Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 24 March 2020

THƯỢNG-TỌA THÍCH TRÍ-QUANG

         Tôi chủ-trách an-ninh và phản-gián Miền Trung từ 1973 sau khi đã có Hiệp-Định Paris, đến 1975 là khi thất-thủ Vùng I  dẹp yên Cộng-Sản Việt-Nam trong vùng Quốc-Gia; xâm-nhập vào nội-bộ cộng-sản quốc-tế (Ba-Lan và Hung-Ga-Ri) từ Khu-Vực I của Ủy-Hội Kiểm-Soát Đình-Chiến; hoàn-chỉnh hoạt-động của giới ngoại-giao Hoa-Kỳ tại địa-phương; ổn-định các căn-cứ tiếp-vận của Quân-Lực; bình-định nội-chính từ phía con Phật đến phía dân Chúa, v.v…  nhưng không thấy có Thượng-Tọa Thích Trí Quang trong hoạt-vực của tôi để tôi có thể tiếp-xúc hỏi thẳng mọi vấn-đề liên-quan.

         Tôi đành tùy theo tình-hình mà tìm hiểu đôi điều về khuôn mặt nổi bật này, qua một trong số ít các nhân-vật cầm đầu Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc từ Saigon ra đây.  Đó là Giáo-Sư Võ Đình Cường.

*

         Sau khi các tướng-lãnh đã lật đổ xong chế-độ Ngô Đình Diệm, Phía Phật-Tử chống-Diệm tách ra thành hai Khối:  Khối Thân-Chính của Thượng-Tọa Thích Tâm Châu, và Khối Đối-Lập của Thượng-Tọa Thích Trí Quang.
         Riêng về Khối [tiên-khởi là] Thích Trí Quang  trước kia được gọi là “Ấn-Quang”, về sau là “Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất”  thì có nhiều Nhóm.
        Nhóm tướng-lãnh và chính-khách thì tùy theo tình-hình từng nơi, từng lúc mà có những Hướng Đi khác nhau, thậm-chí chống nhau.  Nổi bật là vụ “Biến Động Miền Trung” năm 1966, mà kết-quả là Miền Nam có được Hiến-Pháp dân-chủ và hệ-thống chính-quyền dân-cử, đúng như nguyện-vọng chính-đáng ban đầu của dân-nhân, mà đại-đa-số là Phật-Tử, ở cả hai Phía và mọi Khối, mọi Nhóm.
         
        Tôi thì thắc-mắc không hiểu tại sao Nhóm “Phật-Tử Tranh-Đấu” thuộc Khối Đối-Lập cứ đối-lập mãi, dù đã có chính-quyền dân-cử rồi.

         Vào đầu năm 1975, tôi đã gặp riêng Giáo-Sư Võ Đình Cường, lợi-dụng chỗ quen-biết cũ, để hỏi cho ra lý-do.
         – Phật-Giáo đã lật được Diệm; nay Diệm không còn, tại sao Phật-Giáo vẫn còn “tranh-đấu”?
         – Phật-Giáo là ai?
         Võ Đình Cường trả lời tôi:

         “Nếu nói ở đây là các tu-sĩ cầm đầu phong-trào tranh-đấu dưới quyền lãnh-đạo của Thượng-Tọa Thích Trí Quang, thì:
         Ngày 20/8/1963, chính phủ huy động cảnh sát và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, dùng dây thép gai vây quanh các chùa không cho Phật tử ra vào, bắt giam 1,400 nhà sư cùng các lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban Liên phái là Hòa-Thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng-Tọa Thích Tâm Châu.  Riêng Thượng-Tọa Thích Trí Quang, người được xem là linh-hồn của cuộc tranh-đấu chống Diệm, thì lọt vào được Tòa Đại-Sứ Hoa Kỳ xin tỵ-nạn chính-trị.  Từ đó cho đến sau khi Cách-Mạng 1/11/1963 do các tướng-lãnh thực-hiện đã thành-công, Thầy Thích Trí-Quang nằm trong phòng kín, các Thầy khác đều bị bắt giam, có ai tham-gia biến-cố lịch-sử này đâu, mà bảo là do (các Sư) Phật-Giáo lật Diệm?
         Còn nếu nói đó là quần-chúng Phật-Tử thì quần-chúng tay không, không có tấc sắt trong tay, làm sao mà làm binh-biến. 
         Chỉ có các tướng-lãnh là có phương-tiện hành-động.  Chính họ là quần-chúng Phật-Tử.  Tổng-Thống chỉ-huy họ, sử-dụng họ, mà không kiểm-soát được họ, không thu-phục được tinh-thần Bi Trí Dũng của họ, thì tức là chính-phủ bất-lực, phản nước, hại dân, nên bị đào-thải là đúng lắm rồi...”

