Lịch sử và Ý nghĩa Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn mùng 9 / 8 Âm lịch
Hải Phòng - vùng đất có
truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của
miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa xuất hiện từ lâu và riêng có ở Đồ Sơn, là
một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật
chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Có thể nói, hội chọi trâu Đồ
Sơn là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hoá và tinh
thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng
Theo truyền thuyết và
thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc
cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Qua các truyền thuyết và
thần tích ở Đồ Sơn thì những vị tổ đầu tiên lập nghiệp đã chọn nghề đánh cá.
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn thủa sơ khai, con người tự tìm một đấng quyền uy
linh thiêng làm chỗ dựa. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích lễ hội
chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, dân miền biển Đồ Sơn nhìn thấy một tiên ông
đang say sưa ngắm hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc.
Từ đó, Hội chọi trâu trở
thành nguồn cội trong đời sống tâm linh người Đồ Sơn. Thời điểm chính mở hội là
ở bước chuyển từ vụ cá nam sang vụ cá bắc, là lúc ngư nhàn ít mưa bão.
"Dù ai
buôn đâu, bán đâu
Mồng chín
tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận
rộn trăm bề
Mồng chín
tháng tám nhớ về chọi trâu"
Từ nguồn gốc ấy có thể
thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người
Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta
tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện
cho "nhân khang, vật thịnh".
Chọi trâu không chỉ đơn
thuần "hai con trâu chọi" mà
nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng.
Độc đáo Lễ hội chọi trâu
Lễ hội chọi trâu của
người dân thị xã Đồ Sơn được tổ chức vào 9/8 âm lịch hàng năm.
Các cụ già trong làng kể lại, cứ vào tháng tám, khi lúa ngoài đồng vào thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá, thì người dân Đồ Sơn bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu.
Các cụ già trong làng kể lại, cứ vào tháng tám, khi lúa ngoài đồng vào thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá, thì người dân Đồ Sơn bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu.
Lễ hội chọi trâu cũng
như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen.
Phần lễ vẫn giữ nguyên
những nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng, mở đầu là lễ tế thần
Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới,
rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng.
Phần lễ chủ yếu diễn ra
trước phần hội mấy ngày trong một thế giới tâm linh kỳ diệu. Trước kia, lễ tế
thần diễn ra ở tất cả các giáp của tổng Đồ Sơn với sự linh đình về vật lễ tế
cũng như các thủ tục hành lễ. Giờ đây, việc tế thần được tổ chức ở từng phường
xã, đa phần là do các già làng làm chủ lễ, để cầu xin khí thiêng của sông núi,
đất trời và vùng biển này cho được thắng cuộc chọi trâu ngày hôm sau. Phần
hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc.
Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn
vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong
những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng
trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các
“ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Tiếng trống phải to, người đánh trống
phải có sức dẻo dai, đồng thời phải biết cách đánh trống sao cho những tiếng
“tùng, tùng, cắc, cắc-cắc, tùng, tùng” quyện vào nhau lúc khoan thai, lúc dồn
dập cao trào như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.
Ngày hội chọi trâu không
chỉ mang lại niềm vui cho mọi người, mà còn là một thú chơi lắm công phu, từ
việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì,
kỳ công. Trâu tham gia hội thi phải được những người dầy kinh nghiệm chọn kỹ và
chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian
truân. Đồ Sơn lưu truyền một bài văn vần mô tả 16 điều tỉ mỉ về đầu, mặt, trán,
tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi,
bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu,
cố nhiên là trâu đực. Kiếm được trâu đủ các tiêu chuẩn đã đúc kết là rất khó.
Luyện trâu khá công phu.
Trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết
nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn
hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, mầu
sắc rực rỡ trong hội. Đánh thức khả năng tự vệ và tiến công bằng các động tác
"nhử" hoặc "ghé" trâu giữa hai bên cổng sắt. Trong các cuộc
chọi, trâu được rút mũi dây ở một khoảng cách nhất định. Chúng lao thẳng vào
nhau. Trận đấu dữ dội với nhiều tình huống gay cấn. Có miếng vồ, đánh dập, luồn
sừng bẻ, lật ngược đối thủ. Miếng gảy, dùng sừng đánh vào bất kỳ chỗ nào tiếp
giáp. Hiểm hóc là miếng quỳ, hai chân trước gập xuống, mài mặt sát đất, day
sừng lấy cáng tống hầu và miếng chọc mắt. Những lối đánh này không thể dạy, nó
là bản năng và nảy sinh khi trâu "kháp sới". Khá nhiều đôi trâu đánh
quyết liệt, có trận kéo liền 40 phút đồng hồ, có con tuột sừng vẫn đánh hăng và
chiến thắng. Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu chọi là biểu tượng gửi gắm ý
nguyện và khí phách của người Đồ Sơn giàu tinh thần thượng võ.
