Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 26 March 2014

TIN THẾ GIỚI




  

 Mỹ cảnh giác trước tuyên bố Nga không tiến vào Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel



  • Hạ viện Mỹ hành động sớm để viện trợ cho Ukraine và trừng phạt Nga
  • Hội nghị thượng đỉnh EU-Hoa Kỳ bàn về Ukraine và năng lượng
  • World Bank: Kinh tế Nga có thể co cụm vì vụ khủng hoảng Crimea
  • Trang ảnh Tổng thống Obama họp với EU, NATO tại Brussels
  • Tổng thống Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine
  • Moscow: Việc loại bỏ Nga khỏi G8 'phản tác dụng'
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Nga vẫn tiếp tục gia tăng binh lính gần biên giới Ukraine bất chấp những tuyên bố gần đây của Nga nói rằng họ không có ý định tiến vào Ukraine.

    Ông Hagel nói tình hình trên thực địa dường như trái ngược với những gì Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với ông trong các cuộc hội đàm vào tuần trước.

    Ông Hagel đưa ra phát biểu này hôm thứ Tư trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond tập trung chủ yếu vào tình hình Ukraine.

    Ông Hammond nói Bộ trưởng Quốc phòng Nga có thể có ít quyền hành khi nói tới hành động của Nga ở Ukraine:

    "Mọi bằng chứng cho thấy những quyết sách của Nga phần lớn là do cá nhân Tổng thống Putin đưa ra. Những người tham gia khác bao gồm cả Bộ trưởng Shoigu có thể nêu quan điểm nhưng điều đó có thể gây bất đồng. Chúng ta không biết và không thể biết được tất cả những người này có ảnh hưởng tới đâu trong nội bộ,"

    Ông Hammond gọi việc Nga sáp nhập Crimea là "không thể chấp nhận được." Ông cũng cảnh báo nếu sự xâm lăng của Nga tiếp diễn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

    Mỹ đã áp đặt trừng phạt nhắm vào Nga. Thứ Hai, các nhà lãnh đạo các nước Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản cho biết họ đình chỉ tham gia với Nga trong khối G-8 cho đến khi Moscow "đổi đường."

    Hôm thứ Tư, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết ông cùng với Mỹ kêu gọi áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm kế hoạch phòng thủ được cập nhật, "tăng cường tập trận và triển khai phù hợp."

    Ông đưa ra phát biểu này trong một thông cáo sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
     http://www.voatiengviet.com/content/my-canh-giac-truoc-tuyen-bo-nga-khong-tien-vao-ukraina/1880078.html

    Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích? Việt Hà, phóng viên RFA
    2014-03-26 Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này


  • Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

  • Nghe bài này
     Ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch - Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Hirotaka Nozima - đại diện liên danh nhà thầu tư vấn JKT (có JTC tham gia) tại lễ ký hợp đồng năm 2009
    Vụ đưa hối lộ tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam mới được phía Nhật công bố gần đây liên quan đến vốn vay viện trợ phát triển ODA của Nhật cho Việt Nam một lần nữa cho thấy vấn đề tham nhũng tại Việt nam vẫn còn trầm trọng. Đã có ý kiến cho rằng, những mâu thuẫn giữa các phe nhóm lợi ích có liên quan đến những phát hiện tham nhũng mới cũng như việc giải quyết tham nhũng ở Việt Nam.
    Việt Hà phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã có nhiều bài viết phân tích liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam thời gian qua. Trước hết, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết nhận xét của ông về vụ tham nhũng tại tổng công ty đường sắt Việt Nam như sau:
    Phạm Chí Dũng: tôi cảm thấy không hề xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều người dân đã khóc vì gánh nặng ODA đổ lên đầu họ và bị cái đám tham nhũng vét sạch túi của họ, nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là điều đương nhiên, nó phải xảy ra vì nó phải xảy ra như vậy thì mới an mòn cái chỗ đứng của chế độ trong tình trạng chế độ luôn tuyên bố là ODA của Việt Nam là một trong những môi trường lành mạnh nhất. Cách đây khoảng 4 tháng thì người ta cũng đã tổng kết là khoảng 15 năm nhận viện trợ ODA và có đưa ra con số là 25 tỷ đô la từ ODA mà trong đó chủ yếu là từ Nhật Bản, và đánh giá của ngân hàng Thế giới và một số báo chí nhắc lại thì tô hồng cho Việt Nam và nói là Việt Nam là một môi trường có thể bảo đảm việc sử dụng viện trợ ODA.
    Tôi không thể tưởng tượng thế nào. Vụ này quá giống vụ đại lộ đông tây năm 2008. Hai vụ đại lộ Đông Tây và đường sắt số 1 của Hà Nội rất giống nhau, đều nhận ODA từ Nhật Bản, và đều do Nhật Bản cung cấp thông tin. Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có một sự phát hiện nào từ phía chính quyền về những tham nhũng từ ODA. Chúng ta nhớ là năm 2012 cũng xuất hiện một vụ tham nhũng từ ODA và đã phát hiện từ Thụy Điển và rất tiếc sau đó chính quyền Thụy Điển phải đóng một số dự án viện trợ ODA cho Việt Nam. Điều này đặt ra tình trạng thất thoát lãng  phí ODA ở Việt Nam như thế nào.
    Tôi cảm thấy không hề xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều người dân đã khóc ... nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là điều đương nhiên
    Phạm Chí Dũng
    Việt Hà: đảng cộng sản Việt Nam đã tuyên bố nhiều lần về chống tham nhũng rồi cũng có ban nội chính cũng có tuyên bố là sẽ làm mạnh tay, triệt để với tham nhũng. Theo ông sau vụ này, nó có thể là một cảnh tình gì cho Đảng Cộng Sản Việt Nam về tham nhũng hay không?

