Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

NGHỆ SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Hình Nghệ Sĩ VNCH qua báo Trắng Đen 1973












 
Xin cùng nhau ôn lại dĩ vãng khi nhìn lại mấy ảnh nghệ sĩ từng vang bống một thời.
Không biết các bạn có nhận ra tất cả các nam nữ nghệ sĩ trong nhữnh hình sau đây hay không?
alt


alt


alt



alt
  Thẩm Thúy Hằng : Rất xinh, được mệnh danh là Người Đẹp Bình Dương có nét đẹp hơi Tây Phương và thường đóng phim với Trần Quang. Tui chỉ thấy cô hơi giống Phương Hồng Ngọc và nhận thấy Ngọc xinh hơn Hằng qua phim Tứ Quái SG với La Thoại Tân. Còn nhớ ai đó trong bà con 37 năm trước đã phê bình TTH là thấy her trong phim là thấy her tắm hà
Kim Cương : Trước 75, gia đình tôi thường xem kịch của bả, thường đóng chung với Vân Hùng trên đài THVN9. Bà rất có tài kịch nghệ nhưng tiếc là VC nằm vùng, uổng công chính quyền QG từng coi trọng bả!
Kiều Chinh Bà này có đống Người Tình Không Chân Dung nhưng tui biết bà qua bộ Chân Trời Tím đóng chung với Hùng Cường, một phim khá mát mẽ của thời đó. Bà tiếp tục nỗi tiếng trong cộng đồng người Việt tại US sau 75. Và cũng tham gia nhiều phim đóng chung với Âu Mỹ nhưng theo đương sự bà rất thích hợp trong vai cô cán bộ Xây Dựng Nông Thôn
Trần Quang : Tuy không nỗi tiếng bằng Trần QUang Thái của ShawBrothers của đầu thập niên 70, nhưng dân SG ít ai mà không biết ông, với bộ râu (khác xa Râu Ché) rất duyên Dáng, tán gái rất giỏi đây Ông hay đóng chung với Thẩm Thúy Hằng như đã nói, có khi đóng cặp với Thanh Lan. Người ta bao Người Đẹp Vì Lụa nhưng đối với 1 số phụ nữ SG, Trần Quang, him đẹp vì Râu


alt



Hùynh Thanh Trà
Á cái tên lâu lắm rùi tui không nghe nhắc lại. Ông hay đóng kịch chung với Kiều Phượng Loan trên TH. Và có tham gia vài phim trước 75 như hình trên.

Ngọc Phu
Cha này khi xưa chuyên hại nhiều đời Hoa nên tui không thích lắm.

Ngọc Đức
Từng là chồng của Phương Hồng Ngọc, có lần tui gặp ông trước chợ Tang Frère Q13 Paris gần tiệm ThuyNga. Ông ăn mặc rất bình dân với áo thun với chiếc tà lỏn. Hình như ông rất đồng cảnh ngộ với NS Lam Phương : Tôi Đã Lầm Đưa Em Sang Đây
Rùi em dông tuốt qua Cali bỏ tui ở lại Paris Tối Tăm với nỗi hận tình triền Miên. Không biết có cảnh :



Hận Đời Cắt Tóc Đi Tu
Hận Gái Thì Cut Con Cu Đi Chùa

...hay không? Nhớ khi xưa ông rất đẹp trai tuy mập mạp, nhưng hay đóng những vai Sở Khanh trên đài. Vậy mà sau 75, qua Pháp (ông có dân Tây) ông bị Sở Nữ chơi một cú đau đớn như Lam Phương!

Đoàn Châu Mậu
Trước 75, nhà ông ở đường Lý Trần Quán gần Les Lauriers. Gương mặt thật cô hồn, đóng vai ma hay VC nằm vùng rất thích hợp, nhất là trong phim Lệ Đá, chắc huynh NSG biết vì ông đã lấy cảnh xa lộ Biên Hòa trong phim này. Như lời gợi ý của cậu HH hôm nọ, không biết ông có mậu cày tơ không đây? Nhưng mà Tiểu Thơ Càng Long ui, Đoàn Châu Mậu... lúi thì làm seo nhậu free hoài đây?


alt


alt


alt

Túy Phượng + Túy Hoa
Nữ Hoàng Twist khi xưa? Cũng mập mạp như mẹ, hay đóng kịch và phim nhưng tui thấy mẹ cô bà Túy Hoa hay hơn và thường đóng vai hoặc độc ác hay hài hước. Nghe nói cuối đời bà rất nghèo sống gần chợ bà Chiểu như bà điên, và tụi con nít mất dzậy hay trêu chọc bà

Năm Châu
Ông này gương mặt như ma chỉ thua Đoàn Châu Mậu tí, nhưng được đóng nhác ma Thẩm Thúy Hằng trong chương trình Lúc Không Giờ cuối thập niên 60 trên băng tầng số 9 SG. Hễ 12 đêm là ông bước ra từ chiếc hòm giơ 2 tay đi tìm Thẩm Thúy Hằng nghe nói bị đau tim.

Tường Vi
Bà này chẳng thua gì bà Mai Lan của Dạ Lý Hương nhưng chỉ đóng kịch hay phim chung với Hoàng Mai. Đanh đá, độc ác (trong vai diễn), cho bà đóng vai dì ghẻ thì số dách.
Hoàng Mai
Lời lẽ mộc mạc nhưng rõ ràng của người Nam. Ông hay đóng chung với Tường Vi, hút ống điếu. Ông đã dạy ta câu tiếng Tây rất hay :
Sọt Ti Đờ Le Ra Góc Me Ngồi Chờ

alt

Việt Hùng : Nam ca sĩ CL, chồng của Ngọc Nuôi trước 75, ông chạy qua US được còn vợ ông kẹt lại SG, sau này mới bảo lãnh qua US cuối đời. Ông chuyên đóng vai độc, sở khanh như qua vở Con Gái Chị Hằng trước 75. Vao những năm 80 khi mà video CL ở hãi ngoại rất hiếm, ông đã đóng thêm vài vở như Tuyệt Tình Ca với Kim Tuyến. Ông Cò Q9 này chỉ thua Cò Hương của 4R tí thui.

Tam Phan
Dân BK Chín Nút đây. Không biết có ghiền Cầy Tơ không, chớ tay cầm sợi dây, tay kia cầm cây phan vào đầu chó (Tam Phan = phan 3 lần?) thì tàn ác quá. Có lẻ ông chỉ phan vao đầu VC Có tham gia vài phim. Tôi nhớ xưa có xem phim Tôi Muốn Sống của ông. Cái cảnh 2 dân BV vượt biển bằng chiếc ghe nhỏ xíu và khi 1 anh hô : À tàu QG kìa bạn ơi thì ông kia bị cá mập táp mất 1 chân. Thế nhưng dù thương phế binh nhưng được sống trong tự do vẫn còn hơn. Tàn tật ư? Nhưng...'Chúng Tôi Muốn Sống' là vậy.
La Thoại Tân
Đẹp trai, Tây học, chẳng hiểu sao ông chuyển qua hài? Tui rất ghiền 45 phút kịch vui của ông trên đài THVN. Qua US sau 75, ông hay thích hát nhiều bài nhạc chế mà chắc các tỉ huynh cũng từng nghe qua. Chữ La trong tiếng Pháp để chỉ giống cái, LTT rất thích đóng giả gái và nói giọng Bắc đó Tui thật bàng hoàng khi hay tin ông đã ra đi cách đây mấy năm.