Một nét độc đáo của Hội
chọi trâu Đồ Sơn là dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều
được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng,
nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.
Giữ gìn bản sắc văn hoá
của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Năm 1990, Lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn được khôi phục lại và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội
quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà
còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Đã có giai đoạn khá dài
bị gián đoạn nhưng sau khi khôi phục, lễ hội chọi trâu không ngừng được nâng
cao và hoàn chỉnh dần. Những nét cơ bản của tập tục cũ gắn với quan niệm tín
ngưỡng thể hiện lòng biết ơn những ngư dân đầu tiên có công lập tám vạn chài
bên các cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẫn
còn giữ nguyên.
Hiện nay, Lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn vẫn mang đậm bản sắc và đầy đủ các nghi thức truyền thống dân gian:
Rước kiệu và long đình, bát biểu; hành lễ tế thành hoàng làng, dùng trang phục
cổ và nhạc cụ dân tộc, tặng thưởng cao chủ trâu và trâu thắng trong trận cuối
cùng đoạt ngôi vô địch. Tuy nhiên, cũng có những cải biến nhằm thích ứng với
hoàn cảnh mới.
Sân đấu không phải là
mảnh đất hẹp cũ, đã được đưa sang sân vận động thị xã rộng lớn kề liền đường
14, thu hút thêm đông đảo khách trong nước và khách quốc tế về xem hội. Thời
gian thu gọn và chia hai vòng, tính đúng lịch âm, hằng năm cứ ngày 8 tháng 6
đấu loại và ngày 9 tháng 8 đấu chính.
Việc làm lễ chuyển về
đêm và từ buổi sáng là tiến hành chọi trâu. Thể thức hội sắp xếp bài bản và có
trình tự. Trên lễ đài nổi bật bản thống kê số liệu kẻ đậm những thành tích trên
mọi lĩnh vực của nhân dân địa phương. Chủ tịch chính quyền sở tại đọc lời khai
mạc. Các tốp nam, nữ trình diễn điệu múa cờ "mở trận" vừa dũng mãnh
vừa uyển chuyển. Tiếp đó, viên "dịch loa" đội nón chóp, mặc áo the,
thắt bao lưng xanh, quần trắng, quấn xà cạp, điều hành các trận đấu.
Lệ cũ Đồ Sơn là tính số trâu chọi theo đóng góp suất đinh của các giáp, kèm những kiêng kỵ khe khắt. Không giao trưởng giáp có tang nuôi trâu và không để phụ nữ chăn dắt trâu. Số trâu chọi ở Đồ Sơn thời trước nhiều nhất là 12. Nay, là các đơn vị kinh tế và một hộ hoặc vài hộ gia đình tự nguyện đảm nhiệm, ít vướng mắc trong những quy định gò bó. Chủ các trâu chọi không tính toán đơn thuần về kinh tế. Mục tiêu là hướng vào góp phần gìn giữ di sản của cha ông, tạo không khí hội hè vui vẻ và có trâu thắng là một vinh dự lớn. Tính vô tư, sòng phẳng, công khai và dân dã của hội chọi trâu là đặc điểm nổi bật. Xưa, chỉ có một giải duy nhất là khẩu xăm-phương tiện hành nghề biển, bây giờ thêm giải nhì, giải ba và giải tặng trâu đánh hay, phần thưởng quy thành tiền.
Lệ cũ Đồ Sơn là tính số trâu chọi theo đóng góp suất đinh của các giáp, kèm những kiêng kỵ khe khắt. Không giao trưởng giáp có tang nuôi trâu và không để phụ nữ chăn dắt trâu. Số trâu chọi ở Đồ Sơn thời trước nhiều nhất là 12. Nay, là các đơn vị kinh tế và một hộ hoặc vài hộ gia đình tự nguyện đảm nhiệm, ít vướng mắc trong những quy định gò bó. Chủ các trâu chọi không tính toán đơn thuần về kinh tế. Mục tiêu là hướng vào góp phần gìn giữ di sản của cha ông, tạo không khí hội hè vui vẻ và có trâu thắng là một vinh dự lớn. Tính vô tư, sòng phẳng, công khai và dân dã của hội chọi trâu là đặc điểm nổi bật. Xưa, chỉ có một giải duy nhất là khẩu xăm-phương tiện hành nghề biển, bây giờ thêm giải nhì, giải ba và giải tặng trâu đánh hay, phần thưởng quy thành tiền.
Sự phục hồi
lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một việc làm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Chấn
hưng lễ hội này với những đặc điểm vốn có của nó sẽ góp phần thực hiện chủ
trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước cứ đến hội
lại nô nức đổ về, tạo nên một sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo có một không hai
trên cả nước.
www.ojo.vn Sưu tầm
No comments:
Post a Comment