         Tôi hỏi tiếp:
         – Quý vị hứa với tôi là sẽ không làm mất trật-tự tại Miền Trung, thế còn các Vùng khác thì sao?
         – Chúng tôi sẽ không làm phiền chính-quyền khắp nơi trong nước.
         – Thế thì biểu-tình làm gì?
         – “Lực-Lượng” không biểu-tình, vì biểu-tình là xuống đường, là tuần-hành, là tạo dịp gây xáo-trộn.  Chúng tôi chỉ mít-tinh, nghĩa là hội-họp tại Chùa.  Mục-đích là để nuôi-dưỡng khí-thế, kiên-định lập-trường...

         – Tôi chưa hiểu rõ Thượng-Tọa Trí-Quang muốn gì.
         – Trước Cách-Mạng 1-11-1963, Thầy chống chế-độ Ngô Đình Diệm.  Sau đó, Thầy chống tàn-dư của Diệm.  Thầy chống quân-phiệt...
         – Đối với Tổng-Thống Thiệu?
         – Nguyễn Văn Thiệu làm tổng-thống là nhờ Phật-Giáo.  Có Phật-Giáo mới có binh-biến lật đổ Diệm, nhờ giáo-dân Thiệu để giết giáo-dân Diệm.  Có Phật-Giáo mới có biến-động 1966; nhờ Phật-Tử Nguyễn Cao Kỳ trấn-áp Phật-Tử Miền Trung mới có Hiến-Pháp, mới có bầu-cử tổng-thống.  Trong cuộc bầu-cử tổng-thống nhiệm-kỳ 2, dù Thầy có thiện-cảm với Đại-Tướng Dương Văn Minh, nhưng vì nhu-cầu của tình-thế, Thầy ủng-hộ Thiệu là người chống-Cộng triệt-để, thay vì Minh là người mềm lòng.  Thầy không chống chính-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng không chủ-trương đảo-chánh Thiệu hay đòi Thiệu từ-chức  mà chỉ chống chính-sách quân-phiệt và tàn-dư Cần-Lao.  Bản-thân Thiệu không đoàn-kết được quân-đội, nói chi toàn-dân...
         – Đối với Hoa-Kỳ?
         – Thầy không chống việc Hoa-Kỳ giúp Việt-Nam, nhưng chống việc Hoa-Kỳ chỉ giúp lãnh-đạo nhà-binh thay vì mọi lãnh-tụ chính-đảng và giáo-hội, chỉ chú-trọng bộ máy cai-trị thay vì quần-chúng, giữ thế chủ-nhân thay vì đồng-minh...
         – Đối với Đại-Tướng Dương Văn Minh?
         – Thầy cho là nhu-nhược...
         – Còn Thượng-Nghị-Sĩ Vũ Văn Mẫu?
         – Thầy quan-niệm rằng làm cách-mạng là để cải-thiện mọi sự, cho mọi người.  Trong nước, có chính-quyền và dân-chúng; nếu chấp-chánh thì là trở thành giới thống-trị, xa lìa dân-chúng là giới bị-trị.  Nhưng có một Nhóm lại thấy cứu-cánh là tham-gia chính-quyền, cả bên hành-pháp lẫn bên lập-pháp; lúc đó, đối-lập chỉ là tranh-giành chức-quyền.  Ý Thầy là đối-lập đứng ngoài để giữ thăng-bằng và hướng-chính cho cả hai bên...
