Về việc canh, chặn người hoạt động và đấu tranh ở Việt Nam (tiếp theo)
…
Trường hợp thứ hai là cá nhân người viết bài này. Ngày
21/7/2002, sau khi gửi Bản Điều trần về tình trạng Nhân quyền Việt Nam
tới quốc hội Hoa Kỳ, tôi đã bị bắt và bị đưa về thẩm vấn tại Sở công an
Hà Nội. Sau đó, tôi đã bị cưỡng ép làm việc liên tục hai tuần, sáng đi
tối về. Sau hai tuần làm việc, tôi bị canh nhà cho tới tận khi bị bắt
khởi tố chính thức, đó là từ đầu tháng 8 đến ngày 25/9/2002. Như vậy,
thời gian làm việc và bị canh giữ là hơn 2 tháng. Gần đây có trường hợp
nữ nhà báo Phạm Đoan Trang cũng cũng liên tục bị canh, chặn tại nhà
nhiều ngày và nhiều đợt. Còn rất nhiều trường hợp canh, chặn riêng biệt
không thể đếm xuể. Như vậy, mục đích của nhà cầm quyền trong trường hợp
canh, chặn cá nhân cụ thể, riêng biệt là rõ ràng: ngăn chặn, vô hiệu hóa
và giám sát cá nhân trong một giai đoạn nhất định.
Trường hợp canh, chặn phần lớn người hoạt động và đấu tranh có
mục đích khác với canh, chặn cá nhân riêng biệt. Đó chủ yếu là việc ngăn
chặn và vô hiệu hóa các hoạt động có tính chất kết hợp của những người
đấu tranh. Có thể có những mục đích cụ thể sau đây.
- Ngăn cản, ngăn chặn và vô hiệu hóa những hoạt động phản kháng
trực tiếp của những người hoạt động và đấu tranh. Đó chính là việc canh
nhà người đấu tranh trong những cuộc xuống đường, biểu tình, tưởng niệm…
đó là hoạt động thường xuyên của nhà cầm quyền trong vòng mấy năm trở
lại đây. Các cuộc biểu tình muốn có số lượng người đông đảo tham gia,
đều phải có những việc như kêu gọi, công bố thời gian và địa điểm… khi
an ninh nắm được thời gian, địa điểm tổ chức biểu tình, nhà cầm quyền đã
triển khai ngay việc canh chặn người hoạt động, đấu tranh để vô hiệu
hóa các cuộc biểu tình vừa được phát động. Gần đây, ngoài việc canh,
chặn tại nhà người biểu tình, những người hoạt động, công an còn triển
khai người tại các điểm nóng biểu tình để bắt nốt những người chưa bị
chặn, hoặc thoát ra khỏi sự canh, chặn. Chính vì vậy mà thời gian gần
đây, hầu như không có cuộc biểu tình, xuống đường, hoặc tưởng niệm nào
của giới đấu tranh được thực hiện.
- Ngăn chặn những hoạt động giao lưu, kết nối, hội họp của những
người hoạt động và đấu tranh. Không chỉ biểu tình những người tranh đấu
mới bị canh, chặn mà cả những hoạt động giao lưu, hội họp, kết nối
những người đấu tranh cũng bị canh, chặn. Đó là các buổi giao lưu của
một nhóm, kỷ niệm thành lập các tổ chức xã hội dân sự (ví dụ: FC No_U;
Hội anh Em Dân Chủ; Hội Nhà báo Độc lập…); đó là những cuộc đón những
người tù nhân lương tâm mãn hạn tù trở về. Ví dụ gần đây nhất là ngày
05/5/2019, anh Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là anh Ba Sàm) mãn hạn tù trở
về. Những người hoạt động và tranh đấu ở Hà Nội đã bị canh, chặn 2 ngày
và 1 đêm; thậm chí, việc bắt người và đàn áp người đấu tranh, dân oan có
khi được lên kế hoạch và những người ở gần, trong khu vực dự tính đàn
áp hoặc có liên đới những người sắp bị đàn áp cũng đều bị canh, chặn.
