Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

GS. PHẠM ĐỨC LIỆN * GIÁO CHỨC QUỐC GIA

Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập (9 tháng 3 năm 1945)
và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)


GS Phạm Đức Liên


    Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ!. Trong khi Đức và Ý làm chủ tình hình ở Châu Âu và Bắc Phi thì ngược lại người Nhật kiểm soát Á Châu - nhất là Việt Nam, yết hầu vùng Đông Nam Á. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương (Nhật đã vào Việt Nam từ năm 1939 và áp đảo người Pháp), chấm dứt gần 100 năm - thực dân Pháp "bớp tai/đá đít" dân Việt!. Chỉ hai ngày sau đó - thừa lệnh Nhật Hoàng, Đại Sứ Nhật tại Việt Nam, Yokoyama - xin yết kiến vua Bảo Đại và : "Muôn tâu Hoàng Đế, chúng tôi xin dâng nền độc lập lên Ngài và dân tộc Việt Nam" - " Xin Việt Nam ở trong khối thịnh vượng Châu Á - do Nhật Hoàng lãnh đạo". Bản tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập được vua Bảo Đại và Viện Cơ Mật ký ngày 12/3/1945.
    Biết bao xương máu của nhân dân Lạc Hồng - tranh đấu cho nền độc lập - từ phong trào Cần Vương/Văn Thân - Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh ... đến Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa năm 1930, và ngay cả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Việt Nam Cộng Sản Đảng ...  đã được đãi ngộ xứng đáng: Lãnh thổ và nền độc lập Việt Nam bất khả phân.
    Hoàng đế Bảo Đại chỉ định GS Trần Trọng Kim lập chánh phủ Việt Nam Độc Lập. Nội các trí thức gồm các kỹ sư, luật sư, thạc sĩ, bác sĩ ... đã trình diện Hoàng Đế và quốc dân (giữa tháng 4/1945). Bộ Trưởng Giáo Dục đầu tiên của Việt Nam độc lập là Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn (Thạc Sĩ Toán Học). Bình minh cho lịch sử dân tộc Rồng Tiên (cận và hiện đại) Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu xa của Pháp - cho dầu đã độc lập (ngày 9/3/1945) - trên mọi lãnh vực: hành chánh (1) , tài chánh, kinh tế, và nhất là giáo dục. Mà giáo dục Pháp - cũng như Trung Hoa - rất kính trọng thầy cô (Quân, Sư, Phụ). Đó cũng là truyền thống Vạn Xuân.

I. Thầy cô dạy bậc tiểu học (lớp năm đến lớp nhất - sau năm 1963 đổi thành lớp 1 đến lớp 5):    - Là giáo sinh, tốt nghiệp trường Sư Phạm (École Normale), được gọi là giáo viên (instituteur, institutrice) tiểu học. Điều kiện để vào học trường Sư Phạm là có bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp và qua kỳ thi tuyển.
    - Từ niên khóa 1961/1962, phòng ốc của những trường trung học không đủ cung cấp cho sự gia tăng lũy tiến của số học sinh (đệ thất, đệ lục). Bộ Giáo Dục đào tạo thêm giáo sinh. Thí sinh phải có Tú Tài Phần Nhất được thi vào học trường Sư Phạm trong hai năm. Khi tốt nghiệp được gọi là Giáo Học Bổ Túc (ngạch trật lương bổng tương đương cấp Trung Úy trong quân đội với chỉ số lương 350). Quí vị được bổ nhiệm về dạy các lớp đệ thất, đệ lục ... ở các trường trung tiểu học (là những trường tiểu học lớn - mở thêm nhiều lớp tiếp liên, đệ thất, đệ lục). Trường Sư Phạm đào tạo Giáo Học Bổ Túc có ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Quy Nhơ, Cần Thơ ...

II. Thầy cô dạy ở trung học(đệ thất đến đệ nhất - sau 1963 đổi là lớp 6 đến lớp 12):    - Được gọi là giáo sư (professeur) dù là phụ trách những lớp bậc Trung Học Đệ Nhứt Cấp (đệ thất, lục, ngũ tứ). Những danh xưng đều từ tiếng Pháp mà dịch ra, rất chính xác, trí thức.
    - là sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng hay Đại Học Sư Phạm (École Normale Superieure = Faculté de Pédagogie). Cao Đẳng thường học 2 năm và Đại Học Sư Phạm thường học 4 năm:
        - Họ phải có Tú Tài toàn phần, đậu kỳ thi tuyển, và được huấn luyện sau 2 năm học (Cử Nhân Bán Phần), được bổ nhiệm là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp (Professeur de L'enseignement Secondaire du Premier Cycle). Ngạch trật lương bổng : chỉ số 370, ngang Đại Úy thực thụ bậc 1.
        - Hoặc phải có Tú Tài phần hai, đậu kỳ thi tuyển, và được đào tạo sau 4 niên khóa (Cử Nhân Giáo Khoa) là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (2) . (Professeur de l'Énseignement Secondaire du Deuxième Cycle), dạy đệ tam, nhị, nhất, tức là lớp 10, 11, 12). Ngạch trật và lương bổng : chỉ số 470 ngang Thiếu Tá. Đó là những Giáo Sư Cử Nhân (Professeur Licencié) - ngang hàng với kỹ sư tốt nghiệp từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (chỉ số 470). Xin lưu ý, sinh viên tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Phó Đốc Sự) - kỹ sư Nông Lâm Súc có chỉ số lương là 430 mà thôi (đó là Cử Nhân tự do như Cử Nhân Luật - coi như BA ở Mỹ ngày nay - trong khi ĐHSP và KS Phú Thọ là BS).
    Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khai giảng khóa 1 vào tháng 9 năm 1958 (đó là trường Sư Phạm Hà Nội chuyển vào Sài Gòn sau Hiệp Định Geneve 1954 và được nâng cấp). Vì nhu cầu - mấy khóa đầu - trường phải đào tạo cấp tốc (1 năm cho GS Trung Học Đệ Nhứt Cấp và 3 năm cho GS Trung Học Đệ Nhị Cấp). Rồi Đại Học Sư Phạm Huế, Cần Thơ ra đời. Đó là những đại học công lập. Người viết vinh hạnh được học trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn hai lần. Lần đầu cho bậc cử nhân và lần sau từ tháng 9/1970 cho Cao Học Thống Kê Giáo Dục (Master Education in Statistics).
  

Sinh viên ĐHSP Saigon trong một chuyến du khảo tại Đà Lạt (Giáng Sinh năm 1964),
Đề tài bài học Địa Lý: Thế Đất Vùng Cao Nguyên Mầu Mỡ của Việt Nam

 Các trường ĐHSP bậc cử nhân thường chia ra hai ban: Văn Chương (Triết, Việt Hán, Anh Văn, Pháp Văn, Sử Địa  - và Luật để dạy Công Dân Giáo Dục,) và Khoa Học (Toán, Lý Hóa, Vạn Vật).

    Lớp Việt Hán thường tuyển mỗi khóa 40 sinh viên - đông nhất. Lớp Vạn Vật ít nhất - chỉ có 15 (có khóa không tuyển). Sinh viên trường ĐHSP Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 được lãnh học bổng 1.500 đồng/tháng. Giá sinh hoạt lúc đó là 2-3 đồng một tô phở hay lít xăng. Lúc đó mỗi chỉ số lương bổng là khoảng 15 đồng. Ai bảo thầy cô nghèo!.
    Viện Đại Học Đà Lạt (trực thuộc Giáo Hội Thiên Chúa do Linh Mục Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng) vì mới được thành lập, ít sinh viên đã vận động với Bộ Giáo Dục để Đại Học Sư Phạm gởi lên huấn luyện (có ký túc xá) hai ban Triết và Pháp Văn (ít nhất là 4 khóa đầu). Quý vị GS Triết Học như Lê Tấn Lộc, Nguyễn văn Phúc ... (Trịnh Hoài Đức - Bình Dương) , Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn văn Lục (Ngô Quyền - Biên Hòa) ... là cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ là niềm kiêu hãnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi giới thiệu với ngoại giao đoàn là Harvard of Việt Nam và MIT of South Vietnam.
    Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn chỉ khai giảng khóa Cao Học Giáo Dục đầu tiên vào tháng 9/1970 sau khi đã mời được những Giáo Sư Tiến Sĩ uy tín, tốt nghiệp từ các Đại Học Âu Mỹ. Đó là quý vị: Dương Thiệu Tống, Huỳnh Văn Quảng, Huỳnh Huynh, Đoàn Viết Hoạt ... Vào thời điểm nầy, Đại Học Luật Khoa và Khoa Học đã cấp phát văn bằng Tiến Sĩ, Đại Học Văn Khoa đã khai giảng những học trình cho sinh viên ban Tiến Sĩ. Từ những năm đầu của thập niên 1970, miền Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo dục Mỹ. Sinh viên Cao Học hay Tiến Sĩ chỉ viết Luận Văn (Memoir) hay Luận Án (Thesis) sau khi đã hoàn tất khoảng 45 tín chỉ cho năm đầu. Đậu xong 45 tín chỉ (15 lớp) thì cũng nhẹ nhõm lắm, sinh viên coi như đã nắm được nửa văn bằng Cao Học hay Tiến Sĩ. Năm sau, ứng viên làm việc trực tiếp với Giáo Sư Bảo Trợ cho luận văn, luận án.
    Đại Học Sư Phạm không cung cấp đủ Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp cho bậc Tú Tài II. Bộ Giáo Dục đã tuyển những Cử Nhân từ Đại Học Khoa Học, Văn Khoa và Luật. Đó là quý vị GS dạy giờ hay khế ước. Thù lao dạy giờ của Cử Nhân Giáo Khoa là 199 đồng/giờ (những năm đầu của thập niên 1960). Đôi khi thu nhập hàng tháng của GS dạy giờ còn cao hơn giáo sư chánh ngạch.
    Miền Nam cưỡng bách giáo dục bậc tiểu học. Sau khi đậu tiểu học, học sinh phải thi tuyển vào đệ thất trường công. Thế nhưng phòng ốc bậc trung học chỉ đủ cho khoảng 15% số thí sinh (85% còn lại phải học nơi tư thục hay đành thất học!). Trường công lập còn thiếu giáo sư (3) - làm gì mà hệ thống tư thục - chẳng thiếu thầy cô trầm trọng (nhiều thầy cô chỉ có Tú Tài, chủ trường xếp dạy lớp đệ nhị, đệ nhất! - danh từ giáo sư bị lạm dụng là thế !. Giáo sư ít nhất phải có 2 năm đại học).
    -Số giờ dạy học hàng tuần được ấn định như sau:
    Giáo Viên Tiểu Học 24 giờ (4 giờ x 6 buổi sáng hay chiều - thứ hai đến thứ bảy),    
    Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp: 18 giờ.

    Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp: 15 giờ.
    Giáo Sư Tiến Sĩ (Professeur Docteur): 6 giờ.
    Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé, Prof. Postdoctor): 4 giờ.

III. Thầy cô dạy đại học được gọi là Giáo Sư (Professeur), và chắc chắn - theo cấp số:    - Quý vị có học vị cao hơn Cử Nhân (ít nhất là đỗ Cao Học) gọi là Giáo Sư Cao Học (Professeur Maitrise). Lý tưởng là Professeur Docteur (Giáo Sư Tiến Sĩ) rồi lên Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé). Bên trường Luật chỉ có mấy vị Thạc Sĩ là: Nguyễn Cao Hách, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc. Đại học Y Khoa Sài Gòn cho tới 1975 cũng chỉ có 5 vị Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Postdoctor) là: Trần Quang Đệ, Nguyễn Hữu, Ngô Gia Hy, Trần Ngọc Ninh và Phạm Biểu Tâm.
    Học trình của Giáo Sư Thạc Sĩ lúc đó là 8 năm đại học: 3+2+2+1 cho Luật Khoa, và 1+6+1 cho Y Khoa. (học trình giáo sư đại học ở Mỹ hiện nay dài lê thê: 4+2+2+2=10 cho các ngành, 4+$+3+2=13 cho Y Khoa, đặc biệt, Giáo Sư Thạc Sĩ chuyên giải phẫu lồng ngực (Cardiothoracic Surgeon) là 18 năm=4+4+5+2+3.

Đại Học Luật Khoa Sài Gòn

    Thạc Sĩ được dịch từ chữ Agrégé là học vị cao hơn Tiến Sĩ và cao nhất của khoa cử - là kỳ thi Đình ngày xưa để lấy Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Hoàng Giáp. Đó là Postdoctorate Degree của Mỹ, chớ không phải Thạc sĩ là những sinh viên chỉ học xong 5, 6 năm đại học như cách gọi trong nước từ năm 2000. Đó chỉ là Cao Học (Master) mà thôi. Thí dụ MBA: Master of Business Administration là Cao Học Kinh Thương chứ không phải là Thạc Sĩ Kinh Doanh!. Ngẩn ngơ như thế - nên năm 2013 - không một đại học nào của Việt Nam ở trong The TOP 100 của Châu Á!. Theo Nhà Bác Học Ngô Bảo Châu và Tiến Sĩ Chu Hảo thì: "Đại học nước ta đang đi vào ngõ cụt!". "Không khéo thì bị xếp hạng sau cả Miến Điện, Ai Lao, Cao Miên!", trong khi Việt Nam là dòng giống thông minh, chăm chỉ và kỷ luật. Đại học phải tự trị để tự do phát triển, khảo cứu ...

Đại Học Văn Khoa Saigon
đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tào những Giáo Sư Cử Nhân cho nền giáo dục

    - Dạy Đại Học, quý vị phải có bằng Tiến Sĩ (Doctorat) và cao hơn là Thạc Sĩ (Agrégé). Thế nhưng ngay đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1976-1975) chúng ta không đủ giáo sư. Thầy cô đa số chỉ là Cao Học. Điển hình là Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, có nhiều ngành, giáo sư chỉ có Cử Nhân và học giả (quý vị không có học vị đại học - dù chỉ là Cử Nhân -  nhưng có tác phẩm nghiên cứu giá trị như: Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Duy Cần, Bửu Cầm ...) Trong khi ban Triết lại dư thừa: có đến 6, 7 vị Tiến Sĩ, đa số là linh mục. Trong trường hợp nầy, nhân viên giảng huấn được xếp bậc như sau: (trường hợp học giả, cử nhân, cao học):
        - Giảng Viên (Charge d'Enseignement) là quý vị dạy giờ/học giả/cử nhân.
        - Giảng Sư (Charge de Cours) quý vị dạy theo khế ước. Đó là những Cao Học (ngạch trật và lương bổng: chỉ số 550, tương đương Trung Tá). Sau 5, 7 năm quý vị khế ước cũng vào chánh ngạch.
        - Giáo Sư Tiến Sĩ: (ngạch trật và lương bổng: chỉ số lương 690 - ngang Đại Tá thực thụ bậc 1, Y Khoa Bác Sĩ). Đó là Tiến Sĩ Quốc Gia (Docteur d'Etat) là ngạch Tiến Sĩ Cao Nhất (Tiến Sĩ Đại Học - Docteur de l'Université), thấp nhất là Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Docteur 3ème Cycle mà trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn (4) tới tháng 4/75 chỉ cấp phát chưa tới 10 bằng Tiến Sĩ đó).
    Có đến 95% Giáo Sư Tiến Sĩ tốt nghiệp từ ngoại quốc. Giáo Sư Tiến Sĩ có 3 bậc:
        - Giáo Sư Ủy Nhiệm (Assistant Professor).
        - Giáo Sư Diễn Giảng (Associate Professor).
        - Giáo Sư Thực thụ (Professeur Titulaire).
    Từ bậc thấp lên bậc trên, quý vị giáo sư phải có nhiều công trình khảo cứu (research for teaching - teaching to research) nhất là khoa học kỹ thuật (STEM= Science, Technology, Engineering, Math) cụ thể bằng những phát minh, sáng tạo là những bằng sáng chế, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế quốc gia, cho văn minh nhân loại. Đó là Tiến Sĩ Kỹ Sư, Khoa Học Gia ...
    - Giáo Sư Thạc Sĩ thì hiếm lắm. Ngạch trật và lương bổng tương đương tướng lãnh. Mà quả thật, quý vị ấy là tướng lãnh trong khoa bảng và 1 sao, 2 sao là tùy thâm niên công vụ. Cả miền Nam Việt Nam chỉ đếm được 8 vị (3 cho Luật và 5 cho Y Khoa) như đã nói ở trên. Học vị Thạc Sĩ quả là quý, thật là cao.

Lời kết:    Hoa Kỳ là nước mà ai ai cũng là businessmen - khách hàng là Thượng Đế - role model cho giới trẻ là những cô biểu diễn thời trang phô mông hở tí, là những anh đầu đặc, tung bóng đập banh. Họ có lợi tức hàng chục triệu mỗi năm nên thầy cô không được nể vì thù lao rẻ như bèo:
    - Dạy Tiểu, Trung Học - có Cử Nhân, Cao Học .. thầy cô được gọi là Teacher (giáo viên). Giáo viên có Master's Degree với 10 năm nghề lương chỉ có khoảng 50.000 đô/năm!.
    - Dạy Cao Đẳng, Đại Học mà chỉ có Cao Học thầy cô được gọi là Instructor (Giảng Sư) , nếu có Tiến Sĩ thì gọi là Professor (Giáo Sư). Lương khoảng 80.000 đô/năm.
    Thực tế lắm, vật chất quá !. Trong khi giáo dục là chìa khóa của tiến bộ (Education is Power) mà tiến bộ là Technology. Technology is built on Science, Engineering, Math. Nước Mỹ hiện nay thiếu trầm trọng những nhà STEM. Tháng 5/2013 trong số 70.000 Tiến Sĩ (PhD.) tốt nghiệp, chỉ có 12.000 là Khoa Học Kỹ Thuật (1/7).

