Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 24 April 2014

TIN THẾ GIỚI

 
 Biển Đông và Hoa Đông trong chiến lược châu Á của Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama (T), Nhật Hoàng Akihito (G) vào Hoàng hậu Michiko dự lễ nghênh đón tại Hoàng cung Tokyo ngày 24/04/2014.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (T), Nhật Hoàng Akihito (G) vào Hoàng hậu Michiko dự lễ nghênh đón tại Hoàng cung Tokyo ngày 24/04/2014.
REUTERS/Ma Ping
Trọng Nghĩa
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Nhật Bản từ ngày 23/04/2014, bắt đầu vòng công du 4 nước châu Á, sẽ lần lượt đưa ông qua Hàn Quốc, Malaysia rồi Philippines. Chương trình chuyến thăm được phân đều cho hai khu vực địa dư là Đông Bắc Á và Đông Nam Á, được cho là có tầm quan trong tương đương với nhau trong chính sách châu Á mới của Mỹ.
Diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt các láng giềng đang tranh chấp chủ quyền với họ, trên cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, với một loạt các động thái quyết đoán đe dọa sự ổn định của khu vực, chuyến công du của Tổng thống Mỹ được cho là nhằm mục tiêu trấn an đồng minh và đối tác, khẳng định trở lại quyết tâm của Washington trong việc tiến hành chính sách xoay trục qua châu Á, được xem là có tác dụng kềm hãm các hành động thái quá của Trung Quốc.
Đối tượng cần trấn an trước hết là các đồng minh của Mỹ đang ở tuyến đầu kháng lại Trung Quốc là Nhật Bản và Philippines, nhưng rộng lớn hơn là toàn thể khu vực, với các nước khác như Việt Nam, Malaysia, Brunei, thậm chí Indonesia, Hàn Quốc cũng đều không ít thì nhiều nằm trong số đối tượng bị Bắc Kinh chèn ép.
Về hình thức, chương trình chuyến thăm của ông Obama như đã được suy tính cẩn thận, được phân đều cho hai khu vực địa dư là Đông Bắc Á và Đông Nam Á, và tại mỗi khu vực đều có một chuyến thăm cấp Nhà nước giành cho đồng minh thân thiết nhất là Nhật Bản ở phía bắc, và Philippines ở phía nam.
Câu hỏi có thể đặt ra nhân chuyến công du lần này của Tổng thống Obama là trong chính sách xoay trục của Mỹ, khối quốc gia nào được coi trọng hơn, Đông Bắc Á hay là Đông Nam Á, kèm theo là tầm quan trọng của Biển Đông so với Biển Hoa Đông ? Một câu hỏi khác là các nước châu Á, đặc biệt là 4 quốc gia được Tổng thống Mỹ đến thăm chờ đợi gì nơi người đứng đầu cường quốc số một thế giới hiện nay ?
Để trả lời cho hai câu hỏi trên đây, RFI đã phỏng vấn Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường Đại học George Mason, tiểu bang Virginia Hoa Kỳ, một chuyên gia theo dõi vấn đề bang giao Mỹ và châu Á.
Gs Nguyễn Mạnh Hùng : Châu Á mong đợi Hoa Kỳ bớt trung lập
