Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 31 October 2019

Thứ trưởng Mỹ hối thúc ASEAN thách thức TQ quân sự hóa Biển Đông 







Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell. (Facebook US Consulate General Ho Chi Minh City)






Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, hôm thứ Năm hối thúc các nước Đông Nam Á đang tề tựu tại Bangkok vào cuối tuần này, hãy mạnh mẽ đứng lên chống hành động của Trung Quốc, quân sự hóa các vùng biển tranh chấp trong Biển Đông.
Cùng lúc, ông Stilwell tìm cách giảm nhẹ các quan tâm của Bắc Kinh về sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Lên tiếng tại một diễn đàn ở Malaysia, ông Stilwell nói khái niệm về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở không phải là một động thái nhằm bành trướng vị thế hàng đầu của Mỹ trong khu vực, mà nó phản ánh sự dấn thân lâu dài của Washington, cam kết giúp cho khu vực trở nên thịnh vượng.
Các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia đang thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hệt Biển Đông, một vùng biển có tầm quan trọng chiến lược. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền vùng biển này bằng cách xây 6 đảo nhân tạo, đầy đủ với phi đạo dành cho máy bay quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa và các tiền đồn.
Đang trên đường tới Bangkok để dự các hội nghị cấp cao với 10 nước thành viên ASEAN, ông Stilwell nói tổ chức khu vực này lẽ ra phải cưỡng lại mạnh mẽ hơn các động thái của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông.
Ông nói:
“Đấy là sân sau của quý vị, khu vực nhà của quý vị. Việt Nam đã làm tốt khi thách thức các hành vi của Trung Quốc. Thiết nghĩ, với khái niệm tập trung của ASEAN, tổ chức khu vực này lẽ ra phải cùng Việt Nam chống lại những hành động gây bất ổn, ảnh hưởng tới an ninh khu vực.”
Dự kiến vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông sẽ lại là một nguồn gây xích mích tại các cuộc họp ở Bangkok vào cuối tuần này. Cho tới nay, ASEAN đã thất bại, không đưa ra được một lập trường mạnh mẽ về vấn đề này, do sự chống đối của các đồng minh của Trung Quốc, như Campuchia.
Ông Stilwell nói một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển đang được thương thuyết giữa Trung Quốc và ASEAN phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để bảo vệ các quyền lợi kinh tế của các nước nhỏ, đồng thời bảo đảm các nước được sử dụng các vùng biển trong trật tự.
Toà Bạch Ốc trước đó loan báo rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sẽ thay mặt Tổng thống Donald Trump tại hai hội nghị thượng đỉnh khu vực. Động thái này có phần chắc sẽ được các nước Đông Nam Á diễn giải như thể hiện sự thiếu quan tâm tới khu vực của Washington vào một thời điểm khi mà ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng.
Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cũng dùng những lời lẽ mạnh mẽ để chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh đang quyết tâm thống trị thế giới, và cần phải bị thách thức.
Ông Pompeo đưa ra những phát biểu này, bất chấp chính quyền Tổng thống Trump đang trông đợi ký kết giai đoạn đầu của một thỏa thuận nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong tháng tới.
Ông Pompeo nói Hoa Kỳ trân quý tình bạn với nhân dân Trung Quốc, nhưng chính quyền nước này đã tìm cách gây khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới, và tất cả các nước cần phải sát cánh để trực diện với những thách thức đó.
Ông Pompeo nói: “Tiếp tục làm ngơ những sự khác biệt căn bản giữa hai thể chế, và tác động của những khác biệt ấy đối với an ninh quốc gia Mỹ, không còn là thái độ thực tiễn. ”
(Theo AP và Reuters)

www.voatiengviet.com/a/thu-truong-my-hoi-thuc-asean-thach-thuc-tq-quan-su-hoa-bien-dong/5147251.html

Ai biết ra đi là vĩnh biệt?

