Trăm Năm Huy Cận
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Huy Cận, tức Cù Huy Cận, 31/5/1919 – 31/5/2019, là con trưởng của Nhà thơ, tôi xin có đôi lời bày tỏ.
Nơi sinh của Huy Cận là xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện
Đức Thọ, nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Xã nằm dưới chân núi Mồng
Gà, ngay trước mặt là sông Ngàn Sâu, một nhánh của Sông La. Ân Phú có
gốc chữ Hán là 殷富, nghĩa là “thịnh vượng”, “giàu có”. Trên thực tế, do
tính chất “sơn cước’ (ở chân núi) nên Ân Phú ít ruộng thành ra nghèo.
Cảnh nghèo đó đã làm Xuân Diệu, người bạn tri âm, tri kỷ của Huy Cận,
phải thốt lên: “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng… chao ôi!
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 sao mà vắng vẻ, hiu hắt đến thế! Nếu
không thương bạn chưa chắc tôi đã về” (1). Vì vậy, cái tên Ân Phú không
gì khác hơn là ước mơ thoát nghèo cháy bỏng của con người xứ “nác”nơi
đây (2).
Thế nhưng ở khía cạnh phi vật chất, cụ thể là truyền thống văn hóa và
truyền thống chống ngoại xâm, Ân Phú lại giàu có, thậm chí rất giàu có.
Đây là mảnh đất đã sản sinh ra các Trạng nguyên Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy,
Trần Thành Đốn, Trần Tiết Việt và Binh bộ thượng thư Cù Ngọc Xán. Cù
Ngọc Xán, còn gọi là Lê Ngọc Xán do được vua Lê ban quốc tính vì có công
trong kháng chiến chống quân Minh, được Triều Nguyễn sắc phong Vương.
Ông còn là phu quân của bà Ngô Thị Ngọc Điệp, chị ruột của Hoàng hậu Ngô
Thị Ngọc Dao, vợ vua Lê Thái Tông. Ông cũng chính là Tổ của hai họ Cù
Hoàng và Cù Huy
Đến thế kỷ 20, quê hương Ân Phú rất đỗi tự hào có Huy Cận – người ở
tuyến đầu của cả hai cuộc cách mạng, Thi ca và Giải phóng dân tộc.
“Bàn Nhất” Thơ Mới
Ông nội tôi, Cù Huy Trương (3), kể cho chú tôi là Cù Huy Thước, nay
đã 94 tuổi, rằng khi Huy Cận 8-9 tuổi, đang học Trường tiểu học Queignec
ở Huế, có thầy tướng số tên Tựa từ Nghệ An đến nhà chơi. Sau khi lập lá
số tử vi của Huy Cận, ông thầy nói: “Anh này sau này sáng giá hơn
người, đặc biệt sáng danh về văn chương, là người tài giỏi của quốc gia
đấy!”.
Một trong những thầy giáo của Huy Cận tại Trường tiểu học Queignec là
thầy Phan Tiên. Sau năm 1975, cha tôi đến thăm thầy ở Quảng Ngãi. Trong
Hồi Ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Gặp tôi thầy nhớ ra ngay, và thầy cho
tôi ăn kẹo lạc và đường phổi Quảng Ngãi, như hồi bé tôi vẫn được thầy
cho sau khi thầy về quê ăn tết ở quê ra. Thầy đi vào phòng trong đưa ra
một quyển vở dày và mở ra cho tôi xem ở trang có dán ảnh học sinh lớp ba
của thầy ở trường Queignec năm 1929. Thầy chỉ vào ảnh tôi (cái ảnh mà
tôi còn giữ được trong căn cước đi thi tiểu học yếu lược) và đọc lại tôi
nghe lời nhận xét của thầy về tôi: “Cậu bé này có tương lai rực rỡ”.
Vậy lời của thầy Tựa và thầy Phan Tiên có nghiệm không?
Không kể thơ thể lục bát là dòng thơ dân gian, được truyền miệng là
chủ yếu, nghĩa là tồn tại trước khi người Việt có chữ viết, bất luận là
chữ Việt cổ hay Hán tự, thì trong Thi ca của Việt Nam đã có hai cuộc
cách mạng.
Cuộc cách mạng thứ nhất, đó là thơ Hàn luật bằng chữ Nôm, cải biến từ
hai thể "thất ngôn tứ tuyệt" và "thất ngôn bát cú" của thơ Đường luật.
Được gọi như thế vì tương truyền Hàn Thuyên thời nhà Trần đã sáng tạo ra
thể thơ này. Cho dù đã có những tác phẩm xuất sắc với Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông và Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… thơ Hàn luật vẫn phải chịu lép
vế trước thơ Đường luật bởi chế độ khoa cử vẫn dựa trên chữ Hán và đạo
Khổng hay còn gọi là Nho học. Cho nên có thể gọi thơ Hàn luật là một
tiểu cách mạng.
Thơ Mới là cuộc cách mạng thứ hai, được viết bằng chữ Quốc Ngữ, tức
chữ Việt ngày nay, hoàn toàn từ bỏ niêm luật của thơ Đường. Chính điều
sau chót này đã mang lại cho Thơ Mới vóc dáng của một cuộc Đại Cách
mạng, của một “Big bang” – Vụ Nổ lớn, tạo ra một vũ trụ hoàn toàn mới
cho Thi ca Việt Nam. Nói cách khác, thơ Hàn luật là một sự chuyển mình
còn Thơ Mới là một sự giải phóng khỏi cái cũi Nho giáo!
Không nghi ngờ gì nữa, chính sự va đập giữa văn hóa bản địa của người
Việt và văn hóa Trung Hoa đã làm nên chữ Nôm và văn thơ Nôm. Cũng như
vậy, Thơ Mới là sản phẩm của sự va đập giữa văn hóa bản địa, văn hóa
Trung Hoa và văn hóa phương Tây được đại diện bởi văn hóa – văn chương
Pháp. Tôi cũng đoan chắc rằng đã có những cuộc cách mạng thi ca tương tự
ở những thuộc địa của phương Tây. Đến đây có một câu hỏi chẳng đừng:
bao giờ thì có cuộc cách mạng thứ ba trong Thi Ca Việt Nam. Hỏi tức trả
lời, đó là khi có sự đổ bộ của một nền văn hóa hoàn toàn mới, mà tôi đồ
rằng đến từ hành tinh khác.
Trong tiểu luận “Một Thời Đại Trong Thi Ca” mở đầu “Thi nhân Việt
Nam”, cuốn sách nghiên cứu, phê bình xuất sắc nhất về phong trào Thơ
Mới, Hoài Thanh viết: “Chung quanh đôi bạn Xuân Diệu- Huy Cận có vô số
thi sĩ bàn nhì bàn ba: Tế Hanh, Huyền Kiêu, Đinh Hùng, Phan Khắc Khoan,
Thu Hồng, Nguyễn đình Thư, Xuân Tâm, Huy Tân, Huy Chức, Phan thanh
Phước, Nguyễn đức Chính, Tường Đông,... Đôi nhà thơ như Lan Sơn, Thanh
Tịnh, lúc nãy đã thấy một bên Thế Lữ, bây giờ lại kéo nhau về đây. Và
Thế Lữ ngồi một mình trong dĩ vãng chừng thấy lẻ loi cũng về đây nốt.
Tôi không biết có nên để vào xóm Huy Xuân hai nhà thơ Phạm Hầu và Yến
Lan. Tuy thơ cùng một giọng song hình như họ đã trực tiếp với các nhà
thơ Pháp, ít khi nhờ Xuân Diệu, Huy Cận đứng làm trung- gian. Cái kín
đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn phú Tứ. Cùng ra đời một lần
với thơ Huy Xuân nhưng kém thanh thế hơn nhiều là lối thơ tả chân. Thơ
mới vốn ưa tả chân hơn thơ cũ, nhưng làm những bài thơ tả chân biệt hẳn
ra rnột lối chỉ có Nam Trân, Đoàn văn Cừ và Anh Thơ. Cũng có thể kể cả
Bàng Bá Lân và Thu Hồng”.
Với phẩm chất “đầu bảng” ngôn từ như vậy, Thơ Huy Cận không chỉ là
nguồn dinh dưỡng của nhiều tài năng văn học mà còn hun đúc cảm thụ của
không ít tài năng âm nhạc nước nhà. Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự: “Tôi yêu
thơ Huy Cận từ khi chưa bước vào thế giới âm nhạc… Có thể nói, sau ca
dao, Thơ Mới (nhất là thơ trong cuốn “Lửa Thiêng”), ngay từ đầu, đã là
chất liệu nuôi dưỡng con người soạn ca khúc là tôi. Trong loại nhạc tình
cảm con người của tôi, nếu có thêm hồn vũ trụ, đó là nhờ ở những bài
thơ Huy Cận” (4).
Cùng lý do, Thơ Huy Cận từ rất sớm đã trở thành kinh điển khi chiếm
lĩnh học đường. Cho đến cuối đời, cha tôi vẫn bồi hồi mỗi khi nhắc lại
câu chuyện thời ông học Quốc học Huế: phòng học bên đang giảng thơ Huy
Cận! Thật dễ hiểu cảm xúc của ông bởi khó có thi sĩ nào có được vinh dự
như thế!
Thơ Huy Cận còn lan tỏa trên thế giới. Năm 2001, Huy Cận được bầu vào Viện Hàn lâm thế giới về Thơ.
Đến đây không thể không tìm hiểu một Huy Cận ‘bàn Nhất” cùng Xuân Diệu trong Thơ Mới do đâu mà có?
Trước hết phải nói rằng Huy Cận có may mắn được sinh ra trên đất Hà
Tĩnh, còn gọi là đất Lam Hồng (Sông Lam – Núi Hồng Lĩnh). Thực vậy,
người Hà Tĩnh “xuất khẩu thành thơ” là phổ biến. O Trà, em gái kế cha
tôi, mặc dù học hành chẳng được bao nhiêu, có thể biến mọi câu nói thành
thơ lục bát. Có thể nói người Hà Tĩnh có “tư duy thơ” vậy. Mà “tư duy
thơ” này, theo tôi, bắt nguồn từ việc người Hà Tĩnh nói “nôm” hay tiếng
Việt cổ nhiều nhất nước. Điều này cũng dễ hiểu vì đất Lam Hồng là đất
Việt Thường, gốc của nước Việt. Tóm lại, thơ là hồn dân tộc thăng hoa,
mà hồn dân tộc lại nằm trong ngôn ngữ bản địa. Điều này giải thích vì
sao những tuyệt văn của thế kỷ 18, “một thời đại trong thi ca” nếu mượn
chữ của Hoài Thanh, đa phần thuộc về các tác giả đất Lam Hồng - Truyện
Kiều của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Mai đình mộng ký của
Nguyễn Huy Hổ, ca trù (còn gọi là hát nói hay hát ả đào, hát cô đầu) của
Nguyễn Công Trứ…
Tiếp đến, đó là công lao của Xuân Diệu, người bạn đời của ông cùng quê Hà Tĩnh.
