Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

NGUYỄN QUANG LẬP * TẾT NHỚ QUÊ

Thư giãn Chủ nhật

Gần tết bỗng nhớ Quê Choa và bạn văn cùng quê nghèo khổ(*)
Nguyễn Quang Lập
 
Hè năm 2002, mình đến Hội văn nghệ Quảng Bình thăm cái Huế, thủ quĩ - văn thư của Hội. Hồi ở Huế, nó làm thủ quĩ - văn thư của Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, anh em đồng hương đồng khói rất quí mến nhau, coi nhau như anh em. Khi nào nhậu kẹt tiền mình đều a lô cho nó, trăm lần như một nó đều lén lấy tiền Hội đem ra cho mình mượn. Quán rựợu chị Phước phía sau Hội, mình nhậu kí nợ ở đó thường xuyên, lâu lâu không thấy mình trả nợ, chị Phước chẳng thèm hỏi mình, cứ hỏi cái Huế là nó đưa liền. Anh em chí thiết như thế nên khi nào về Đồng Hới, người đầu tiên mình tới thăm là nó. 
Hôm đó mình đến Hội Văn nghệ Quảng Bình, cái Huế đang bận đánh máy công văn, nói anh ngồi đó chờ em chút. Mình ngồi đợi, thấy tập hồ sơ xin kết nạp vào Hội bèn lấy xem qua. Chợt thấy cái tên Dương Ánh Dương, ông này thì mình biết, làm thơ cùng thời với mình. Chưa gặp ông nhưng đọc thơ ông nhiều, đa số đăng trên báo địa phương, nói như thằng Vinh (Nguyễn Quang Vinh) thơ Dương Ánh Dương đèm đẹp đường được ở đâu cũng có nhưng ở Quảng Bình thì thuộc diện quí hiếm. Nghe nói ông vừa đoạt giải nhất cuộc thi thơ hai năm của Hội văn nghệ Quảng Bình. Thế là khá rồi. 
Lật hồ sơ Dương Ánh Dương, thấy ông ghi thế này: Họ và tên: Dương Thân Mật. Sinh năm 1950. Bút danh: Dương Ánh Dương. Nghề nghiệp: ăn mày… Mình bật cười. Mấy ông văn nghệ sĩ chỗ nào cũng tếu táo được. Hồ sơ lý lịch là chuyện nghiêm túc, các ông vẫn đùa như thường. Mục Đã đi nước ngoài lần nào chưa anh Lê Văn Thảo trả lời: dễ gì! Mục Chức vụ cao nhất đã kinh qua anh Đỗ Chu trả lời: Đàn anh Hữu Thỉnh. Vui nhất là Mục Quá trình tham gia cách mạng. Thằng Trung Dũng sinh sau đẻ muộn, lớn lên đã hết chiến tranh, suốt ngày chỉ đi học và vẽ, chẳng làm gì tốt cho cách mạng. Không biết ghi thế nào, nó ghi: Ngày Bác Hồ mất, gia đình có tổ chức khóc Bác. Hi hi.
Té ra không phải, Dương Ánh Dương không đùa, anh hành nghề ăn mày đã mấy chục năm rồi. Thằng Vinh nói oa chà, chuyện ông này đúng là một bi kịch rất đặc biệt. Vinh khoa chân múa tay kể, nói ông này xuất thân là giáo viên cấp 3. Năm 1975 đói quả bỏ dạy đem vợ vào Sài Gòn kiếm sống. Chưa đầy năm thì vợ bỏ anh theo bạn vượt biên. Buồn chán anh tìm về một làng chài ở Nha Trang làm thuê kiếm ăn qua ngày, làm được đồng nào thả vào hũ rượu đồng đó. Ngày đi đánh cá thuê, vá lưới thuê, xẻ mực thuê… tối về uống rượu làm thơ đọc thơ giải khuây. Có người thương lấy làm chồng, sinh được đứa con, vợ chồng sống đắp đổi qua ngày tạm gọi là hạnh phúc. Không ngờ anh đi tàu đánh cá, luýnh quýnh thế nào đó bị ngã cuốn vào chân vịt, gãy chân tay, chấn thương sọ não bán thân bất toại, nằm liệt giường hai năm. Sau vài năm ra sức chạy chữa cho anh, nợ nần chồng chất, bà vợ thấy cùng đường đành ôm con bỏ đi. Anh phải lê lết ăn mày từ đó.
Có lẽ ở nước ta không ông nhà thơ nào xách bị đi ăn mày như Dương Ánh Dương. Ngày lê lết xách bị đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đêm về chui gầm cầu uống rượu làm thơ. Dân trú ngụ gầm cầu có một cô tên là Thị Chuỗm cũng dân Quảng Bình, đêm đêm nghe anh ngâm nga thơ phú thấy hay hay. Lúc đầu nằm xa xa, sau dịch lại gần gần, dịch lại nữa dịch lại nữa… và trở thành vợ anh từ khi nào không biết. 
Họ kéo nhau về quê, dựng cái lều trên bãi cát làng Thị Chuỗm, sinh được hai đứa con. Chị buôn hàng vặt ở chợ quê, anh xách bị rời làng ăn xin, cứ vài tháng lại về nhà một lần. Người làng rất quí anh vì anh là nhà thơ, cả làng không ai làm thơ được như anh. Họ kháo nhau, nói ông này ghê lắm, thơ được đăng ở tạp chí Nhật Lệ, tờ báo của văn nghệ sĩ tỉnh không phải chuyện đùa, nhiều bài còn đăng ở báo Quảng Bình, báo Đảng hẳn hoi, kinh. Hi hi. Chẳng ai gọi anh là thằng ăn mày, hết thảy dân làng gọi anh là ông đi tìm họa may. Chả là anh có câu thơ: Tôi đành xách gói ra đi / Để họa may gặp những gì họa may… Nhà thơ ai lại đi ăn mày, họ đi trắc nghiệm xem cuộc đời xúi quẩy may mắn làm sao thôi mà, hi hi 
