Quan lớn tỉnh Quảng Bình bị kiện ra Tòa: Thẩm phán bị tố cáo cố làm trái, bao che tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng tố tụng
Hướng Dương- Nguyễn Bảo - Tiêu
cực trong xét xử nên Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa cố làm trái, “uốn
cong” sự thật, vi phạm tố tụng, dẫn đến bản án hành chính sơ thẩm sai
lệch hồ sơ, thực tế hiện trạng, khiến dư luận xã hội bất bình, hoài nghi
và mất niềm tin “cán cân công lý” ở tỉnh Quảng Bình.
Thẩm phán bị tố cáo cụ thể là gì?
Ngày 29/5/2018 qua xét xử, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng có
Bản án phúc thẩm số 73/2018/HC-ST ngày 29/5/2018: Hủy án hành chính sơ
thẩm số 18/2017/HC-ST ngày 27/9/2017 của TAND tỉnh Quảng Bình do nhiều
mâu thuẫn, sai lệch, vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Vậy, yêu cầu TAND
tỉnh Quảng Bình xét xử lại theo quy định của pháp luật.
Mãi đến ngày 05/9/2019 TAND tỉnh xét xử vẫn lặp lại “vết xe đổ” do “án
bỏ túi” nên bất chấp “thượng tôn pháp luật”, xử theo “lệnh quan” giữ
nguyên Quyết định Chủ tịch tỉnh. Mặc dù quá trình đối thoại đến phiên
tòa xét xử, người khởi kiện chất vấn, đối đáp nhưng người bị kiện và
những người có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan tiếp tục “điệp khúc” vắng
mặt bởi không có chứng cứ để chứng minh. Vậy, không dám đối diện sự
thật là điều dễ hiểu. Đối lập với người bị kiện, người khởi kiện có mặt
tranh tụng, đem ra hàng loạt chứng cứ tại phiên tòa mà không ai trả lời
được. Cụ thể:
Theo Quyết định trái pháp luật số 2043/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Bình không dám nhìn thẳng sự thật nên giữ nguyên
Quyết định (QĐ) số 386/QĐ-UBND ngày 5/2/2016 của Chủ tịch UBND TPĐồng
Hới cho rằng: “hộ ông Nguyễn Minh Mẫn, bà Trần Thị Hảo (thôn 16, xã Lộc
Ninh, TPĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình) lấn chiếm đường ngang Trại tạm giam
là 73,6 m2”, nên chỉ bồi thường 157/172,5m2. Ông Mẫn, bà Hảo bức xúc
phản bác có các căn cứ: “chúng tôi được chính quyền địa phương xã Lộc
Ninh cho phép làm nhà ở ổn định an cư lạc nghiệp tại xóm mới này từ năm
1989 đến nay (ở trước Trại tạm giam của CA tỉnh 12 năm). Vậy, dựa kết
luận nào tôi lấn chiếm đường Trại tạm giam (đến ở sau)? Ông Mẫn khẳng
định, đấy là áp đặt, xuyên tạc sự thật để trắng trợn cướp đoạt tài sản
dân”. Thứ hai, lấn chiếm thể hiện tại biên bản nào có nguyên đơn ký đâu?
(không có). Thứ ba, QĐ xử phạt vi phạm hành chính đâu? (không có). Thứ
tư, vì sao Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày
25/5/2015 và Kết luận tố cáo số 900/KL-UBND ngày 13/6/2016 thừa nhận
ông Mẫn, bà Hảo “khiếu nại đúng và tố cáo đúng, phải bồi thường thiệt
hại cho ông Mẫn, bà Hảo theo quy định”? UBND TPĐồng Hới thừa nhận sai
phạm phải bồi thường cho ông Mẫn, sao còn trích lại số tiền 15,5 m2 đất
để làm gì? Vậy, những QĐ trên có mâu thuẫn, giẫm đạp lên nhau không? Thứ
năm, vì sao CA tỉnh không kiên quyết đề nghị làm rõ Đơn khiếu tố của
công dân mà phải để chìm xuồng? Thứ sáu, vì sao, ngày 28/8/2000 Trại tạm
giạm CA tỉnh đến gặp chủ hộ nhận lỗi, thông cảm, thương lượng bồi
thường 20 cây Bạch đàn 12 năm tuổi để xin kéo 01 đường dây điện bọc đi
qua hàng rào khuôn viên nhà ở ông Mẫn? V.v và v.v..