         – Đối với Bắc-Việt và Mặt Trận?
         – Trong vụ Miền Trung 1966, một trong 10 đòi-hỏi của Thầy [Điều 4] là Chính-phủ phải có biện-pháp ngăn chận cộng-sản và trung-lập lọt vào Quốc-Hội.  Thầy không hợp-tác với phía cộng-sản.
         – Nhưng vẫn làm lợi cho họ?
         – Các anh, cũng như Mỹ, và bất-cứ kẻ nào khác, không hề lợi-dụng tình-huống khách-quan mà lèo-lái có lợi cho phía mình sao?  Lẫn-lộn trong Nhóm “Tranh Đấu” có nhiều người thân bên kia.  Thầy rất khéo-léo.  Như trận bão-lụt Miền Trung: đáng lẽ một mặt thì giới báo-chí đối-lập trong Nam ra Trung cứu-trợ một ít chỉ để lấy cớ mà hạ uy-tín của Thiệu, còn lại thì để dân-chúng đói thật, hầu có cơ-hội dễ cho Mặt Trận Giải-Phóng khai-thác; nhưng Thầy đã đôn-đốc các Tỉnh-Giáo-Hội khắp Miền Trung cứu đói ngay, làm hỏng chương-trình.  Như lần vừa rồi, Linh-Mục Hoàng Quỳnh, đã móc nối được Cao-Đài và Hòa-Hảo, muốn có thêm Phật-Giáo để thành-lập một Mặt Trận nhân-dân đòi Hòa-Bình Dân-Chủ Tự-Do để nói chuyện với Mặt Trận Giải Phóng, trong lúc chính-phủ Thiệu nói chuyện với Hà Nội, thì Thầy không chịu, vì như thế là đứng vào hàng-ngũ của một bộ-phận, trong lúc phải đứng vào thế toàn-dân...
         – Không lẽ Thầy là người “quốc-gia”, quốc-gia nhưng quá-khích, cực-đoan?
         – Quá-khích là quá mức, cực-đoan là một chiều.  Thầy chỉ là “dân-tộc chủ-nghĩa”, dân-tộc đúng mức và đủ chiều mà thôi.
         – Cho nên cứ “tranh-đấu” mãi?
         – Không.  Từ khi đã có Quốc-Hội và Hiến-Pháp dân-chủ, 1966-67, Thầy đã chấm dứt hoạt-động, vào Chùa.  (Nhóm của Ni-Sư Huỳnh Liên, Ni-Sư Mạn Đà La và Đại-Đức Thích Thiện Châu tại Pháp, một số nhân-vật khác, cũng nhân danh Phật-Giáo, v.v... có hoạt-động, nhưng không thuộc Giáo-Hội PGVNTN.)  Mãi đến sau này, thấy tình-hình quá bấp-bênh  cựu-Cần-Lao đã trỗi dậy, bắt cá hai tay  vả lại trong Hiệp-Định Paris có khoản thành-lập “Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc” nên Thầy mới ra góp ý cho Đại-Tướng Dương Văn Minh trong “Lực-Lượng”, để sẵn có thế thượng-phong trong “Hội-Đồng” kia.