< A >
"Con xin lỗi Bố Mẹ nhiều Mẹ ơi 
Con đường đi nước ngoài không thành 
Mẹ ơi 
Con thương Bố Mẹ nhiều 
Con chết vì không thở được..." 
Phạm Thị Trà My ráng hết sức trong lúc hấp hối gởi về gia đình lời nhắn cuối cùng. Người đọc “Con chết vì không thở được” khó tránh khỏi thắt lòng, đau nhói trong tim vì thương cảm. Trà My chết vì thiếu không khí trên đường đi tìm nơi thông thoáng, dễ làm ăn, dễ kiếm nhiều tiền.
Cùng với Trà My còn có 38 người nữa. Họ đều là người Việt Nam? Còn chờ tin chính thức của Cảnh sát Anh. Nếu thân nhân của nạn nhân cung cấp cho cảnh sát Anh đầy đủ thông tin về nạn nhân thì công việc nhận diện sẽ mau chống, giải quyết được khó khăn cho cảnh sát. 
Nghe nói cùng chuyến vượt biên này còn 2 xe nữa vì số người đi tất cả là 110 người. Họ đã tới Anh an toàn? Mừng cho họ hưởng được phước đức! 
Tin 39 người chết ngộp trong thùng ướp lạnh của xe tải khám phá tại Essex, ngoại ô phía Đông Luân đôn, đã làm cả thế giới bàng hoàng. Thủ tướng Anh đã phải thốt lên “Thật đúng là một thảm kịch ngoài sức tưởng tượng và nó làm nát lòng người. Những người tổ chức đưa người đi sẽ phải bị truy tìm và đưa ra công lý”. Nhưng không biết thảm kịch lại có khả năng làm cho đảng cộng sản và Nhà nước Hà Nội có phản ứng tâm lý không? Có thật lòng suy nghĩ nguồn gốc những cái chết này? Và một lúc nào đó, có quyết tâm giải quyết rốt ráo thảm nạn này hay không? 
Chiếc cam nhông quan tài 
Theo cảnh sát Anh, chiếc cam nhông vào cảng Purfleet trên bờ sông Tamise lúc 00 giờ 30. Nó đi từ Zeebrugges, bờ biển phía Tây-nam Bỉ. Theo cảnh sát, cũng chiếc xe này, hôm thứ bảy trước đó, đã tới cảng Holyhead, phía Tây nước Anh, nơi qua Irlande. 
Phía Bỉ đồng thời cũng mở cuộc điều tra cho biết container có lẽ đã được móc ở Reebrugges nhưng không biết xe cam nhông đó dừng lại Bỉ bao lâu. 
Cảnh sát Anh vừa cho biết cam nhông lấy số đăng bạ ở Bulgarie (Bulgary). Thủ tướng Bulgary, ông Bovko Borissov, xác nhận xe mang số Bulgary do một ngưới Ái Nhỉ Lan đứng tên nhưng từ đó, cam-nhông chưa vào lảnh thổ Bulgary ngày nào, không có liên hệ gì với Bulgary ngoài tấm bảng số xe. Thường thì xí nghiệp Âu châu chọn đăng bạ ở Bulgary cho nhẹ thuế vụ. 
Tài xế Mo Robinson, 25 tuổi, người bắc Ái Nhỉ Lan, bị bắt vì tội giết người không cố sát để đưa ra Tòa xét xử. 
Tội chống nhân loại 
Cảnh 39 người chết ngộp và đông lạnh trong xe cam-nhông được phát hiện tại khu kỷ nghệ thành phố Essex hôm 23/10/2019, do dư luận xúc cảm mãnh liệt, đã làm dấy lên những lời kêu gọi từ khắp nơi đòi hỏi phải tranh đấu chống lại những tổ chức đưa người đi để lấy tiền. Tổng trưởng Nội vụ Anh, ông Priti Patel, cho biết Sở Ngơại kiều sẽ làm việc chặc chẽ vói cảnh sát để tìm hiểu thảm kịch đó đã có thể xảy ra như thế nào? Tại Quốc hội, khi đề cặp tới đề tài di dân lậu, ông Patel tuyên bố “Thảm kịch 39 người chết, thật sự là một thứ tội chống nhân loại kinh khủng nhất mà hiện nay chúng ta đang chứng kiến”. 
Ông Gerald Tatzgern, Trưởng Phòng chống nạn đưa người đi lậu của Áo, báo cáo con số di dân mượn đường xuyên qua các xứ Balkan ngày nay đang gia tăng mạnh. Nó khó tránh khỏi sẽ là thảm nạn như vụ hôm thứ tư vừa rồi ở Essex. Đó là điều mà ông đã từng lo sợ. 
Còn Cristina Cattaneo thì kêu gọi đừng nhận diện xác chết vì làm như vậy là vi phạm nhân quyền. Hồi tháng 8/2015, có 71 di dân lậu người Syrie, Irak và Afghanistan, trên đường đi qua Tây Âu, bị chết đông lạnh trong xe khi chạy qua Áo. Bốn người trong tổ chức buôn người bị bắt và bị tù chung thân. 
Như một văn phòng tổ chức du lịch 
Một người Việt Nam trong đường dây đưa người đi lậu qua Anh hoạt động ở thành phố Ghyvelde, cực Bắc nước Pháp, khai ra hết, từ tổ chức đến cách hoạt động của đường dây đưa người trốn qua Anh với nhà chức trách Pháp khi anh ta bị cảnh sát pháp bắt điều tra và báo La Voix du Nord tường thuật (Nhà báo Alexis Constant). Đường dây đưa người của anh ta hoạt động như một văn phòng du lịch. Những người muốn đi qua Anh có thể chọn một trong ba cách đi do đường dây đề nghị. 
- Cách đi 1, còn gọi là cách “căn bản” hay “cỏ”, hoặc “CO2” dành cho những người mạo hiểm vì đi như vậy sẽ khó tránh bị thiếu không khí thở trong lúc chưa tới chỗ hẹn vì phải trốn trong xe tải. Giá cho một chỗ chỉ từ 3000€ tới 4000€. Khi xe tới, tài xế mở cửa xe, người đi nhảy lên xe, tìm ngay chỗ trốn kín đáo trong thùng xe. 
- Cách 2, gọi là “VIP1”, giá từ 4000€ tới 5000€, người đi có thể ngồi chung với tài xế. Dĩ nhiên, cách này đã được tổ chức “bôi trơn” ít nhiều lộ trình. 
- Cách 3 hay “VIP2” có giá 5000€ là tối thiểu. Người đi, dĩ nhiên ngồi chung với tài xế. Khi chờ ở thành phố Dunkerque để qua Anh được ngủ khách sạn một hay hai đêm, chớ không phải ngủ lều trại như hai hạng kia, và hơn nữa, còn được giúp đỡ khi tới Anh. 
Người nắm đường dây đưa người này là một thanh niên mới 22 tuổi, tên Nguyễn Tùng Hướng. Mỗi tháng, anh ta đưa được lối hai mươi người trốn qua Anh. 
Cách làm ăn của anh ta quá dễ dàng nhưng anh đâu ngờ đã bị sập bẩy cảnh sát. Mọi liên lạc của anh đều bị cảnh sát từ Paris nghe lén không thiếu một chi tiết. Khi bị bắt và trả lời điều tra, Hướng không thể chối. 
Chẳng những Hướng không chối, mà còn khai ra từng chi tiết hoạt động và tất cả người của đường dây vì anh nghĩ mình chẳng có gì để mất và quyết định phủi tay, xa lánh hệ thống nguy hiểm này. 
Trước đó ít hôm, Hướng bị một người đâm mấy nhác dao, cảnh cáo anh thường qua Đức và anh phải nằm nhà thương Dunkerque nhờ săn sóc vết thương. Hướng cho biết anh có xung đột với một trùm của tổ chức ở Paris. Anh đi qua Đức vì muốn bỏ trốn. 
Trước cảnh sát Pháp, Hướng khai hết cách hoạt động của đường dây đưa người trốn qua Anh như thế nào. Người tổ chức thật sự là ở Việt Nam. Họ cung cấp visa du lịch cho người đi lậu qua Tiệp. Từ đây, người đi lậu đi tới Paris, rồi thẳng luôn lên Ghyvelde. Tại đây, có một tên cai lều trại và 3 hoặc 4 người trong đường dây, thay phiên nhau làm việc. Hướng là một trong số người này. Từ tháng nay, Hướng lảnh được 4000€ tiền lương. 
Tiền kiếm được từ khách hàng sẽ giao về Paris. Những tên phó trùm băng đảng có nhiệm vụ trả lương cho cán bộ đưa người. Người Việt trong đường dây buôn người ở Paris, chắc chắn không phải người tỵ nạn cộng sản, không phải người Việt ở Pháp từ trước 75, và cũng khó có thể Việt kiều vì Việt kiều phần lớn đều có học, có nghề nghiệp. Hoạt động của họ là nhằm tranh thủ cộng đồng người Việt về với Hà Nội. Vậy đó chỉ có thể là những người của Tòa Đại sứ Hà Nội ở Paris, những người từ Việt Nam qua công tác. 
Nhờ thành khẩn khai báo nên Nguyễn Tùng Hướng được tòa án cho 1 năm tù ở và 5 năm cấm đặt chân tới Pháp. 
Chuyện này xảy ra năm 2012, sau cao điểm của làn sóng qua Anh năm 2009, lều trại vùng Calais bị Chánh phủ Pháp tháo gỡ, nên giá cả hãy còn rẻ và đường đi hãy còn dễ dàng, gần như đi du lịch kiểu Tây ba-lô. 
Ngày nay thì mọi việc đã thay đổi. 
Chết vẫn đi 
Sau 75, bác đảng vừa tới, người Miền Nam liền bỏ nước, trốn ra đi tìm lại đời sống tự do. Họ phần lớn đi cả gia đình. Theo Cao ủy Tỵ nạn, có tới 400000 người chết trên biển cả. Số người tới được xứ tự do hơn 2 triệ u.Họ ở rải rác khắp nơi trên thế giới tự do. Chọn lựa của họ là nước không cộng sản. Họ ghê cộng sản hơn sợ vất vả. 