Đối với Giáo sư Hùng, trước hết, cần phải xác định rằng vòng công du lần này của Tổng thống Obama là nhằm mục tiêu trấn an các đồng minh và đối tác Mỹ trong vùng châu Á về quyết tâm xoay trục của Washington.
Do vậy, các nước trong khu vực đang bị Trung Quốc chèn ép, không mong đợi một quyết định cụ thể nào từ phía Mỹ, mà chỉ chờ đợi là chính Tổng thống Obama nêu bật một số lập trường cứng rắn từng được các cộng sự viên của ông phát biểu trong thời gian gần đây.
Về hình thức là như vậy, còn về nội dung, các nước đều mong muốn là Hoa Kỳ bớt trung lập hơn trong cuộc tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa các nước Đông Á và Đông Nam Á với Trung Quốc, qua đó ủng hộ các nước nhỏ đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh lấn lướt.
Về tầm quan trọng của hai ‘khối’ Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong chính sách châu Á hiện nay của Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cả hai khối đều được Mỹ coi trọng như nhau.
Vấn đề là nếu Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các quốc gia Đông Bắc Á một cách dễ dàng hơn, thì điều này khó khăn hơn trong trường hợp Đông Nam Á, với các thành viên vừa « đồng sàng dị mộng », vừa sợ Trung Quốc. Tuy nhiên, dù khó khăn, Mỹ vẫn phải cố gắng vì Biển Đông có một vai trí chiến lược đối với Washington.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng - Đại học George Mason - Hoa Kỳ
24/04/2014
by Trọng Nghĩa
Đông Bắc Á được coi trọng hơn vì có 2 đồng minh số một của Mỹ
Cả hai đều quan trọng, nhưng Đông Bắc Á quan trọng hơn vì ở đó có Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 đồng minh cốt lõi của Mỹ ở Á châu, và đều là những nước mạnh, giàu và dân chủ.
Đông Nam Á có tiềm năng lớn góp phần kềm chế sự lấn lướt của Trung Quốc trong một vùng biển rất quan trọng đối với Mỹ, nhưng lại là khối đồng sàng dị mộng mà lại sợ Trung Quốc cho nên (Hoa Kỳ) khó giúp.
Ở vùng Biển Hoa Đông, Trung Quốc khó có khả năng tung hoành vì Nhật là nước mạnh. Việc giúp Nhật dễ dàng hơn và cũng chính đáng hơn vì 2 nước có hiệp ước gắn bó nhau.
Ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông), vị thế Trung Quốc mạnh hơn và những nước tranh chấp với Trung Quốc là nước yếu. Và trừ Philippines ra, Mỹ không có hiệp ước nào buộc họ phải hỗ trợ với tư cách là đồng minh quân sự.
Nếu Trung Quốc thực hiện kiểm soát trong vùng lưỡi bò chiếm 80% biển Hoa Nam thì quyền tự do lưu thông trên biển của Mỹ sẽ bị hạn chế, Hải quân Mỹ sẽ mất đi hẳn địa vị thống soái có trong nhiều năm qua.
Vì ASEAN không đoàn kết, lập trường không nhất trí. Cho nên sự chọn lựa giúp hay không giúp, trong trường hợp này tương đối khó khăn hơn...

