Virus corona: Châu Âu sẽ đóng cửa biên giới hoàn toàn để chống dịch
Pháp ra lệnh cho người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi có những nhiệm vụ quan trọng.
Uỷ
hội châu Âu đang lên kế hoach cấm toàn bộ việc di chuyển không cần
thiết trên toàn khu vực tự do đi lại Schengen do có thêm nhiều nước đóng
cửa biên giới để nỗ lực hạn chế tình trạng lây lan virus corona.Chủ tịch Uỷ hội, Ursula von der Leyen nói bà đề nghị các nhà lãnh đạo hãy triển khai biện pháp này trong thứ Năm.
"Càng ít di chuyển chúng ta càng dễ kiểm soát được tình trạng lây lan virus," bà nói.
Trong khi đó, các biện pháp mới, cứng rắn hơn tại Pháp nhằm hạn chế di chuyển từ nhà bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ Ba.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51927890
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51911981
EU có kế hoạch áp dụng các biện pháp gì?
Các biện pháp đã được Tổng thống Pháp Emmanual Macron nhắc tới trong bài phát biểu của ông trước toàn quốc, được phát trên truyền hình vào hôm thứ Hai.
Ông nói rằng "toàn bộ các chuyến đi giữa các nước không thuộc EU và các nước EU sẽ bị ngưng".
Bà von der Leyen nói rằng những người có quyền cư trú dài hạn, thành viên gia đình của các công dân EU và các nhà ngoại giao sẽ được miễn áp dụng lệnh hạn chế trên, cũng như việc qua lại đường biên của các nhân viên y tế và những người vận chuyển hàng hoá.
Các biện pháp sẽ được áp dụng trong thời gian ít nhất là 30 ngày.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51877203
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51614324
Thoả thuận Schengen cho phép mọi người được tự do di chuyển giữa các nước EU mà không phải qua trình tự kiểm tra cửa khẩu.
Công dân của các nước thành viên EU nhưng không trong khối Schengen, trong đó có Anh Quốc, cũng sẽ được mời cùng tham gia áp lệnh cấm đi lại.
Những bình luận được đưa ra trước khi có kỳ họp thượng đỉnh qua video giữa các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Ba, do người đứng đầu Hội đồng châu Âu, Charles Michel, chủ trì.
Số liệu mới nhất cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cho thấy trên toàn cầu có 173.000 ca nhiễm bệnh và 7.000 người tử vong.
Pháp đang làm những gì?
Ông Macron đã ra lệnh cho người dân ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi có các công việc cần thiết, kể từ 11:00 giờ địa phương (12:00 GMT) thứ Ba.
Ông nói các biện pháp trước đó, trong đó có việc đóng cửa trường học, quán cà phê và các cửa hàng bán đồ không thiết yếu, đã tỏ ra là chưa đủ.
"Ngay cả khi bên y tế đã cảnh báo về mức nghiêm trọng của tình hình rồi, chúng ta thấy là mọi người vẫn tụ tập ở các công viên, các khu chợ đông đúc, các nhà hàng, quán bar không tôn trọng lệnh đóng cửa," ông nói trong bài phát biểu dài 20 phút trên truyền hình.
Đường phố Paris vắng tanh sau khi Thủ tướng Macron ra lệnh cho người dân ở nhà hôm thứ Ba 17/3
Bài phát biểu của ông đã được con số cao kỷ lục, 35,3 triệu người theo dõi, chiếm 96% số người xem TV vào thời điểm đó, theo tường thuật của Le Monde.
"Chúng ta đang trong thời chiến... chúng ta đang chiến đấu chống lại không phải là một quân đội khác hay chính quốc gia của mình. Nhưng kẻ thù ở ngay đây, không thể nhìn thấy, không thể chạm vào, và chúng đang tiến công," ông nói.
Pháp cũng sẽ đóng cửa biên giới đường bộ kể từ giữa trưa (11:00 GMT) thứ Ba.
Các hạn chế tại Pháp sẽ được áp dụng trong thời gian ít nhất 15 ngày, ông Macron nói.
Các công dân phải mang theo mẫu tờ khai trong đó ghi rõ lý do khiến họ cần đi lại, và khoản tiền phạt đối với các trường hợp vi phạm sẽ sớm được đưa ra với mức 135 euro (150 đô la Mỹ).
Chừng 100 ngàn nhân viên dân sự và binh lính sẽ được triển khai trên toàn quốc để kiểm tra tình hình.
Tổng thống Macron cũng đưa ra đảm báo cho các doanh nghiệp với việc tuyên bố "Không một công ty nào của Pháp, bất kể quy mô thê nào, sẽ bị đẩy vào nguy cơ sụp đổ".
Hiện nước Pháp đã có trên 6.000 trường hợp nhiễm virus và 148 ca tử vong.
Đức đang làm gì?
Thủ tướng Angela Merkel đã cấm các buổi lễ tôn giáo và yêu cầu người dân huỷ bỏ toàn bộ các chuyến đi nghỉ cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Các nơi như câu lạc bộ, quán bar, các trung tâm vui chơi giải trí, vườn thú và sân chơi thiếu nhi sẽ bị đóng.
Các nhà nhà sẽ phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các bàn, và hoạt động theo khung giờ giới hạn.
Các trường học trên toàn quốc đến nay đều đã đóng cửa.
"Mọi người càng tuân thủ chặt chẽ các quy định này chừng nào thì chúng ta sẽ vượt qua được giai đoạn này nhanh chừng đó," bà nói trong buổi họp báo ở Berlin, và cam kết rằng chính phủ sẽ nỗ lực giảm thiếu tác động kinh tế của tình trạng bùng phát dịch bệnh.
Đức nay đã có gần 7.000 ca xác nhận dương tính với virus corona, và 14 ca tử vong.
Các cuộc tụ tập đông người trên toàn quốc đã bị cấm.
Tại những nơi khác trên châu Âu
Người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng nói rằng các nước hãy đi theo chiến lược khống chế dịch bệnh đã được áp dụng tại Trung Quốc và Hàn Quốc, và nói các chiến lược này cho thấy có thể kiểm soát được đại dịch này.
- Tây Ban Nha, hiện đang là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ tư trên thế giới, hôm thứ Ba số người tử vong đã tăng lên 491 so với số liệu trước đó 342. Các ca được xác nhận dương tính từ 9.942 lên 11.178. Nước này đã phong toả một phần 47 triệu dân trong 15 ngày, bắt đầu từ hôm thứ Bảy
- Italy, nước bị ảnh hưởng nặng nhất bên ngoài Trung Quốc, nơi virus khởi phát, công bố một làn sóng mới các ca tử vong hôm thứ Hai, vượt quá ngưỡng 2.000, với con số là 2.150, còn các ca nhiễm virus alf trên 20.000. Chính phủ sẽ tái quốc hữu hoá hãng hàng không Alitalia
- Bỉ hôm thứ Ba có các ca tử vong tăng gấp đôi, từ 5 lên 10 trường hợp
- Thuỵ Điển sẽ đóng cửa các trường trung học và đại học kể từ thứ Tư
- Anh khuyến cáo không xuất ngoại 30 ngày và công dân 'cần về nhà'. Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Dominic Raab nói trước Nghị viện hôm 17/03 rằng chính phủ Anh khuyến cáo công dân "không xuất ngoại trong 30 ngày".
Người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng nói rằng các nước hãy đi theo chiến lược khống chế dịch bệnh đã được áp dụng tại Trung Quốc và Hàn Quốc, và nói các chiến lược này cho thấy có thể kiểm soát được đại dịch này.
No comments:
Post a Comment