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


***


Những ai từng biết bao Trắng Đen mà chủ nhiệm từng là ông Việt Đình Phương, ông đã qua đời năm 2010. Sau đây là bài báo về việc ông từ trần :

Được tin cư sĩ Tịnh Hải tức ông Việt Định Phương, tên thật Phạm Thu Trước, nguyên chủ nhiệm báo Trắng Đen trước năm 1975, đang trọng bệnh trong tình trạng hấp hối. (Và đã qua đời vào ngày 10-2-2010 tại California)

Ông là một người viết báo và làm báo chuyên nghiệp ở Sài Gòn từ đầu những năm 1960, từng đi kháng chiến 9 năm chống Pháp (45-54) với một số văn nghệ sĩ khác trong vùng bưng biền Nam Bộ. Khi làm tờ Trắng Đen ở Sài Gòn, tờ nhật báo được xem là chạy nhất lúc đó hơn cả những báo đối lập với chánh quyền Sài Gòn cũ như Tin Sáng, Đại Dân Tộc, chỉ với lý do làm báo chuyên nghiệp vì mọi người.

Sau 1975, ông Việt Định Phương di tản qua Mỹ sinh sống và tái bản lại tờ Trắng Đen cho người Việt tỵ nạn đọc. Nhưng với xu thế chính trị lúc bấy giờ, không ai có thể vượt qua quỹ đạo của lòng hận thù, sự mất mát vừa xảy ra không lâu. Ở Việt Nam lúc đó lên án ông chống đối với nhà nước XHCN mới thành hình ở miền Nam, khi đưa Võ Đại Tôn về nước. Từ đó ông không tham gia vào chính trị nữa, cả hai ông bà Việt Định Phương mở đường hồi hướng công đức, trở thành cư sĩ tại gia với pháp danh Tịnh Hải.

Cuối năm 2008 bà Trúc Hà tức bà Việt Định Phương qua đời, để lại trong ông nỗi nhớ thương người vợ hiền nên sinh bệnh từ đó đến giờ, đồng thời ông cũng xa lánh tất cả mọi người không liên lạc với bất cứ hình thức nào, thân cũng như sơ. Ngày ngày với sức cùng lực kiệt chỉ mong tiếng kinh kệ xin siêu thoát linh hồn cho người vợ vừa quá vãng, cùng hồi hướng, tịnh độ chúng sanh ở mọi nơi trên trái đất hãy quên lòng “tham sân si” luôn còn tồn tại trong lòng mọi người

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG * VĂN NGHỆ SĨ VNCH

Tưởng niệm văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hoà

HoangHaiThuy1

 Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp

Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp

Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ

Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Thơ Vũ Hoàng Chương
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.
Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.

Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp  đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp.
Năm 1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót  Mặc Thu.
Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,”  tôi, kẻ mất nước sống buồn những ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ những ngày xưa và những người nay không còn nữa, cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.Ðiệp bay ra biển sương mù,Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
***
lexuyen  Lê Xuyên Chú Tư Cầu
lexuyen
Lê Xuyên Chú Tư Cầu

Lê Xuyên Chú Tư Cầu

Giữa Sài Gòn dâu biển tang thươngVỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy HươngBỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.Cu ky trong Vùng Bão LửaChú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002.  Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.
*
*   *
Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn

 

Vô đề, Vô danh, Vô lọai

Vạc bay rã cánh cuối trờiDiễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.Ðá buồn, biển nhớ mịt mùngÂm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!
*
*   *
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
VŨ HOÀNG CHƯƠNG

VŨ HOÀNG CHƯƠNG

Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tayHương mùa thu mất ngậm ngùi bay.Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,Trần ai nào lấm được trời mây.Người về ngôi cũ, Thơ trầm NhạcTàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.Cười vang một tiếng, tan tinh đẩuSáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
*
*   *

buigiang

Bùi Giáng

Lá cồn hay lá hoa cồn?Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.Em về rũ yếm mù sươngNgàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.Mân-rô ơi, có đêm nàoMồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.Lá cồn hoa cũng lên cồnMười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOACỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:
Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần  may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!  Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho  nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.”  Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000: Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứPhù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minhNửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.Ú ớ liên tồn vi diệu ngữẬm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc câyHỏi Em có biết chiều nay mấy giờMưa nguồn đổ xuống trang thơLá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
*
*   *
 NGUYỄN MẠNH CÔN

NGUYỄN MẠNH CÔN

NGUYỄN MẠNH CÔN

Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.Sông Rây nước chẩy, mây trôi.Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết câySông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Công ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,Sông Rây hết nước thì đây mới về. 
*
*   *

duonghungcuong

Dương Hùng Cường

Chém cha bọn Cộng trâu bòCà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.Phi trường đèn tắt, điện luLái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh,  rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.  Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
*
*   *

hoangvinhloc

Đạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC

Người Tình mất hết chân tayTrái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.Sài Gòn Bến Cũ mù sươngNhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
*
*   *

hieuchan 

Nhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT

Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ BáiChí Hòa lao ngục thở hơi tàn.La Khê Công Tử Hiếu ChânNói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.
*
*   *

phamthienthu 

Phạm Thiên Thư

Ai về hỏi Phạm Thiên ThưNgày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?Ðộng Hoa Vàng có tên nhauSao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?Hẹn nhau tròn cuộc nhau nàySao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.

