Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 17 March 2020


  • Chương trình thảo luận Question Time của BBC 'sẽ không mời khán giả'

    Chương trình Question Time nổi tiếng của đài BBC ở Anh sẽ không mời công chúng vào phòng thu như trước trong mùa chống dịch virus corona.
    Đây là chương trình TV tên tuổi, chuyên mời chính trị gia, các nhà hoạt động đến đối thoại với khán giả, có khi lên tới cả trăm người, tại studio của BBC ở London hoặc ở các điểm công cộng trên nước Anh.
    Nhưng sau khi chính phủ Anh yêu cầu cơ quan nhà nước, đài báo, doanh nghiệp áp dụng 'giữ khoảng cách giao tiếp xã hội' - social distancing, khách mời sẽ không còn vào vào ngồi đối diện khách trong chương trình có từ năm 1979 của BBC.
    Càng gần đây, sự tham gia của công chúng qua mạng xã hội với Question Time ngày càng tăng, có những buổi phát hình ghi nhận 20 nghìn tin nhắn, câu hỏi trên Twitter.
    Fiona Bruce
    Image caption: Người dẫn Question Time hiện nay là Fiona Bruce

  • Xe bus Hà Nội bật nhiệt độ trên 26 độ C

    Báo VN đăng lời ông Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Trung tâm Điều hành, Tổng công ty Vận tải Hà Nội:
    "Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đang thực hiện theo đúng các nguyên tắc phòng chống dịch do Bộ Y tế hướng dẫn. Các xe bus ủa Công ty được hướng dẫn chủ động tắt điều hoà, chỉ sử dụng hệ thống quạt gió, cố gắng mở các cửa thoáng để lưu thông không khí trong xe.
    Với những trường hợp hành khách trên xe đông, không bật điều hoà dẫn đến ngột ngạt thì các xe của Tổng công ty sử dụng điều hoà trên 26 độ C."
    Đây là cách, theo Transerco, là để chống lây lan của virus corona.

  • Anh khuyến cáo không xuất ngoại 30 ngày và công dân 'cần về nhà'

    Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Dominic Raab nói trước Nghị viện hôm 17/03 rằng chính phủ Anh khuyến cáo công dân "không xuất ngoại trong 30 ngày".
    Ông nói: Công dân Anh ra nước ngoài đang gặp phải hạn chế, ngăn chặn ở biên giới khắp mọi nơi, bị cách ly, phong tỏa ở nhiều nước. Tốc độ của các biện pháp được áp dụng ở các nước đang xảy ra rất nhanh."
    Công dân Anh ở nước ngoài "nên về nước ngay lập tức", theo ông Raab, trừ một số nước được nêu trong danh sách của Bộ Ngoại giao Anh (Foreign Office's travel advice
    ).
    Các bạn đọc thêm bài Hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Anh cho công dân của họ về tình hình virus corona ở Việt Nam:

  • EU sẽ đóng biên giới Schengen để ngăn Covid-19

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố khu vực tự do di chuyển Schengen sẽ đóng biên giới để ngăn dịch virus corona lây lan.
    Đi lại trong khu vực này sẽ hạn chế tới mức tối đa, chỉ dành cho các hoạt động rất cần thiết.
    Bà Ursula von der Leyen nói các chính phủ thành viên khối Schengen sẽ áp dụng lệnh này trong ngày thứ Ba.
    Nhân viên ngoại giao, y tế, người có thẻ định cư ở nước khác và một số nhóm hành khách khác vẫn có thể di chuyển xuyên biên giới.
    Trên thực tế, nhiều chính phủ đã ra các lệnh cấm xuất nhập cảnh, hoặc giới nghiêm từng phần ở nước họ.
    Trong bài phát biểu hôm qua trên truyền hình được 35,3 triệu người xem, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người Pháp ở trong nhà và ngừng mọi hoạt động không cần thiết bên ngoài.
    Pháp ban hành giới nghiêm từ 12 giờ trưa thứ Ba trong vòng 15 ngày.

  • Cách Mỹ và Anh đối phó với biến động chứng khoán có đúng và đủ?