Gần đây nhất, những người đấu tranh ở Hà Nội bị canh, chặn do việc nhà
cầm quyền quyết định đàn áp, đánh đập và bắt giữ gần 20 người lái xe
phản đối việc thu phí vô lý ở trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Việc
này mãi về sau những người bị canh, chặn mới hiểu ra được.
- Ngăn chặn những nhà hoạt động, đấu tranh gặp gỡ các tổ chức,
cá nhân có liên quan tới các cơ quan nhân quyền quốc tế, các phái đoàn
nghị sĩ quốc hội, các phái đoàn ngoại giao các quốc gia quan tâm tới
nhân quyền Việt Nam. Trong việc này, ngay cả thân nhân những tù nhân
lương tâm, những người không thuộc giới đấu tranh cũng bị ngăn chặn,
canh nhà hoặc chặn trên đường đi…
Ngoài những mục đích cụ thể nêu trên, ngăn chặn và vô hiệu hóa
hoạt động tập thể của giới đấu tranh, nhà cầm quyền cũng gây sự ức chế,
khó khăn cho những người hoạt động. Rất nhiều người đã không được đi tới
nơi làm việc hàng ngày của mình, nhiều người không đi làm ăn, kinh
doanh được vì bị ngăn, chặn ở nhà. Có cô giáo dạy đại học không thể đến
lớp để giảng cho sinh viên, đã nhiều lần quay video clip trực tiếp việc
ngăn chặn này. Có người kinh doanh, đưa đón con đi học cũng không được
ra khỏi nhà liên tục quay video clip trong những ngày bị canh, chặn…
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 26/5/2019
N.V.B
Về việc canh, chặn người hoạt động và đấu tranh ở Việt Nam (tiếp theo và hết)
…
2/ Nhìn nhận, đánh giá về việc canh, chặn nhà người hoạt động và đấu tranh
Trước hết và trên hết, đây là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam trên một diện rộng và quy mô lớn. Hàng trăm người bị vi phạm quyền tự do đi lại, đó là quyền tự do cơ bản của con người. Nhà cầm quyền hành xử vô pháp luật, tái diễn nhiều lần mà chúng ta chưa có cách gì để hạn chế và ngăn chặn việc này. Đây là góc độ pháp lý việc làm ngang trái của nhà cầm quyền.
Dưới góc độ đấu tranh, chúng ta biết rằng, việc canh, chặn nhà những người đấu tranh là một khâu, một công đoạn, một thủ đoạn của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn và vô hiệu hóa hoạt động của giới đấu tranh. Trong một loạt hành động đàn áp giới bất đồng chính kiến như: theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, giam giữ, khởi tố, truy tố, bỏ tù… thì việc canh, chặn nhà người đấu tranh là công đoạn cuối cùng, để ngăn chặn và vô hiệu hóa các hoạt động cụ thể. Và điều này được lặp đi lặp lại với cách thức rất thô thiển, trắng trợn nhưng đã vô hiệu hóa khá thành công các hoạt động của giới đấu tranh.
Trong một loạt các biện pháp và thủ đoạn để ngăn chặn những người hoạt động và giới đấu tranh, việc canh, chặn nhà của người đấu tranh nếu nhìn qua, và dưới góc độ cá nhân thì đó là việc đơn giản so với những việc như sách nhiễu, đánh đập và bắt bớ. Nhưng tác hại của việc canh, chặn trong hoạt động chung của phong trào dân chủ lại rất lớn. Chúng ta không thể tổ chức được các cuộc xuống đường, biểu tình; không giao lưu kết nối thực hiện công việc chung được; không gặp gỡ được những phải đoàn ngoại giao, các tổ chức nhân quyền trong những dịp quan trọng. Như vậy, dưới góc độ cá nhân bị đàn áp, thì việc bị canh, chặn không phải quá nghiêm trọng nhưng dưới góc độ chung, đấu tranh của phong trào dân chủ, biện pháp canh, chặn nhà người đấu của nhà cầm quyền gậy hại rất lớn cho phong trào, điều này ít người nghĩ tới và lên tiếng.
