Virus corona: Châu Âu giờ là 'tâm điểm của đại dịch'
Châu Âu hiện giờ là 'ổ dịch' trong đại dịch virus corona toàn cầu, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói.
Ông
Tedros Adhanom Ghebreyesus thúc giục các nước sử dụng các biện pháp
quyết liệt hơn, huy động cộng đồng và thực hiện cách ly để cứu mạng
người dân.Virus corona: Covid-19 ‘có thể giúp Đảng Cộng sản Việt Nam cải tổ’
Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?
Covid-19: Nước Đức điềm tĩnh, người Việt vẫn hoang mang
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
Covid-19: Tự cách ly thế nào khi sống chung với người khác?
"Đừng chỉ để ngọn lửa này bùng phát," ông nói.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra bình luận này khi một số nước châu Âu báo cáo số người nhiễm và chết tăng mạnh.
Ý: Thêm 250 người chết chỉ trong 24 giờ qua, nâng tổng số người chết lên 1.266 với 17.660 người nhiễm.
Tây Ba Nha: Nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất chỉ sau Ý, với số người chết tăng 50%, lên 120, hôm thứ Sáu. Số người nhiễm tăng lên 4.231.
Thủ tướng Tây Ba Nha Pedro Sanchez cho hay tình trạng báo động sẽ có hiệu lực vào thứ Bảy và sẽ duy trì trong hai tuần.
Tại sao châu Âu trở thành 'tâm dịch'?
Tổng số người chết đã tới khoảng 5.000 - một con số mà ông Tedros mô tả như "cột mốc bi thảm".
"Châu Âu giờ đã trở thành tâm điểm của đại dịch, với nhiều ca nhiễm và chết được ghi nhận hơn là ở các phần còn lại của thế giới, ngoài Trung Quốc," ông nói.
"Hiện có nhiều ca bệnh ở châu Âu được ghi nhận hàng ngày hơn là đã từng ghi nhận ở Trung Quốc vào đỉnh dịch của nước này."
Pháp công bố 2.876 ca nhiễm và 79 ca tử vong, tăng từ 61 ca tử vong hôm thứ Năm.
Đức có 3.062 ca nhiễm và 5 tử vong.
Anh có 798 ca nhiễm, 11 tử vong.
Các nước châu Âu làm gì để chống dịch?
Thông báo tình trạng báo động ở Tây Ban Nha, ông Sanchez nói chính phủ sẽ "huy động mọi nguồn lực của nhà nước để bảo vệ sức khỏe của mọi người dân."Tình trạng vừa ban bố sẽ cho phép Tây Ban Nha giới hạn lưu thông, ra lệnh sơ tán, cấm ra vào một số địa điểm và can thiệp vào một số lĩnh vực trong 15 ngày.
Anh quốc yêu cầu công dân cần tránh đi tới Tây Ba Nha trừ phi có việc 'thiết yếu'.
Ý đóng cửa toàn bộ đất nước.
Trong khi đó, ít nhất 10 nước ở châu Âu đóng cửa biên giới, bao gồm:
- Đan Mạch: Đóng cửa biên giới đối với khách du lịch nước ngoài từ thứ Bảy
- Cộng hòa Séc: Cấm người nước ngoài nhập cảnh, trừ những người có quyền cư trú. Cấm hầu hết công dân xuất cảnh
- Slovakia: Đóng cửa biên giới đối với người nước người trừ người có giấy phép cư trú
- Áo: Đóng ba biên giới trên đất liền giáp Ý đối với người nước ngoài, trừ những người có giấy khám sức khỏe trong vòng 4 ngày. Không có lệnh cấm với công dân Áo.
- Ukraine: Đóng cửa biên giới với người nước ngoài (trừ nhân viên ngoại giao) trong hai tuần
- Hungary: Đóng cửa biên giới với Áo và Slovenia
- Ba Lan: Đóng cửa biên giới từ thứ Bảy với mọi khách nước ngoài
Các cuộc hội họp lớn cũng bị hủy bỏ, nhà hát, nhà hàng và quán ba bị đóng cửa.
Bundesliga của Đức, giải bóng đá duy nhất trong số năm giải lớn nhất châu Âu vẫn đang diễn ra, sẽ hoãn một số trận từ thứ Ba.
Bảo tàng Louvre và tháp Eiffel ở Paris sẽ đóng cửa từ thứ Sáu.
Tại sao tình trạng bệnh dịch ở châu Âu tệ hơn Trung Quốc?
Nhưng châu Âu hiện đang ở vào tình thế tồi tệ hơn.
Số lượng người nhiễm của Trung Quốc chủ yếu chỉ ở một khu vực, tỉnh Hồ Bắc, và chủ yếu tập trung ở một thành phố, Vũ Hán.
Và tình trạng này được chính quyền địa phương giải quyết bằng cách áp đặt một lệnh cách ly lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong khi ở các nơi khác ở châu Âu, dịch bùng phát khắp lục địa và mỗi nước lại có các biện pháp riêng để đối phó.
Mọi con số đều dựa trên các trường hợp được phát hiện, nhưng các nhà khoa học lo ngại rằng có thể dịch bệnh ở mức độ lớn hơn nhiều đang diễn ra mà không được nhận biết ở các nước hiện đang không có công cụ để phát hiện.
Tình trạng các nước khác
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép chính phủ liên bang tiếp cận với quỹ trợ giúp lên tới 50 tỷ đô la Mỹ.Khi ông Trump thông báo điều này, ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ tăng hơn 9%.
Cuối ngày thứ Sáu, ông Trump nói ông không cần tự cách ly, bất chấp việc ông từng gặp ít nhất một người nhiễm virus corona.
Ông Trump đã ban lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ với 26 quốc gia châu Âu, gây ra giận giữ và bối rối trong tuần này. Lệnh này sẽ có hiệu lực vào nửa đêm EDT (0400 GMT).
Pakistan đóng cửa mọi biên giới trên bộ và hạn chế các chuyến bay quốc tế trong 15 ngày.
Canada vừa bỏ phiếu để hoãn họp quốc hội và giới chức y tế nước này khuyên người dân không du lịch nước ngoài nếu không cần thiết.
Thủ tướng Canada Jusstin Trudeau bắt đầu tự cách ly 14 ngày hôm thứ Sáu sau khi vợ ông dương tính với virus.
Cũng trong ngày thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton được đưa vào bệnh viện sau khi xét nghiệm dương tính. Gần đây, ông đã tới Washington và gặp con gái của Tổng thống Trump, Ivanka.
Trong khi đó, Iran thông báo 85 ca tử vong mới, số tử vong trong 24 giờ cao nhất ở nước này, nâng tổng số người chết lên 514. Con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.
Các trường hợp nhiễm virus đầu tiên được ghi nhận ở Đông Phi, ở Kenya, Ethiopia và Sudan, nơi đã có ca từ vong đầu tiên ở châu Phi.
Tin liên quan
- Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?
- Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
- Virus corona: Nước Đức điềm tĩnh, người Việt vẫn hoang mang
- Virus corona: Covid-19 ‘có thể giúp Đảng Cộng sản Việt Nam cải tổ’
- Virus corona: Tự cách ly thế nào cho đúng khi sống chung với người khác?
- Virus corona: Xe bus Hà Nội bật nhiệt độ cao, Anh khuyến cáo không xuất ngoại
No comments:
Post a Comment