Mỗi lần anh xách bị về làng, dân làng hồ hởi đón anh như nhà thơ tỉnh về làng vậy, người lớn có rượu, trẻ con có kẹo, tíu ta tíu tít rất vui. Trong khi anh ngồi uống rượu đọc thơ ngoài sân, Thị Chuỗm xổ mớ tiền lẻ trong bị ra đếm rồi le te đem tiền đi trả nợ. Hai đứa con anh cứ đinh ninh ba mình đi công tác về phép, chắc là làm to trên tỉnh, nếu không tại sao anh về dân làng kéo đến thăm hỏi đông thế. Hi hi. Mình bảo thằng Vinh, nói khi nào Vinh về làng ông ăn mày thi sĩ cho tôi đi với. Thằng Vinh nói ông ấy xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, phải lội bộ cả chục cây số cát, chân cẳng anh thế không đi được đâu. Mình nhắc với cái Huế, nói khi nào ông Ánh Dương đến Hội thì em ới anh nhé, anh muốn gặp ông này một lần xem sao. Sáng sau mình Huế chạy tới báo tin, nói Ánh Dương đang ăn xin ở Đồng Hới, tối ngủ ở Cầu Dài. 
Tối mình mò tới liền. Ánh Dương đang nằm ngủ trong hốc cầu tối thui, chỉ có một chiếc chiếu rách, chẳng chăn màn gì. Nghe mình gọi, anh lồm cồm bò dậy, nói ai đó ai đó. Mình xưng tên, anh chụp lấy hai tay mình reo to, nói a Nguyễn Quang Lập - Tiếng Lục Lạc! Anh lấy cái nến nhỏ bằng ngón tay út, cháy gần hết chỉ còn chừng hai đốt, nói không mấy khi có khách phải đèn đóm cho đàng hoàng chơ. Rồi anh lôi trong bị ra chai nhựa Lavie lắc lắc, nói rượu đây rượu đây, may quá chiều ni tui vừa đổ thêm hai nghìn cho đầy be. 
Mình rủ anh ra quán nhậu chơi, anh lắc đầu, nói quán xá không phải chỗ của ăn mày. Lỡ người thấy mình ăn nhậu lại nghĩ mình đi lừa người ta lấy tiền, ai còn cho mình nữa? Anh lật nắp chai rót rượu, đưa cho mình, nói tui biết anh uống đủ lọai rượu sang, ngồi với đủ loại khách sang, chừ ngồi với ăn mày, uống rượu ăn mày coi thử cảm giác ra răng. Mình uống với anh hết chừng nửa chai, nói sao anh không nghĩ kế gì kiếm sống, què quặt mà lang thang rày đây mai đó cực lắm. Anh cười hì hì, nói có cả ngàn người nói như anh rồi đó. Kể ra dựng quán rượu nhỏ bán chơi cũng kiếm sống được qua ngày, nhưng ngồi một chỗ răng làm thơ được. Tui nghiện đi tìm cảm giác rồi, không bỏ được. Nếu bỏ ăn mày thì thơ cũng tịt luôn. 
Mình gật gù, nói anh tìm cảm giác chi nói nghe coi. Anh uống một nắp rượu, nói cảm giác bị thương hại, bị ghê tởm, bị khinh bỉ, bị làm nhục… đủ hết, vui lắm. Anh uống một nắp rượu, khà một tiếng rõ to, nói anh biết kiếp ăn mày sợ nhất là gì không? Mình nói là gặp bạn bè. Anh lắc đầu xua tay, nói không không, bạn bè chúng nó lánh mình hết, mình có gặp đâu mà sợ. Mình nói cảm giác gặp người yêu cũ. Anh lại lắc đầu xua tay, nói cũng không. Đa số các nàng thấy mình đều đánh mặt làm ngơ, coi như không hề quen biết. Mình cười, nói thế thì chịu. 
Anh uống thêm vài nắp rượu, chùi mép nhìn mình rất lâu, nói tui nói ri anh có tin không, sợ nhất là gặp người quá tốt. Khi mô gặp một người ngày mô cũng tìm mình cho tiền, ngày một nhiều hơn là mình phải bỏ trốn người đó, thậm chí muốn bỏ nghề ăn mày. Ăn mày cậy vào lòng tốt của thiên hạ chứ không phải lợi dụng lòng tốt thiên hạ, đó là nguyên tắc ăn mày. Ai vi phạm điều đó thì kẻ đó không phải ăn mày chuyên nghiệp. 
Mình bật cười vì cái nguyên tắc ăn mày của anh, nói thế thì dưới gầm trời này toàn ăn mày nghiệp dư, chỉ có Dương Ánh Dương mới là ăn mày chuyên nghiệp. Anh ngửa cổ cười kha kha kha, nói đúng đúng đúng, bởi vì Dương Ánh Dương là thi sĩ. Rồi anh rung đùi đọc câu thơ: Tôi đành xách gói ra đi. Để họa may gặp những gì họa may… Ăn mày thi sĩ là như rứa đó, đi kiếm họa may, chỉ kiếm họa may thôi Nguyễn Quang Lập à, thiệt đo thiệt đo.
Hôm qua chợt nhớ đến anh, gọi điện cho thằng Vinh, nói Dương Ánh Dương dạo này thế nào rồi? Thằng Vinh nói chết rồi. Mình ngạc nhiên nói ôi, sao thế? Vinh nói em cũng không rõ lắm, chắc là đời hết họa may.
N.Q.L.
(*) Nguyên đầu đề là Gã ăn mày thi sĩ (https://quechoablog.wordpress.com/2012/05/30/ga-an-may-thi-si/). Tác giả đổi sang tên mới khi đem lên Facebook

