Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 19 January 2014

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ ++ PHÙNG QUANG THANH



Cảnh báo Tướng Phùng Quang Thanh: Ai giết tướng Nguyễn Khắc Nghiên?

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
EmailIn
 Người chuyẽn bài: Kim Trần

CẢNH BÁO TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH:
AI GIẾT TƯỚNG NGUYỄN KHẮC NGHIÊN?
Hình ảnh


Đã đến lúc mở lại hồ sơ về cái chết đột ngột đầy mờ ám của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 của Bộ Quốc Phòng VNCS, qua đời ở tuổi 59 trong khi đang giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN và Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Theo trang WEB của chính phủ CHXHCNVN tường thuật, ông từ trần ở Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 ngày 13/11/2010 sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo?

Việc nhân vật số 2 trong quân đội qua đời khi mới 59 tuổi, không lâu trước Đại hội Đảng CSVN khiến thu hút sự chú ý của dư luận lúc bấy giờ. “Sự cố” nầy cũng nhắc lại trường hợp tương tự của các tướng lãnh VNCS những năm trước đó:

1. Tháng 7 năm 1986, Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng chết khi đang nắm chức vụ TTMT/QĐNDVN, Thứ trưởng Quốc Phòng và Ủy viên Trung Ương Đảng.

2. Cuối năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn cũng qua đời khi đang làm TTMT/QĐNDVN, Thứ trưởng Quốc phòng và Ủy viên Trung Ương Đảng.

Tướng Nghiên được biết đến như một nhân vật được giao phó các vai trò đối ngoại của QĐNDVN. Dù báo chí lúc bấy giờ loan tin rằng, ông qua đời sau một thời gian LÂM BỆNH HIỂM NGHÈO nhưng không nói là bệnh gì? Trong khi đó, vào cuối tháng 7 năm 2010, Thượng tướng Nghiên, sang thăm Singapore hội đàm với các giới chức quốc phòng và chánh trị nước nầy với thể lực rất khỏe mạnh, không có triệu chứng gì mệt mỏi hoặc tiềm ẩn một căn bệnh hiểm nghèo. Chuyến thăm từ 19 đến 27/7/2010 được mô tả là chuyến thăm hữu nghị chánh thức đầu tiên của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên trên cương vị TTMT/QĐNDVN tới Singapore, theo truyền thông trong nước loan tin. Nhưng, mấy tháng sau đó, tại các hội nghị quốc tế về an ninh khu vực, người ta ngạc nhiên không thấy Tướng Nghiên xuất hiện nữa và vai trò đối ngoại an ninh được các tướng khác đảm trách.

Nhân cái chết bất thường của Tướng Nghiên, một nhân vật không nêu tên nói với BBC rằng, Tướng Nghiên từng phát biểu thân với Tướng Võ Nguyên Giáp và ủng hộ Đại tướng Giáp trong nỗ lực hạn chế quyền lực của cơ quan mang tên TỔNG CỤC 2, đặc trách về tình báo Quân đội. Cũng cần biết rõ, Bộ Tổng Tham Mưu đứng đầu trong 4 cơ quan chính của BQP: Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật. Cục quân báo, thường gọi là Cục 2, được nâng lên thành Tổng cục 2, ngang hàng với Bộ TTM từ năm 1995.

Tướng Nguyễn Khắc Nghiên nhập ngũ năm 1969, gia nhập ĐCSVN năm 1972. Được phong Thiếu tướng từ năm 1998, Trung tướng năm 2002. Tướng Nghiên trở thành TTMT/ QĐNDVN thay cho Tướng Phùng Quang Thanh và giữ chức vụ Thứ trưởng Quốc Phòng từ tháng 8/2006, chỉ đứng dưới Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Năm 2007, ông được thăng Thượng tướng.