    Tân Hoa Xã chính thức cho biết cựu bộ trưởng đường sắt Liu Zhijun đã bị kết án tử hình với hai năm hoãn thi hành án bởi một tòa án ở Bắc Kinh hôm 8 tháng 7 năm 2013 về tội tham nhũng hàng trăm triệu đôla


    Tân Hoa Xã chính thức cho biết cựu bộ trưởng đường sắt Liu Zhijun đã bị kết án tử hình với hai năm hoãn thi hành án bởi một tòa án ở Bắc Kinh hôm 8 tháng 7 năm 2013 về tội tham nhũng hàng trăm triệu đôla
    Phạm Chí Dũng: tôi cho đó là một cảnh tỉnh với các nhóm lợi ích đúng hơn là với Đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất Đảng cộng sản chỉ còn trên doanh nghĩa còn hiện nay đa số là hoạt động của các nhóm lợi ích. Nhưng vụ đường sắt số 1 này có một điểm rất thú vị, giống như một món quà từ trên trời rơi xuống sau khi xảy ra cái chết của viên Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Tôi cho là về phía Đảng và Ban nội chính trung ương của Đảng sẽ có khá nhiều việc để làm và họ cũng khá nhiệt tình để làm việc này. Chúng ta thấy là nếu so sánh với vụ đại lộ đông tây của ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi nằm 2008 thì báo chí lúc đó không được đưa tin rầm rộ như hiện nay.
    Còn những ngày vừa qua thì chỉ một ngày sau khi tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đăng tin về vấn đề Nhật bản thì lập tức báo chí Việt Nam đăng tin ồn ào và không bị cấm cản. Có nghĩa là ban tuyên giáo Trung ương đã bật đèn xanh cho việc này. Ban tuyên giáo trung ương là một cơ quan định hướng trong tuyên truyền và được coi là một siêu tổng biên tập và ngăn cản rất nhiều trong nhiều vấn đề. Nhưng điều ngạc nhiên là trong việc này ban tuyên giáo Trung ương đã không hề cấm cản. Ở đây cũng cần so sánh với vụ Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Bộ đường sắt Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2013 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền khủng khiếp lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở Việt Nam thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt ở Trung Quốc.Theo một số dư luận thì ở Trung Quốc có cái gì thì Việt Nam cũng có cái đó.
    Vào tháng 7/2014 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở VN thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt ở TQ.Theo một số dư luận thì ở TQ có cái gì thì VN cũng có cái đó
    Phạm Chí Dũng
    Chúng ta cũng đặt lại một số vấn đề là tại sao vụ đường sắt đô thị số 1 với vốn ODA của Nhật bản lại nổ ra vào thời điểm khi ông Trường Tấn Sang đi Nhật bản và có một buổi yết kiến với Nhật hoàng, đồng thời ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang ở Hà Lan để dự thượng đỉnh an ninh năng lượng của châu Âu và thế giới. Điều đó nói lên cái gì thì chúng ta xem xét sau nhưng nó có những ẩn ý mà chúng ta cần phải phân tích mổ xẻ cho kỹ. Xét cho cùng, có thể vụ này được khoanh lại, trong ngoặc kép, như vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi năm 2008. Trước đó ông Huỳnh Ngọc sỹ bị chung thân nhưng sau đó phúc thẩm được đưa xuống còn 20 năm mà thôi. Thì có thể vụ này cũng sẽ được khoanh lại và có lẽ công cuộc chống tham nhũng cũng không đi tới đâu một khi mà Đảng, nhà nước, chính quyền hoàn toàn bị động trong việc phát hiện tham nhũng với lĩnh vực ODA như hiện nay.