    Kinh tế gia Phạm Đỗ Chí từ Florida bình luận:
    Cả Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng cắt giảm lãi suất như biện pháp kích cầu quan trọng. Đâylà những biện pháp hàn lâm quen thuộc được giới hữu trách chính trị yêu thích ở khắp mọi nước. Nhưng theo tôi, trong hoàn cảnh phức tạp hiện tại phải đối diện với nguy cơ suy thoái toàn cầu, biện pháp tiền tệ này khó có kết quả hữu hiệu và nhanh chóng.
    Thứ nhất, là vì mức lãi suất ở hai nước đã quá thấp, giảm thêm đến mức zero hay gần zero không ảnh hưởng gì lắm đến quyết định đầu tư. Thứ hai, là mức cầu suy giảm trầm trọng do tác động hạn chế đi lại hoạt động của dịch cúm virus corona chứ không phải thiếu tiền. Thứ ba, và quan trọng nhất là ngay trước khi dịch cúm xảy ra, nền kinh tế thế giới và cả Anh Mỹ đã có khó khăn sản xuất do thiếu các chuỗi cung ứng từ TQ, tức là từ "nguồn cung" thay vì thiếu "mặt cầu".
    Để đối phó chính xác hơn với nguy cơ suy thoái kinh tế cho cả Anh và Mỹ, cần áp dụng ngay các biện pháp tài khóa như giảm thuế thêm và chi tiêu chính phủ, nhất là cho hạ tầng.
    Thí dụ quan trọng là ngay cả trong thời điểm gấp rút hiện tại,để đối phó với tác động kinh tế xã hội của dịch cúm, nhiều nhà chính trị và chuyên gia-, kể cả tôi, đề nghị cấp ngay khoản tiền gọi là "tax rebate" độ 1.000 đô la cho mỗi người, hay cho mỗi hộ gia đình, để chi tiêu tùy ý theo nhu cầu trong thời buổi khó khăn. Tác động kích cầu của nó sẽ hữu ích và hiệu quả hơn biện pháp giảm lãi suất.
    Toàn bài phỏng vấn với TS Phạm Đỗ Chí trên trang bbcvietnamese.com:
    Tiền tệ
    Image caption: Hỗn loạn thị trường đã kéo dài vài ngày vì virus corona

  • Ghi nhớ sự giúp đỡ, nhân tiện vẽ thêm ‘đường lưỡi bò’

    Nhiều tài khoản mạng xã hội của các du học sinh Việt Nam đang kêu gọi comment phản đối việc trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng hai bức tranh nhằm thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa hai nước Ý và Trung Quốc, nhưng trong đó lại lồng ghép hình ảnh 'đường lưỡi bò' bên dưới bản đồ của Trung Quốc.
    Tài khoản Facebook có tích xanh của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý viết: "Các bạn có lẽ quên, nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi. Giờ là lúc chúng tôi giúp đỡ các bạn. Xin cảm ơn hai nghệ sĩ tuyệt vời Aurora Cantone và Quân Chính Bình. Cố lên Italy".
    Cùng với thông điệp đó là bức tranh có bản đồ Ý và Trung Quốc, trong đó bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò cùng dòng chữ 12/5/2008, ý nhắc nhở sự giúp đỡ của Ý với Trung Quốc trong trận động đất Tứ Xuyên 2008.
    Một facebooker kêu gọi phản đối với bình luận: “Tất nhiên, mình hiểu rằng "họ cho rằng" họ có chủ quyền trên đấy và họ phải thường xuyên khẳng định điều đó. Nhưng việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân nước Việt mình. Nếu mình không hành động cho thế giới thấy mà để họ thoải mái phát tán những hình ảnh như thế này, những người dân châu Âu sẽ chẳng ai còn tôn trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam nữa và thế là chúng ta đã thua trong cuộc chiến truyền thông”.