Ngày nay, những người Việt Nam ra đi không phải chạy trốn cộng sản. Họ đi chính thức, nhà cầm quyền làm hồ sơ cho họ đi. Nơi họ chọn lựa là những nước tư bản giàu có. Họ cũng không tới các nước cộng sản như Tàu, Cuba, Venezuela... tuy không phải vì họ đã có đủ kinh nghiệm sống với cộng sản. 
Họ đi để đổi đời. Họ kiếm việc làm có nhiều tiền, xây nhà cao, cửa rộng. Dĩ nhiên, ước muốn rất chính đáng. Nhưng cách họ đi tới xứ họ chọn không hợp pháp. Họ đi lậu do những tổ chức dẫn đường đưa đi và lấy tiền ở họ với cái giá cao. Người không sẵn tiền, phải vay mượn thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Chẳng may không trả nợ được, bị mất sạch. 
Họ cũng chịu rủi ro, không chết trên biển cả hằng trăm ngàn người, mà chết rải rác trên đường đi. Hôm 23/10 vừa qua, họ chết 39 người trong xe tải. Tức chết hết số người đi trên xe. Cũng như những người vượt biển gặp cướp biển hay sóng gió, chết hết cả ghe, cả tàu. Những kẻ đi trốn, số phận giống nhau, chỉ ý nghĩa cái chết là khác nhau! 
Địa phương có dân đi đông là các tỉnh Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Miền Bắc. Cũng nghèo, đồng bào Thượng không đi xa kiếm tiền nhiều, mà chỉ đi qua Thái Lan, đi khỏi xứ, tránh bị cộng sản xứ mình khủng bố. 
Các tỉnh Miền Trung có tiếng nghèo vì không được thiên nhiên uu đãi. Trước kia, dưới thời quân chủ và cả thực dân, người dân chăm học để thi đậu làm quan mà giàu có. Thời cộng sản, người dân cũng phấn đấu làm quan cộng sản và cũng giàu có hơn thành phần còn lại đi đánh cá, làm công lặt vặt, buôn bán nho nhỏ... 
Khi đảng và nhà nước cộng sản ban hành chính sách “xóa đói giảm nghèo” và kèm theo chương trình “ưu tiên xuất khẩu lao động” do Bộ thương binh Xã hội chủ quản thì những tỉnh này liền hưởng ứng. Họ xin đi làm công ở các nước Đông Nam Á, các nước Á Rập. Nơi họ mơ ước là Anh quốc vì ở Anh, theo thông tin họ có, dễ tìm việc làm và lương cao, 4000€ / tháng. Đi làm ở Anh trong vài tháng là đủ trả nợ làm hồ sơ, chi phí cho tổ chức đưa đi. Người có đủ hồ sơ, nếu không tiền, có thể vay tiền ngân hàng yểm trợ chương trình xóa đói giảm nghèo để trả chi phí cho đường dây đưa đi, nhưng phải thế chấp cho ngân hàng. 
Phạm Thị Trà My trong 39 nạn nhân, người được nhận diện sớm và duy nhất cho tới nay, là người Nghệ An. Nghe nói những người đi cùng chuyến phải trả dịch vụ đưa đi từ 30000€ tới 42000€. Giá tăng vọt khá cao so với những năm trước đây. 
Theo kết quả điều tra của IRASEC (Institut de Recherche sur l’Asie du Sud-Est Contemporain) do Danielle Tan và Nguyễn Thị Hiệp thực hiện, từ Pas de Calais (Pháp) qua Birmingham và Manchester, 2 thành phố lớn của Anh, nơi tập trung đông đảo người Việt sinh sống, thì riêng người xứ Nghệ đi qua Anh, đa số là dân có tiền. Họ đi là để kiếm thêm nhiều tiền hơn, thay đổi đời sống của họ tốt đẹp hơn, sang trọng hơn. Trong số người Nghệ đi, chỉ có 10% là nghèo, phải vay tiền để trang trải chi phí. 
Về thành phần tuổi tác và nam/nữ, những người đi làm giàu ngày nay cũng không giống những người đi sau 75. Theo điều tra của Tổ chức phi chính phủ AAT (Alliance Anti-Trafic) thì người Việt trốn qua Anh, đại đa số là đàn ông (95%), đi một mình, tuổi từ 25 tới 40 và một số ít lớn tuổi hơn. Họ đi, vợ con ở lại nhà chờ họ gởi tiền về. Có người cưới vợ xong, ra đi kiếm tiền. 
Những người này chia theo lớp tuổi: 60% tuổi từ 25 tới 40; 37,1% trên 40 và chỉ có 2,9% tuổi từ 18 tới 25. 
Người ta chọn qua Anh vì nghe nói việc làm lương cao. Cũng có lý. Như đi làm móng tay, móng chân, việc làm này đang phát triển và do ảnh hưởng bà con ở Hoa Kỳ, hiện chiếm 60% kinh tế cộng đồng người Việt ở Anh), lương khoản chừng 1500€ / tháng. Có người làm bếp cho nhà hàng Thái Lan, ăn ở tại chỗ, lương tháng 3000€. Nhưng những việc làm này dành cho người cư trú hợp lệ. Người chưa có giấy tờ, không ai dám mướn vì luật pháp cấm. Họ phải đi làm trong những chỗ trồng cần sa lậu, lương thường dưới 1000€ / tháng. Làm không có giờ nghỉ, ăn ở thiếu thốn tiện nghi tối thiếu. Đôi khi còn bị ngược đãi vì sinh mạng nằm gọn trong tay người chủ thuê. 
Cần sa trồng ở Anh nhưng không tiêu thụ ở Anh, chỉ đưa ra các xứ khác. Sau khi gặt hái, cần sa được xấy khô, cân, vô bao bì. Nơi làm việc này, cũng do người Việt Nam đi lậu làm, dưới sự trông nom của an ninh Hà Nội. Cần sa thành phẩm giao cho người Tàu đem đi và người Tàu tới trả tiền công nhân bằng tiền mặt. Nơi trồng cần sa thường thay đổi địa điểm để tránh bị cảnh sát khám phá. 
Thông tin về Phạm Thị Trà My tử nạn đã làm xúc động lòng người khắp nơi. Báo chí loan tin trên trang nhất. Cả nước Anh bàng hoàng, tỏ lòng thương tiếc. 
Cùng người Việt Nam nên không ít người biết tin đều tỏ lòng thương cảm. Ít hôm sau, có thêm nhiều thông tin về Trà My được phổ biến tiếp. 
Trà My được một số người cho là hội viên Hội Cờ Đỏ, tổ chức quần chúng của cộng sản để hoạt động tuyên truyền và phản tuyên truyền, cả khủng bố quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Hội viên, những người hoạt động đạt được thành tích cao, sẽ được tuyển vào đoàn, vào đảng. Phải chăng Trà My là đối tượng đầy hứa hẹn! 
Trường hợp Trà My nếu đúng theo giả thuyết trên sẽ làm cho nhiều người suy nghĩ. Phải chăng đảng và Nhà nước cộng sản tung người ra các nước tư bản, nơi có đông người Việt sinh sống, như Trà My và các bạn của Trà My, lấy tiền đầu trước; những người này kiếm việc làm, gởi tiền về gia đình, vừa đem ngoại tệ về cho đảng, vừa là cán bộ dân vận cho đảng và Nhà nước? 
Đảng cộng sản quan tâm khối người Việt sinh sống ở nước ngoài để khai thác về mặt chính trị và sự giàu có của họ. 
Năm 2108, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, người Việt nước ngoài, kể cả những người được xuất khẩu lao động, gởi về 16 tỷ USD. Chuyện đảng mê đô la là trường kỳ. Trong cuốn Qủy Vương của Vũ Ngọc Tiến (Hội Nhà văn, Hà nội, 5/2016) bị thu hồi, kể chuyện về những người Việt Nam lao động ở Nga do nhà nước xuất khẩu hay đi tự túc, lén đi... đều phải nộp cho nhà nước 30% trên lợi tức. 
Ở Pháp, trước đây, sinh viên du học, cán bộ trao đổi với Pháp, đều phải nộp về cho Nhà nước 30% trên lương hay học bổng của mình. Không nộp, về nhà, bị nộp cao hơn, có khi bị móc túi sạch. 
Người Việt Nam đi lậu qua Anh, trả chi phí cao, nhiều rủi ro tử vong. Như trường hợp 39 người vừa rồi. Tù năm 2009, Pháp và Anh đã ký với nhau nhiều thỏa thuận hợp tác kiểm soát chặt chẽ hai bên để ngăn chận. Và hợp tác với Bỉ, Tiệp, Đức, truy lùng những đường dây đi qua đây, đổ người xuống đây chờ chuyển qua Calais để trốn qua Anh. Các trại ở rừng Calais bị tháo gỡ... Nhưng cho tới ngày nay, vẫn còn người Việt Nam đi và chết. 
Tổ chức đưa đi, người đưa đi vẫn là người Việt Nam và ở Việt Nam. Vậy chỉ có đảng cộng sản ở Hà Nội, chớ không ai khác hơn, duy nhất có khả năng dứt làn sóng người đi. Hay vì kiếm tiền và tuyên truyền phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại là quan trọng mà tiếp tục làm ngơ và ngầm yểm trợ. 
Vô cảm, ác ôn vẫn là bản chất cộng sản. Vì mục tiêu là trên hết! 
01.11.2019

