Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ [1]
Kể từ khi TT Trump đồng ý với ông Lưu Hạc (Phó thủ tướng
Trung Quốc), người đã đẩy trách nhiệm đàm phán thương mại cho Tập Cận
Bình, hầu hết các phương tiện truyền thông và các viện nghiên cứu đã có
những ước đoán lạc quan về kết quả. Đánh giá từ sự vận hành trước đây
của TT Trump, cho thấy có nhiều khả năng ông có thể đưa ra những quyết
định sai lầm do bị Tập Cận Bình lừa khi hai bên gặp nhau. Các đánh giá
của mọi người có vẻ hợp lý.
Giả sử lần này âm mưu của Tập Cận Bình thành công và cuộc chiến
thương mại Trung-Mỹ lại một lần nữa bị trì hoãn, vậy kết quả sẽ ra sao?
Các tính toán của Tập Cận Bình và Lưu Hạc nhằm trì hoãn cho đến mùa bầu
cử, sau đó giáng một đòn chí mạng và chấm dứt cuộc sống (chính trị) của
Trump.
Đây là phương pháp vận hành tổng quát của chiến lược trì hoãn. Đặc
biệt, nhiệm kỳ của Tập Cận Bình là không giới hạn, trong khi Trump chỉ
còn không đầy hai năm trong nhiệm kỳ của mình. Do đó, khả năng thành
công của Tập sẽ rất cao và một số người còn thậm chí nghĩ rằng ông ta
chắc chắn sẽ thành công. Do đó, Tập Cận Bình sẽ thực hiện thủ thuật này.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát xem những động thái sau đó sẽ là gì, sau sự thành công của Tập Cận Bình.
Bước đầu tiên: Nguyên thủy, Trump là một doanh nhân,
tức người tuơng đối quan tâm nhiều hơn đến hiện tượng ngắn hạn của thị
trường chứng khoán, vì vậy ông Tập Cận Bình hứa sẽ mua thêm đậu nành và
các mặt hàng tiêu dùng khác, tạm thời nâng cao mong ước của thị trường
chứng khoán. Do đó, Trump sẽ đồng ý với yêu cầu từ “người bạn tốt” của
mình và không tăng thuế suất, do đó cuộc chiến thương mại sẽ tiếp tục
dây dưa.
Sau khi Tập Cận Bình giành chiến thắng trong vòng này, ông sẽ tập
trung vào việc loại bỏ và đàn áp những người cải cách có xu hướng tự do
dân chủ trong Đảng CSTQ và trong xã hội TQ, đồng thời tiếp tục chương
trình “cải cách xã hội chủ nghĩa” của ông ta. Nền kinh tế TQ sẽ tiếp tục
suy giảm, tuy bị nhũng lạm nhưng không sụp đổ, theo như uớc tính của
một số nhà kinh tế; nó sẽ vẫn được duy trì trong một thời gian.
Bước thứ hai: Tập Cận Bình trì hoãn mãi cho đến khi
còn hơn sáu tháng trước cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới (2020) và
khi chiến dịch bầu cử bắt đầu, thì thỏa thuận giữa HK và TQ sẽ bị xé
nát, khi ông Tập lặp lại các thủ đoạn cũ, đánh vào các tiểu bang vành
đai nông trại, nơi mà Trump và Đảng Cộng Hoà giành được phiếu bầu của
họ. Lúc đó, phía TQ nền kinh tế sẽ rơi xuống mức rất thấp, ở vào tình
trạng phải đảo ngược và uy tín của Tập Cận Bình bị giảm mạnh. Phía HK,
TT Trump cần phải có được lòng tin của cử tri, nếu không ông chắc chắn
sẽ mất chức.