         Tôi gợi ý:
         – Thử lượng-giá uy-tín và quyền-lực của Thầy?
         – Phật-Tử, nói chung, không phải là quân-nhân, Thầy không phải là Tư-Lệnh.  Nên tổ-chức lỏng-lẻo, kỷ-luật không có.  Khi Thầy kêu-gọi chấm dứt tự-thiêu, có một nữ-sinh vẫn cứ tự-thiêu, dù là bất-thành.  Thầy không phân-biệt đảng-phái, mà các sinh-viên thân-Cộng đã tấn-công vào trụ-sở của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng.  Thầy không gây sự với Mỹ mà một số phần-tử tranh-đấu đã tự-ý đốt thư-viện và Tòa Lãnh-Sự Hoa-Kỳ.  Khi Thầy vào Chùa thì bên ngoài có sự tự-phát, có nhiều phần-tử [sợ-Cộng, hàng-Cộng hơn là] thân-Cộng.  Đó là ngoại-lệ.  Thầy là cái phần chính, cái phần lớn, cái phần chung mà thôi...
         – Có thể cho một kết-luận?
         – Nói là Phật-Giáo nhưng chủ chốt là Nhóm “Phật-Tử Tranh-Đấu” trong Khối PGVNTN.  Quân-nhân thì tuân theo đơn-vi-trưởng hơn, đảng-viên thì nghe theo lãnh-đạo Đảng hơn.  Còn lại là các đạo-hữu chịu ảnh-hưởng của Thầy, với tôn-chỉ Dân-Tộc và Đạo-Pháp, trong tinh-thần Bi Trí Dũng, hiện đang hoạt-động ôn-hòa theo Hiến-Pháp và Luật-Pháp và chỉ chờ đến kỳ bầu-cử Tổng-Thống vào cuối năm nay mà thôi.  Tức là Phật-Giáo, hoặc nói khác đi là Thầy Thích-Trí-Quang, được xem là đi đúng đường Chánh-Đạo, chơi “fair play”…

         Vì Giáo-Sư Võ Đình Cường là “người bên kia”, tôi không tiện hỏi thêm nhiều hơn, nên chỉ ghi-nhận chừng đó để trình Cấp Trên  hẳn-nhiên là không tin hết mọi lời của Cường…

   LÊ XUÂN NHUẬN      

Bài-viết này đã được phổ-biến trên nhiều báo giấy và báo mạng, rồi in trong cuốn hồi-kí “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hòa” do nhà Xây-Dựng xuất-bản năm 2002, trong lúc:
Giáo-Sư Võ Đình Cường còn sống; mãi đến 2008, 6 năm sau ông mới từ-trần.



On Thursday, March 19, 2020, 06:28:47 PM PDT, Huong Le <rosalee1941@yahoo.com> wrote:

Quý bạn!

    Hôm Ông Trí Qung viên tịch, vài người bạn hỏi tôi: “Ông Trí Quang có phải là Cộng Sản không?” Tôi cười, trả lời: “Người ta nói như vậy là vin vào (những) bài viết của Liên Thành. Mà Liên Thành thì sai từ căn bản, một là vì học vấn kém, hai là khả năng tình báo cũng kém, nhưng “khôn”. Không “khôn” thì làm sao có thủ đoạn, “gắp lửa bỏ tay người khác” được. Người làm được những việc như thế, không phải là người ngu. Khôn đấy, nhưng chỉ là “khôn vặt”, giống như Việt Cộng. Tôi đưa ra một ví dụ:

    Liên Thành nói Ông Trí Quang “vào đảng” năm 1947, do Tố Hữu chủ tọa lễ tuyên thệ.

    Nói như vậy là sai nhiều lắm.

    -Một là, lễ tuyên thệ không cần làm “to”, “rình rang”, mà cần gọn, nhanh, tránh “địch” theo dõi, rình bắt, bỏ tù, nhất là trong thời kỳ còn hoạt động bí mật!…

    Thường “lễ tuyên thệ” chỉ cần có 3 người là được: Một là “đối tượng vô đảng”, tức là người tuyên thệ. Hai là “người giới thiệu”, người nầy phải là đảng viên. Ba là “người chủ tọa” buổi lễ. Người nầy cũng phải là đảng viên. Có lá cờ đảng treo lên vách tường.