Từ cõi "thiên đường cộng sản"

< A >
Đặng Huy Văn (Danlambao) - Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là quê ngoại của tôi. Cháu Phạm Trà My 26 tuổi, một trong số 31 nạn nhân người Việt trong tổng số 39 người đã bị chết ngạt trong một thùng xe tải đông lạnh trên đất Anh sáng ngày 23/10/2019 là cô cháu gái gọi tôi bằng ông. Đọc vài dòng tin nhắn cuối đời mà Trà My đã gửi cho mẹ của mình mà lòng tôi quặn thắt. Trong nỗi đớn đau tột cùng, tôi đã tự vấn lương tâm mình: Phải chăng chính cái "thiên đường cộng sản" mà chúng tôi đã hiến dâng cả cuộc đời để dựng nên kia đã giết chết đứa cháu gái vô cùng yêu quí của tôi?
Từ cõi "thiên đường cộng sản"
(Tưởng nhớ cháu Phạm Trà My)
Ơi con gái Phạm Trà My!
Từ cõi "thiên đường cộng sản"
Sang Anh con kiếm tìm gì?
Trong nước "muốn gì cũng được"
Con sang tư bản làm chi?
Này nhé, nước ta nếu muốn
"Nhảy lầu" là nhảy được ngay
Như thầy Hải An thứ trưởng
Được dân tưởng nhớ đêm ngày!
Này nhé, bé Long lớp Một
Được đột tử ngay trong trường
GateWay rước về Thanh Hóa
Vui cùng bè bạn đồng hương!
Này nhé, bác Quang chủ tịch
Muốn giải thoát, thoát được liền
Thoát hết chức quyền, tội lỗi
Trở về "vui thú điền viên"
Bác Nguyễn Bá Thanh cũng vậy
Đảng cho đi gặp bác Hồ
Gặp bác Mao...thăm Các Mác
"Tau khỏe mà, có chi mô!"
Còn ở Sơn Dương - Vũng Áng
For-mo-sa diệt môi trường
Bà con quê mình cam phận
Âm thầm chết giữ quê hương!
"Quê hương là chùm khế ngọt"
Ruộng đồng đảng cướp hết rồi
Không còn ruộng, cha trồng khế
Cho con trèo hái, Trà ơi!
Sao con phải sang tư bản?
Chúng đang "giẫy chết" rào rào
Giẫy trăm năm chưa chết hết
Nhỡ đè con chết, thì sao?
"May mà" con không còn thở 
Nên đành lìa bỏ nước Anh
Chứ nếu mà con sang được
Ắt thành "phản động gian manh"
Rồi mẹ, rồi cha bị bắt
Chết trong đồn, khổ lắm con!
Cụ nội "Nghệ An Xô Viết"
Rồi mồ ma cũng chẳng còn!
Tưởng con chạy theo Tàu cộng
Như bác Trọng, cha đã mừng
Ngờ đâu con theo tư bản
Mẹ nghèo nước mắt rưng rưng!
Ước gì Việt gian vô đạo
Từng xây "cộng sản thiên đường"
Cũng nằm trong xe đông lạnh
Để đời vợi bớt đau thương!
Hà Tĩnh, 30/10/2019