Có lần tôi hỏi Huy Cận: “Thơ của bác Diệu và thơ của bố, thơ ai hay
hơn”. Ngẫm nghĩ một chút, cha tôi đáp: “Thơ Xuân Diệu và thơ Huy Cận đều
hay. Nhưng cũng phải nói rằng bác Diệu có “con mắt xanh” trong phê bình
thơ nên hầu hết thơ của bố trước khi gửi đăng báo hay in sách, bố đều
đưa bác Diệu đọc để góp ý. Đôi khi bác thay đôi chữ. Chẳng hạn, trong
bài “Chiều xưa”, lúc đầu bố viết “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê tái
sầu...” thì bác Diệu chữa lại thành “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê
cuối đầu...”. Hay hơn hẳn! Cũng có bài thơ bố không kịp gửi cho bác Diệu
xem trước khi đăng nhưng mọi người rất thích, như bài “Nhạc Sầu”. Tóm
lại, Xuân Diệu là “biên tập viên” đầu tiên thơ của Huy Cận.
Bản thân tôi chứng kiến Xuân Diệu làm cái công việc “biên tập viên” ấy
ngay tại căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, nơi cha tôi ở tầng 2 và bác
tôi ở tầng 1 cùng với tôi với tư cách là con nuôi của ông. Trong bài
“Trăm năm Xuân Diệu” (5), tôi đã mô tả hiện thực ấy: “… bố tôi, thường
cứ 3, 4 giờ sáng là dậy để làm thơ và cứ được bài thơ nào là ông lại đi
xuống phòng bác tôi để nhờ góp ý. Những lúc ấy, bác Diệu tôi biến cái
ghế xếp thành ghế “khảo thí”. Còn bố tôi lẳng lặng lấy một chiếc ghế tựa
đặt phía sau cái ghế xếp để ngồi đọc bài thơ vừa “ra lò”. Xuân Diệu mắt
nhắm nghiền, im nghe. Chốc chốc ông lại bình, lại sửa, giọng sang sảng
mà mắt vẫn nhắm. Được cái bố tôi không bao giờ “cãi”, cứ lẳng lặng chữa
thơ theo ý Xuân Diệu. Xong, ông đọc lại cho Xuân Diệu thẩm định một lần
nữa và cứ thế cho đến câu thơ cuối. Trong bài thơ “Ngôi nhà 24 Điện Biên
Phủ”, Huy Cận đã không dấu diếm vai trò “khảo thí” ấy của Xuân Diệu.
Đêm đêm trên gác đèn chong,
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay.
Dưới nhà bút chẳng rời tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ,
Bạn từ lúc tuổi còn tơ,
Hai ta hạt chín chung mùa trái trong.
Ánh đèn trên gác, dưới phòng,
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại, từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng, năm...
Huy Cận không phải là tài năng thơ duy nhất được Xuân Diệu “biên
tập”. Trong Hồi ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Cũng ở gác Hàng Than, có lúc
Đinh Hùng đã đến làm quen với chúng tôi... Đinh Hùng lúc đó còn đọc thơ
cho anh Diệu nghe, nhờ anh Diệu nhận xét, và nghe chăm chú những lời
phân tích của anh Diệu, rõ ràng với lòng kính nể một bậc đàn anh. Lúc đó
nhà xuất bản Tân Việt cũng đã in vài bài thơ của Đinh Hùng trong tập
Lúa mới”. Xuân Diệu cũng góp ý và chữa thơ cho Chế Lan Viên. Cho nên,
trong cuốn “Điêu Tàn” ghi tặng Xuân Diệu, thi sĩ họ Chế nắn nót: “Anh
Diệu ơi! Thơ của em đây, anh nhận đi!”
Cuối cùng, đó là vai trò và ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn, đặc biệt của cá nhân thủ lĩnh Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam.
Phải nói Huy Cận rất mê tiểu thuyết của Nhất Linh. Chú Thước tôi kể:
“Trong một lần cùng Xuân Diệu về thăm quê Ân Phú, ông Cận luôn cầm trong
tay “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Cứ hở lúc nào một mình là ông Cận lại
lôi Đoan Tuyệt ra đọc”. Tóm lại, Nhất Linh là thần tượng của Huy Cận.
Điều này giải thích vì sao thi sĩ họ Cù lấy làm vinh dự khi được gặp và
được nhận xét bởi vị thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn. Trong bài “Trái đôi” Xuân
Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn” (6), tôi đã viết: “Ngay khi mới gặp
chàng Huy – cha tôi bồi hồi nhớ lại – Nhất Linh hạ ngay: “Bài Chiều xưa
của anh hay lắm, rất cổ mà lại rất mới”. Và như để chứng minh cái tâm
đắc của mình, Nhất Linh đọc một hơi bài thơ ấy trước sự ngỡ ngàng của
tác giả rồi nói rằng Huy Cận cứ gửi thơ ra là Ngày nay sẽ đăng. Rõ là
một cú “đúp” thành công của thi nhân họ Cù: không những ông được vị thủ
lĩnh tao đàn hoan nghênh nhiệt liệt mà thơ của mình từ đây không sợ
không có “đầu ra”! Không nghi ngờ gì nữa, thái độ nể phục ấy của vị
chánh chủ khảo Giải thưởng Tự lực văn đoàn có giá trị như vòng nguyệt
quế đầu tiên mà Huy Cận nhận được trong đời thơ của mình”.
Sau này, Huy Cận và Nhất Linh đối lập nhau về chính trị vì một bên là
Việt Minh và một bên chống Việt Minh. Cha tôi kể: “Ngay tại Quốc Dân
Đại Hội họp ở Tân Trào, Tuyên Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945 để
chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, ông Lê Đức Thọ, lúc đó phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ,
đã bàn với bố vận động Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đi với Việt
Minh. Chính Bác Hồ ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công cũng nói
với bố: “Chú quen biết Nguyễn Trường Tam (Bác đọc nhầm Tường thành
Trường) thì chú vận động anh ta đi với Cách mạng, đi với Việt Minh”.
Nhưng những nhân vật trọng yếu ấy của Việt Nam Quốc dân đảng đã kiên
quyết từ chối vì cho rằng Việt Minh là “độc tài”! Thậm chí báo Việt Nam
của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Khái Hưng phụ trách còn “mỉa” rằng “nhà
thơ Huy Cận (lúc đó là Bộ trưởng Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Lâm
thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch) ngồi cô đơn ở Bắc Bộ phủ để làm cái
gì?!”(7). Mặc dầu vậy, Nhất Linh và Huy Cận luôn trân quý văn tài của
nhau.
Năm 1949 khi xuất bản tiểu thuyết Xóm Cầu Mới - Bèo dạt, Nhất Linh đã
ghi “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Huy Cận” ngay đầu lời tựa cuốn sách.
Bản thân Huy Cận cũng nói với tôi rằng khi ở Sài Gòn Nhất Linh luôn
nhất quyết: “Về Lục bát, Huy Cận là hậu duệ của Nguyễn Du!”. Về phần
mình, cha tôi hơn một lần khẳng định: “Với tư cách là người khởi xướng
Tự lực văn đoàn, Nhất Linh rất có công với nền văn học nước nhà”. Ngay
sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Xuân Diệu và Huy Cận đã là
những người đầu tiên vận động cho việc in lại các tác phẩm của Tự lực
văn đoàn cũng như đánh giá xứng đáng công lao của Nhất Linh, Khái Hưng
đối với nền văn hóa - văn nghệ dân tộc. Hiện nay ở Việt Nam, các tác
phẩm và tác giả Tự lực văn đoàn được giảng dạy rộng rãi và đã có cả chục
hội thảo về tổ chức văn chương này.
Về thăm Hà Nội năm 1988, Nguyễn Tường Thiết, con út nhà văn Nhất Linh
đến thăm Huy Cận. Trong bài ký “Cây bàng lá đỏ” ông kể: “Giây phút
trước khi tôi lên xe, Huy Cận quàng tay qua người tôi. Tôi cảm thấy bàn
tay ông nặng xuống bả vai. Qua giọng nói của ông và qua bàn tay ông
truyền vào người tôi, tôi cảm nhận được cái xúc động của ông già 82 tuổi
đó, cái xúc động nó rõ ràng là mạnh mẽ hơn một sự ngậm ngùi: “Việc gì
anh ấy phải chết. Việc gì bố cháu phải chết…”.
Đủ để thấy Huy Cận yêu quý Nhất Linh đến nhường nào! Đủ để thấy những
người có “bụng liên tài” cư xử với nhau đàng hoàng như thế nào!
“Khai Quốc Công Thần” của nước Việt Nam Độc Lập
Ngày 2/9/1945, với tư cách Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ lâm
thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Huy Cận đã cùng Chủ tịch Chính phủ Hồ
Chí Minh và các bộ trưởng khác ký Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam, chấm
dứt hơn 80 năm đô hộ của Pháp rồi của Nhật (8). Ba ngày trước đó, ngày
30/8/1945, ông là một trong ba vị thay mặt Chính phủ lâm thời tiếp nhận
sự thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại tại Hoàng thành ở Huế, chấm dứt vĩnh
viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa, ở tuổi 26, Huy
Cận là vị bộ trưởng trẻ nhất mọi thời đại.
Huy Cận còn giữ một trọng trách khác trong thời kỳ “lập quốc” ấy: Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Để chống “giặc nội xâm”- những kẻ tham nhũng, hách dịch, cửa quyền
trong chính quyền, ngày 23-11-1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí
Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thiết lập Ban thanh tra đặc biệt. Điều 2 Sắc
lệnh quy định Ban thanh tra có toàn quyền “đình chức, bắt giam bất cứ
nhân viên nào trong ủy ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước
khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử; tịch biên
hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ
sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt”.
Như vậy, Ban thanh tra đặc biệt không chỉ có chức năng của Thanh tra
Chính phủ như hiện nay mà còn có các chức năng mà Cơ quan điều tra Bộ
Công an và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đang đảm nhiệm.
Nói cách khác, ban thanh tra này thực hành cùng một lúc quyền hành pháp
và quyền tư pháp và đây chính là tính “đặc biệt” của nó. Ngày
31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 80/SL thành lập Ban
Thanh tra đặc biệt. Điều thứ Nhất của Sắc lệnh ghi: “Các ông Bùi Bằng
Đoàn, nguyên Chánh Nhất tòa Thượng thẩm Hà Nội và Cù Huy Cận, Bộ trưởng
Bộ Canh Nông được cử vào Ban Thanh tra đặc biệt thiết lập do Sắc lệnh số
64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 kể trên”.
Cụ Bùi Bằng Đoàn (9), nguyên là Thượng thư Bộ Hình (như Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao bây giờ), nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm,
chính trực, chăm dân. Trên công đường ở những nơi ông làm quan, đều có
treo bảng thông báo "không nhận quà biếu".
Tôi hỏi cha tôi: “Điều gì đã khiến Hồ Chủ tịch giao cho Huy Cận, một
người không hề có kinh nghiệm thanh tra – tư pháp và hơn thế nữa, còn
rất trẻ, chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ? Ông cười rồi nói: “Rất
có thể trực giác mách bảo Bác Hồ rằng Huy Cận có ông can (trên bậc cố)
tên Cù Huy Côn đã làm thanh tra kho tiền của nhà vua Triều Thiệu Trị.
Ông can này rất thanh liêm, đã được nhà vua thưởng mấy quan tiền đồng
gọi là “tiền dưỡng liêm”. Tóm lại, Huy Cận có “gien” làm thanh tra nên
giao cho Huy Cận chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ là “đúng người”,
“đúng việc” (10).
Sau thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Canh Nông kiêm Thanh tra đặc biệt của
Chính phủ, Huy Cận giữ nhiều vị trí khác trong Chính phủ cho đến năm
1987: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Canh nông, Thứ trưởng Bộ Kinh
tế, Tổng Thư ký Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Đặc
trách công tác Văn hóa Thông tin tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng kiêm
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt
Nam. Như vậy, Huy Cận là người giữ hai kỷ lục ở cấp Chính phủ: tuổi đời
ít nhất khi làm bộ trưởng và thâm niên nhất với 42 năm phục vụ liên tục.
