Pháp sẽ tiếp tục đưa tàu chiến vào Biển Đông
Trong nỗ lực bảo vệ quyền tự do hằng hải, Pháp tuyên bố sẽ duy trì hoạt động ở Biển Đông.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019 ở Singapore diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết Paris sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách “kiên định, không đối đầu nhưng cứng rắn”.
Bà Parly cho biết, Pháp sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông hai lần mỗi năm.
Tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái, bà Parly cũng từng tiết lộ rằng, vào năm 2017 ít nhất năm tàu chiến Pháp đã vượt qua vùng nước tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, máy bay trực thăng và tàu chiến của Anh cũng cùng tham gia với Pháp để hiện diện ở Biển Đông.
Bà Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng kêu gọi các quốc gia khác có cùng chí hướng tham gia cùng Pháp, chẳng hạn như máy bay trực thăng của Anh đi trên các tàu Pháp đi qua vùng biển tranh chấp.
“Sẽ có sự phản đối, sẽ có những cuộc hành động đáng ngờ trên biển, nhưng chúng tôi sẽ không để bị đe dọa bởi bất kỳ ‘sự việc đã rồi’ nào, bởi vì một khi luật pháp quốc tế lên án, thì làm sao chúng ta có thể bỏ qua?” Bà Parly nói.
Pháp hiện đang dẫn đầu các quốc gia châu Âu khác trong thách thức sự thống trị của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Vào hè năm ngoái, tàu khu trục và tàu hộ tống của Trung Quốc đã theo một tàu quân sự của Pháp đi qua quần đảo Trường Sa.
Hiện Úc cũng đã bày tỏ cam kết duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019 ở Singapore diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết Paris sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách “kiên định, không đối đầu nhưng cứng rắn”.
Bà Parly cho biết, Pháp sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông hai lần mỗi năm.
Tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái, bà Parly cũng từng tiết lộ rằng, vào năm 2017 ít nhất năm tàu chiến Pháp đã vượt qua vùng nước tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, máy bay trực thăng và tàu chiến của Anh cũng cùng tham gia với Pháp để hiện diện ở Biển Đông.
Bà Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng kêu gọi các quốc gia khác có cùng chí hướng tham gia cùng Pháp, chẳng hạn như máy bay trực thăng của Anh đi trên các tàu Pháp đi qua vùng biển tranh chấp.
“Sẽ có sự phản đối, sẽ có những cuộc hành động đáng ngờ trên biển, nhưng chúng tôi sẽ không để bị đe dọa bởi bất kỳ ‘sự việc đã rồi’ nào, bởi vì một khi luật pháp quốc tế lên án, thì làm sao chúng ta có thể bỏ qua?” Bà Parly nói.
Pháp hiện đang dẫn đầu các quốc gia châu Âu khác trong thách thức sự thống trị của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Vào hè năm ngoái, tàu khu trục và tàu hộ tống của Trung Quốc đã theo một tàu quân sự của Pháp đi qua quần đảo Trường Sa.
Hiện Úc cũng đã bày tỏ cam kết duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
No comments:
Post a Comment