Saturday, January 14, 2017

BỘ TRƯỞNG NGOAI GIAO MỸ CẤM TRUNG CỘNG ĐẾN CÁC ĐẢO

Ông Tillerson tuyên bố Trung Cộng nên bị cấm đến các đảo ở Biển Nam

David Brunnstrom, Matt Spetalnick - Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch -  Người được Tổng Thống đắc cử Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng đã hướng đến một cuộc đối đầu có tiềm năng nghiêm trọng với Bắc Kinh khi cho rằng Trung Cộng nên bị từ chối cho tiếp cận các đảo mà họ đã xây trên Biển Nam tranh chấp.
Trong phần bình luận được dự đoán sẽ gây phẫn nộ cho Bắc Kinh, ông Rex Tillerson tuyên bố trong cuộc điều trần phê chuẩn hôm thứ tư (11/1/2017) trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ rằng việc Trung Công xây đảo và đặt các binh cụ trên những đảo này "cũng giống như việc Nga chiếm Crimea" của Ukraine.
Khi được hỏi là liệu rằng ông có ủng hộ một động thái gây hấn mạnh mẽ hơn đối với Trung Cộng hay không, ông nói: "chúng ta sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Cộng rằng, trước tiên, việc xây đảo phải ngưng lại, thứ hai, việc tiếp cận các đảo này cũng sẽ không được cho phép.”
Vị cựu chủ tịch kiêm trưởng điều hành công ty Exxon Mobil không đưa ra chi tiết về những gì có thể làm để từ khước không cho Trung Cộng tiếp cận các đảo mà họ đã xây từ những bãi đá ngầm trên Biển Nam, trang bị những dải đường bay dài và củng cố bằng vũ khí.
Toán chuyển tiếp của ông Trump chưa đáp lại tức thì yêu cầu đưa ra cụ thể về cách làm thế nào để ngăn chặn Trung Cộng đến các đảo nhân tạo.
Trung Cộng giành phần lớn vùng biển giàu năng lượng mà cuộc giao thương bằng đường biển trị giá khoảng 5 ngàn tỉ Mỹ Kim thông thương qua đó mỗi năm. Những nước láng giềng Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan và Việt Nam cũng có những công bố chủ quyền.
Khi được hỏi nhiều lần về bình luận của ông Tillerson trong việc ngăn chận tiếp cận tới các đảo, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lu Kang nói ông không thể đoán biết những gì ông Tillerson đề cập và sẽ không trả lời những câu hỏi giả thiết.
Lên tiếng trong một cuộc tường trình hàng ngày hôm thứ năm (12/1/2017), ông Lu nói thẩm quyền của Trung Cộng để thực hiện các hoạt động bình thường trên lãnh thổ chủ quyền của ở Biển Nam là không thể “tranh cãi.” Ông ta không đưa ra thêm chi tiết.
Ông Tillerson còn cho rằng Hoa Thịnh Đốn cần tái xác định cam kết của mình đối với Đài Loan, mà Bắc Kinh xem như là một tỉnh phản bội, nhưng ông không bàn đến việc ông Trump thắc mắc về chính sách lâu đời của Hoa Thịnh Đốn đối với vấn đề đó.
Hoa Kỳ chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang cho Trung Cộng hồi năm 1979, thừa nhận việc Trung Cộng đưa ra lập trường cho rằng có một nước “Trung Hoa” và Đài Loan là một phần của nước đó. Nhưng Hoa Kỳ cũng còn là nước đồng minh và nước cung cấp vũ khí lớn nhất của Đài Loan.
Ông Tillerson nói: "Tôi không biết về kế hoạch nào để thay đổi lập trường 'một nước Trung Hoa'".
Ông Tillerson cho biết ông xem hoạt động của Trung Cộng trên Biển Nam là "đáng lo ngại vô cùng" và nước này sẽ là mối đe dọa cho “cả nền kinh tế toàn cầu” nếu Bắc Kinh có khả năng ra lệnh tiếp cận đường biển đó.
Ông đổ lỗi tình trạng hiện tại là do những gì ông cho là sự đáp ứng không đầy đủ của Hoa Kỳ. Ông Tillerson nói: “sự không đáp ứng đó đã cho phép chính họ (Trung Cộng) tiếp tục vượt quá việc này.”
Ông cho rằng: “cách thức chúng ta phải đối phó với việc đó là chúng ta phải cho thấy sự yểm trợ trong vùng bằng những nước đồng mình truyền thống tại Đông Nam Á.”
Chính phủ của Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama đã thực hiện những cuộc tuần tiểu định kỳ trên biển và trên không để khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Nam. Điều đó đã gây phẫn nộ cho Bắc Kinh, nhưng việc tìm cách phong tỏa các đảo nhân tạo của Trung Cộng là một bước quan trọng hơn nữa và là xúc tiến mà Hoa Thịnh Đốn chưa bao giờ nêu lên như một chọn lựa.
Theo chiến lược “xoay trục” của mình tới Á Châu, ông Obama đã gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vùng, và ông Trump đã hứa hẹn một cuộc tăng cường hải quân quan trọng.
Lời lẽ của ông Tillerson còn đi xa hơn thuật ngữ cứng rắn của chính ông Trump về Trung Cộng.
Các nguồn tin quân sự trong vùng cho biết trong khi Hải Quân Mỹ có khả năng bao quát ở Á Châu để đàn ra những hoạt động ngăn chặn bằng tàu, tiềm thủy đỉnh và phi cơ, bất cứ xúc tiến nào như thế chống lại các hạm đội đang gia tăng của Trung Cộng đều sẽ có nguy cơ leo thang.
Sự miễn cưởng trước thách thức
Ông Obama đã tìm cách hình thành một mặt trận thống nhất tại Đông Nam Á chống lại việc theo đuổi công bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng, nhưng một số nước đồng mình và nước hợp tác vốn cũng là những nước công bố đối nghịch lại miễn cưởng trong việc thách thức Bắc Kinh.
Ông Tillerson gọi việc Trung Công xây đảo trên Biển Nam và công bố vùng phòng không trên Biển Đông mà nước này thách thức Nhật Bản là "những hành vi bất hợp pháp."
Ông nói: “họ chiếm đóng hay kiểm soát lãnh thổ, hoặc công bố kiểm soát lãnh thổ đều không phải là những điều hợp pháp của Trung Cộng.”
Sự đáp ứng đã bị câm nín từ Phi Luật Tân, một nước đồng minh truyền thống của Mỹ, vốn năm ngoái đã thắng một vụ kiện quốc tế bao gồm cả sự thách thức đối với việc Trung Công xây đảo trong vòng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Bộ Trưởng Quốc Phòng (Phi) Delfin Lorenzana tuyên bố với các ký giả hôm thứ năm (12/1/2017) rằng: "những điều đó chưa phải là chính sách và đã để cho chúng tôi phải chờ đợi xem liệu rằng họ có thi hành hay không những gì được nói trong buổi tranh cãi (trước tòa). Hãy đợi cho đến khi ông Trump lên nắm quyền."
Lời bình luận của ông phản ảnh sự thay đổi lớn lao trong xúc tiến của Manila đối với Trung Cộng dưới thời tân Tổng Thống Rodrigo Duterte, người mong có những quan hệ ngoại giao và mậu dịch tốt với Bắc Kinh và cho rằng việc thách thức nước này là khiêu khích và vô nghĩa. Ông công khai về sự thiếu tín nhiệm của ông đối với chính phủ Obama và đã trách cứ họ về điều ông ta xem là thiếu hành động trên Biển Nam.
Ông Tillerson còn nói Hoa Kỳ có thể không tiếp tục chấp nhận “những lời hứa suôn” mà Trung Cộng đưa ra về việc gây áp lực trên Bắc Hàn về các chương trình phi đạn và hạch nhân của nước này.
Ông cho biết xúc tiến của ông nhằm đối phó với Bắc Hàn - nước vừa mới công bố rằng họ sắp thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên về hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa - sẽ là "một kế hoạch lâu dài" dựa trên những biện pháp cấm vận và các khoản thi hành thích nghi của chúng.
Khi được hỏi là liệu rằng Hoa Thịnh Đốn có xem xét việc đặt ra "biện pháp cấm vận phụ" cho các thực thể Trung Cộng nào bị tìm thấy vi phạm những biện pháp cấm vận hiện tại đối với Bắc Hàn hay không, ông Tillerson đáp: "nếu Trung Cộng không tuân theo những biện pháp cấm vận đó của Liên Hiệp Quốc, thì thích hợp cho Hoa Kỳ xem xét tới các hành động buộc họ phải tuân thủ.”
Ông cáo buộc Trung Cộng không tuân theo các thỏa hiệp toàn cầu về mậu dịch và sản phẩm trí tuệ, phản ảnh những lời tuyên bố đã qua của ông Trump, người đã đe dọa đặt ra mức quan thuế trả đũa cao đối với Trung Cộng. Thế nhưng ông Tillerson còn nhấn mạnh tới bản chất "liên kết sâu đậm" của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông nói: "chúng ta không nên để cho sự bất đồng về những vấn đề khác loại trừ những lãnh vực dành cho sự hợp tác phong phú.”