Xét về tâm lý, đối với những người hoạt động và đấu tranh, việc bị canh, chặn một vài ngày, thậm chí vài ba lần một tháng cũng không so sánh được với việc bị đánh đập, bắt giữ hoặc sách nhiễu khác, nên cũng ít ai đặt vấn đề cho sự việc này trong các lần tố cáo vi phạm nhân quyền của chế độ. Tức là việc lên tiếng cá nhân trong sự việc canh, chặn vi phạm nhân quyền này mọi người nghĩ là việc nhỏ, so với những việc vi phạm khác của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, loại việc này có hai đặc điểm có thể sử dụng tố cáo vi phạm nhân quyền hiệu quả hơn nhiều việc khác. Đó là, bằng chứng vi phạm rất rõ ràng (thông qua những video clip của những người bị canh, chặn và những bức ảnh), và việc vi phạm trên quy mô lớn, hàng trăm người cùng một lúc ở một thành phố lớn.
Đối với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái ở hải ngoại, trong các tố cáo nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền có đề cập tới nhưng cũng chỉ là phần phụ thêm của các nội dung khác. Điều này cũng không khó hiểu lắm. Ưu tiên lớn nhất từ trước tới nay của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức người Việt hải ngoại là việc lên tiếng để cứu giúp những trường hợp bị đàn áp nặng nề như tù đày, giam cầm, đánh đập hoặc sách nhiễu nặng nề. Tuy nhiên, tần suất của những đợt canh, chặn ngày càng dày đặc, và các hoạt động công khai có tính chất kết hợp trong phong trào dân chủ đi xuống rõ rệt trong thời gian gần đây đáng để chúng ta suy nghĩ về một thủ đoạn vô hiệu hóa người đấu tranh của nhà cầm quyền Việt Nam.
Trong khi đang viết bài viết này, tôi rất vui vì vừa có một văn bản lên tiếng phản đối chung của những người bị xâm phạm quyền tự do đi lại. Văn bản được lưu hành trên không gian mạng, cá nhân tôi và nhiều người đã ký để phản đối việc này. Ngoài việc lên tiếng chung của giới đấu tranh phản đối xâm phạm quyền con người, tôi còn rất vui vì qua sự việc này, phong trào dân chủ đã bắt đầu quan tâm và lên tiếng cho những công việc đấu tranh chung của những người đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, chứ không chỉ giới hạn trong việc lên tiếng để cứu giúp những người bị đàn áp như trước nữa./.
Hà Nội, ngày 27/5/2019
N.V.B
2/ Nhìn nhận, đánh giá về việc canh, chặn nhà người hoạt động và đấu tranh
Trước hết và trên hết, đây là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam trên một diện rộng và quy mô lớn. Hàng trăm người bị vi phạm quyền tự do đi lại, đó là quyền tự do cơ bản của con người. Nhà cầm quyền hành xử vô pháp luật, tái diễn nhiều lần mà chúng ta chưa có cách gì để hạn chế và ngăn chặn việc này. Đây là góc độ pháp lý việc làm ngang trái của nhà cầm quyền.
Dưới góc độ đấu tranh, chúng ta biết rằng, việc canh, chặn nhà những người đấu tranh là một khâu, một công đoạn, một thủ đoạn của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn và vô hiệu hóa hoạt động của giới đấu tranh. Trong một loạt hành động đàn áp giới bất đồng chính kiến như: theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, giam giữ, khởi tố, truy tố, bỏ tù… thì việc canh, chặn nhà người đấu tranh là công đoạn cuối cùng, để ngăn chặn và vô hiệu hóa các hoạt động cụ thể. Và điều này được lặp đi lặp lại với cách thức rất thô thiển, trắng trợn nhưng đã vô hiệu hóa khá thành công các hoạt động của giới đấu tranh.