  • Thu thập chữ ký yêu cầu ông Trump xin lỗi vì gọi 'virus Trung Quốc'

    Trên trang Change.org hiện đang thu thập chữ ký kêu gọi Tổng thống Trump phải xin lỗi vì trong một tweet đã gọi virus corona là ‘virus Trung Quốc’.
    Những người này cho rằng điều này là ‘phân biệt chủng tộc’.
    Cụ thể, trên tài khoản twitter chính thức của mình vào 16/3/2020, ông Trump viết:
    "Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp như vậy, chẳng hạn ngành hàng không và các ngành khác, bị ảnh hưởng đặc biệt bởi virus Trung Quốc. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
    Thư thu thập chữ ký yêu cầu ông Donald Trump xin lỗi tất cả người Trung Quốc hiện đã nhận được hơn 50 ngàn chữ ký, kể từ sau khi được tạo ra vào ngày 16/3.
    Trang twitter của tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) đăng tải thông tin về thỉnh nguyện thư nói trên. Tuy nhiên, trong bình luận, bên cạnh những ý kiến đồng ý, có ý kiến cho rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc nợ người dân toàn cầu một lời xin lỗi vì che giấu sự thật về virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc”.

  • Tom Hanks và vợ xuất viện

    Nam diễn viên người Mỹ Tom Hanks và vợ Rita Wilson đã xuất viện sau thời gian điều trị virus corona tại một bệnh viện ở Úc.
    Hiện cặp đôi này đang tự cách ly trong căn nhà thuê ở Queensland.
    Thứnăm tuần trước, Hanks, nămnay 63 tuổi, cho biết trên Instagramrằng ông đã bị nhiễm virus.
    "Chúng tôi cảm thấy hơi mệt mỏi, giống như bị cảm lạnh và đau nhức cơ thể. Rita có một vài cơn ớn lạnh và sốt nhẹ nữa", ông viếttrong một bài đăng.
    Sau đó, ông tiếp tục đăngmột bài đăng khác, cảm ơn "mọi người ở đây, những người đang chăm sóc chúng tôi rất tốt".
    Hiện Úccó 375 trường hợp nhiễm virus corona.
    Tom Hanks

  • VN phát động toàn dân quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch

    Sáng 17/3, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.
    Theo đó, kêu gọi người dân, đặc biệt là giới doanh nhân, đơn vị, tùy theo khả năng của mình, quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch trong thời gian dự kiến 45 ngày (từ ngày 17/3-30/4/2020).
    Viện dẫn con số 61 người nhiễm tại Việt Nam đến thời điểm này, 16 ca đã chữa khỏi và chưa có bệnh nhân nào tử vong; trong khi dịch bệnh lan rộng đến 158 quốc gia với tốc độ nhanh ngoài sức tưởng tượng, khoảng 170.000 người nhiễm bệnh, trên 6.500 người đã tử vong, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam cho rằng, Việt Nam "đã kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả".
    Truyền thống Việt Nam loan tin, đến thời điểm phát động, có hơn 30 đơn vị, nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 230 tỷ đồng.
    Khu cách ly bệnh nhân COVID-19 thứ 18 tại Ninh Bình
    Image caption: Khu cách ly bệnh nhân COVID-19 thứ 18 tại Ninh Bình

  • Người Úc cao niên được ưu tiên khi mua sắm

    Giữa bối cảnh việc mua sắm tại các siêu thị đang rất khó khăn, các chuỗi siêu thị lớn của Úc đã dành những giờ giao dịch đầu tiên cho người già và người khuyết tật.
    Hai chuỗi siêu thị lớn là Coles và Woolworths bắt đầu chính sách này từ hôm nay 17/3.
    Người cao niên và người khuyết tật được ưu tiên mua các mặt hàng đang được săn lùng nhiều như giấy vệ sinh và thực phẩm đóng hộp.
    Tuy nhiên, một số người vẫn thất vọng.
    Jan Owen tweet: "Đã đến @woolworths từ sớm để người cha vợ 86 tuổi của tôi mua sắm vào giờ ưu tiên #senencieshour nhưng các kệ đều trống rỗng."
    Những hàng dài chờ đợi bên ngoài một trung tâm mua sắm ở vùng Sunbury, Melbourne
    Image caption: Hàng dài người chờ đợi bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Sunbury, Melbourne

  • Mỹ thử nghiệm lâm sàng vaccine kháng virus corona trên người

    Theo hãng tin Associated Press, bốn bệnh nhân đã được tiêm mũi vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Viện nghiên cứu Kaiser Permanente ở Seatte, bang Washington.
    Vắc-xin này chứa mã di truyền vô hại được sao chép từ virus gây bệnh.
    Các chuyên gia nhận đinh rằng sẽ mất nhiều tháng để biết liệu vắc-xin này, và các loại vắc-xin khác cũng đang được nghiên cứu hoạt động hiệu quả hay không.
    Vaccine

  • Canada, Malaysia cũng đóng cửa biên giới

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừatuyên bố nước này sẽ đóng cửa toàn bộ các đường biên giới với công dân nước ngoài, ngoại trừ công dân Mỹ, dù ngoại lệ này có thể thay đổi.
    Trướcđó, tối 16/3, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tuyên bố nước này sẽ không chào đón bất kỳ người nước ngoài nào trong thời gian từ 18 đến 31/3. Công dân Malaysia được yêu cầu không ra nước ngoài trong thời gian này.

