Từ ‘tăng quyền cho Thủ tướng’ đến ‘thêm quyền cho Quốc hội’
Một hiện tượng chính trị lý thú đang xảy đến tại kỳ họp Quốc hội
tháng 5 - 6 năm 2019: tiếng nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân dường như to hơn và có hồn có khí hơn là khi bà ta phát biểu đượm
tính vuốt đuôi đảng lẫn thỏa hiệp bắt buộc với chính phủ ở những kỳ họp
trước đó.
Quốc hội ‘nổi loạn’?
Danh mục, mức vốn cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vẫn nên để cho Quốc hội quyết định thay vì Chính phủ - theo kiến nghị của đa số đại biểu Quốc hội và được báo nhà nước tường thuật, liên quan đến Luật Đầu tư công (sửa đổi).
‘Chính phủ’ lại là Bộ Kế hoạch - đầu tư, có nguồn gốc từ Ủy ban Kế hoạch nhà nước, địa chỉ độc quyền lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương cho các bộ ngành và tỉnh thành và duyệt dự án đầu tư công.
Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ có vẻ bừng tỉnh và đang muốn ‘nổi loạn’ trước một chính phủ đã nặng thói quen hành xử ‘trình gì gật đó’.
Trước đây, một ít đại biểu Quốc hội đã ‘cắc cớ’ về cơ chế duyệt dự án đầu tư công, đặt dấu hỏi về tình trạng quá chậm trễ của phía chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hàm ý các cơ quan này không chỉ yếu kém về năng lực phê duyệt dự án mà còn phát sinh nạn ăn hối lộ.
Trong thực tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư là một ‘cửa’ mà toàn bộ dự án đầu tư công của các chủ đầu tư phải ‘chạy’ qua, khiến phát sinh rất nhiều dư luận và phản ứng về tình trạng ‘ăn không chừa thứ gì’ của Bộ này và những bộ ngành liên quan khác nằm trong khâu thẩm định và phê duyệt dự án (như Bộ Tài chính và những bộ chuyên môn). Tuy nhiên, chính phủ từ thời Nguyễn Tấn Dũng đã át đi tất cả những ý kiến này và cột giới dân biểu nhu nhược vào thế ‘bắt câm mồm phải câm mồm, cho gâu gâu mới được phần gâu gâu’.
Nhưng vào kỳ họp Quốc hội lần này, hẳn không thể ngẫu nhiên mà cùng lúc với hiện tượng hàng loạt đại biểu Quốc hội bỗng oai dũng đăng đàn đòi chính phủ để cho cơ quan này được duyệt dự án đầu tư công, một số tờ báo quốc doanh đã đột ngột vạch trần một sự thật mà lâu nay chính phủ giấu kín: “Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội”.
Ngạn ngữ ‘con voi chui lọt lỗ kim’ hoàn toàn có thể thích ứng với vụ việc khổng lồ này. Không thể tưởng tượng rằng trong một chế độ chính trị có hẳn một cơ quan lập pháp nhưng một bộ chuyên môn như Bộ Giao thông Vận tải vẫn qua mặt một cách sỗ sàng, không coi giới ‘nghị gật’ ra gì, trong khi Luật Đầu tư công đã quy định rõ những dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng phải được Quốc hội thông qua.
Vụ việc tự tung tự tác và vượt quyền vừa kể của Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn xứng với một ‘mức án’ không nhẹ về hành vi hình sự, chẳng hạn như ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và ‘cố ý làm trái…’.
Nếu sắp tới Luật Đầu tư công (sửa đổi) bổ sung quy định Quốc hội có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư công với mức vốn dưới 10.000 tỷ đồng, chẳng hạn Quốc hội sẽ phê duyệt những dự án đầu tư công có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng hoặc từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng, đó sẽ là một thắng lợi đáng kể của ‘cơ quan giám sát’, bởi đó sẽ là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện được nhiệm vụ giám sát lại những dự án đầu tư công mà rất nhiều khả năng trước đây đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các ngành khác thẩm định, phê duyệt vô tội vạ, ‘vận dụng’ quá nhiều hình thức chỉ định thầu thay vì đấu thầu công khai, cùng quá nhiều cảnh ‘lót tay’.
Đây cũng là lần đầu tiên mà nguy cơ ‘mất nồi cơm’ diễn biến cận kề đến thế đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khiến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - chỉ có thể gượng gạo đánh đố: “Quốc hội duyệt hết được 9.000 dự án đầu tư công không?”.