Châu Á (trừ Trung Quốc) muốn thấy Obama trực tiếp nói lên một số quan điểm mạnh dạn
Đây có thể gọi là một chuyến đi trấn an, cần phải đặt trong bối cảnh là hồi tháng 11 năm ngoái, ông Obama đã phải bỏ một cuộc viếng thăm đã dự định vì cuộc tranh chấp lưỡng đảng, khiến cho chính quyền Mỹ phải đóng cửa, cộng thêm với việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, rồi những cuộc khủng hoảng Ukaraina, Syria, Israel-Palestine khiến Mỹ phải bận tâm.
Các yếu tố nói trên khiến các nước Á châu – ngoài Trung Quốc - nghi ngờ về quyết tâm, cũng như khả năng của Mỹ trong việc thi hành chính sách xoay trục về Á châu.
Nói chung, các nước Á châu đều muốn Tổng thống Obama có những cam kết và hành động cụ thể, để trấn an họ. Họ muốn Mỹ bớt cứng rắn trong chính sách trung lập với các tranh chấp và ủng hộ hơn lập trường các nước nhỏ trên căn bản công bằng và luật pháp quốc tế.
Thí dụ ông có thể có tuyên bố nào đó về đường lưỡi bò và vùng nhận diện phòng không, nhất là trong viễn tưởng Trung Quốc có thể lập lại điều ấy tại vùng biển Hoa Nam (Biển Đông). Các viên chức Mỹ cũng đã nói rồi, khi bị Quốc hội bắt phải tường trình. Nhưng điều này nếu được một Tổng thống nhắc lại, thì có trọng lượng hơn nhiều...
Nhật muốn Tổng thống Mỹ nói rõ hậu thuẫn trong vụ Senkaku
Nhật muốn Obama khẳng định rõ rệt cam kết của Mỹ ủng hộ lập trường của họ trong tranh chấp Senkaku. Họ muốn có những lời nói cụ thể.
Nhật cũng muốn gắn bó nhiều hơn với Mỹ hơn bằng cách gia nhập hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương với điều kiện Mỹ phải có những tương nhượng như giảm thuế nhập cảng xe hơi cho Nhật, đồng thời giảm sức ép bắt Nhật mở toang thị trường nông phẩm.
Họ muốn có cam kết là Tổng thống Obama có khả năng thuyết phục được Quốc hội Mỹ để cho ông quyền, trong luật gọi là Trade Promotion Authority, tức là quyền cho ông được tự do điều đình.về những hiệp ước thương mại. Thì đó là điều Nhật muốn.
Trước khi gặp thủ tướng Nhật, ông Obama đã tuyên bố với một tờ báo Nhật rằng là Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vai trò một tác nhân tích cực... nhưng không vì thế mà Mỹ sẽ hy sinh các quyền lợi của Nhật và của các đồng minh khác. Tôi nhắc là ông dùng chữ đồng minh. Nhưng mà người ta kỳ vọng đều đó sẽ được nói ra trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật hay ít ra thể hiện trong thông cáo chung, như vậy người Nhật họ vui lòng hơn, yên chí hơn.
Hàn Quốc muốn Obama cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên
Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình bằng việc mang đến nước này một số chiến đấu cơ tàng hình F22. Chính phủ hiện nay tại Hàn Quốc có một chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, và muốn Mỹ làm áp lực để tháo gỡ chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc cũng xó căng thẳng với Nhật, và muốn Mỹ dùng ảnh hưởng của mình khuyến cáo Tokyo nên bớt có những hành động tìm cách thay đổi lịch sử để giảm nhiệt căng thẳng giữa hai nước.
Mỹ cũng có quyền lợi và cũng đã cố gắng khuyến khích 2 đồng minh ấy cộng tác với nhau hơn, nhất là trong lãnh vực trao đổi thông tin tình báo để đảm bảo khả năng phòng thủ của họ.
Philippines muốn được ủng hộ trong tranh chấp Trường Sa với Trung Quốc
Philippines muốn Mỹ đua ra một lời tuyên bố rõ rệt ủng hộ mình trong tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Spratley (Trường Sa) và đặc biệt là quyền tiếp tế cho bãi Second Thomas Shoal (nơi có một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines đồn trú).
Hiện nay Mỹ Phi đang thảo luận về một hiệp ước để cho Mỹ có quyền sử dụng căn cứ quân sự tại Philippines khi cần thiết, như là trường hợp đối với Úc và Singapore, và hơn thế nữa, có thể tăng cường sự hiện diện hải quân thường xuyên của Mỹ ở vùng này, chứ không phải là chỉ khi cần cứu trợ thì mới mang hải quân đến.
Malaysia muốn Mỹ phát huy vai trò trung gian trong tranh chấp với Trung Quốc
Malaysia lại ở trong trường hợp đặc biệt khác. Đối với Mỹ, đây là một nước Hồi giáo ôn hòa tại Đông Nam Á và Mỹ dĩ nhiên muốn tăng cường quan hệ...
Chính quyền Malaysia cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vì thế họ muốn Mỹ đóng vai trò trung gian, tiếp tục can dự ở vùng này. Thế nhưng, họ lại không muốn chịu sức nóng của một cuộc xung đột Mỹ Trung.
Tóm lại mỗi nước đều có điều cụ thể chờ đợi nơi Mỹ, nơi Tổng thống Mỹ, nhưng nói chung, các nước Á châu muốn được yên tâm khi được (Tổng thống) Mỹ, bằng lời nói và hành động, tái cam kết rằng chính sách xoay trục về Á châu là có thật..."
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140424-bien-dong-va-hoa-dong-trong-chien-luoc-chau-a-cua-my