Ngoài ra, Huy Cận là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Trong nhà còn lưu
giữ tờ cổ động cho ứng cử viên Cù Huy Cận trong cuộc bầu cử Quốc Hội
khóa I vào ngày 6 tháng 1 năm 1946: “Đề nghị đồng bào bầu cho ông Cù Huy
Cận, kỹ sư Nông nghiệp, Bộ trưởng Canh nông, tức là nhà thơ Huy Cận,
giảng thuyết sư ở trường Đại học Văn khoa Hà Nội”. Huy Cận đã trúng cử.
Ông tự hào: “Tôi được nhiều phiếu nhất”.
Ông còn là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập năm 1962,
đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba năm 1968, Ủy
viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO), Ủy viên Hội đồng cấp cao các nước nói tiếng Pháp
(Haut Conseil de la Francophonie), Ủy viên Hội đồng chấp hành Tổ chức
Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật các nước nói tiếng Pháp (ACCT). Trong một
bức thư viết cho Huy Cận, Tổng thống Pháp Jacques Chirac “Thưa Thầy” với
ông (Cher Maitre)… Với các hoạt động tầm cỡ và uyên bác như vậy, Huy
Cận xứng đáng là “Sứ thần văn hóa” của Việt Nam.
Giải thích thế nào về “hiện tượng Cù Huy Cận” trên chính trường Việt Nam?
Chắc chắn sự tín nhiệm đặc biệt mà các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng
cộng sản dành cho Huy Cận đóng vai trò then chốt. Cha tôi kể: “Sau khi
Cách mạng tháng 8 thành công, Tổng bí thư Trường Chinh gặp bố nói: “Tôi
đã đọc Tràng Giang của anh ngay khi bài thơ xuất hiện trên báo Ngày Nay
năm 1940. Đất nước trong Tràng Giang sao mà đẹp thế. Tôi nói với các
đồng chí xung quanh: “Với tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn
như vậy, nhất định Huy Cận sẽ đi vào con đường cách mạng để giải phóng
dân tộc”. Cuối năm 2007, trong một chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh, tôi
đến thăm “Ông trùm tình báo” Trần Quốc Hương, tức Mười Hương. Gọi là
“trùm tình báo” vì Mười Hương là người tổ chức và cũng là cấp trên trực
tiếp của những điệp viên chiến lược cộng sản nổi tiếng nhất trong Chiến
tranh Việt Nam: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân
Ẩn. Giữa câu chuyện, ông đột ngột nói: “Bố cậu ghê gớm lắm đấy!” Tôi
liền hỏi: “Bố cháu “ghê gớm” thế nào?”. Mười Hương đáp: “Anh Cận hoạt
động bí mật rất giỏi. Tôi là liên lạc viên đơn tuyến giữa anh Cận và
Tổng bí thư Trường Chinh đấy”.
Huy Cận cũng được lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý ngay lần gặp đầu
ở Quốc Dân Đại Hội tổ chức tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945. Trong Hồi Ký Song Đôi, cha tôi
kể rằng Hồ Chí Minh nói với ông: “Làm cách mạng thì không phân biệt
người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong
trào, cốt nhất là có nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc”.
Thế là rõ, chính quan điểm “làm cách mạng thì không phân biệt người
trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào”
của Hồ Chí Minh đã làm nên một Huy Cận chính khách! Cũng chính vì sự tín
nhiệm này của Hồ Chí Minh mà sau đó Huy Cận đã gia nhập Đảng cộng sản.
Bên cạnh cách giải thích lý tính trên đây về sự nghiệp chính trị đầy
ấn tượng của Huy Cận thì còn có một cách giải thích khác: giải thích
mang màu sắc tâm linh.
Nhân Huy Cận đỗ tú tài toàn phần ở Quốc Học Huế vào năm 1939, người
trong họ Cù Huy ở Ân Phú tặng một bức hoành phi mang dòng chữ Hán “Quan
Quốc Chi Quang” (觀國之光) và ông nội tôi, một nhà nho và là Trưởng Tộc, đem
treo giữa nhà. Trải qua thời gian và thời cuộc, bức hoành phi không còn
trong tình trạng tốt, có chỗ đã bị mọt. Ngay sau khi Chính phủ tiếp
quản Thủ đô năm 1954, cha tôi đem tấm hoành phi về nhà 24 Điện Biên Phủ,
Hà Nội để cất giữ.
Vậy “Quan Quốc Chi Quang” nghĩa là gì?
Câu này lấy từ trong Kinh Dịch, câu đầy đủ là “Quan Quốc Chi Quang,
Lợi Dụng Tân Vu Vương” (觀 國 之 光, 利 用 賓 于 王), nghĩa là “Xem Quốc gia tỏa
sáng mà tiến Triều (lợi dụng sự trọng dụng của vua) để giúp nước”.
Tân Trào, có nghĩa “Triều Mới”, là tên Hồ Chí Minh đặt cho xã mới
được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm
1945. Đặt tên như vậy hẳn ông hàm ý nơi đây sẽ mở đầu một chế độ chính
trị mới thay thế chế độ phong kiến – thực dân: nền Dân chủ Cộng hòa.
Việc Huy Cận được Quốc Dân Đại Hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc
giải phóng để rồi trở thành Bộ trưởng của Chính phủ đầu tiên của nền
Cộng hòa, chẳng đã ứng với lời chúc “Quan Quốc Chi Quang” của dòng họ Cù
Huy lắm sao?
Kết
Huy Cận là một người yêu nước nhiệt thành, thể hiện trước hết trong
thơ của ông diết da tình yêu quê hương và con người xứ sở. Trong bối
cảnh Việt Nam bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật đô hộ thì lòng yêu nước
(patriotism) ở cha tôi tất yếu đưa ông đến với chủ nghĩa dân tộc hay
chủ nghĩa quốc gia (nationalism) để giành Độc lập cho đất nước.
Phận làm con, tôi có nghĩa vụ phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa dân tộc – chủ nghĩa quốc gia mà cha tôi từng theo đuổi. Thế nhưng
bối cảnh đất nước thay đổi thì trọng tâm của hai giá trị quốc gia ấy
cũng phải khác. Yêu nước bây giờ phải là đấu tranh cho Dân chủ và các
Quyền Con Người Cơ Bản cũng như kiên quyết chống quốc nạn tham nhũng. Có
tinh thần dân tộc hay quốc gia bây giờ phải là bảo vệ tuyệt đối chủ
quyền và lãnh thổ quốc gia, đặc biệt ở Biển Đông, chống lại mọi cuộc xâm
lăng của Trung Quốc, bất luận “cứng” (bằng vũ lực) hay “mềm” (sử dụng
hối lộ, bẫy nợ và di dân bất hợp pháp để thuộc địa hóa Việt Nam).
Tin rằng ở nơi cao ấy, Huy Cận cha tôi vẫn tiếp tục làm thơ, không
chỉ vì ông là “Người Thơ” – sinh ra để làm thơ, mà còn vì ông yên tâm
rằng những lý tưởng Vì Dân, Vì Nước của ông đã và đang được Cù Huy Hà Vũ
phát huy xứng đáng.
Virginia, Hoa Kỳ, 25/5/2019
Chú thích:
- Hồi Ký Song Đôi – Huy Cận, Nhà xuất bản Hội Nhà văn
- Người Hà Tĩnh gọi nước là “nác”.
- Ông nội tôi, Cù Huy Trương, là người “đã rải tiền nuôi nghĩa quân Đình Nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng chống thực dân Pháp” (theo tư liệu của nhà văn Sơn Tùng, nhà nghiên cứu Phong trào Cần Vương). Bà nội tôi, Bùi Thị Chi, là con gái Hiệp quản Bùi Tri Khoách, cùng quê Tùng Ảnh, Hà Tĩnh với Phan Đình Phùng và là bộ tướng của cụ Phan. Cụ Bùi Tri Khoách là con quan Đổng lý Ngự Tiền Văn Phòng của vua, mà Huy Cận gọi là cụ Cố Đổng. Sau này, ông Cù Huy Trương tham gia khởi nghĩa Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930, làm chủ tịch Ủy ban xã Đồng Công (gồm xã Ân Phú và 5 xã khác) trong kháng chiến chống Pháp, từ 1948 đến 1954. Năm 1955, ông bị quy là địa chủ và bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất và qua đời cùng năm.
- Nhạc sĩ Phạm Duy nói về Nhà thơ Huy Cận: Huy Cận, một thi sĩ có “hồn vũ trụ” – Nhịp cầu thế giới 04/03/2005.
- “Trăm năm Xuân Diệu” – Cù Huy Hà Vũ, Bauxite Việt Nam, 7/2/2016.
- “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn, Cù Huy Hà Vũ, Tạp chí nghiên cứu văn học – Viện Văn học.
- “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn, Cù Huy Hà Vũ, Tạp chí nghiên cứu văn học – Viện Văn học.
- Báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945.
- Cụ Bùi Bằng Đoàn là thân phụ của Bùi Tín, Đại tá, nguyên phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Có lẽ xét “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” nên ngay khi tôi, Cù Huy Hà Vũ, bắt đầu làm việc ở Bộ ngoại giao vào cuối năm 1979, cán bộ, nhân viên trong cơ quan đã bầu tôi vào Ban thanh tra. Tuy nhiên sau đó một thời gian tôi chủ động và kiên quyết từ chức vì các đề xuất của tôi xử lý các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã không được thủ trưởng cơ quan chấp nhận.
Diễn đàn Facebook
Trăm Năm Huy Cận
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Huy Cận, tức Cù Huy Cận, 31/5/1919 – 31/5/2019, là con trưởng của Nhà thơ, tôi xin có đôi lời bày tỏ.
Nơi sinh của Huy Cận là xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện Đức Thọ, nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Xã nằm dưới chân núi Mồng Gà, ngay trước mặt là sông Ngàn Sâu, một nhánh của Sông La. Ân Phú có gốc chữ Hán là 殷富, nghĩa là “thịnh vượng”, “giàu có”. Trên thực tế, do tính chất “sơn cước’ (ở chân núi) nên Ân Phú ít ruộng thành ra nghèo. Cảnh nghèo đó đã làm Xuân Diệu, người bạn tri âm, tri kỷ của Huy Cận, phải thốt lên: “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng… chao ôi! trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 sao mà vắng vẻ, hiu hắt đến thế! Nếu không thương bạn chưa chắc tôi đã về” (1). Vì vậy, cái tên Ân Phú không gì khác hơn là ước mơ thoát nghèo cháy bỏng của con người xứ “nác”nơi đây (2).
Thế nhưng ở khía cạnh phi vật chất, cụ thể là truyền thống văn hóa và truyền thống chống ngoại xâm, Ân Phú lại giàu có, thậm chí rất giàu có. Đây là mảnh đất đã sản sinh ra các Trạng nguyên Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy, Trần Thành Đốn, Trần Tiết Việt và Binh bộ thượng thư Cù Ngọc Xán. Cù Ngọc Xán, còn gọi là Lê Ngọc Xán do được vua Lê ban quốc tính vì có công trong kháng chiến chống quân Minh, được Triều Nguyễn sắc phong Vương. Ông còn là phu quân của bà Ngô Thị Ngọc Điệp, chị ruột của Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, vợ vua Lê Thái Tông. Ông cũng chính là Tổ của hai họ Cù Hoàng và Cù Huy
Đến thế kỷ 20, quê hương Ân Phú rất đỗi tự hào có Huy Cận – người ở tuyến đầu của cả hai cuộc cách mạng, Thi ca và Giải phóng dân tộc.