HOÀNG HẢI THỦY * SỐNG VÀ CHẾT Ở SAIGON

SỐNG và CHẾT ở Sài Gòn

MINH ÐĂNG KHÁNH, Diễn viên thủ vai Ðại Tá trong phim NGƯỜI TÌNH không CHÂN DUNG.
Năm 1989, ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, con tôi lên trại thăm tôi, đem đến cho tôi quyển Life and Death in Shanghai của Nữ sĩ Nien Cheng – Sống và Chết ở Thượng Hải, tác giả bà Trịnh Niệm. Sách mới toanh vừa được xuất bản ở Hoa Kỳ, do một người bạn từ Hoà Kỳ về thăm Sài Gòn đem đến nhà cho tôi.
Năm 1989, những cấm đoán ở Trại Tù Z 30 A được nới lỏng, tôi đem được quyển sách vào Trại. Tôi đọc rồi đưa cho Trí Siêu đọc. Ðầu năm 1990 tôi vĩnh biệt Z 30 A, quyển Life and Death in Shanghai được để lại trong trại cho các bạn tù.
Năm 1995 tôi sang Kỳ Hoa, từ đó tôi viết một số bài về cuộc sống, cái chết của các bạn tôi ở Sài Gòn sau năm 1975. Năm 2000, tôi chọn một số bài để xuất bản thành sách. Nhớ đến tác phẩm  Sống và Chết ở Thượng Hải, tôi đặt tên Tuyển Tập của tôi là Sống và Chết ở Sài Gòn.
Tháng Năm 2011, tôi thấy bài viết của TIM NGUYỄN trên Tạp Chí TRẺ, tác giả nhắc đến Sống và Chết ở Sài Gòn. Ðây là bài “Gặp gỡ ở Huế. thời trẻ.”  TIM NGUYỄN viết ngày 14 tháng 12, 2010
Những hồi ức thời nhỏ thường là trong sáng. Và thường là đẹp. Bởi lúc đó hồn ta còn như tấm gương,  ta tiếp nhận mọi chuyện với vẻ trung thực, từ bóng nắng, màu sương cho tới những hẹn hò, gặp gỡ. Cho nên có nhà thơ Pháp nói rằng những bông hoa đầu tiên trong cuộc đời thơm thật là thơm.
Nhưng hồi ức, dù là hồi ức tuổi nhỏ êm đềm, cũng cần  một hoàn cảnh  để sống lại. Với tôi, đó là một tác phẩm văn chương.
Vâng, tập Ký “ Sống & Chết  ở Sài Gòn” của Hoàng Hải Thủy đã cho tôi trở về một thời xưa. Thời tôi là sinh viên ở Sài Gòn, tất nhiên. Nhưng còn về một thời xa hơn nữa, do những hồi ức về Trần Lê Nguyễn và Minh Ðăng Khánh làm sống lại trong tôi.
Xin bắt đầu bằng Quách Thoại. Cả ba người — Quách Thoại, Trần Lê Nguyễn, Minh Ðăng Khánh — tôi đều gặp lần đầu ở Huế. Có lần tôi đã viết về chuyện tôi gặp Quách Thoại:
Mùa hè ấy — cách đây nửa thế kỷ có hơn — tôi gặp Quách Thoại. Thoại khi anh từ Sài Gòn về lại Huế, anh định ẩn cư với đá và cây cùng chim muông. Thoại ăn mặc đẹp, dáng vẻ một dandy kiểu Baudelaire. Complet màu beige, mũ feutre. Tôi thì hãy còn là học sinh, đi chiếc xe đạp hiệu Saint Etienne sơn đen, có một cái chuông rất lớn, một porte — bagages rất chắc. Ngày ấy tôi có mấy  bài thơ, tùy bút, truyện ngắn được đăng trên Ðời Mới, Thẩm Mỹ…
Mùa hè ở Huế nóng như một cơn điên màu đỏ, nhưng có lúc chợt lãng đãng trong màu tím trôi trên sông. Hôm nay ngồi ở đây, thành phố miền đồng cỏ của nước Mỹ, tôi như  thấy lại hình ảnh Quách Thoại. Dáng anh cao, nghiêng, chiếc mũ dạ cũng nghiêng theo chiều gió, bước đi trên đường Lê Thái Tổ, dưới hàng cây, anh đi qua cầu, nhìn những lá đò trôi trên sông và dãy núi xa, mờ.
Một buổi chiều, chúng tôi họp mặt ở nhà anh Thái bên An Cựu, uống trà và nói chuyện thơ. Lần đầu tiên tôi nghe bài thơ “Như Băng Trường Tình” của Quách Thoại. Như Băng, một thời là người Thoại yêu, sau ẩn mình trong tu viện.
 Như Băng ơi, vì đâu mà lệ ứa ?
Ta khóc than nghĩ tủi phận đời ta.!
Chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh bèo dưới chân núi Ngự. Thoại vui, nói chuyện có duyên. Anh xanh, gầy, nhưng trong và sáng. Cuối buổi đi chơi, tôi chở Quách Thoại về miệt Bãi Dâu, trên chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ của tôi. Thoại ngồi sau xe, lật tờ Ðời Mới có đăng bài tôi, nói:
“Văn anh như văn Thạch Lam…”
Thời trẻ dại ấy, được nghe lời khen đó, tôi sướng lắm. Tôi chở Thoại về nơi anh ẩn cư. Giường anh nằm giữa hai dãy giường dài, chung quanh là những người gầy xanh như Thoại. Ðây là nơi dưỡng bệnh của những người bị lao phổi.
Sau 1956, tôi gặp lại Quách Thoại ở Sài Gòn. Quán cà phê Kim Sơn. Trên đường Catinat. Anh gầy và xơ xác đi nhiều lắm. Nhưng đôi mắt anh lấp lánh. Ðây là thời của anh và các bạn anh. Thời Tạp chí Sáng Tạo. Rồi mấy năm sau, anh mất. Với tôi, hình ảnh đẹp nhất của anh không phải là trên hè phố Sài Gòn mà là bên bờ sông Hương ở Huế. Và trong thơ:
Quách Thoại đi
giữa lòng cuộc đời
còn sót lẻ loi
một bông thược dược.
Cũng trong những năm tháng tôi còn là học sinh, tôi gặp Trần Lê Nguyễn. Dạo ấy, sau Hiệp định Genève 1954,  anh làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mùa Lúa Mới ở Huế. Một buổi sáng tôi đạp xe đến tòa báo trong Thành Nội, gặp Trần Lê Nguyễn. Anh gầy, râu ria, tóc bơ phờ. Tôi trao anh một bài thơ – bài “ Người Em Cách Một Nhịp Cầu.” Có những câu như:
Em về bên kia nhịp cầu
Không hẹn ngày mai gặp lại
Vì dòng sông ấy còn sâu
Vì máu dân mình còn chảy
Chắc gì những chuyện mai sau
Biên thùy xây bằng non ải…
Chỉ có thế thôi, chỉ là những điều có thể nhìn thấy trước được, ấy vậy mà bài thơ cũng bị ông Lam Giang đả kích nặng, cho là thân Cộng. Chuyện cũ tào lao, không kể lại dài dòng. Sau này, gặp lại Trần Lê Nguyễn ở Sài Gòn, anh nhớ ngay tên tôi và bài thơ. Một hai lần khác, gặp anh ở Quán Chùa, bắt tay chào hỏi, không có thân tình gì đặc biệt. Cho mãi đến sau 1982, tôi đi tù cải tạo về, chúng tôi mới gọi là quen thân bởi mối giao tình trong cơn nạn nước khi đám văn nghệ sĩ  thời trước bị cướp mất giấy bút, lang thang lề đường góc phố. Thường, mỗi buổi sáng, trước giờ tới một nhà nào đó dạy học chui, tôi ghé quán cà phê của Hồ Hoàng Ðài, ở ngõ hẻm đường Tự Ðức. Ở đây, tôi hay gặp Ðinh Cường, Trịnh Cung, Hồ Thành Ðức, Ðỗ Quang Em… Và Trần Lê Nguyễn. Anh cưỡi chiếc xe đạp tàng tàng, chở báo bán rao. Anh và tôi ngồi uống cà phê, nhắc tới Thanh Tâm Tuyền, và các họa sĩ  Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Bùi Xuân Phái… Thỉnh thoảng, tình cờ kiếm được tranh của những họa sĩ này, Trần Lê Nguyẽn mua, đem bán và cũng kiếm được ít tiền, đỡ khổ… Năm 1995, tôi bỏ nước ra đi, sau đó được tin Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu não rồi qua đời. Bây giờ, đọc Hoàng Hải Thủy, tôi biết thêm là trong những ngày còn sống, Trần Lê Nguyễn nhớ bạn, ngồi xích lô đi thăm. Trông anh tội nghiệp, nói  không ra lời.
Cũng ở Huế, thời nhỏ, tôi gặp Minh Ðăng Khánh. Quách Thoại có dáng rất thi sĩ, Trần Lê Nguyễn thì hơi bụi và khắc khổ. Minh Ðăng Khánh khác hẳn hai type nghệ sĩ nói trên, anh hoạt bát, thần sắc tươi nhuần, khỏe mạnh, yêu đời. Mái tóc anh dầy mầu bạch kim, khuôn mặt đầy, da nâu, anh  là mẫu người trong phim ảnh — anh là diễn viên điện ảnh, sau này họat động trong ngành. Dạo ấy, Khánh đang làm tờ Thẩm Mỹ, tôi có một hai bài thơ đăng trên báo đó, những bài Nhịp Bước Mùa Thu, Tháp Nắng. Ra Huế, Minh Ðăng Khánh nhắn các bạn anh muốn gặp tôi. Hình như cũng tại nhà anh Thái ở Bến Ngự, tôi được tái ngộ với Minh Ðăng Khánh. Anh nói chuyện bằng giọng Huế rất giỏi. Gặp nhau, kéo nhau đi cà phê, dạo phố, rồi chia tay. Sau này, ở Sài Gòn nhiều năm tôi không có dịp gặp Minh Ðăng Khánh. Thời gian trôi qua trong cơn lốc chiến tranh, rồi miền Nam sụp đổ, rồi trại tù khổ sai và những năm tháng oan khổ ở thành phố với đám chủ mới y trang súng sính (Thơ TTY).
Nay đọc “Sống & Chết ở Sài Gòn” của Hoàng Hải Thủy, tôi được biết Khánh đã chết. Tháng 3.1976, anh đi tù cải tạo chừng non năm. Về được ít lâu, Minh Ðăng Khánh cũng như Trần Lê Nguyễn, bị đột quỵ liệt nửa người, đi lại khó khăn. Mỗi lần đến nhà Hoàng Hải Thủy, anh lết lên thang gác nằm nói chuyện hằng giờ. Hoàng Hải Thủy thuật lại:
“… Cầu thang gác lửng gỗ, hẹp, Khánh lên thang bằng cách ngồi xoay lưng, nhấn chân nhổm đít lên từng bậc, lúc xuống cũng vậy. Vì Khánh lên xuống thang khó khăn như thế nên tôi giải quyết vấn đề tiểu tiện cho Khánh bằng cách lấy cái bô lên gác, tôi bưng bô cho Khánh đứng đái.”
Ôi kiếp người, nhất là nghệ sĩ dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, sao nhọc nhằn và đầy oan khốc!
TIM NGUYỄN
o O o

