Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 5 April 2014

TẠI SAO DU KHÁCH MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI ?





Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Description:  cid:1.2577479506@web125102.mail.ne1.yahoo.com

Ảnh: Tác giả Nomadic Matt trong một chuyến du lịch

Nomadic Matt, người Mỹ, là một tay du lịch “phượt” chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC, Yahoo!, Times, New York Times…
Dưới đây là bài viết “Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” của Nomadic Matt.
Description: cid:2.2577479507@web125102.mail.ne1.yahoo.com
Nomadic Matt với BBC / CNN / The Wall Street Journal / Time / Travellers Mag
Năm 2007, tôi đi du lịch đến Việt Nam và khi quay về, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ khi gặp một cô gái thực sự muốn đi hoặc phải đi công tác, tôi mới quay lại Việt Nam lần hai. Ai biết trước tương lai thế nào nhưng hiện tại tôi không hề muốn quay trở lại. Điều tệ hại nào ở Việt Nam – đất nước duy nhất tôi yêu thích?
Vâng, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho bạn.
Câu trả lời đơn giản là chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.
Người bán hàng rong cố chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém” đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt. Khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ giữ cửa hàng lại, kéo áo sơ mi đến lúc tôi mua một món gì đó.
Du ngoạn Vịnh Hạ Long, những nhà điều hành tour quá số khách và không có nước uống trên thuyền, do đó, những khách phòng đơn đột nhiên thấy mình có thêm bạn cùng phòng … thỉnh thoảng cùng giường!
Một trong những trải nghiệm tệ nhất là đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đang bắt xe buýt về thành phố Hồ Chí Minh. Tôi khát nên đi mua một món đồ uống phổ biến ở Việt Nam – nước, chanh, phụ gia và đường trong một túi nilon, nhưng cô bán nước đã lừa dối trước mặt tôi.
“Cô ấy nói với bạn bè sẽ chặt chém và lừa gạt vì anh là người da trắng”, anh bạn Mỹ gốc Việt mới quen nói. “Cô ấy nghĩ anh không để ý”. “Thứ này thực ra giá bao nhiêu? ” Tôi hỏi anh. Tôi trả đúng số tiền, nói cô là người xấu và bỏ đi. Thứ tôi quan tâm là lời nói thiếu tôn trọng, không phải tiền.
Chắc chỉ mình tôi có trải nghiệm tệ hại và Việt Nam thực sự tuyệt diệu. Chỉ mình tôi xui xẻo, gặp những người đó vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, vô số du khách khác gặp chuyện giống tôi. Khó ai có chuyện hay có lẽ đã giải thích tại sao 95% du khách không quay lại. Tất cả đều kể chuyện bị lừa đảo hoặc bịp bợm. Họ cũng cảm thấy không được chào đón.
Tôi chứng kiến nhiều người gặp rắc rối ở Việt Nam. Bạn tôi mua chuối và người bán hàng bỏ đi mà không trả tiền thối. Tại siêu thị, họ trả sô-cô-la thay tiền thối. Hai bạn tôi đã ở Việt Nam 6 tháng, dù thành “dân địa phương” vẫn cứ nói Việt Nam thô lỗ. Hàng xóm không thân tình. Họ luôn là người ngoài cuộc. Thậm chí những người gặp gỡ hàng ngày cũng là xa lạ. Trải nghiệm của tôi hầu như không phải ngoại lệ, dù đi đến đâu đi nữa.
Rất nhiều người nghĩ người Việt Nam thực sự tốt. Họ rất thích chuyến đi làm tôi tự hỏi tại sao trải nghiệm lại khác biệt nhau đến thế. Điểm chú ý là đa số du khách trải nghiệm tốt đi du lịch sang trọng, còn lại là khách ba lô và khách bình dân. Sự kỳ lạ đó củng cố câu chuyện tôi nghe
Ở Nha Trang, tôi gặp một giáo viên tiếng Anh sống tại Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được dạy rằng tất cả các vấn đề đều do người Tây gây ra, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và người phương Tây “nợ” người Việt Nam. Họ mong khách Tây tiêu tiền ở Việt Nam, nên khi thấy du khách tiết kiệm từng xu, họ buồn bã và nhìn vào trên ba-lô và đối xử tệ. Những người tiêu tiền, tuy nhiên, có vẻ được đối xử khá tốt. Tôi không biết điều này có đúng hay không nhưng với những gì tôi thấy, nó có ý nghĩa nhất định.
Tôi không đánh giá về đất nước hay con người Việt Nam. Tôi không tin mọi người dân đều xấu xa, thô lỗ. Tôi chỉ phản ánh trải nghiệm du lịch. Ba tuần tôi ở Việt Nam không thể nói lên tất cả. Tại sao tôi muốn ở lại đất nước đối xử như thế với tôi? Tại sao tôi lại muốn quay lại? Tôi không quan tâm mình bị chặt chém. Không phải về tiền. Tôi rất vui khi trả nhiều tiền hơn – một đô la giúp ích chọ họ nhiều hơn cho tôi.
Nhưng tôi là một khách ba lô không có nghĩa tôi đáng được tôn trọng ít hơn người khác. Tôi không mong được tiếp đãi như ông hoàng, chỉ cần tôn trọng cơ bản mà thôi. Và tôi chưa thấy mình được tôn trọng ở Việt Nam. Họ nhìn tôi như thể “một con lừa” để lừa bịp. Người thô lỗ ở khắp mọi và sự bất lương cũng vậy, song tôi không bao giờ trở lại Việt Nam để mình khỏi phải cảm thấy nó quá tồi tệ.