Em Hiền là lính của ai?!

< A >
Tư nghèo (Danlambao) - Nữ đại úy côn an Lê Thị Hiền, người gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất vừa qua vẫn đang đi làm bình thường mà không hề bị kỷ luật. Mặc dù cái tên em Hiền chiếm trang nhứt của nhiều tờ báo đảng, mặc dù cơ quan em Hiền đang công tác đã có đề xuất giáng cấp bậc quân hàm của em, nhưng em vẫn... trên đỉnh bình yên vì cấp trên chưa phê duyệt, thưa bà con.
Chiều ngày 30/10, công an quận Đống Đa (Hà Nội ) vẫn đang chờ phê duyệt quyết định kỷ luật từ CA Tp Hà Nội sau khi đã gửi đề xuất giáng cấp bậc quân hàm đối với nữ đại úy côn an Lê Thị Hiền (36 tuổi, là cán bộ thuộc Đội CSGT - trật tự - phản ứng nhanh Công an quận Đống Đa). Đại úy Hiền chính là người làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào ngày 11/8 khiến dư luận xôn xao.
"Đại úy Hiền vẫn đang đi làm bình thường tại cơ quan và giữ nguyên chức vụ cũ. Đơn vị gửi đề xuất kỷ luật lên Công an thành phố và đang chờ phê chuẩn", lãnh đạo Công an quận Đống Đa trả lời báo chí.
Trường hợp của em Hiền khiến Tư tui liên tưởng tới chị Nguyễn Thị Kim Tiến. Chị Tiến sau rất nhiều phi vụ chết người, thái độ ngạo mạn trịch thượng với cảm xúc của công chúng suốt từ năm 2014 đến gần cuối năm 2019 vẫn chễm chệ giữ vị trí Bộ trưởng cho tới khi Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng sắp về vườn thì mới hạ cánh an toàn bằng quyết định đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Chăm sóc sức khỏe trung ương.
Em Hiền côn đồ, còn chị Tiến ngạo mạn
Các đồng rận của em Hiền dù muốn ghi điểm với công chúng nhằm "lấy lại danh dự" cho băng đảng côn an vẫn phải đợi vì cái ô của em Hiền to lắm. Muốn kỷ luật chưa chắc đã kỷ luật được, vì biết đâu tay bảo kê cho em Hiền đang chơi chiêu đợi dư luận lắng xuống, cơn giận nguôi đi để cất nhắc em qua một vị trí khác an toàn hơn.
Em Hiền là lính của ai? 
Câu hỏi này chỉ có ông trùm CA TP Hà Nội trả lời được. Nhưng rõ ràng với Tư tui, em Hiền và đồng bọn của em không phải là lính của nhân dân.
31.10.2019

TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 948

 
SƠN TRUNG
Chủ biên


Image result for gánh lúa về 
Gánh lúa
S 948
    Ngày 2 tháng XI năm 2019

SƠN TRUNG * VỀ BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN

  Image result for đèo ngang
VỀ BÀI THƠ  QUA ĐÈO NGANG CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN

Bà Huyện Thanh Quan rất it làm thơ nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang quả là một tuyệt tác.




Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta. 

Cái gia gia là cái gì, không ai giải thich rõ.Nhưng câu này với chữ "Gia Gia" có thể chống đỡ một cây cầu trọng lượng vạn tấn!Thần diệu là ở chỗ đó.

