TQ cảnh báo sinh viên về rủi ro du học tại Mỹ
Hôm 3/6, Trung Quốc cảnh báo cho sinh viên và các học giả về những
rủi ro khi học tập tại Hoa Kỳ, nêu rõ các giới hạn về thời hạn cũng như
việc từ chối thị thực Mỹ, giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai cường
quốc đang gay gắt, theo Reuters.
Trong một thông báo ngắn hôm 3/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc nói rằng gần
đây, một số sinh viên muốn đi du học tại Hoa Kỳ đã gặp trở ngại về thời
hạn thị thực bị hạn chế và các trường hợp bị từ chối thị thực du học
đang gia tăng.
“Điều này đã ảnh hưởng đến các sinh viên Trung Quốc sắp đi du học tại
Hoa Kỳ hoặc muốn hoàn thành việc học của họ một cách suôn sẻ,” theo
thông cáo của Bộ.
“Bộ giáo dục nhắc nhở sinh viên và các học giả về sự cần thiết phải
tăng cường đánh giá các rủi ro trước khi đi du học, nâng cao nhận thức
phòng ngừa và chuẩn bị phù hợp,” thông cáo cho biết thêm.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc Xu Mei nói trên
truyền hình rằng bất chấp căng thẳng thương mại, “tình hình chung” của
các sinh viên Trung Quốc học tập tại Hoa Kỳ vẫn ổn định, và các cơ sở
giáo dục đại học Hoa Kỳ vẫn hoan nghênh các sinh viên Trung Quốc và vẫn
hợp tác với Trung Quốc.
Hàng năm có đến 360.000 du học sinh Trung Quốc đến Hoa Kỳ, với tổng số học phí và các chi phí khác lên đến 14 tỷ đôla.
Hu Xijin, biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu, đã liên kết cảnh báo
của Bộ Giáo dục với sự phân biệt đối xử gần đây đối với các sinh viên
Trung Quốc và vấn đề tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhà báo này viết trên Twitter bằng tiếng Anh: “Cảnh báo này là một
phản ứng đối với một loạt các biện pháp phân biệt đối xử gần đây mà Hoa
Kỳ đã áp dụng đối với sinh viên Trung Quốc và cũng có thể được coi là
một phản ứng đối với cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng.”
Năm ngoái, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã đưa ra một cảnh
báo về vấn đề an ninh cho các công dân Trung Quốc khi đến Hoa Kỳ, cảnh
báo du khách về các vấn đề như các hóa đơn y tế đắt tiền, mối đe dọa xả
súng và cướp bóc nơi công cộng, cũng như việc nhân viên hải quan Mỹ lục
soát và câu lưu hành khách.
No comments:
Post a Comment