Trả lởi nguyên đơn, ông Phạm Quang Ánh- Phó giám đốc Sở TN&MT (được
giao bảo vệ người bị kiện) la ta lúng túng và phải thừa nhận: “Biên bản
vi phạm không có chữ ký của ông Mẫn, bà Hảo; Không có kết quả biên bản
xác minh; Không có QĐ xử phạt vi phạm hành chính”; Không thấy QĐ thụ lý
đơn tố cáo của ông Mẫn”; Không có kết luận của cấp thẩm quyền, khiến cả
phiên tòa lặng yên như “mặc niệm”. Cả HĐXX và Kiểm sát viên ngượng chỉ
biết ngồi nhìn nhau...
Ông Mẫn khẳng định: như vậy, các “Biên bản lấn chiếm, đề nghị”có dấu
hiệu gian dối, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm
công dân, do Đại tá Nguyễn Hữu Định-cựu Trưởng phòng hậu cần CA tỉnh tự
viết, tự ký, phát tán đánh lừa cấp trên nay đã bị dân phát giác, tố cáo
có căn cứ. Vậy, nguyên đơn yêu cầu HĐXX chuyển tài liệu đó qua Cơ quan
điều tra để làm rõ thực, hư. Thế nhưng, ông Trẫn Hữu Sỹ- Chủ tọa phiên
tòa và ông Nguyễn Anh Đức- KSV né tránh rồi lặng lẽ bỏ qua, đồng nghĩa
với bao che hành vi tiêu cực.
Đáng quan tâm: trong đơn khởi kiện, Công an tỉnh là người có trách nhiệm
nghĩa vụ liên quan. Ngày 16/8/2017 ông Nguyễn Tiến Lượng- Phó phòng hậu
cần (đại diện CA tỉnh Quảng Bình) có Bản tự khai và cam đoan: “đường
vào trại tạm giam cũ, nay là Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ
CA tỉnh không thuộc sở hữu quyền sử dụng của CA tỉnh Quảng Bình”. Sau
đó, Thẩm phán- Chủ tọa Nguyễn Văn Nghĩa tùy tiện loại ra khỏi “người có
trách nhiệm nghĩa vụ liên quan” để không muốn làm rõ sự thật? Vậy, Thẩm
phán Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Hữu Sỹ dựa vào căn cứ nào để “phán” dân
“lấn chiếm đường ngang của Trại”?
Trở lại việc cưỡng chế GPMB Quốc lộ 1A trái pháp luật (ngày 25/6/2014)
do Chủ tịch TPĐồng Hới Trần Đình Dinh tùy tiện chỉ đạo cướp. Để minh
chứng hành vi lợi dụng công vụ xâm phạm tài sản dân, người khởi kiện
tiếp tung ra hàng loạt tài liệu, hình ảnh lực lượng trấn áp, khống chế,
lôi kéo, bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền
công dân tại tư gia bà Trần Thị Hảo mà các báo Người cao tuổi, Kinh tế
nông thôn và MXH đã phản ánh mạnh mẽ. Thế nhưng, Thẩm phán vi phạm
nghiêm trọng tố tụng, cố bao che, ngăn cản: “không không, đã có đủ hình
ảnh trong hồ sơ”. Vậy, dư luận có quyền hỏi: Thẩm phán thừa nhận có
chứng cứ tại hồ sơ nhưng vì sao vẫn bỏ qua? Vụ việc này không còn nằm
trong 4 bức tường khép kín, vây, Thẩm phán che sao được nữa?