“Bàn Nhất” Thơ Mới
Ông nội tôi, Cù Huy Trương (3), kể cho chú tôi là Cù Huy Thước, nay đã 94 tuổi, rằng khi Huy Cận 8-9 tuổi, đang học Trường tiểu học Queignec ở Huế, có thầy tướng số tên Tựa từ Nghệ An đến nhà chơi. Sau khi lập lá số tử vi của Huy Cận, ông thầy nói: “Anh này sau này sáng giá hơn người, đặc biệt sáng danh về văn chương, là người tài giỏi của quốc gia đấy!”.
Một trong những thầy giáo của Huy Cận tại Trường tiểu học Queignec là thầy Phan Tiên. Sau năm 1975, cha tôi đến thăm thầy ở Quảng Ngãi. Trong Hồi Ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Gặp tôi thầy nhớ ra ngay, và thầy cho tôi ăn kẹo lạc và đường phổi Quảng Ngãi, như hồi bé tôi vẫn được thầy cho sau khi thầy về quê ăn tết ở quê ra. Thầy đi vào phòng trong đưa ra một quyển vở dày và mở ra cho tôi xem ở trang có dán ảnh học sinh lớp ba của thầy ở trường Queignec năm 1929. Thầy chỉ vào ảnh tôi (cái ảnh mà tôi còn giữ được trong căn cước đi thi tiểu học yếu lược) và đọc lại tôi nghe lời nhận xét của thầy về tôi: “Cậu bé này có tương lai rực rỡ”.
Vậy lời của thầy Tựa và thầy Phan Tiên có nghiệm không?
Không kể thơ thể lục bát là dòng thơ dân gian, được truyền miệng là chủ yếu, nghĩa là tồn tại trước khi người Việt có chữ viết, bất luận là chữ Việt cổ hay Hán tự, thì trong Thi ca của Việt Nam đã có hai cuộc cách mạng.
Cuộc cách mạng thứ nhất, đó là thơ Hàn luật bằng chữ Nôm, cải biến từ hai thể "thất ngôn tứ tuyệt" và "thất ngôn bát cú" của thơ Đường luật. Được gọi như thế vì tương truyền Hàn Thuyên thời nhà Trần đã sáng tạo ra thể thơ này. Cho dù đã có những tác phẩm xuất sắc với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… thơ Hàn luật vẫn phải chịu lép vế trước thơ Đường luật bởi chế độ khoa cử vẫn dựa trên chữ Hán và đạo Khổng hay còn gọi là Nho học. Cho nên có thể gọi thơ Hàn luật là một tiểu cách mạng.
Thơ Mới là cuộc cách mạng thứ hai, được viết bằng chữ Quốc Ngữ, tức chữ Việt ngày nay, hoàn toàn từ bỏ niêm luật của thơ Đường. Chính điều sau chót này đã mang lại cho Thơ Mới vóc dáng của một cuộc Đại Cách mạng, của một “Big bang” – Vụ Nổ lớn, tạo ra một vũ trụ hoàn toàn mới cho Thi ca Việt Nam. Nói cách khác, thơ Hàn luật là một sự chuyển mình còn Thơ Mới là một sự giải phóng khỏi cái cũi Nho giáo!
Không nghi ngờ gì nữa, chính sự va đập giữa văn hóa bản địa của người Việt và văn hóa Trung Hoa đã làm nên chữ Nôm và văn thơ Nôm. Cũng như vậy, Thơ Mới là sản phẩm của sự va đập giữa văn hóa bản địa, văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây được đại diện bởi văn hóa – văn chương Pháp. Tôi cũng đoan chắc rằng đã có những cuộc cách mạng thi ca tương tự ở những thuộc địa của phương Tây. Đến đây có một câu hỏi chẳng đừng: bao giờ thì có cuộc cách mạng thứ ba trong Thi Ca Việt Nam. Hỏi tức trả lời, đó là khi có sự đổ bộ của một nền văn hóa hoàn toàn mới, mà tôi đồ rằng đến từ hành tinh khác.
Trong tiểu luận “Một Thời Đại Trong Thi Ca” mở đầu “Thi nhân Việt Nam”, cuốn sách nghiên cứu, phê bình xuất sắc nhất về phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh viết: “Chung quanh đôi bạn Xuân Diệu- Huy Cận có vô số thi sĩ bàn nhì bàn ba: Tế Hanh, Huyền Kiêu, Đinh Hùng, Phan Khắc Khoan, Thu Hồng, Nguyễn đình Thư, Xuân Tâm, Huy Tân, Huy Chức, Phan thanh Phước, Nguyễn đức Chính, Tường Đông,... Đôi nhà thơ như Lan Sơn, Thanh Tịnh, lúc nãy đã thấy một bên Thế Lữ, bây giờ lại kéo nhau về đây. Và Thế Lữ ngồi một mình trong dĩ vãng chừng thấy lẻ loi cũng về đây nốt. Tôi không biết có nên để vào xóm Huy Xuân hai nhà thơ Phạm Hầu và Yến Lan. Tuy thơ cùng một giọng song hình như họ đã trực tiếp với các nhà thơ Pháp, ít khi nhờ Xuân Diệu, Huy Cận đứng làm trung- gian. Cái kín đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn phú Tứ. Cùng ra đời một lần với thơ Huy Xuân nhưng kém thanh thế hơn nhiều là lối thơ tả chân. Thơ mới vốn ưa tả chân hơn thơ cũ, nhưng làm những bài thơ tả chân biệt hẳn ra rnột lối chỉ có Nam Trân, Đoàn văn Cừ và Anh Thơ. Cũng có thể kể cả Bàng Bá Lân và Thu Hồng”.
Với phẩm chất “đầu bảng” ngôn từ như vậy, Thơ Huy Cận không chỉ là nguồn dinh dưỡng của nhiều tài năng văn học mà còn hun đúc cảm thụ của không ít tài năng âm nhạc nước nhà. Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự: “Tôi yêu thơ Huy Cận từ khi chưa bước vào thế giới âm nhạc… Có thể nói, sau ca dao, Thơ Mới (nhất là thơ trong cuốn “Lửa Thiêng”), ngay từ đầu, đã là chất liệu nuôi dưỡng con người soạn ca khúc là tôi. Trong loại nhạc tình cảm con người của tôi, nếu có thêm hồn vũ trụ, đó là nhờ ở những bài thơ Huy Cận” (4).
Cùng lý do, Thơ Huy Cận từ rất sớm đã trở thành kinh điển khi chiếm lĩnh học đường. Cho đến cuối đời, cha tôi vẫn bồi hồi mỗi khi nhắc lại câu chuyện thời ông học Quốc học Huế: phòng học bên đang giảng thơ Huy Cận! Thật dễ hiểu cảm xúc của ông bởi khó có thi sĩ nào có được vinh dự như thế!
Thơ Huy Cận còn lan tỏa trên thế giới. Năm 2001, Huy Cận được bầu vào Viện Hàn lâm thế giới về Thơ.
Đến đây không thể không tìm hiểu một Huy Cận ‘bàn Nhất” cùng Xuân Diệu trong Thơ Mới do đâu mà có?
Trước hết phải nói rằng Huy Cận có may mắn được sinh ra trên đất Hà Tĩnh, còn gọi là đất Lam Hồng (Sông Lam – Núi Hồng Lĩnh). Thực vậy, người Hà Tĩnh “xuất khẩu thành thơ” là phổ biến. O Trà, em gái kế cha tôi, mặc dù học hành chẳng được bao nhiêu, có thể biến mọi câu nói thành thơ lục bát. Có thể nói người Hà Tĩnh có “tư duy thơ” vậy. Mà “tư duy thơ” này, theo tôi, bắt nguồn từ việc người Hà Tĩnh nói “nôm” hay tiếng Việt cổ nhiều nhất nước. Điều này cũng dễ hiểu vì đất Lam Hồng là đất Việt Thường, gốc của nước Việt. Tóm lại, thơ là hồn dân tộc thăng hoa, mà hồn dân tộc lại nằm trong ngôn ngữ bản địa. Điều này giải thích vì sao những tuyệt văn của thế kỷ 18, “một thời đại trong thi ca” nếu mượn chữ của Hoài Thanh, đa phần thuộc về các tác giả đất Lam Hồng - Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, ca trù (còn gọi là hát nói hay hát ả đào, hát cô đầu) của Nguyễn Công Trứ…
Tiếp đến, đó là công lao của Xuân Diệu, người bạn đời của ông cùng quê Hà Tĩnh.
Có lần tôi hỏi Huy Cận: “Thơ của bác Diệu và thơ của bố, thơ ai hay hơn”. Ngẫm nghĩ một chút, cha tôi đáp: “Thơ Xuân Diệu và thơ Huy Cận đều hay. Nhưng cũng phải nói rằng bác Diệu có “con mắt xanh” trong phê bình thơ nên hầu hết thơ của bố trước khi gửi đăng báo hay in sách, bố đều đưa bác Diệu đọc để góp ý. Đôi khi bác thay đôi chữ. Chẳng hạn, trong bài “Chiều xưa”, lúc đầu bố viết “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê tái sầu...” thì bác Diệu chữa lại thành “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê cuối đầu...”. Hay hơn hẳn! Cũng có bài thơ bố không kịp gửi cho bác Diệu xem trước khi đăng nhưng mọi người rất thích, như bài “Nhạc Sầu”. Tóm lại, Xuân Diệu là “biên tập viên” đầu tiên thơ của Huy Cận.
Bản thân tôi chứng kiến Xuân Diệu làm cái công việc “biên tập viên” ấy ngay tại căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, nơi cha tôi ở tầng 2 và bác tôi ở tầng 1 cùng với tôi với tư cách là con nuôi của ông. Trong bài “Trăm năm Xuân Diệu” (5), tôi đã mô tả hiện thực ấy: “… bố tôi, thường cứ 3, 4 giờ sáng là dậy để làm thơ và cứ được bài thơ nào là ông lại đi xuống phòng bác tôi để nhờ góp ý. Những lúc ấy, bác Diệu tôi biến cái ghế xếp thành ghế “khảo thí”. Còn bố tôi lẳng lặng lấy một chiếc ghế tựa đặt phía sau cái ghế xếp để ngồi đọc bài thơ vừa “ra lò”. Xuân Diệu mắt nhắm nghiền, im nghe. Chốc chốc ông lại bình, lại sửa, giọng sang sảng mà mắt vẫn nhắm. Được cái bố tôi không bao giờ “cãi”, cứ lẳng lặng chữa thơ theo ý Xuân Diệu. Xong, ông đọc lại cho Xuân Diệu thẩm định một lần nữa và cứ thế cho đến câu thơ cuối. Trong bài thơ “Ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ”, Huy Cận đã không dấu diếm vai trò “khảo thí” ấy của Xuân Diệu.
Đêm đêm trên gác đèn chong,
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay.
Dưới nhà bút chẳng rời tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ,
Bạn từ lúc tuổi còn tơ,
Hai ta hạt chín chung mùa trái trong.
Ánh đèn trên gác, dưới phòng,
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại, từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng, năm...
