Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 8 April 2014

TIN THẾ GIỚI

 

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung thách thức nhau về chính sách khu vực



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bắt tay vào cuối cuộc họp báo chung tại trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 8/4/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bắt tay vào cuối cuộc họp báo chung tại trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 8/4/2014.
CỠ CHỮ
Shannon Sant




Nghị viên Mỹ rút lại đề xuất kết nghĩa với thành phố của Việt Nam
Cầu Trần Phú bắc qua sông Cái, Nha Trang.
Cầu Trần Phú bắc qua sông Cái, Nha Trang.
CỠ CHỮ
Một nghị viên tại thành phố Irvine ở miền nam California đã rút lại đề xuất kết nghĩa với một thành phố ở miền trung của Việt Nam sau khi vấp phải sự phản đối của cộng đồng người Việt tại đây.

Ông Larry Agran cuối ngày hôm qua đã gửi quyết định này tới người quản lý cũng như hội đồng thành phố trước ‘các quan ngại về Nha Trang của Việt Nam’.

Động thái của nghị viên kỳ cựu được đưa ra một ngày trước khi Hội đồng thành phố thảo luận đề xuất của ông.

Trước đó, ông Agran đề nghị kết nghĩa Irvine, thành phố nằm tại quận Cam nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống với thành phố biển Nha Trang cũng như với một thành phố của Pakistan và Trung Quốc.

Cộng đồng người Việt đã mở chiến dịch phản đối trên mạng và đã thu hút được hơn 1.000 chữ ký ủng hộ chiến dịch này.

Những người chống đối kế hoạch lấy việc ‘vi phạm nhân quyền của Hà Nội’ làm lý do không đồng tình với kế hoạch của ông Agran.

Trong khi đó, một người dân từ thành phố Nha Trang nói với VOA Việt Ngữ rằng sự phản đối của người Mỹ gốc Việt ‘hơi gay gắt’ vì sự kết nghĩa ‘không mang tính chất quốc gia hay chính trị’.

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ, gia đình các tù nhân khác nghĩ gì?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị giam cầm trong 3 năm với án tù 7 năm về tội gọi 'tuyên truyền chống nhà nước'.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị giam cầm trong 3 năm với án tù 7 năm về tội gọi 'tuyên truyền chống nhà nước'.
CỠ CHỮ
Nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ cùng vợ đã tới Mỹ hôm 7/4 sau khi ông được phóng thích khỏi trại giam. Luật sư này đang ở thủ đô Washington DC, chuẩn bị gặp các giới chức ngoại giao và hành pháp Mỹ.

Hiện chưa có thông tin rõ ràng về sự ra đi này cũng như kế hoạch của ông Vũ tại Hoa Kỳ trong thời gian tới.

VOA Việt Ngữ đã tìm cách liên lạc với ông Vũ, nhưng người đại diện cho ông nói rằng ‘ông chưa sẵn sàng cho việc phỏng vấn’.

Phía chính quyền Việt Nam nói ông Vũ ‘đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân’, và giới chức Mỹ chỉ lên tiếng ‘hoan nghênh việc ông được tự do’ mà không cho biết thêm các thông tin cụ thể xoay quanh việc ông ra tù.

Trong khi đó, có nhiều ý kiến trái chiều từ phía thân nhân của một số nhân vật bất đồng chính kiến hiện vẫn bị cầm tù tại Việt Nam.
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân trong phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013. Ông Quân bị kết án 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’, nhưng các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng đó chỉ là cái cớ để Hà Nội bị miệng các tiếng nói bất đồng.Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân trong phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013. Ông Quân bị kết án 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’, nhưng các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng đó chỉ là cái cớ để Hà Nội bị miệng các tiếng nói bất đồng.
Anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, nói với VOA Việt Ngữ rằng trường hợp của ông Cù Huy Hà Vũ ‘không có gì là tốt lành’ vì tiến sỹ luật này ‘không được trả tự do vô điều kiện’.