Hành động (xé thoả thuận) này sẽ mang lại kết quả đôi trong một cú
đánh vừa chống lại cử tri của Trump vừa cải thiện uy tín của Tập Cận
Bình, giống như một hòn đá để đánh hai con chim, trong nỗ lực buộc Trump
phải mất chức trong khi ông Tập Cận Bình tiếp tục cải cách xã hội chủ
nghĩa. Lúc đó, khả năng của “những người bạn tốt” của ông (Trump), những
người không bao giờ ca ngợi thiện chí của ông (Trump), ra tay giúp đỡ
TT Trump chỉ là con số không. Trong thuật ngữ của cờ tướng, đây là bước
phải đi. Chỉ những người bị bại não mới không thực hiện bước này.
Bước thứ ba: Tập Cận Bình giành được chiến thắng
hoàn toàn trong khi TT Trump mất chức. Điều này sẽ làm cho những người
cải cách trong Đảng Cộng sản và trong xã hội TQ càng dễ bị yếu thế hơn.
Vị thế của Tập Cận Bình được cũng cố hơn để thực hiện các lý tưởng của
ông ta. Kinh tế và chính trị của TQ đều sẽ bị thụt lùi và khủng hoảng xã
hội sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Có nhiều khả năng những cái dường như
không thể xảy ra bây giờ sẽ trở thành có thể.
Ngoài việc đánh vào nền kinh tế Mỹ, việc bành trướng bên ngoài và
cạnh tranh với Mỹ để kiểm soát sẽ trở thành những vấn đề cần được xem
xét. Đến lúc đó, sự thành công của việc bành truớng ra bên ngoài và sự
trỗi dậy thành đại cường quốc sẽ là điều cần thiết cho lòng tự tôn cao
độ của Tập Cận Bình, nó cũng là điều cần thiết để ông ta giải quyết các
khủng hoảng trong nước. Ông ta đã háo hức muốn sử dụng nó ngay cả khi
các điều kiện này chưa sẵn sàng. Bây giờ khi các điều kiện đã sẵn sàng,
thì tại sao không? Đến lúc đó, sẽ không còn kiềm chế được nữa.
Tuy nhiên, đây chỉ là ván cờ tuớng được tính bởi Tập Cận Bình. Trong
đó có một bước đi chắc chắn là sai. Đó là sự kết thúc nhiệm kỳ tổng
thống của Trump không có nghĩa là kết thúc cuộc chiến tranh thương mại.
Đó là bởi vì việc buộc TQ phải cải cách cơ cấu, nền tảng hạ tầng để cho
ra công bằng thương mại, đã trở thành sự đồng thuận của cả hai đảng
chính trị và người dân Hoa Kỳ. Do đó, các ứng cử viên cho cuộc bầu cử
tổng thống tiếp theo ở Mỹ sẽ ra đòn nhiều hơn Trump, hơn chính là Trump.
Hơn nữa, người trở thành tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ học được bài học
từ Trump bị Đảng Cộng sản TQ chao đảo, và sẽ nghiêm túc hơn khi nắm
quyền. Nói một cách khác, cuộc chiến tranh thương mại sẽ khốc liệt hơn
và nó sẽ không dừng lại cho đến khi thành công. Đó là bởi vì đây là xu
hướng chung.
Đến lúc đó, tình hình kinh tế và chính trị của TQ sẽ còn yếu hơn, và
các điều kiện cho một cuộc cải cách bắt buộc phải xảy ra sẽ còn tồi tệ
hơn. Sự sụp đổ kinh tế và các đảo chính chính trị là gần như không thể
tránh khỏi, và quá trình chuyển đổi hòa bình sẽ gần như không thể có. Vì
vậy, thay vì trì hoãn cho đến lúc đó, tốt hơn hết là nên đầu hàng ngay
từ bây giờ. Lợi ích lớn nhất của TQ là nên bắt đầu cải cách cơ cấu ngay
lập tức, nhờ đó nó cho phép chính trị và kinh tế của TQ dần dần đi đúng
hướng.
Đau trường kỳ tệ hơn là đau ngắn hạn. Tập Cận Bình nên cảm ơn Trump
là đối thủ nhẹ tay. Như chính TT Trump đã nói: Không ai có thể chơi lừa
hay hơn người Mỹ. Vì vậy, tốt hơn là làm một cái gì đó ngay bây giờ,
thay vì chơi các thủ đoạn vặt của kẻ ăn trộm gà theo cung cách TQ.