  • Đức, Pháp thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch

    Đức và Pháp đã áp đặt các biện pháp mới, nghiêm ngặt hơn, giữa khi các quốc gia trên khắp châu Âu đang căng mình ngăn chặn sự lây lan của viruscorona.
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố thựchiện phongtoả với những bước đi tương tự như những gì Ý và Tây Ban Nha đãlàm và nói rằng: "Chúng ta đang trong một cuộc chiếnvề sức khỏe".
    Ông Macron cũng cho biết,Liên minh châu Âu sẽ đóng cửa biêngiới đối với hànhkháchtừ bên ngoài khối này, bắt đầu từ hôm nay 17/3.
    Tại Đức, hầu hết các cửa hàng và địa điểm bán tạp hóa đã được yêu cầu đóng cửa.
    Thủ tướng ĐứcAngela Merkel cũng cấm các sinh hoạt tôn giáo và yêucầu người dân hủy bỏ những chuyến đi không cấp thiết trong nước hoặc ranước ngoài. Các trường học trên cả nước cũngđã bị đóng cửa.
    Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson không công bố các hạn chế bắt buộc nhưng kêu gọi mọi người tránh đếncác quán rượu và câu lạc bộ, hạn chế đi du lịch không cần thiết hoặc tiếp xúc với người khác.
    Trước đó, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho rằng, các chính phủ đã không làm đủ để chống lại đại dịch và kêu gọi họ đẩy mạnh các chương trình xétnghiệm.
    "Quý vị không thể chiến đấu bằngcách bịt mắt và chúng ta sẽ không thể ngăn chặn đại dịch này nếu không biếtnhững ai đãnhiễm bệnh", ông nói trong một cuộc họp báo ở Geneva. "Chúng tôi có một thông điệp đơn giản gửi đến tất cả các quốc gia: hãy xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm."
    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, đã có hơn 174.000 ca nhiễm coronavirus trên toàn cầu vớihơn 6.700 trường hợp tử vong.
    Berlin shops
    Image caption: Các cửa hiệu ở Berlin (Đức) bị ảnh hưởng do số khách hàng giảm đột ngột

  • Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt thảm hại

    Thị trường chứng khoán toàn cầu lại tiếp tục sụt giảm mặc dù có can thiệp của các ngân hàng trung ương nhiều quốc gia nhằm làm giảm tác động của dịch virus corona.
    Lo lắng về dịch virus corona khiến chỉ số Dow Jones rớt xuống 2.997 điểm, hay 12,9%, sau khi Tổng thống Donald Trump nói nền kinh tế Mỹ "có thể" sẽ suy thoái.
    S&P 500 rớt 12%, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1987.
    Chỉ số FTSE 100 giảm 4%, và các thị trường châu Âu khác cũng tương tự.

  • London 'đi trước vài tuần' so với các nơi khác về mức độ lây nhiễm

    Thủ tướng Boris Johnson nói London 'đi trước vài tuần' xét về diễn biến lây nhiễm bệnh dịch, được biểu thị dưới dạng hình chuông - có nghĩa là tại thành phố này việc lây lan diễn ra nhanh hơn.
    Vì vậy, ông nói, những ai đang sống tại thủ đô nước Anh cần phải đặc biệt cảnh giác.
    .