Lược dịch:

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO MỸ TẤN CÔNG TRUNG CỘNG

Bộ trưởng Ngoại giao tương lai của Hoa Kỳ bắn phát pháo đầu tiên tấn công Bắc Kinh

CTV Danlambao - Trong buổi điều trần trước Quốc hội để được chính thức phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson đã tuyên bố rằng những hành động của Trung cộng tại biển Đông cũng giống như việc Nga xâm lấn Crimea.
Ông Tillerson đã tuyên bố rằng phải có biện pháp ngăn chận Trung cộng tiếp cận các hòn đảo nhân tạo tại biển Đông. Tuyên bố này nếu được biến thành chính sách tương lai của Hoa Kỳ sẽ mở ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa 2 siêu cường có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều trần trước Quốc hội, ông Tillerson kêu gọi Hoa Kỳ phải gửi một thông điệp rõ ràng đến Trung cộng rằng - điều trước tiên là phải chấm dứt ngay lập tức việc xây dựng các đảo nhân tạo tại biển Đông; và thứ hai là Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn không cho Trung cộng đến các đảo nhân tạo này.
Nếu thông điệp của ông Tillerson được biến thành hành động cụ thể sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống thì đây là một bước ngoặc lớn trong thái độ của Hoa Kỳ đối với việc Trung cộng xây những đảo nhân tạo tại biển Đông.
Theo các chuyên gia của Hoa Kỳ thì ý đồ của Trung cộng trong việc xây dựng các đảo nhân tạo là từng bước biến biển Đông hầu như thành một "cái hồ Trung Quốc".
Dưới thời của chính phủ Obama, Hoa Kỳ nhiều lần cảnh báo Trung cộng đã quá đáng trong việc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông qua việc sử dụng những tàu chiến gần các đảo nhân tạo trong đó có những hạ tầng cơ sở như đường sân bay, bến cảng sâu. Tuy nhiên, Trung cộng đã xem thường những cảnh báo của Hoa Kỳ và tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo với các hệ thống radar quân sự.
Tuyên bố của ông Rex Tillerson với hàm ý Hoa Kỳ sẽ dùng hải quân để ngăn chận Trung cộng tiếp cận các đảo nhân tạo đã làm cho các nhà phân tích Trung quốc vừa ngạc nhiên, vừa không tin nỗi và xem đó là những đe dọa chiến tranh của Hoa Kỳ. Riêng phía truyền thông quốc doanh của nhà nước Trung cộng đã phản ứng mạnh mẽ, cảnh báo rằng mọi hành động theo ý hướng của ông Tillerson sẽ buộc dẫn đến một cuộc đối đầu đầy thảm họa và cả 2 phía sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc đụng độ quân sự.
Ông Rex Tillerson từng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của đại công ty dầu hỏa Exxon Mobil. Ông từ nhiệm chức vụ này sau khi được Donald Trump đề nghị giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong nội các mới của Trump. Ông được xem là người có quan hệ làm ăn mật thiết với Tổng thống Nga là Vladimir Putin và có nhiều kinh nghiệm trong những vụ tranh chấp với Trung cộng về chủ quyền dầu hỏa tại biển Đông trong lúc là ông đang là CEO của Exxon Mobil.
Trong thời gian ông lãnh đạo, Exxon Mobil đã thiết lập quan hệ gần gũi với nhà cầm quyền CSVN. Exxon Mobil đã ký một thỏa thuận với PetroVietnam để khai thác dầu hỏa tại 2 khu vực nằm trong vùng biển Đông. Thỏa thuận này đã được ký kết bí mật vì nó đi ngược lại những tuyên bố chủ quyền của Trung cộng nhưng sau đó bị tiết lộ ra trong một công điện ngoại giao.
Exxon Mobil hiện chỉ có một thị trường dầu hỏa tương đối nhỏ tại Trung cộng. Ngược lại, tại Việt Nam, viễn ảnh phát triển của công ty này được xem là khổng lồ với dung lượng dầu hỏa có thể khai thác ở biển Đông lên đến 11 tỉ thùng dầu và 190 ngàn tỉ feet khối khí đốt tự nhiên.
Tuyên bố của ông Rex Tillerson rõ ràng là đã tạo thêm sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới. Sau sự việc Tổng thống tân cử Donald Trump điện đàm với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan, tuyên bố sẽ gia tăng thuế lên các mặt hàng của Trung Quốc, tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sắp kế nhiệm là dấu hiệu cho thấy chính quyền Donald Trump sẽ thay đổi toàn bộ chính sách đối đầu với Trung cộng, được xây dựng hơn 40 năm kể từ thời tổng thống Richard Nixon.
13.01.2017

