Tiếc cho Trần Long Ẩn, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Ông Trần Long Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật
Thành Hồ - đúng là một nhạc sĩ thiên tai nên phát biểu của ông mới “có
khả năng” gây nên trận cuồng phong ném đá như mưa từ tứ phương tám hướng
thiên hạ ném vào mặt ông trên mạng. Riêng người viết bài này thì chỉ
tiếc cho Trần Long Ẩn một điều, là, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần.
Lý do tại sao lại có sự “gắn bó hữu cơ” giữa một người đàn ông Miền Nam,
trình độ học đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975 nay đã bạc đầu lại “có
sự gắn bó hữu cơ” với mớ quần cùng “nội y” của một người đàn bà Bắc Kỳ “sinh
ra ở Thái Bình, sống nhiều năm ở Hà Nội. Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải
cách Ruộng đất, bà đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các
cuộc đấu tố địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung
phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn
công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình
Trị Thiên. Bà là một trong bốn người trong đoàn sống sót trở về.”? (1)
Câu trả lời cũng dễ thôi: Chỉ cần so sánh “phát biểu” của Trần Long Ẩn với của Dương Thu Hương.
Trong khi ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành Hồ “lên lớp”: “Chúng
tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam
Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó
xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay
không thể tẩy xóa.”
Thì cô thanh niên xung phong phục vụ trong một đoàn văn công tại một
trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó là Bình Trị Thiên,
sau khi “giải phóng” được Miền Nam: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế
độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai
con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ đài nào,
Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh.
Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm
hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà
dân tộc Việt Nam phạm phải” (2).
Nói “Tiếc cho Trần Long Ẩn, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần” là chủ quan.
Biết đâu, không có máy và phải thuê nhờ người khác giặt quần, chắc gì cô
gái văn công bộ đội cụ Hồ ngày nào nay là bà cụ đang tị nạn CS tại
Pháp, đã chịu để cho kẻ mớ ngủ “giữa ban ngày” như Trần Long Ẩn...
Ghi chú:
Trích từ Ký 2, Đinh Quang Anh Thái, trang 178
15.11.2019
No comments:
Post a Comment