    Việt Hà: Khi mà có sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích thì người ta cũng sẽ nghĩ đến khả năng dơ cao mà đánh khẽ. Bây giờ Việt nam đã thông báo đã có 4 quan chức bị đình chỉ, nhưng liệu vụ này có xảy ra như vậy hay không vì anh cũng nói đến các nhóm lợi ích trong đó?
    Phạm Chí Dũng: khác với hồi năm 2008 khi xảy ra vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Lúc đó tình trạng bị động lúng túng mất một thời gian khá lâu thì mới có quyết định đình chỉ ông Huỳnh Ngọc Sỹ để điều tra. Nhưng vụ này thì ông Bộ trưởng Đinh La Thăng,  Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, ngay lập tức đình chỉ 3 đến 4 cán bộ, thậm chí Bộ nhiệt tình đến mức cử một thứ trưởng sang Nhật để tìm hiểu nghi án vụ nhận hối lộ này, trong khi phía Nhật chưa hề cung cấp một tài liệu chứng cứ nào cả.
    Tôi không tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào ngành tư pháp
    Phạm Chí Dũng
    Điều đó cho thấy là có thể đây không phải là vụ tham nhũng, hối lộ bình thương liên quan đến vốn ODA mà qua vụ việc này liên quan đến một số nhóm lợi ích. Tôi đặt vấn đề là ai, nhóm nào đã cung cấp tài liệu cho Shimbun để đăng ngay vào thời điểm này. Và nếu có chuyện đó thì liệu có ý đồ chính trị gì hoặc là nội bộ sau này hay không vì hiện nay tình hình rất phức tạp và đó là sự phức tạp hỗn mang, xen cài các nhóm lợi ích, các nhóm thân hữu, các nhóm chính khách cao cấp với nhau.  Và sau cái chết của Thượng tướng PHạm Quý Ngọ thì không ai dám chắc tương lai ổn thỏa nào cho mình đối với tập thể đứng sau mình.
    Việt Hà: sau vụ này anh có nghĩ là chúng ta sẽ phát hiện những vụ khác nữa hoặc ví dụ như vụ tiền polymer sẽ được đem ra ánh sáng hay không vì đến giờ vụ đó gần như là im lặng?
    Phạm Chí Dũng: tôi cho là những vụ như đường sắt đô thị hay tiền polymer hoặc có thể có những vụ việc khác sau này phát hiện ra liên quan đến ODA, thậm chí tham nhũng trầm trọng lên đến vài triệu đô la chứ không phải chỉ có 800 ngàn hay một triệu đô la như hiện nay, cũng chỉ dừng ở mức độ thỏa hiệp mà thôi vì tương quan lực lượng chính trị quyết định có đưa ra ánh sáng hoặc là đưa ra ánh sáng chừng nào với các vụ việc tham nhũng.
    Tôi không tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào ngành tư pháp có thể công tâm công bằng trong việc chống tham nhũng,
    Việt Hà: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
     http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-rail-road-corrup-03262014082631.html


      World Bank: Kinh tế Nga có thể co cụm vì vụ khủng hoảng Crimea

    Nga ước tính các nhà đầu tư đã rút 70 tỉ đôla ra khỏi Nga trong 3 tháng đầu năm nay, so với 63 tỉ đôla của năm ngoái.
    Nga ước tính các nhà đầu tư đã rút 70 tỉ đôla ra khỏi Nga trong 3 tháng đầu năm nay, so với 63 tỉ đôla của năm ngoái.