Nguồn: 
1. Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sung, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953 
2. Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004 
Ngâm: NSUT Trần Thị Tuyết

Từ cõi "thiên đường cộng sản"

< A >
Đặng Huy Văn (Danlambao) - Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là quê ngoại của tôi. Cháu Phạm Trà My 26 tuổi, một trong số 31 nạn nhân người Việt trong tổng số 39 người đã bị chết ngạt trong một thùng xe tải đông lạnh trên đất Anh sáng ngày 23/10/2019 là cô cháu gái gọi tôi bằng ông. Đọc vài dòng tin nhắn cuối đời mà Trà My đã gửi cho mẹ của mình mà lòng tôi quặn thắt. Trong nỗi đớn đau tột cùng, tôi đã tự vấn lương tâm mình: Phải chăng chính cái "thiên đường cộng sản" mà chúng tôi đã hiến dâng cả cuộc đời để dựng nên kia đã giết chết đứa cháu gái vô cùng yêu quí của tôi?
Từ cõi "thiên đường cộng sản"
(Tưởng nhớ cháu Phạm Trà My)
Ơi con gái Phạm Trà My!
Từ cõi "thiên đường cộng sản"
Sang Anh con kiếm tìm gì?
Trong nước "muốn gì cũng được"
Con sang tư bản làm chi?
Này nhé, nước ta nếu muốn
"Nhảy lầu" là nhảy được ngay
Như thầy Hải An thứ trưởng
Được dân tưởng nhớ đêm ngày!
Này nhé, bé Long lớp Một
Được đột tử ngay trong trường
GateWay rước về Thanh Hóa
Vui cùng bè bạn đồng hương!
Này nhé, bác Quang chủ tịch
Muốn giải thoát, thoát được liền
Thoát hết chức quyền, tội lỗi
Trở về "vui thú điền viên"
Bác Nguyễn Bá Thanh cũng vậy
Đảng cho đi gặp bác Hồ
Gặp bác Mao...thăm Các Mác
"Tau khỏe mà, có chi mô!"
Còn ở Sơn Dương - Vũng Áng
For-mo-sa diệt môi trường
Bà con quê mình cam phận
Âm thầm chết giữ quê hương!
"Quê hương là chùm khế ngọt"
Ruộng đồng đảng cướp hết rồi
Không còn ruộng, cha trồng khế
Cho con trèo hái, Trà ơi!
Sao con phải sang tư bản?
Chúng đang "giẫy chết" rào rào
Giẫy trăm năm chưa chết hết
Nhỡ đè con chết, thì sao?
"May mà" con không còn thở 
Nên đành lìa bỏ nước Anh
Chứ nếu mà con sang được
Ắt thành "phản động gian manh"
Rồi mẹ, rồi cha bị bắt
Chết trong đồn, khổ lắm con!
Cụ nội "Nghệ An Xô Viết"
Rồi mồ ma cũng chẳng còn!
Tưởng con chạy theo Tàu cộng
Như bác Trọng, cha đã mừng
Ngờ đâu con theo tư bản
Mẹ nghèo nước mắt rưng rưng!
Ước gì Việt gian vô đạo
Từng xây "cộng sản thiên đường"
Cũng nằm trong xe đông lạnh
Để đời vợi bớt đau thương!
Hà Tĩnh, 30/10/2019

Vụ 39 người chết: Chuyên gia Trung Quốc ‘bênh’ Việt Nam





Một bảng quảng cáo về dịch vụ xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh.




Bình luận với Hoàn Cầu Thời Báo về vụ 39 thi thể di dân chết trong xe tải đông lạnh ở Anh, một số chuyên gia Trung Quốc nói rằng tình trạng người dân đi làm lậu ở nước ngoài của Việt Nam tương tự như ở Trung Quốc, nhưng bày tỏ lạc quan rằng tình trạng này sẽ biến mất khi kinh tế Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.
“Việt Nam bắt đầu cải cách muộn hơn Trung Quốc, nhưng hiệu quả đã rõ ràng. Hãy cho đất nước này một thời gian, tôi tin rằng tình trạng người nhập cư bất hợp pháp từ các làng như Yên Thành cuối cùng sẽ biến mất”, chuyên gia Gu Xiaoson nghiên cứu về Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, nói với tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giữa lúc công tác nhận dạng nạn nhân đang diễn ra, hàng chục gia đình ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã ra trình báo với chính quyền về việc mất liên lạc với người thân đang trên đường sang Anh vào cùng thời điểm các thi thể được phát hiện.
Rất nhiều gia đình trong số này cư ngụ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Nhận định về “truyền thống di cư” ở Yên Thành, chuyên gia Gu Xiaoson nói rằng tình trạng ở đây tương tự với ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, nơi có rất nhiều người đã theo con đường buôn người để đi nước ngoài vào những năm 1970.
Ông Gu nói sau khi nền kinh tế Phúc Kiến khởi sắc, mức sống người dân được cải thiện, thì số lượng người đi nước ngoài cũng giảm đi.
Từ đó, chuyên gia này cho rằng tình trạng di cư lậu ở Việt Nam cũng sẽ không còn nữa khi nền kinh tế Việt Nam “cất cánh”.
Đồng tình với nhận định của ông Gu, Ge Hongliang, một nhà nghiên cứu ASEAN của Đại học Dân tộc Quảng Tây, nói với Hoàn Cầu Thời Báo rằng Việt Nam gần đây đã làm cộng đồng quốc tế “loá mắt” với tốc độ tăng trưởng GDP cao và đầu tư nước ngoài lớn. Nhưng lý do đã khiến cho nhiều người dân ở vùng quê tây bắc Việt Nam chọn di cư đi nơi khác hoặc đi nước ngoài là do khoảng cách kinh tế giữa vùng này với các khu vực khác.
Các chuyên Trung Quốc cũng cho rằng báo chí phương Tây đã sử dụng “chuẩn mực kép” và “thiên kiến” với các nước phát triển khi tường thuật và bình luận về thảm kịch 39 di dân chết ở Essex.
“Khi truyền thông tưởng các nạn nhân là công dân Trung Quốc, họ bắt đầu sử dụng vụ này để chỉ trích những vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc như sự bất bình đẳng”, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời các chuyên gia nói và cho rằng mũi dùi này đã được chuyển sang phía Việt Nam.
“Bất kể nạn nhân đến từ quốc gia nào, đó là một thảm họa nhân sinh lớn”, ông Ge nói với tờ báo Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Trung Quốc, truyền thông phương Tây đã sử dụng cách tường thuật khác nhau về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, mà ông gọi đó là “tiêu chuẩn kép” và “thiên kiến” đối với các nước đang phát triển.
“Những cáo buộc chống lại chính phủ của các nước đang phát triển vì đã để cho người dân của mình bị buôn lậu sang các nước khác là vô nghĩa”, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời ông Gu.
Trong khi đó, chuyên gia Ge cho rằng “Đây là trách nhiệm không thể bỏ qua của các quốc gia châu Âu” khi họ hoàn toàn có thể trấn áp các mạng lưới buôn người và trục xuất người di cư lậu.