“Trường hợp của anh Cù [Huy Hà Vũ], Quyết vẫn chưa rõ được bởi vì nói là được trả tự do nhưng mà theo như Quyết thấy anh Cù Huy Hà Vũ bị trục xuất từ Việt Nam qua Mỹ luôn và không được về nhà một giây phút nào. Ra sân bay và đi Mỹ luôn. Đó là một tín hiệu cũng chẳng lành gì bởi vì cái mong mỏi và hy vọng là [Việt Nam] trả tự do cho các tù nhân lương tâm khác và họ vẫn được sống yên bình trên đất nước Việt Nam này thôi”.

Hồi tháng Hai vừa qua, Tòa án phúc thẩm ở Hà Nội y án sơ thẩm là 30 tháng tù giam vì tội ‘trốn thuế’ đối với luật sư Lê Quốc Quân nhưng các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng đó chỉ là cái cớ để Hà Nội ‘bịt miệng các tiếng nói bất đồng’.

Anh Quyết cho biết thêm rằng điều mong mỏi nhất lúc này là ông Quân ‘được tự do và gia đình đỡ bị sách nhiễu bởi chính quyền’.

“Rất mong muốn anh tự do vô điều kiện. Anh vẫn là một công dân của quốc gia Việt Nam này, và anh xem đất nước này là tất cả đối với anh.”
Mặc dù rất là vui cho chú (Cù Huy Hà Vũ) nhưng mà về phía gia đình em không nghĩ họ sẽ sớm thả đâu dù lúc nào em cũng nuôi hy vọng bố em được thả.


Trong khi đó, anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày (tức ông Nguyễn Văn Hải), nói với VOA Việt Ngữ rằng anh ‘mừng cho chú Vũ và cô Dương Hà’.

Nhưng anh nói gia đình anh ‘không có hy vọng gì’ sau khi ông Vũ được ra tù.

“Nhưng mà để lấy một cái trường hợp này để so sánh với một trường hợp khác thì nó khập khiễng, nó không có giống nhau. Cho nên là, mặc dù rất là vui cho chú nhưng mà về phía gia đình em không nghĩ họ sẽ sớm thả đâu dù lúc nào em cũng nuôi hy vọng bố em được thả. Nhưng mà để lấy trường hợp đó mà dẫn giải theo một lý do nào đó để họ thả bố em ngay tức thì, thì thực sự em không thể nào thấy có lý do gì cả”.
Blogger Điếu Cày vẫn đang thọ án 12 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự’Blogger Điếu Cày vẫn đang thọ án 12 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự’


Trong phiên phúc thẩm diễn ra cuối năm 2012, blogger Điếu Cày bị y án 12 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự’. Trước đó, ông còn bị khép vào tội ‘trốn thuế’.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nêu rõ trường hợp của blogger Điếu Cày trong một bài phát biểu của mình.

Anh Dũng nói cha anh sẽ không bao giờ chấp nhận thỏa thuận nào ‘trái với lương tâm, trái với công lý để ông được đi nước ngoài’.

“Không phải ý em nói là trường hợp Cù Huy Hà Vũ là như vậy. Ý em là nếu bằng mọi cách để đi thì bố em sẽ không bao giờ đi mà chỉ có một cách duy nhất đó là để cho công lý được thực thi thì đó mới là cái mà gia đình em hy vọng nhất. Đó là con đường đẹp nhất mà bố em muốn đi”.

 
Rất mong muốn anh (Lê Quốc Quân) tự do vô điều kiện. Anh vẫn là một công dân của quốc gia Việt Nam này, và anh xem đất nước này là tất cả đối với anh.
Hoa Kỳ nói ‘việc chính quyền Việt Nam sử dụng các luật lệ về thuế vụ để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại’.

Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Hồi tháng Bảy năm 2013, nhiều dân biểu Mỹ đã gửi thư ngỏ tới Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trước khi ông tới thăm Hoa Kỳ để bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe của luật sư Cù Huy Hà Vũ và kêu gọi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến này.

Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ nói rằng ‘một cử chỉ thiện chí như vậy sẽ phát đi một tín hiệu rằng Việt Nam nỗ lực nhiều hơn trong lãnh vực nhân quyền’.


Làm thế nào để tiếp tục tranh đấu từ hải ngoại?

Nghe cuộc phỏng vấn này

Tải xuống - download

doanviethoat-600.jpgNgười tù chính trị Cù Huy Hà Vũ vừa được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do và đã sang Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cũng là một người tù chính trị được trả tự do hơn 10 năm trước, và hiện đang sống tại Hoa Kỳ.

Kính Hòa: Xin chào Giáo sư Đoàn Viết Hoạt. Tin tức nóng bỏng 2 ngày nay là việc người tù chính trị Cù Huy Hà Vũ được nhà cầm quyền Việt nam trả tự do và đã sang đến Hoa Kỳ. Khi nghe câu chuyện này Giáo sư có nhớ gì về trường hợp của mình hơn mười năm về trước không ạ?
GS Đoàn Viết Hoạt: Thưa quý khán thính giả của
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt
RFA photo

Đài Á Châu Tự Do và anh Kính Hòa, tất nhiên là tôi nhớ rất rõ câu chuyện của tôi hồi năm 1998. Lúc đó nhân dịp mồng 2 tháng 9, sáu tháng trước khi đưa tôi đi thì tôi đang bị giam cô lập ở Thanh Cầm hơn bốn năm rưỡi rồi.
Bên Bộ nội vụ cử người xuống và nói với tôi rằng đang có dịp đặc xá và đề nghị tôi làm một cái đơn xin được đặc xá. Tôi từ chối và nói rằng tôi chẳng việc gì làm đơn xin đặc xá cả. Nếu nhà nước cảm thấy không giữ được tôi thì thả tôi ra. Chứ tôi coi việc chúng tôi làm là đúng.
Sau đó họ nói thế thì không thả được, thì tôi nói đó là quyết định của nhà nước. Cuối cùng họ nói rằng thả ra nhưng đi Mỹ, thì tôi nói là tôi không đi Mỹ. Bởi vì nếu đi Mỹ thì tôi đã đi nhiều lần rồi, đây là đất nước của tôi, tôi phải ở lại.
Thế là họ đưa nhà tôi từ bên Mỹ về, vào thẳng trong trại để thuyết phục tôi đi. Các con tôi và các bạn tôi cũng muốn tôi đi bởi vì họ lo sức khỏe của tôi, đã bốn năm không có tin tức gì hết. Thậm chí nhà tôi còn lo là liệu tôi có ngồi xe lăn không.
Mỗi một người đi ra ngoài là mất một chiến sĩ trong nước, mà chiến sĩ ở trong nước mới là chính. Ngoài này chúng tôi chỉ hỗ trợ thôi.