CÔNG TỬ HÀ ÐÔNG HOÀNG HẢI THUỶ viết về CHÚ TƯ CẦU LÊ XUYÊN

Trích trong Sống & Chết ở Sài Gòn
CHÚ TƯ CẦU LÊ XUYÊN, bán Thuốc Lá Lẻ Vỉa Hè Bà Hạt, Sài Gòn.
Từ ngày Việt Nam có tiểu thuyết — hình như — chỉ có một mình Lê Xuyên là người viết tiểu thuyết được anh em lấy tên nhân vật tiểu thuyết của mình để gọi. Từ năm 1965 chúng tôi gọi Lê Xuyên là Chú Tư Cầu, đôi khi ngắn gọn là Chú Tư, chúng tôi gọi Lê Xuyên là Chú Tư nhiều hơn chúng tôi gọi anh là Lê Xuyên. Vào khoảng những năm 1958, 1960 Lê Xuyên viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông “Chú Tư Cầu” đăng trên nhật báo Sàigònmai, có thể là trên nhật báo Dân Chúng – tôi không nhớ đúng.  Chú Tư Cầu là truyện dài đầu tay của anh, truyện hấp dẫn người đọc, Lê Xuyên nổi tiếng ngay từ đấy. Lê Xuyên được người đọc tiểu thuyết đăng trên báo biết tiếng cùng một lúc với Kim Dung qua những truyện Võ Lâm Ngũ Bá, Thần Ðiêu Ðại Hiệp.
Trong anh em chúng tôi ai là người thứ nhất gọi Lê Xuyên bằng cái tên thân thương là Chú Tư Cầu? Hình như là Ðằng Giao,  tôi nhớ tôi nghe Ðằng Giao là người thứ nhất dùng cái tên Chú Tư Cầu để gọi Lê Xuyên. Tôi không nhớ tôi gặp Lê Xuyên lần thứ nhất ở đâu. Tất nhiên là ở toà soạn một nhật báo, tôi không nhớ  báo nào. Như Thanh Nam, Lê Xuyên là người được có thể nói là tất cả anh em làng báo có cảm tình, thương mến. Lê Xuyên lỉm rỉm, ít nói, anh nghe nhiều hơn nói, không bao giờ to tiếng, không bao giờ cãi nhau hay phiền trách ai, cũng chẳng thấy có ai phiền tárch gì anh, anh không sài tiếng Ðức, không ăn tục, nói phét, không cờ bạc, không hút thuốc phiện, không nhậu la-dze, không ngồi cả nửa ngày ở tiệm nuớc uống la-dze, đấu láo như đa số anh em chúng tôi. Ðặc biệt anh quanh năm mặc áo sơ-mi cụt tay, áo bỏ ngoài quần, đi giép. Không phải mình tôi mà rất nhiều anh em tôi nói họ chưa một lần thấy Lê Xuyên đi giày tây, thắt ca-la-hoách. Có những năm Lê Xuyên, ngoài việc viết truyện, còn làm thư ký toà soạn nhật báo, ngồi toà soạn xào nấu tin tức, tiếng Pháp gọi là Xếp Qui-dzin; anh làm thư ký toà soạn tờ nhật báo Thời Thế của Hồ Anh những năm 1970, 1971, làm thư ký toà soạn nhật báo Ðại Dân Tộc từ năm 1973 đến ngày 30 Tháng Tư 1975.
Chú Tư Cầu Lê Xuyên không bao giờ viết về mình, chú toàn viết tiểu thuyết, không có chuyện chú viết Tạp Ghi văn nghệ, văn gừng, chú không viết truyện ngắn, chú không viết bài Xuân cho báo Xuân, báo Tết, chú cũng chẳng bao giờ nói về thân thế chú. Thành ra, nhiều anh em, trong số có tôi, biết rất ít nếu không nói là gần như không biết gì về đời tư của chú. Riêng tôi, tôi chỉ lờ mờ biết chú là đảng viên Ðảng Ðại Việt, chú từng đi tù vì tội chính trị trước năm 1954, dường như có thời chú bị tù ở Côn Ðảo; những năm 1951, 1952 chú là nhân viên toà soạn tờ báo Tự Quyết, cơ quan ngôn luận của Ðảng Ðại Việt – tôi không nhớ năm xưa ấy Tự Quyết là nhật báo hay tuần báo – chú cùng làm tờ Tự Quyết, toà soạn ở nhà in Long Giang, trong hẻm đường Võ Tánh, Sài Gòn, với anh Bảy Bớp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân. Những gì ít ỏi tôi biết về đời tư của chú đều do tôi nghe những người khác nói. Còn trong trường hợp nào chú kết hôn với cô Bắc kỳ Ðặng Thị Bạt, cháu gái của ông Cả Tề, một nhân vật nổi tiếng của Ðảng Ðại Việt, thì tôi hoàn toàn mù tịt. Chú Tư Cầu gặp cô cháu ông Cả Tề Ðại Việt ở Hà Nội trước năm 1954 hay ở Sài Gòn sau năm 1954? Tôi không biết. Nhiều anh em chúng tôi còn không biết cả tên thật của chú là Lê Bình Tăng.
Lê Xuyên thích hút thuốc lá Mỹ. Chuyện đó tôi biết chắc vì tôi từng nhiều lần đi mua dzùm thuốc lá cho chú. Ðó là những năm chú ngồi làm việc ở toà soạn nhật báo Thời Thế của Hồ Anh ở đường Lê Lai, nơi từng là toà soạn nhật báo Ngôn Luận một thời oanh liệt. Sau khi chính phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, nhật báo Ngôn Luận bị chính phủ mới đóng cửa, chủ nhiệm Hồ Anh chỉ còn tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Nếu tôi nhớ không lộn xộn thì mãi đến những năm 1970 Hồ Anh mới làm nhật báo Thời Thế. Nhưng thời làm nhật báo của Hồ Anh đã qua, tờ Thời Thế sống được nhưng khôngsống mạnh bằng một góc tờ Ngôn Luận.
Trong nhiều năm từ 1956 đến 1963 tôi viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông cho Ngôn Luận nên ngày nào tôi cũng đến toà soạn đưa bài. Những năm xưa huy hoàng ấy của Ngôn Luận buổi sáng toà soạn đầy anh em, làm việc vui, rộn rịp, người ra vào tấp nập. Ở đấy tôi gặp Từ Chung, rồi Thái Lân, Thái Linh, Vân Sơn, Phan Nghị, Hồng Dương, Tử Vi Lang, hai hoạ sĩ Huy Tường, Văn Hiếu. Khi Thời Thế ra đời, tôi cũng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông cho Thời Thế, tôi cũng gần như mỗi ngày đến toà soạn Thời Thế đưa bài. Nhưng toà soạn Thời Thế vắng tanh, chỉ có hai người ngồi thường trực: Chú Tư Cầu Lê Xuyên và ký giả Sức Voi Trần Quân. Trần Quân Sức Voi không phải là Anh Quân. Có những hôm tôi nói với Chú Tư Cầu:
– Ði mua thuốc lá đây. Có gửi mua không?
Những hôm có sẵn tiền, chú gửi tôi mua thuốc cho chú. Chúng tôi hút nặng, mỗi ngày tôi hút hai gói thuốc, chú hút khoảng một gói. Tôi thường đến mua thuốc lá ở những sạp của mấy chị bán thuốc lá trước cửa tiệm Kem Mai Hương đường Lê Lợi. Ở đấy thuốc Mỹ lúc nào cũng có và là thuốc mới, bao thuốc không bị phơi cả tháng trên sạp như ở những sạp nhỏ khác trong thành phố. Mỗi lần đến đó tôi mua hai tút, mỗi tút 10 gói, Chú Tư Cầu Lê Xuyên cũng thế. Những năm 1971, 1972 giá thuốc lá Mỹ ở Sài Gòn là 400 đồng một gói, mua cả tút 10 gói thì 3800 đồng. Chúng tôi cùng thích hút thuốc Pall Mall King Size. Mỗi lần mua thuốc lá như thế trong túi chúng tôi phải có ít nhất là 20.000 đồng, chúng tôi mới có thể chi ra 8.000 đồng cho thuốc lá. 10.000 đồng phải đem về đưa cho vợ.
