Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 2 June 2019

Thành phố Đức được người Trung Quốc yêu mến

  • 22 tháng 8 2018
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Thành phố Trier, Đức, đón khoảng 150.000 du khách Trung Quốc mỗi năm- nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác của Đức
    Trier là nơi có nhiều di tích La Mã nhất bên ngoài Rome, nhưng với 150.000 du khách Trung Quốc hàng năm thì sự cuốn hút thực sự là do mối liên quan giữa thành phố này với Karl Marx.
    Thật dễ dàng để hiểu tại sao thành phố lâu đời nhất của Đức lại thu hút nhiều du khách đến vậy. Xét cho cùng, Trier, một thủ đô cũ của đế chế La Mã, là nơi có số lượng lớn nhất về di tích La Mã bên ngoài Rome, trong khi những vườn nho ở xung quanh sản xuất một số loại rượu vang ngon nhất đất nước này.
    Nhưng đối với khoảng 150.000 người Trung Quốc ghé thăm mỗi năm- nhiều hơn bất kỳ điểm đến nào khác của Đức- di sản của Trier, nơi sinh của Karl Marx, là lý do thu hút chính.
    Nổi tiếng là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội, Marx tin rằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp cầm quyền và các giai cấp bị áp bức là xuất phát từ quyền tư hữu tài sản và dịch vụ- về bản chất là chủ nghĩa tư bản. Ông lập luận rằng việc chuyển giao quyền quản lý tài sản và dịch vụ từ các cá nhân sang cho chính phủ sẽ giải phóng xã hội khỏi sự bóc lột giai cấp.
    Kết quả làm việc của Marx là tư tưởng dẫn đường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và ông được nhiều người Trung Quốc coi là một anh hùng. Gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố: "Nếu chúng ta đi chệch khỏi hoặc từ bỏ Chủ nghĩa Marx, đảng ta sẽ mất đi linh hồn và phương hướng."
    Sự ưa thích Trier của du khách Trung Quốc là sự tăng tiến về học hỏi cho các nhà bán lẻ của thành phố này, mà cửa hàng của họ tràn đầy các hàng lưu niệm chiết trung, từ khuôn cắt bánh hình Marx đến các lọ để tiền tiết kiệm có hình đầu ông.
    Nhiều nhà bán lẻ đã đăng ký đào tạo nghi thức do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Trier tổ chức, nơi họ được khuyên không nên gói đồ lưu niệm bằng giấy trắng - màu áo tang ở Trung Quốc - và tránh dùng số 250, nghĩa tiếng lóng là 'ngu ngốc' ở Trung Quốc.
    Để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx vào năm 2018, các tờ '0 Euro' có hình mặt nhà triết học này (được in trên cùng loại giấy như tờ Euro đang lưu hành và cũng có cả hình mờ) đã được in hàng nghìn tờ và được bán như quà lưu niệm.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Chính phủ Trung Quốc đã tặng thành phố Trier một bức tượng của Karl Marx để tưởng nhớ 200 năm ngày sinh của triết gia này
    Nhưng những vụ vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở các quốc gia cộng sản, kể cả Trung Quốc, đã biến Marx thành một nhân vật gây tranh cãi. Ở Đức, ông bị nhiều người sỉ vả, đặc biệt là người dân cũ của Đông Đức, những người từng ở dưới sự cai trị cộng sản.
    Alexander Schumitz, người đứng đầu các hoạt động tiếp thị của hội đồng du lịch Trier, thừa nhận quyết định nắm cơ hội thành phố là nơi sinh của Marx là một quyết định gần đây. "Đa số người đồng ý rằng Marx là một nhà triết học quan trọng," ông nói với tôi.
    "Ông ấy không chịu trách nhiệm về điều người ta đã làm khi dùng ý tưởng của ông. Đúng là Trier phớt lờ Marx trong gần 200 năm, nhưng sau sự sụp đổ Bức Tường Berlin, hầu hết cư dân đều chấp nhận Marx là người con nổi tiếng của thành phố."
    Khi chính phủ Trung Quốc công bố ý định tặng Trier một bức tượng Marx để tưởng nhớ sinh nhật 200 năm của ông, thì thành phố đồng ý, nhưng một đại diện được cử sang Trung Quốc đã có công việc mà không ai muốn là thuyết phục nghệ sĩ để giảm kích thước đài tưởng niệm. Họ đề xuất làm như vậy thì chiều cao 5,5m kể cả bệ (ban đầu là 6.4m) sẽ khớp với ngày sinh của ông là 5/5/1818.
    Bức tượng mới này là một trong những thứ không thể bỏ qua đối với bất kỳ ai tới thăm Trier với chủ đề về Marx, nó chỉ cách biên giới Đức-Luxembourg 20 phút ô tô.
    Một điểm nữa là đèn giao thông ở cuối Fleischstraße ở trung tâm thành phố, nó hiển thị hình biếm họa Marx màu đỏ và màu lam. Một số viện bảo tàng đã trưng bày triển lãm tạm thời để đánh dấu kỷ niệm này, mặc dù 'Nhà Karl Marx', một bảo tàng có hồi mái nhọn ở Brückenstraße, là nơi thu hút hầu hết du khách. Đây là nơi sinh của ông.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Đèn giao thông ở trung tâm của thành phố Trier có hình biếm họa Karl Marx
    Bảo tàng này trưng bày một bức tượng bán thân nổi tiếng của Marx do cháu trai ông làm. Ở những nơi khác, có một cuốn sách in lần đầu 'Das Kapital' (Tư bản luận) hiếm hoi, tác phẩm gây ảnh hưởng của Marx, và có bức ảnh của Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm Chủ tịch Mao, đến thăm bảo tàng. Bên ngoài, một khu vườn hoa nở rộ là nơi ưa thích Marx đã có lần tưởng nhớ tới, cũng như Hampstead Heath ở London.
    5 nước dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng văn hóa
    Những thành phố hẹn hò lãng mạn nhất thế giới
    Bưu điện ở nơi cao nhất thế giới
    Mặc dù nhiều triển lãm tạm thời sẽ sớm đóng cửa, nhưng sẽ chẳng bao lâu nữa cái hệ thống gây tranh cãi này về tổ chức xã hội sẽ lại làm tăng con số du khách của Trier lên một lần nữa- kế hoạch đã được tiến hành cho các sự kiện kỷ niệm 200 năm, vào năm 2020, ngày sinh của Friedrich Engels, người đã biên tập cuốn Das Kapital và là đồng tác giả của Tuyên Ngôn Cộng Sản cùng với Marx.
    Marx sẽ luôn là một nhân vật gây bất đồng quan điểm, nhưng quyết định công nhận ông là người con của thành phố này là một quyết định không khó, như Schumitz nói. "Ông là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 19," ông nói. "Các lý thuyết của ông ngày nay vẫn được bàn luận, và vẫn ảnh hưởng đến chính trị ngày nay. Và ông là quan trọng đối với thành phố vì những ý tưởng của ông là dựa trên những trải nghiệm ông có được ở Trier.
    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment