Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 17 January 2014

TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

  Các vụ án tham nhũng bộc lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN

Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang






CỠ CHỮ
Ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh Vinalines





Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông

CỠ CHỮ
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, một tướng lãnh nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Việt Nam kiểm soát.

Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Vị tướng nổi tiếng nhờ chủ trương “Tây Bộ Luận” này cho rằng việc tận dụng và nắm bắt các cơ hội như vậy sẽ giúp quân đội Trung Quốc có được sức mạnh ngang hàng với Hoa Kỳ.

Ông Lưu nói rằng những vùng biên giới mà Trung Quốc từng chiến đấu để giành được đều ổn định và hòa bình hơn, còn những vùng mà Bắc Kinh có thái độ nhún nhường thì có nhiều tranh chấp, căng thẳng.

Phát biểu của Tướng Lưu Á Châu đã gặp phải sự phê phán của một số các nhà phân tích ở Trung Quốc. Những người này cho rằng chủ trương của ông Lưu là “cực đoan”, sai lầm và không phản ánh đường lối chính thức của Trung Quốc.

Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trích lời ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự ở Ma Cao, nói rằng phát biểu của ông Lưu có mục đích bênh vực cho những hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông sau khi Bắc Kinh loan báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này hồi cuối năm ngoái.

Ông Dong nói rằng “Phát biểu của ông Lưu chắc chắn là nhắm tới mục đích làm vui lòng Chủ tịch Tập Cận Bình vì ông Tập cũng cần phải chứng tỏ là việc loan báo vùng phòng không có được sự ủng hộ của quân đội.”

Một chuyên gia hải quân ở Thượng Hải, ông Nghê Lạc Hùng, cũng không tán thành ý kiến là quân đội Trung Quốc cần kinh nghiệm chiến đấu để “thử lửa” của ông Lưu Á Châu.

Ông Nghê nói, “Chiến thắng trong các cuộc chiến với Liên Sô cũ, Việt Nam và Ấn Độ đã không mang lại hòa bình thật sự cho Trung Quốc, mà những cuộc thương thuyết chính trị và ngoại giao sau đó mới nắm giữ vai trò then chốt cho sự ổn định của Trung Quốc trong những thập niên qua.”

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, ông Dương Niệm Tổ, cho rằng cuộc phỏng vấn của ông Lưu Á Châu nhắm tới việc tăng cường sĩ khí của quân đội và thúc đẩy họ tiến hành các biện pháp cải cách, như đòi hỏi của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012.

Ông Dương cho rằng phát biểu của ông Lưu không có nghĩa là “Bắc Kinh sẽ có hành động quân sự ngay lập tức để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.”

Lời hô hào của Tướng Lưu Á Châu được đưa trong lúc dư luận Việt Nam đang xôn xao trước những thông tin nói rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, đang do Việt Nam kiểm soát.

Hồi đầu năm nay, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia, nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc trong năm 2014 là tăng cường điều mà ông gọi là “sự hiện diện được bình thường hóa” ở Biển Đông.
Nguồn: South China Morning Post / Thanh Nien


Biển Đông: Tàu Mỹ-Trung suýt đụng nhau do thủy thủ TQ còn non yếu

Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)
Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)

Trọng Nghĩa
Thiếu kinh nghiệm hải hành và ngôn ngữ bất đồng : Đây là hai lý do chính dẫn đến sự cố suýt đụng nhau giữa tuần dương hạm Mỹ USS Cowpens và một tàu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 12/2013. Trên đây là kết luận chính thức từ phía Hoa Kỳ, được chính Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng châu Á - Thái Bình Dương nêu lên ngày 15/01/2014.

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu nhân một hội nghị của Hải quân Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear nhắc lại sự cố xẩy ra ngày 05/12 vừa qua, khi chiếc tàu tuần dương Mỹ được trang bị tên lửa dẫn đường, khi đang ở trong vùng hải phận quốc tế để theo dõi hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông.


Các nguồn tin quốc phòng Mỹ từng xác định rằng chiếc Cowpens đã phải cấp kỳ bẻ lái để tránh một tàu chiến Trung Quốc ở phía trước, cách mũi chiến hạm Cowpens chỉ khoảng 500 mét.
Trả lời một câu hỏi của cử tọa, Đô đốc Locklear thẩm định : « Tôi tin rằng có vấn đề... thiếu kinh nghiệm trên một số tàu loại nhỏ của Trung Quốc, và chúng ta ngay từ bây giờ phải hiểu thực tế đó ».
Đối với vị Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Châu Á-Thái Bình Dương, các sĩ quan chỉ huy chiến hạm Mỹ đều đã hoạt động khắp nơi nên có đầy đủ kinh nghiệm : « Họ biết làm thế nào để xử lý tình hình thông qua rất nhiều kịch bản khác nhau... Trong lúc đó thì Quân đội Trung Quốc, đống nghiệp của chúng ta, chỉ mới bắt đầu công việc này mà thôi ».

