Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 June 2019

Cụ ông 86 tuổi dịch thư ở bưu điện Sài Gòn

Là người chuyển ngữ các bức thư sang tiếng Anh và Pháp, ông Dương Văn Ngộ nhận được lòng quý trọng của khách hàng người Việt và du khách nước ngoài. 

Bên trong tòa nhà bưu điện trung tâm Sài Gòn, có một cụ già giản dị nhưng luôn ăn vận chỉnh tề, tác phong khiêm nhường và sẵn sàng kể những câu chuyện về Sài Gòn cho du khách nghe. Đó là ông Dương Văn Ngộ, người dịch và viết thư thuê lâu năm nhất ở Việt Nam.
Viết thư để quảng bá cho đất nước  
Dù đã ở tuổi 86, ngày ngày ông Ngộ vẫn đạp xe từ nhà ở Thị Nghè tới Bưu điện. Mỗi lá thư viết hoặc dịch hộ, ông chỉ nhận của khách 10.000 – 15.000 đồng không hơn. Tuy nhiên, từ lâu ông đã không coi công việc này chỉ để kiếm sống, ông làm nó vì yêu nghề và muốn quảng bá cho đất nước.

Ông Dương Văn Ngộ cẩn trọng dùng kính lúp đọc từng câu chữ của khách rồi dịch và viết thư. Ảnh: Mỹ Phượng
Ông Dương Văn Ngộ gắn bó với bưu điện thành phố 70 năm nhưng làm ở nhiều vị trí. Năm 36 tuổi, ông được bưu điện cho đi học tiếng Anh và Pháp để phục vụ công việc. Đến nay, ông làm nghề viết thư thuê được 26 năm. Ông cẩn trọng dùng kính lúp đọc từng câu chữ của khách rồi dịch và viết thư. Ảnh: Mỹ Phượng
Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước tới Bưu điện thăm thú. Nhiều người tìm đến ông để chụp hình hoặc nhờ ông viết thư vì kính trọng sự tỉ mẩn trong cách dịch và viết thư. Ông cũng giới thiệu với khách du lịch về những câu chuyện Sài Gòn xưa và nay, gợi ý họ nên thăm thú nơi đâu. Bằng sự hiểu biết, khiêm nhường và nhiệt tình của mình, ông đã mang lại cho khách du lịch một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.
Hàng trăm cánh thư ngoại quốc gửi tặng
Chính vì thế, ông Ngộ còn nhận lại rất nhiều thư từ và hình ảnh mà bạn bè quốc tế gửi tặng. Có những câu chuyện ông không còn nhớ chính xác bối cảnh nhưng cũng có những cánh thư ông không bao giờ quên.
Đó là về một cặp vợ chồng người Pháp sang Việt Nam để tìm lại địa chỉ ngôi nhà cũ mà cha mẹ họ từng ở từ năm 1956 đến 1958. Tình cờ ghé thăm bưu điện và họ may mắn gặp được ông Ngộ - người từng trải qua nhiều thăng trầm của thành phố. Với những miêu tả sơ qua về đặc điểm ngôi nhà cần tìm, hai du khách Pháp đã được ông Ngộ dẫn tới một nơi cạnh Tòa Đại sứ Pháp xưa. Họ chụp và gửi lại hình ảnh cho anh chị em của mình để xác nhận. Sau đó, cặp vợ chồng vui mừng gửi thư cảm ơn ông vì đã tìm được nơi ở cũ.  
Những lá thư du khách nhiều nơi gửi lại ông Ngộ.
Những lá thư du khách nhiều nơi gửi lại ông Ngộ. Ảnh: Mỹ Phượng
“Ông chính là một hình tượng đặc trưng của lòng tử tế và sự thánh thiện của người Việt Nam”, câu cuối cùng trong lá thư mà hai du khách Pháp gửi lại, trước khi ông Ngộ viết thư chúc mừng gửi đi. Mỗi lá thư phản hồi người gửi, ông đều cẩn trọng viết và sao lại một bản qua giấy than để giữ làm kỷ niệm.
Một câu chuyện khác về tình mẫu tử của cặp mẹ con Việt – Pháp cũng làm ông rất cảm động. Sau kháng chiến, người con trai theo cha trở về Pháp và khi lớn anh trở về Bình Phước tìm lại mẹ. Họ gặp lại nhau và từ đó bắt đầu thư từ qua lại.
Rất nhiều năm trôi qua, bà mẹ vẫn lặn lội từ Bình Phước lên bưu điện Sài Gòn để nhờ ông Ngộ dịch thư sang tiếng Pháp, và gửi cho con trai đều đặn 2 – 3 tháng một lần. Qua thời gian, người đàn ông Pháp không chỉ gửi thư tay cho mẹ, mà còn gửi riêng những lá thư thể hiện sự cảm kích sâu sắc đến cụ ông đã luôn miệt mài truyền tải thông điệp cho hai mẹ con.
“Niềm vui như nhân đôi khi ta cho đi và nhận lại rất nhiều”, ông Ngộ kể về câu chuyện lâu năm với rất nhiều hạnh phúc vì luôn được là người mang sứ mệnh rút ngắn những khoảng cách.
Du khách gửi tặng ông Ngộ những tấm hình chụp chung vì sự mến mộ nhân cách của ông.
Du khách gửi tặng ông Ngộ những tấm hình chụp chung vì sự mến mộ nhân cách của ông. Ảnh: Mỹ Phượng
Ông Ngộ cho biết mỗi ngày có 30 – 40 lượt khách muốn chụp hình chung với ông và rất nhiều người đến hỏi chuyện. Tuy khá mệt nhưng ông luôn nhiệt tình đáp lại khi được khách hỏi thăm.
Do tuổi đã cao, lãnh đạo Bưu điện tạo điều kiện để ông có chỗ nghỉ trưa mát mẻ nhưng ông từ chối vì sợ có sự cố gì sẽ làm nhân viên ở đây khó xử. Vì vậy, ông chọn việc ra các quán cơm gần đó gọi suất cơm chỉ vẻn vẹn 10.000 đồng và nghỉ trưa lại.
Người đàn ông viết thư thuê luôn tâm niệm một điều: “Còn khỏe mạnh để phục vụ công chúng đến bây giờ là nhờ trời và mình cần sống khiêm nhường, đạo đức nhất có thể”.
Video người viết thư thuê của Sài Gòn Vi Vu:
Cụ ông 86 tuổi dịch thư hai thứ tiếng ở bưu điện Sài Gòn
Mỹ Phượng