Tổng thống Mỹ tuyên bố sát cánh cùng Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc

Tổng thống Obama hậu thuẩn mạnh mẽ đồng minh Nhật Bản trong tranh chấp với Trung Quốc về đảo Senkaku. Ảnh tại cuộc họp báo  ngày 24/04/2014.
Tổng thống Obama hậu thuẩn mạnh mẽ đồng minh Nhật Bản trong tranh chấp với Trung Quốc về đảo Senkaku. Ảnh tại cuộc họp báo ngày 24/04/2014.
Reuters

Trọng Nghĩa
Hiệp định Quốc phòng Mỹ-Nhật bao trùm cả quần đảo Senkaku. Tuyên bố công khai trên đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 24/04/2014 là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Washington đối với Tokyo trong cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ông Barack Obama cũng lên tiếng bênh vực các nước nhỏ trong khu vực, cũng đang bị Trung Quốc dùng sức mạnh chèn ép trong các cuộc tranh chấp biển đảo khác.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , Tổng thống Mỹ xác định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật : « Điều 5 (của hiệp ước) bao gồm tất cả vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, trong đó có cả quần đảo Senkaku » ở Biển Hoa Đông.
Nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách đảo Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây, Senkaku hiện nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản, nhưng đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền dưới tên gọi Điếu Ngư. Kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa ba trong số các hòn đảo Senkaku vào tháng 09/2012, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu và máy bay xâm nhập vào khu vực này, làm dấy lên mối quan ngại về nguy cơ xung đột võ trang nổ ra với lực lượng Nhật Bản.
Ông Obama đồng thời kêu gọi giải quyết « trong hòa bình và thông qua đối thoại » các « tranh chấp trong khu vực, kể cả tranh chấp trên biển ». Ngoài trường hợp Nhật Bản, lời kêu gọi này cũng nhắm vào các nước khác như Philippines và Việt Nam, đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.
Theo Thông tín viên Frederic Charles tại Tokyo, trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ vừa kiên quyết trong lập trường bênh vực Nhật Bản và các nước nhỏ ở Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, vừa có những lời lẽ ngoại giao đối với Bắc Kinh :
« Tại Tokyo, Barack Obama tuyên bố « hoan nghênh sự vươn lên của một nước Trung Quốc ổn định và trù phú, đảm nhận một vai trò có trách nhiệm trên trường quốc tế ». Tuy nhiên, trong hồ sơ tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung về quần đảo Senkaku, thì Tổng thống Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật.
Ông Barack Obama cũng nói thêm là không thể chấp nhận được tình trạng những nước lớn như Trung Quốc hay Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ với những nước nhỏ bằng sức mạnh. Ông nói nguyên văn như sau : « Khi những nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga cho là nên làm như thế (tức là dùng sức mạnh), có hại đến các nước nhỏ, thì điều đó không thể tạo một thế giới ổn định, trù phú, an toàn trong lâu dài ».
Ngoài việc nhắc đến Trung Quốc, tại Tokyo, Barack Obama còn tố cáo Nga không tôn trọng thỏa thuận Genève, mà mục tiêu là làm giảm cắng thẳng.ở Ukraina. »


Nga đe dọa can thiệp quân sự vào Ukraina, như với Gruzia

Ngoại trưởng Nga  Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
REUTERS/Maxim Shemetov

Trọng Thành
Hôm nay, 24/04/2014, từ Tokyo trong chuyến công du Châu Á, Tổng thống Barack Obama cảnh báo Matxcơva về loạt trừng phạt mới và lấy làm tiếc rằng Nga không tôn trọng thỏa thuận Genève, được ký tuần trước. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ lên tiếng trong hồ sơ Ukraina, kể từ thỏa thuận Genève. Tuyên bố nói trên được đưa ra tiếp theo việc Ngoại trưởng Nga đe dọa đưa quân vào Ukraina, « nếu các lợi ích hợp pháp của Nga bị tấn công ».

