Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 18 January 2014

TIN TỨC BÌNH LUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG

BienDong.Net

 

Đọc “Thời báo Hoàn cầu”: Thấy một Trung Quốc thật đáng sợ !

BienDong.Net: Đã đến lúc Trung Quốc phải khai tử “Thời báo Hoàn cầu ”(Global Times)! Đó là lời khuyên của học giả người Hàn Quốc Seong Hyon Lee, tốt nghiệp Đại học Harvard danh tiếng và là chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu truyền thông quốc tế của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. 
Trên báo Tài Kinh (Tạp chí Tài chính), học giả Seong Hyon Lee viết rằng “Thời báo Hoàn cầu ” là “một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc, và đã đến lúc Trung Quốc cần phải ‘khai tử’ tờ báo này!”.



Tờ Thời Báo Hoàn Cầu - phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo - Ảnh: C.I
Ông Seong Hyon Lee cho biết rất nhiều người nước ngoài quan tâm đến “Thời báo Hoàn cầu ” bởi biết rõ nó phản ánh “những quan điểm bên trong” (không nói ra) của đảng cầm quyền, nhất là khi tờ báo này lại được kiểm chứng dưới nhãn hiệu của “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nhận xét tử “Thời báo Hoàn cầu ” đang “vẽ” lên một Trung Quốc gặp nguy khốn, bị vây bủa tứ bề. Cứ theo hình ảnh mà tờ báo này “vẽ”, Trung Quốc là một đất nước bị cô lập, không có mấy bạn bè, các thiện ý của nó luôn bị giải thích sai lệch. Do vậy, Trung Quốc phải “tả xung, hữu đột” để thoát khỏi vòng vây.

Đối với độc giả trong nước, theo ông Lee, thế giới mà tử “Thời báo Hoàn cầu ”vẽ ra là một thế giới nguy hiểm và đầy rẫy những âm mưu. Bởi vậy, người đọc của tờ báo này dễ bị tiêm nhiễm “tâm trạng của kẻ bị vây hãm”, luôn cảnh giác với thế giới bên ngoài. Về mặt tâm lý, những người đọc này có nguy cơ đánh mất sự tự tin. Từ chỗ liên tục bị lặn ngụp trong những ngộ nhận, họ sẽ đâm ra ngờ vực và thù nghịch thế giới bên ngoài.

Học giả Seong Hyon Lee viết: “Trên thực tế, đất nước Trung Quốc đang hiện ra một cách đáng sợ trong con mắt người nước ngoài”.

Theo nghiencuubiendong.vn, một ví dụ điển hình là giữa lúc căng thẳng Trung Quốc-Philippines lên đến đỉnh điểm liên quan đến bãi cạn Scarbourough hồi cuối tháng 5/2012, “Thời báo Hoàn cầu ”đã kêu gọi thành lập “binh đoàn xây dựng Nam Hải (Biển Đông)”. Theo “Thời báo Hoàn cầu ”, binh đoàn này sẽ bao gồm các đoàn khảo sát dầu khí, đoàn sản xuất nghề cá, đoàn xây dựng cơ sở vật chất. Các đoàn đội này cũng có  cả tàu sản xuất, tàu hộ vệ vũ trang và tàu hậu cần, hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ, khi xảy ra khủng hoảng có thể phối hợp ứng phó. Trung Quốc có thể…rút một số tàu không chủ lực của hải quân để tham gia “binh đoàn xây dựng và sản xuất” ở Biển Đông. Trung Quốc có thể cân nhắc thu hồi một hoặc một số đảo ở Biển Đông hiện nằm trong tay các nước khác.

Học giả Seong Hyon Lee kết luận: “Khi Trung Quốc và phương Tây nay đang cọ xát với nhau về nhiều vấn đề như mô hình phát triển và các hệ thống giá trị, thì việc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả, nhờ đó tăng được số lượng phát hành và thu được nhiều quảng cáo. Nhưng người ta lại đang tự hỏi liệu đó có phải là chủ nghĩa yêu nước đích thực hay là thứ chủ nghĩa yêu nước ‘giả cầy’ vì mục tiêu thương mại?”.

'Thời báo Hoàn cầu ' là cái gì?

“Thời báo Hoàn cầu”, ra đời năm 1993, có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh (Global Times), nội dung không khác nhau nhiều lắm. Nếu tính về lượng độc giả, “Thời báo Hoàn cầu ”là tờ báo đứng thứ thứ ba Trung Quốc, với 2,4 triệu người đọc báo in mỗi ngày. Báo điện tử có tới 10 triệu lượt độc giả.