Tác giả: Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)Lê Minh Nguyên dịch
Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ [2]
Kỳ trước chúng ta dự đoán rằng khi TT Trump thỏa hiệp, Tập Cận Bình
sẽ thắng vòng một của cuộc chơi, với chiến thuật trì hoãn của Tập chắc
chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Trump và sự suy giảm của nền kinh tế Trung
Quốc. Kỳ này, chúng ta hãy phân tích kết quả sẽ khác nhau như thế nào
nếu TT Trump khăng khăng không thỏa hiệp, trong khi đó, ông Tập Cận Bình
cũng khăng khăng không thực hiện cải cách cơ cấu (structural reforms).
Sau ngày 1 tháng 3, khi Trump tăng thuế suất lên 25%, Tập Cận Bình
cũng sẽ xem xét tăng thuế suất để giữ thể diện; sau đó Mỹ cũng sẽ tăng
thuế hoặc mở rộng các khu vực của thuế quan. Sau khi chiến tranh thương
mại thực sự bắt đầu, nền kinh tế TQ, vốn đã bệnh hoạn, sẽ nhanh chóng
sụp đổ. Liệu người dân TQ sẽ im lặng chấp nhận kết quả này tại các phiên
họp khoáng đại thường niên sắp tới của Đại hội Nhân dân toàn quốc
(People’s Congress – hay Quốc Hội) và Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân
dân TQ toàn quốc (The national Chinese People’s Political Consultative
Conference – tương đương Mặt Trận Tổ Quốc) sắp được tổ chức?
Những người thực sự ủng hộ việc từ chối cải cách cơ cấu của Tập Cận
Bình là các nhóm lợi ích mọc rễ đã đầu tư kiếm được những số tiền lớn
nhờ vào chế độ chuyên chế. Họ sẽ làm gì sau khi cấu trúc kinh tế dị dạng
do họ thiết kế bị nghiền nát bởi cộng rơm cuối cùng của chiến tranh
thương mại này? Đầu tiên là họ sẽ gia tăng tốc độ chuyển giao tài sản.
Các nhà tư bản lớn và những người trung lưu lâu nay còn do dự sẽ đi tắt,
bỏ qua tất cả các loại quy định và giám sát, cũng như các lệnh “đóng
cửa và đổi chiều”, nhưng “đổi chiều” này không phải là chuyển hướng mà
là chuyển tài sản đến nơi an toàn. Do đó, tốc độ suy thoái kinh tế của
TQ sau đó sẽ tăng tốc đáng kể.
Nhưng tốc độ di chuyển tài sản sẽ không nhanh như sự tiến tới của
chiến tranh thương mại. Đặc biệt, những nhà tư bản lớn có quyền lực
chính trị này sẽ sử dụng cả hai phiên họp khoáng đại thường niên sắp tới
để đảo ngược chính sách sai lầm của Tập Cận Bình hầu nhằm tự cứu mình.
Nếu Tập Cận Bình thua cuộc chiến chính sách trong hai phiên họp khoáng
đại này để khởi động lại chính sách đàm phán và thỏa hiệp, Trump sẽ
ngừng không tiếp tục tăng thuế. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ
giảm bớt, trong khi TQ có thêm thời gian để cải cách và điều chỉnh.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã bắt đầu hướng về chủ nghĩa ái quốc, cùng
với những khẩu hiệu của ông tuyên bố rằng “sẽ không có thay đổi nào đối
với các chính sách không nên thay đổi”. Những người ủng hộ ông cũng theo
chân với “chủ quyền tối thượng của đất nước chúng ta”. Cách tiếp cận
này một lần nữa nâng cao não trạng ảo tưởng về “quyền lực vĩ đại” của
chế độ Cộng sản, như thể nó sẽ có một Phong Trào Bốn Tháng Năm khác ở TQ
(May Fourth Movement – phong trào chính trị, văn hoá phản đế do sinh
viên tổ chức ngày 4/5/1919 vì chính quyền phản ứng yếu ớt với Hòa Uớc
Versailles và nhượng Sơn Đông cho Nhật). Bằng cách này, họ yêu cầu chính
quyền TQ không lùi bước.