    Sự đơn giản nầy làm cho Lê Đức Anh dễ “khai gian” rằng ông ta “vô đảng” năm 1946, hay 47 gì đó, khi ông ta thôi làm “cặp rằng” phu cạo mũ cao su ở Phú Giềng, “theo cách mạng”. Lê Đức Anh khai rằng ông A, ông B nào đó, làm “giới thiệu đảng viên” và ai đó “chủ tọa lễ tuyên thệ”. Nhưng - xui xẻo, hay may mắn !!!!!???? - các ông A, B ấy chết hồi nào mất tiêu rồi, đâu ai còn sống để mà làm nhân chứng, có hay không, việc ông Lê Đức Anh tuyên thệ vô đảng, ai biết được!

    Trong ý nghĩa đó, việc Ông Trí Quang “tuyên thệ vô đảng” năm 1947 - nếu có, cũng phải cần gọn, đơn giản, cần gì phải có Tố Hữu từ “chiến khu Việt Bắc”, đang làm việc “bên cạnh “Bác Hồ”, về tới Thừa Thiên để chủ tọa lễ tuyên thệ của Ông Trí Quang.

    Với lại, tháng 8 năm 1945, khi mới hai mươi tuổi, Tố Hữu “lãnh đạo cuộc khởi nghĩa” ở Huế, (thực chất là có Tôn Quang Phiệt, giáo sư Trường Khải Định Huế/ hiệu trưởng Trường Thuận Hóa (Huế), làm quân sư. Ông Phiệt, người Huế gọi là “tay tổ Cộng Sản (của Huế) lãnh đạo ngầm, chớ Tố Hữu còn non nớt, mới hai mươi tuổi, chưa có kinh nghiệm gì.

    Nhờ có “tài làm thơ cách mạng” (có người nói là giỏi làm thơ nịnh, nên “Bác Hồ” mới gọi ra Bắc), năm 1946, Tố Hữu ra Hà Nội “với bác Hồ”. Sau ngày “toàn dân kháng chiến” 19 tháng 12 năm 1946, Tố Hữu “theo Bác” lên ATK (An Toàn Khu) ở Việt Bắc. Từ đó Tố Hữu “đi luôn”, mãi tới sau Hiệp Định Paris 1973, Tố Hữu mới “dám” trở lại miền Nam. Chuyến đi nầy là “đề tài” tập thơ dài của Tố Hữu nhan đề “Nước Non Ngàn Dặm”. Tôi không thấy có tài liệu nào nói Tố Hữu về lại Thừa Thiên năm 1946 hay 47, nói chi tới việc “chủ tọa lễ tuyên thệ” cho Ông Trí Quang như ông Liên Thành nói.

    Thứ hai, tôi nói câu nầy là mấy ông “Phật Tử thuần thành” của Huế “nộ khí xung thiên”, bất chấp “lời Phật dạy” với tôi dữ lắm!

    Liên Thành lầm rồi: Năm 1947, Ông Trí Quang “là cái gì?” để Tố Hữu phải “vượt Trường Sơn” từ Chiến Khu Việt Bắc về tới Thừa Thiên để chủ tọa “lễ tuyên thệ” cho Ông Trí Quang ở một ngôi chùa phía Tây Huế.

    Năm 1947, Ông Trí Quang còn ở Quảng Bình, làng Diêm Điền hay lên “chiến khu” ngoài đó, làm gì có mặt ở Huế để “làm lễ tuyên thệ” vô đảng.

    Trong “Trí Quang Tự Truyện”, Ông Trí Quang có nói rõ thời kỳ ông “lên Chiến Khu” tham gia “Kháng Chiến chống Pháp”, rồi “trốn” về làng, rồi lại đi tu ở Chùa Từ Đàm Huế, dài mãi tới về sau nầy.