ĐẢNG CSVN THANH TRỪNG NỘI BỘ:

Do bưng bít thông tin mà dư luận ít biết đến những cuộc thanh trừng ác liệt trong nội bộ ĐCSVN để tranh giành quyền lực. Cuộc tranh đoạt thường được diễn tiến trên 3 chiến trường:

1. Giữa những kẻ có quyền lực trong tay và kẻ chưa có quyền lực. Kẻ có tìm cách giữ, kẻ không có tìm cách đoạt.

2. Giữa những người có cùng quyền lực, nhưng muốn quyền lực mình lớn hơn để lấn áp người khác.

3. Giữa phe nhóm chính trị nầy với phe nhóm chính trị khác.

Xin kể vài trường hợp điển hình về những cái chết bí ẩn:

DƯƠNG BẠCH MAI: Đại biểu Quốc Hội (1904-1964) từng du học bên Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Cộng.

ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967) Ủy viên BCT, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông ta bị đột tử sau khi dùng cơm chia tay với HCM ở Phủ Chủ Tịch, trở về nhà thì ngay đêm hôm đó, khi gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng ngày định trở về miền Nam lần thứ 2. Theo cuốn “Giọt nước trong biển cả”, trang 420, của Hoàng Văn Hoang, thì kẻ biết rõ âm mưu ám sát là Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh.

ĐINH BÁ THI (1921-1978) cựu Đại sứ MTGPMNVN tại Paris, sau khi hoạt động tình báo tại Hoa Kỳ bị lộ, bị sát hại qua tại nạn xe hơi tại Phan Thiết.

ĐẠI TƯỚNG CHU VĂN TẤN (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng BQP trong Chính Phủ Lâm Thời VNDCCH, bị cho là theo phe Hoàng Văn Hoan.

ĐẠI TƯỚNG TMT HOÀNG VĂN THÁI (1915-1986) sui gia với Võ Nguyên Giáp. Khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng BQP thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột vào ngày 2/7/1986. Trước khi chết, Thái nói với vợ : “NGƯỜI TA GIẾT TÔI!”

ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN (1914-1986) TTMT/QĐNDVN, Thứ Trưởng Quốc Phòng, chết thình lình vào ngày 5/12/1986. Có tin bị Lê Đức Thọ sát hại khoảng 5 tháng sau khi sát hại Hoàng Văn Thái.

THƯỢNG TƯỚNG ĐINH ĐỨC THIỆN (1913-1987) Chủ Nhiệm TonggCục Hậu Cần bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền nói là “tai nạn giao thông”.

TRUNG TƯỚNG PHAN BÌNH (1934-1987), Cục trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền binh, bị giết bằng cách bắn vào đầu vào ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền nói là đương sự tự sát.

THỦ TƯỚNG PHẠM HÙNG (1912-1988). Chết đột ngột vì bệnh tim, vào ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn khi còn đang tại chức.

THƯỢNG TƯỚNG CÔNG AN THI VĂN TÁM (1948-2008), đặc trách tình báo gián điệp đột tử trong lúc khỏe mạnh và đi công tác đó đây liên tục vào ngày 12/12, mà ngày 15/12, các cơ quan truyền thông mới đồng loạt loan tin là chết sau một thới gian dài lâm bệnh, mà không nói bệnh gì?…nhiều tin đồn cho rằng bị đầu độc.

THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN NAM KHÁNH (1927-) Chính Ủy Sư Đoàn 304 Tây Nguyên, Bí Thư Đảng Ủy Sư Đoàn 3, Quân khu 5. Tháng 6/1978 làm Viện Trưởng, Bí Thư Đảng Ủy Học Viện Chính Trị Quân Sự từ 4/1979 – 1996, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị QĐNDVN, Ủy viên Quân Ủy Trung Ương. Tướng Khánh tố giác TỔNG CỤC 2 lợi dụng chức vụ vu oan giá họa các đồng chí cao cấp kể cả tướng Võ Nguyên Giáp nên bị trù dập.