Nhưng nó có thực sự làm cho TQ bị nhục khi chính quyền chịu lùi bước
hay không? Họ có thật sự chắc chắn rằng sẽ chiến thắng nếu họ không lùi
bước? Chúng ta (dân TQ và dân cuồng Tập) thực sự cần mở rộng tầm nhìn và
suy nghĩ lại những gì tốt cho TQ và người dân TQ. Nói một cách đơn
giản: khi bạn cần lùi lại khỏi một ngõ cụt mà bạn không làm, thì bạn
đang ở trong chiều suy nghĩ rằng thua là điều chắc chắn. Ngay cả võ sĩ
quyền anh hùng mạnh cũng biết phải rút lui như một cách để tiến lên,
thay vì chịu trận ở đó để bị đánh bại.
Trong lịch sử, cái gọi là “bị sỉ nhục” của TQ vào cuối triều đại nhà
Thanh và đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, như những người được gọi là trí
thức ở TQ đã mắng mỏ, lại là thời kỳ phát triển nhanh nhất của nền kinh
tế và là một khởi xướng cho sự hiện đại hóa ở TQ, bởi do sự du nhập vào
hệ thống giám sát thuế và chuyển nhượng của phương tây. Các chuyển
nhượng Hồng Kông và Macao, chưa được khai hoang, có mức độ phát triển
chính trị và kinh tế cao hơn nhiều so với TQ đại lục. Khi chúng ta người
TQ vẫn không đủ ăn đủ mặc, thì những người cùng là châu Á có cùng giá
trị châu Á đã trở thành “bốn con tiểu long”.
Tại sao? Vấn đề này đã làm nhức đầu các học giả TQ trong một thời
gian dài. Trên thực tế, chính sự ra đời của sự giám sát bởi người nước
ngoài đã phá đi hệ thống tham nhũng của các quan chức TQ và mang lại một
môi trường tương đối công bằng cho những người bị áp bức. Sự khéo léo
của người dân TQ không kém gì người nước ngoài. Sự giám sát và hạn chế
của bên ngoài đã giúp người dân và kềm chế các nhà tư bản quan liêu. Đây
mới là bí mật thực sự của sự phát triển kinh tế vào cuối triều đại nhà
Thanh và đầu Trung Hoa Dân Quốc.
Một số người sẽ hỏi tại sao Hoa Kỳ không cần sự giám sát bên ngoài?
Điều này là do họ có sự tự giám sát của hệ thống lưỡng đảng và nó có
hiệu quả hơn. Do đó hệ thống pháp lý của họ có thể độc lập với quyền lực
và thực sự được bảo đảm bởi pháp luật. Mặc dù vậy, họ vẫn cần sự giám
sát của bên ngoài từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, mặc
dù WTO về ý nghĩa thì tốt nhưng khi thực thi thì không tốt, vì WTO là cơ
quan thực thi pháp luật mà không có răng. Chế độ Cộng sản ở TQ chính
yếu đã khai thác khoảng trống này để tuyên bố cái gọi là mô hình TQ, và
do đó nó là một mô hình không bền vững.
Người dân TQ bị đau thương vì sự thiếu giám sát và hạn chế quyền lực,
cũng như không có sự bảo đảm về công bằng và công lý. Không chỉ giới
thường dân TQ, mà kể cả giai cấp tư bản quan liêu, cũng thiếu vắng sự
đảm bảo này. Ngoài việc không có sự bảo vệ nhân quyền, nó còn không đảm
bảo được sự phát triển bình thường của nền kinh tế. Đây là căn nguyên
bệnh tật của chế độ độc tài độc đảng này.