Gửi bài viết chia sẻ tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net

Chân dung người làm du lịch

Xem thêm 

Góc trời riêng của người viết thư thuê cuối cùng ở Sài Gòn

06:00 01/05/2018
pno
Trong Bưu điện Trung tâm Sài Gòn tấp nập người qua kẻ lại, có một người đàn ông giản dị, mộc mạc ngày ngày dịch và viết những lá thư thuê gửi đến cho mọi người bên một “góc trời riêng” của mình.
Ghé thăm Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, mọi người sẽ bắt gặp hình ảnh ông Dương Văn Ngộ (sinh năm 1930) có dáng người gầy, mái tóc bạc phơ luôn miệt mài bên góc làm việc của mình. Chốc chốc, ông ngẩng lên, dường như suy nghĩ điều gì đó, thấy có người ghé thăm, ông mỉm cười niềm nở.
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Gắn bó với nghề gần 30 năm, ông Ngộ được xem như biểu tượng sống tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn. Ông dịch, viết rất nhiều lá thư của mọi người, từ tiếng Pháp, Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Từ thứ 2 đến thứ 6, chẳng ngại việc nắng hay mưa, sức khỏe của mình như thế nào, ông Ngộ đều đặn làm việc từ 8h sáng đến 15h30. 
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Người đàn ông gầy gò luôn miệt mài và tâm huyết với nghề. Với đôi bàn tay này, ông Ngộ đã viết nên hàng triệu bức thư vượt không gian và thời gian, đi khắp năm châu. Dù đã gần 90 tuổi, đầu tóc bạc phơ nhưng đôi tay ông vẫn chưa muốn dừng lại.
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Ông “mượn” những lá thư, dòng chữ mộc mạc để kết nối tình yêu thương giữa người với người. Ngần ấy năm trời, cái nghề của ông luôn được xem như nghề giữ bí mật của mọi người.
“Hãy quên ngay nội dung thư mà người ta nhờ dịch, đó là cách thể hiện sự yêu quý nghề, không phụ sự tin tưởng mọi người dành cho mình', ông Ngộ chia sẻ chân thành.

Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon

Tuổi cao nhưng trí nhớ vẫn minh mẫn. Ông Ngộ dịch thông thạo tiếng Anh và Pháp, những ngôn ngữ khác ông đều tìm hiểu để giúp mọi người dịch thư. 
Câu chuyện của ông luôn xoay quanh về nơi ông gắn bó mấy mươi năm qua như kiến trúc của bưu điện hình chữ T nào mấy ai biết đến, về người Sài Gòn và về hình ảnh đất nước Việt Nam. Đó là niềm tự hào mà ông muốn san sẻ với tất cả mọi người.
Ông Ngộ xem góc làm việc be bé gọn gàng của mình như một người bạn. Ở đó, ông trân quý tất cả kỷ niệm, từ những bức ảnh, tấm bưu thiếp của du khách gửi tặng, cuốn từ điển đã ngả màu thời gian, tấm bảng hiệu bằng giấy đơn sơ có đề “Nơi chỉ dẫn và viết giúp”, hay đơn giản chỉ là chiếc hộp đựng bút lấm lem màu mực. 

Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon

Món quà từ người bạn ở Đức tặng ông dịp sinh nhật (năm 2015) giúp ông dịch và viết được nhiều lá thư hơn nữa cho mọi người.
“Tôi trân trọng tất cả những món quà mà khách gửi tặng mình vì đối với tôi đó là tất cả những kỉ niệm có được trong cuộc đời làm nghề của mình”, ông Ngộ nói trong niềm hạnh phúc. 

Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Ông từng nhận được “Giải thưởng KoVa năm 2016” vinh danh về Sống đẹp khi đã viết hàng ngàn bức thư tay bằng tiếng Anh, Pháp, Việt.   
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Chiếc xe đạp cũ kĩ - "người bạn" 30 năm qua cùng ông Ngộ trên khắp nẻo đường.
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Ở Sài Gòn, ông Ngộ là người duy nhất còn lưu giữ nghề viết thư tay suốt hơn 30 năm. Ông miệt mài, cẩn thận bên trang giấy, bên những tấm bưu thiếp để gửi đến mọi người.  
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Du khách đến Bưu điện Trung tâm Sài Gòn luôn ghé lại hỏi thăm "ông già viết thư thuê", không quên gửi cho ông những lời chúc sức khỏe chứa chan tình người.
Goc troi rieng cua nguoi viet thu thue cuoi cung o Sai Gon
Cô Hạnh, một khách hàng thân thiết của ông Ngộ, gặp lại ông sau 10 năm. Cô cho biết, mười năm trước cô thường xuyên tìm đến ông để nhờ viết thư gửi sang Anh cho con gái và bạn thân.
"Nhờ sự truyền tải cảm xúc khéo léo của ông, khoảng cách về địa lý của chúng tôi không còn nữa. Lâu rồi không ghé qua bưu điện, tôi nhớ lắm những con chữ của ông. Mong ông có thật nhiều sức khỏe, để tiếp tục làm cầu nối cho mọi người qua cánh thư tay”, cô Hạnh bùi ngùi nói.
Hương Giang – Thu Thảo
Ý kiến bạn đọc (0)

No comments:

Post a Comment