Huy Cận không phải là tài năng thơ duy nhất được Xuân Diệu “biên tập”. Trong Hồi ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Cũng ở gác Hàng Than, có lúc Đinh Hùng đã đến làm quen với chúng tôi... Đinh Hùng lúc đó còn đọc thơ cho anh Diệu nghe, nhờ anh Diệu nhận xét, và nghe chăm chú những lời phân tích của anh Diệu, rõ ràng với lòng kính nể một bậc đàn anh. Lúc đó nhà xuất bản Tân Việt cũng đã in vài bài thơ của Đinh Hùng trong tập Lúa mới”. Xuân Diệu cũng góp ý và chữa thơ cho Chế Lan Viên. Cho nên, trong cuốn “Điêu Tàn” ghi tặng Xuân Diệu, thi sĩ họ Chế nắn nót: “Anh Diệu ơi! Thơ của em đây, anh nhận đi!”
Cuối cùng, đó là vai trò và ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn, đặc biệt của cá nhân thủ lĩnh Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam.
Phải nói Huy Cận rất mê tiểu thuyết của Nhất Linh. Chú Thước tôi kể: “Trong một lần cùng Xuân Diệu về thăm quê Ân Phú, ông Cận luôn cầm trong tay “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Cứ hở lúc nào một mình là ông Cận lại lôi Đoan Tuyệt ra đọc”. Tóm lại, Nhất Linh là thần tượng của Huy Cận. Điều này giải thích vì sao thi sĩ họ Cù lấy làm vinh dự khi được gặp và được nhận xét bởi vị thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn. Trong bài “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn” (6), tôi đã viết: “Ngay khi mới gặp chàng Huy – cha tôi bồi hồi nhớ lại – Nhất Linh hạ ngay: “Bài Chiều xưa của anh hay lắm, rất cổ mà lại rất mới”. Và như để chứng minh cái tâm đắc của mình, Nhất Linh đọc một hơi bài thơ ấy trước sự ngỡ ngàng của tác giả rồi nói rằng Huy Cận cứ gửi thơ ra là Ngày nay sẽ đăng. Rõ là một cú “đúp” thành công của thi nhân họ Cù: không những ông được vị thủ lĩnh tao đàn hoan nghênh nhiệt liệt mà thơ của mình từ đây không sợ không có “đầu ra”! Không nghi ngờ gì nữa, thái độ nể phục ấy của vị chánh chủ khảo Giải thưởng Tự lực văn đoàn có giá trị như vòng nguyệt quế đầu tiên mà Huy Cận nhận được trong đời thơ của mình”.
Sau này, Huy Cận và Nhất Linh đối lập nhau về chính trị vì một bên là Việt Minh và một bên chống Việt Minh. Cha tôi kể: “Ngay tại Quốc Dân Đại Hội họp ở Tân Trào, Tuyên Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, ông Lê Đức Thọ, lúc đó phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ, đã bàn với bố vận động Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đi với Việt Minh. Chính Bác Hồ ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công cũng nói với bố: “Chú quen biết Nguyễn Trường Tam (Bác đọc nhầm Tường thành Trường) thì chú vận động anh ta đi với Cách mạng, đi với Việt Minh”. Nhưng những nhân vật trọng yếu ấy của Việt Nam Quốc dân đảng đã kiên quyết từ chối vì cho rằng Việt Minh là “độc tài”! Thậm chí báo Việt Nam của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Khái Hưng phụ trách còn “mỉa” rằng “nhà thơ Huy Cận (lúc đó là Bộ trưởng Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch) ngồi cô đơn ở Bắc Bộ phủ để làm cái gì?!”(7). Mặc dầu vậy, Nhất Linh và Huy Cận luôn trân quý văn tài của nhau.
Năm 1949 khi xuất bản tiểu thuyết Xóm Cầu Mới - Bèo dạt, Nhất Linh đã ghi “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Huy Cận” ngay đầu lời tựa cuốn sách. Bản thân Huy Cận cũng nói với tôi rằng khi ở Sài Gòn Nhất Linh luôn nhất quyết: “Về Lục bát, Huy Cận là hậu duệ của Nguyễn Du!”. Về phần mình, cha tôi hơn một lần khẳng định: “Với tư cách là người khởi xướng Tự lực văn đoàn, Nhất Linh rất có công với nền văn học nước nhà”. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Xuân Diệu và Huy Cận đã là những người đầu tiên vận động cho việc in lại các tác phẩm của Tự lực văn đoàn cũng như đánh giá xứng đáng công lao của Nhất Linh, Khái Hưng đối với nền văn hóa - văn nghệ dân tộc. Hiện nay ở Việt Nam, các tác phẩm và tác giả Tự lực văn đoàn được giảng dạy rộng rãi và đã có cả chục hội thảo về tổ chức văn chương này.
Về thăm Hà Nội năm 1988, Nguyễn Tường Thiết, con út nhà văn Nhất Linh đến thăm Huy Cận. Trong bài ký “Cây bàng lá đỏ” ông kể: “Giây phút trước khi tôi lên xe, Huy Cận quàng tay qua người tôi. Tôi cảm thấy bàn tay ông nặng xuống bả vai. Qua giọng nói của ông và qua bàn tay ông truyền vào người tôi, tôi cảm nhận được cái xúc động của ông già 82 tuổi đó, cái xúc động nó rõ ràng là mạnh mẽ hơn một sự ngậm ngùi: “Việc gì anh ấy phải chết. Việc gì bố cháu phải chết…”.
Đủ để thấy Huy Cận yêu quý Nhất Linh đến nhường nào! Đủ để thấy những người có “bụng liên tài” cư xử với nhau đàng hoàng như thế nào!
“Khai Quốc Công Thần” của nước Việt Nam Độc Lập
Ngày 2/9/1945, với tư cách Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Huy Cận đã cùng Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh và các bộ trưởng khác ký Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Pháp rồi của Nhật (8). Ba ngày trước đó, ngày 30/8/1945, ông là một trong ba vị thay mặt Chính phủ lâm thời tiếp nhận sự thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại tại Hoàng thành ở Huế, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa, ở tuổi 26, Huy Cận là vị bộ trưởng trẻ nhất mọi thời đại.
Huy Cận còn giữ một trọng trách khác trong thời kỳ “lập quốc” ấy: Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Để chống “giặc nội xâm”- những kẻ tham nhũng, hách dịch, cửa quyền trong chính quyền, ngày 23-11-1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thiết lập Ban thanh tra đặc biệt. Điều 2 Sắc lệnh quy định Ban thanh tra có toàn quyền “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong ủy ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử; tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt”.
Như vậy, Ban thanh tra đặc biệt không chỉ có chức năng của Thanh tra Chính phủ như hiện nay mà còn có các chức năng mà Cơ quan điều tra Bộ Công an và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đang đảm nhiệm. Nói cách khác, ban thanh tra này thực hành cùng một lúc quyền hành pháp và quyền tư pháp và đây chính là tính “đặc biệt” của nó. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 80/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều thứ Nhất của Sắc lệnh ghi: “Các ông Bùi Bằng Đoàn, nguyên Chánh Nhất tòa Thượng thẩm Hà Nội và Cù Huy Cận, Bộ trưởng Bộ Canh Nông được cử vào Ban Thanh tra đặc biệt thiết lập do Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 kể trên”.
Cụ Bùi Bằng Đoàn (9), nguyên là Thượng thư Bộ Hình (như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bây giờ), nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Trên công đường ở những nơi ông làm quan, đều có treo bảng thông báo "không nhận quà biếu".
Tôi hỏi cha tôi: “Điều gì đã khiến Hồ Chủ tịch giao cho Huy Cận, một người không hề có kinh nghiệm thanh tra – tư pháp và hơn thế nữa, còn rất trẻ, chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ? Ông cười rồi nói: “Rất có thể trực giác mách bảo Bác Hồ rằng Huy Cận có ông can (trên bậc cố) tên Cù Huy Côn đã làm thanh tra kho tiền của nhà vua Triều Thiệu Trị. Ông can này rất thanh liêm, đã được nhà vua thưởng mấy quan tiền đồng gọi là “tiền dưỡng liêm”. Tóm lại, Huy Cận có “gien” làm thanh tra nên giao cho Huy Cận chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ là “đúng người”, “đúng việc” (10).
Sau thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Canh Nông kiêm Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Huy Cận giữ nhiều vị trí khác trong Chính phủ cho đến năm 1987: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Canh nông, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Tổng Thư ký Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Đặc trách công tác Văn hóa Thông tin tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Như vậy, Huy Cận là người giữ hai kỷ lục ở cấp Chính phủ: tuổi đời ít nhất khi làm bộ trưởng và thâm niên nhất với 42 năm phục vụ liên tục.
Ngoài ra, Huy Cận là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Trong nhà còn lưu giữ tờ cổ động cho ứng cử viên Cù Huy Cận trong cuộc bầu cử Quốc Hội khóa I vào ngày 6 tháng 1 năm 1946: “Đề nghị đồng bào bầu cho ông Cù Huy Cận, kỹ sư Nông nghiệp, Bộ trưởng Canh nông, tức là nhà thơ Huy Cận, giảng thuyết sư ở trường Đại học Văn khoa Hà Nội”. Huy Cận đã trúng cử. Ông tự hào: “Tôi được nhiều phiếu nhất”.
Ông còn là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập năm 1962, đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba năm 1968, Ủy viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Ủy viên Hội đồng cấp cao các nước nói tiếng Pháp (Haut Conseil de la Francophonie), Ủy viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật các nước nói tiếng Pháp (ACCT). Trong một bức thư viết cho Huy Cận, Tổng thống Pháp Jacques Chirac “Thưa Thầy” với ông (Cher Maitre)… Với các hoạt động tầm cỡ và uyên bác như vậy, Huy Cận xứng đáng là “Sứ thần văn hóa” của Việt Nam.
Giải thích thế nào về “hiện tượng Cù Huy Cận” trên chính trường Việt Nam?
Chắc chắn sự tín nhiệm đặc biệt mà các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng cộng sản dành cho Huy Cận đóng vai trò then chốt. Cha tôi kể: “Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Tổng bí thư Trường Chinh gặp bố nói: “Tôi đã đọc Tràng Giang của anh ngay khi bài thơ xuất hiện trên báo Ngày Nay năm 1940. Đất nước trong Tràng Giang sao mà đẹp thế. Tôi nói với các đồng chí xung quanh: “Với tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn như vậy, nhất định Huy Cận sẽ đi vào con đường cách mạng để giải phóng dân tộc”. Cuối năm 2007, trong một chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đến thăm “Ông trùm tình báo” Trần Quốc Hương, tức Mười Hương. Gọi là “trùm tình báo” vì Mười Hương là người tổ chức và cũng là cấp trên trực tiếp của những điệp viên chiến lược cộng sản nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn. Giữa câu chuyện, ông đột ngột nói: “Bố cậu ghê gớm lắm đấy!” Tôi liền hỏi: “Bố cháu “ghê gớm” thế nào?”. Mười Hương đáp: “Anh Cận hoạt động bí mật rất giỏi. Tôi là liên lạc viên đơn tuyến giữa anh Cận và Tổng bí thư Trường Chinh đấy”.
Huy Cận cũng được lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý ngay lần gặp đầu ở Quốc Dân Đại Hội tổ chức tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945. Trong Hồi Ký Song Đôi, cha tôi kể rằng Hồ Chí Minh nói với ông: “Làm cách mạng thì không phân biệt người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào, cốt nhất là có nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc”.
Thế là rõ, chính quan điểm “làm cách mạng thì không phân biệt người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào” của Hồ Chí Minh đã làm nên một Huy Cận chính khách! Cũng chính vì sự tín nhiệm này của Hồ Chí Minh mà sau đó Huy Cận đã gia nhập Đảng cộng sản.