Nguồn:

JAMES STAVRIDIS * HOÀ KỲ VÀ DO THÁI




Hoa Kỳ Cần Phải Lập Liên Minh Quân Sự Chặt Chẽ Hơn Với Do Thái. Đô Đốc James Stavridis

HOA KỲ DÙNG KHÁ NHIỀU THỜI GIỜ tập trung vào khả năng quân sự của một số nước trong vùng Trung Đông được coi là đe dọa trực tiếp đối với Mỹ. Đó là hai nước Iran và Syria. Và chúng ta đã dùng khá nhiều vốn liếng quân sự và chính trị để làm việc với các nước đồng minh Ả Rập, cũng như đối tác, gồm có Ai cập, Ả rập Saudi, Iraq, United Arab Emirates, Qatar và Bahrain. Nhưng đối tác quân sự tốt nhất của chúng ta ở trong vùng vẫn là Do Thái. Đây là điểm lúc gần đây bị rơi vào quên lãng vì thái độ giận dữ, hay gây gổ giữa Tổng thống Obama lên án việc lập khu định cư của Do Thái, và ông Trump đòi di chuyển tòa đại sứ hai nước từ Tel Aviv về Jerusalem. Khi chúng ta cộng tác chặt chẽ với Do Thái, Hoa Kỳ sẽ được Lực Lượng Quốc Phòng của Do Thái giúp đỡ trọn hơn về một số lãnh vực thiết yếu trong việc đối phó với những thử thách ở vùng Trung Đông.


Trước đây, hai nước đã từng hợp tác chặt chẽ trên lãnh vực quân sự. Trong thời gian tôi còn làm tư lệnh Bộ Chỉ Huy của Hoa kỳ ở Âu châu, tôi có trách nhiệm đề ra chiến lược, và chiến thuật phòng thủ, cùng chia sẻ với các nước đồng minh của Hoa Kỳ, tôi đã có dịp chứng kiến tận mắt phẩm chất siêu đẳng của lực lượng quân sự Do Thái. Tập quán và văn hóa về quân sự của nước này phải nói là đứng đầu thế giới. Họ được rèn luyện từ những mặt trận vô cùng cam go, trong đó họ phải chiến đấu để sống còn trước nhiều lần tấn công của kẻ thù từ ngày họ lập quốc hồi năm 1948. Hiểu rõ rằng họ phải đối phó với kẻ thù Ả Rập và Ba tư to lớn hơn họ gấp nhiều lần, song họ quyết tâm bảo vệ đất nước bằng sự kết hợp của những mánh khóe khôn ngoan, kỹ thuật tân tiến, và sự can trường vô song.

Trong lúc ngân sách của Do Thái chỉ chiếm khoảng hơn 5% Tổng sản Lượng Quốc Gia. (gần gấp hai lần của Hoa Kỳ), song vẫn còn ở mức dưới $20 tỉ đô la. Nước Do Thái đã tồn tại trong khung cảnh tứ bề thọ địch, với một ít viện trợ của Hoa Kỳ, nước Do Thái phải tận dụng ý chí của ba triệu lính nam cũng như nữ, mỗi năm có khoảng 120, 000 lính tân tuyển. Lực lượng quân sự Do Thái có thể nói là rất nghèo, nhưng rất mạnh mẽ, và can trường. Chúng ta cần phải học hỏi thái độ dấn thân này của công dân Do Thái.


Có lẽ địa hạt quan trọng nhất chúng ta nên hợp tác với Do Thái là lãnh vực an ninh trên mạng- cybersecurity. Nghệ thuật thu thập tinh tức tình báo của Do Thái tinh vi nhất thế giới, ở đây có sự phối hợp tuyệt vời giữa giới quân sự Do Thái với các công ty bảo vệ an ninh trong khu vực tư. Sự hợp tác giữa đôi bên không hề có sự so bì, sứt mẻ. Do Thái hơn hẳn Hoa Kỳ trong việc đem những phát minh mới nhất từ khu vực tư cho khu vực công sử dụng. Những cá nhân thông minh xuất chúng thường xuyên hoạt động qua lại giữa khối dân sự và quân sự.