Trả lời từ chối việc bồi thường thiệt hại 4 khoản của người khởi kiện QĐ
trái pháp luật của Chủ tịch tỉnh gây nên cho hộ gia đình ông Mẫn, bà
Hảo gồm: 15,5 m2 đất; nhà kinh doanh bị máy cào đổ; thời gian bị đình
trệ kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất đời sống; tinh thần, sức khỏe, danh
dự nhân phẩm, quyền con người quyền công dân bị xâm hại tổng cộng thiệt
hại là: 731.714.500 đồng.
Ông Nguyễn Anh Đức-KSV, ông Trần Hữu Sỹ-Chủ tọa phiên tòa ngượng ngùng
nhưng cố nại ra: “nằm ngoài giấy chứng nhận QSDĐ nên không bồi thường;
không phải do QĐ hành chính, hành vi hành chính gây ra”(!?) Lập tức,
Luật sư Hồ Lý Hải- CTV Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng
Bình và người khởi kiện quyết liệt “phản pháo”: Văn bản số 640/TNMT-QHKH
ngày 29/4/2014 của Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình khẳng định: “Dân không
sai. Đất trong hay ngoài sổ đỏ là do lỗi các cơ quan ở địa phương xã
& thành phố Đồng Hới khi đo đạc”. Vậy, phải thực hiện khoản 1, 2, 3
Điều 47 Nghị định 84/2007CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định phải:
“Bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế người dân sử dụng ổn định”.
Thế, vì sao KSV và Thẩm phán-Chủ tọa phiên tòa không thực hiện theo luật
địn mà phớt lờ? Thứ hai, Chủ tịch TPĐồng Hới chỉ đạo lực lượng ra quân
cưỡng chế dân ngày 25/6/2014 mà QĐ số 386 của Chủ tịch UBND thành phố
Đồng Hới và QĐ số 2043 của Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã thừa nhận: “máy
công trình thi công của Tập đoàn Sơn Hải cào sập đổ nhà dân, trách nhiệm
bồi thường thuộc về Tập đoàn Sơn Hải”. Thứ ba, QĐ số 1334 ngày
25/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã thừa nhận ông Mẫn “khiếu
nại đúng”. Vậy, đã rõ như thế, Thẩm phán và KSV dùng bàn tay sao che
được mặt trời”?
Không trả lởi thẳng vào hàng loạt câu hỏi với các bằng chứng nêu trên,
ông Trần Hữu Sỹ suy diễn: “tại biên bản thẩm định, đăng ký biến động đất
đai ngày 12/9/2006 đã được cơ quan quản lý đất đai TPĐồng Hới cùng ông
Mẫn ký xác nhận chỉ giới phía Tây- Bắc cấp cho ông giáp đường giao
thông”(!?)
Ông Mẫn chứng minh tài liệu có trong tay: “Kết quả tại biên bản thẩm
định” ngày 12/9/2006 đây: “Hiện trạng khu đất ổn định nằm trong khu dân
cư. Diện tích thực tế là: 896m2. Phía Tây-Bắc: giáp đường giao thông.
Hiện tại đã xây dựng nhà ở 2 tầng và nhà cấp 4 sử dụng ổn định (năm
1989). Đủ điều kiện cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ” hết trích. Thực tế,
không có chỉ giới đường ngang cách nhà ông Mẫn là bao nhiêu mét? Và cũng
không có câu chữ nào đề cập “lấn chiếm”. Vậy, “Nhận định của Tòa án”
tại Bản án sơ thẩm số 06/2019/HC-ST của TAND tỉnh Quảng Bình là suy
diễn, quan liêu, mâu thuẫn, quy chụp vô căn cứ, khiến dư luận phẫn nộ,
mất hết niềm tin.