Ða số anh em chúng tôi thường không ngồi được lâu trong toà soạn, chúng tôi chỉ đến toà soạn nhấp nháy rồi phú lỉnh đi ăn chơi. Dù có ngồi làm quy-dzin xào nấu, tức chọn, sửa, viết lại tin tức như Lê Xuyên tôi cũng không thể ngồi bền ở toà soạn bằng chú. Những năm ngồi ở toà soạn Thời Thế, ngoài việc làm báo Thời Thế, Lê Xuyên còn ngồi ở đó viết tiểu thuyết cho nhiều báo khác. Một cuộc tình đã đến với Lê Xuyên trong những năm chú ngồi ở toà soạn Thời Thế.
Chú Tư Cầu không nói gì về cuộc tình của chú, tôi cũng chẳng bao giờ hỏi chú về chuyện đó. Nhưng tôi biết cuộc tình ấy của chú. Duyên nợ hay định mệnh an bài, có một thiếu nữ con nhà lành nhà có máy điện thoại, nàng gọi điện thoại đến toà soạn Thời Thế để hỏi về chuyện văn nghệ văn gừng linh tinh, có thể  nàng là người đọc những tiểu thuyết của Lê Xuyên, biết chú làm việc ở đấy nên gọi điện thoại đến nói chuyện với chú. Chỉ biết là nàng phôn đến và chú tiếp chuyện nàng. Chú nỉ non với nàng sao đó mà cuộc tình tô-lô-phôn nở hoa, chú và nàng gặp nhau.
Thường thì những cuộc giao tình giữa những nữ độc giả ái mộ và những anh thợ viết phơi-ơ-tông Sài Gòn năm xưa vẫn không đi đến đâu. Ða số những anh thợ viết có chút tiếng tăm đều có vợ, có con đùm đề, mấy anh bận viết kiếm tiền, bận ăn chơi, chẳng anh nào có điều kiện tiền bạc và thì giờ để chiều các em nữ độc giả, chiều thôi, tức là ngồi rị mọ trả lời thư các em, ngồi cả giờ rỉ rả nói chuyện qua phôn mí các em, đưa các em đi ăn kem, đi xem xi-la-ma, lên xa lộ ngồi bên nhau trên thảm cỏ đếm sao trời..vv.., chưa nói gì đến chuyện bắt nhân tình, nhân bánh. Các anh thợ viết cũng đủ khôn ngoan để biết rằng có vợ, có con rồi mà còn lăng nhăng tình ái vẩn vương với mấy em nữ sinh con nhà lành là có ngày các anh thân bại, danh liệt, nôm na là có ngày các anh vỡ mặt. Các em nữ sinh lãng mạn vì mê tiểu thuyết nên muốn làm quen với văn sĩ, các em có thể cho làm tới đấy nhưng con gái nhà người ta, anh nào đụng vào là anh ấy bỏ mẹ. Rắc rối tơ nặng mà không ăn cái giải gì. Vì vậy đa số thợ viết rất ngại phải giao thiệp với các em nữ độc giả ái mộ. Nguyên nhân thứ hai làm cho những cuộc tình nữ độc giả ái mộ-văn sĩ Phơi-ơ-tông Giao Chỉ không nở hoa được là vì đừng gặp mặt văn sĩ thì các em nữ độc giả còn mơ mộng, gặp mặt văn sĩ là các em vỡ mộng: văn sĩ nhà ta ít anh đẹp trai, phong nhã lại càng hiếm có, đa số các anh không như hình ảnh nhà văn hào hoa các em tưởng tượng. Nhưng Chú Tư Cầu đã giao thiệp với nữ độc giả ái mộ và Thánh Tổ, vị Tổ Sư Văn Nghệ Văn Gừng, đã ban lộc cho chú, chú đã trúng lô độc đắc.
Những năm 1971, 1972, Chú Tư Cầu thân mến của chúng tôi là Thuyền Trưởng Hai Tầu, nhưng sự nghiệp Thuyền Trưởng Hai Tầu của chú êm đềm, thuận chèo, mát mái, kiêm thuận buồm, suôi gió. Hiền thê của chú, bà Chủ Tầu của chú, cô cháu gái ông bà Cả Tề Ðại Việt, tuyên bố một câu xanh rờn:
– Thằng chồng mình già rồi, may mắn được con gái hơ hớ nó thương, nó cho.. Như chồng mình trúng số độc đắc. Phải cho nó hưởng chứ!
Tháng Ba 1976 Công An Thành Hồ được lệnh mở chiến dịch bắt giam văn nghệ sĩ Sài Gòn, Chú Tư Cầu Lê Xuyên bị tó. Bị giam ở Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn Nhân Dân của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh, chừng mười tháng sau một số văn nghệ sĩ được gọi ra dự một khoá gọi là học tập cải tạo ngay trong nhà tù. Chừng một nửa số văn nghệ sĩ bị bắt được gọi ra “học”. Sau ba tháng “học tập chính trị” tất cả những người được “học” đều được thả về, gồm Hoàng Anh Tuấn, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Ðăng Khánh, Minh Vồ, Hồng Dương, Nguyễn Hữu Hiệu, Nhã Ca, Xuyên Sơn, Sao Biển, Ninh Chữ, Thân Trọng Kỳ..vv… Nửa số văn nghệ sĩ kia bị đưa đi trại tù khổ sai, gồm Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh, Duyên Anh, Ðằng Giao, Trần Dạ Từ, Trịnh Viết Thành, Lý Ðại Nguyên, Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Sĩ Tế, Choé Nguyễn Hải Chí, Mặc Thu, Thái Thuỷ, Tô Ngọc..vv.. Còn nhiều người nữa nhưng hôm nay tôi không nhớ tên.
Người trở về mái nhà xưa, người đi trại cải tạo.. Riêng Chú Tư Cầu Lê Xuyên vẫn nằm phơi rốn trong một phòng tù của Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, chú không đi trại tù khổ sai với anh em, chú cũng không trở về Bà Hạt với Thiếm Tư, chú cứ nằm đó cho đến ngày bọn công an Thành Hồ nhớ đến chú, chúng gọi chú ra, chúng hỏi:
– Chúng tôi đã giải quyết vụ văn nghệ sĩ các anh, một số được thả về, một số đi trại cải tạo. Anh không phải đi trại tức là anh ở trong số được thả về, sao anh không khiếu nại?
Thì ra ngay cả bọn công an Thành Hồ cũng chỉ biết Chú Tư Cầu tên là Lê Xuyên, chúng quên mất tên thật của chú là Lê Bình Tăng – có vẻ Lê Bỉnh Tăng hơn là Lê Bình Tăng — khi còng tay đưa chú vào tù, bọn công an Thành Hồ ghi  tên chú trong sồ tù là Lê Bình Tăng, trong danh sách văn nghệ sĩ được thả về chúng để tên chú là Lê Xuyên. Chúng tìm khắp sổ tù không thấy tên Lê Xuyên, chúng không nhớ, có thể tên xét tha không biết tên thật của chú là Lê Bình Tăng và trong sổ tù nhân Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu chỉ có tên người tù Lê Bình Tăng, chú cứ nằm trong tù cả năm sau bọn công an Sở mới móc chú ra và thả chú trở về đường Bà Hạt-Nguyễn Tri Phương. Tôi hỏi chú về chuyện ấy, chú nói:
– Chúng nó hỏi tôi thấy anh em được về sao tôi  không hỏi chúng nó về số phận tôi, tôi trả lời.. tôi yên tâm cải tạo.