KHU VỰC THỨ HAI có tiềm năng gia tăng hợp tác nằm ở lãnh vực kỹ thuật và sáng tạo. Hai nước đã từng hợp tác với nhau trong một số dự án trước đây, chẳng hạn như dự án Arrow về kỹ thuật dùng hỏa tiển chống đạn đạo. Chúng ta nên tăng cường sự hợp tác trong lãnh vực này thêm nữa. Ngoài việc sáng chế ra hỏa tiễn phòng thủ, chúng ta có thể hợp tác với nhau về kỹ thuật chế tạo máy bay (chúng ta đã làm việc này với chiếc F-15), kỹ thuật dùng vũ khí nhỏ như máy bay chống hỏa tiển, và sáng chế các loại xe di động không người lái dùng ở trận địa, để giảm chi phí.


Thứ ba nữa là chúng ta nên hợp tác chặt chẽ về tình báo. Quân đội Do Thái và các tổ chức tình báo Do Thái như Mossad và Shin Bet cung cấp những tin tức tình báo giỏi nhất vùng Trung đông. Khi làm việc chung với họ, chúng ta mới thấy rằng ngành tình báo Do Thái vượt xa chúng ta trong nhiều trận tuyến, và những tình thế khó khăn. Ví dụ như họ am tường tình hình ở Syria và Ai cập hơn chúng ta, cũng như hiểu về khả năng về vũ khí nguyên tử của Iran. Chúng ta cần sự hợp tác trao đổi nhân sự cởi mở hơn với Do Thái. Hai nước cần có những hội nghị, trao đổi tham khảo tin tức thường xuyên hơn.


SAU CÙNG, VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT, hai nước có thể chia sẻ và cộng tác chặt chẽ với nhau. Để cho Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt của Hoa Kỳ làm việc thường xuyên với cảm tử quân của Do Thái sẽ ập tin tức tình báo, kỹ thuật bắn chính xác, sử dụng các loại xe di chuyển không người lái, và huấn luyện tác chiến cho lực lượng đặc biệt. Thành lập trung tâm huấn luyện lực lượng đặc biệt hỗn hợp hai nước ở Do Thái sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho quân đội hai nước.

Khẩu hiệu thường dùng trong các trung đội nhẩy dù của Do Thái là “Acharai”, hay “Hãy Theo Tôi”. Khẩu hiệu này xuất phát từ tập quán xung phong đi hàng đầu của tướng lãnh do Thái, bất kể họ ở vai vế rất cao. Đối với Hoa Kỳ, khi cần phải đối phó với tình hình hết sức phức tạp ở Trung Đông, chúng ta sẽ được quân đội Do Thái hướng dẫn trong những vấn đề chủ yếu.Đổi lại, nước Do Thái cũng hưởng được những phát minh kỹ thuật, và dịch vụ tình báo của Hoa Kỳ.

Quả thực khi hai nước cùng hợp tác với nhau, quân đội đôi bên cùng trở nên mạnh mẽ thêm. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng sự hợp tác chặt chẽ ở mức độ cao hơn.

Bài phân tích của Đô Đốc James Stavridis trên báo TIME số ra ngày 16/1/2017
Nguyễn Minh Tâm dịch

Ghi chú:  Tướng Hải quân Stavridis là khoa trưởng trường Luật và Ngoại Giao của đại học Tufts. Trước đây ông là  Tư Lệnh Tối Cao của Bộ Tư Lệnh Quân sự NATO.
--

LỄ NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

Lễ nhậm chức của Trump được chuẩn bị như thế nào? 
  
cid:KbbOoTFMbIhXLXcREOQK
 


 

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông đang gấp rút chuẩn bị cho lễ nhậm chức, được hy vọng có quy mô lớn nhất lịch sử vào ngày 20/1 tới.

·          
le-nham-chuc-cua-trump-duoc-chun-bi-nhu-the-nao
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
 
