TỤC TẢO HÔN Ở VIỆT NAM
SƠN TRUNG
Người Việt Nam thường mong mỏi có con cháu sớm. Ở những gia đình hiếm muộn, người ta càng mong mỏi có con cháu để nối dõi tông đường và để cho vui cửa vui nhà. Vì vậy người ta đã lo hôn nhân sớm cho con cháu. Việc này đi đến tảo hôn.
Về sinh lý, người gta nghĩ rằng " nữ thập tam, nam thập lục" cho nên trai gái đã lập gia đình trong tuổi teen".
Luật Việt Nam hiện tại quy định:
Một trong những điều kiện để được đăng ký kết hôn giữa nam và nữ là phải đáp ứng đủ độ tuổi mà pháp luật qui định.
Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 qui định rõ về điều kiện đăng ký kết hôn như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này
Tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ hoặc luật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ).
Tại Việt Nam, theo điều 9: "Điều kiện kết hôn" của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 thì nam phải 20 tuổi và nữ 18 tuổi trở lên.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định độ tuổi của
trẻ em là từ 16 tuổi trở xuống. Trong khi đó, Công ước của Liên hợp quốc
về quyền trẻ em và nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế khác liên quan
đến trẻ em mà Việt Nam đã ký kết, tham gia lại quy định độ tuổi trẻ em
là dưới 18 tuổi.
Không chỉ có vậy, tại các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc quy định về tuổi vị thành niên còn khá rối rắm và thiếu đồng nhất. Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Song tại khoản 1 Điều 115 về Tội giao cấu với trẻ em lại quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, nếu người dưới 18 tuổi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa phải là người… đã thành niên! Còn theo Bộ luật Dân sự, người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên, song Bộ luật Lao động lại ghi rõ, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, nam thanh niên không được kết hôn khi chưa đủ 20 tuổi. Sự thiếu thống nhất trong việc quy định độ tuổi vị thành niên không chỉ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em mà còn nảy sinh những tranh chấp pháp lý phức tạp. ..
Không chỉ có vậy, tại các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc quy định về tuổi vị thành niên còn khá rối rắm và thiếu đồng nhất. Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Song tại khoản 1 Điều 115 về Tội giao cấu với trẻ em lại quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, nếu người dưới 18 tuổi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa phải là người… đã thành niên! Còn theo Bộ luật Dân sự, người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên, song Bộ luật Lao động lại ghi rõ, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, nam thanh niên không được kết hôn khi chưa đủ 20 tuổi. Sự thiếu thống nhất trong việc quy định độ tuổi vị thành niên không chỉ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em mà còn nảy sinh những tranh chấp pháp lý phức tạp. ..
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Theo quy định trên, để được coi là đủ tuổi kết hôn thì
nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi. Trong phần trình bày của
bạn, bạn chưa xác định rõ giới tính của mình, nên chúng tôi xác định:
- Nếu bạn là nam, kể từ ngày 15/05/2020 trở đi bạn mới đủ 20 tuổi và đủ điều kiện kết hôn;
- Nếu bạn là nữ, kể từ ngày 15/05/2018 trở đi bạn mới đủ 18 tuổi và đủ điều kiện kết hôn.
Luật là thế nhưng "phép vua thua lệ làng", người ta vẫn cho con cháu kết hôn sớm hơn hạn tuổi trên cho nên có tục tảo hôn :
-" Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi muớn chiếc gàu sòng,
Để tôi tát nươc vớt chồng tôi lên."
-Lấy chồng từ thuở mười lăm,
Chồng chê tôi bé không nằm với tôi.
Đến năm mười tám, đôi mươi,
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường.
Một rằng thương,hai rằng thương,
Có bốn chân giuờng gẫy một còn ba.
Ai về thưa với mẹ cha,
Chồng tôi nay đã giao hòa cùng tôi!
Luật Hồng Đức quy định về hôn nhân:
Các
nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân
không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện
lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có
một số điểm tiến bộ.
Hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).
Kết hôn
Trong
quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có
sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người
trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha,
mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị
giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò
lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều
316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi
kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có
viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn",
có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này.
Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn
và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy
cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy
định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng...Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà
một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.
Chấm dứt hôn nhân
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong hai người đã chết hoặc ly hôn.
Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết
cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết
là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang. Quy
định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:
- Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.
- Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
- Ly hôn do lỗi của người chồng: Điều 308 quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ". Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.
Quan hệ gia đình
Trong
lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân
thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người
tôn trưởng tức trưởng họ).
- Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều 321 và 308, 309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405), nghĩa vụ để tang nhau (các điều 2, 7).
- Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm: nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi, trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà-cha mẹ (điều 511), nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ trường hợp cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (điều 2).
- Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484) và nhà chồng, anh-chị-em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai trò của người trưởng họ (điều 35).
Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của
họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và
vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Về quan hệ anh-chị-em thì người anh
trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết,
đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn,
kiện cáo nhau). Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và
phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như
con đẻ đối với cha mẹ nuôi.
Luật là thế nhưng người ta vẫn chẳng tôn trọng, vẫn cứ cho con cháu lập gia đình sớm vì "phép vua thua lệ làng", người ta vui vẻ vì con cháu đã có đôi có cặp, và mai sau sẽ có con đàn cháu đống để nối dõi tông đường và vui của vui nhà.
Đông con cháu là hạnh phúc của người Việt Nam. Đó là ý nghĩa của tam đa:
"Đa tử ,đa tôn, đa phú quý"
Luật là thế nhưng người ta vẫn chẳng tôn trọng, vẫn cứ cho con cháu lập gia đình sớm vì "phép vua thua lệ làng", người ta vui vẻ vì con cháu đã có đôi có cặp, và mai sau sẽ có con đàn cháu đống để nối dõi tông đường và vui của vui nhà.
Đông con cháu là hạnh phúc của người Việt Nam. Đó là ý nghĩa của tam đa:
"Đa tử ,đa tôn, đa phú quý"
No comments:
Post a Comment