Miền Nam có thể sẽ biến mất vào năm 2050

< A >
Mẹ Nấm (Danlambao) - Theo một nghiên cứu mới, mực nước biển có thể sẽ dâng cao gấp 3 lần mức dự đoán trước đây và vào năm 2050, nhiều thành phố ven biển trên thế giới sẽ bị biến mất hoàn toàn. Tại Việt Nam, gần như toàn bộ miền Nam sẽ bị bao phủ bởi đại dương.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Nature Communications, Sài Gòn sẽ gần như không còn ảnh hưởng và tình trạng này sẽ ảnh hưởng lên 20 triệu cư dân sinh sống ở vùng bị ảnh hưởng này. 
Điều tương tự cũng xảy ra cho thủ đô Bangkok của Thái Lan và nơi cư ngụ của 10% dân số trong vùng sẽ bị chìm dưới mặt nước biển. 
Với hiện tượng hâm nóng toàn cầu, nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Tianjin, Hong Kong của Trung Quốc, Mumbai, Kolkata của Ấn Độ, Barsa của Iraq... cũng cùng chung số phận. 
Trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ dâng cao từ 0,6m đến 2,1m và có thể hơn như thế. Vào năm 2050, có đến 300 triệu người mà nhà cửa của họ sẽ bị ngập lụt hàng năm vì mực nước dâng cao. 
Thảm hoạ dự phóng về khí hậu biến đổi và mực nước dâng cao này sẽ ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ ngành nông nghiệp, tình trạng thực phẩm, nước uống, sức khoẻ và kinh tế toàn cầu. 
Nguồn tham khảo
31.10.2019

Sài Gòn ‘có thể biến mất trong nước biển vào 2050', có đáng lo?

Tổ chức khoa học Climate Central ở Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho thấy, miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050.
Tổ chức khoa học Climate Central ở Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho thấy, miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050.
Courtesy Climate Central
Tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ mang tên Climate Central, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới được The New York Times đăng tải cho thấy, số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đây, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.

Cảnh báo toàn cầu

Nghiên cứu mới đưa ra kết quả là vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển vì triều cường tăng. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần bị biến mất.
Bản đồ mà Climate Central công bố chỉ ra rằng, phần dưới cùng của lãnh thổ Việt Nam sẽ bị chìm dưới nước biển khi triều cường, có nghĩa là hơn 20 triệu người Việt Nam, chiếm gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập nước.
Hình ảnh cũng cho thấy, phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế quốc gia, theo đó cũng sẽ biến mất. Dự báo của Climate Central không tính đến phần đất bị mất do xói mòn bờ biển hay sự gia tăng dân số trong tương lai.
Đánh giá về báo cáo của Climate Central đăng tải trên New York Times, hôm 31/10, ông Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu độc lập về ĐBSCL, cho biết:
“Bản gốc bài báo cáo khoa học không có những từ ngữ giật gân như bài trên New York Times rằng “Miền nam Việt Nam có thể biến mất hoàn toàn” dưới mực nước biển.  Báo cáo này áp dụng phương pháp mới là phương pháp CoastalDEM, tính cao trình tại mặt đất, để loại trừ lỗi của phương pháp SRTM có khi tính cao trình mặt đất ở đọt cây hoặc nóc nhà ở những nơi thảm thực vật hoặc nhà cửa quá dày làm che khuất và nếu tính sai thì sẽ tưởng là mặt đất cao và chưa bị đe dọa.
Nghiên cứu này được thực hiện cho toàn cầu và ý nghĩa của nó nằm chủ yếu ở phần cảnh báo cho thế giới tình hình có thể xấu, tức là số triệu người sống ở những nơi thấp hơn mực nước biển sẽ rất nhiều hơn so với khi tính cao trình bằng phương pháp SRTM nếu thế giới không cùng nhau nhanh chóng cắt giảm phát thải.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện, muốn đánh giá tác động và tìm cách thích ứng tại từng quốc gia thì phải tính tới tình hình cụ thể và không nên hốt hoảng vì từ ngữ giật gân trên báo chí.