Năm 1980 cùng ở tù ra chúng tôi gặp lại nhau trên đường phố Sài Gòn. Lê Xuyên đi lấy bánh ngọt trong một nhà làm bánh Ba Tầu ở Chợ Lớn, chú đạp xe đi giao bánh cho những tiệm nước. Công việc vất vả, tiền kiếm được chẳng là bao nhưng mỗi ngày có tí đỉnh tiền còm còn hơn không có đồng nào, và cần có việc làm cho hết thì giờ, ngồi không hết tháng này sang tháng khác muốn phát điên. Chú Tư Cầu đi lấy bánh chịu, chú đưa bánh cho các chỗ bán cũng chịu, chiều tối chú phải đi một vòng thu tiền trả cho chủ tiệm bánh. Như vậy ngày nào chú cũng phải đạp xe đi hai vòng trong thành phố. Có hôm tôi hẹn Lê Xuyên đến nhà tôi ăn cơm, nói chuyện. Khoảng năm, sáu giờ chiều trên đường đi thu tiền bánh, chú ghé vào nhà tôi. Sau xe đạp của chú là cái cần xế, trong cần xế có cái bơm xe đạp. Không phải loại bơm xe nhỏ mà là loại bơm bự như loại bơm  ta thấy ở những chỗ vá lốp xe, sửa xe máy ở hai bên vệ đường. Tôi hỏi chú mang theo cái bơm ấy làm chi, chú nói để chú bơm xe chú trên đường đi. Số là ruột cả hai cái ruột bánh xe của chú cùng bị mọt, tức có lỗ thủng nhỏ li ti, không thể vá được, đạp xe đi chừng một, hai giờ là bánh xe sì hết hơi, phải bơm lại. Không thể vào những chỗ sửa xe đạp mượn bơm để bơm, muốn mượn bơm phải trả tiền. Những ngày ấy nhờ anh xửa xe bơm thì một bánh xe 1 đồng, mượn bơm bơm lấy thì trả 5 cắc. Ngày nào cũng đi 10 tiếng đồng hồ mà mỗi ngày năm lần bơm xe thì tiền đâu mà chi. Mà mua ruột xe mới để thay thì chú không có tiền.
Sau ngày khốn nạn 30 Tháng Tư, người Sài Gòn trở lại xe đạp. Thành phố tang thương chỉ có xe đạp và xe đạp. Săm lốp, đồ phụ tùng xe đạp rất đắt. Ði bỏ bánh như Lê Xuyên một ngày đạp xe rạc cẳng chỉ kiếm được khoảng 10 đồng, chú không thể có tiền mua cái ruột bánh xe đạp mới giá 100 đồng.
Ðến năm 1983, 1984, Lê Xuyên ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè gần ngã tư Bà Hạt-Ngô Quyền. Mỗi lần đi xe đạp qua  đó tôi thường tạt vào thăm chú, chúng tôi nói với nhau đôi ba câu. Mỗi lần tôi đến chú mời tôi một điếu Pall Mall.
Với cái mũ vải trên đầu, Lê Xuyên ngồi đó rất bền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Chú nói 11 giờ trưa chú mới ăn sáng, 5 giờ chiều ăn cơm trưa. Cơm nước do con chú nhà gần đấy mang ra. Chú nói:
– Ngồi vỉa hè cực lắm. Con gái chịu không nổi đâu. Nắng gió, tàn phai nhan sắc ghê lắm…
Chú nói đúng. Chú ngồi cả ngày dưới mái hiên bằng tôn của một tiệm nước Ba Tầu. Muà nắng, hơi nóng trên mái tôn đè xuống, hơi nóng trên mặt đường phả lên, má Tây Thi, Chiêu Quân cũng nám.
Rồi những ngày những tháng lại theo nhau qua.. Năm 1984 Công An Thành Hồ cho xe bông đến nhà rước tôi đi lần thứ hai. Sáu mùa sầu riêng trổ gai sau tôi trở về mái nhà xưa lần thứ hai, tôi trở lại ngã tư Bà Hạt-Ngô Quyền, Chú Tư Cầu Lê Xuyên thân mến của tôi vẫn ngồi sau cái tủ kính nhỏ bán thuốc lá lẻ ở đó như năm cũ. Sáu năm gặp lại nhau bên tủ thuốc lá vỉa hè, chú đưa cho tôi nguyên một gói Pall Mall. Một buổi sáng cuối năm 1994 vợ chồng tôi lên phi cơ ở phi trường Tân Sơn Nhất bay sang Mỹ. Năm 2001 tôi được tin Lê Xuyên bại liệt…
Buổi chiều cuối xuân, đầu hạ ở xứ người, tôi thả hồn tôi về ngã tư Bà Hạt-Ngô Quyền, Chú Tư Cầu Lê Xuyên của tôi vẫn ngồi đó, với cái mũ vải mầu sám trắng trên đầu, hàng ria mép nhiều sợi bạc, ánh mắt năm xưa hóm hỉnh nay đã trầm tư, tôi nghe lại tiếng chú nói với tôi một chiều nào xưa;
– Bây giờ tôi biết thế nào là “tri thiên mệnh”, ông ạ!
Chú đã ra đi. Chú là người bạn văn ra đi mới nhất của tôi; trước chú là Trọng Nguyên, Minh Ðăng Khánh, Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang Bố Già, anh Nguyễn Mạnh Côn, anh Vũ Bằng, anh Trần Việt Sơn, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường tức Dê Húc Càn, Xuyên Sơn, Minh Vồ Nguyễn Văn Minh, Trần Lê Nguyễn, Hoàng Thư…
Sách Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, xuất bản ở Hoa Kỳ, ghi trong mục Danh Biểu:
LÊ XUYÊN Tên thật Lê Bình Tăng. Sinh ngày 1-11-1927 tại Cần Thơ.
Tác phẩm Chú Tư Cầu (1965), Ðêm Không Cùng (1965), Rặng Trâm Bầu (1965), Vợ Thầy Hương (1968), Kinh Cầu Muống (1968), Vùng Bão Lửa (1969), Nguyệt Ðồng Xoài (1970).
Trong thư mục quảng cáo sách của những nhà xuất bản ở Hoa Kỳ thấy có 4 quyển của Lê Xuyên: Rặng Trâm Bầu, Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Vùng Bão Lửa. Nhiều báo Việt ở Hoa Kỳ đăng đi, đăng lại những tiểu thuyết của Lê Xuyên, nhưng không thấy có ông chủ nhà xuất bản nào, ông chủ nhà báo nào gửi về trả cho Chú Tư Cầu Lê Xuyên một đô-la tiền bản quyền tác giả.
o O o
Tôi viết bài Chú Tư Cầu Lê Xuyên trong Tháng 5, 1995, vài tháng sau ngày tôi đến Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Hôm nay, ngày 10 Tháng 7, 2011, ở Rừng Phong, tôi viết thêm:
Sau 1975, trong số các bạn tôi sống chết ở Sài Gòn, có:
Trọng Nguyên, chết vì ung thư phổi, Minh Ðăng Khánh, Minh Vồ, Trần Lê Nguyễn chết vì bại liệt sau khoảng 3 năm nằm một chỗ, diễn viên điện ảnh Huy Cường chết vì ngồi sau xe Honda, xe đụng, té ngã đập đầu xuống đường, các anh Hoàng Thư, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, Trần Việt Sơn, Nguyễn Thụy Long chết bệnh, Nhạc sĩ Lan Ðài, chết vì nửa đêm từ taxi lên tầu ở cửa sông để đi chui, bị rơi xuống sông, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong Nhà Tù Chí Hoà, Dê Húc Càn Dương Hùng Cường chết trong sà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, Ngọc Thứ Lang Nguyễn Ngọc Tú, tác giả Bố Già, chết trong trại tù khổ sai Phú Khánh, Chú Tư Cầu Lê Xuyên ra đi sau khoảng 2 năm bại liệt.
Tôi quên mất mấy người.
Năm 2010 một ông bạn văn của Chú Tư Cầu ở Sacramento, Cali, được bà Quả Phụ Lê Xuyên cho phép tái bản toàn bộ tiểu thuyết Chú Tư Cầu.
Nhớ Chú Tư Cầu, tôi làm Thơ:
Giữa Sài Gòn u ám, tang thuơng
Chú Tư Cầu vỉa hè thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài và Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trầm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?

