Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 1 March 2014

TRUNG SƠN * DI CẢO CỦA BS. NGUYỄN KHẮC VIỆN

Nguyễn Khắc Viện và những “di cảo” chưa công bố


06/05/2007

Bác sỹ, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã viết hàng trăm bài báo, hàng chục bản “kiến nghị” bàn về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Trong di cảo của Nguyễn Khắc Viện có một tư liệu chưa hề được công bố chính thức đó là gần 30 bản kiến nghị, tham luận, thư gửi các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong 16 năm (1976-1993). Xin trích một vài đoạn trong tư liệu này.



      
Vai trò lãnh đạo của Đảng - Công tác cán bộ - Chống quan liêu tham nhũng
      
"... Một mặt tiêu cực quan trọng chính là nằm trong nội bộ Đảng và Nhà nước, tức là tệ quan liêu. Nó làm cho cán bộ không đoái hoài đến quyền lợi của dân, chỉ biết địa vị của mình; vì không nhận lấy trách nhiệm của từng người, từng cấp, nên đẻ ra hàng nghìn hàng vạn thủ tục phiền hà, chủ yếu để đùn trách nhiệm cho tập thể, cho cấp trên, những thủ tục thể lệ ràng buộc không cho ai có một sáng kiến gì, thực hiện được một việc nhỏ cũng phải qua nhiều cửa ải, xin chữ ký, xin con dấu, mất hàng tuần hàng tháng… Nhân dân ta như một anh khổng lồ, tiềm năng rất lớn, nhưng bị trăm nghìn sợi dây nhỏ trói lại như vậy, không cựa cạy nổi...

      ... Ta cử lên những giám đốc xí nghiệp, công trường, cục trưởng... trong tay nắm cả chục, cả trăm triệu bạc vốn, nhiều máy móc hiện đại, chỉ huy hàng trăm hàng nghìn kỹ sư công nhân - kể cả chuyên gia, mà không hề biết kỹ thuật hay quản lý kinh tế. Làm sao tránh khỏi công việc bị chậm trễ, người có quyền quyết định thì không biết công việc, người biết việc thì không có quyền; làm sao tránh khỏi những sai lầm lớn lao làm cho Nhà nước thua thiệt, bỏ lỡ không biết bao nhiêu thời cơ; làm sao cạnh tranh nổi trên trường quốc tế?...

      Bộ máy tổ chức của ta, một cơ quan đặc biệt quan trọng của chế độ, hoạt động theo những nguyên tắc phương châm không phù hợp nữa. Tư tưởng thành phần còn đè nặng, đề bạt ai, kết nạp ai vào Đảng, truy nguyên đến đời ông đời cố... Liên quan đến một ông chú đi nước ngoài mất tích hai ba chục năm là hết đi nước ngoài, hết được kết nạp. Cử đi một hội nghị khoa học quốc tế thì lựa những người trên những tiêu chuẩn phi khoa học, làm cho cuộc đi tốn kém vô ích, mà còn bêu xấu với người nước ngoài..."
      (Trích kiến nghị gửi Bộ Chính trị trước Đại hội V- 1981)

      "... Cán bộ lãnh đạo khi đã thiếu năng lực rất dễ sa vào bệnh lạm dụng quyền lực. Trước hết muốn cho cơ quan đơn vị, địa phương của mình có một bộ máy đông đảo gồm những người chỉ biết  tuân lệnh; dễ sa vào công thức, nghi thức, chi tiêu vào lễ tiết nhiều hơn là vào công tác. Những cán bộ lãnh đạo như vậy khó mà tránh khỏi sự cám dỗ về vật chất. Không đủ năng lực mà vẫn giữ chức vụ quan trọng tất nhiên dẫn đến tệ báo cáo láo lên trên, trù dập những người trung thực bên dưới, rồi sa đọa vì hưởng thụ.
Đã đến lúc phải đặt vấn đề thay thế hàng loạt cán bộ lãnh đạo ở tất cả các cấp, kể cả những người đã có một quá trình vẻ vang. Thay đổi nhân sự một cách mạnh dạn chính là một tín hiệu gây tín nhiệm..."
      (Trích kiến nghị với Đại hội VI - 1986)