Cho đến nay, vì chế độ độc tài độc đảng vẫn không thay đổi, nên người
dân và quan chức TQ rất cần sự giám sát từ bên ngoài. Nền kinh tế TQ
không muốn sụp đổ, và cần khẩn cấp những cải cách chính trị và kinh tế;
trong khi đó những cải cách khẩn cấp này đòi hỏi sự giám sát hiệu quả từ
bên ngoài. Bây giờ người Mỹ sẵn sàng giúp chúng ta miễn phí, tại sao
chúng ta không chấp nhận nó?
Tác giả: Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)
Lê Minh Nguyên dịch
Tiếp theo phần I và phần II
Một số bạn nêu lên câu hỏi với sự kinh ngạc rằng Hoa Kỳ đang ở vị thế mạnh và Trung Quốc không có cơ hội để chiến thắng, thế thì tại sao họ lại cứ điều đình gần như là vô tận như vậy? Chỉ cần hạ gục Tập Cận Bình, như thế là dứt điểm được công việc phải không? -Nếu mọi thứ trên đời đơn giản như vậy, con người có thể đã sống lại thời kỳ con khỉ.
Nó giống như chơi cờ tuớng, nhìn vào thì có vẻ như là không có hy vọng, nhưng luôn có khả năng lật ngược thế cờ để biến thua thành thắng. Đã có những tiền lệ như thế cho quan hệ Trung-Mỹ trong quá khứ, và bây giờ Tập Cận Bình đang nắm lấy mộng tuởng này, cho con dê tế thần Lưu Hạc đàm phán không ngừng. Rồi chính ông ta sẽ đóng vai như là một anh hùng trước người dân TQ, và là nhà cái hai tầng (double dealer) để có thể chơi với sức mạnh của mình.
Hy vọng của Tập Cận Bình là gì? -Một là sự thiếu kinh nghiệm chính trị của Trump, như chúng ta đã có nói trước đây, và giống như lời chỉ trích của Đại sứ J. Stapleton Roy: quý vị không nên giải quyết các vấn đề quốc gia thông qua những cảm xúc cá nhân. TT Trump đã không từng đối phó với các vấn đề chính trị trong quá khứ, và ông điều hành công ty mà tự một mình ông có tiếng nói quyết định cuối cùng, nó hoàn toàn khác với cung cách điều hành một quốc gia, vì nơi đây ông có thể không có tiếng nói cuối cùng.
Cách làm việc không thể đoán trước được của ông Trump có thể làm cho ông là một doanh nhân hay. Nhưng khi là một chính trị gia, nó làm cho ông là một người không đáng tin cậy. Những bạn bè của anh không biết làm sao để cộng tác với anh; kẻ thù của anh có thể dễ dàng tin rằng sự ngu ngốc của anh có thể được lợi dụng. Tập Cận Bình không nhượng bộ nhưng cũng không rút lui, mà chỉ hy vọng rằng các cuộc đàm phán bất tận sẽ mang đến cơ hội tốt để lừa Trump vào bẫy, rồi chính cá nhân Trump đi tắt, cắt ngang các nhà đàm phán.
Bên cạnh cách làm không thể đoán trước, tôi tin rằng Đảng CSTQ cũng nhìn thấy điểm yếu sâu hơn của TT Trump. Đây có thể là điểm yếu mà giới truyền thông và các nhà quan sát hiếm khi nhìn thấy, đó là ông ta muốn nổi tiếng trong lịch sử. Là một doanh nhân thành đạt, ông ta đã có thể chuyển đổi thành một người nổi tiếng trong truyền hình. Từ đó ông phiêu lưu để được bầu làm tổng thống, cho thấy ông ta muốn nhiều hơn, ông ta muốn tên tuổi mình ở tầng lớp thật cao trong lịch sử.