Bên cạnh cách giải thích lý tính trên đây về sự nghiệp chính trị đầy ấn tượng của Huy Cận thì còn có một cách giải thích khác: giải thích mang màu sắc tâm linh.
Nhân Huy Cận đỗ tú tài toàn phần ở Quốc Học Huế vào năm 1939, người trong họ Cù Huy ở Ân Phú tặng một bức hoành phi mang dòng chữ Hán “Quan Quốc Chi Quang” (觀國之光) và ông nội tôi, một nhà nho và là Trưởng Tộc, đem treo giữa nhà. Trải qua thời gian và thời cuộc, bức hoành phi không còn trong tình trạng tốt, có chỗ đã bị mọt. Ngay sau khi Chính phủ tiếp quản Thủ đô năm 1954, cha tôi đem tấm hoành phi về nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để cất giữ.
Vậy “Quan Quốc Chi Quang” nghĩa là gì?
Câu này lấy từ trong Kinh Dịch, câu đầy đủ là “Quan Quốc Chi Quang, Lợi Dụng Tân Vu Vương” (觀 國 之 光, 利 用 賓 于 王), nghĩa là “Xem Quốc gia tỏa sáng mà tiến Triều (lợi dụng sự trọng dụng của vua) để giúp nước”.
Tân Trào, có nghĩa “Triều Mới”, là tên Hồ Chí Minh đặt cho xã mới được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945. Đặt tên như vậy hẳn ông hàm ý nơi đây sẽ mở đầu một chế độ chính trị mới thay thế chế độ phong kiến – thực dân: nền Dân chủ Cộng hòa. Việc Huy Cận được Quốc Dân Đại Hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng để rồi trở thành Bộ trưởng của Chính phủ đầu tiên của nền Cộng hòa, chẳng đã ứng với lời chúc “Quan Quốc Chi Quang” của dòng họ Cù Huy lắm sao?
Kết
Huy Cận là một người yêu nước nhiệt thành, thể hiện trước hết trong thơ của ông diết da tình yêu quê hương và con người xứ sở. Trong bối cảnh Việt Nam bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật đô hộ thì lòng yêu nước (patriotism) ở cha tôi tất yếu đưa ông đến với chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism) để giành Độc lập cho đất nước.
Phận làm con, tôi có nghĩa vụ phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa quốc gia mà cha tôi từng theo đuổi. Thế nhưng bối cảnh đất nước thay đổi thì trọng tâm của hai giá trị quốc gia ấy cũng phải khác. Yêu nước bây giờ phải là đấu tranh cho Dân chủ và các Quyền Con Người Cơ Bản cũng như kiên quyết chống quốc nạn tham nhũng. Có tinh thần dân tộc hay quốc gia bây giờ phải là bảo vệ tuyệt đối chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, đặc biệt ở Biển Đông, chống lại mọi cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bất luận “cứng” (bằng vũ lực) hay “mềm” (sử dụng hối lộ, bẫy nợ và di dân bất hợp pháp để thuộc địa hóa Việt Nam).
Tin rằng ở nơi cao ấy, Huy Cận cha tôi vẫn tiếp tục làm thơ, không chỉ vì ông là “Người Thơ” – sinh ra để làm thơ, mà còn vì ông yên tâm rằng những lý tưởng Vì Dân, Vì Nước của ông đã và đang được Cù Huy Hà Vũ phát huy xứng đáng.
Virginia, Hoa Kỳ, 25/5/2019
Chú thích:
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Huy Cận, tức Cù Huy Cận, 31/5/1919 – 31/5/2019, là con trưởng của Nhà thơ, tôi xin có đôi lời bày tỏ.
Nơi sinh của Huy Cận là xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện Đức Thọ, nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Xã nằm dưới chân núi Mồng Gà, ngay trước mặt là sông Ngàn Sâu, một nhánh của Sông La. Ân Phú có gốc chữ Hán là 殷富, nghĩa là “thịnh vượng”, “giàu có”. Trên thực tế, do tính chất “sơn cước’ (ở chân núi) nên Ân Phú ít ruộng thành ra nghèo. Cảnh nghèo đó đã làm Xuân Diệu, người bạn tri âm, tri kỷ của Huy Cận, phải thốt lên: “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng… chao ôi! trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 sao mà vắng vẻ, hiu hắt đến thế! Nếu không thương bạn chưa chắc tôi đã về” (1). Vì vậy, cái tên Ân Phú không gì khác hơn là ước mơ thoát nghèo cháy bỏng của con người xứ “nác”nơi đây (2).
Thế nhưng ở khía cạnh phi vật chất, cụ thể là truyền thống văn hóa và truyền thống chống ngoại xâm, Ân Phú lại giàu có, thậm chí rất giàu có. Đây là mảnh đất đã sản sinh ra các Trạng nguyên Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy, Trần Thành Đốn, Trần Tiết Việt và Binh bộ thượng thư Cù Ngọc Xán. Cù Ngọc Xán, còn gọi là Lê Ngọc Xán do được vua Lê ban quốc tính vì có công trong kháng chiến chống quân Minh, được Triều Nguyễn sắc phong Vương. Ông còn là phu quân của bà Ngô Thị Ngọc Điệp, chị ruột của Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, vợ vua Lê Thái Tông. Ông cũng chính là Tổ của hai họ Cù Hoàng và Cù Huy
Đến thế kỷ 20, quê hương Ân Phú rất đỗi tự hào có Huy Cận – người ở tuyến đầu của cả hai cuộc cách mạng, Thi ca và Giải phóng dân tộc.
“Bàn Nhất” Thơ Mới
Ông nội tôi, Cù Huy Trương (3), kể cho chú tôi là Cù Huy Thước, nay đã 94 tuổi, rằng khi Huy Cận 8-9 tuổi, đang học Trường tiểu học Queignec ở Huế, có thầy tướng số tên Tựa từ Nghệ An đến nhà chơi. Sau khi lập lá số tử vi của Huy Cận, ông thầy nói: “Anh này sau này sáng giá hơn người, đặc biệt sáng danh về văn chương, là người tài giỏi của quốc gia đấy!”.
Một trong những thầy giáo của Huy Cận tại Trường tiểu học Queignec là thầy Phan Tiên. Sau năm 1975, cha tôi đến thăm thầy ở Quảng Ngãi. Trong Hồi Ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Gặp tôi thầy nhớ ra ngay, và thầy cho tôi ăn kẹo lạc và đường phổi Quảng Ngãi, như hồi bé tôi vẫn được thầy cho sau khi thầy về quê ăn tết ở quê ra. Thầy đi vào phòng trong đưa ra một quyển vở dày và mở ra cho tôi xem ở trang có dán ảnh học sinh lớp ba của thầy ở trường Queignec năm 1929. Thầy chỉ vào ảnh tôi (cái ảnh mà tôi còn giữ được trong căn cước đi thi tiểu học yếu lược) và đọc lại tôi nghe lời nhận xét của thầy về tôi: “Cậu bé này có tương lai rực rỡ”.
Vậy lời của thầy Tựa và thầy Phan Tiên có nghiệm không?
Không kể thơ thể lục bát là dòng thơ dân gian, được truyền miệng là chủ yếu, nghĩa là tồn tại trước khi người Việt có chữ viết, bất luận là chữ Việt cổ hay Hán tự, thì trong Thi ca của Việt Nam đã có hai cuộc cách mạng.
Cuộc cách mạng thứ nhất, đó là thơ Hàn luật bằng chữ Nôm, cải biến từ hai thể "thất ngôn tứ tuyệt" và "thất ngôn bát cú" của thơ Đường luật. Được gọi như thế vì tương truyền Hàn Thuyên thời nhà Trần đã sáng tạo ra thể thơ này. Cho dù đã có những tác phẩm xuất sắc với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… thơ Hàn luật vẫn phải chịu lép vế trước thơ Đường luật bởi chế độ khoa cử vẫn dựa trên chữ Hán và đạo Khổng hay còn gọi là Nho học. Cho nên có thể gọi thơ Hàn luật là một tiểu cách mạng.
Thơ Mới là cuộc cách mạng thứ hai, được viết bằng chữ Quốc Ngữ, tức chữ Việt ngày nay, hoàn toàn từ bỏ niêm luật của thơ Đường. Chính điều sau chót này đã mang lại cho Thơ Mới vóc dáng của một cuộc Đại Cách mạng, của một “Big bang” – Vụ Nổ lớn, tạo ra một vũ trụ hoàn toàn mới cho Thi ca Việt Nam. Nói cách khác, thơ Hàn luật là một sự chuyển mình còn Thơ Mới là một sự giải phóng khỏi cái cũi Nho giáo!
Không nghi ngờ gì nữa, chính sự va đập giữa văn hóa bản địa của người Việt và văn hóa Trung Hoa đã làm nên chữ Nôm và văn thơ Nôm. Cũng như vậy, Thơ Mới là sản phẩm của sự va đập giữa văn hóa bản địa, văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây được đại diện bởi văn hóa – văn chương Pháp. Tôi cũng đoan chắc rằng đã có những cuộc cách mạng thi ca tương tự ở những thuộc địa của phương Tây. Đến đây có một câu hỏi chẳng đừng: bao giờ thì có cuộc cách mạng thứ ba trong Thi Ca Việt Nam. Hỏi tức trả lời, đó là khi có sự đổ bộ của một nền văn hóa hoàn toàn mới, mà tôi đồ rằng đến từ hành tinh khác.
Trong tiểu luận “Một Thời Đại Trong Thi Ca” mở đầu “Thi nhân Việt Nam”, cuốn sách nghiên cứu, phê bình xuất sắc nhất về phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh viết: “Chung quanh đôi bạn Xuân Diệu- Huy Cận có vô số thi sĩ bàn nhì bàn ba: Tế Hanh, Huyền Kiêu, Đinh Hùng, Phan Khắc Khoan, Thu Hồng, Nguyễn đình Thư, Xuân Tâm, Huy Tân, Huy Chức, Phan thanh Phước, Nguyễn đức Chính, Tường Đông,... Đôi nhà thơ như Lan Sơn, Thanh Tịnh, lúc nãy đã thấy một bên Thế Lữ, bây giờ lại kéo nhau về đây. Và Thế Lữ ngồi một mình trong dĩ vãng chừng thấy lẻ loi cũng về đây nốt. Tôi không biết có nên để vào xóm Huy Xuân hai nhà thơ Phạm Hầu và Yến Lan. Tuy thơ cùng một giọng song hình như họ đã trực tiếp với các nhà thơ Pháp, ít khi nhờ Xuân Diệu, Huy Cận đứng làm trung- gian. Cái kín đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn phú Tứ. Cùng ra đời một lần với thơ Huy Xuân nhưng kém thanh thế hơn nhiều là lối thơ tả chân. Thơ mới vốn ưa tả chân hơn thơ cũ, nhưng làm những bài thơ tả chân biệt hẳn ra rnột lối chỉ có Nam Trân, Đoàn văn Cừ và Anh Thơ. Cũng có thể kể cả Bàng Bá Lân và Thu Hồng”.