      "... Không thể đổi mới với những con người cũ. Cũ về tư duy, về cách làm ăn, cũ vì đã có những sai lầm nghiêm trọng mất hết tín nhiệm trong cán bộ và nhân dân, chứ không phải già hay trẻ, có bằng cấp hay không. Không có gì phá hoại lòng tin bằng việc một cán bộ cao cấp phạm lỗi lại được cử làm một chức vụ khác có khi lại cao hơn. Không có gì làm mọi người chán nản bằng cảnh Đại hội một số Đảng bộ cấp thành hay Tỉnh, nói gì thì nói, có khi tha hồ nói, nhưng bộ máy tổ chức đã bố trí sẵn, cho nên những vai chủ chốt cấp uỷ vẫn là những người cũ, nhiều khi đã mất hết tín nhiệm...”
      (Trích thư gửi Tổng Bí thư Trường Chinh trước Đại hội VI- 1986)

       "... Ước mơ của tôi là Đại hội 7 tập trung và dứt khoát giải quyết hai vấn đề:
- Cương quyết tuyên bố Đảng trả lại mọi quyền hành cho các cơ quan dân cử và Nhà nước. Và cụ thể hóa là giải thể một loạt bộ phận trực thuộc Trung ương cũng như cấp uỷ các địa phương, trả lại Nhà nước một loạt nhà cửa, chuyển sang khoảng 2/3 cán bộ. Giảm biên chế bắt đầu từ tổ chức Đảng.
      - Các đồng chí lãnh đạo tối cao của các ban trung ương hiện nay tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho những người mới. Đó sẽ là một hành động cao quý, nói lên lòng yêu nước vì dân..."
      (Trích thư góp ý với Đại hội Đảng VII-1991)

      Vai trò của khoa học xã hội và thực hiện dân chủ      "... Làm sao phát động tinh thần độc lập suy nghĩ, có sáng kiến trong mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người dân?
      ... Xin đề nghị: báo, sách, đài, vô tuyến một mặt là những cơ quan của lãnh đạo để phổ biến đường lối chủ trương, một mặt là của nhân dân để nói lên nhiều ý nghĩ trong quần chúng. Có bài nào, có ý nào, có sách nào đạt 2 điều kiện: Không chống lại đường lối chung của Đảng; Luận cứ nghiêm túc, không bâng quơ, thì dù có khác hẳn chính sách chủ trương của một ngành, một bộ, một địa phương nào, các cơ quan thông tin tuyên truyền có nhiệm vụ đưa ra; nếu cần, gây tranh luận... Như vậy gây dư luận và suy nghĩ trong quần chúng, buộc cơ quan phụ trách công khai lãnh trách nhiệm, công khai bảo vệ ý kiến của mình trước mọi người... Tránh tình trạng độc tôn trong các ngành. Độc tôn bao giờ cũng dẫn đến tê liệt trong quần chúng cũng như trong cấp phụ trách.

      ... Một nguyên nhân nữa làm cho lãnh đạo không nắm được tình hình một cách chính xác là tình trạng quá yếu của khoa học xã hội ở nước ta. Lãnh đạo như một người thầy thuốc chữa bệnh, ngoài việc bản thân khám xét, phải được những phòng xét nghiệm cho biết chụp phim, thử máu kết quả ra sao, rồi tổng hợp các thông tin lại mới chẩn đoán và chữa bệnh... ”
      (Trích thư gửi Bộ Chính trị  tháng 8.1978)