  • Thủ tướng Anh yêu cầu người dân tránh đi lại nếu không thật cần thiết

    Thủ tướng Boris Johnson cuối giờ chiều 16/3 có bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình. Ông nói: "Nay là lúc mọi người phải dừng việc tiếp xúc không cần thiết với người khác và dừng mọi việc di chuyển không cần thiết."
    Một số điểm chính trong bài phát biểu của ông Johnson:
    • Nếu chung sống với bất kỳ ai ho hoặc sốt, bạn hãy ở nhà 14 ngày
    • Mọi người nên bắt đầu làm việc ở nhà nếu có thể
    • Tránh tới các quán rượu, câu lạc bộ, nhà hát và các sự kiện khác có đông người
    • Chỉ sử dụng dịch vụ y tế công (NHS) khi thực sự cần thiết
    • Kể từ 17/3, chính phủ không "hỗ trợ" các cuộc tụ tập đông người cần đến các nhân viên thuộc dịch vụ khẩn cấp.
    Trưởng cố vấn khoa học, Sir Patrick Vallance nói "có thể cần thiết" phải tính đến chuyện đóng cửa trường học, nhưng chỉ "vào đúng giai đoạn" của đợt bùng phát dịch bệnh.
    Anh Quốc đã phải đối diện với những chỉ trích về việc áp dụng các biện pháp kém quyết liệt so với các nước khác ở châu Âu.
    Tuy nhiên, Sir Patrick bảo vệ các chính sách của chính phủ và nói Anh đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn trong giai đoạn đầu so với "một số" nước khác.
    BBC

  • Việt Nam thêm 4 ca dương tính với Covid-19 hôm 18/3

    Hôm 16/3, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid-19 mới. - 3 ca ở Hà Nội và một ca ở Ninh Thuận.
    Bệnh nhân 58 là nữ, 26 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội thành phố Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Pháp, nhập cảnh ở sân bay Nội Bài ngày 15-3.
    Bệnh nhân 59 là nữ, 30 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội , là tiếp viên trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam ngày 2-3, cùng chuyến với nhiều bệnh nhân dương tính với Covid-19 trong 'lô số 2'.
    Bệnh nhân 60 là nam, 29 tuổi, quốc tịch Pháp, là hành khách trên chuyến bay từ Paris về Nội Bài ngày 9-3.
    Cả ba người trên hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
    Bệnh nhân 61 là nam, 42 tuổi, ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất hôm 4-3 trên chuyến bay VJ826 từ Malaysia.
    Đây là ca đầu tiên được phát hiện ở tỉnh này. Bệnh nhân hiện đang được điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

  • Malaysia: 'nội bất xuất ngoại bất nhập'

    Malaysia sẽ cấm công dân nước này ra nước ngoài và người nước ngoài vào Malaysia trong hai tuần bắt đầu từ thứ Tư ngày 18/3, Thủ Tướng Muhyiddin Yassin nói trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Hai.
    Từ 18 đến 31/3, tất cả công dân Malaysia sẽ bị cấm ra nước ngoài. Những ai từ nước ngoài về sẽ được kiểm tra sức khỏe và phải thực hiện tự cách ly trong 14 ngày, ông Muhyiddin nói.
    Khách nước ngoài, trong đó có khách du lịch, sẽ không được vào Malaysia trong thời gian này.
    Các sự kiện tụ tập đông người trên toàn quốc, kể cả sự kiện tôn giáo, thể thao, hoạt động văn hóa xã hội sẽ bị cấm, ông nói thêm.
    Tất cả các trường học và trường đại học cũng sẽ đóng cửa, ông nói thêm.
    Các công ty cũng sẽ đóng trừ những hãng tham gia đến dịch vụ chủ chốt như nước, điện, năng lượng, viễn thông, vận tải, xăng dầu, an toàn và quốc phòng.

  • Các hãng hàng không châu Âu ồ ạt hủy chuyến, thải người

    Virgin Atlantic sẽ cắt 3/4 chuyến bay và cho nhân viên về nghỉ phép không lương tám tuần.
    Ryanair và EasyJet đã cho đa số phi cơ của họ ngừng bay, IAG, công ty mẹ của BA, sẽ cắt giảm 75% các chuyến bay.
    Norwegian Air hủy hàng nghìn chuyến bay và sẽ tạm thời sa thải 7,500 nhân viên.
    Richard Branson
    Image caption: Tỷ phú Richard Branson, ông chủ của Virgin Atlantic Airline cùng các người mẫu trong một sự kiện quảng cáo cho hãng hàng không này thời thịnh vượng.

No comments:

Post a Comment