Đây không phải là một điều xấu. Đây là động lực thâm sâu của nhiều chính trị gia vĩ đại dám làm cho mình trở nên vĩ đại. Tuy nhiên, xét đến việc Trump tại chức bị giới hạn bởi nhiệm kỳ, Tập Cận Bình có thể làm cho rắc rối hơn nhiều, chỉ cần bằng cách áp dụng các chiến thuật trì hoãn. Cuối cùng, người hạ Tập Cận Bình có thể không phải là chính ông Trump, mà là người kế nhiệm ông, có thể nhặt được nó với giá rẻ. Điều này thật khó để cưu mang cho tổng thống đầy tham vọng. Vậy làm gì đây?
Vừa khi bạn muốn ngủ, thì ai đó sẵn sàng đưa cho bạn một cái gối. Nếu không thể là người vĩ đại nhất, thì ít nhất cũng phải có thể vượt qua người tiền nhiệm của mình, TT Obama. Do đó, kế hoạch đề cử TT Trump cho Giải thưởng Nobel Hòa bình đã được thực hiện. Obama đã giành được giải thưởng này mà không làm gì cả, và nó khiến cho tất cả mọi người trên thế giới cảm thấy buồn cười. Không cần phải đoán rằng các thành viên của ủy ban chấm giải sẽ tâng bốc đại cường. Đối với một tổng thống tự coi mình là vĩ đại, thì việc nhận giải thuởng này không phải là quá khó khăn.
Thật ra, ở đây không phải là như vậy. TQ cũng là một đại cường, và có nhiều buôn bán với quốc gia Bắc Âu nhỏ bé (Na Uy) có nguy cơ bị TQ hủy bỏ bất cứ lúc nào. Và lý do của kế hoạch này (của Trump) để có được giải thưởng hòa bình là gì? Tất nhiên, đó là giải quyết vũ khí hạt nhân Bắc Hàn. Ai thực sự có thể kiểm soát thái độ của Kim Chính Ân? Tất nhiên, lại là TQ.
Đây là lý do tại sao TT Trump phải nắm quyền đàm phán, dù chưa nhất thiết là quyền quyết định cần nằm vào tay của chính ông. Địa điểm đàm phán có thể là ở TQ hoặc ở tư dinh của Trump. Điều này sẽ đảm bảo rằng nội dung cốt lõi của các cuộc đàm phán sẽ không được tiết lộ cho giới truyền thông báo chí. Và nó sẽ đảm bảo cho ông đạt được hai mục tiêu, giành được giải thưởng cho Tổng thống vĩ đại này và ít nhất là trở thành một Tổng thống vĩ đại hơn Obama. (Tập áp lực Bắc Hàn và áp lực Na Uy, giúp Trump trong giải Nobel, bù lại Trump ký thoả hiệp thương mại với Tập)
Khi bạn cộng thêm vào, là thực ra không có nhiều tổng thống Mỹ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình. Bởi vì trước đây (2018) các thẩm phán chấm giải không muốn bị nghi ngờ, nhưng bây giờ (2019) thì họ không còn e ngại, vì cơ hội (thương thảo hoà bình Trump-Kim) là rất hiếm. Những người của Tập Cận Bình cũng đủ thông minh để có thể nắm bắt được cơ hội tốt này, bằng chỉ một động thái, để đánh bại vị tổng thống Mỹ đầy tham vọng và kém tài năng này.
Rồi sao nữa? Nhiều bạn háo hức muốn biết hậu quả. Rồi Tập Cận Bình thành công trong việc kéo dài ván cờ tuớng mà ông ấy đang thua, và rồi ông ta sẽ quật ngược lại. Các động thái khác của Tập Cận Bình sẽ bao gồm việc xé nát tất cả các thỏa thuận trước đó và rò rỉ nội dung của các cuộc đàm phán bí mật ra cho giới truyền thông, từ đó phá hủy danh tiếng của cả TT Trump và các định chế dân chủ. Tập sẽ đánh bại Trump, cũng như phá vỡ niềm tin của người dân TQ vào nền dân chủ. Một hòn đá, hai con chim. (tương tự như Putin đã và đang làm)
Cần phải công nhận rằng việc (Tập) sử dụng giải thưởng Nobel Hòa bình để quật lại trong cuộc chơi, thực sự là một bước đi hay. Và nhìn vào cơ chế dân chủ ở HK, liệu có một cú đánh ngoạn mục nào để xoay chuyển lại hay không?
Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)
Lê Minh Nguyên dịch
Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ [3]
Một số bạn nêu lên câu hỏi với sự kinh ngạc rằng Hoa Kỳ đang ở vị thế mạnh và Trung Quốc không có cơ hội để chiến thắng, thế thì tại sao họ lại cứ điều đình gần như là vô tận như vậy? Chỉ cần hạ gục Tập Cận Bình, như thế là dứt điểm được công việc phải không? -Nếu mọi thứ trên đời đơn giản như vậy, con người có thể đã sống lại thời kỳ con khỉ.
Nó giống như chơi cờ tuớng, nhìn vào thì có vẻ như là không có hy vọng, nhưng luôn có khả năng lật ngược thế cờ để biến thua thành thắng. Đã có những tiền lệ như thế cho quan hệ Trung-Mỹ trong quá khứ, và bây giờ Tập Cận Bình đang nắm lấy mộng tuởng này, cho con dê tế thần Lưu Hạc đàm phán không ngừng. Rồi chính ông ta sẽ đóng vai như là một anh hùng trước người dân TQ, và là nhà cái hai tầng (double dealer) để có thể chơi với sức mạnh của mình.
Hy vọng của Tập Cận Bình là gì? -Một là sự thiếu kinh nghiệm chính trị của Trump, như chúng ta đã có nói trước đây, và giống như lời chỉ trích của Đại sứ J. Stapleton Roy: quý vị không nên giải quyết các vấn đề quốc gia thông qua những cảm xúc cá nhân. TT Trump đã không từng đối phó với các vấn đề chính trị trong quá khứ, và ông điều hành công ty mà tự một mình ông có tiếng nói quyết định cuối cùng, nó hoàn toàn khác với cung cách điều hành một quốc gia, vì nơi đây ông có thể không có tiếng nói cuối cùng.
Cách làm việc không thể đoán trước được của ông Trump có thể làm cho ông là một doanh nhân hay. Nhưng khi là một chính trị gia, nó làm cho ông là một người không đáng tin cậy. Những bạn bè của anh không biết làm sao để cộng tác với anh; kẻ thù của anh có thể dễ dàng tin rằng sự ngu ngốc của anh có thể được lợi dụng. Tập Cận Bình không nhượng bộ nhưng cũng không rút lui, mà chỉ hy vọng rằng các cuộc đàm phán bất tận sẽ mang đến cơ hội tốt để lừa Trump vào bẫy, rồi chính cá nhân Trump đi tắt, cắt ngang các nhà đàm phán.
Bên cạnh cách làm không thể đoán trước, tôi tin rằng Đảng CSTQ cũng nhìn thấy điểm yếu sâu hơn của TT Trump. Đây có thể là điểm yếu mà giới truyền thông và các nhà quan sát hiếm khi nhìn thấy, đó là ông ta muốn nổi tiếng trong lịch sử. Là một doanh nhân thành đạt, ông ta đã có thể chuyển đổi thành một người nổi tiếng trong truyền hình. Từ đó ông phiêu lưu để được bầu làm tổng thống, cho thấy ông ta muốn nhiều hơn, ông ta muốn tên tuổi mình ở tầng lớp thật cao trong lịch sử.
Đây không phải là một điều xấu. Đây là động lực thâm sâu của nhiều chính trị gia vĩ đại dám làm cho mình trở nên vĩ đại. Tuy nhiên, xét đến việc Trump tại chức bị giới hạn bởi nhiệm kỳ, Tập Cận Bình có thể làm cho rắc rối hơn nhiều, chỉ cần bằng cách áp dụng các chiến thuật trì hoãn. Cuối cùng, người hạ Tập Cận Bình có thể không phải là chính ông Trump, mà là người kế nhiệm ông, có thể nhặt được nó với giá rẻ. Điều này thật khó để cưu mang cho tổng thống đầy tham vọng. Vậy làm gì đây?