      "... Hiện nay chúng ta mới quan tâm đến khoa học kỹ thuật tự nhiên, khoa học xã hội chưa có vị trí thích đáng. 20 năm qua, khoa học xã hội chỉ làm công việc minh họa đường lối chính sách, chạy theo những nhiệm vụ trước mắt... Ai có ý kiến khác của lãnh đạo hoặc của cơ quan chuyên trách mà nói ra thường bị chụp mũ, và trên gặp dưới thì thường đả thông, hơn là nghe. Xã hội ngày nay rất phức tạp không như trước nữa, không thể nắm một vài nguyên lý rồi ngồi suy diễn, phải có nhiều điều tra thực thể, tập hợp lại, dùng nhiều phương pháp khoa học đúc kết lại... Có thể nói là có một cuộc khủng hoảng trong khoa học xã hội hiện nay, nếu không gỡ ra, thì toàn bộ xã hội sẽ sống trong một không khí trầm lặng, rút cục đến sáng kiến sáng tạo trong khoa học tự nhiên rồi cũng chịu ảnh hưởng. Mà lãnh đạo cũng thiếu một cánh tay đắc lực...”
      (Trích thư gửi Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản VN ngày 20.2.1979)

      “... Để chống lại tư bản man rợ, không để nó tác oai tác quái, nay phải dựng lên một Mặt trận cũng dân tộc, nhân dân, quốc tế còn rộng lớn hơn, tiến hành một cuộc kháng chiến mới, lâu dài hơn, đa dạng hơn, mới mong hạn chế được tham nhũng, bảo vệ được môi trường, giảm nhẹ bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, giữ gìn được thuần phong mỹ tục, phát huy tình người, tôn trọng quyền phụ nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số. Một cuộc kháng chiến nhiều mặt, với báo chí, tivi, sách vở, phim ảnh, thành lập đủ thứ hội đoàn, đình công, biểu tình, với lá phiếu bầu cử, phát triển khoa học nhân văn. Không bỏ sót một ngóc ngách nào. Trong nước, ngoài nước, đứng ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể tham gia.
      Chỉ có khác là kháng chiến lần này, chúng ta không cần đến súng đạn. Và lần này, Marx cũng là thầy dẫn đường với một câu: Một tư tưởng được thâm nhập đại chúng biến thành một lực lượng vật chất.
Chúng ta sẽ làm cho những tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, tinh thần quốc tế, tình nghĩa giữa người với người thâm nhập vào đại chúng. Kỹ thuật hiện đại trao cho chúng ta đầy đủ phương tiện làm việc này, biến tư bản man rợ thành tư bản văn minh...”
      (Trích bài viết tháng 6.1993 bằng hai thứ tiếng Pháp-Việt có nhan đề “Bước vào cuộc kháng chiến mới”)

Trung Sơn
BẢO DÂN PHỤ ĐỀ:

Ngày xưa một đàn ruồi gặp một chú Kiến, thấy chú Kiến mặt mày buồn thảm, bèn dừng lại mà hỏi: Tại sao chú mày buồn thế? Kiền bèn trả lời: Tôi đây rất thông minh tài giỏi. Tôi đã đậu tiến sĩ bên Tây, làm đốc tờ nổi tiếng, thiên hạ ai cũng kính phục. Tôi nghe lời hô hào cách mạng của lãnh tụ Cáo đỏ về chữa bệnh cho ông và cho quần chúng nhân dân. Lãnh tụ đỏ hứa hẹn nếu tôi làm việc tốt, tôi sẽ được chúa cho lên Thiên đàng. Tôi tin theo mà về hang cáo phục vụ. Tôi về đây chẳng có chức vụ, công việc gì cả, té ra tôi bị gạt. Họ lợi dụng tên tuổi của tôi để tuyên truyền.  Công việc săn sóc lãnh tụ Cáo thi có chân tay thân tín, họ không tín nhiệm tôi là một kẻ ngoại nhân ngoại đạo dù tôi đã chịu rửa tội. Trong phủ không có việc thì tôi ra ngoài lang thang. Gặp con cò, con vạc, con chó, con gà què chân, gãy cánh là tôi ra tay cứu giúp. Vì thường xuyên vào ra nội phủ, tôi thấy tổ chức có nhiều vấn đề, tôi bèn phản ánh lên trên để xây dựng đảng vững mạnh. Lãnh tụ không nghe lời tôi mà lại kết án tôi phản động, làm tay sai cho kẻ địch, tìm cách len lỏi vào nội phủ để phá hoại. Lãnh tụ cho tay chân đánh dập chửi mắng tôi! Tôi nghĩ thân tôi sao mà khổ thê!