Trao đổi vấn đề này, có “Sếp”đã chân tình nhắc lại câu nói của một vị
lan truyền trên báo chí: “Chủ tịch to đùng thế, Thẩm phán nhỏ bé thế
không nễ sao được…”. Một cán bộ khác khẳng định: “Liên quan đến QĐ của
Chủ tịch tỉnh bị kiện, có thể nói 100% bản án tại đây không dám bác QĐ,
nếu muốn giữ ghế”. Vậy, Thẩm phán phải “nhắm mắt tát nước theo mưa” bảo
vệ cái sai? Vị kia trả lời: “dĩ nhiên, dù có vi phạm tố tụng, xa rời
thực tế hiện trạng, hồ sơ cũng phải nghe theo”. Chúng tôi tiếp hỏi: “Vậy
thì còn gì là Công lý”? Thẩm phán ăn lương của ai đóng nộp thuế mà xét
xử vô trách nhiệm thế? Vị cán bộ chân tình: “Xét xử chỉ là hình thức”.
Vậy, dù người dân ở ổn định hơn 30 năm tại xóm mới này, nhưng Bản án số
06/2019/HC-ST của TAND tỉnh Quảng Bình vẫn “rập khuôn” theo QĐ Chủ tịch
tỉnh để từ chối bồi thường 04 khoản nêu trên của nguyên đơn là điều dễ
hiểu. Căn cứ Điều 337, 338, 340 Luật tố tụng hành chính 2015, công dân
gửi đơn tố cáo Thẩm phán (ngày 28/9/2019) đến Chánh án TAND tỉnh về hành
vi nêu trên.
Trả lời của TAND tỉnh Quảng Bình
Ngày 14/10/2019 TAND Quảng Bình chưa thực hiện theo các bước trình tự
quy định của Luật tố cáo nhưng đã đơn phương “Thông báo trả lời” số
17/TB-TAND, do Phó Chánh án Hoàng Quảng Lực ký: “các vấn đề ông, bà nêu
trong đơn tố cáo thuộc đánh giá chứng cứ, quan điểm giải quyết vụ án của
Thẩm phán và HĐXX sơ thẩm, không phải là hành vi vi phạm pháp luật của
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để được giải quyết theo quy định
của pháp luật về tố cáo. Ông, bà cho rằng Bản án sơ thẩm số
06/2019/HC-ST của TAND tỉnh Quảng Bình xét xử sai lệch thì có quyền làm
đơn kháng cáo để được xem xét theo trình tự phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình”.
Nguyên đơn tiếp phản biện: kháng cáo là dĩ nhiên (đã có Thông báo số 192/2019/TA
Ngày23/9/2019 của TAND tỉnh Quảng Bình) yêu cầu Tòa phúc thẩm: Hủy toàn
bộ bản án sơ thẩm số 06/2019/HC-ST ngày 05/9/2019 của TAND tỉnh Quảng
Bình; Hủy QĐ trái pháp luật số 2043/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Bình để buộc bồi thường thiệt hại cho ông Mẫn, bà Hảo 4
khoản nêu trên. Nguyên đơn còn căn cứ dấu hiệu bao che hành vi vi phạm
pháp luật, nên thực hiện theo quy định tại Điều 341, 342 Luật tố tụng
hành chính năm 2015 để tố cáo.
Người đứng đầu của cơ quan đó né tránh, không giải quyết nội dung đơn
theo trình tự luật định, người khởi kiện kiến nghị cấp thẩm quyền cần
quan tâm giải quyết theo quy định pháp luật. Có như thế, mới bảo vệ được
“cán cân công lý”, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân.
Đừng để dư luận lên án mãi, thui chột niềm tin kéo dài là bất lợi.
Chúng tôi tiếp tục theo dõi để thông tin vấn đề này đến bạn đọc.
Thông báo kháng cáo số 192/2019/TB-TA ngày 23/9/2019;
Trả lời đơn phương số 17/TB-TAND
ngày 14/10/2019 của TAND tỉnh Quảng Bình.
Trả lời đơn phương số 17/TB-TAND
ngày 14/10/2019 của TAND tỉnh Quảng Bình.
No comments:
Post a Comment