Đô đốc Locklear còn nêu lên một nguyên do thứ hai đẫn đến sự cố : đó là bất đồng về ngôn ngữ giữa hai bên. Khi thấy khả năng xẩy ra sự cố, các thủy thủ Mỹ đã liên lạc với tàu Trung Quốc bằng tiếng Anh, trong lúc phía Trung Quốc lại trả lời phía Mỹ bằng tiếng Hoa, và đôi khi bằng tiếng Anh bập bẹ.
Các nhận định của Đô đốc Locklear không có gì mới, vì cũng trùng hợp với thái độ quan ngại của các chuyên gia phân tích quân sự vào năm ngoái khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Do việc vùng này không được Mỹ và các nước láng giềng công nhận, hoàn toàn có khả năng phi cơ quân sự các nước này chạm trán với phi cơ Trung Quốc, và do tình trạng thiếu « tay nghề » của các phi công Trung Quốc, một sự cố đáng tiếc hoàn toàn có thể xẩy ra.
  http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140117-vu-tau-my-trung-suyt-dung-nhau-o-bien-dong-thuy-thu-trung-quoc-con-non-yeu

TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - 
Bài đăng : Thứ năm 16 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 16 Tháng Giêng 2014

Đấu khẩu Nhật-Trung thêm gay gắt 
 
Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara (T) đón tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại sân bay Felix Houphouet-Boigny, Abidjan, 10/01/2014
Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara (T) đón tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại sân bay Felix Houphouet-Boigny, Abidjan, 10/01/2014
REUTERS/Luc Gnago

Thanh Phương
Ai cũng biết rằng quan hệ Nhật Bản -Trung Quốc trong những tháng gần đây không lấy gì là nồng ấm, nhưng có lẽ chưa bao giờ những lời qua tiếng lại giữa hai cường quốc Châu Á này lại gay gắt như thế.

Mới đây nhất, hôm qua, 15/01/2014, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Phi Giải Hiểu Nham đã lên án điều mà ông gọi là « sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân Nhật ». Tuyên bố với các phóng viên ngay sau chuyến viếng thăm Ethiopia của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, vị đại sứ này còn nói ông Abe đã trở thành « kẻ gây rối lớn nhất » ở Châu Á. Để minh họa cho tuyên bố ấy, ông Giải Hiểu Nham còn đưa ra nhiều hình ảnh các nạn nhân Trung Quốc bị tra tấn và sát hại trong thời gian Đệ nhị Thế chiến.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Châu Phi còn cáo buộc rằng chuyến công du Châu Phi vừa qua của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chính là nhằm « bao vây » Trung Quốc !
Phản ứng lại những lời chỉ trích nói trên của đại sứ Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Koichi Mizushima hôm nay tuyên bố Nhật là quốc gia « hòa bình và dân chủ hơn bao giờ hết ». Phát ngôn viên này nói : « Trong suốt 60 năm từ sau Đệ nhị thế chiến, Nhật Bản đã có nhiều đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực. Hòa bình, dân chủ và nhân quyền nay đã thuộc về bản sắc của dân tộc Nhật ».

Ông Mizushima còn khẳng định rằng Tokyo không hề có ý định bao vây Trung Quốc, mà trái lại muốn Trung Quốc là một đối tác « có trách nhiệm và đóng góp vào hòa bình và ổn định thế giới ».
Quan hệ Nhật –Trung vốn đã gặp sóng gió do vấn đề chủ quyền Biển Đông đã càng thêm căng thẳng sau khi ông Shinzo Abe vào cuối tháng 12 năm ngoái đến viếng đền Yasukuni, nơi có thờ cả một số tội phạm chiến tranh Nhật. Đây là lần đầu tiên từ năm 2006, một lãnh đạo chính phủ Tokyo đến thăm đền này. Hành động này không chỉ bị Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối kịch liệt, mà còn bị Hoa Kỳ chỉ trích.
Nhưng đặc biệt lần này, Trung Quốc dùng những từ ngữ hết sức nặng nề để đả kích cá nhân Thủ tướng Abe. Trên báo chí Anh quốc, vào đầu tháng Giêng, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn đã lên án xu hướng « quân phiệt » của Thủ tướng Nhật và so sánh ông với chúa tể ác độc Voldemort trong truyện Harry Potter. Cũng trên tờ báo này, vài ngày sau, đại sứ Nhật tại thủ đô Anh quốc Keiichi Hayashi đã phản pháo, tuyên bố chính Trung Quốc đang đóng vai chúa tể hung ác Voldemort, lao vào chạy đua vũ trang và làm cho căng thẳng leo thang.

Kể từ khi Thủ tướng Abe đến viếng đền Yasukuni, các đại sứ ở Trung Quốc đã viết hơn 30 bài trên báo chí ngoại quốc để vận động công luận quốc tế lên án lãnh đạo chính phủ Nhật. Đến ngày 08/01, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc còn cho rằng cộng đồng quốc tế phải « cảnh cáo » Thủ tướng Nhật Abe về chuyến đi viếng đền Yasukuni.
Tóm lại, có lẽ do chưa giành được thế áp đảo trong vấn đề tranh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh nay đang cố khai thác quá khứ xâm lược của Nhật, nhân chuyện viếng đền Yasukuni để gán cho Thủ tướng Abe xu hướng « quân phiệt », nhằm qua đó đẩy Tokyo vào thế bị động.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140116-dau-khau-nhat-trung-them-gay-gat

No comments:

Post a Comment