    Ngân hàng Thế giới vừa kết luận rằng nền kinh tế vốn đang yếu của Nga có thể sẽ suy giảm đáng kể trong năm nay nếu vụ đối đầu của Moscow với phương Tây về việc sáp nhập Crimea trở nên căng thẳng hơn.

    Trong một phúc trình vừa được phổ biến hôm nay, thứ Tư, Ngân hàng Thế giới nói rằng nền kinh tế của Nga có thể co cụm 1,8% trong năm 2014 và các nhà đầu tư có thể rút một khoản tiền kỷ lục là 150 tỉ đôla ra khỏi Nga.

    Ngân hàng Thế giới, hay World Bank, định chế tài chánh quốc tế có trụ sở ở Washington, nói rằng  “vấn đề về niềm tin còn tồn đọng” đối với nền kinh tế Nga nay trở thành một “cuộc khủng hoảng niềm tin” và đã “phơi bày một cách rõ ràng” sự yếu kém của nước này.

    World Bank nói rằng họ ước đoán “rủi ro chính trị sẽ trở thành vấn đề chính trong ngắn hạn” sau các biện pháp chế tài kinh tế ban đầu do Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu áp dụng đối với những nhà lập pháp chính của Nga và các cố vấn có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Phương Tây dọa sẽ áp dụng thêm những biện pháp cứng rắn hơn, nếu Nga tiến sâu hơn vào Ukraine sau khi đã chiếm quyền kiểm soát bán đảo Crimea và tuyên bố bán đảo này là thuộc chủ quyền của Nga.

    Ngân hàng Thế giới nói rằng nếu tình trạng đối đầu Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, “chưa biết chắc chuyện gì sẽ nổi lên liên quan đến các biện pháp chế tài mà phương Tây sẽ đưa ra, và Nga sẽ đáp lại.”  Tổ chức này nói rằng leo thang căng thẳng chính trị “sẽ làm suy yếu thêm nữa sự tin tưởng và làm sút giảm các hoạt động đầu tư.”

    Phúc trình này nói rằng bất kể vấn đề tranh chấp về Crimea sẽ diễn tiến thế nào, Nga sẽ lãnh nhận rủi ro “bị đặt vào tình trạng khủng hoảng” trong quản lý nền kinh tế.

    Ngân hàng Thế giới nói ước tính kinh tế suy giảm 1,8% là “tình huống rủi ro cao.”  Nhưng World Bank cũng nói rằng cho dù cuộc đối đầu Crimea không kéo dài đi nữa, thì nền kinh tế của Nga cũng chỉ tăng trưởng được 1,1% trong năm nay, tức chỉ đạt một nửa con số ước tính được đưa ra hồi tháng 12.

    Nga ước tính các nhà đầu tư đã rút 70 tỉ đôla ra khỏi Nga trong 3 tháng đầu năm nay, so với 63 tỉ đôla của suốt năm ngoái.

    Trong đánh giá với các giả định bi quan nhất, Ngân hàng Thế giới nói rằng khoảng 150 tỉ đôla sẽ bị rút ra khỏi nền kinh tế Nga trong năm nay, và khoảng 80 tỉ đôla trong năm tới.

    http://www.voatiengviet.com/content/world-bank-kinh-te-nga-co-the-co-cum-vi-vu-khung-hoang-crimea/1879781.html

     Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật

    CỠ CHỮ
    Cảnh sát Nhật đã lục soát văn phòng hãng hàng không Vietnam Airlines tại Tokyo và bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi của bị tình nghi chuyển lậu hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

    Theo Kyodo, Sở Cảnh sát Tokyo cũng nghi ngờ 20 nhân viên khác của hãng hàng không quốc gia Việt Nam có liên can và yêu cầu 1 cơ phó và 4 tiếp viên khác đến trình diện, những người này hiện không có mặt tại Nhật.

    Tiếp viên bị bắt, Nguyễn Bích Ngọc, bị cáo buộc đã chuyển lậu 21 món hàng ăn cắp trị giá 125.000 Yen từ một khách sạn ở Osak tới sân bay quốc tế Kansai hồi tháng 9 năm ngoái.