Vừa khi bạn muốn ngủ, thì ai đó sẵn sàng đưa cho bạn một cái gối. Nếu không thể là người vĩ đại nhất, thì ít nhất cũng phải có thể vượt qua người tiền nhiệm của mình, TT Obama. Do đó, kế hoạch đề cử TT Trump cho Giải thưởng Nobel Hòa bình đã được thực hiện. Obama đã giành được giải thưởng này mà không làm gì cả, và nó khiến cho tất cả mọi người trên thế giới cảm thấy buồn cười. Không cần phải đoán rằng các thành viên của ủy ban chấm giải sẽ tâng bốc đại cường. Đối với một tổng thống tự coi mình là vĩ đại, thì việc nhận giải thuởng này không phải là quá khó khăn.
Thật ra, ở đây không phải là như vậy. TQ cũng là một đại cường, và có nhiều buôn bán với quốc gia Bắc Âu nhỏ bé (Na Uy) có nguy cơ bị TQ hủy bỏ bất cứ lúc nào. Và lý do của kế hoạch này (của Trump) để có được giải thưởng hòa bình là gì? Tất nhiên, đó là giải quyết vũ khí hạt nhân Bắc Hàn. Ai thực sự có thể kiểm soát thái độ của Kim Chính Ân? Tất nhiên, lại là TQ.
Đây là lý do tại sao TT Trump phải nắm quyền đàm phán, dù chưa nhất thiết là quyền quyết định cần nằm vào tay của chính ông. Địa điểm đàm phán có thể là ở TQ hoặc ở tư dinh của Trump. Điều này sẽ đảm bảo rằng nội dung cốt lõi của các cuộc đàm phán sẽ không được tiết lộ cho giới truyền thông báo chí. Và nó sẽ đảm bảo cho ông đạt được hai mục tiêu, giành được giải thưởng cho Tổng thống vĩ đại này và ít nhất là trở thành một Tổng thống vĩ đại hơn Obama. (Tập áp lực Bắc Hàn và áp lực Na Uy, giúp Trump trong giải Nobel, bù lại Trump ký thoả hiệp thương mại với Tập)
Khi bạn cộng thêm vào, là thực ra không có nhiều tổng thống Mỹ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình. Bởi vì trước đây (2018) các thẩm phán chấm giải không muốn bị nghi ngờ, nhưng bây giờ (2019) thì họ không còn e ngại, vì cơ hội (thương thảo hoà bình Trump-Kim) là rất hiếm. Những người của Tập Cận Bình cũng đủ thông minh để có thể nắm bắt được cơ hội tốt này, bằng chỉ một động thái, để đánh bại vị tổng thống Mỹ đầy tham vọng và kém tài năng này.
Rồi sao nữa? Nhiều bạn háo hức muốn biết hậu quả. Rồi Tập Cận Bình thành công trong việc kéo dài ván cờ tuớng mà ông ấy đang thua, và rồi ông ta sẽ quật ngược lại. Các động thái khác của Tập Cận Bình sẽ bao gồm việc xé nát tất cả các thỏa thuận trước đó và rò rỉ nội dung của các cuộc đàm phán bí mật ra cho giới truyền thông, từ đó phá hủy danh tiếng của cả TT Trump và các định chế dân chủ. Tập sẽ đánh bại Trump, cũng như phá vỡ niềm tin của người dân TQ vào nền dân chủ. Một hòn đá, hai con chim. (tương tự như Putin đã và đang làm)
Cần phải công nhận rằng việc (Tập) sử dụng giải thưởng Nobel Hòa bình để quật lại trong cuộc chơi, thực sự là một bước đi hay. Và nhìn vào cơ chế dân chủ ở HK, liệu có một cú đánh ngoạn mục nào để xoay chuyển lại hay không?
Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)
Lê Minh Nguyên dịch
No comments:
Post a Comment