    Hồi đó, Ông Trí Quang chỉ mới là một “đại đức” như các Ông Thiện Minh, Nhất Hạnh, Minh Châu… chớ có “tiếng tăm” gì đâu! Ngoại trừ các Phật Tử thuần thành thường “lên chùa” có thể biết Ông Trí Quang, chớ “quần chúng Phật tử”, lo làm ăn buôn bán, “chỉ đi chùa vào các ngày vía lớn” thì mấy ai biết tới mấy ông đại đức còn trẻ nầy.

    Điều tôi nói ra sau đây, bạn đọc, nếu ai có dịp hỏi nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, hy vọng ông ấy biết rõ hơn tôi.

    Trước 1945, “phong trào Hướng Đạo” Huế rất mạnh. Chính họ (kể cả Tráng Đoàn Lam Sơn) là nhân tố của các cuộc biểu tình “Việt Minh cướp chính quyền”, “Vua Bảo Đại thoái vị”… Đặng Văn Việt, Tây gọi là “Con hùm xám đường số 4”, cùng với Cao Phan, cả hai đều là “Hướng Đạo Sinh” hồi đó, lén lút treo cờ Việt Minh tại cửa Ngọ Môn, trước khi “Việt Minh cướp chính quyền” tháng 8/ 1945.

    Sau khi Pháp chiếm thành phố Huế, “chính quyền Quốc Gia thành lập” (thời kỳ “Hội Đồng Chấp Chánh Lâm Thời Trung Kỳ” của Ông Trần Văn Lý hay “Thủ Hiến Trung Phần” của dược sĩ Phan Văn Giáo) thì “Phong Trào Hướng Đạo Huế gần như “tan rã”, không còn “đoàn” hay tổ chức nào nữa cả. Gia đình Phật Tử, trước 1945 chỉ lèo tèo “mấy em” Đồng Nam, Đồng Nữ thì phát triển rất nhanh và rất mạnh, thành các Gia Đình Phật Tử. Hầu như mỗi phường ở Huế đều có một “Gia Đình”.

    -Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử là ai?
    -“Thầy” nào của Chùa phụ trách “Gia Đình Phật Tử”?

    Dĩ nhiên, tôi phải kể tên Nhạc Sĩ/ Huynh Trưởng Đỗ Kim Bảng, cùng môt số học sinh Khải Định khác như Lê Quang Vịnh... Các ông lớn tuổi hơn thì nổi tiếng hơn. Đó là Nhạc sĩ Lê Cao Phan, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, Phan Cảnh Tuân, Võ Đình Cường…

    Về phía các “Thầy” phụ trách Gia Đình Phật Tử thì có mấy “ông” tôi đã kể tên ở trên.

    Ông Trí Quang, lúc đó người ta có biết tới ông, thì cũng chỉ các huynh trưởng hay các em trong Gia Đình Phật Tử mà thôi. Hồi đó tôi là “thiếu niên” trong Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện (Quảng Trị) biết ông Lê Cao Phan, ông Phan Cảnh Tuân, ông Võ Đình Cường mà không biết gì tới các ông “Thầy Đại Đức” nói trên cả.

    Năm 1951, trường Trung Học Bồ Đề Huế được xây dựng. Ông Nhất Hạnh, Ông Minh Châu vận động các đoàn viên Gia Đình Phật Tử tham gia đóng góp vật dụng, gạch đá cũ để xây trường. Đây là một trong nhiều công việc chung giữa các Gia Đình Phật Tử với các “thầy trẻ” của “Chùa Từ Đàm” hồi bấy giờ.

    Cũng không phải vì các công việc nầy mà Phật Tử Huế biết tới các thầy nói trên. Năm 1951, cũng là năm họp hội nghị Phật Giáo Ba Miền Bắc, Trung, Nam để “thống nhứt” thành Phật Giáo Việt Nam. Danh từ “thống nhứt” xuất hiện từ hội nghị đó.