Sụt lún đất đáng lo hơn…

Thực tế tại ĐBSCL như thế nào? Và Việt Nam có nên xem xét kết quả mới này để thực hiện những biện pháp ngăn chặn sự chìm dần ở ĐBSC? Ông Nguyễn Hữu Thiện cho biết:
“Ở ĐBSCL, gần đây đã có nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan khá chi tiết, tái khẳng định lại cao trình của ĐBSCL khoảng 0.82cm, điều mà chúng ta đã biết từ lâu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan dự báo đến cuối thế kỷ 2100 (80 năm nữa) với mức nước biển dâng trung bình 40cm thì 25% ĐBSCL sẽ dưới mực nước biển. Cộng thêm tốc độ sụt lún trung bình hiện nay 1.1cm/năm nhiều diện tích ĐBSCL sẽ dưới mực nước biển.”
Với cảnh báo của Climate Central, liệu Việt Nam có phải di dời người dân ra khỏi những vùng được cảnh báo sẽ chìm dưới mực nước biển hay không?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện, đúng là việc chìm dần của ĐBSCL rất đáng lo ngại, nhưng không nên suy luận đơn giản rằ ng nơi nào dưới mức nước biển dâng thì không còn sinh sống được vì còn phải xét chiều sâu ngập, thời gian ngập.
Theo ông, nghiên cứu này dùng đỉnh triều cao do đó không phải là ngập quanh năm mà chỉ là vào lúc triều cao của năm. Ở ĐBSCL chúng ta biết rằng triều cao nhất của năm rơi vào hai con Nước Rong lớn nhất vào khoảng 30 tháng 8 và rằm tháng 9 âm lịch.
Hạn hán lớn nhất 100 năm qua tại Đồng bằng Cửu Long. 2016.
Hạn hán lớn nhất 100 năm qua tại Đồng bằng Cửu Long. 2016. AFP
Ngoài ra, cao trình mà các nhà khoa học nói là cao trình của mặt đất, tức là mặt ruộng. Thực tế nhiều nơi hiện nay ở ĐBSCL mặt ruộng cũng đang dưới mực nước biển. Nhưng nhà cửa người thì không ai cất nhà ở mặt ruộng mà luôn ở trên bờ cao, dọc theo bờ kênh hoặc đào ao để lấy đất đắp làm nền nhà. Dĩ nhiên, khi nước sâu hơn thì muốn làm bờ phải cao hơn, tốn nhiều đất hơn và phải đào ao sâu hơn hoặc lớn hơn. Ruộng hay ao ngập có thể nuôi thủy sản chứ không nhất thiết phải trồng lúa.
Để giải quyết vấn đề đồng bằng bị sụt lún làm đồng bằng chìm nhanh hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện cho biết ý kiến của mình:
“Giữa hai vấn đề làm cho ĐBSCL chìm nhanh là nước biển dâng chúng ta không kiểm soát được và sụt lún đất do khai thác nước ngầm thì sụt lún đất đáng lo hơn và đáng ưu tiên giải quyết ngay vì tốc độ nước biển dâng thực tế đến nay chỉ khoảng 3mm/năm, trong khi sụt lún của đồng bằng đang gấp 3-4 lần và có nơi 10 lần như thế.
Theo ông Thiện, để giải quyết vấn đề sụt lún thì ĐBSCL cần phải giảm ngay sử dụng nước ngầm. Thế nhưng muốn giảm sử dụng nước ngầm thì phải có nguồn nước thay thế. Đối với vùng ven biển thì nên thuận theo tự nhiên chuyển sang canh tác mặn vào mùa mặn và làm hệ thống công trình trữ nước, cấp nước cho sinh hoạt. Đối với vùng nội địa thì cần phục hồi lại sông ngòi để có thể sử dụng được như cách đây chỉ vài chục năm, trước khi thâm canh nông nghiệp với lượng lớn phân bón thuốc trừ sâu và nhiều công trình ngăn sông làm tích tụ ô nhiễm. Ông nói tiếp:
“Do đó, giải pháp chính cho ĐBSCL là nằm ở việc chuyển hướng nền nông nghiệp từ thâm canh, chạy theo số lượng, sang nông nghiệp giảm thâm canh, tập trung vào chất lượng và giá trị như tinh thần của Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Chúng ta cũng không nên hấp tấp cho rằng cần sao chép công trình đê biển như ở Hà Lan vì bối cảnh chúng ta rất khác và áp dụng công trình như Hà Lan cho ĐBSCL thì hại nhiều hơn lợi.”

Thận trọng trước cảnh báo

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia môi trường và tài nguyên, đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của Đại Học Cần Thơ, khi trả lời RFA hôm 31/10 cho biết, báo cáo của Climate Central cũng có những kết quả đáng tin cậy cho các thành phố lớn trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Nói là thời gian ngập là 2050, thì điều này chưa được kiểm chứng. Về cao độ thì mình biết rồi, cũng phù hợp những nghiên cứu cũ ở Việt Nam. Nhưng nếu nói đến năm nào thì bao nhiêu diện tích bị ngập thì cần phải nghiên cứu cụ thể và nên thận trọng trước thông tin này. Những cao độ này họ lấy theo mức trung bình, và đa số ở đồng bằng, đất thấp… nhưng vùng đô thì người ta xây dựng, cất nhà thì đã cao hơn… Cho nên từ đây đến đó theo tôi là không hoàn toàn ngập như vậy.”
Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nên thừa nhận từ kết quả khoa học để có những đối sách cho tương lai, để làm chậm quá trình chìm dần của các thành phố lớn. Tiến sĩ Tuấn Anh cũng cho là không nên quá hoảng hốt.
Liên quan đến ĐBSCL, AFP hôm 31/10 loan tin cho biết, nước sông Mê Kông đang ở mức thấp nhất được ghi nhận là hạn hán và do các đập thủy điện ở thượng nguồn siết sông. Các chuyên gia cho rằng sông Mê Kông đang ở ‘thời điểm khủng hoảng’.
Bản tin mô tả, con sông Mê Kông hùng vĩ một thời đã bị giảm xuống thành một vùng nước mỏng, bẩn thỉu ở một số nơi vùng hạ nguồn. Mức nước sông thấp được cho là do hạn hán và do một đập thủy điện được hoàn thành gần đây ở thượng nguồn.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết, đây cũng là nguyên nhân khiến người dân gia tăng khai thác nước ngầm, làm đồng bằng gia tăng sụt lún:
“Một trong những nguyên nhân lớn là vấn đề khai thác nước ngầm, vì nguồn nước mặt ngày càng khan hiếm hay ô nhiễm nên người dân chuyển sang rút nước ngầm. Vì khi khai thác nước ngầm nhiều thì vùng đồng bằng sẽ mất lớp nước đỡ bên dưới nên lún từ từ. Ngoài ra khai thác cát cũng làm sụt lún, sạt lở. Ngoài ra các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn chặn phù sa bồi lấp ở hạ lưu cũng làm tăng nguy cơ sụt lún.”
Không cần quá hoảng sợ với cảnh báo của Climate Central là ý kiến của hai chuyên gia nghiên cứu về môi trường và họ cũng cùng phân tích từ báo cáo khi các nhà khoa học tính trong giai đoạn nước triều lên cao nhất, trong khi nước triều có lúc lên cao, có lúc xuống thấp. Có nghĩa là thời gian ngập không kéo dài, tức là mình phải chấp nhận có thời gian bị ngập nhưng sau đó thủy triều rút xuống, và lộ đất ra. Cho nên, tiến sĩ Lê Anh Tuấn kết luận, hoàn toàn không có chuyện người dân phải bỏ đi hết.