Còn biết bao nhiêu cuộc thanh trừng nội khác như trường hợp của Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), Thượng tướng Trần văn Trà (1919-1996), Trung tướng Trần Độ (1923-2002), Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908-1986), Thiếu tướng Đặng kim Giang (1910-1983), Cựu Phó thủ tướng VNCS Đoàn Duy Thành (1929-) vì được coi là phe thân Lê Duẫn bị Đỗ Mười trù dập. Ủy viên BCT Trần Xuân Bách (1924-2006) vì có tư tưởng đổi mới, kêu gọi đa nguyên, đa đảng sau khi đi quan sát sự sụp đổi của Đông Âu nên bị khai trừ…


LÝ LỊCH NGUYỄN CHÍ VỊNH, TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC 2:


Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vợ là con gái của Trung Tướng Đặng Vũ Chính (tức Đặng văn Trung), nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng VNCS (1994-2002).

Từ năm 1976 – 1981: Sinh viên trường Đại học Kỷ Thuật Quân Sự, trường Sĩ quan Thông Tin.

Từ năm 1981 – 2009: phục vụ tại Tổng cục 2, BQP với chức vụ cao nhất cao nhất là Tổng cục trưởng (2002).

Chức vụ hiện tại là Ủy Viên Ban Chấp Hành TƯ/ ĐCSVN, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng.

TÁC PHONG BẤT HẢO CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH:

Khi còn là sinh viên tại trường Khoa Học Kỷ Thuật Quân Sự, nhiều lần trộm cắp trong học viện, rồi bị bắt quả tang khi phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện bị đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường Sĩ quan Thông Tin, học không được vì không có trình độ, rồi xin vào Bộ Tư Lệnh Thông Tin được vài tháng rồi được chuyển về Cục 2 công tác.

Nhờ lấy con gái của Trung tướng Đặng Vũ Chính, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh nhẩy lên làm Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tình báo Quân Đội vào năm 2002 là năm bố vợ Đặng Vũ Chính về hưu. Trong thời gian, Đặng Vũ Chính còn tại chức và con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 thành sân chơi riêng với hệ thống tổ chức gia đình trị đã lũng đoạn và thao túng các cấp lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước.

Trong giai đoạn Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng Cục Trưởng TC2 (2002-2009) là thời gian Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điên cuồng vơ vét tiền bạc trong mọi lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khách sạn, hãng taxi…thông qua các Tập đoàn Kinh tế được Nguyễn Tấn Dũng dùng quyền lực chính trị chống lưng.

Với bản chất lưu manh, Nguyễn Chí Vịnh đã không bỏ lở cơ hội, cả hệ thống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng nằm trong tầm ngắm và sổ đen của Tổng Cục 2. Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng phải lôi kéo Nguyễn Chí Vịnh vào phe cánh của mình để củng cố quyền lực. Định mệnh đã đẩy Vịnh từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh lên đỉnh cao quyền lực, dưới một người mà trên mọi người, tha hồ tác oai tác quái: một mặt đàn áp, khống chế các nhân vật chống đối với Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác thì lo cũng cố quyền lực, tranh thủ vơ vét làm giàu bất chấp dư luận và nhiều vị cựu lãnh đạo trung kiên trong ĐCSVN dâng sớ xử trảm không biết bao nhiêu lần, Vịnh vẫn an toàn và ung dung từng bước lên đỉnh cao danh vọng. Ngay cả việc Vịnh được phong hàm lên thượng tướng làm Thứ trưởng Quốc Phòng trong sự ngăn cản của nhiều tướng lãnh cao cấp, lão thành cách mạng như Đại tướng Nam Khánh và đặc biệt là tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng, tất cả đều vô dụng nhờ vào sự chống lưng của tình báo Hoa Nam TC.

Nhưng, tham vọng của Nguyễn Chí Vịnh không dừng lại ở địa vị thiếu tướng Tổng Cục Trưởng TC2. Những tham vọng của một tên cẩu tướng thuộc loại cặn bã như Vịnh đã lọt vào tầm mắt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải. Đã từ lâu, tình báo Hoa Nam của TC đã tìm mọi cách luồn sâu vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN trực tiếp hoặc gián tiếp, kiểm soát hoặc khống chế các nhân vật lãnh đạo chóp bu. Mục tiêu của bọn Bắc Kinh là phải làm ung thối hệ thống lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề thao túng, chi phối toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự…làm cho VNCS phải hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng về mọi mặt như một nước thuộc địa.