Tổng thống Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh sẽ « không có giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraina ». Từ Matxcơva, thông tín viên Murielle Pomponne cho biết cụ thể về thái độ của Nga :
" Các đe dọa từ Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, hôm qua thứ Tư 23/04, nói đến khả năng Nga can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina, như đã làm tại Gruzia năm 2008.
Mối đe dọa của Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga dẫn trường hợp Nam Ossetia. Cần nhắc lại rằng, vào năm 2008, Nga đã tiến hành cuộc chiến chống Gruzia, lý do chính thức là Tbilisi đe dọa dân Nga tại tỉnh Nam Ossetia, nơi có các phong trào ly khai hoạt động từ nhiều năm trước.
Sau đó, ông Putin thừa nhận rằng, cuộc xâm lăng này đã được dự kiến từ lâu, trước hơn rất nhiều thời gian Tbilisi tiến hành chiến dịch quân sự chống lại tỉnh đòi ly khai này. Kể từ đó, Nam Ossetia được Nga coi là một quốc gia độc lập. Trên thực tế xứ sở này phụ thuộc hoàn toàn vào Matxcơva.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng cho rằng việc tổ chức cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraina ngày 25/05 sẽ « phá hoại » đất nước này, và muốn Kiev trước hết phải tìm được « một kênh đối thoại với miền Đông và Nam Ukraina ». Đây là lần đầu tiên, Matxcơva nói thẳng là Nga không muốn Ukraina tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/05. Cuối cùng, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đưa ra các đe dọa mới buộc Kiev phải trả tiền trước mới nhận được khí đốt, « việc Ukraina không trả tiền là không thể chấp nhận được ». Dù đây vẫn là các đe dọa bằng lời, nhưng chúng ngày càng trở nên cụ thể hơn."
Trong phát biểu hôm nay tại Viện Quan hệ Quốc tế MGIMO, được truyền thông Nga dẫn lại, Ngoại trưởng Nga cáo buộc Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã đứng đằng sau cuộc cách mạng tại Ukraina, và sử dụng Kiev như một công cụ chống lại Matxcơva.
Quân đội Ukraina tiếp tục chiến dịch kiểm soát lại miền đông và đông nam
Về tình hình tại chỗ, Kiev tiếp tục chiến dịch kiểm soát lại miền đông và đông nam, sau khi kỳ nghỉ lễ Phục sinh kết thúc. Theo AFP, an ninh Ukraina đã lấy lại được tòa thị chính thành phố cảng Marioupol (đông nam), nơi 500.000 cư dân sinh sống. Cuộc tấn công diễn ra vào 3 giờ sáng, các đụng độ khiến 5 người bị thương. Tòa thị chính Marioupol bị chiếm giữ từ ngày 13/04. Ngày 16/04, khoảng 300 người đã tấn công một trụ sở an ninh Ukraina cách không xa tòa nhà này. An ninh Ukraina đã đánh trả, khiến ba người chết.
Còn tại miền đông Ukraina, quân đội bắt đầu cuộc tiến công lấy lại thành phố Slaviansk, hơn 100.000 dân, nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga từ vài ngày nay. Thị trưởng tự phong của phe ly khai kêu gọi Nga can thiệp quân sự.
Tờ mờ sáng nay, khoảng 100 người đã tấn công vào một căn cứ quân sự Ukraian tại Artemivsk, một thị xã 80.000 dân, thuộc vùng Donetsk. Cuộc tấn công đã bị đẩy lui.
Theo tin giờ chót, cuộc tấn công vào thành phố miền đông Straviansk của quân đội Ukraina khiến 5 thành viên lực lượng ly khai thân Nga thiệt mạng. Nga tiến hành một đợt tập trận mới ở biên giới với miền đông Ukraina, để đáp trả việc Kiev mở chiến dịch tái chiếm. Trước đó, Tổng thống Nga tuyên bố chiến dịch của Kiev tại miền đông là « một tội ác nghiêm trọng » và điều này sẽ để lại « các hậu quả ». Trong khi đó, Liên hiệp Châu Âu thừa nhận quyền bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Kiev, đồng thời kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận Genève « xuống thang ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140424-nga-de-doa-can-thiep-quan-su-vao-ukraina-nhu-voi-gruzia


Căng thẳng tiếp tục dâng cao ở Ukraine

Binh sĩ Ukraine đứng gác tại một chốt kiểm soát ở Malinivka, miền đông Ukraine 24/4/14
Binh sĩ Ukraine đứng gác tại một chốt kiểm soát ở Malinivka, miền đông Ukraine 24/4/14
CỠ CHỮ
Căng thẳng tiếp tục dâng cao ở Ukraine, nơi chính phủ đã khởi động lại các chiến dịch “chống khủng bố” nhắm vào các phần tử ly khai thân Nga có vũ trang, trong khi các nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ trao đổi những nhận định về vụ khủng hoảng.