Lễ nhậm chức của tổng thống, được tổ chức vào ngày 20/1, là một trong những nghi lễ chính trị quan trọng nhất, mang tính biểu tượng cho nền dân chủ Mỹ. Chính vì thế, Tổng thống đắc cử Mỹ cùng đội ngũ tranh cử của ông đang nỗ lực tận dụng cơ hội này nhằm khẳng định hình ảnh và tăng cường sự ủng hộ của người dân, theo Figaro.
Thông thường, tổng thể một lễ nhậm chức bao gồm 5 giai đoạn chính: Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức trước người dân tại thềm ở cửa tây tòa nhà Quốc hội, biểu diễn nghệ thuật và Tổng thống đọc diễn văn nhậm chức, tiệc buổi trưa tại Quốc hội, Tổng thống diễn hành trên đại lộ Pennsylvania từ Quốc hội đến Nhà Trắng vào buổi chiều, Tổng thống và gia đình chuyển đến Nhà Trắng ngay đêm nhậm chức (tùy thuộc vào quyết định của từng tổng thống).
Theo đó, những yếu tố như lượng khách mời, nội dung bài diễn văn, hay chi phí tổ chức, có ảnh hưởng đến sự thành công của buổi lễ được các trợ lý của ông Trump đặc biệt quan tâm.
Khách mời
Boris Epshteyn, giám đốc truyền thông ủy ban nhậm chức của ông Trump mới đây xác nhận ba trong bốn cựu tổng thống Mỹ là Jimmy Carter, Bill Clinton và George W. Bush xác nhận tham gia lễ nhậm chức. Cựu tổng thống George H. Bush (Bush cha) vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama, người sẽ có bài diễn văn chia tay vào ngày 10/1 tại Chicago, sẽ tham dự cùng vợ theo truyền thống chính trị của Mỹ.
Bất chấp sự thiếu vắng của nhiều ngôi sao hạng A trong đó có Elton John và Celine Dion, đội ngũ trợ lý của ông Trump vẫn mời được những nghệ sĩ được đánh giá có sức hút lớn đối với dư luận Mỹ, điển hình là giọng ca "thiên thần" 16 tuổi từ America's Got Talent, Jackie Evancho, người có 5 album nằm trong số 20 album bán chạy nhất nước Mỹ gần đây.
Ngoài ra, nhóm nhảy nữ The Radio City  Rockettes, nổi tiếng với điệu nhảy tung chân theo phong cách Pháp cùng dàn hợp ca The Mormon Tabernacle, từng biểu diễn trong lễ nhậm chức của các tổng thống Lyndon B. Johnson, Richard Nixon, Ronald Reagan và hai tổng thống Bush cũng sẽ có mặt.
Ông Trump được cho là đang nỗ lực hướng tới tầng lớp bình dân Mỹ thay vì quá tập trung đến những nghệ sĩ nổi tiếng.Vài ngày trước lễ Noel, Tổng thống đắc cử Mỹ đã kêu gọi những người ủng hộ tập trung thật đông tại Washington nhằm thiết lập một kỷ lục mới trong lịch sử những lễ nhậm chức.
"Cái gọi là những người nổi tiếng trong danh sách A, tất cả họ đều muốn có vé vào lễ nhậm chức của tôi, nhưng hãy nhìn xem những gì họ đã làm cho Hillary, không làm được điều gì cả. Tôi muốn những người dân thường", ông Trump viết trên Twitter .
Các trợ lý của ông Trump hy vọng sẽ có khoảng 2-3 triệu người có mặt tại công viên quốc gia Mall National để chứng kiến lễ nhậm chức của ông.
 
le-nham-chuc-cua-trump-duoc-chun-bi-nhu-the-nao-1
Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi ông Trump sẽ tuyên thệ và đọc diễn văn nhậm chức. Ảnh: International Business
Diễn văn
Giống như suốt chiến dịch tranh cử, Stephen Miller , trợ lý cấp cao của Tổng thống đắc cử Mỹ là người chịu trách nhiệm chính chuẩn bị bài diễn văn, đánh dấu thời khắc đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống.
Ông Miller, 31 tuổi, được ông Trump thuê từ sớm và từng là cố vấn của Thượng nghị sĩ Jeff Sessions, bang Alabama, người được ông Trump đề cử làm bộ trưởng Tư pháp Mỹ.
Một nguồn tin thân cận với ông Trump cho biết, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài diễn văn, Tổng thống đắc cử Mỹ đã làm việc với nhà sử học nổi tiếng Douglas Brinkley và các cố vấn lâu năm như Steve Bannon để tham khảo ý kiến.
Ông Brinkley, trong buổi làm việc, đã gợi ý cho Tổng thống đắc cử Mỹ những bài diễn văn của các cựu tổng thống Mỹ được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn đối với Mỹ và thế giới như Abraham Lincoln, Franklin  Roosevelt và John F.Kennedy.
Chi phí
Trong một bữa tiệc hồi giữa tháng 11/2016, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết một nhóm bạn thân của ông bao gồm 20 tỷ phú sẽ chịu trách nhiệm đóng góp, gây quỹ để trang trải cho lễ nhậm chức hoành tráng vào ngày 20/1 tới.
Đứng đầu nhóm này là Tom Barrack, người sáng lập công ty cổ phần tư nhân Colony Capital và là một diễn giả nổi bật tại hội nghị toàn quốc đảng Cộng hòa trong tháng 7/2016. Ông Barrack mô tả Trump là một trong những người bạn thân nhất của mình trong 40 năm.
Trong số 19 người còn lại, có 4 người nằm trong danh sách 400 người Mỹ giàu nhất do Forbes bình chọn, gồm Sheldon Adelson, Diane Hendricks, Phil Ruffin và Steve Wynn. 
Theo New York Times, riêng chi phí cho an ninh bảo vệ lễ nhậm chức của ông Trump đã lên tới 100 triệu USD.
Trong khi đó Washington Post dự đoán tổng chi phí sẽ rơi vào khoảng 175-200 triệu USD, trong đó nhóm bạn của ông Trump sẽ bỏ ra khoảng 75 triệu USD, còn lại là do ngân sách của chính phủ. Đây là khoản chi phí cho lễ nhậm chức lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. 

Hillary Clinton sẽ dự lễ nhậm chức của Donald Trump

 



Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ bị đánh bại, sẽ dự lễ nhậm chức

của Donald Trump vào ngày 20/1 tới.

 
Bà Hillary Clinton cùng chồng, cựu tổng thống Bill Clinton. Ảnh: Reuters.
Bà Hillary Clinton cùng chồng, cựu tổng thống Bill Clinton. Ảnh: Reuters.
 
Các trợ lý của nhà Clinton ngày 3/1 cho biết Hillary Clinton, cựu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, và chồng bà, cựu tổng thống Bill Clinton, sẽ dự lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới, theo AFPCựu tổng thống George W. Bush cùng vợ, bà Laura Bush , cũng có mặt.
"Họ rất vui khi có thể chứng kiến quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình, một dấu hiệu của nền dân chủ Mỹ, và tuyên thệ của Tổng thống Trump và Phó tổng thống Pence", người phát ngôn cho ông Bush cho biết trong một thông báo.
Cựu tổng thống Jimmy  Carter xác nhận ông sẽ có mặt trong lễ nhậm chức ngày 20/1. Trong khi đó, cựu tổng thống George H. W. Bush dự kiến không thể tham gia vì lý do sức khỏe.   
  