Chú Thích:

(1): Cũng thế, về hành chánh - chánh phủ Trần Trọng Kim- mô phỏng theo hệ thống thời Pháp thuộc. Đó cũng chính là cơ cấu tổ chức từ Paris mang qua Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 19- từ trung ương tới địa phương (dĩ nhiên có cải tổ cho phù hợp với một nước Việt Nam độc lập sau 9/3/1945).
    - Đơn vị nhỏ nhất là Phòng (Bureau). Mỗi phòng có 5, 6 đến 9, 10 nhân viên mà Trưởng Phòng hay Chủ Sự là công chức lâu năm, có bằng Tiểu Học, về sau là Trung Học Đệ Nhứt Cấp, thời VNCH là Tú Tài.
    - Nhiều Phòng hợp lại thành Sở (Service): Sở Y Tế, Tài Chánh ... Đó là ở trung ương hay những thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ ... Các tỉnh hay đại phương gọi là Ty: Ty Công Chánh, Ty Cảnh Sát ... Đứng đầu là Chánh Sở (Chánh Sự Vụ) hay Trưởng Ty.. Đây là những công chức có nhiều kinh nghiệm. Thời Cộng Hòa, là quý vị tốt nghiệp từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh hay Cử Nhân các ngành (chỉ số lương 430 trở lên).
    - Nhiều Sở thành Nha: Nha Kế Toán, Nha Cải Cách Điền Địa ... Đứng đầu là Giám Đốc (Directeur), đó là những Chánh Sở có thâm niêm công vụ, đạo dức ... được cấp trên chọn lựa. Địa phương là Tỉnh Trưởng (Bình Dương, Biên Hòa...), vào thời bình, là quý vị Quốc Gia Hành Chánh đầy kinh nghiệm hay Cao Học Hành Chánh. Tỉnh Trưởng ngang hàng với Giám Đốc (ở trung ương), thế nhưng khi Giám Đốc Trung Học đến chủ tọa một buổi lễ ở địa phương thì Tỉnh Trưởng ở vị thế thứ hai (ghế ngồi ở bên trái vị Giám Đốc).
    - Nhiều Nha họp lại thành Tổng Nha: Tổng Nha Quan Thuế ... đứng đầu là Tổng Giám Đốc (Directeur Génénal). Directeur là to, Directeur Génénal là to lắm (và trách nhiệm cũng to lớn lắm), tương đương Tư Lệnh Quân Khu.
    - Nhiều Tổng Nha là một Bộ: Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục ... đứng đầu là Bộ Trưởng (Ministre). Bộ hay Tổng Trưởng là quý vị phải giỏi về chuyên môn (Giáo dục, Công chánh ...), cụ thể là bằng cấp chuyên ngành. Thế nhưng chánh trị (đảng phái) nhiều lắm. Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục thời VNCH đa số (90%) lại là quý vị Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ ( Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Văn Thơ, Ngô Khắc Tĩnh...) . Họ tương đương tướng ba sao.

(2): Cho tới biến cố Mậu Thân (tháng 2/1968), Miền Nam có khoảng 2.500 giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (cử nhân, tốt nghiệp 4 năm từ các trường Đại Học Sư Phạm Công Lập như Sài Gòn , Huế ...). Trong đó có khoảng 2.200 nam GS và 300 nữ GS. Quý vị nữ GS vẫn ở trường dạy học. Quý vị nam GS đi học quân sự 8 tuần rồi trở về nhiệm sở (động viên tại chỗ - tương đương 4 tiểu đòan giáo chức trên 4 vùng chiến thuật) . Trong khi đó quý vị Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp bị động viên đi học quân sự tại Thủ Đức, ra chuẩn úy, đi tác chiến như nhân viên các Bộ khác, rồi có được biệt phái hay không thì tính sau. Quý vị  Giáo Học Bổ Túc cũng thế.

(3): Từ niên khóa 1970/1971 số học sinh trung học đệ nhứt cấp gia tăng mau quá, phần vì dân số gia tăng, phần vì áp lực của Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục Hạ Viện vận động để có thêm kinh phí 220 triệu đồng) trong nổ lực tăng số học sinh được nhận vào lớp đệ thất trường công lên gấp đôi: so với năm trước - sẽ là 44.000 thay vì 22.000 trong tổng số 147.000 thí sinh toàn quốc. Đó là thời gian Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên là Phó thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Giáo Dục và GS Dương Minh Kính, Dân Biểu. Bộ Giáo Dục trực tiếp mở những khóa huấn luyện cấp tốc (dạy bán thời gian và từ 3 đến 6 tháng) để đào tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Học viên là quý vị giáo viên tiểu học, giáo học bổ túc (đã được huấn luyện những môn học như : tâm lý, triết lý giáo dục, vệ sinh, quản trị học đường ... từ những trường Sư Phạm trước đó), nhưng họ phải có Tú Tài Toàn Phần. Thầy cô dạy là những Thanh Tra Trung Học (vốn là Hiệu Trưởng, Giám Học những trường Trung Học Đệ Nhị Cấp), và những Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp uy tín.
    Phẩm chất của học sinh trung học trường công - thời VNCH đáng tin cậy, nhất là ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (Tú Tài). Cụ thể là sau khi đậu Tú Tài II, du học sinh Việt Nam tại các cường quốc kinh tế bắt kịp sinh viên sở tại. Trong nhiều trường hợp, du sinh Sài Gòn, đã xong Cử Nhân chỉ sau 3 niên khóa (cho dẫu đã mất 6 tháng đến 1 năm do trở ngại sinh ngữ) . Học xong chưa đủ mà còn đậu cao ở các thứ hạng Bình, Ưu .. để được chọn lựa học lên Cao Học. Những du sinh được biết nhiều ở Mỹ là Nguyễn duy Dũng (Võ trường Toản), Đỗ ý Ngọc (Gia Long), Nguyễn xuân Hương (Nguyễn Trãi) ... Các du sinh nầy thật đáng khen ngợi vì đã nâng cao ngọn cờ xứ sở làm thơm quê mẹ Việt Nam.

(4): Tiến Sĩ Cao Xuân An ... Bên trường Luật có Tiến Sĩ Lê Kim Ngân, Phan Thiện Giới.. Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: Tiến Sĩ Lưu Kim Sanh. Ông là vị Tiến Sĩ đầu tiên và duy nhứt (sau đó là biến cố 30/4/75). Khóa Tiến Sĩ đầu tiên ở Đại Học Văn Khoa: thi xong năm thứ nhất phần học chung cho các ban năm 1974. Quý vị sẵn sàng trình luận án Tiến Sĩ mỗi ngành chuyên môn vào hè 1975 thì VNCH tan rã. Riêng sinh viên Lưu Kim Sanh, ngay sau kỳ thi chung năm 1974 đã có luận án (Thèse Doctorat) viết sẵn . Ông trình Hội Đồng Khoa và Hội Đồng Giám Khảo làm việc gấp rút. Ông thật may mắn.

GS Phạm Đức Liên
Former Instructor, Central Piedmont Community College, NC
Ngày đầu mùa thu (22 tháng 9 năm 2013)

*******

Rẻ Như Bèo


Mây Ngàn

1. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đến như Tiến sĩ cũng chèo queo
Kỹ sư, Khoa học còn nhúc nhích,
Nhân văn, tài chánh (1) - quả là teo !

2. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đại học nơi nơi - gọi, mời, reo.
Cử nhân (2) rút lại - còn ba khóa,
Cao học kinh doanh - thẳng một lèo !

3. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Tiến sĩ lăng nhăng - cũng dễ leo
Ôn lại (3), hàm thụ - mười tám tháng
Hai, ba chục xếp - có bằng treo !

4. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Thế nhưng - ta vẫn cố mà leo
Để cho có chút - hương cao đẳng,
Muốn nói năng gì - có kẻ theo !
(1) Tháng 5 năm 2013, trên dưới 1.500 viện đại học ở Mỹ cung cấp cho thị trường nhân dụng: 1.719.000 Cử Nhân (BA/BS), 684.000 Cao Học (MA/MS) ... thế nhưng chỉ 55% có việc làm!.
(2) Cử Nhân (BA/BS) = Hương Cống : Bình thường là 4 năm đầu đại học (khoảng 120 tín chỉ). Kiến thức nhân loại ngày nay (2013) là nhiều lắm và nhiều quá - nhất là khoa học kỹ thuật (STEM: Science, Technoloy, Engineering, Math). Kỹ sư phải học 5 năm trở lên. Thế nhưng các ngành văn chương, chánh trị, kinh tài ... nhiều đại học co lại dạy trong 3 niên khóa!. Cao học (MA/MS) sinh viên phải học ít nhất 2 năm (Master in Engineering là 3, 4 năm) - thế mà quý vị dạy gấp rút chỉ 12 tháng!.
(3) Online University, Correspondence School ... Học Tiến sĩ (Doctor's Degree) trong 18 tháng (Tiến sĩ  - tối thiểu là 2 năm/ học bổng thường cấp cho 2 năm học, riêng STEM phải 3, 4 năm nghiên cứu, nhiều trường hợp không ra đáp số!: không phát minh, không bằng sáng chế/patents ...)

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói các quan hệ Mỹ - Trung đang đối mặt với những bất ổn mới, nhưng bằng sự tôn trọng các lợi ích cốt lõi của cả hai bên, mối quan hệ này sẽ vẫn ổn định. Ông Vương nói thêm rằng một cá nhân sẽ không cản trở được các mối quan hệ, ám chỉ Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sau khi ông Trump đắc cử hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp xúc ngay với ông Trump. Nhưng Bắc Kinh tỏ vẻ bất an về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn với ông Trump, và những dấu hiệu cho thấy ông Trump có thể thay đổi chính sách đối với Đài Loan, cũng như những đe dọa của ông Trump là sẽ áp đặt mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn được báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng hôm thứ Năm, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói cuộc gọi giữa ông Tập và ông Trump là một dấu hiệu tích cực cho một sự chuyển đổi suôn sẻ trong quan hệ Mỹ - Trung.
Ông nói: “Dĩ nhiên, hướng tới phía trước, mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp và bất định mới”.
Trích dẫn một thi phẩm cổ của Trung Quốc đã từng được ông Tập nhắc đến trong một diễn đàn cấp cao Mỹ - Trung hồi tháng 6, ông Vương nói: “Nhưng núi cao không cản được con sông đổ ra biển”.
Không nhắc đến tên của ông Trump, ông Vương nói “xu hướng lịch sử không thể bị thay đổi bởi ý chí của một cá nhân duy nhất”.