Chính phủ Ukraine nói chiến dịch quân sự của họ đã lấy lại được toà thị chính ở Mariupol bị các phần tử ly khai thân Nga chiếm giữ.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói Nga không tôn trọng thỏa thuận Geneva là xoa dịu vụ khủng hoảng ở Ukraine và tuyên bố ông không lạc quan là Nga sẽ thực thi thỏa thuận.

Tổng thống Hoa Kỳ nói tính cho đến giờ này, các bằng chứng không làm cho ông hy vọng, và theo ông công bằng mà nói thì Hoa Kỳ đã khẳng định hồi đầu tuần rằng đó là vấn đề tính bằng ngày chứ không phải tính bằng tuần. Giả sử họ không tôn trọng thỏa thuận, thì phía Hoa Kỳ sẽ thực hiện những gì đã tuyên bố, đó là sẽ gây thêm hậu quả cho phía Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phản bác lại. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moscow, ông Lavrov nói các bước đầu để giải quyết vụ khủng hoảng Ukraine phải do chính phủ ở Kyiv thực hiện.

Ông Lavrov nói: “Chúng tôi nghĩ nay điều kiện chính yếu để Ukraine thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng là đình chỉ các hành động vô luật pháp của chính phủ ở Kyiv, là phía phải nhận ra trách nhiệm của họ về tất cả mọi thứ, đã được ghi chép xuống vào ngày 21 tháng 2 và 17 tháng 4.”

Tổng thống Obama nói Nga phải đối mặt thêm với các biện pháp chế tài nếu họ không thay đổi đường lối. Ông Lavrov lên án Hoa Kỳ là tìm cách dàn dựng một “cuộc cách mạng màu” ở Ukraine. Ông nói Washington đang dùng Ukraine như một con cờ trong trò chơi địa chính trị.
 
  • Một tay súng thân Nga canh gác bên ngoài tòa nhà chính phủ bị các phần tử hiếu chiến thân Nga chiếm đóng ở Kramatorsk, miền đông Ukraine, ngày 22/4/2014.
http://www.voatiengviet.com/content/cang-thang-tiep-tuc-dang-cao-o-ukraine/1900559.html

Hậu cần : Nhược điểm to lớn của Hải quân Trung Quốc

Khu trục hạm Trung Quốc  Haikou (DDG-171) tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia. Airlines. Ảnh Hải quân Úc công bố ngày 11/04/2014.
Khu trục hạm Trung Quốc Haikou (DDG-171) tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia. Airlines. Ảnh Hải quân Úc công bố ngày 11/04/2014.
Reuters