Tổng Cục 2 làm gì? Nguyễn Chí Vịnh là ai? Hắn tác oai, tác quái thế nào thì bọn tình báo Hoa Nam làm gì không biết và Bắc Kinh đã biến Nguyễn Chí Vịnh đã trở thành tha hóa, một tên tay sai đắc lực phục vụ cho âm mưu của Bắc Kinh khống chế toàn bộ hệ thống lãnh đạo ĐCSVN. Vì vậy, Trung Cộng bằng mọi giá phải đẩy Nguyễn Chí Vịnh dần dần lên vị trí cao nhất của Ban Chấp Hành Đảng CSVN bằng 2 bước:

BƯỚC THỨ NHẤT: Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, vì thế sao của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiêm phải rụng xuống mồ. Cái chết đầy mờ ám của Nguyễn Khắc Nghiên, chắc chắn phải có bàn tay vấy máu của Nguyễn Chí Vịnh với sự trợ giúp của tình báo Hoa Nam Trung Cộng.

BƯỚC THỨ HAI: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, chắc chắn mấy ngôi sao của Đại tướng Phùng Quang Thanh rồi đây cũng phải rụng theo thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên. Sinh mạng của tướng Phùng Quang Thanh đã được tình báo Hoa Nam âm thầm định đoạt. Muốn thoát hiểm được cái bẫy mà bọn tình báo Hoa Nam và Nguyễn Chí Vịnh đã giăng ra, còn tùy thuộc vào bản lãnh của Đại tướng Phùng Quang Thanh. Điều nầy đã cho thấy sự can thiệp rất sâu và đầy thủ đoạn nham hiểm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN. Với chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay, Nguyễn Chí Vịnh trở thành một con chó săn đắc lực của tình báo Hoa Nam TC, truyền đạt các mệnh lệnh từ bọn lãnh đạo Bắc Kinh đến thẳng các cấp lãnh đạo Hà Nội một cách công khai và ngạo mạn.

Thông Luận ngày 17/7/2013 đưa tin: “Nguyễn Chí Vịnh chưa lên ngôi vua đã thay mặt triều đình bán nước.” Theo phóng viên Hải Âu của báo QĐND cho tin. Lúc 6 giờ chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn trò khỉ ngoạn mục, nhân dân VN có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy, Thứ trưởng Quốc Phòng VN Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc Phòng TC tên Thường Vạn Toàn tại văn phòng viện.

Thường Vạn Toàn phán rằng: “Tình hữu nghị Trung-Việt giữa 2 nước với các lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nổ lực thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.” Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng: “Sẵn sàng tiếp tục duy trì các phòng ban liên lạc thường xuyên giữa 2 bộ Quốc phòng để thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác (bán nước) chiến lược toàn diện giữa 2 nước, tiếp tục đóng góp cho sự phát triểân.”

Nguyễn Chí Vịnh tự tiện đồng ý, xem thường hậu quả Chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Việc quốc gia đại sự như vậy mà Vịnh đã không cần thông qua Quốc Hội để biểu quyết, điều nầy cho thấy Nguyễn Chí Vịnh đồng ý là toàn thể lãnh đạo ĐCSVN phải đồng thuận về vấn đề nầy. Ngoài ra, hắn còn tiếp nhận đề nghị: “TQ – VN không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của TQ.”

Trước đó, ngày 6/6, Nguyễn Chí Vịnh được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và Vịnh cho biết: “Chánh sách đối ngoại của VN rất chú ý sự ưu tiên hàng đầu dành cho TQ và vẫn xem TQ là ưu tiên hàng đầu. VN và TQ là một đối tác toàn diện.” hắn còn chỉ ra rằng: “VN – TQ là đối tác chiến lược toàn diện về quốc phòng tốt nhất. Vịnh giới thiệu sự hợp tác của hải quân giữa 2 quốc gia VN – TQ trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát triển biên giới của 2 nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết thực.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, bài phỏng vấn đầu năm 2013, Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ. Vịnh nói rằng: “Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.” Vịnh nói tiếp. “Những ai thực sự biểu tình vì yêu nước, nhưng cảnh báo rằng, những ai có dã tâm độc chiếm Biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.”

