Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 24 October 2019

Đạo đức của Hồ Chí Minh là viết sách bốc thơm cá nhân mình

< A >
Phương Nguyễn (Danlambao) - Thời đại tin học, internet cực độc, độc hơn thịt vịt xiêm lai. Nó lạnh lùng không khoan nhượng, mạnh tay lột truồng tư tưởng, đạo đức “xúc xích” của “cha già DT” Hồ Chí Minh.
Việc internet lột truồng Hồ khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cộng sản có chút sĩ diện còn sót lại, nhìn thấy Hồ “trần truồng” phải ngậm “hột thị” không há mồm được. Tuy thế vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ khác cãi chày, cãi cối bênh vực Hồ, sụt sùi kính cẩn trích dẫn lời Hồ:
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi.”
Tội nghiệp cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mù đảng, mê muội Hồ đọc lời thoại trong vở kịch “thiện lương” của Hồ, vì mù thông tin chỉ biết mỗi loa đài nên tưởng thật, không nhận ra lối sống gian manh, hai mặt của Hồ Chí Minh.
Một bộ phận không nhỏ, không nhận ra lối sống hai mặt của Hồ có thể là do mù đảng, cuồng Hồ hoặc giả vờ ngu ngơ không biết kịch sĩ “đại tài” nhập vai diễn trò cho đám cháu ngoan lé mắt thán phục “đức tính khiêm nhượng, cuộc sống đơn sơ không màng danh lợi của Hồ...”
Thật ra kịch bản này Hồ đã diễn đi diễn lại nhiều lần trong cái gọi là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có sự hỗ trợ tích cực của loa đài lẫn loa phường, loa miệng lẫn loa liếm của các bút nô, tuyên truyền viên, dư luận viên. Thành phần chỉ biết lặp lại lời tuyên giáo như cái máy nên không biết Hồ đã sử dụng chiêu trò “lưu manh nhập vai hiền” không biết bao nhiêu lần trong sự nghiệp đóng kịch của Hồ.
Thời nay đoạn văn “diễn trò lố bịch” nổi tiếng của Hồ mà ai cũng biết, là chuyện Hồ giả danh Trần Dân Tiên tự nâng bi mình trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” có đoạn mở đầu khiến người đọc nổi gai ốc như sau:
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn:

Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình.

Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử.

Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này:

"Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến"

Ký tên: HỒ CHÍ MINH

Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn.

Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: "Hồ Chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc". Phòng làm việc của Chủ tịch là một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn.

Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác.

Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka ki, đi giày vải đen. Tóc Người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích.

Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn.

Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc.

Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: "Tôi có thể giúp chú việc gì nào?". Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:

"Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại.

Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!"

Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng... 
Về sau tôi đặt kế hoạch khác.

Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ Chủ tịch để có tài liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương pháp ấy không thể không thất bại.

Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?”
Có lẽ tính từ thời trí năng con người phát triển, không còn mông muội, biết phân biệt tốt xấu tới bây giờ và có thể ngay cả hàng vạn năm sau cũng không có ai đủ can đảm tự mình thổi đít mình bay phất phơ như Hồ đã làm trong cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch.”
Xa hơn nữa, lố bịch hơn nữa là Hồ rất “khiêm nhường” diễn lại kịch bản nâng bi mình với cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện.”
Theo dõi sát sao về cuộc đời hoạt động tay sai cho cộng sản quốc tế sẽ không khó để thấy, Hồ đóng kịch, diễn trò là bình thường. Hồ diễn trò yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam là thế mạnh để Hồ làm tay sai cho cộng sản quốc tế trong bức màn bưng bít thông tin.
Thời hiện đại với rừng thông tin về Hồ tràn ngập trên các trang báo, các trang mạng xã hội và trong các kho lưu trữ tin học thì bộ mặt thật của Hồ đã bị lột trần lộ ra nanh vuốt rất ghê sợ, dù có đám cháu ngoan thường xuyên trang điểm, sửa sang...
Dẫu thông tin tràn ngập về Hồ nhưng vẫn tồn tại những kẻ cuồng cộng, mù đảng, mê muội Hồ mở mồm ra là trích dẫn các câu khẩu hiệu tuyên truyền của Hồ giăng mắc khắp đầu đường xó chợ, bị gió bụi thời gian làm cho “xốc xếch, tả tơi”.
Vậy mà lời Hồ vẫn được chúng xem như danh ngôn sống, học tập làm theo và ra rả ngợi ca: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Câu nói “Nước Việt Nam là một...” của Hồ cũng tầm thường không có gì đặc biệt, không mang vóc dáng của tầm cao trí tuệ và không cả hơi hám của tư tưởng triết học. Câu này thực chất chỉ có giá trị “diễn trò” nhằm dụ dỗ thanh niên Việt Nam lao vào cuộc chiến kháng Pháp, đánh Mỹ cho Nga-Tàu và nó thường được đội ngũ tuyên giáo lặp đi lặp lại như thánh ngôn khá tội nghiệp, cùng với những câu như: 
“...Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành...

Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam... Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi...”
Những câu nói của kịch sĩ Hồ vừa trích dẫn ở trên được các tên bưng bô bằng mồm của làng Ba Đình ca tụng, nâng lên thành những câu nói hay nổi tiếng và được tên phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Phòng là viện sĩ học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ chí Minh, le lưỡi liếm chất thải của lời Hồ thành ra chủ nghĩa nhân văn như sau:
“...Đó chính là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, vừa thấm đượm tinh thần nhân văn Việt Nam vừa mang bản chất nhân văn nhân loại, vừa mang bản chất nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng cũng đầy tính thực tiễn và tính thời đại...” 
Thật ra ai có lòng yêu nước đều có thể nói được những câu đơn giản, nôm na như Hồ nói. Nhưng khác biệt là những câu nói của Hồ chỉ là diễn trò cho đúng kịch bản đánh Pháp, đuổi Mỹ để nhuộm đỏ Việt Nam cho Nga-Tàu và để Hồ lếu láo “Tôi dắt năm châu đến đại đồng” chứ không xuất phát từ tấm lòng yêu dân yêu nước như những người yêu nước chân chính.
Trò diễn khơi gợi lòng yêu nước, phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị kích động hận thù của Hồ còn lộ rõ qua các câu nói trong chiến tranh “đánh Mỹ cho Nga- Tàu đến người Việt Nam cuối cùng” được Hồ gọi là “chống Mỹ cứu nước.”
Trước đây trong thời đại Hồ Chí Minh, với phương tiện thông tin còn lạc hậu, thô sơ chỉ có loa đài của đảng, nhà nước tán phét, bịt kín mọi nguồn thông tin để tuyên giáo độc quyền tuyên truyền láo cho Hồ ngụy trang yêu nước, thương dân dưới vỏ bọc dân tộc nhằm giúp Hồ che giấu tung tích làm tay sai cho cộng sản quốc tế.
Ngày nay, thời đại tin học với các nguồn thông tin đa chiều, phong phú không khó để cho người dân tham khảo, đối chiếu tìm ra sự thật của cái chiến tranh mà Hồ Chí Minh gọi là kháng Pháp, chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam... “Miền Nam trong trái tim tim tôi...”
Tất cả chỉ là trò diễn bịp bợm của kịch sĩ Hồ Chí Minh. Thực chất đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng của Hồ là - như câu nói của đàn em Lê Duẫn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho chủ nghĩa xã hội...” 
24.10.2019

No comments:

Post a Comment