GS Đoàn Viết Hoạt
Vì những lời thỉnh cầu như vậy nên tôi đồng ý đi, thì họ lại bắt làm một đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh, thì tôi không chấp nhận. Tôi nói chỉ làm đơn xuất ngoại chữa bệnh thôi chứ không đặc xá. Ba lần như vậy. Cuối cùng thì họ không bắt tôi làm đơn nữa. Họ đưa tôi về Thanh Liệt ở Hà Nội và ba ngày sau thì đi Bangkok.
Kính Hòa: Theo những thông tin đầu tiên thì dường như là gia đình luật gia Cù Huy Hà Vũ cũng đã trải qua thương lượng với nhà cầm quyền để đi đến quyết định rằng ông được trả tự do nhưng phải đi Hoa Kỳ.
Thưa Giáo sư, hiện ngay giờ phút này đây, đã có những tiếng nói từ trong nước lẫn hải ngoại rằng những anh em đấu tranh cho dân chủ ở trong nước khi ra nước ngoài thì hiệu năng của cuộc đấu tranh sẽ giảm đi. Và dường như đó là một cái cách mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện giờ sử dụng để đối phó với phong trào dân chủ. Theo ý của Giáo sư thì…
GS Đoàn Viết Hoạt: Những nhận định đó là chính xác. Chính vì thế mà cá nhân tôi đã cũng không chịu đi. Chỉ trừ khi nhà tôi, các con và bạn bè tôi khuyên vì họ lo sợ cho sức khỏe của tôi sau bốn năm không có liên lạc.
Tôi nghĩ rằng nếu có thể thì chúng ta nên ở lại để đấu tranh. Tôi cũng muốn sớm được trở lại để đấu tranh với các bạn trong nước. Và ở ngoài này thì chúng ta phải vận động để thả ở trong nước chứ không đưa ra ngoài.
Mỗi một người đi ra ngoài là mất một chiến sĩ trong nước, mà chiến sĩ ở trong nước mới là chính. Ngoài này chúng tôi chỉ hỗ trợ thôi. Khi sang ngoài này thì chúng tôi làm hết sức mình để hỗ trợ trong nước.
Tất nhiên trong nước là cái chính, chúng ta phải bằng mọi giá đấu tranh để Hà nội thả anh em ra trong nước. Và phải chấp nhận những tiếng nói đối lập để đi đến dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động.
Chúng ta phải tôn trọng mỗi trường hợp cá nhân bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh đặc biệt khác. Riêng trường hợp anh Cù Huy Hà Vũ, tôi tin là anh sẽ tiếp tục đấu tranh.

GS Đoàn Viết Hoạt
Kính Hòa: Thưa Giáo sư, theo Giáo sư thì đó là phương cách tốt nhất, nhưng bây giờ thì luật gia Cù Huy Hà Vũ cũng sang Hoa Kỳ rồi. Ông Cù Huy Hà Vũ  cũng đã bắt đầu những ý tưởng của những phong trào đấu tranh trong nước. Với phần chắc là ông Vũ sẽ không được trở về Việt Nam, vậy liệu phong trào dân chủ ở hải ngoại có thể giúp gì cho ông ấy  và ngược lại với kinh nghiệm của mình, TS Cà Huy Hà Vũ có thể giúp gì cho phong trào dân chủ ở hải ngoại cho các hoạt động hướng về quốc nội không, thưa giáo sư?
GS Đoàn Viết Hoạt: Theo tôi thì chúng ta phải tôn trọng mỗi trường hợp cá nhân bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh đặc biệt khác. Riêng trường hợp anh Cù Huy Hà Vũ, tôi tin là anh sẽ tiếp tục đấu tranh; Cũng như chúng tôi cũng đã tiếp tục và vẫn sẽ tiếp tục.
Tôi rất mong là chúng tôi sẽ hợp tác với nhau để cùng đấu tranh ở hải ngoại. Chúng tôi sẽ tìm mọi cách gây áp lực để chúng tôi sớm trở về Việt Nam và cùng đấu tranh với anh em trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian còn ở hải ngoại thì như chúng tôi cũng đã làm, chắc chắn anh Cù Huy Hà Vũ cũng sẽ không ngừng vận động quốc tế hỗ trợ anh em trong nước.
Chúng tôi nghĩ phong trào vẫn tiếp tục được. Nếu những người tù chính trị hiện vẫn còn đang ở trong nước và đang ở trong tù mà cứ phải đi như vậy thì tôi nghĩ không tốt. Do đó, ở hải ngoại chúng ta có nhiệm vụ hỗ trợ để Hà Nội phải thả hết để không bắt họ phải đi.
Kính Hòa: Xin cảm ơn giáo sư Đoàn Viết Hoạt đã dành cho đài Á châu Tự do buổi phỏng vấn hôm nay.
 <iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/9Cn2PMRU5EQ?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-expat-cont-struggle-for-democracy-04082014130508.html

No comments:

Post a Comment