Trụ sở của “Thời báo Hoàn cầu ”nằm trong tổng hành dinh của “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các biên tập viên cao cấp của “Thời báo Hoàn cầu ”hàng ngày tới nhiệm sở trong tòa nhà được canh gác chặt chẽ ở phía Đông thủ đô Bắc Kinh để làm việc cần mẫn tới 14 tiếng đồng hồ. Trong thời gian bận rộn đó "họ đặt và biên tập các bài báo cũng như xã luận về nhiều chủ đề: từ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông, thái độ ma mãnh của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới lượng bia rượu khổng lồ mà các quan chức nhà nước tiêu thụ...”.

Thời gian gần đây, khi nhiều cơ quan truyền thông ở Trung Quốc đã phải thương mại hóa bằng nhiều  cách khác nhau, “Thời báo Hoàn cầu ”lại chọn cho mình con đường dân tộc chủ nghĩa để tăng lượng độc giả. Tờ báo này được bên ngoài chú ý không phải vì các bản tin mà qua các bài xã luận đanh thép, đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải “sẵn sàng nghe tiếng đại bác”.

Tổng biên tập “Hoàn cầu Thời báo” là  Hồ Tích Tiến, ngoại ngũ tuần, từng học về đối ngoại quốc phòng ở Nam Kinh và có bằng thạc sĩ văn học Nga của Đại học Bắc Kinh. Ông này từng là phóng viên chiến trường và ham viết xã luận. Jeremy Goldkorn - chuyên gia về truyền thông Trung Quốc và sáng lập viên của mạng Danwei.org - nói rằng Tổng biên tập Hồ Tích Tiến đã thành công trong việc kết nối cái gọi là “giáo dục tinh thần yêu nước” và vai trò kiếm tiền của tờ báo trong thời buổi không còn bao cấp nữa.
Một trong những thủ thuật mà Tổng biên tập Hồ Tích Tiến thường sử dụng là đưa ra các nhận định trái chiều. Thí dụ, trong khi các báo và các trang mạng đua nhau đưa tin về việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đi ăn tối tại một quán mì bình dân, hay phong thái bình dị của tân đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke, “Thời báo Hoàn cầu” lại viết: "Để bảo đảm an ninh cho ông Biden ở quán mì ngoài phố còn tốn kém gấp nhiều lần so với ăn ở Nhà khách Chính phủ".
Minh Bích (theo ĐV)




Chuyên gia Trung Quốc, nghị sỹ Mỹ khẩu chiến

BienDong.Net: Khi các nghị sỹ Mỹ trong phiên điều trần của Quốc hội cho rằng nước Mỹ cần phải cứng rắn hơn đối với các hành động leo thang, đơn phương của Trung Quốc thì Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) đe dọa nếu Mỹ - Nhật leo thang, sẽ có một ADIZ ở Biển Đông.
BDN xin giới thiệu bài phân tích trên báo quốc nội Đất Việt về cuộc điều trần này.
Mỹ nên thay đổi thái độ
Gần một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên án việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, ngày 14/1, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần về động thái nói trên đồng thời đánh giá việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) gần đây.
Tại đây, các nghị sỹ Mỹ đã gọi hành động của Trung Quốc là “sự gây hấn nguy hiểm” và “các động thái đe dọa, khiêu khích để xác nhận tuyên bố chủ quyền biển là không thể chấp nhận được”. Do vậy, Mỹ không được phép khoan nhượng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các kiểu áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Phát biểu tại phiên điều trần, Hạ nghị sỹ Steve Charbot, Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho rằng những hành động nói trên của Trung Quốc “là thách thức đối với sự hiện diện một cách hòa bình của Mỹ tại Đông Á và Đông Nam Á, và với tự do hàng hải thương mại toàn cầu”
.
Một buổi điều trần của Quốc hội Mỹ
Hạ nghị sỹ Chabot cũng nhận định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, “không có mối quan ngại nào lớn hơn những căng thẳng gia tăng xuất phát từ các quyết định đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển tranh chấp”.
Đừng để “chuyển trục” chỉ là nói suông
Đồng tổ chức phiên điều trần này còn có Tiểu ban Các lực lượng hải quân thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện. Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch tiểu ban, tuyên bố "Mỹ phải cứng rắn" trước các động thái của Trung Quốc.
Hàng loạt nghị sỹ khác cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các diễn biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hạ nghị sỹ Ami Bera coi đây là điều không thể chấp nhận, khuyến cáo trước việc Trung Quốc lập ADIZ, chính quyền Tổng thống Barack Obama cần phải có các phản ứng mạnh ngay từ đầu, tránh tái lập sự bị động, rơi vào thế khó ứng phó như khi Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò trên Biển Đông trước đây.
Đến từ Học viện Nghiên cứu về hàng hải Trung Quốc thuộc đại học Hải quân Mỹ, giáo sư Peter Dutton cho rằng đã tới lúc Mỹ cần phải xác định một mối quan hệ mới với Trung Quốc, để nước này cùng can dự vào các vấn đề lớn toàn cầu, trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Giáo sư Dutton đồng thời nêu rõ Mỹ phải xây dựng và duy trì sức mạnh quân sự tại khu vực, đặc biệt là hải quân, tăng cường năng lực tự vệ cho các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Trong khi đó, bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của cơ quan nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, cho rằng để ngăn chặn gia tăng các hành động khiêu khích, “Mỹ cần hiểu rằng các nước trong khu vực vừa muốn có mối quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ. Washington cũng cần mang lại những giá trị khích lệ để Bắc Kinh tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi những giải pháp đó không mang lại kết quả, Mỹ cần có các biện pháp buộc Trung Quốc phải thận trọng và nhận những hậu quả do họ gây ra".
 