Description: cid:3.2577479507@web125102.mail.ne1.yahoo.com 

Momadic Matt họp báo Traveller Magazine về VN đánh đàn bà nơi chổ hiểm.

Điều quan trọng là tôi nhìn thấy công an Việt Nam rất thích đánh người biểu tình , phản đối một điều gì đó với chính phủ.

Như tại Hà Nội , tôi nhìn thấy một đám đông đang la ó , chống đối Trung Quốc chiếm hải đảo gì đó ngoài khơi Việt Nam . Tôi hỏi vụ gì thì người kế bên nói là chống Trung Quốc lấn chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chừng vài phút sau thì ba xe công an chạy đến . Họ bao vây đám đông , có vài công an mặc thường phục lẩn vào đám đông.
Họ lôi kéo một số người đang cầm bảng ghi lớn là Chống Trung quốc chiếm đảo Việt Nam...
Một anh công an thường phục , đằng sau đi tới , danh dùng sức mạnh thoi vào âm hộ của một phụ nữ trong đám biểu tình .
Cú thoi mạnh vào âm hộ của tên công an , làm phụ nữ ôm bụng đau đớn vô cùng , còn anh công an ấy mặt rất vui , lẩn vào đám đông mất dạng.
Đây là một hành động của một người bị bệnh cuồng dâm , thích gây đau đớn cho đàn bà trước khi giao hợp .
Người cuồng dâm ấy lại là công an khu vục bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Tôi không biết có nhiều công an Việt Nam có chứng bệnh nầy hay không , nhưng tôi thấy báo chí có đăng hình nạn nhân bị công an tra tấn tàn bạo. Họ đánh nạn nhân vào bắp đùi và hạ bộ rất thường xuyên . Nhiều phụ nữ ấy , bị tra tấn không dám trưng bày cho báo chí hay thân nhân để chụp hình thưa kiện công an . Họ sợ xấu hổ với xóm làng vị bị công an đánh vào âm hộ của mình.

Description: cid:4.2577479507@web125102.mail.ne1.yahoo.com

Một phụ nữ bị công an đánh vào hạ bộ và âm hộ . Nạn nhân chết khi về nhà


Description: cid:5.2577479507@web125102.mail.ne1.yahoo.com

Phụ nữ Nha Trang bị công an đánh vào ngực và tay .

Có thể xâm phạm tình dục nạn nhân .

Công an Việt Nam đa số mang hội chứng cuồng dâm khi tra tấn phụ nữ, đều được cấp trên bỏ qua không truy tố ra pháp luật .
Hầu hết những phụ nữ nạn nhân , khoảng 80 % đều bị công an Việt Nam hãm hiếp hay đánh vào âm hộ phụ nữ lấy làm vui sướng .
Chưa thấy công an nào bị ra tòa án xử phạt cả.
Vậy bạn đi du lịch Việt Nam , nếu là phụ nữ thì rất cẩn thận chuyện công an Việt Nam bị hội chứng cuồng dâm như kể trên .
Nhưng đừng thấy tôi không thích Việt Nam mà bạn không đi. Đây là trải nghiệm của tôi, còn bạn nên tự mình đi thử để trải nghiệm. Và nếu bạn không đi vì bài báo này , tôi sẽ tìm và lôi bạn đến đó!
T. Ito dịch từ web site của Normadic Matt .

Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn.

Bài viết không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh.
Hiện nay, chuyện "chặt chém" du khách lại nổi lên trên các mặt báo. Nhưng chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ bài viết "Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam" của Matt Kepnes được Huffington Post đăng ngày 30/1/2012.
Tôi không phải cái máy rút tiền (ATM) di động
Matt Kepnes cho biết mình là một người du lịch "bụi". Anh đã đến du lịch Việt Nam trong vòng một tháng vào năm 2007. Sau khi về nước, Matt Kepnes đã kể về những trải nghiệm của mình ở Việt Nam trên blog cá nhân của mình. Rằng mình "liên tục bị quấy rầy, bị chặt chém, trả giá đắt và đối xử tệ".
Kết quả Matt Kepnes đã tuyên bố trong bài viết của mình: "Sau những kinh nghiệm của tôi có được từ năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đây trừ khi phải đến Việt Nam với mục đích kinh doanh hoặc do yêu cầu của bạn gái".
Sau khi bài viết nói trên được Huffington Post đăng lại ngày 30/1/2012 thì Matt Kepnes bỗng trở nên "nổi tiếng" trong cộng đồng mạng. Một tờ báo lớn của thế giới, tờ BBC đã liên hệ và phỏng vấn Matt Kepnes từ Campuchia về quan điểm của anh đối với du lịch Việt Nam.
Matt Kepnes trả lời rằng: "Tôi đã đến nhiều nơi ở Việt Nam, trong đó Hội An là nơi tôi yêu thích nhất, nhưng thậm chí tôi cũng bị quấy rầy bởi những người bán hàng". Matt Kepnes còn tuyên bố thẳng thừng: "Tôi không muốn quay trở lại vì tôi bị đối xử quá khác biệt. Tôi không muốn đi đâu tôi cũng bị coi như một cái máy rút tiền ATM di động".
Trong bài phỏng vấn của mình trước BBC, Matt Kepnes cũng đã cho biết "khoảng 95 % những người du lịch Việt Nam nói họ sẽ không quay trở lại", "Việt Nam là đất nước ít thân thiện nhất mà tôi từng đến". Đó là lời nhận xét mang tính chủ quan, khá nặng nề của Matt Kepnes trong cuộc phỏng vấn với BBC.
Nói về bài viết gây "sốc" của Matt Kepnes, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cho rằng: "Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn. Bài viết không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh".
Nhận định của ông Vũ Thế Bình khiến người viết có nhiều suy nghĩ. Đúng là Việt Nam cần chấn chỉnh lại chất lượng và cung cách dịch vụ du lịch của mình. Và cũng đã đến lúc du lịch Việt Nam phải tự "soi mình", tích cực sửa chữa để có thể hút khách và phát triển bền vững. Cũng là một cách quảng bá xứ sở Việt Nam một cách văn hóa nhất.
Thật ra Matt Kepnes không phải là trường hợp "không may mắn" duy nhất khi du lịch "bụi" tại Việt Nam. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ vụ hai vợ chồng trẻ người Hồng Kông sang hưởng lễ Giáng sinh tại Việt Nam và đã bị móc sạch túi trong một lần đi chơi ở TP Hồ Chí Minh. Cuối cùng, trong khi chờ công an truy tìm lại tài sản, họ đã phải bày bán ảnh du lịch để kiếm sống và ở nhờ nhà dân.
Dư luận Việt Nam đã bàn luận rất nhiều hình tượng Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế khi sự việc này xảy ra. Nhưng rốt cuộc, khi Kay và Doris (tên của đôi vợ chồng nói trên) lên đường về nước thì sự việc đã chìm vào quên lãng. Theo lẽ thường tình, có lẽ đôi vợ chồng này cũng khó có thể vui lòng quay trở lại Việt Nam để du lịch. Bởi theo quan điểm của người Á Đông thì "một lần bất tín thì vạn lần bất tin".
Mấy ngày hôm nay, báo chí cũng lại liên tục đưa tin về chuyện "chặt chém" khách du lịch. Nhưng nhờ đó một số "con sâu làm rầu nồi canh" như tài xế lái xe taxi, xích lô và những nhà hàng "chém đẹp" du khách đã bị các cơ quan chức năng vào cuộc, bị phạt và phải xin lỗi du khách.