Tranh chấp Biển Đông cũng được xem là một yếu tố gây căng thẳng giữa Trung Quốc và chính quyền mới của ông Trump.
Tuần này, Trung Quốc trả lại một tàu lặn cho Hoa Kỳ trước đó đã bị một tàu hải quân Trung Quốc lấy đi trong vùng biển tranh chấp hồi tuần trước. Ông Trump cáo buộc Trung Quốc là đã đánh cắp tàu lặn của Mỹ.
Ông Vương Nghị nói bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là “sứ mệnh thiêng liêng” đối với công tác ngoại giao của nước này.
 http://www.voatiengviet.com/a/tq-noi-quan-he-my-trung-dang-gap-bat-on/3646816.html
Trang Chính | Tin Quốc tế

Tòa án Tối cao Nhật ủng hộ việc tái bố trí căn cứ Mỹ ở Okinawa

2016-12-20
Tòa án Tối cao Nhật Bản hôm nay ra phán quyết ủng hộ chính quyền Tokyo trong nỗ lực tái bố trí một căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Okinawa.
Quyết định này được xem như một vố quan trọng đánh vào những thành phần chống đối tại địa phương phản kháng kế hoạch đó của chính phủ trung ương.
Chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn di chuyển căn cứ không quân ngay tại khu đông đúc dân cư ở Okinawa đến một khu vực thưa thớt người ở với lý do an ninh. Tuy nhiên, nhiều người dân Okinawa buộc phải chuyển căn cứ Hoa Kỳ ra khỏi địa phương của họ.
Vào tháng 9 vừa qua, một tòa cấp cao Nhật Bản cũng ra phán quyết cần tôn trọng quyết định của chính quyền trung ương, vì nhiệm vụ căn bản đối với quốc phòng và ngoại giao Xứ Phù Tang.
Sau đó chính quyền thành phố Okinawa kháng cáo, và hôm nay Tòa Tối cao Nhật Bản ra phán quyết bác đơn kháng án của chính quyền Okinawa.
Xin được nhắc lại, Okinawa nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực biển Hoa Đông. Đây được xem là một pháo đài của quân đội Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Từ Okinawa, chiến đấu cơ và quân đội Mỹ có thể xuất phát để đối phó lại bất cứ cuộc xung đột nào xảy ra ở khu vực Châu Á.
 http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/japan-topcourt-backs-okinawa-base-12202016102005.html





Chính phủ Nhật phê chuẩn ngân sách quốc phòng kỷ lục


media 
Thủ tướng Shinzo Abe duyệt đội quân danh dự tại bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Tokyo, ngày 12/09/2016KAZUHIRO NOGI / AFP
Hôm nay 22/12/2016, chính phủ Nhật Bản thông qua một ngân sách quốc phòng mới với số tiền kỷ lục 5.100 tỉ yen, tương đương 44 tỉ đô la, tăng 1,4% so với năm ngoái.
Đây là năm thứ năm liên tiếp Tokyo tăng ngân sách quốc phòng. Đối với chính quyền Nhật, việc gia tăng chi phí quân sự là nhằm để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc đặc biệt tại Biển Hoa Đông, và các đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Theo thông tin của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, được tờ Wall Street Journal trích dẫn, ngân sách quốc phòng năm 2015 của Nhật chiếm 1% GDP, trong lúc Trung Quốc chi 214,8 tỉ đô la cho quân sự, chiếm 1,9% GDP.
Thông tín viên Frédéric Charles tường trình từ Tokyo:
« Nhật Bản sẽ tăng cường lực lượng tuần duyên, với 1,5 tỉ đô la để mua thêm năm tàu tuần tiễu, và tuyển mộ thêm hơn 200 binh sĩ. Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp một số đảo tại vùng Biển Hoa Đông, thuộc quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nằm ở phía tây đảo Okinawa.
Kể từ năm 2012, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc qua lại hàng ngày khu vực xung quanh quần đảo hiện do Nhật kiểm soát.
Quân đội Nhật Bản tập trung phát triển các lực lượng cơ động, với sự yểm trợ của nhiều chiến đấu cơ, tàu chiến, tàu lưỡng thể. Các phương tiện này được bố trí tại khu vực phía nam để đối phó với Trung Quốc, thay vì ở phía bắc, như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô là mối đe dọa chủ yếu.
Tăng ngân sách quốc phòng đến mức kỉ lục là câu trả lời của chính quyền Nhật đối với tổng thống tân cử Mỹ. Quan điểm của ông Donald Trump là yêu cầu Tokyo tăng đóng góp tài chính cho các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật, hoặc bảo đảm được khả năng tự vệ với việc xây dựng lực lượng hạt nhân của riêng mình.

Trên thực tế, Tokyo đã đảm nhận toàn bộ chi phí cho các căn cứ Mỹ tại Nhật, và Tokyo cũng đã sửa đổi bản Hiến pháp chủ hòa, để có thể hội nhập với chiến lược an ninh quốc phòng mới của Hoa Kỳ ».
Theo hiệp ước an ninh song phương Nhật-Mỹ, khoảng 54.000 binh sĩ Hoa Kỳ có mặt tại Nhật có nhiệm vụ giúp Nhật phòng vệ đất nước. Hàng năm Nhật Bản chi khoảng 500 tỉ yen (tương đương 4,5 tỉ đô la), tức gần 10% ngân sách quốc phòng cho các căn cứ Mỹ tại đây.
Theo tờ Wall Street Journal, trong dự án ngân sách này, có khoản chi 65 tỉ yen cho chương trình phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn mới trong hải quân, phối hợp với Hoa Kỳ.
Dự án ngân sách quốc phòng của chính phủ Nhật còn đợi Quốc Hội chính thức phê chuẩn.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20161222-chinh-phu-nhat-phe-chuan-ngan-sach-quoc-phong-ky-luc

Trung Quốc cung cấp súng và trang thiết bị chống ma túy cho Philippines

RFA
2016-12-20
Trung Quốc đề nghị cung cấp cho Philippines súng và các trang thiết bị trị giá 14 triệu đôla để sử dụng trong chiến dịch chống ma túy mà Tổng thống Rodrigo Duterte phát động ngay sau khi lên nhậm chức hồi cuối tháng 6 vừa qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm nay cho biết đề nghị này đã được chính Đại sứ Trung Quốc ở Manila đưa ra khi gặp Tổng thống Duterte và người đứng đầu ngành quốc phòng Philippines vào ngày hôm qua.
Bộ trưởng Delfin Lorenzana nhắc lại lời của Đại sứ Trung Quốc là biết được yêu cầu chống khủng bố và ma túy của Tổng thống Philippines nên Bắc Kinh muốn giúp đỡ.
Phía Philippines có thể sử dụng khoản 14 triệu đôla để mua vũ khí loại nhỏ, tàu cao tốc và kính nhìn trong đêm. Thỏa thuận về khoản hỗ trợ này có thể được đúc kết trước cuối năm nay.
Ngoài ra tin cũng cho biết phía Trung Quốc có đề nghị cho Philippines một khoản vay dài hạn 500 triệu đôla vào sang năm để Manila chi dùng trong công cuộc chống khủng bố và chiến dịch chống ma túy.
Hãng thông tấn AFP cho biết đại sứ quán Trung Quốc chưa có phúc đáp cho hãng này về tin vừa nêu.

Ông Trump kêu gọi mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân Mỹ


Trong một dòng tin trên Twitter, ông Trump nói: “Mỹ phải mạnh mẽ tăng cường và mở rộng khả năng hạt nhân của mình.”
Trong một dòng tin trên Twitter, ông Trump nói: “Mỹ phải mạnh mẽ tăng cường và mở rộng khả năng hạt nhân của mình.”
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 22/12 kêu gọi Mỹ mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân, một tín hiệu cho thấy ông có thể sẽ ủng hộ tiêu tốn cho công việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân đang lỗi thời của Mỹ.
Không rõ điều gì khiến ông đưa ra lời kêu gọi này, nhưng trước đó trong cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu rằng Moscow cần ‘tăng cường khả năng quân sự của các lực lượng hạt nhân chiến lược.’
Trong một dòng tin trên Twitter, ông Trump nói: “Mỹ phải mạnh mẽ tăng cường và mở rộng khả năng hạt nhân của mình.”
Trong thập niên tới, các tàu ngầm phi đạn đạn đạo, máy bay ném bom, phi đạn phóng từ mặt đất của Mỹ dự kiến sẽ hết thời hạn sử dụng hiệu quả. Duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân này ước tính mất khoảng 1 ngàn tỷ đô la trong 30 năm, theo các con số ước tính độc lập.
Mỹ là một trong năm quốc gia vũ khí hạt nhân được phép duy trì kho hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Các nước khác gồm Nga, Anh, Pháp, và Trung Quốc.
 http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-keu-goi-mo-rong-kha-nang-vu-khi-hat-nhan-my/3647857.h