    Tiếp viên này nói cô không biết các món hàng đó là đồ ăn cắp và  tố cáo nhiều đồng nghiệp của cô cũng chuyển hàng lậu về Việt Nam để kiếm thêm thu nhập.

    Người tiếp viên này còn bị cáo buộc đã nhận tiền công chuyển lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay hồi tháng 6/2013.

    VOA Việt ngữ liên lạc với phát ngôn nhân hãng hàng không Vietnam Airlines tối ngày 26/3, nhưng ông Trịnh Ngọc Thành, từ chối bình luận về vụ tai tiếng này:

    “Tôi không phải người phụ trách về vấn đề đó. Chị liên lạc với người phát ngôn của Tổng Công ty thông qua văn phòng. Tôi không liên quan gì chuyện đó.”
    Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật
    Trước các cáo buộc về nạn buôn lậu, trong tháng này, Vietnam Airlines quy định tiếp viên chỉ được mang cặp hay vaili kéo nhỏ trong các chuyến bay ngắn.

    Năm 2009, một phi công của Vietnam Airlines tên Đặng Xuân Hợp từng bị tòa án Nhật phạt 30 tháng tù treo vì tội vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
     http://www.voatiengviet.com/content/tiep-vien-vietnam-airlines-bi-bat-tai-nhat-ban/1879647.html



    Tư lệnh hải quân Mỹ: Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea

    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ðô đốc Harry Harris.
    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ðô đốc Harry Harris.
    CỠ CHỮ
    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích các khuynh hướng của Trung Quốc muốn giành lại đất đai. Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.

    Báo Financial Times hôm qua tường trình rằng tại hội nghị an ninh ở Jakarta hôm thứ Tư, Đô Đốc Harris cảnh báo rằng 'sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta' sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không.

    Tờ The Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris, nói với các đại biểu tại hội nghị, trong đó các giới chức quân sự cấp cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, rằng 'điều cấp thiết là mọi quốc gia có đại diện tại cuộc đối thoại này hôm nay phải làm thế nào để tình huống đó không bao giờ xảy ra tại khu vực này'.

    Lập trường ngày càng hung hãn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã đào sâu các cuộc tranh chấp với các nước khác cùng đòi chủ quyền tại một phần các vùng biển này, trong đó có Việt Nam và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.

    Giới phân tích nói chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ của Tổng Thống Obama một phần là để đáp ứng trước sức mạnh hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Quốc, và mối lo sợ rằng lập trường bất khoan nhượng của Bắc Kinh có thể phương hại tới các tuyến hàng hải chủ yếu của thế giới.

    Tin của Skalanews tường trình Bộ Quốc phòng Indonesia một lần nữa lại tổ chức cuộc Đối thoại Quốc phòng Quốc tế Jakarta (gọi tắt là JIDD), lần này kéo dài 2 ngày, từ ngày 19 tới ngày 20 tháng Ba.

    Nguồn tin cho hay, cuộc đối thoại thường niên này do Phó Tổng Thống Indonesia Boediono chủ trì, và có sự tham dự của 6 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Indonesia, Australia, Bangladesh, Hà Lan, Papua New Guinea, và Đông Timor.

    Các vị Tư Lệnh Lực lượng Quốc phòng Indonesia,  Australia, Papua New Guinea, Sri Lanka và Đông Timor cũng tham dự hội nghị. Chủ đề của hội nghị là 'xây dựng cơ chế hợp tác hàng hải vì an ninh và ổn định'.

    Hợp tác để duy trì và củng cố an ninh hàng hải đã trở nên quan trọng trong mấy năm gần đây vì những căng thẳng do các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên các vùng biển trong khu vực trong mấy năm gần đây.

    Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực nhằm đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông còn bày tỏ sự hậu thuẫn cho Philippine trong cố gắng của nước này nhằm giải quyết cuộc tranh chấp qua Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye.