Đàn ruồi xúm lại an ủi. có con tỏ lòng thương hại. Một vài con tỏ vẻ khinh bỉ mà rằng: Mi ngu thì rán chịu. mi đỗ tiến sĩ sao mà ngu dại nghe theo bọn hồ ly tinh làm gì cho thiệt thân.

Con Ruồi  khác thân mật hỏi": Anh tên gì?Lãnh tụ của anh là ai? anh có chỉ trích lãnh tụ không? Kiến đáp: Tôi tên Kiến Càng. Lãnh tụ là khoai lang.
Nghe KiếnCàng nói vậy, cả đàn ruồi cười ầm lên:
Ănh là tiến sĩ sao ngu thế? Anh tưởng anh là giỏi, nói người ta nghe theo sao ?Chính vì anh lắm ý kiến cho nên thiên hạ mới gọi anh là Kiến. Từ nay đừng xưng là kiến, cũng đừng có dâng kiến nghị nọ kiến nghị kia cho uổng công. Anh là bác sĩ, tất phải học qua cơ thể học. Củ Khoai đâu có mắt, có tai, có tim, có óc mà anh dâng kiến nghí. Thôi thôi, từ nay anh đừng xưng là trí thức, kiến thức, là trí tuệ, là tiến sĩ, và nhất là đừng dại mà chơi trò dâng kiến nghị , bày tỏ ý kiến với lãnh đạo...với đảng và nhà nước.   Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, phải hành động, phải đứng lên  diệt trừ bọn ác chứ không phải khóc lóc, van lạy, góp ý, dâng kiến nghị!  Đừng  đem đàn gẩy tai trâu!

Một vài anh chị ruồi hỏi tiếp:" Thế nay anh đinh làm gì? Anh có dự phóng gì về tương lai?
Kiến ngậm ngùi trả lời:" Tôi biết tôi ngu  dại , một đời đi theo bọn ác nhưng nếu có kiếp sau, tôi vẫn xin đi lại con đường cũ  mà không hối hận1

Nghe xong, bọn ruồi cười ngất mà bay đi. con ruồi đầu đàn nói:" thằng cha này ngu lại điên.  Đi theo đường cũ là sao?Là vẫn ngu dại tin theo bọn dối trá hay vẫn muốn dâng kiến nghị và gọi bọn Satan   là đồng chí, anh em? Chống chẳng ra chống, hàng chẳng ra hàng. Đã đòi dân chủ mà lại muốn kiếp sau  làm kiếp tôi  mọi, đã muốn tự do lại mong  đời sau vẫn  mang dây xich chó vào cổ. (1),(2).Đã xưng là đệ tử Dao Mác còn đeo thánh giá và tụng kinh A Di đà ư? Tại sao bên tây lại đào tạo ra những người ngu và điên như thế? Tiến sĩ mà suy nghĩ, hành động và ăn nói như thế ư?

 Sau cuộc gặp gỡ bọn Ruồi, Kiến bèn ra về nằm nhà mấy ngày suy nghĩ . Kiến vô cùng xấu hổ bèn nhịn ăn mà chết! Vì câu chuyện này mà thiên hạ lưu truyền câu; con kiến mà kiện củ khoai'

_____

( 1).“Con đường đó, nếu cần đi lại, tôi vẫn đi như thế thôi, không có gì thay đổi”.
Phan Quang. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - Sống để trả nợ đời. DÂN TRÍ.
http://dantri.com.vn/phong-suky-su/bac-si-nguyen-khac-vien-song-de-tra-no-doi-205627.htm
(2 ).Và nhớ mình là một người cộng sản".(Tác giả: Nguyễn Khắc Phê . Trích báo Tuổi trẻ Chủ nhật, Số 19-199. http://daibio.com.vn/nha-van-hoa-bac-sy-nguyen-khac-vien/qmot-doi-loiq-cuoi-cung-cua-bac-si-nguyen-khac-vien.daibio


No comments:

Post a Comment