Tổng thống Philippines đối diện vụ điều tra 'giết người'

  • 6 giờ trước




Philippine President Rodrigo Duterte during a ceremony at the presidential palace in Manila. 22 December 2016Image copyright Reuters
Image caption Ông Duterte bác bỏ những quan ngại về chính sách chống ma túy của mình
Cơ quan giám sát nhân quyền độc lập của Philippines cho biết họ sẽ điều tra tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte rằng đích thân ông đã giết chết nghi phạm ma túy trong thời gian làm thị trưởng thành phố Davao.
Ủy ban Nhân quyền cũng sẽ xem xét các phúc trình theo đó nói 'biệt đội tử thần' đã giết chết hàng trăm người dân ở thành phố phía nam này.
Ông Duterte hồi tuần trước xác nhận với BBC rằng ông đã từng tự tay bắn chết ba người đàn ông.
Kể từ khi được bầu làm tổng thống vào tháng Năm, ông đã tiến hành cuộc chiến chống ma túy một cách vô cùng bạo lực.
Những người chỉ trích nói rằng ông đã khuyến khích cảnh sát, nhân viên trị an và lính đánh thuê bắn chết tại chỗ các đối tượng bị nghi là buôn bán ma túy và người nghiện. Gần 6.000 người được cho là đã bị giết chết.
Ông Duterte từng làm thị trưởng Davao trong hai thập niên. Trong thời gian đó, ông nổi tiếng về việc mạnh tay trấn áp tội phạm và bị cáo buộc tài trợ cho 'biệt đội tử thần'.
Hôm thứ Ba, Trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra'ad al-Hussein cho biết tuyên bố của ông Duterte "rõ ràng cấu thành tội giết người" và ông kêu gọi các cơ quan chức năng điều tra xem xét vấn đề.
Chito Gascon, người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền Philippines, hôm thứ Tư nói rằng một nhóm các nhà điều tra sẽ tiến hành xem xét vụ việc.
Ông nói với BBC rằng cuộc điều tra từng được tiến hành đối với những gì diễn ra tại Davao đã kết luận hồi năm 2012 rằng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Duterte trực tiếp tham gia vào các vụ giết người, nhưng ủy ban đã khuyến nghị buộc tội ông "theo học thuyết về trách nhiệm chỉ huy".
Các công tố viên, tuy nhiên, đã không làm theo khuyến nghị này.
"Nay, với việc ông ấy thừa nhận... chúng tôi đang tìm kiếm bằng chứng liên quan trực tiếp tới những liên kết giữa ông Duterte với các vụ giết người," ông nói với chương trình Newshour của BBC.




Senator Leila De Lima at a Senate inquiry in Pasay City, south of Manila, Philippines, 5 December 2016Image copyright EPA
Image caption Thượng nghị sĩ Leila de Lima nói rằng lời thừa nhận của ông Duterte có thể dùng làm căn cứ buộc tội ông
Ông Gascon nói thêm rằng ông Duterte được miễn truy tố trong khi tại chức.
Nhưng ông nói thêm: "Ngay cả khi chúng tôi không thể buộc tội khi ông Duterte là Tổng thống, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi có hồ sơ và tài liệu [về các sự kiện] để đến lúc thích hợp, chúng tôi đã có chứng cớ được bảo đảm để mọi người cuối cùng có thể chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm."
Hồi đầu tháng này, ông Duterte nói với một nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp rằng: "Tại Davao tôi từng đích thân làm điều đó [giết người]. Chỉ là để cho họ [cảnh sát] thấy rằng nếu tôi có thể làm điều đó tại sao họ lại không."
Phát ngôn viên của ông sau đó đã khẳng định đây chỉ là những "lời dằn mặt" và phủ nhận việc ông Duterte đã giết bất cứ ai.
Nhưng nói chuyện với BBC một vài giờ sau, ông Duterte nói: "Tôi đã giết chết khoảng ba người... Tôi không biết có bao nhiêu viên đạn từ khẩu súng của tôi xuyên vào trong cơ thể của họ. Chuyện đó đã xảy ra và tôi không thể nói dối về n
Một trong những người chỉ trích Tổng thống gay gắt nhất ở Philippines, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, cho biết lời thừa nhận của ông có thể là căn cứ để buộc tội.
Nhưng hôm thứ Tư, chính phủ đã đệ đơn cáo buộc hình sự bà de Lima, theo đó nói bà đã cố gắng phá hoại cuộc điều tra của Quốc hội đối với cáo buộc bà tham gia buôn bán ma túy. Bà mạnh mẽ bác bỏ việc đã có bất kỳ hành vi sai trái nào.
Đầu tuần này, bà de Lima nói với BBC rằng bà lo sợ cho mạng sống của mình, nhưng sẽ không để cho sự hăm dọa khiến bà phải im lặng.
Ông Duterte đã bác bỏ những quan ngại về chính sách chống ma túy của mình

Alibaba bị Hoa Kỳ đưa lại vào danh sách bán hàng giả

  • 22 tháng 12 2016




Alibaba hàng giảImage copyright Reuters
Image caption Alibaba lập kỷ lục khi thu hút đầu tư 25 tỉ usd
Tập đoàn kinh doanh qua mạng khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba vừa bị Hoa Kỳ đưa trở lại vào danh sách các hãng chuyên bán đồ giả mạo.
Trước đó bốn năm, Alibaba đã được gỡ khỏi danh sách đen này, nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ nói trang bán hàng trực tuyến Taobao của hãng đang được dùng để bán hàng giả 'chất lượng cao'.
Tập đoàn phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định chính sách của công ty đã giúp việc bán hàng trực tuyến tốt hơn trước đây.
Alibaba cũng cho rằng 'bầu không khí chính trị' của Hoa Kỳ hiện nay là nguyên nhân khiến tên của hãng bị đưa trở lại 'danh sách đen'.
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Donlad Trump thường xuyên đưa ra những lời cáo buộc với các công ty của Trung Quốc về việc ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Hoa kỳ điều tra thép TQ
Hillary và Trump: ai tốt hơn cho KT châu Á
Chủ tịch Michael Evans của Alibaba Group cho biết rất 'thất vọng' bởi quyết định của Hoa Kỳ, đồng thời đặt dấu hỏi liệu quyết định này được đưa ra 'dựa trên những yếu tố thực tế hay là do tình hình chính trị hiện nay'.




Alibaba hàng giảImage copyright Getty Images
Image caption Alibaba bị Liên hiệp chống hàng giả quốc tế đình chỉ vào tháng 05/2016.
Tập đoàn bán lẻ qua mạng của Trung Quốc và trang bán hàng trực tuyến của họ là Taobao đã bị cáo buộc bán hàng giả từ khá lâu.
Vào hồi đầu năm, Taobao cho biết đã tăng cường kiểm soát đối với việc bán các mặt hàng hạng sang, yêu cầu nhà cung cấp chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Vào hồi tháng Năm 2016, tổ chức Liên hiệp chống hàng giả quốc tế (IACC) đã ban hành lệnh cấm đối với Alibaba do những quan ngại về vi phạm bản quyền.
Hơn 250 thành viên của IACC, bao gồm Gucci America và Michael Kors, đã dọa sẽ rời khỏi tổ chức này để phản đối tư cách thành viên của Alibaba.
Alibaba - cũng là tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc- đã tham gia giao dịch trên Sàn chứng khoán New York từ tháng Chín 2014 và lập kỷ lục khi thu hút số tiền đầu tư lên đến 25 tỉ đô la Mỹ.http://www.bbc.com/vietnamese/business-38402813