Hiện tượng cơ quan Quốc hội đòi ‘chia sẻ quyền lực’ diễn ra tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, trong bối cảnh cơn bạo bệnh xảy ra với ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã mang hơi hướng như một bước ngoặt thay đổi trong chính trường Việt Nam, chuyển từ cơ chế tập quyền cá nhân sang hình thức tản quyền tập thể.
‘Đa trung tâm quyền lực’
Vào tháng 4 năm 2019, tức chỉ ít ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng suýt bị quật đổ ở Kiên Giang ‘nhà ba X’, không biết vô tình hay hữu ý mà phía chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đã đòi ‘tăng quyền cho Thủ tướng’.
Quốc hội ‘nổi loạn’?
Danh mục, mức vốn cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vẫn nên để cho Quốc hội quyết định thay vì Chính phủ - theo kiến nghị của đa số đại biểu Quốc hội và được báo nhà nước tường thuật, liên quan đến Luật Đầu tư công (sửa đổi).
‘Chính phủ’ lại là Bộ Kế hoạch - đầu tư, có nguồn gốc từ Ủy ban Kế hoạch nhà nước, địa chỉ độc quyền lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương cho các bộ ngành và tỉnh thành và duyệt dự án đầu tư công.
Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ có vẻ bừng tỉnh và đang muốn ‘nổi loạn’ trước một chính phủ đã nặng thói quen hành xử ‘trình gì gật đó’.
Trước đây, một ít đại biểu Quốc hội đã ‘cắc cớ’ về cơ chế duyệt dự án đầu tư công, đặt dấu hỏi về tình trạng quá chậm trễ của phía chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hàm ý các cơ quan này không chỉ yếu kém về năng lực phê duyệt dự án mà còn phát sinh nạn ăn hối lộ.
Trong thực tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư là một ‘cửa’ mà toàn bộ dự án đầu tư công của các chủ đầu tư phải ‘chạy’ qua, khiến phát sinh rất nhiều dư luận và phản ứng về tình trạng ‘ăn không chừa thứ gì’ của Bộ này và những bộ ngành liên quan khác nằm trong khâu thẩm định và phê duyệt dự án (như Bộ Tài chính và những bộ chuyên môn). Tuy nhiên, chính phủ từ thời Nguyễn Tấn Dũng đã át đi tất cả những ý kiến này và cột giới dân biểu nhu nhược vào thế ‘bắt câm mồm phải câm mồm, cho gâu gâu mới được phần gâu gâu’.
Nhưng vào kỳ họp Quốc hội lần này, hẳn không thể ngẫu nhiên mà cùng lúc với hiện tượng hàng loạt đại biểu Quốc hội bỗng oai dũng đăng đàn đòi chính phủ để cho cơ quan này được duyệt dự án đầu tư công, một số tờ báo quốc doanh đã đột ngột vạch trần một sự thật mà lâu nay chính phủ giấu kín: “Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội”.
Ngạn ngữ ‘con voi chui lọt lỗ kim’ hoàn toàn có thể thích ứng với vụ việc khổng lồ này. Không thể tưởng tượng rằng trong một chế độ chính trị có hẳn một cơ quan lập pháp nhưng một bộ chuyên môn như Bộ Giao thông Vận tải vẫn qua mặt một cách sỗ sàng, không coi giới ‘nghị gật’ ra gì, trong khi Luật Đầu tư công đã quy định rõ những dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng phải được Quốc hội thông qua.
Vụ việc tự tung tự tác và vượt quyền vừa kể của Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn xứng với một ‘mức án’ không nhẹ về hành vi hình sự, chẳng hạn như ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và ‘cố ý làm trái…’.
Nếu sắp tới Luật Đầu tư công (sửa đổi) bổ sung quy định Quốc hội có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư công với mức vốn dưới 10.000 tỷ đồng, chẳng hạn Quốc hội sẽ phê duyệt những dự án đầu tư công có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng hoặc từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng, đó sẽ là một thắng lợi đáng kể của ‘cơ quan giám sát’, bởi đó sẽ là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện được nhiệm vụ giám sát lại những dự án đầu tư công mà rất nhiều khả năng trước đây đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các ngành khác thẩm định, phê duyệt vô tội vạ, ‘vận dụng’ quá nhiều hình thức chỉ định thầu thay vì đấu thầu công khai, cùng quá nhiều cảnh ‘lót tay’.
Đây cũng là lần đầu tiên mà nguy cơ ‘mất nồi cơm’ diễn biến cận kề đến thế đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khiến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - chỉ có thể gượng gạo đánh đố: “Quốc hội duyệt hết được 9.000 dự án đầu tư công không?”.
