Lấn biển - một hiểm họa gần kề
Chân Như (Danlambao) - Tin từ Sài Gòn: “Công
ty bất động sản Vinhome thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật
Vượng có kế hoạch thực hiện dự án lấn biển Cần Giờ (thành phố Sài Gòn)
để xây dựng một dự án Khu đô thị du lịch trị giá 217 nghìn tỷ đồng
(khoảng 9,4 tỷ Mỹ kim). Dự án Khu đô thị du lịch Cần Giờ này sẽ bao gồm
nhiều căn hộ và biệt thự sang trọng, một tòa nhà chọc trời 108 tầng,
một sân golf và một bãi đậu du thuyền. Dự án nằm trên khu đất rộng 2.817
hecta, trong đó chủ yếu là đất lấn biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long” (1)
Vingroup không quên hứa hẹn, với dự án “Lấn biển” này sẽ tạo ra
được nhiều công ăn việc làm cho dân và hàng triệu đô la tiền thuế cho
ngân sách nhà nước!
Chuyện CÁT
Để thực hiện cho dự án, Vinhomes đã ước tính sẽ cần 137,6 triệu
mét khối cát để san lấp cho công việc lấn biển. (Thực tế bao giờ
cũng hơn báo cáo nhiều lần!)
Và chắc chắn số cát khổng lồ đó sẽ được lấy từ đáy các lòng sông
Tiền Giang và Hậu Giang thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi hai bờ sông
vốn đã sụp lún vì nạn khai thác cát bừa bãi từ bấy lâu, dẫn đến
tình trạng ngập mặn cả Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nghiêm
trọng.
Hậu quả sạt lở vẫn chưa khắc phục được, nay Vinhomes lại vẽ ra
dự án Khu đô thị nghỉ mát Cần Giờ và ra sức khai thác cát
thì ĐBSCL sẽ tồn tại được bao lâu nữa? Theo các chuyên gia tính
toán trước đây thì chỉ trong vòng 10-20 năm nữa, ĐBSCL sẽ từ từ
biến mất.
Không còn những cánh đồng trồng lúa phì nhiêu, nơi mưu sinh của
khoảng 20 triệu người nông dân đã đóng góp hơn một nửa nguồn lương thực
lúa gạo cho VN và xuất cảng sang các nước khác, nay họ sẽ đi
về đâu? Sẽ vào làm phục vụ cho Khu du lịch Cần Giờ như Vingroup
hứa hẹn? Hay chính những nhà hàng khách sạn trong Khu du lịch
này đều do người Tàu kinh doanh và mang người phục vụ từ TC
sang, giống như mô hình Khu công nghiệp Bauxit, Formosa? Xây Khu du
lịch Cần Giờ với hàng loạt biệt thự sang trọng, sân golf, bãi
đậu du thuyền để phục vụ cho ai hay chỉ làm rõ nét thêm sự bất
công giữa tầng lớp cán bộ cs, tư sản đỏ giàu sụ và 20 triệu nông
dân nghèo tại ĐBSCL ở ngay gần đó?
Chuyện XẢ THẢI
Dự án “ Lấn biển” này ngoài việc gây sạt lở, nay cộng thêm
nạn xả thải thì chắc chắn hàng ngàn tấn chất thải từ xây
dựng, hóa chất, nhựa, phế thải nặng, nước thải sinh hoạt từ các dịch
vụ du lịch... sẽ hủy diệt hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ là
điều không thể tránh khỏi.
Cần biết thêm, Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup chỉ
cách Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (di sản được UNESCO
công nhận) 18 km. Khu Dự trữ Sinh quyển này vốn là “lá phổi xanh” bảo vệ
Sài Gòn khỏi ô nhiễm, khỏi bão lũ, ngăn chặn xói mòn và xâm thực bờ
biển. Các chức năng môi trường này luôn mang ý nghĩa sống còn đối với
Sài Gòn và khu vực ĐBSCL từ bao năm qua. (2)
Chấp thuận dự án “Lấn biển” của Vingroup, Nhà nước có tính
đến các thông số như chi phí cải tạo môi trường, sức khoẻ cộng
đồng, chi phí bảo vệ vùng đất lấn biển của Vinhomes, chi phí bảo vệ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ... hay chỉ biết có tiền bôi trơn
của Vingroup là nhắm mắt ký duyệt?
Chuyện tư bản đỏ cấu kết quan chức cộng sản rồi lũng đoạn
quyền lực, độc quyền chiếm đoạt và phân phối mọi tài sản khác của
quốc gia để ăn chia với nhau, đang xẩy ra nhan nhãn tại VN.
Một bằng chứng cụ thể là vào tháng 8/2019 vừa rồi, Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã quyết định cho phép Hồ
Ngọc Lâm, trưởng ban pháp chế của tập đoàn Vingroup của tỷ phú đô la
Phạm Nhật Vượng được tham dự vào nhóm chuyên gia sửa đổi dự thảo
Luật Đất Đai! (3)
Qua đó đã tố cáo có việc ăn chia giữa nhà cầm quyền cộng sản
và Vingroup từ lâu nên Vingroup lúc nào cũng được ưu tiên mua
những mảnh đất vàng để xây dựng toàn những dự án bất động sản cao cấp
và thu lợi khổng lồ (theo báo cáo tài chính quý II năm 2019,
Vingroup có tổng doanh thu là 39.457 tỷ đồng. Trong đó, chuyển nhượng
bất động sản đóng góp trên 60% tổng doanh thu của Vingroup, mang về
25.759 tỷ đồng!)
Tóm lại, chưa đánh giá hết các nguy cơ dự án “Lấn biển” của
Vingroup mà Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn phê duyệt là cách làm ăn
tắc trách, vô trách nhiêm, đem mạng sống của hàng triệu người
dân cũng như môi trường ra để trục lợi vì dự án này chẳng
khác nào một hiểm họa gần kề. Trong thời gian đầu có thể chưa
thấy gì, nhưng sự tàn phá khủng khiếp về sau là điều không tránh
khỏi.
Chú thích:
20.01.2020
No comments:
Post a Comment