Cái mớ lý luận của tên cẩu tướng Nguyễn Chí Vịnh là một thứ lý luận của một tay sai bưng bô, khấu đầu khuất phục bọn lãnh đạo Bắc Kinh, giống như đà điểu chui đầu vào cát. Nếu ĐCSVN trân trọng tình cảm của những người biểu tình chống Trung Cộng vì lòng yêu nước thì tại sao chánh quyền lại cho bọn công an côn đồ đàn áp, bắt bớ, đánh đập họ một cách dã man? Và tại sao chánh quyền Hà Nội không dám công khai đưa vấn đề Biển Đông ra trước LHQ phân xử như Philippines đã làm? Tại sao ngăn cấm người biểu tình VN sát cánh cùng người Philippines cùng chống Trung Cộng kẻ thù chung của hai dân tộc?

Qua lời phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh đã phản ảnh não trạng liệt kháng của BCT/ ĐCSVN bình chân như vại, tin tưởng một cách ngu ngốc và khờ dại vào thiện chí của tên khổng lồ, côn đồ và hiếu chiến Trung Cộng và tản lờ đi chuyện ngư dân Việt Nam bị tàu hải quân TC làm khó dễ trên biển như thường xuyên bắt tàu, tịch thu tài sản, bắt người đòi tiền chuộc, đánh đập ngư dân VN như bọn hải tặc Somalia. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, hầu như toàn bộ ngư dân miền Trung VN đều rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát bởi khi đánh bắt cá xa bờ trong vùng đặc quyền kinh tế của VN luôn kèm theo nỗi lo sợ bị tàu hải quân TC rượt đuổi, bắt cháy tàu của họ. Nhưng, khi tàu của họ về đến bến, họ vẫn bị thương lái Tàu Khựa ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản. Theo RFA, ngày 31/7/2013, nhóm phóng viên tường trình từ VN:

NGƯ DÂN VIỆT NAM PHẢI MUA GIẤY PHÉP ĐÁNH CÁ CỦA TRUNG CỘNG:

Phải mua vé “THÔNG HÀNH HẢI” của Trung Cộng hằng năm. Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh, Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết rằng: “Lâu nay, ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong 2 cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là TQ để đánh bắt cá hoặc là phải mua giấy phép “thông hành hải” của TQ để đi đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN.”

Mỗi giấy “thông hành hải” được phía TQ bán với giá 40 triệu đồng, tương đương với 2.000 Mỹ kim và chỉ có giá trị đánh bắt cá trong một năm. Hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy “thông hành hải” khác mới được phép đánh bắt cá tiếp. Nếu không có giấy nầy, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác, chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy hay là 5,6 tháng chi đó tùy theo mức tiền. Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm bên Trung Quốc á!

Ông Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu chấp nhận mua giấy “thông hành hải” của Trung Quốc là có lý do riêng, vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không có đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn. Khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân cùng với đồ nghề. Đúng giờ xuất hành, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả trôi theo dòng hải lưu, bật đèn sáng choang để dụ mực. Chính vì phương thức hành nghề cô đơn quạnh quẽ đễ bị giết hại hoặc bị bắt cóc, đánh đập bởi bọn những kẻ man rợ nói tiếng xí xô, xí xào, nên ngư dân quyết định chọn cách mua giấy “thông hành hải” của bọn Tàu cho chắc ăn.

Một câu hỏi đặt ra cho Nguyễn Chí Vịnh: Phải làm thế nào cho Trung Cộng chùn bước, chấm dứt hành động leo thang bạo lực cản trở, xua đuổi ngư dân Việt Nam trên biển Đông đã diễn ra hàng ngày? Ông trả lời thế nào về những hành động côn đồ, ngang ngược của tàu hải quân TC? Bằng thứ lý luận biểu tình ngu si và đần độn chống Trung Cộng sẽ gây mất ổn định?