Hiện tượng cơ quan Quốc hội đòi ‘chia sẻ quyền lực’ diễn ra tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, trong bối cảnh cơn bạo bệnh xảy ra với ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã mang hơi hướng như một bước ngoặt thay đổi trong chính trường Việt Nam, chuyển từ cơ chế tập quyền cá nhân sang hình thức tản quyền tập thể.
‘Đa trung tâm quyền lực’
Vào tháng 4 năm 2019, tức chỉ ít ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng suýt bị quật đổ ở Kiên Giang ‘nhà ba X’, không biết vô tình hay hữu ý mà phía chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đã đòi ‘tăng quyền cho Thủ tướng’.
Khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân - được xem là ‘người tâm
phúc’ của Nguyễn Xuân Phúc, đã phát ra tờ trình dự án luật của chính phủ
đề nghị bổ sung thêm một số quyền cho Thủ tướng: Thủ tướng có quyền
quyết định tổng biên chế công vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính từ
T.Ư đến địa phương; Thủ tướng cũng sẽ có quyền thực hiện phân cấp và ủy
quyền về quản lý công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp công lập đối với những nội dung thuộc thẩm quyền. Văn kiện này
cũng đồng thời yêu cầu bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng trong việc
quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính
khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp
luật. Đồng thời, Thủ tướng cũng sẽ có thêm quyền quyết định thực hiện
thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện.
Nguyễn Xuân Phúc đang tràn đầy cơ hội ‘tăng quyền cho Thủ tướng’, nhưng muốn vậy thì không chỉ dừng ở mặt quyết định cơ cấu tổ chức mà còn phải đạt được quyền lực quyết định về nhân sự cấp Bộ trưởng theo cách mà các nước phương Tây vẫn hành xử, cùng lúc hạn chế đến mức tối thiểu sự can thiệp của khối đảng về nhân sự chính phủ và ‘cái gì cũng phải có ý kiến đảng và do đảng quyết định’.
Nếu Nguyễn Xuân Phúc chứng tỏ rằng ông ta sẽ thành công hơn kẻ tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ‘tăng quyền cho Thủ tướng’ về thực chất sẽ là cầu nối để Phúc vươn tới vị trí Tổng bí thư, thay cho Trọng, và biết đâu đấy còn ngồi luôn cả ghế Chủ tịch nước như lý tưởng ‘hai trong một’.
Nhưng ở bên kia ‘chiến tuyến’, rất có thể Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chẳng muốn kém cạnh gì Thủ tướng Phúc về mặt ‘nhị quyền phân lập’ - nhằm lấy lại một chút cân bằng từ cái thế tòn teng chổng ngược của khối lập pháp trong trò bập bênh với các cơ quan hành pháp từ trước tới nay.
Nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu, để từ đó phát sinh mô hình ‘đa trung tâm quyền lực’ mà nhiều quan chức cao cấp thèm muốn nhưng chẳng ai dám chính thức công khai tham vọng ấy.
Nguyễn Xuân Phúc đang tràn đầy cơ hội ‘tăng quyền cho Thủ tướng’, nhưng muốn vậy thì không chỉ dừng ở mặt quyết định cơ cấu tổ chức mà còn phải đạt được quyền lực quyết định về nhân sự cấp Bộ trưởng theo cách mà các nước phương Tây vẫn hành xử, cùng lúc hạn chế đến mức tối thiểu sự can thiệp của khối đảng về nhân sự chính phủ và ‘cái gì cũng phải có ý kiến đảng và do đảng quyết định’.
Nếu Nguyễn Xuân Phúc chứng tỏ rằng ông ta sẽ thành công hơn kẻ tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ‘tăng quyền cho Thủ tướng’ về thực chất sẽ là cầu nối để Phúc vươn tới vị trí Tổng bí thư, thay cho Trọng, và biết đâu đấy còn ngồi luôn cả ghế Chủ tịch nước như lý tưởng ‘hai trong một’.
Nhưng ở bên kia ‘chiến tuyến’, rất có thể Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chẳng muốn kém cạnh gì Thủ tướng Phúc về mặt ‘nhị quyền phân lập’ - nhằm lấy lại một chút cân bằng từ cái thế tòn teng chổng ngược của khối lập pháp trong trò bập bênh với các cơ quan hành pháp từ trước tới nay.
Nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu, để từ đó phát sinh mô hình ‘đa trung tâm quyền lực’ mà nhiều quan chức cao cấp thèm muốn nhưng chẳng ai dám chính thức công khai tham vọng ấy.
No comments:
Post a Comment