Tổng thống Obama phải chứng tỏ chính sách tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ “không chỉ là hô khẩu hiệu”
Về tính khả thi của các giải pháp mà Chính phủ Mỹ đang áp dụng hiện nay, bà Glaser đánh giá những phản ứng của Washington trong thời gian này còn là để chính các nước trong khu vực đánh giá tính thực tiễn của chính sách xoay trục về Châu Á của Tổng thống Obama.
Chia sẻ quan điểm này, Hạ nghị sỹ Matt Salmon kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama phải chứng tỏ chính sách tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ “không chỉ là hô khẩu hiệu”
Mỹ - Nhật làm căng, Trung Quốc làm càn
Trong khi đó, cũng trong ngày 14/1, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng tải một bài xã luận của vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông), Ngô Sỹ Tồn.
Trong bài viết này, ông Tồn tiếp tục giọng điệu chụp mũ và phủ nhận trách nhiệm về mọi hành động mà Trung Quốc gây ra trong thời gian qua.
Lý do Ngô Sỹ Tồn đưa ra để biện minh cho động thái gây căng thẳng trong khu vực lại là Trung Quốc đâu phải nước đầu tiên thiết lập ADIZ, bản thân Nhật Bản đã lập ADIZ trong suốt hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, vị Viện trưởng này quên mất một điều chưa quốc gia nào bắt máy bay nước ngoài phải "xin phép, báo cáo” như cách làm của Bắc Kinh.
Trò xin phép, báo cáo được lặp lại trên Biển Đông khi Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các quốc gia muốn tham gia giao thông hàng hải hoặc đánh bắt hải sản trên chính vùng biển chủ quyền của mình phải xin phép Trung Quốc.
 
Ngô Sỹ Tồn - Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông)
Trong khi đó, Ngô Sỹ Tồn “mồm loa mép giải” khi cho rằng Trung Quốc chưa có ý định có một vùng cấm bay nào trên Biển Đông, cụ thể là “đường lưỡi bò” mà nước này vạch ra, liếm gần sạch chủ quyền biển của 4 quốc gia Đông Nam Á. Chưa có vùng cấm bay, nhưng cái vùng cấm đánh bắt thủy sản mà Trung Quốc nêu ra (có hiệu lực từ đầu tháng 1/2014) cũng có giá trị tương tự, chỉ có điều chuyển từ bầu trời xuống mặt biển.
Dù Ngô Sỹ Tồn khẳng định Trung Quốc chưa nghĩ tới ADIZ trên Biển Đông, nhưng tiếp tục chua thêm rằng nếu liên minh Mỹ - Nhật tiếp tục làm già, gây căng thẳng với Trung Quốc thì sẽ có một vùng nhận diện phòng không mới.
Nói như vị chuyên gia này, không khác gì việc nếu Biển Đông chịu chung số phận với Hoa Đông, thì đó là tại người Nhật, người Mỹ, không phải do Trung Quốc làm điều càn rỡ.
BDN



1 comment:

  1. Selamat datang di maxwin138 SITUS ONLINE TERBAIK TER AMAN DAN TER PERCAYA

    ReplyDelete