Những truyền thống trong ngày tổng thống Mỹ nhậm chức  




Trong lễ nhậm chức, các tổng thống Mỹ thường làm theo một số truyền thống như dự lễ cầu nguyện buổi sáng, diễu hành tới Nhà Trắng hay tổ chức tiệc khiêu vũ đêm.


Lễ nhậm chức của tổng thống đắc cử Donald Trump năm nay diễn ra vào ngày 20/1. Trong ngày này, tân tổng thống Mỹ thường thực hiện một số nghi lễ đã thành truyền thống, theo Mirror.
Cầu nguyện buổi sáng
nhung-nghi-le-truyen-thong-trong-ngay-nham-chuc-tong-thong-my
Tổng thống George W. Bush dự lễ cầu nguyện buổi sáng tại Nhà thờ Tân giáo St John's trước lễ nhậm chức vào năm 2005. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Franklin  D Roosevelt bắt đầu truyền thống cầu nguyện buổi sáng vào năm 1933. Kể từ đây, rất nhiều đời tổng thống Mỹ khác cũng tiếp nối thông lệ. Tổng thống Barack Obama, George H. W. Bush, George W. Bush, Ronald Reagan hay Harry S. Truman đều dự lễ cầu nguyện buổi sáng tại Nhà thờ Tân giáo St John's, nằm phia bên kia  đường, đối diện Nhà Trắng.
Tổng thống và Tổng thống đắc cử gặp mặt
Tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống đắc cử có cuộc gặp mặt ngắn tại Nhà Trắng trước khi cùng đi khoảng 3,2 km để tới Tòa nhà Quốc hội Capitol, nơi diễn ra các sự kiện chính của lễ nhậm chức.
Tân phó tổng thống và tổng thống tuyên thệ
Năm nay, tân phó tổng thống Mike Pence sẽ là người đầu tiên lặp lại lời tuyên thệ nhậm chức theo Chánh án Tòa án Tối cao trên bục bên ngoài Tòa nhà Quốc hội. Tiếp đó, tân tổng thống bước lên tuyên thệ. Vì buổi lễ diễn ra ngoài trời giữa mùa đông giá rét nên một số tổng thống trước đây phải mắc áo khoác để giữ ấm. Đặc biệt, năm 1985, tổng thống Ronald Reagan buộc phải chuyển nghi lễ vào trong nhà vì trời quá lạnh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dường như sẽ tuyên thệ trên Kinh thánh. Lời thề 35 từ phải được đọc chính xác theo Hiến pháp. Năm 2009, ông Obama phải đọc lại lời tuyên thệ vì một từ bị sai vị trí.
Tân tổng thống đọc diễn văn nhậm chức
nhung-nghi-le-truyen-thong-trong-ngay-nham-chuc-tong-thong-my-1
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc diễn văn nhậm chức vào năm 2013. Ảnh: Huffington Post

Mọi tổng thống Mỹ kể từ thời George Washington đều phải đọc diễn văn nhậm chức. Độ dài của từng bản diễn văn rất khác nhau, ngắn nhất là diễn văn nhậm chức lần hai của tổng thống George Washington vào năm 1793 với vỏn vẹn 135 từ và dài nhất là diễn văn của tổng thống William Henry Harrison  vào năm 1841 với 8.445 từ.
Tạm biệt tổng thống mãn nhiệm
Kể từ năm 1977, màn chia tay của tổng thống mãn nhiệm thường được tổ chức hoành tráng với trực thăng đón rước, đôi khi còn bằng tàu điện, ôtô hay máy bay phản lực.
Tiệc trưa
Sau màn tuyên thệ là bữa tiệc trưa diễn ra tại Sảnh Statuary  bên trong Tòa nhà Capitol do Ủy ban Hỗn hợp Quốc hội về Nghi lễ Nhậm chức (JCCIC) chủ trì tổ chức. Hoạt động này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1897 nhưng mãi đến năm 1953 mới được duy trì thực hiện như một truyền thống. Lúc bấy giờ, tổng thống Dwight D. Eisenhower cùng vợ và 50 khách mời có bữa trưa gồm các món gà sốt kem, giăm bông nướng ăn kèm khoai tây nghiền.
Lễ diễn hành
nhung-nghi-le-truyen-thong-trong-ngay-nham-chuc-tong-thong-my-2
Tổng thống Mỹ Bill Clinton cùng vợ và con gái dự lễ diễu hành ngày nhậm chức năm 1997. Ảnh: AP

Sau khi nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội, tân thổng thống Mỹ sẽ diễu hành trên đại lộ Pennsylvania dài khoảng 3,2 km để tới Nhà Trắng, dẫn đầu một đoàn người hùng hậu, gồm đội nghi lễ quân đội, các nhóm dân sự, ban nhạc diễu hành... Đến trước cửa Nhà Trắng, tân tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân sẽ đứng xem hết lễ diễu hành trên khán đài.
Truyền thống diễu hành ngày nhậm chức có từ thời tổng thống George Washington. Ngày 30/4/1789, ông đi từ Mount Vernon tới thành phố New York với sự hộ tống của dân quân địa phương.
Tiệc khiêu vũ
Washington DC trở nên sống động và náo nhiệt với các tiệc khiêu vũ sau lễ nhậm chức.
Trong ngày nhậm chức năm 2009, ông Obama đã phải tham gia tới 10 buổi tiệc khiêu vũ chính thức. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải con số kỷ lục. Khi nhậm chức vào năm 1993, tổng thống Bill Clinton tổ chức tới 11 bữa tiệc khiêu vũ. Thông thường, trong lần nhậm chức thứ hai, các lãnh đạo tái đắc cử sẽ giảm quy mô tiệc khiêu vũ, song ông Clinton đã đi ngược truyền thống khi cùng đệ nhất phu nhân Hillary Clinton dự đến 14 buổi tiệc nhậm chức năm 1997.

No comments:

Post a Comment