Trong một loạt các biện pháp và thủ đoạn để ngăn chặn những người hoạt động và giới đấu tranh, việc canh, chặn nhà của người đấu tranh nếu nhìn qua, và dưới góc độ cá nhân thì đó là việc đơn giản so với những việc như sách nhiễu, đánh đập và bắt bớ. Nhưng tác hại của việc canh, chặn trong hoạt động chung của phong trào dân chủ lại rất lớn. Chúng ta không thể tổ chức được các cuộc xuống đường, biểu tình; không giao lưu kết nối thực hiện công việc chung được; không gặp gỡ được những phải đoàn ngoại giao, các tổ chức nhân quyền trong những dịp quan trọng. Như vậy, dưới góc độ cá nhân bị đàn áp, thì việc bị canh, chặn không phải quá nghiêm trọng nhưng dưới góc độ chung, đấu tranh của phong trào dân chủ, biện pháp canh, chặn nhà người đấu của nhà cầm quyền gậy hại rất lớn cho phong trào, điều này ít người nghĩ tới và lên tiếng.
Xét về tâm lý, đối với những người hoạt động và đấu tranh, việc bị canh, chặn một vài ngày, thậm chí vài ba lần một tháng cũng không so sánh được với việc bị đánh đập, bắt giữ hoặc sách nhiễu khác, nên cũng ít ai đặt vấn đề cho sự việc này trong các lần tố cáo vi phạm nhân quyền của chế độ. Tức là việc lên tiếng cá nhân trong sự việc canh, chặn vi phạm nhân quyền này mọi người nghĩ là việc nhỏ, so với những việc vi phạm khác của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, loại việc này có hai đặc điểm có thể sử dụng tố cáo vi phạm nhân quyền hiệu quả hơn nhiều việc khác. Đó là, bằng chứng vi phạm rất rõ ràng (thông qua những video clip của những người bị canh, chặn và những bức ảnh), và việc vi phạm trên quy mô lớn, hàng trăm người cùng một lúc ở một thành phố lớn.
Đối với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái ở hải ngoại, trong các tố cáo nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền có đề cập tới nhưng cũng chỉ là phần phụ thêm của các nội dung khác. Điều này cũng không khó hiểu lắm. Ưu tiên lớn nhất từ trước tới nay của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức người Việt hải ngoại là việc lên tiếng để cứu giúp những trường hợp bị đàn áp nặng nề như tù đày, giam cầm, đánh đập hoặc sách nhiễu nặng nề. Tuy nhiên, tần suất của những đợt canh, chặn ngày càng dày đặc, và các hoạt động công khai có tính chất kết hợp trong phong trào dân chủ đi xuống rõ rệt trong thời gian gần đây đáng để chúng ta suy nghĩ về một thủ đoạn vô hiệu hóa người đấu tranh của nhà cầm quyền Việt Nam.
Trong khi đang viết bài viết này, tôi rất vui vì vừa có một văn bản lên tiếng phản đối chung của những người bị xâm phạm quyền tự do đi lại. Văn bản được lưu hành trên không gian mạng, cá nhân tôi và nhiều người đã ký để phản đối việc này. Ngoài việc lên tiếng chung của giới đấu tranh phản đối xâm phạm quyền con người, tôi còn rất vui vì qua sự việc này, phong trào dân chủ đã bắt đầu quan tâm và lên tiếng cho những công việc đấu tranh chung của những người đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, chứ không chỉ giới hạn trong việc lên tiếng để cứu giúp những người bị đàn áp như trước nữa./.
Hà Nội, ngày 27/5/2019
N.V.B
No comments:
Post a Comment