KẾT LUẬN:

Cái chết đột ngột đầy mờ ám của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 Bộ Quốc Phòng VNCS? Có phải đây một cuộc thanh trừng trong nội bộ ĐCSVN dưới áp lực của bọn lãnh đạo Bắc Kinh, vì thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên là vật cản phải đạp đổ để mở đường cho tên tay sai đắc lực tiến lên là “cẩu tướng” Nguyễn Chí Vịnh ngồi vào ghế Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng VNCS. Tham vọng của bọn lãnh đạo của Bắc Kinh chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó. Mục tiêu kế tiếp sẽ là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, ngôi sao của Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ rụng xuống đáy mồ để nhường chỗ cho Nguyễn Chí Vịnh tiến lên thay thế. Nếu như, tên “cẩu tướng” Nguyễn Chí Vịnh ngồi vào ghế Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng VNCS, hắn sẽ nắm được QĐNDVN thì bọn lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ dễ dàng khuynh đảo và khống chế được những tên lãnh đạo ĐCSVN. Cái chết của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên là lời cảnh báo cho Đại tướng Phùng Quang Thanh biết để đề phòng.

Làm thế nào thoát được cái bẫy của bọn tình báo Hoa Nam và Nguyễn Chí Vịnh đang giăng ra? Ông sẽ bị giết bằng cách nào? Đầu độc? Dàn cảnh tai nạn trên bộ? Trên không? Ám sát?…có thoát hiểm được hay không, chuyện đó còn tùy thuộc vào khả năng và bản lĩnh của Đại Tướng Phùng Quang Thanh.

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
 



 ‘Tọa sơn quan hổ đấu’
Lê Diễn Ðức

Chúng ta còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh, phó ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đã không hề thông báo trước, “bất ngờ xuất hiện” ở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm vào sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 12, 2013.

Ông Dương Chí Dũng khai trước tòa rằng, vào khoảng 18 giờ ngày 17 tháng 5 năm 2012, “có một người quen” đã báo cho ông biết ông “đã bị khởi tố, sẽ bị bắt và cần đi tránh xa”. Tuy nhiên, việc này ông Dũng nói đã khai tại cơ quan điều tra và “xin phép không khai tại tòa”.

Dương Chí Dũng vẫn nhận bản án tử hình sau thái độ có vẻ thách thức và nhạo báng công lý bằng nụ cười khi nói chuyện với công an trong phiên tòa và bình thản đọc thơ trước hội đồng xét xử.

Trong phiên tòa ngày 7 tháng 1, 2014 ông Nguyễn Bá Thanh cũng có mặt trong một phòng theo dõi riêng. Không biết thực chất ông Nguyễn Bá Thanh có hứa hẹn hay cam kết gì, hoặc giả cùng đường trước tội chết mà trâu đầm vấy bùn, Dương Chí Dũng đã khai ra mối quan hệ với ông thượng tướng, thứ trưởng Bộ Công An và trưởng ban điều tra chuyên án Vinalines, Phạm Quý Ngọ.

Dương Chí Dũng khai đã đưa cho Phạm Quý Ngọ 510 ngàn đôla và 1 triệu đôla liên quan tới việc chuyện “đổi công năng cảng Sài Gòn” của công ty Vạn Thịnh Phát, trong đó có sự can dự của Bộ Trưởng Công An Trần Ðại Quang và một số nhân vật khác. Lời khai của Dương Chí Dũng đã góp phần dẫn đến một vụ án mới, vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”.

Cựu trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, ông Nguyễn Ðình Hương khẳng định: “Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn, lớn hơn tội nhận hối lộ”. “Cộng thêm nguyên nhân của việc làm lộ bí mật này không phải vì tình cảm gia đình, không phải anh em mà xuất phát từ một cục tiền thì lại càng nghiêm trọng”, ông Hương nhấn mạnh, theo tờ Vietnam.net.

