Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 11 October 2019

Cung không đủ cầu về lao động lành nghề ở VN do thương chiến Mỹ-Trung


Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cần nhiều người lao động Việt Nam tay nghề cao
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc khiến các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, và họ lại lao vào một cuộc chiến khốc liệt giành giật người lao động lành nghề, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt hiện nay, và thúc đẩy những lời kêu gọi cải cách giáo dục để giải quyết vấn đề.
Việt Nam nổi lên như là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Một số công ty trong đó có Alphabet Inc, hãng mẹ của Google, và Nintendo đã công bố kế hoạch mới sẽ mở các cơ sở của họ ở Việt Nam.
Các thỏa thuận thương mại mà Hà Nội đạt được, bao gồm cả hiệp định FTA gần đây ký với Liên hiệp châu Âu, cũng đã trở thành yếu tố thu hút nước ngoài.
Jef Stokes thuộc hãng Maxport, một nhà sản xuất hàng may mặc có cơ sở ở Việt Nam, nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục thiếu vắng sự cải cách là một phần của vấn đề: “Hệ thống giáo dục tạm ổn, nhưng không tạo ra đủ các học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao. Đây chính là điểm nghẽn”.
Hiện nguồn cung đã khá căng về các nhân viên IT (công nghệ thông tin), kỹ sư và nhà quản lý. Nhưng những hãng tị nạn chiến tranh thương mại làm nhu cầu càng trở nên cao hơn, dẫn đến chuyện những người lao động có tay nghề cao nhảy việc ngày càng nhiều hơn, theo lời của các chủ nhà máy, các chuyên gia tư vấn và các công ty tuyển dụng nói với Reuters.
Tình trạng cung không đủ cầu này không có gì đáng ngạc nhiên: Dân số Việt Nam chỉ bằng 7% của Trung Quốc; Việt Nam vẫn thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và theo Ngân hàng Thế giới, nước này cần chi trung bình 6,7 tỷ đô la mỗi năm để tăng công suất phát điện hàng năm 10% từ năm 2016 đến 2030.
Michael Sieburg, thuộc công ty tư vấn YCP Solidiance, cho hay sự tăng tốc về đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, và việc các công ty xem xét lại chuỗi cung ở khu vực do cuộc chiến tranh thương mại đã khơi lại mối lo ngại về nguồn cung lao động kỹ năng cao có sẵn ở Việt Nam.
Chỉ có 12% lực lượng lao động gồm 57,5 triệu người của Việt Nam có tay nghề cao, theo công ty tuyển dụng Manpowergroup.
Điều này làm cho các nhà đầu tư mới ngày càng ráo riết cạnh tranh với nhau để giành giật người tài, theo ông Sieburg, nhà tư vấn cho các công ty nước ngoài đang xem xét việc thiết lập hoạt động tại Việt Nam.
Khoảng 28% số người trong độ tuổi từ 18-29 theo học đại học tại Việt Nam, so với 43% ở Thái Lan và 48% ở Malaysia đi học đại học.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy các chương trình giáo dục ở Việt Nam đã lỗi thời, giáo viên bị quá tải và chỉ được trả lương thấp, và sinh viên tốt nghiệp thiếu các kỹ năng sẵn sàng cho công việc mà khu vực tư nhân cần có”, ông Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết.
Chính phủ cần hành động nhiều hơn để hiện đại hóa hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là ở cấp độ dạy nghề và đại học, ông Sitkoff nói thêm.
Hai bộ lao động và giáo dục Việt Nam không hồi đáp Reuters khi hãng tin đề nghị họ đưa ra bình luận.

No comments:

Post a Comment