    Trong hội nghị nầy, các hòa thượng, thượng tọa, nhân sĩ Phật Giáo ba miền về họp tại chùa Từ Đàm Huế. Việc vận động, kêu gọi là từ các “thầy già”, nhưng việc tổ chức, họp hành, chương trình hội nghị… là do các “thầy trẻ” đảm trách, với sự “chỉ đạo” của các “thầy già”. Chính nhờ hội nghị thống nhứt Phật Giáo mà quần chúng Phật Tử mới biết tới các ông “thầy trẻ”, nổi bật nhứt là vai trò Ông Trí Quang, được bầu làm “Chánh Trị Sự”, tương tự như “Tổng Thư Ký”.

    Nói như thế, để bạn đọc thấy rằng, trước hội nghị đó, Ông Trí Quang chẳng có “tiếng tăm” gì, ngoài việc là một “thầy trẻ” đang tu tại chùa Từ Đàm mà thôi. Trong ý nghĩa đó, làm gì mà Tố Hữu phải cất công lội rừng, băng suối từ Việt Bắc về “một chùa nào đó ở phía Tây Huế” để “chủ tọa lễ tuyên thệ vào đảng” cho Ông Trí Quang. Cách nhìn vấn đề và cách viết của Liên Thành bày ra sự hiểu biết nông cạn cũng như tài ba kém cỏi của ông ta.

    Tuy nhiên, khi viết câu “làm lễ tuyên thệ ở một ngôi chùa nào đó ở phía tây Huế” cũng cho người đọc thấy “ác ý” của Liên Thành. Tại sao không “tuyên thệ” ở một nhà thờ mà lại ở một chùa?
    Chùa thì có liên hệ với Cộng Sản mà nhà thờ thì không?

    Có phải Liên Thành muốn chụp cho Chùa (hay Phật Giáo) một cái “mũ Cộng Sản” như những người “theo Tây” (còn gọi là Việt Gian) thường làm?

    Hay vì ở phía Tây Huế không có nhà thờ mà có nhiều chùa? Vậy thì “Dòng tu Thiên An” tọa lạc ở đâu? Ở phía tây nầy, đâu phải chỉ có một Dòng Thiên An mà không có nhà thờ nào khác?

    “Chùa phía tây Huế” là chùa nào?

    Nhìn trên bản đồ, người ta thấy “chùa phía tây Huế” là chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc hoặc xa hơn là chùa Linh Mụ.

    Còn các chùa khác?
    Bởi vì sông Hương quặt ngang ở đồi Hà Khê, nơi có chùa Linh Mụ. Phía Tay Huế là “bán đảo” Nguyệt Biều, thành ra, vùng núi non của Huế, nơi có nhiều chùa nằm ở “hữu ngạn sông Hương, hay nói rõ hơn là ở “Hữu Trạch”, một nhánh lớn, hợp với “Tả Trạch” mà thành ra sông Hương. Vì vậy, các chùa ở vùng núi đồi phía Tây-Nam/ Huế chớ không phải phía Tây Huế. Điều nầy, chứng tỏ “thiếu tá Liên Thành” không rành đọc bản đồ.

hoànglonghải

Còn tiếp: Ông Trí Quang với Cậu Cẩn (Ngô Đình Cẩn):
Chỉ đồng một Đ mà không đồng ba Đ!

On Saturday, March 21, 2020, 11:14:36 PM EDT, Nhuan Le <nhuanxle@yahoo.com> wrote:

Bốn (4) Đ:
1 Đồng Đoàn (Đoàn… Cách Mạng Quốc Gia)
2 Đồng Đảng (Cần Lao Nhân Vị)
3 Đồng Đạo (Kitô giáo La Mã)
4 Đồng Địa (đồng-hương Huế / Quảng-Bình)
“Một Đ còn ở ngoài sân,
Hai Đ mới được bước chân vô nhà;
Ba Đ: con-cái ruột-rà,
Bón Đ là chú, là cha trên đời!”
(Re: ONG DON LOI trong cuốn hồi-ký "Về Vùng Chiến-Tuyến" của Lê Xuân Nhuận VE VUNG CHIEN-TUYEN

--

No comments:

Post a Comment