Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 4 April 2014

TIN THẾ GIỚI

 

 Trung Quốc chặn tin tức về biểu tình bạo động ở Quảng Đông
Người biểu tình đốt thùng rác để phản đối một dự án nhà máy hóa chất, trên đường phố ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01 tháng 4 năm 2014.
Người biểu tình đốt thùng rác để phản đối một dự án nhà máy hóa chất, trên đường phố ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01 tháng 4 năm 2014.
CỠ CHỮ
Ngoại trưởng Anh: EU không thể nới lỏng lệnh trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Anh William Hague.
Ngoại trưởng Anh William Hague.
CỠ CHỮ
Ngoại trưởng Anh William Hague nói Châu Âu nên tiếp tục phản ứng “vững vàng và đoàn kết” để đáp lại việc Nga leo thang cuộc khủng hoảng Ukraina.

Ngoại trưởng Hague lên tiếng hôm nay trước một cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Ngoại giao Liên hiệp Âu Châu ở Athens, nơi dự kiến các biện pháp chế tài chống Nga sẽ nằm trong nghị trình thảo luận.

Ông Hague nói cho tới nay, chỉ có một 'cuộc triệt thoái lấy lệ', rút một số binh sĩ đã được điều động đông đảo tới gần biên giới Ukraina, và sự hiện diện của lực lượng này đã làm tăng những lo sợ về một cuộc xâm lăng từ Nga.

Các nước Tây phương đã thông qua những biện pháp chế tài để trừng phạt Nga về vụ sáp nhập bán đảo Crimea, một hành động đã bị Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ bác bỏ.

Nga tiến vào bán đảo Crimea hồi tháng trước sau khi Tổng Thống Viktor Yanukovych, một nhân vật được Nga hậu thuẫn, bị lật đổ.

Vụ lật đổ ông Yanukovych diễn ra sau nhiều tuần lễ biểu tình của phe đối lập.

Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai

J.B. Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
2014-04-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
image005-600.jpg
Ngày 29/3/2014, người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng.
Photo by Nguyễn Hữu Vinh
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến 21h30, ngày 29/3/2014, người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bị ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.
Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.
Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.
Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất  trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.
Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).
Nên nhớ rằng, ông Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã “được” UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật“nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.
Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ: Ngày 20/1/2013, tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là “dự án treo”. Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.
image006-250.jpg
Người dân tập trung phản ứng hành động của chính quyền địa phương. Photo by Nguyễn Hữu Vinh
Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này.
Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.
Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.
Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.
Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.
Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.
Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoaàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Cho đến giờ này, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.
Thông tin mới nhận được: Sau khi những thông tin này được loan trên mạng vào hồi 21h30, vào lúc 23h ngày 29/3, Tỉnh HT đã có thông báo: Đề nghị bà con về nghỉ và sau 15 ngày, Tỉnh sẽ vào họp và chấp nhận các yêu cầu của người dân. Sau đó người dân đã rút về chờ đợi.
Ngày 29/3/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của RFA.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên theo gương Nga trong vụ Crimée 
 
Trụ sở bộ Ngoại giao Mỹ (www.state.gov)
Trụ sở bộ Ngoại giao Mỹ (www.state.gov)

Đức Tâm
Hôm qua, 03/04/2014, phát biểu trước Tiểu ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Russel, phụ trách khu vực Đông Á, cho rằng phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ Nga sáp nhập Crimée mang tính răn đe cao, buộc Trung Quốc phải suy nghĩ, không nên có những hành động giống như Nga.

Bên cạnh lời cảnh báo này, Washington khẳng định là Bắc Kinh không nên nghi ngờ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đồng minh Châu Á.
Việc Matxcơva thôn tính Crimée đã dấy lên nhiều lo ngại là Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để khẳng định các yêu sách của họ trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhận định, việc Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ có tác dụng răn đe đối với bất kỳ ai tại Trung Quốc coi việc sáp nhập Crimée như một mô hình » để noi theo.
Theo ông Daniel Russel, « Trung Quốc cần chứng tỏ nhiều hơn nữa là họ ủng hộ một giải pháp hòa bình cho các vấn đề này ».
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh : « Tổng thống Hoa Kỳ và chính quyền Obama kiên quyết thực hiện các thỏa thuận quốc phòng ký với các đồng minh », như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.
Tổng thống Barack Obama coi việc « xoay trục » sang Châu Á là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong vòng công du Châu Á, bắt đầu từ ngày 22/04, nguyên thủ Mỹ tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.
tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Lãnh thổ - Ngoại giao - Quốc tế - Trung Quốc

Nga rút đại diện quân sự khỏi NATO

NATO quyết định ngưng hợp tác với Nga, và tăng cường phòng vệ cho Đông Âu.
NATO quyết định ngưng hợp tác với Nga, và tăng cường phòng vệ cho Đông Âu.
REUTERS/Jacquelyn Martin/Pool

Thụy My
Hôm qua 03/04/2014 Nga đã cho triệu hồi đại diện quân sự cao cấp nhất ở NATO. Đây là hậu quả mới nhất của cuộc khủng hoảng Ukraina.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Antonov cho biết tướng Valeri Evnevitch được triệu hồi về Matxcơva để tham vấn. Vài tiếng đồng hồ trước đó, Nga đã yêu cầu NATO làm rõ về các hoạt động ở Đông Âu, nơi Liên minh Bắc Đại Tây Dương cam kết tăng cường phòng vệ cho các nước thành viên giáp giới với Nga.
Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen đã phản ứng mạnh mẽ trước yêu cầu trên. Ông lên án Nga đã « vi phạm tất cả các nguyên tắc và các cam kết của mình trước quốc tế, trước hết là cam kết không xâm lăng một nước thứ ba ».
Hôm thứ Ba 1/4, NATO đã ngưng « tất cả các dạng thức hợp tác cụ thể về dân sự lẫn quân sự » với Nga, sau khi Matxcơva sáp nhập vùng đất tự trị Crimée của Ukraina.
Thủ tướng Estonia, Taavi Roivas cho biết NATO đã chấp nhận đề nghị của Estonia, để cho các máy bay của NATO được sử dụng căn cứ không quân Amari để tuần tra trên không phận các nước vùng Ban-tích. Cho đến nay, các phi cơ tiêm kích của NATO hoạt động tại vùng này chỉ đặt tại căn cứ ở Litva.
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tuyên bố, tất cả mọi sự tăng cường hiện diện thường xuyên của NATO tại Đông Âu là vi phạm hiệp ước năm 1997 về hợp tác NATO-Nga. Ông Lavrov nói với báo chí : « Chúng tôi đã gởi các câu hỏi đến NATO. Chúng tôi chờ đợi không chỉ câu trả lời, mà là những câu trả lời hoàn toàn dựa vào việc tôn trọng các quy tắc đã đề ra ».
Tổng thư ký NATO cho biết chưa nhận được các câu hỏi của Nga và nói rằng những lời lên án của Matxcơva « chỉ đơn thuần là tuyên truyền và bóp méo thông tin ».
tags: NATO - Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - Nga - Quân sự - Quốc tế - Th
 
 

No comments:

Post a Comment