Mặc dù lời khai chưa phải là chứng cớ pháp lý, nhưng thực sự câu chuyện đã làm rung chuyển tháp ngà. Những người có liên quan, thuộc lực lượng an ninh, đều là thân hữu của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong thực tế, ông Nguyễn Tấn Dũng là người trực tiếp chỉ đạo các dự án lớn của tổng công ty Vinalines, mà ụ nổi 83 M chỉ là một phần nhỏ trong sự thất thoát, nợ nần hàng tỷ đôla của Vinalines.

Tưởng cũng nên nhớ lại rằng, 6 tháng 2 năm 2012, khi Cục Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về Tham Nhũng (C48) tiến hành điều tra tại Vinalines, thì ông Dương Chí Dũng, được thủ tướng cho thôi chức chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines để bộ trưởng giao thông bổ nhiệm giữ chức cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, đúng với “quy trình”!

Ngày 17 tháng 5 năm 2012, C48 đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, tổng giám đốc Vinalines. Dương Chí Dũng đã bỏ trốn và bị truy nã.

Ngày 22 tháng 5 năm 2012, C48 thông báo kết quả điều tra ban đầu vụ án tham ô tài sản trong việc lựa chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M và lập, phê duyệt dự án xây dựng nhà máy tàu biển phía Nam xảy ra tại Vinalines. Tuy nhiên, ban chỉ đạo chống tham nhũng vẫn còn trực thuộc ông Nguyễn Tấn Dũng, nên vụ án có vẻ như được để yên.

Phạm Quý Ngọ leo lên các bậc thang danh vọng khá nhanh và êm ái. Từ thường vụ tỉnh ủy, ủy viên UBND tỉnh Thái Bình, đại tá, giám đốc công an tỉnh, ngày 14 tháng 2 năm 2006, được thủ tướng quyết định thăng quân hàm thiếu tướng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Nhân Dân; ngày 11 tháng 7 năm 2006, được đề nghị bổ nhiệm kiêm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, thay thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, người điều tra vụ án PMU 18; ngày 28 tháng 1 năm 2008, được thủ tướng tấn phong tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Nhân Dân, Bộ Công An; từ ngày 1 tháng 1, 2010 làm tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm; ngày 12 tháng 8 năm 2010, được bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An và ngày 18 tháng 1, 2011 trở thành ủy viên trung ương đảng khóa XI; ngày 22 tháng 7 năm 2013, được thăng cấp thượng tướng.

Tướng Ngọ đã từng là đạo diễn của kịch bản lấy khu đất vàng là trụ sở của Tổng cục Cảnh sát giao cho đại gia Thái Bình Tiền Còi. Là thân hữu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy chưa phải nằm ở cung bậc cao nhất, nhưng là mắt xích quan trọng của cả đường dây lợi ích.

Nhắm vào tướng Ngọ có nghĩa là cuộc chơi đã ngã ngũ. Phe Nguyễn Phú Trọng-Nguyễn Bá Thanh muốn dùng con bài Vinalines để kéo cái uy của Nguyễn Tấn Dũng xuống. Chính vì thế, báo chí được bật đèn xanh, cho phép rộng rãi loan tin ra công luận lời khai của Dương Chí Dũng, không chỉ tường thuật mà còn được ghi âm, ghi hình.

Cuộc so găng giữa các phe phái trên thượng tầng của đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) đã từng diễn ra căng thẳng tại các hội nghị trung ương 6 và 7 khóa 11 với thắng lợi đảo ngược của ông Nguyễn Tấn Dũng và sự ê chề của phía Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ðôi lúc cho ta cảm tưởng như ông Trọng mất hết tự tin của một người đứng đầu đảng mà không có thực quyền, bị thao túng. Tham vọng hết nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2016 sẽ leo lên chức tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước với quyền hành rộng hơn (mà hiến pháp 2013 mới quy định) của ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ làm khó chịu nhiều đối thủ chính trị.
Vụ án Vinalines và vụ “Bầu Kiên” của ngân hàng ACB, là những bản nhạc đầu tiên cho khúc hợp xướng phản công lại phe Thủ Tướng Dũng.

