN mất định hướng tương lai, trở nên bạc nhược, không còn ý chí đấu tranh.
Mất đất đai, mất tài nguyên, trở nên nghèo nàn... là QUỐC NẠN tuy cũng nguy hiểm nhưng nếu ta giữ vững tinh thần dân tộc thì vẫn có ngày tạo dựng lại được (gương Do Thái).
Nhưng nếu đánh mất dân tộc tính, để cho văn hoá ngoại lai CS ngự trị thì đó là DÂN TỘC NẠN, chắc chắn nước sẽ mất, dân tộc sẽ bị diệt vong.
Chuyện liên quan giữa nước ta và nước Tàu thì dù viết trăm quyển sách vẫn chưa nói đủ, nhưng vì vận mệnh cực kỳ đen tối của đất nước, tôi viết bài này chỉ với mục đích góp tiếng chuông báo động, thiết tha kêu gọi những ai còn thờ ơ, vô cảm, hãy sớm thức tỉnh để cùng cả dân tộc đoàn kết, khôi phục lại truyền thống kiêu hùng của cha – ông, dẹp tan kẻ nội thù và ngoại xâm để kiến tạo một nước Việt Nam phú cường.


Paris, 16.01.2017
HQ. Trần Kim Điệp

No comments:

Post a Comment