Trọng Nghĩa
Từ khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến dạng hôm 08/03/2014 với 2/3 số hành khách là công dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã tung một lực lượng tàu thuyền hùng hậu tham gia công cuộc tìm kiếm tông tích chiếc phi cơ bị mất tích. Hành động mang tính chất phô trương lực lượng này tuy nhiên đã để lộ một nhược điểm to lớn của Hải quân Trung Quốc : chưa đảm bảo được vấn đề hậu cần khi hoạt động tại hải ngoại.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, trong chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing của Malaysia ngoài khơi nước Úc, Trung Quốc đã huy động đến 18 chiến hạm, một đội tàu tuần duyên cỡ nhỏ hơn, một chiếc tàu chở hàng dân sự và một tàu phá băng Nam Cực. Lực lượng đông đảo này, theo phân tích của giới chuyên gia  và tùy viên quân sự trong khu vực, đã kéo dãn tuyến tiếp liệu và hậu cần của ngành hải quân Trung Quốc đang trên đường phát triển nhanh chóng.
Lỗ hổng bị lộ ra một cách rõ ràng trong chiến dịch này chính là sự thiếu vắng các căn cứ hải quân Trung Quốc ở hải ngoại, cũng như những cảng bạn, mà chiến hạm Trung Quốc có thể ghé vào để được tiếp tế nhiên liệu hay sửa chữa, bảo trì khi cần thiết.
Theo hãng Reuters, giới hoạch định chính sách hải quân Trung Quốc đã nhận thức rõ điều này, và biết rằng họ sẽ phải lấp đầy khoảng trống chiến lược đó để đáp ứng tham vọng của Bắc Kinh, muốn có được một ngành Hải quân đủ sức hoạt động ngoài biển khơi vào năm 2050 - đặc biệt trong trường hợp cần phải can thiệp tại vùng Đông Nam Á hay xa hơn trong trường hợp tranh chấp bùng lên.
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có duy nhất một căn cứ Hải quân có khả năng cung ứng hậu cần cho chiến hạm, tàu thuyền Trung Quốc hoạt động ở các vùng biển phía Nam. Cơ sở này được đặt trên đảo Hải Nam, ở cực nam Trung Quốc, nhưng vẫn cách xa khu vực mà tàu Trung Quốc đang tìm kiếm chiếc phi cơ Malaysia khoảng 3000 hải lý.
Trong các thập niên gần đây, Trung Quốc đã không ngừng thúc đẩy các công trình xây dựng kiên cố trên các hòn đảo, bãi đá và rạn san hô trên Biển Đông mà họ đã đánh chiếm được từ tay hai nước Việt Nam và Philippines, với mục tiêu biến các nơi này làm trạm nghỉ tạm cho tàu bè Trung Quốc khi phải xuống hoạt động ở miền Nam. Bằng chứng rõ rệt nhất là các cơ sở xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam từ năm 1974, hay Đá Vành Khăn (Mischief Reef) lấy của Philippines năm 1995.
Tuy nhiên, các cơ sở nói trên không thể đảm bảo được nhu cầu hậu cần đầy đủ cho một lực lượng hải quân, một nhu cầu chỉ có thể được cung ứng tại các hải cảng thực thụ, điều đang diễn ra cho các chiến hạm Trung Quốc tham gia công tác tìm kiếm xác chiếc phi cơ Malaysia ngoài khơi nước Úc. Vấn đề là nếu việc ghé cảng nước ngoài tương đối dễ dàng trong thời bình, và trong khuôn khổ các chiến dịch cứu trợ nhân đạo, khả năng này sẽ khó khăn hơn khi xẩy ra tranh chấp hay xung đột.
Một chuyên gia phân tích tại Bắc Kinh, chuyên theo dõi tiến trình xây dựng của Hải quân Trung Quốc nhận định : « Nếu tình hình thực sự trở nên căng thẳng, với nguy cơ xung đột nổ  ra giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ ở vùng Đông Á chẳng hạn, thì khó có thể tưởng tượng ra việc Úc cho chiến hạm Trung Quốc ghé cảng để tiếp tế nhiên liệu ».
Theo giới quan sát, Trung Quốc đang quyết tâm thách thức sự thống trị truyền thống của Hải quân Mỹ trong vùng châu Á Thái Bình Dương, đồng thời rất muốn bảo vệ lợi ích chiến lược riêng của họ ở Ấn Độ Dương và Trung Đông.
Ian Storey, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng Trung Quốc rất muốn được như Mỹ, nghĩa là có được các thỏa thuận cho tàu chiến ghé cảng các nước khác, đặc biệt là trên cơ sở dài hạn, và đó chính là một « lỗ hổng rõ rệt » mà Trung Quốc cần lấp đầy.
Trong trường hợp của Mỹ, thực tế hoàn toàn khác : Hoa Kỳ đã xây dựng được cả một mạng lưới căn cứ rộng lớn - tại Nhật Bản, đảo Guam gần Philippines và Diego Garcia trên Ấn Độ Dương – được củng cố bằng một loạt các hiệp định liên minh chính thức và thỏa thuận với nhiều nước bạn, cho chiến hạm Mỹ quyền ghé cảng để tiếp tế và sửa chữa, kể cả tại các hải cảng chiến lược ở Singapore và Malaysia.
Vấn đề là với các tham vọng biển đảo ngày càng lộ rõ của Trung Quốc trong vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, liệu các láng giềng của Bắc Kinh có sẵn lòng ký kết các thỏa thuận như trên với Trung Quốc hay không ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140424-hau-can-nhuoc-diem-to-lon-cua-hai-quan-trung-quoc


No comments:

Post a Comment