Ngày 9 tháng 1 năm 2014, tòa án Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB và yêu cầu bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ. Cùng lúc, ban chỉ đạo chống tham nhũng do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo sẽ giám sát Ngân Hàng Nhà Nước nhằm ngăn ngừa tiêu cực tại một số ngân hàng trong năm 2014.

Không ai lạ gì Bầu Kiên, một bố già sành sỏi và có quan hệ vào loại thượng thừa với các quan chức nhà nước trong lĩnh vực an ninh-tài chính-ngân hàng. Tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, vừa mới về hưu, là cố vấn của Nguyễn Tấn Dũng, cũng đồng thời là cố vấn của Bầu Kiên. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cũng có quan hệ thân cận với Bầu Kiên. Nhưng âm mưu thâu tóm ngân hàng, lừa đảo chứng khoán, buôn vàng ảo, v.v... của Bầu Kiên không thể không có sự tiếp tay của các thế lực quyền-tiền trong cả hệ thống.

Toàn bối cảnh cho thấy không có lĩnh vực kinh tế nào mà không có bàn tay lông lá của hệ thống an ninh, công an, sân sau vững chắc của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, “tọa sơn quan hổ đấu”, chúng ta cần ý thức rõ ràng rằng, đây chỉ là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quyền lực trong nội tình của ÐCSVN khi mà Nguyễn Tấn Dũng nổi lên với mức độ lộng quyền và lạm quyền thái quá. Từ hồi thập niên 50 của thế kỷ trước, cuộc tranh đua giữa Lê Duẩn và Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra quyết liệt, âm thầm. Những đòn thù thanh trừng nội bộ tàn bạo của tập đoàn Lê Duẩn-Lê Ðức Thọ là vết nhơ trong lịch sử của ÐCSVN. Thời Lê Ðức Anh-Ðỗ Mười, các phe phái cũng gây chia rẽ ghê gớm...

Muốn vụ án được làm tới nơi tới chốn thì phải lập ban chuyên án để điều tra. Ban chuyên án này có thể là một ủy ban thuộc Quốc Hội, cũng có thể thuộc ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương. Nhưng muốn gì thì vẫn phải thông qua Bộ Chính Trị, nơi mà đa số thành viên nằm trong phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc chiến này sẽ chẳng mang lại thay đổi tốt đẹp gì cho tiến trình dân chủ của Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng là một người mác-xít bảo thủ. Bản thân Nguyễn Bá Thanh tay cũng đã nhúng chàm trong một số dự án ở Ðà Nẵng mà Bộ Công An đã từng hủy bỏ hồ sơ không khởi tố. Tới một giới hạn nào đó, cùng lắm có thể làm suy giảm ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, chặt vây cánh của ông ta và cảnh báo.

Rồi quân cờ sẽ được sắp xếp trở lại bình yên. Trong vụ án Năm Cam, thứ trưởng Bộ Công An Bùi Quốc Huy, trung tướng, tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh, bị đi tù và được giảm án nhanh chóng để về “vui thú điền viên” trong vòng chưa tới hai năm. Trái đất vẫn chậm chạp quay, sông vẫn hiền hòa đổ nước ra biển cả, người dân vẫn sống trong tình trạng cam chịu.
Phạm Quý Ngọ, thậm chí cao hơn, Ðại Tướng Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Ðại Quang, nếu có mệnh hệ gì, cũng sẽ chỉ đến mức đó. Không đi sâu hơn được nữa! Mục đích là chỉ triệt hạ uy tín nhau, kẻ nọ kéo người kia xuống, nhưng sẽ không làm đổ bể bàn ngọc. Ðảng ta vẫn “quang vinh” và lãnh đạo. Sẽ chẳng có chức chủ tịch nước kiêm tổng bí thư vào đại hội 12! Bối cảnh phe phái hiện nay sẽ không cho ra đời một kịch bản như thế. Nguyễn Tấn Dũng càng không xứng với chức vị ấy! Nhưng cơ cấu quyền lực tay ba chủ tịch nước-tổng bí thư-thủ tướng qua cuộc chiến sẽ được xác lập lại hợp lý.
__._,_.___




No comments:

Post a Comment