Sự cố Lantar-Viet và nỗi lo du lịch Việt
Thậm chí, quan chức đứng đầu ngành du lịch nước ta cũng đã đến tận nơi ở của hai mẹ con khách du lịch nước ngoài bị người đạp xích lô "chém" 1,3 triệu đồng để xin lỗi và tặng họ một chiếc bình gốm dân tộc.
Thực tế du lịch Việt Nam cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh của mình đến với bạn bè quốc tế. Chẳng hạn, chúng ta vẫn còn nhớ vào ngày 1/2/2012, khi Công ty Du lịch Lantar- Viet của Nga bất ngờ tuyên bố phá sản, 124 du khách Nga đã bị "người đồng hương" của họ bỏ rơi ở Mũi Né (Bình Thuận) trong tình trạng không biết nhờ vả vào ai.
Đại diện chính quyền sở tại, ông Nguyễn Thành Tâm (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) khi đó cho biết dù không thể tránh được những khó khăn, thiệt thòi, nhưng vì thương hiệu của Mũi Né, vì ngành du lịch Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung, các resort vẫn lo chu đáo cho 124 du khách của Công ty Lanta- Viet.
Sau vụ việc này, ông Klimov Vladimir- nhân viên lãnh sự thuộc Lãnh sự quán Nga tại TP.HCM đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với chính quyền sở tại. Như vậy, việc tỉnh Bình Thuận tạo điều kiện cho 124 du khách Nga có thể tiếp tục tham quan, nghỉ dưỡng theo đúng lịch trình là một thành công lớn đối với hình ảnh du lịch Việt Nam đối với bạn bè thế giới.
Như chính Huffington Post cũng có phần lưu ý của Matt Kepnes với bạn đọc rằng: "Trong khi tôi trải nghiệm điều không hay tại Việt Nam thì nhiều người đã có kỷ niệm đẹp". Tất nhiên, đến một lúc nào đó, hy vọng Matt Kepnes sẽ phải suy nghĩ lại về những phát ngôn của mình về du lịch Việt Nam. Bởi lẽ những gì Matt Kepnes gặp phải ở Việt Nam chỉ là một nửa sự thật.
Rõ ràng, Việt Nam có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Các kỳ Festival đặc thù của các tỉnh, thành phố ngày càng thu hút du khách. Sự thành công của các cuộc thi hoa hậu quốc tế tại Nha Trang, Vịnh Hạ Long- kỳ quan thiên nhiên thế giới đã trở thành "khát vọng" hóa Rồng của ngành du lịch Việt Nam... Bên cạnh đó, các khách sạn 4-5 sao, các resort, các khu du lịch hiện đại được xây dựng nhanh chóng cũng góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp cho du lịch Việt Nam.
Nhưng với những điều đó thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ chúng ta cũng cần phải chuyên nghiệp cả trong các tour du lịch, dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ bình dân khác. Mà khổ thay, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động "nghiệp vụ" này lại còn ...rất kém!
Bên cạnh đó, cung cách quản lý du lịch và các dịch vụ đi kèm cũng phải có những bước đi cần thiết và hiệu quả. Còn nhớ, cách đây chừng ba năm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng từng bày tỏ mong muốn lực lượng cảnh sát du lịch được thành lập theo mô hình của các nước có nền du lịch phát triển như Pháp, Tây Ban Nha hay Ai Cập, Thái Lan... để giải quyết tại chỗ những hiện tượng lừa đảo, "chặt chém" ép khách, ép giá. Tuy nhiên cho đến nay ý tưởng này vẫn chưa được thực hiện.
Thực tế đa phần du khách nước ngoài đến Việt Nam đều là "Tây ba lô", du lịch "bụi" bằng tiền bảo hiểm thất nghiệp trong khi... chờ việc, hoặc họ là công nhân, viên chức du lịch trong thời gian nhàn rỗi hoặc ngày lễ, tết. Các du khách nói trên cũng là những gia đình, những nhóm bè bạn đi chung tour để được các công ty lữ hành khuyến mãi và hạ chi phí.
Đừng xem du khách như một "mỏ vàng" để moi tiền bằng mọi cách. Nhưng nếu được đối xử công bằng và thân thiện thì chắc chắn du khách sẽ cảm thấy hài lòng và lưu luyến. Nhất là đối với những du khách nước ngoài lần đầu đến Việt Nam, người sẽ mang hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế một cách hồ hởi và trực tiếp nhất.

No comments:

Post a Comment