Với phẩm chất “đầu bảng” ngôn từ như vậy, Thơ Huy Cận không chỉ là nguồn dinh dưỡng của nhiều tài năng văn học mà còn hun đúc cảm thụ của không ít tài năng âm nhạc nước nhà. Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự: “Tôi yêu thơ Huy Cận từ khi chưa bước vào thế giới âm nhạc… Có thể nói, sau ca dao, Thơ Mới (nhất là thơ trong cuốn “Lửa Thiêng”), ngay từ đầu, đã là chất liệu nuôi dưỡng con người soạn ca khúc là tôi. Trong loại nhạc tình cảm con người của tôi, nếu có thêm hồn vũ trụ, đó là nhờ ở những bài thơ Huy Cận” (4).
Cùng lý do, Thơ Huy Cận từ rất sớm đã trở thành kinh điển khi chiếm lĩnh học đường. Cho đến cuối đời, cha tôi vẫn bồi hồi mỗi khi nhắc lại câu chuyện thời ông học Quốc học Huế: phòng học bên đang giảng thơ Huy Cận! Thật dễ hiểu cảm xúc của ông bởi khó có thi sĩ nào có được vinh dự như thế!
Thơ Huy Cận còn lan tỏa trên thế giới. Năm 2001, Huy Cận được bầu vào Viện Hàn lâm thế giới về Thơ.
Đến đây không thể không tìm hiểu một Huy Cận ‘bàn Nhất” cùng Xuân Diệu trong Thơ Mới do đâu mà có?
Trước hết phải nói rằng Huy Cận có may mắn được sinh ra trên đất Hà Tĩnh, còn gọi là đất Lam Hồng (Sông Lam – Núi Hồng Lĩnh). Thực vậy, người Hà Tĩnh “xuất khẩu thành thơ” là phổ biến. O Trà, em gái kế cha tôi, mặc dù học hành chẳng được bao nhiêu, có thể biến mọi câu nói thành thơ lục bát. Có thể nói người Hà Tĩnh có “tư duy thơ” vậy. Mà “tư duy thơ” này, theo tôi, bắt nguồn từ việc người Hà Tĩnh nói “nôm” hay tiếng Việt cổ nhiều nhất nước. Điều này cũng dễ hiểu vì đất Lam Hồng là đất Việt Thường, gốc của nước Việt. Tóm lại, thơ là hồn dân tộc thăng hoa, mà hồn dân tộc lại nằm trong ngôn ngữ bản địa. Điều này giải thích vì sao những tuyệt văn của thế kỷ 18, “một thời đại trong thi ca” nếu mượn chữ của Hoài Thanh, đa phần thuộc về các tác giả đất Lam Hồng - Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, ca trù (còn gọi là hát nói hay hát ả đào, hát cô đầu) của Nguyễn Công Trứ…
Tiếp đến, đó là công lao của Xuân Diệu, người bạn đời của ông cùng quê Hà Tĩnh.
Có lần tôi hỏi Huy Cận: “Thơ của bác Diệu và thơ của bố, thơ ai hay hơn”. Ngẫm nghĩ một chút, cha tôi đáp: “Thơ Xuân Diệu và thơ Huy Cận đều hay. Nhưng cũng phải nói rằng bác Diệu có “con mắt xanh” trong phê bình thơ nên hầu hết thơ của bố trước khi gửi đăng báo hay in sách, bố đều đưa bác Diệu đọc để góp ý. Đôi khi bác thay đôi chữ. Chẳng hạn, trong bài “Chiều xưa”, lúc đầu bố viết “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê tái sầu...” thì bác Diệu chữa lại thành “Trên thành son nhạt. -- Chiều tê cuối đầu...”. Hay hơn hẳn! Cũng có bài thơ bố không kịp gửi cho bác Diệu xem trước khi đăng nhưng mọi người rất thích, như bài “Nhạc Sầu”. Tóm lại, Xuân Diệu là “biên tập viên” đầu tiên thơ của Huy Cận.
Bản thân tôi chứng kiến Xuân Diệu làm cái công việc “biên tập viên” ấy ngay tại căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, nơi cha tôi ở tầng 2 và bác tôi ở tầng 1 cùng với tôi với tư cách là con nuôi của ông. Trong bài “Trăm năm Xuân Diệu” (5), tôi đã mô tả hiện thực ấy: “… bố tôi, thường cứ 3, 4 giờ sáng là dậy để làm thơ và cứ được bài thơ nào là ông lại đi xuống phòng bác tôi để nhờ góp ý. Những lúc ấy, bác Diệu tôi biến cái ghế xếp thành ghế “khảo thí”. Còn bố tôi lẳng lặng lấy một chiếc ghế tựa đặt phía sau cái ghế xếp để ngồi đọc bài thơ vừa “ra lò”. Xuân Diệu mắt nhắm nghiền, im nghe. Chốc chốc ông lại bình, lại sửa, giọng sang sảng mà mắt vẫn nhắm. Được cái bố tôi không bao giờ “cãi”, cứ lẳng lặng chữa thơ theo ý Xuân Diệu. Xong, ông đọc lại cho Xuân Diệu thẩm định một lần nữa và cứ thế cho đến câu thơ cuối. Trong bài thơ “Ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ”, Huy Cận đã không dấu diếm vai trò “khảo thí” ấy của Xuân Diệu.
Đêm đêm trên gác đèn chong,
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay.
Dưới nhà bút chẳng rời tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ,
Bạn từ lúc tuổi còn tơ,
Hai ta hạt chín chung mùa trái trong.
Ánh đèn trên gác, dưới phòng,
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại, từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng, năm...
Huy Cận không phải là tài năng thơ duy nhất được Xuân Diệu “biên tập”. Trong Hồi ký Song Đôi, Huy Cận viết: “Cũng ở gác Hàng Than, có lúc Đinh Hùng đã đến làm quen với chúng tôi... Đinh Hùng lúc đó còn đọc thơ cho anh Diệu nghe, nhờ anh Diệu nhận xét, và nghe chăm chú những lời phân tích của anh Diệu, rõ ràng với lòng kính nể một bậc đàn anh. Lúc đó nhà xuất bản Tân Việt cũng đã in vài bài thơ của Đinh Hùng trong tập Lúa mới”. Xuân Diệu cũng góp ý và chữa thơ cho Chế Lan Viên. Cho nên, trong cuốn “Điêu Tàn” ghi tặng Xuân Diệu, thi sĩ họ Chế nắn nót: “Anh Diệu ơi! Thơ của em đây, anh nhận đi!”
Cuối cùng, đó là vai trò và ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn, đặc biệt của cá nhân thủ lĩnh Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam.
Phải nói Huy Cận rất mê tiểu thuyết của Nhất Linh. Chú Thước tôi kể: “Trong một lần cùng Xuân Diệu về thăm quê Ân Phú, ông Cận luôn cầm trong tay “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Cứ hở lúc nào một mình là ông Cận lại lôi Đoan Tuyệt ra đọc”. Tóm lại, Nhất Linh là thần tượng của Huy Cận. Điều này giải thích vì sao thi sĩ họ Cù lấy làm vinh dự khi được gặp và được nhận xét bởi vị thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn. Trong bài “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn” (6), tôi đã viết: “Ngay khi mới gặp chàng Huy – cha tôi bồi hồi nhớ lại – Nhất Linh hạ ngay: “Bài Chiều xưa của anh hay lắm, rất cổ mà lại rất mới”. Và như để chứng minh cái tâm đắc của mình, Nhất Linh đọc một hơi bài thơ ấy trước sự ngỡ ngàng của tác giả rồi nói rằng Huy Cận cứ gửi thơ ra là Ngày nay sẽ đăng. Rõ là một cú “đúp” thành công của thi nhân họ Cù: không những ông được vị thủ lĩnh tao đàn hoan nghênh nhiệt liệt mà thơ của mình từ đây không sợ không có “đầu ra”! Không nghi ngờ gì nữa, thái độ nể phục ấy của vị chánh chủ khảo Giải thưởng Tự lực văn đoàn có giá trị như vòng nguyệt quế đầu tiên mà Huy Cận nhận được trong đời thơ của mình”.
Sau này, Huy Cận và Nhất Linh đối lập nhau về chính trị vì một bên là Việt Minh và một bên chống Việt Minh. Cha tôi kể: “Ngay tại Quốc Dân Đại Hội họp ở Tân Trào, Tuyên Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, ông Lê Đức Thọ, lúc đó phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ, đã bàn với bố vận động Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đi với Việt Minh. Chính Bác Hồ ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công cũng nói với bố: “Chú quen biết Nguyễn Trường Tam (Bác đọc nhầm Tường thành Trường) thì chú vận động anh ta đi với Cách mạng, đi với Việt Minh”. Nhưng những nhân vật trọng yếu ấy của Việt Nam Quốc dân đảng đã kiên quyết từ chối vì cho rằng Việt Minh là “độc tài”! Thậm chí báo Việt Nam của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Khái Hưng phụ trách còn “mỉa” rằng “nhà thơ Huy Cận (lúc đó là Bộ trưởng Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch) ngồi cô đơn ở Bắc Bộ phủ để làm cái gì?!”(7). Mặc dầu vậy, Nhất Linh và Huy Cận luôn trân quý văn tài của nhau.
Năm 1949 khi xuất bản tiểu thuyết Xóm Cầu Mới - Bèo dạt, Nhất Linh đã ghi “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Huy Cận” ngay đầu lời tựa cuốn sách. Bản thân Huy Cận cũng nói với tôi rằng khi ở Sài Gòn Nhất Linh luôn nhất quyết: “Về Lục bát, Huy Cận là hậu duệ của Nguyễn Du!”. Về phần mình, cha tôi hơn một lần khẳng định: “Với tư cách là người khởi xướng Tự lực văn đoàn, Nhất Linh rất có công với nền văn học nước nhà”. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Xuân Diệu và Huy Cận đã là những người đầu tiên vận động cho việc in lại các tác phẩm của Tự lực văn đoàn cũng như đánh giá xứng đáng công lao của Nhất Linh, Khái Hưng đối với nền văn hóa - văn nghệ dân tộc. Hiện nay ở Việt Nam, các tác phẩm và tác giả Tự lực văn đoàn được giảng dạy rộng rãi và đã có cả chục hội thảo về tổ chức văn chương này.
Về thăm Hà Nội năm 1988, Nguyễn Tường Thiết, con út nhà văn Nhất Linh đến thăm Huy Cận. Trong bài ký “Cây bàng lá đỏ” ông kể: “Giây phút trước khi tôi lên xe, Huy Cận quàng tay qua người tôi. Tôi cảm thấy bàn tay ông nặng xuống bả vai. Qua giọng nói của ông và qua bàn tay ông truyền vào người tôi, tôi cảm nhận được cái xúc động của ông già 82 tuổi đó, cái xúc động nó rõ ràng là mạnh mẽ hơn một sự ngậm ngùi: “Việc gì anh ấy phải chết. Việc gì bố cháu phải chết…”.
Đủ để thấy Huy Cận yêu quý Nhất Linh đến nhường nào! Đủ để thấy những người có “bụng liên tài” cư xử với nhau đàng hoàng như thế nào!
“Khai Quốc Công Thần” của nước Việt Nam Độc Lập
Ngày 2/9/1945, với tư cách Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Huy Cận đã cùng Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh và các bộ trưởng khác ký Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Pháp rồi của Nhật (8). Ba ngày trước đó, ngày 30/8/1945, ông là một trong ba vị thay mặt Chính phủ lâm thời tiếp nhận sự thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại tại Hoàng thành ở Huế, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa, ở tuổi 26, Huy Cận là vị bộ trưởng trẻ nhất mọi thời đại.