Monday, January 9, 2017

BS. TRẦN MỘNG LÂM * MẤT GỐC

MẤT GỐC

AuthorBs Trần Mộng LâmPosted on: 2017-01-07


Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.
Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề: Tôi không phải dân Bắc. Tuần vừa qua, tôi lại viết bài: Hai nỗi cô đơn. Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng. Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.


Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi: Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị phản đối nhiều đó. Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi: Anh không sợ bị kết án là mất gốc??? Tôi hỏi lại ông:
-Theo anh, gốc của tôi là gì?
-Thì anh người miền Bắc. Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.
Tôi nản quá, nói với ông ta:

-Anh trật lất rồi. Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hoà. Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà. Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam. Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH. Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN. Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.

Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc. Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.

Cũng vây, người Việt Nam Cộng Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc. Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ: Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nghĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác... Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác. Những người đó là gốc của tôi hay sao???
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??? Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa. Công dân của VNCH là công dân VNCH và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.
Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.

Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ. Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ. Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.

Trần Mộng Lâm

LÊ HOANG * TẢN MẠN VỀTHÁNG TƯ

10/01/2017


Tản mạn về những ngày cuối tháng Tư

Facebooker Le Hoang
Một trưa hè đang thiu thiu ngủ thì có điện thoại của Lê Hoàng, "anh sang đây uống nước". Đang nằm điều hòa mát rượi, giờ chạy sang phố cổ 6 cây số uống cốc nước xong chạy về giữa trưa nắng có mà điên. Nói với nó "thôi để lúc khác đi, anh đang nghỉ trưa". Chừng ít phút sau Lê Hoàng lại gọi, "bọn em đang sang bên chỗ anh, anh ra gầm cầu Long biên gặp nhau rồi chụp hộ em vài kiểu nhé". Thế này là ép nhau phải ra khỏi nhà rồi, mà đếch hiểu chụp cái gì giữa trưa nắng này chứ?
Ra đến nơi thấy Lê Hoàng, Lân Thắng và Thao Teresa đang ngồi trà đá đợi. Lê Hoàng nói, Formosa xả chất thải độc hại ra biển làm cá chết ở Miền Trung gần 2 tháng nay mà chính quyền vẫn im lặng, bọn em làm biểu ngữ yêu cầu chính quyền minh bạch vụ cá chết này. Mình hỏi có biểu ngữ ở đây chưa? Và đứng chỗ nào chụp? Lê Hoàng trả lời, có rồi đây anh, lên ngay cầu Long biên này chụp thôi. Mình nói, "cá chết là do môi trường ô nhiễm thì ra Bộ Tài nguyên - Môi trường mà chụp biểu ngữ đòi minh bạch cá chết chứ chụp trên cầu làm gì? Cả bọn Lân Thắng, Lê Hoàng và Thao Teresa cùng nhất trí và kéo nhau đến Bộ Tài Môi.

Trên đường đi mình nghĩ được thêm ai giơ biểu ngữ thì tốt, vẫn chỉ đôi song kiếm hợp bích Lê Hoàng và Thảo nhìn mãi cũng chán, nên hỏi gọi thêm được ai không? Lân Thắng có ý kiến gọi anh Trương Đức Thanh nhà ở Hàng Bông, cả bọn gật gù anh Thanh này quá được. Anh tham gia nhiệt tình vụ phản đối chặt cây, ngoài ra anh thường đi nhặt rác ở Hồ Gươm. Ông Thanh đi yêu cầu minh bạch cá chết là quá chuẩn. Trên đường đến Bộ Tài Môi, qua phố Hàng Bông đến nơi có bình nước miễn phí đặt ở vỉa hè cho bà con lao động, Lê Hoàng chạy vào đó, được một lát thấy anh Thanh cùng Lê Hoàng ra, quần áo sộc sệch, mắt nhắm mắt mở, chắc đang ngủ trưa. Anh Thanh nói "đợi anh thay quần áo rồi đi". Tất cả đến phố Nguyễn Chí Thanh có trụ sợ Bộ Tài Môi, Lê Hoàng, Thao Teresa và anh Thanh giơ biểu ngữ còn mình đứng chụp, bấm được vài kiểu mình bảo Lân Thắng đứng vào nốt cho có hình ảnh đẹp, nó OK luôn. Xong xuôi mọi người tuỳ nghi di tản.

clip_image002


Lân Thắng chở mình trên xe của nó về phố cổ. Trên đường mình nói, hay hai anh em mình vào Miền Trung đi? Xem thực tế như nào? Lân Thắng nói "đi cũng được anh ạ". Về đến nơi ngồi cà fê mình bảo “thế đi luôn bây giờ chứ?”. Lân Thắng nói “để mai đi”. “Giờ anh đang rảnh, đi thì đi luôn bây giờ sợ mai anh lại bận”, mình nói với nó. Suy nghĩ một lúc Lân Thắng trả lời “Giờ em phải về đón con Đậu và tắm rửa chuẩn bị đồ đạc nữa, 19h tối nay đi”. Mình bảo "anh lấy xe máy của anh, hai thằng thay nhau chạy xuyên đêm vào nhé? Đi xe máy vào có mệt nhưng tới nơi còn có phương tiện đi lại trong đó". “Thôi đi ôtô giường nằm cho đỡ mệt, vào đó em có người quen mượn được xe máy mà, tối anh qua nhà em rồi ra bến xe”, Lân Thắng nói vậy.

clip_image004

Trong khi hai anh em đang ngồi cafe bàn tính đi Vũng áng thì nghe tin công an đến nhà anh Trương Đức Thanh, mời lên công an phường làm việc. Vụ giơ biểu ngữ vừa mới được 20 phút mà đã có phản ứng của an ninh ngay lập tức, chứng tỏ vụ cá chết này vui đây. Hai thằng càng thêm quyết tâm đi Miền Trung.
Về nhà cơm nước, dặn dò công việc xong, qua nhà Lân Thắng đúng 19h. Ra bến xe Mỹ Đình nhưng không có xe đi Đồng Hới, lại sang bến Nước ngầm, có chuyến xuất phát 21h đi Đắc Lắc, đành đi chuyến đó rồi dọc đường xuống Đồng Hới vì không còn chuyến nào nữa. Hai thằng vạ vật ở bến xe chờ đến giờ xe nổ máy.
Sau một đêm chập chờn trên xe, vào đến Đồng Hới lúc 8h, tới trung tâm thành phố, xuống xe đã có anh bạn của Lân Thắng đón sẵn. Cả ba đi ăn sáng, trong khi ăn, anh bạn nói sơ qua về sự thiệt hại vụ Formosa xả thải đối với Quảng bình, du lịch, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, v.v. tất cả đều tê liệt làm người dân Quảng bình vốn nghèo càng thêm khốn khó. Rồi anh bạn gợi ý những điểm thiệt hại ở Quảng bình cho hai thằng cần đến phỏng vấn và lấy hình ảnh. Cái mình khoái ở anh này là anh ta đưa cho con xe máy Yamaha 135 phân khối của mình cho hai thằng đi dù biết sẽ rắc rối nếu an ninh gây chuyện.
Ra biển du lịch Nhật Lệ la cà xong, đi dọc huyện Nhơn Trạch thu thập khá nhiều hình ảnh và phỏng vấn người dân về tác hại của Formosa, chiều về chỗ nghỉ Lân Thắng làm phóng sự "Quảng bình mùa cá chết", còn mình lang thang dọc biển Nhật lệ xem và chụp ảnh các xác cá trôi dạt vật vờ. Sau khi đưa vài hình ảnh cá chết lên Facebook, mình quay về chỗ nghỉ. Có điện thoại từ nhà gọi cho mình nói "an ninh đến nhà khuyên, đừng đưa ảnh cá chết lên Facebook và về nhà đi đừng ở trong đó".
Ối giời, ngạc nhiên thật! Vừa đăng cái ảnh được 20 phút, mà đã có an ninh đến nhà. Công nhận các anh phản ứng quá nhanh. Giá mà các vụ người dân gọi công an, các anh cũng nhanh như vậy thì tốt biết mấy. Mình đi 500 cây số mới vào đến đây, gì có chuyện gọi về đơn giản thế.
Sáng hôm sau, gọi mãi Lân Thắng mới dậy, nó ngủ muộn hơn mình. Hai thằng ra chợ cá Đồng Hới thấy trống hơ trống hoác, không ai kinh doanh và cũng chẳng thấy con cá nào sất, quay ra ngồi càfe ở cửa Nhật Lệ chờ thằng Bạch Hồng Quyền. Lân Thắng biết Quyền đang ở Hà Tĩnh nên rủ nó cùng vào Quảng Trị xem tình hình môi trường biển trong đó ô nhiễm như nào.
Uống hết nhẵn càfê mà vẫn chưa thấy thằng Quyền đến thì Lân Thắng nói "có tin trên mạng đưa ở Cảnh Dương người dân đang biểu tình vì cá chết". Mình hỏi Cảnh Dương cách đây bao cây? Thắng trả lời "khoảng 70 cây". Đi đến đó thôi, mình nói. "Em sợ đến nơi thì biểu tình hết rồi", Thắng nói vậy. Đã ra chiến trường thì có sự kiện là cứ đi thôi, nói với nó thế. Chắc máu chụp ảnh quay phim biểu tình cũng ăn trong người nó, nó OK.