2016: Năm của mọi sự bất ngờ


media 
Một trong những bất ngờ lớn trong năm 2016: Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa KỳREUTERS/Shannon Stapleton
Có lẽ sẽ không ngoa chút nào khi đánh giá năm 2016 là « năm kinh khủng », như Victor Hugo đã từng ví cho năm 1871, năm mang đậm dấu ấn của cuộc xâm lăng Đức và thời kỳ Công Xã Paris. Nhưng năm 2016 cũng phong phú những sự kiện ngoài dự đoán mà chúng ta có thể xem đấy như là năm của mọi sự bất ngờ. Vì sao ?
Ông Renaud Giraud trên mục Ý kiến độc giả của báo Le Figaro ngày 20/12/2016 điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong năm qua và đề xuất hai hướng đi cho ngành ngoại giao Pháp.
Brexit khai màn
Bất ngờ thứ nhất chính là Brexit. Thông qua lá phiếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016, cử tri Anh quốc đã quyết định chấm dứt 43 năm chung sống với Liên Hiệp Châu Âu. Mối họa tan rã dần dần Liên Hiệp Châu Âu lăm le xuất hiện. Kết quả của cuộc bỏ phiếu này trước hết thể hiện sự nổi dậy của người dân Anh chống lại tầng lớp lãnh đạo. Hiện tượng bất mãn này giờ trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia phương Tây.
Đúng như mô tả của nhà địa lý học Christophe Guilluy, toàn cầu hóa làm gia tăng sự bất bình đẳng và tạo ra một sự chia rẽ xã hội và lãnh thổ ngay trong lòng xã hội phương Tây, giữa một bên là vài khu đô thị hội nhập tốt với toàn cầu hóa và bên kia là những vùng phụ cận rộng lớn, những vùng thiệt thòi của sự toàn cầu hóa. Về mặt chính trị, những khu vực này bỗng trở nên náo nhiệt do một cơn phẫn nộ chống lại tầng lớp ưu tú, bằng cách chỉ dựa vào đòi hỏi một chính sách bảo hộ và đường biên giới.
Donald Trump và chính sách đối ngoại với Nga và Trung Quốc
Cũng chính cơn phẫn nộ đó là nguyên nhân của một sự bất ngờ thứ hai trong thế giới Anglo-Saxon : Thắng lợi của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016. Người ta đã lầm khi nghĩ rằng chiến thắng của ông Trump sẽ là sự khởi đầu của một bước ngoặt chuyên chế của Hoa Kỳ.
Nhưng sự gắn kết vào quyền và tự do chính là nền tảng về bản sắc chính trị người Anglo-Saxon. Khi bỏ phiếu chọn Trump, cử tri Mỹ không mong muốn đoạn tuyệt với nền dân chủ, mà chối bỏ tầng lớp lãnh đạo của họ nhưng vẫn ở lại trong cái khung nền dân chủ.
Trong chính sách đối ngoại, cũng chính làn gió thực tiễn đó đang thổi qua ba cường quốc quân sự phương Tây. Theresa May (Anh), Donald Trump (Mỹ) và Franҫois Fillon (Pháp) chia sẻ ý tưởng là đã đến lúc nối lại quan hệ ngoại giao với Matxcơva.
Mặt khác, một sơ đồ ngược so với tình hình năm 1972 đang được thiết lập tại Washington : Vào đầu những năm 1970, Nixon và Kissinger xích lại gần với Trung Quốc để chống Liên Xô, thì ngày nay, Trump sẽ tìm cách xích lại gần Nga, để chia rẽ nước này với Trung Quốc.

Rodrigo Duterte, bất ngờ lớn thứ ba
Việc Mỹ xích lại gần Nga trở nên khẩn cấp cũng do một bất ngờ lớn thứ ba trong năm 2016 : Tiến triển chính trị của Philippines hướng đến sự chuyên chế. Tháng 5/2016, Rodrigo Duterte có xu hướng dân túy đã đắc cử tổng thống và tung ra một chiến dịch bài trừ ma túy ngoạn mục. Một chiến dịch chà đạp lên tất cả các nguyên tắc Nhà nước pháp quyền.
Những người tiêu thụ chất gây nghiện bình thường tại các khu ổ chuột đã bị các biệt đội tử thần bắn hạ một cách lạnh lùng. Bề ngoài, ông Duterte đang dẫn đất nước đi đến sự sụp đổ. Hoa Kỳ đã có những lời chỉ trích mạnh mẽ chống lại chính sách được cho là phản tác dụng. Nhưng những lời chỉ trích này chẳng mang lại một chút tự do nào cho người Philippines, mà còn dẫn đến việc định hướng lại chính sách đối ngoại của Manila.
Trên thực tế, Philippines vẫn nằm dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ kể từ khi giành được độc lập, nay ông Duterte đã quyết định chấm dứt mối quan hệ đặc quyền này và xích lại gần với Trung Quốc. Việc mất đồng minh Philippines đã gây chao đảo thế cờ tại vùng Đông Nam Á.

Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ hạ màn
Bất ngờ thứ tư, tấm bản đồ Trung Đông đang được nắn lại do sự lật ngược ngoạn mục tình hình Syria theo hướng có lợi cho chế độ Bachar al Assad. Tháng 9/2015, quân nổi dậy Syria, được phương Tây, các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ đã tưởng có thể chiếm được Damas. Nhưng chính sự can thiệp của Nga đã cứu chế độ trong đường tơ kẽ tóc và cho phép tái chinh phục Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria. Giờ thì Nga đang thay thế Hoa Kỳ đóng vai quốc mẫu trong khu vực.
Cũng trong vùng này, cú đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7 do một nhóm binh sĩ quân đội, có liên hệ với giáo phái Gulen thực hiện đã tạo nên mối bất ngờ lớn thứ năm. Thất bại của cuộc đảo chính này đã tạo cơ hội cho tổng thống Erdogan củng cố quyền lực và dẫn đến một chiến dịch thanh trừng lớn chưa từng có, vượt ra khỏi phạm vi giáo phái Gulen.
Được củng cố ở trong nước và mong muốn giữ khoảng cách với Hoa Kỳ, ông Erdogan với cái nhìn thực dụng đã thực hiện thành công một cú hòa giải ngoạn mục với Nga, khép lại trang quan hệ song phương năm 2015 do vụ không quân Thổ bắn hạ chiến đấu cơ Nga. Vụ ám sát đại sứ Nga tại Ankara hôm thứ Hai 19/12/2016 có lẽ chẳng làm thay đổi tình thế.
Bài học nào cho ngoại giao Pháp ?
Bài học nào cần được rút ra từ một năm như thế cho nền ngoại giao Pháp ? Tác giả cho rằng có hai hướng chủ đạo.
Thứ nhất là phải có óc thực tiễn. Trước sự bất ngờ, cần có sự mềm mỏng và thực dụng, như hình ảnh của những con báo. Hãy xem xét thực tế như chính bản thân nó : chúng ta không nên tự khép mình trong một khuôn khổ cứng nhắc, từ bỏ việc lên lớp đạo đức để chỉ tỏa sáng bằng chính tấm gương của mình, hãy xem xét vấn đề trên phương diện tính hiệu quả và bảo tồn các lợi ích của Pháp.
Thứ hai là độc lập quốc gia. Trong một thế giới ngày càng bấp bênh, nơi mà sự bất ngờ và ngẫu nhiên làm chủ, ngay chính những đồng minh lâu đời nhất, họ cũng chỉ có thể sống sót, đối phó được với những điều bất ngờ bằng cách dựa vào chính sức lực của mình.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161222-2016-nam-cua-moi-su-bat-ngo 

2016, năm hoàng hôn của các nền dân chủ non trẻ Á châu

Tú Anh
,
 2016, năm hoàng hôn của các nền dân chủ non trẻ Á châu
Xuống đường nhân Ngày Nhân Quyền ( Human Rights Day). Ảnh chụp tại Manila, Philippines ngày 10/12/2016.TED ALJI