Huy Cận còn giữ một trọng trách khác trong thời kỳ “lập quốc” ấy: Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Để chống “giặc nội xâm”- những kẻ tham nhũng, hách dịch, cửa quyền trong chính quyền, ngày 23-11-1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thiết lập Ban thanh tra đặc biệt. Điều 2 Sắc lệnh quy định Ban thanh tra có toàn quyền “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong ủy ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử; tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt”.
Như vậy, Ban thanh tra đặc biệt không chỉ có chức năng của Thanh tra Chính phủ như hiện nay mà còn có các chức năng mà Cơ quan điều tra Bộ Công an và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đang đảm nhiệm. Nói cách khác, ban thanh tra này thực hành cùng một lúc quyền hành pháp và quyền tư pháp và đây chính là tính “đặc biệt” của nó. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 80/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều thứ Nhất của Sắc lệnh ghi: “Các ông Bùi Bằng Đoàn, nguyên Chánh Nhất tòa Thượng thẩm Hà Nội và Cù Huy Cận, Bộ trưởng Bộ Canh Nông được cử vào Ban Thanh tra đặc biệt thiết lập do Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 kể trên”.
Cụ Bùi Bằng Đoàn (9), nguyên là Thượng thư Bộ Hình (như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bây giờ), nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Trên công đường ở những nơi ông làm quan, đều có treo bảng thông báo "không nhận quà biếu".
Tôi hỏi cha tôi: “Điều gì đã khiến Hồ Chủ tịch giao cho Huy Cận, một người không hề có kinh nghiệm thanh tra – tư pháp và hơn thế nữa, còn rất trẻ, chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ? Ông cười rồi nói: “Rất có thể trực giác mách bảo Bác Hồ rằng Huy Cận có ông can (trên bậc cố) tên Cù Huy Côn đã làm thanh tra kho tiền của nhà vua Triều Thiệu Trị. Ông can này rất thanh liêm, đã được nhà vua thưởng mấy quan tiền đồng gọi là “tiền dưỡng liêm”. Tóm lại, Huy Cận có “gien” làm thanh tra nên giao cho Huy Cận chức Thanh tra đặc biệt của Chính phủ là “đúng người”, “đúng việc” (10).
Sau thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Canh Nông kiêm Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Huy Cận giữ nhiều vị trí khác trong Chính phủ cho đến năm 1987: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Canh nông, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Tổng Thư ký Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Đặc trách công tác Văn hóa Thông tin tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Như vậy, Huy Cận là người giữ hai kỷ lục ở cấp Chính phủ: tuổi đời ít nhất khi làm bộ trưởng và thâm niên nhất với 42 năm phục vụ liên tục.
Ngoài ra, Huy Cận là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Trong nhà còn lưu giữ tờ cổ động cho ứng cử viên Cù Huy Cận trong cuộc bầu cử Quốc Hội khóa I vào ngày 6 tháng 1 năm 1946: “Đề nghị đồng bào bầu cho ông Cù Huy Cận, kỹ sư Nông nghiệp, Bộ trưởng Canh nông, tức là nhà thơ Huy Cận, giảng thuyết sư ở trường Đại học Văn khoa Hà Nội”. Huy Cận đã trúng cử. Ông tự hào: “Tôi được nhiều phiếu nhất”.
Ông còn là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập năm 1962, đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba năm 1968, Ủy viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Ủy viên Hội đồng cấp cao các nước nói tiếng Pháp (Haut Conseil de la Francophonie), Ủy viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật các nước nói tiếng Pháp (ACCT). Trong một bức thư viết cho Huy Cận, Tổng thống Pháp Jacques Chirac “Thưa Thầy” với ông (Cher Maitre)… Với các hoạt động tầm cỡ và uyên bác như vậy, Huy Cận xứng đáng là “Sứ thần văn hóa” của Việt Nam.
Giải thích thế nào về “hiện tượng Cù Huy Cận” trên chính trường Việt Nam?
Chắc chắn sự tín nhiệm đặc biệt mà các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng cộng sản dành cho Huy Cận đóng vai trò then chốt. Cha tôi kể: “Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Tổng bí thư Trường Chinh gặp bố nói: “Tôi đã đọc Tràng Giang của anh ngay khi bài thơ xuất hiện trên báo Ngày Nay năm 1940. Đất nước trong Tràng Giang sao mà đẹp thế. Tôi nói với các đồng chí xung quanh: “Với tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn như vậy, nhất định Huy Cận sẽ đi vào con đường cách mạng để giải phóng dân tộc”. Cuối năm 2007, trong một chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đến thăm “Ông trùm tình báo” Trần Quốc Hương, tức Mười Hương. Gọi là “trùm tình báo” vì Mười Hương là người tổ chức và cũng là cấp trên trực tiếp của những điệp viên chiến lược cộng sản nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn. Giữa câu chuyện, ông đột ngột nói: “Bố cậu ghê gớm lắm đấy!” Tôi liền hỏi: “Bố cháu “ghê gớm” thế nào?”. Mười Hương đáp: “Anh Cận hoạt động bí mật rất giỏi. Tôi là liên lạc viên đơn tuyến giữa anh Cận và Tổng bí thư Trường Chinh đấy”.
Huy Cận cũng được lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý ngay lần gặp đầu ở Quốc Dân Đại Hội tổ chức tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào trung tuần tháng 8 năm 1945. Trong Hồi Ký Song Đôi, cha tôi kể rằng Hồ Chí Minh nói với ông: “Làm cách mạng thì không phân biệt người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào, cốt nhất là có nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc”.
Thế là rõ, chính quan điểm “làm cách mạng thì không phân biệt người trước người sau, người hoạt động lâu năm với người mới vào phong trào” của Hồ Chí Minh đã làm nên một Huy Cận chính khách! Cũng chính vì sự tín nhiệm này của Hồ Chí Minh mà sau đó Huy Cận đã gia nhập Đảng cộng sản.
Bên cạnh cách giải thích lý tính trên đây về sự nghiệp chính trị đầy ấn tượng của Huy Cận thì còn có một cách giải thích khác: giải thích mang màu sắc tâm linh.
Nhân Huy Cận đỗ tú tài toàn phần ở Quốc Học Huế vào năm 1939, người trong họ Cù Huy ở Ân Phú tặng một bức hoành phi mang dòng chữ Hán “Quan Quốc Chi Quang” (觀國之光) và ông nội tôi, một nhà nho và là Trưởng Tộc, đem treo giữa nhà. Trải qua thời gian và thời cuộc, bức hoành phi không còn trong tình trạng tốt, có chỗ đã bị mọt. Ngay sau khi Chính phủ tiếp quản Thủ đô năm 1954, cha tôi đem tấm hoành phi về nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để cất giữ.
Vậy “Quan Quốc Chi Quang” nghĩa là gì?
Câu này lấy từ trong Kinh Dịch, câu đầy đủ là “Quan Quốc Chi Quang, Lợi Dụng Tân Vu Vương” (觀 國 之 光, 利 用 賓 于 王), nghĩa là “Xem Quốc gia tỏa sáng mà tiến Triều (lợi dụng sự trọng dụng của vua) để giúp nước”.
Tân Trào, có nghĩa “Triều Mới”, là tên Hồ Chí Minh đặt cho xã mới được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945. Đặt tên như vậy hẳn ông hàm ý nơi đây sẽ mở đầu một chế độ chính trị mới thay thế chế độ phong kiến – thực dân: nền Dân chủ Cộng hòa. Việc Huy Cận được Quốc Dân Đại Hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng để rồi trở thành Bộ trưởng của Chính phủ đầu tiên của nền Cộng hòa, chẳng đã ứng với lời chúc “Quan Quốc Chi Quang” của dòng họ Cù Huy lắm sao?
Kết
Huy Cận là một người yêu nước nhiệt thành, thể hiện trước hết trong thơ của ông diết da tình yêu quê hương và con người xứ sở. Trong bối cảnh Việt Nam bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật đô hộ thì lòng yêu nước (patriotism) ở cha tôi tất yếu đưa ông đến với chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism) để giành Độc lập cho đất nước.
Phận làm con, tôi có nghĩa vụ phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa quốc gia mà cha tôi từng theo đuổi. Thế nhưng bối cảnh đất nước thay đổi thì trọng tâm của hai giá trị quốc gia ấy cũng phải khác. Yêu nước bây giờ phải là đấu tranh cho Dân chủ và các Quyền Con Người Cơ Bản cũng như kiên quyết chống quốc nạn tham nhũng. Có tinh thần dân tộc hay quốc gia bây giờ phải là bảo vệ tuyệt đối chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, đặc biệt ở Biển Đông, chống lại mọi cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bất luận “cứng” (bằng vũ lực) hay “mềm” (sử dụng hối lộ, bẫy nợ và di dân bất hợp pháp để thuộc địa hóa Việt Nam).
Tin rằng ở nơi cao ấy, Huy Cận cha tôi vẫn tiếp tục làm thơ, không chỉ vì ông là “Người Thơ” – sinh ra để làm thơ, mà còn vì ông yên tâm rằng những lý tưởng Vì Dân, Vì Nước của ông đã và đang được Cù Huy Hà Vũ phát huy xứng đáng.
Virginia, Hoa Kỳ, 25/5/2019
Chú thích:
- Hồi Ký Song Đôi – Huy Cận, Nhà xuất bản Hội Nhà văn
- Người Hà Tĩnh gọi nước là “nác”.
- Ông nội tôi, Cù Huy Trương, là người “đã rải tiền nuôi nghĩa quân Đình Nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng chống thực dân Pháp” (theo tư liệu của nhà văn Sơn Tùng, nhà nghiên cứu Phong trào Cần Vương). Bà nội tôi, Bùi Thị Chi, là con gái Hiệp quản Bùi Tri Khoách, cùng quê Tùng Ảnh, Hà Tĩnh với Phan Đình Phùng và là bộ tướng của cụ Phan. Cụ Bùi Tri Khoách là con quan Đổng lý Ngự Tiền Văn Phòng của vua, mà Huy Cận gọi là cụ Cố Đổng. Sau này, ông Cù Huy Trương tham gia khởi nghĩa Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930, làm chủ tịch Ủy ban xã Đồng Công (gồm xã Ân Phú và 5 xã khác) trong kháng chiến chống Pháp, từ 1948 đến 1954. Năm 1955, ông bị quy là địa chủ và bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất và qua đời cùng năm.
- Nhạc sĩ Phạm Duy nói về Nhà thơ Huy Cận: Huy Cận, một thi sĩ có “hồn vũ trụ” – Nhịp cầu thế giới 04/03/2005.
- “Trăm năm Xuân Diệu” – Cù Huy Hà Vũ, Bauxite Việt Nam, 7/2/2016.
- “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn, Cù Huy Hà Vũ, Tạp chí nghiên cứu văn học – Viện Văn học.
- “Trái đôi” Xuân Diệu – Huy Cận và Tự Lực Văn Đoàn, Cù Huy Hà Vũ, Tạp chí nghiên cứu văn học – Viện Văn học.
- Báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945.
- Cụ Bùi Bằng Đoàn là thân phụ của Bùi Tín, Đại tá, nguyên phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Có lẽ xét “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” nên ngay khi tôi, Cù Huy Hà Vũ, bắt đầu làm việc ở Bộ ngoại giao vào cuối năm 1979, cán bộ, nhân viên trong cơ quan đã bầu tôi vào Ban thanh tra. Tuy nhiên sau đó một thời gian tôi chủ động và kiên quyết từ chức vì các đề xuất của tôi xử lý các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã không được thủ trưởng cơ quan chấp nhận.
No comments:
Post a Comment