Đường từ Đồng Hới ra Cảnh Dương tuơng đối đẹp, có lúc chạy hơn 100 km/h, phần vì lo lỡ cuộc biểu tình nên cứ vít ga mà may không bị áo vàng nào chặn lại vì đi quá tốc độ.
Vào đến Cảnh Dương thấy từ đầu xã đã đủ loại sắc phục công an đứng ngồi nhung nhúc. Đi sâu vào xã rải rác an ninh mặc thường phục khắp nơi, còn người dân từng nhóm dăm ba người ngồi với nhau thì thầm vẻ mặt ai cũng âu lo. Hai thằng vào một quán khuất quan sát và nhận định biểu tình đã bị giải tán, ở lại thêm sẽ rắc rối với an ninh, nên khi gặp thằng Quyền đến muộn hơn một chút, mấy anh em thống nhất là rút lui.
Ra đến cầu Ròn đã quá trưa mới nhớ ra chưa ăn uống gì, thằng Quyền nêu ý kiến sang nhà thờ Đông Yên xin các cha bữa cơm rồi tính sau.
Tuy mới gặp lần đầu nhưng cha Lai biết mình và Lân Thắng vào đây vì việc Formosa xả thải nên cha nhiệt tình đón tiếp. Cơm nước xong hai thằng lên giường làm một giấc để lấy sức chiều cùng thằng Quyền xuống các vuông nuôi ngao ở Kỳ Phương làm phóng sự. Ngủ chừng 30 phút dậy chuẩn bị đồ đạc thì Trương Minh Tam ở đâu về, Tam nói hôm qua xuống gặp bà con ven biển Kỳ Phương làm phóng sự, thấy thiệt hại của bà con ngư dân do Formosa xả thải là rất khủng khiếp. Đang chuyện trò thì có mấy cậu giúp việc cho cha Lai thông báo có an ninh đang đứng quanh nhà thờ.
Mấy anh em bàn tính, như này mà xuống biển Kỳ Phương là không yên với an ninh rồi, đành phải hủy thôi. Đi bộ ra ngoài quan sát, thấy khoảng trống quanh nhà thờ cũng rộng, mình tính nếu cứ đi xe máy ra mà phát hiện an ninh vây bắt trên đoạn từ nhà thờ ra quốc lộ, vẫn có khoảng cách an toàn để quay lại nhà thờ, còn khi ra đến quốc lộ mà an ninh mới vây thì chấp nhận đua xe với an ninh. Quay vào nhà thờ trao đổi ý kiến của mình với Lân Thắng và được nó ủng hộ; ra chào Quyền, Trương Minh Tam và mọi người, mình lấy xe máy chở Lân Thắng nhằm hướng Đèo Ngang thốc ga. Đến gần Đèo Ngang không phát hiện đuôi nào bám, mình bảo nó "Giờ quay về Quảng Bình mà không biết mặt mũi thằng Formosa như nào cũng dở, từ đây ra nhà máy đó có chục cây, hay cứ liều quay lại?". Lân Thắng đồng ý.

Mình quay xe hướng về Fomosa. Đến cổng nhà máy thấy lính cơ động vòng ngoài ngồi xe tải, vòng trong đứng dàn hàng trước cổng. Đoạn đường hơn một cây số chạy qua mặt nhà máy an ninh chìm nổi rải khắp. Khó khăn lắm Lân Thắng ngồi sau mới chụp được vài kiểu trước cổng nhà máy vì đầy con mắt cảnh giác của an ninh trên đoạn đường đó.

Về Ba Đồn lúc trời nhá nhem tối, tính ngủ sớm để mai vào Quảng Trị. Sáng hôm sau dậy thấy trời mưa mãi không dứt. Mưa Miền Trung có khi mưa cả ngày cả tuần cũng chưa biết được, nên nói với Lân Thắng "Mưa này không biết lúc nào dứt, anh ở đây sốt ruột lắm mà hôm nay 29 rồi, mùng 1/5 là có biểu tình, hay anh em mình về Hà Nội bây giờ?". Nó trả lời "còn cái xe máy, em phải mang về Đồng Hới trả cho thằng bạn, anh cứ về trước đi".
Để nó ở lại, mình bắt xe khách ra Hà Nội. Lúc xe qua Cảnh Dương lại thấy cảnh sát dàn hàng chặn không cho người dân ra quốc lộ 1 biểu tình, rất muốn ở lại lấy tin về biểu tình nhưng xe đang chạy đành chịu.

clip_image006
clip_image008

Về Hà Nội, 2 ngày sau nghe VTV1 đưa tin đã bắt hai tên phản động nhận tiền nước ngoài xúi giục biểu tình cá chết là Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn đang hoạt động trên địa bàn Hà Tĩnh và Quảng Bình. Họ cũng giống như mình vì xã hội mà đi tìm sự thật. Vậy mình cũng loại phản động à? Nghe buồn cười quá!
Qua vụ Formosa xả thải mình nhận ra rằng: Chính quyền không đứng về phía người dân, họ tìm mọi cách ngăn chặn ai đưa tin về Fomosa, đe dọa, bắt bớ, cho dư luận viên tung tin đồn cá chết là do thủy triều đỏ, hoặc do rung động địa chấn… để bao che tội ác xả thải độc cho Formosa; cho quan chức cấp cao tung hình ảnh ăn uống đồ biển và tắm với ý đồ phủ nhận biển bị nhiễm độc do Formosa. Chỉ đến khi người dân cả nước đồng loạt biểu tình khắp nơi, Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Bình… bất chấp việc chính quyền đàn áp. Những Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn bất chấp tù tội để nói lên tiếng nói chân thực về Formosa. Khi nhân dân không run sợ, chính quyền đã phải run sợ, họ đã thả Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn vô điều kiện và phải công bố ngày Formosa nhận tội và xin lỗi người dân.
clip_image010

Rút kinh nghiệm rằng chúng ta hãy hành động, đừng trông chờ chính quyền nếu quyền lợi chúng ta bị chà đạp. Vì không phải cứ là chính quyền thì họ đứng về với nhân dân!
(Bài dự thi về Formosa do Người Buôn Gió phát động)

No comments:

Post a Comment