Trên đây là hai nhận xét chung của giới quan sát về thời sự châu Á năm 2016. Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok tổng kết :
Toàn cảnh các nền dân chủ non trẻ ở Đông Nam Á như thế nào trong năm sắp kết thúc? Nhìn chung, 2016 không phải là năm tốt đẹp cho các quyền tự do tại những quốc gia mà chế độ đa đảng được công nhận ?
Arnaud Dubus : Như anh đã trình bày, Đông Nam Á bước vào một khúc quanh với những chính quyền độc đoán trong năm 2016, một bước ngoặt đã manh nha xuất hiện từ một năm trước.
Tại Thái Lan, chính quyền quân sự độc đoán tiếp tục củng cố quyền lực với bản Hiến Pháp đẩy các đảng đối lập qua bên lề sinh họat chính trị. Quân đội có thể đứng sau hậu trường chỉ đạo mọi chính sách quốc gia. Đến tháng 12 thì họ ban hành đạo luật về internet cực kỳ hà khắc, đúc kết một năm suy thóai nhân quyền. Giới tướng lĩnh Thái Lan dường như đang nắm thượng phong trong khi đối lập chống độc tài bị xuống tinh thần từ khi bản Hiến Pháp mới được thông qua bằng trưng cầu dân ý.
Tại Malaysia, nơi mà nền dân chủ được phô trương, thủ tướng Najib Razak bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng ở qui mô lớn. Ông cho bỏ tù những lãnh tụ phong trào đòi bầu cử trước kỳ hạn. Chưa bao giờ trong lịch sử Malaysia mà một vị thủ tướng bị mất lòng dân lại cố bám trụ bằng mọi thủ đoạn như ông Najib Razak.
Tại Philippines, Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống, đã đưa Philippines này vào tình trạng một nước vô luật pháp. Trong bảy tháng qua, cảnh sát và dân quân đã hạ sát 6.500 người. Trong số nạn nhân, ngoài những người sử dụng ma túy, kẻ tình nghi buôn bán ma túy, còn có những người vô can, chẳng liên hệ gì đến tệ nạn xã hội này. Với chính phủ Duterte, những vụ hành quyết ngoài khuôn khổ pháp luật như thế này không bị điều tra hay truy tố. Chính phủ cũng không có biện pháp kiểm soát các nhóm dân quân.
Tại Cam Bốt, sau gần 40 năm cầm quyền, rõ ràng là ông Hun Sen sẵn sàng bảo vệ chiếc ghế thủ tướng bằng mọi giá. Uy tín đảng đối lập (Cứu Nguy Dân Tộc) của Sam Rainsy gia tăng nhiều trong lòng dân chúng Cam Bốt trước cuộc bầu cử năm 2018. Tuy nhiên, cũng như lần bầu cử cách nay 5 năm, 2013, lần này ông Hun Sen không ngần ngại dùng các biện pháp đe dọa, bạo hành, các thủ đoạn pháp lý và chính trị để đánh phá đối lập. Nhiều chính trị gia đối lập như ông Khem Sokha, sau một thời gian bị giam, chỉ được thả nhờ có lệnh ân xá của quốc vương Sihamoni. Một chi tiết đáng được lưu ý : thủ tướng Cam Bốt từng tuyên bố ông là « fan », là người ngưỡng mộ tổng thống Philippines.
Công luận biết tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương tái lập án tử hình. Điều không ai ngờ là vào lúc người dân Philippines chuẩn bị Giáng Sinh và năm mới thì nhà lãnh đạo tự khoe « tự tay bắn giết » đề ra định mức : mỗi ngày hành hình từ 5 đến 6 tội phạm.
Dự luật tái lập án tử hình sẽ được đưa ra quốc hội biểu quyết vào tháng 01/2017.
Án tử hình tại Philippines đã được bãi bỏ vào năm 2006 sau một chiến dịch vận động hành lang của Giáo Hội Công Giáo. Bình luận về tuyên bố « quota hành quyết » của tổng thống Duterte (ngày 17/12/2016) Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Philippines, đức cha Jerôme Secillano lo ngại : Philippines có thể đã bị xem là một nước man rợ, giờ đây sắp trở thành thủ đô thế giới của án tử hình.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al- Hussein, trong bức thư gửi Quốc hội Philippines cảnh báo : Manila vi phạm bổn phận quốc tế nếu tái lập án tử hình. Đặt ra quota hành quyết mỗi ngày là hành động quá trớn.
Nếu hình ảnh Philiipines bị xấu đi vì tổng thống Duterte xem nhẹ luật pháp và sinh mạng công dân, thì Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi, Nobel hoà bình 1991 ra sao ? Đối lập dân chủ lên cầm quyền từ tháng 04/2016 dường như không đáp ứng được những hy vọng mong chờ vì bị bản Hiến Pháp do chính quyền quân sự để lại trói tay. Nội chiến vẫn tiếp diễn, số phận người Hồi Giáo Rohingya vẫn hẩm hiu và tình hình tự do báo chí cũng không khả quan hơn so với thời điểm chính phủ dân sự mới lên.
Arnaud Dubus : Rất thất vọng. Không những bà Aung San Suu Kyi tỏ ra cứng rắn với cộng đồng người Rohingya, thiểu số theo đạo Hồi ở miền tây Miến Điện bị an ninh, cảnh sát kỳ thị bạc đãi mà về quyền tự do báo chí cũng thụt lùi. Dường như bà Aung San Suu Kyi không dám chấp nhận rủi ro và sợ mất uy tín nếu chính phủ của bà đi ngược lại xu hướng chung, dân tộc chủ nghĩa và bài đạo Hồi, của đa số dân Miến Điện.
Một số vụ phóng viên bị bắt hoặc bị ám sát đã xảy ra trong năm nay. Nhưng bà Aung San Suu Kyi không phản ứng gì vì bà bị phe quân nhân trói tay. Dù từ bỏ quyền lực chính trị nhưng phe nhà binh vẫn nắm các bộ quan trọng trong chính phủ.
Trong bầu không khí ảm đảm này, vẫn còn một tia hy vọng bừng lên tại bán đảo Triều tiên.
Đối với giới quan sát, tai tiếng chính trị gây chấn động Hàn Quốc dẫn đến sự kiện tổng thống Park Geun Hye bị dân chúng xuống đường phản đối và quốc hội truất phế là hình ảnh « tích cực » nhất tại châu Á 2016 :
New York Times cho rằng đây là một cơ may để Hàn Quốc thanh lọc tham ô và tái lập niềm tin từ chính trị cho đến kinh tế. Nhìn từ Đông Nam Á , giới chuyên gia của viện nghiên cứu Đông Nam Á IRASEC xem Hàn Quốc là tấm gương sáng cho các quốc gia láng giềng noi theo.
Arnaud Dubus :Quốc gia Á châu tạo ra niềm hy vọng lớn nhất trong năm 2016 là Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun Hye bị tai tiếng bê bối và đã bị Quốc hội truất phế trong bối cảnh hàng trăm ngàn dân xuống đường, biểu tình đòi tổng thống từ chức.
Bà Park Geun Hye dính líu vào một vụ tai tiếng lạm quyền thế và tham ô. Một trong những cố vấn thân thiết, một loại pháp sư, đồng bóng, có ảnh hưởng mạnh với tổng thống và lạm dụng ưu thế đó để bỏ túi hàng chục triệu đôla từ các đại tập đoàn công nghiệp Chaebol. Nếu trong những ngày tới đây, Toà Bảo Hiến công nhận quyết định của Quốc Hội thì tổng thống Park Geun Hye sẽ mất chức.
Khác với Thái Lan và Malaysia, phong trào phản kháng của người dân Hàn Quốc đã buộc giới lãnh đạo chính trị phải nhượng bộ. Hơn nữa, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhìn nhận bà có lỗi và có trách nhiệm trong vụ tại tiếng này.
Đây là một bài học mà ít có một chính phủ nào tại châu Á biết noi gương : đó là trách nhiệm của cá nhân khi nắm chính quyền.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20161222-2016-nam-hoang-hon-cua-cac-nen-dan-chu-non-tre-tai-a-chau

TUYẾT XỨ THI CÁC

 

Sinh-NhẬt Em, Mùa Noel

 
Trời se lạnh và bầu trời trở xám   
Thoáng mưa phùn như mưa của Huế xưa 
Trong không khí có chút gì gợi nhớ   
Năm gần tàn, hay xuân sắp về qua            
 
Mùa Noel đã bao lần rồi nhỉ          
Nếu em còn mình chắc sẽ ăn mừng 
Sinh nhật em chị sẽ làm chiếc bánh               
Rất ngọt ngào với tất cả tình thương    
 
Chị sẽ làm nhân bằng vòng tay thân ái    
Sẽ trộn thêm ngàn lời nói ngọt ngào
Sẽ vẽ lên mặt bao lời chúc tụng
Sẽ cười vang lên, hạnh phúc biết bao         
 
Chị sẽ không cần cân đo rắc rối        
Bánh yêu thương có ai chỉ được đâu        
Chị sẽ viền quanh bằng sợi dây kỷ niệm               
Gói ghém theo hạt thương nhớ muôn mầu
 
Chị sẽ thắp nến, bao nhiêu cây em nhỉ ?
Ðếm làm chi năm tháng vốn vô cùng          
Chị chỉ mong nến lung linh soi sáng          
Ðường em đi trong cõi mông lung
 
Sinh nhật em chị làm bài thơ nhỏ                   
Ðốt cho em vào lúc Chúa ra đời                      
Nơi nào đó em sẽ cao giọng đọc 
Và sẽ nhâm nhi chiếc bánh chị mời         
 
Chị sẽ ngăn không cho dòng lệ chảy            
Ðể bên kia không lưu luyến bên này          
Nhưng mà em, sao bỗng dưng má ướt  
Hình như mưa nhỏ xuống chị không hay.
 
                  ĐẶNG LỆ KHÁNH 

Your Birthday, Christmastide

                
The sky has turned grey and the weather cold,
It mildly drizzles like the kind of rain in Hue of old.
There is something to cause longings in the air:
The year is going to end or the spring to begin fair.
 
How many times since the last Christmas fête?
Were you still alive, we would surely celebrate.
For your birthday I would, with special complexion,
Make a cake quite sweet with all my affection.
 
I would mix the stuffing with my warm feeling,
Dress it with thousand mellifluous words appealing,
Adorn the surface with letters of congratulatory glee
And laugh resoundingly how happy should we be!
 
It is needless to weigh or measure in order to bake,
Whoever can instruct how to create a love cake?
I would add an edge line as a thread of souvenir
To encompass the multicolored seeds for my dear.
 
I would light the candles how many pieces, well?
But what’s counting for, since time is in the sequel!
I only wish that the candles would spark to lighten
Your way in the misty world, salvation to heighten.
 
On your birthday I would write a small poem
And burn it for you on God’s descent as a proem
So that at such a distant place you read it loudly
Gnawing at the cake I prepared for you so proudly.
 
I would try to prevent my hot tears from falling
So you’re not too attached to the earth on recalling,
But, my cheeks suddenly got wet from nowhere:
It seems the rain is dripping, I am not even aware.
 
              Translation by THANH-THANH  

ĐỜI CHAN HÒA
         NHỮNG TIN YÊU
Có một gia tài của tôi – đâu đó
Trần gian còn giữ hộ chưa trao
Sống yên tâm – tôi tin tôi giàu có
Không gì lo – khốn khó ở chiêm bao.

Có khối chân tình xẻ chia ẩn khuất
Vẫn ân cần theo dõi suốt ngày đêm
Vẫn vỗ về đêm đêm tôi ngoan giấc
Không gì lo – hạnh phúc ở kề bên.

Có một người yêu tôi – tôi yêu sẽ đến
Sẽ đi cùng – tận cuối nẻo đường kia
Rất dịu dàng trao tôi ngàn thương mến
Không gì lo – cơn ác mộng phân lìa.