    Đô đốc Harry Harris, có mẹ là người Nhật. Ông trở thành Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm 2013. Ðô đốc Harris là giới chức Mỹ gốc Á cao cấp nhất trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

     http://www.voatiengviet.com/content/chau-a-co-the-lam-vao-khung-hoang-nhu-crimea/1875325.html






    Máy bay MH 370: Vệ tinh phát hiện hơn 100 vật thể tại Ấn Độ Dương

    Bộ trưởng Giao thông Malaysia trưng ra các hình ảnh vệ tinh trong cuộc họp báo ngày 26/03/2014.
    Bộ trưởng Giao thông Malaysia trưng ra các hình ảnh vệ tinh trong cuộc họp báo ngày 26/03/2014.
    REUTERS/Athit Perawongmetha

    Anh Vũ
    Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ trưởng Giao thông Malaysia hôm nay, 26/3/2014, cho biết các vệ tinh đãi chụp được hình ảnh của hơn một trăm vật thể trôi trên vùng nam Ấn Độ Dương, khu vực được xác định là nơi chiếc Boeing 777 của hàng không Malaysia MH370 lâm nạn.

    Ông Hishammuddin Hussein cho biết rõ là các hình ảnh nói trên đã do vệ tinh của một công ty hàng không vũ trụ thuộc Airbus chụp được hôm 23/3. Tổng số gồm 122 vật thể có kích thước từ 1 đến 23 mét, nằm trôi nổi trên một diện tích khoảng 400 km2.
    Đây là đợt ảnh vệ tinh thứ tư cho thấy những vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay MH370. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có một vật nào được trục vớt.
    Sau khi phải tạm ngừng một ngày do thời tiết xấu, hôm nay 26/03/2014, các cuộc tìm kiếm mảnh vỡ và hộp đen của chiếc Boeing 777 của hàng không Malaysia tiếp tục trở lại trên Ấn Độ Dương, nơi được xác định là chiếc máy bay bị rớt xuống sau một hành trình bay đầy bí ẩn.
    Do điều kiện thời tiết gió mạnh kèm theo mưa lớn, hôm qua các cuộc tìm kiếm được tổ chức từ thành phố Perth phía tây nước Úc đã phải tạm ngừng.
    Hôm nay, đội tìm kiếm gồm không dưới 12 máy bay, trong đó có 7 máy bay quân sự, tiếp tục trở lại khu vực được vệ tinh xác định chiếc máy bay bị rơi nhằm hy vọng có thể tìm thấy những vật thể liên quan đến chiếc máy bay mang số hiệu MH370.
    Cơ quan An toàn Hàng hải Úc chịu trách nhiệm điều hành chiến dịch tìm kiếm cho biết « các cuộc tìm kiếm hôm nay tập trung vào ba vùng phủ trên diện tích 80 nghìn km2 ». Ngoài ra bốn chiếc tàu Trung Quốc cũng đã tiếp cận vùng tìm kiếm.
    Mọi hy vọng giải mã những diễn biến bí ẩn của vụ tai nạn giờ chỉ còn trông chờ vào chiếc hộp đen của máy bay. Các đội tìm kiếm đang phải chạy đua với thời gian để tìm tín hiệu định vị phát ra từ hộp đen vì trên lý thuyết thiết bị ghi lại các thông tin chuyến bay này chỉ có thể phát tín hiệu trong vòng 30 ngày sau tai nạn.
    Từ đầu tuần, Hoa Kỳ đã điều động nhiều thiết bị dò sóng hiện đại nhất đến các vùng biển khả nghi để tìm được hộp đen nhanh nhất. Một thách thức khác cho việc định vị hộp đen đó là các tín hiệu phát ra từ hộp đen chỉ trong phạm vi 2 đến 3 km.
    Mặc dù đã có thông báo chính thức chiếc máy bay MH370 với 239 hành khách và phi hành đoàn đã lao xuống biển, nhưng vụ tai nạn vẫn giữ nguyên các bí ẩn. Thông tin về chuyến bay MH370 giờ đây vẫn dừng lại ở diễn biến : Sau khi đột ngột đổi hướng bay sau một giờ cất cánh, hệ thống thống liên lạc của máy bay bị ngắt có chủ ý. Tiếp đó máy bay tiếp tục bay thêm hơn 7 giờ nữa theo hành trình ngược hẳn với dự kiến và cuối cùng lao xuống vùng biển cách bờ tây nước Úc khoảng 2.500 km.


    No comments:

    Post a Comment