Có những an thần vị tôi ngự trấn
Những tai ương dừng lại,chẳng gieo điều
Tôi vẹn nguyên–không ai người gây hấn
Đời chan hòa đây đó ngợp tin yêu.
                                           LÊ MAI
LIFE IS BATHED IN
                  TRUST AND LOVE

There is an inheritance for me – somewhere,
The world has kept, of it for me to take care.
Sensing secure, I believe I am wealthy wholly;
Nothing to worry – Poverty is in dreams only.
There is a lot of hidden feelings true and right
To share and kindly follow me day and night,
And still comfort me in every sound sleep;
No anxiety – happiness is close by and deep.
There, the one who loves me, I love, will come, 
Accompanying me on that far way as a chum,
Sweetly giving me thousands of fondness fair;
Nothing to fear – the separation nightmare!
There are peace angels for me who do reign
To stop disasters from sowing seeds of pain.
I remain intact – no hawk, everyone is a dove:
My life everywhere is bathed in trust and love.
Translation by THANH-THANH

Biến-Loạn Miền Trung


NhỚ Ơi
nơi nào là chỗ tận cùng 
cho lòng ngưng lại điệp trùng nhớ ơi!
từ sâu mái rạ ru đời 
từ trong dòng sữa mớm lời nuôi thân 
từ em ướm lụa bên sông          
từ trăng vàng rực cánh đồng lúa thơm   
từ Buôn lửa hội bập bùng          
từ chiêng trống dậy núi rừng Tây Nguyên
từ nguồn cội tới hồn thiêng                           
muôn ngàn mạch chảy qua miền nhớ tôi
không bao giờ nỗi nhớ vơi                       
về quê hương mẹ suốt thời lưu vong   

không nơi nào, chỗ tận cùng              
để lòng ngưng lại điệp trùng nhớ ơi!
      
                          Cao Nguyên
elegy
Where is the terminal end
For my heart to stop nostalgia that would extend?
From Mom under the thatch roof who lulled me;
From her breasts that fed my body in glee;
From the girl on the riverside who tried silk yield;
From the yellow moon over the fragrant rice-field;
From the highland hamlet fest with flickering fire,
Gongs and drums' echoes from forests that aspire;
From the somatic source to the sacred soul
With thousands of streams thro my nostalgic hole.
Never will ever cease my longing for
My dear motherland deep in all my exile's life core.

There is nowhere the terminal end
For my heart to stop nostalgia that would extend!
Translation by THANH-THANH
CÁNH BUỒM TRẮNG
SƠN TRUNG


Tình trăm năm vẫn còn ngắn ngủi,
Duyên nghìn đời vẫn đến buổi chia tay.
Bên bến Tiêu Tương hiu hắt vầng trăng lạnh,
Trên đỉnh Tuyết sơn trắng xóa mây ngừng bay.

Anh vẫn ngồi đây
Tháng ngày
Ôm cô quạnh.
Em đi rồi
Anh mất hướng tương lai,
Chỉ còn lại
Nơi đây
Những tấm cựu y ngát hương người ngọc.
Có những đêm khuya trằn trọc
Ruột gan quặn thắt
Em đâu rồi
Em còn ở bên cạnh anh
Hay em đã về cõi trời Đâu Suất?

Cuộc đời
Được mất
Buồn vui
Buổi chiều lạnh ngắt
Một chiếc thuyền con đi trên biển khơi
Cánh buồm trắng 

Hưóng về chân trời
Để rồi đi  vào quá khứ xa xôi.
Trên bãi cát vắng
Ai còn đứng trông ai?



                 
XÓM CŨ TRUNG HÒA
Nguyễn Khôi
(Tặng Bùi)
                     


"Xóm cũ Trung Hòa, anh chưa lại
Em đi hương khói , mái nhà rêu
Bờ hồ còn mãi trăng mười sáu
Tóc mẹ hình như bạc đã nhiều"
Trích "Trai Đình Bảng" -1975


***

Xóm cũ Trung Hòa - làng Đình Bảng
Lối "ao Làn" sóng biếc mênh mang
Trưa tan học về Cây đa/ bến nước
Xuống bến chao chân cùng mấy cô Nàng...
Xưa là Làng ngõ ngang, ngõ dọc
Qua nhà em tất phải đi vòng
Mấy chục năm đạn bom tàn khốc
Em phương trời...qua ngõ trống không...
Giờ Làng đã lên phường, lên phố
"Cây đa/ bến nước" đã về Trời
là Thị xã của người tứ xứ
Về Làng toàn người lạ cả thôi .(1)


*

Người Đình Bảng mừng thời "mở cửa"
Sang Nga, sang Mỹ buôn bán hàng Tàu...
Vô tích sự là đứa đi "buôn gió"
để cho Làng thấm những nỗi đau.
Xóm cũ Trung Hòa, nay qua chừng đã "biến"
Lạ cảnh, lạ người...chẳng biết tìm ai ?
Mình như kẻ lạc loài...không ai đón
Giữa Làng mình mà như khách vãng lai.


                 Quê Đình Bảng 15-12-2016
                               Nguyễn Khôi

 

    LỜI TỐNG BIỆT
(họa thơ Văn Quang (1933) :"Lời tiễn biệt",
 đăng trên trang Web "Tản mạn văn chương"
 của Nhà văn Thế Phong )
                  ------
"Tiễn biệt hôm nay chừng vĩnh biệt ?
Tình sử đôi ta khép lại thôi !"- Sài Gòn 4-4-2000
                      *
"Tống biệt hành" xưa chẳng còn ai
Nay "lời tiễn biệt" suốt đêm dài
Tống biệt hôm nay là hủy diệt
Tình đời bạc bẽo thế cả thôi.
                      *
Mắt đã mờ đau, " (cơ) cực" đã thừa
Tình yêu đã chết, nhớ chi xưa
Bảy mươi năm trải mùi dâu bể
Còn gì đâu nữa để đón đưa ?
                      *
Đất nước chia đôi... "hợp" chửa đầy
Lòng người đôi ngả mãi hôm nay
Ngày mai xa ngái...em xa mãi
Một mình độc ẩm chén chua cay.
                      *
Tứ tán người đi mọi ngả đời
Đều là ảo vọng vậy cả thôi
Ta về bó gối trong chiều tối
Vọng em đếm lá mãi phương trời.
                     *
Thôi, chẳng hẹn chờ chi nữa em
Còn chút tình thơ tựa bên thềm
Trái tim hóa đá...lơ mơ mộng
Để hồn thơ thẩn lạc trong đêm.
        Hà Nôi 23-12-2013

          NGUYỄN KHÔI

 Thơ khuya

BS. Trần Xuân Ninh
Ai ngồi quạnh quẽ ngắm trăng trong?
Ai đốt đèn khuya đợi nắng hồng?
Nước đã phiêu du miền biển bắc
Non còn ngơ ngác rõi trời đông
Thu đi cúc trải vàng sân nhỏ
Đông lại cành trơ tuyết trắng đồng
Một giấc Nam kha bừng tỉnh mắt
Vẫy vùng, được mất, thẩy đều không.

(Thiên Ân ngày 13 tháng 11/2016)





LỜI TRĂN TRỐI.


Thanh Mai


Nếu một mai tôi bỗng dưng bị stroke,
Liệt toàn thân không cử động, nói năng.
Bài thơ này là nguyện vọng, trối trăn
Hãy giải thoát tôi khỏi thân tầm gởi.


Ngày chia tay sớm muộn gì cũng tới.
Ở lại đừng buồn nhớ tiếc thương nha.
Coi như tôi đang du lịch phương xa,
Đang bay bỗng với mây xanh, gió mát.


Tôi không muốn bị người ta mổ xác,
Banh bụng ra moi gan ruột người ơi.
Khỏi nhà quàng, khỏi hòm hiếc lôi thôi,
Đem thẳng tới lò thiêu cho rẻ khỏe.


Và nhớ thiêu I-phone luôn đấy nhé.
Nó bây giờ là vật bất ly thân,
Là món ăn đặc biệt của tinh thần
Là cầu nối của trần gian lắm chuyện.


Xin đừng thả tro tàn tôi xuống biển,
Rãi xung quanh bồn hoa đẹp trước sân.
Để cho tôi cát bụi vẫn được gần,
Nhà có sẵn ...wi-fi và facebook.


Nhớ đừng mời thầy tụng kinh về cúng,
Nghe ê a thật quá chán mớ đời.
Bạn bè thương thì hãy hát nhạc vui
Hoặc kể chuyện tiếu lâm nào mới lạ.


Cứ tưởng tượng tôi đang cười ha hả,
Tươi như hoa thưởng thức với mọi người.
Tiếc là không ăn được chỉ ngửi thôi,
Nhưng cũng tốt, coi như là giữ dáng.


Đừng cầu chúc tôi lên miền cực lạc,
Có thần tiên, có đức Phật, Chúa Trời.
Chốn tu hành tôi không hợp người ơi,
Cứ để mặc tôi lãng du theo hứng.


Sao đi chết mà xem chừng cũng sướng.
Vậy bây giờ tạm biệt nhé tôi bay.
Nhớ đến tôi thì cứ việc lên “phây”,
Sẽ thấy mặt cười như con khỉ đột!


Minnesota

Oct 30th, 2015





Hân-hạnh giới-thiệu
tuyển-tập thơ tiếng Anh
 
TRÊN CÁNH THIÊN THẦN
77 ngôi-sao-thơ sáng-chói nhất
(trong đó có Thanh-Thanh)
qua 95 thi phẩm
được Hội Thơ ấn-hành cuối năm 2016
Địa-chỉ:
PoetryFest
 PO Box 3561 * Ashland, OR 97520



No comments:

Post a Comment